ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ KHUYÊN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC
CHO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NAM KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thị Thanh Huyền
HÀ NỘI – 2014
MỤC LỤC
Lời cảm ơn ...................................................................................................................i
Danh mục chữ viết tắt .............................................. Error! Bookmark not defined.
Mục lục .................................................................... Error! Bookmark not defined.
Danh mục bảng ........................................................ Error! Bookmark not defined.
Danh mục sơ đồ ....................................................... Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌCError! Bookmar
CHO GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNGError! Bookmark not define
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Xu hướng đổi mới giáo dục THPT và yêu cầu phát triển năng lực dạy
học cho giáo viên hiện nay ............................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 .................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN
MÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM KHOÁI CHÂU
TỈNH HƯNG YÊN ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Một số yếu tố kinh tế, xã hội của huyện Khoái Châu và tỉnh Hưng Yên ảnh
hưởng đến phát triển GD THPT ............................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Khoái Châu và tỉnh Hưng YênError! Bookmark
2.1.2. Sự quan tâm của các cấp, các ngành cho giáo dụcError! Bookmark not defined.
2.1.3. Nguồn lực đầu vào ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của trường Trung học
phổ thông Nam Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên .......... Error! Bookmark not defined.
2.2. Tình hình phát triển giáo dục của trường Trung học phổ thông Nam Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Quá trình phát triển nhà trường ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức................................................ Error! Bookmark not defined.
1
2.2.3. Tình hình học sinh của nhà trường ................ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trườngError! Bookmark not defined.
2.2.5. Tình hình cơ sở vật chất của nhà trường ........ Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực trạng BGH, TTCM chỉ đạo, quản lý các hoạt động của tổ chuyên môn
đáp ứng năng lực dạy học cho giáo viên ở trường Trung học phổ thông Nam Khoái
Châu, tỉnh Hưng Yên ............................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thực trạng quản lý về công tác lập kế hoạch của các tổ chuyên môn.Error! Bookmark not d
2.3.2. Thực trạng về công tác tổ chức hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên
môn........................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Đánh giá chung ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Điểm mạnh..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Điểm yếu ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.4.3. Thời cơ .......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.4. Thách thức..................................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 .................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN
MÔN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
GIÁO VIÊN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NAM KHOÁI CHÂU TỈNH
HƯNG YÊN ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ.................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa .................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả ................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động Tổ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển năng lực dạy học cho giáo viên trong giai đoạn hiện nayError! Bookmark not defined.
3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới công tác quản lý lập kế hoạch hoạt động của Tổ chuyên
môn........................................................................... Error! Bookmark not defined.
2
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý việc đổi mới các PPDH và sử dụng các
phương tiện dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS đối với GV trong các tổ
chuyên môn .............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo xây dựng nhà trường và tổ chuyên môn thành một tổ
chức biết học hỏi, một môi trường học tập, tập thể sư phạm đoàn kếtError! Bookmark not defined.
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của HS theo định hướng tiếp cận năng lực đối với GV trong các tổ chuyên mônError! Bookmark
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý dổi mới sinh hoạt chuyên môn trong các tổ,
nhóm chuyên môn theo hướng dựa trên nghiên cứu bài họcError! Bookmark not defined.
3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của GV
và nghiên cứu khoa học kĩ thuật của HS để năng cao chất lượng chuyên mônError! Bookmark no
3.3. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện phápError! Bookmark not defin
Tiểu kết chương 3 .................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ......................... Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2. Khuyến nghị ......................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 9
PHỤ LỤC ................................................................ Error! Bookmark not defined.
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa
quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo
dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế
hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều này
đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế
và xứng tầm thời đại.
Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: “phải đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ
hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”.
Nghị quyết 29 của Đảng nêu rõ: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện
bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham
gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả
các bậc học, ngành học.
Mục tiêu cụ thể của nghị quyết 29 của Đảng: Đối với giáo dục phổ
thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực
công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho
học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ
năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng
tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương
trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015.
4
Trước những định hướng của Đảng và Nhà nước như vậy đòi hỏi tất cả
các cấp quản lý, đội ngũ các thầy cô giáo, các cơ sở giáo dục đều phải có sự
thay đổi một các chủ động, tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới,
phù hợp với xu thế của thời đại.
Thực tế, công tác quản lí các hoạt động của Tổ chuyên môn ở trường
THPT Nam Khoái Châu đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm, các biện
pháp quản lý Tổ chuyên môn đã được thực thi song còn thiên về thủ tục hành
chính, nặng về phổ biến nhất, thiếu kiểm tra giám sát từ đó dẫn đến năng lực
dạy học của giáo viên còn hạn chế, thiếu sự đồng thuận, ngại chia sẻ kiến thức
chuyên môn với đồng nghiệp.
Để khắc phục những yếu tố đó các nhà quản lí giáo dục phải đóng vai
trò chủ đạo, đi đầu trong các phong trào đổi mới, có kế hoạch, hướng dẫn cho
cán bộ giáo viên trong các tổ chuyên môn thực hiện theo hướng đổi mới, tạo
cơ hội cho tất cả giáo viên trong nhà trường nâng cao năng lực chuyên môn,
phát huy năng lực tiềm ẩn của mỗi cá nhân để nâng cao chất lượng giáo dục
nhà trường.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu:
Quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển năng
lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học phổ thông Nam Khoái Châu,
tỉnh Hưng Yên. Góp phần cùng với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục toàn diện.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động tổ
chuyên môn của các Tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông Nam
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, luận văn đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động
Tổ chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện của nhà trường
theo hướng đổi mới.
5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu vấn đề lý luận của quản lí, quản lí giáo dục, quản lí trường
trung học phổ thông…. trong đó có hoạt động quản lí Tổ chuyên môn.
3.2. Khảo sát và phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động Tổ chuyên
môn tại trường trung học phổ thông Nam Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động Tổ chuyên môn nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển năng lực dạy học cho giáo viên ở trường trung học
phổ thông Nam Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động Tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lí hoạt động Tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát
triển năng lực cho giáo viên ở trường Trung học phổ thông Nam Khoái Châu,
tỉnh Hưng Yên
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý hoạt động Tổ chuyên môn ở trường trung học phổ
thông Nam Khoái Châu hiện nay
- Nội dung quản lý hoạt động Tổ chuyên môn nên lựa chọn theo hướng
nào?
- Biện pháp nào có thể sử dụng để quản lý hoạt động Tổ chuyên môn ở
trường trung học phổ thông Nam Khoái Châu đạt hiệu quả cao đáp ứng được
yêu cầu phát triển năng lực dạy học cho giáo viên.
6. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý hoạt động Tổ chuyên môn ở trường THPT Nam
Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng
vẫn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng đuợc yêu cầu ngày càng cao của công tác
quản lí hoạt động Tổ chuyên môn đáp ứng năng lực dạy học cho giáo viên ở
trường THPT.. Nếu áp dụng một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo, đồng bộ
6