Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường tiểu học trung hoà, quận cầu giấy, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.92 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ HỒNG PHƯƠNG

QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HOÀ, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 14

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA

HÀ NỘI – 201


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ................................................................................................ i
Danh mục viết tắt .........................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................
iii
Danh mục các bảng, sơ đồ ............................................................................
vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG
NHÀ TRƯỜNG THÂN THIỆN Ở CẤP TIỂU HỌC ...............................7
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................7
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................7


1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................7
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................

8

1.2.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề quản lý ................................

8

1.2.2. Khái niệm liên quan đến nhà trường thân thiện................................ 16
1.3. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân...............................
17
1.3.1. Vị trí trường Tiểu học ........................................................................
17
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học ................................ 17
1.3.3. Mục tiêu quản lí trường Tiểu học........................................................
18
1.4. Xây dựng nhà trường thân thiện ở trường tiểu học................................19
1.4.1. Văn hóa nhà trường với vấn đề xây dụng nhà trường thân thiện .........
19
1.4.2. Vai trò của việc xây dựng nhà trường thân thiện ở trường tiểu học ............
20
1.4.3. Nội dung quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện ở trường
Tiểu học ...................................................................................................................
20
1.5. Tác động của việc xây dựng nhà trường thân thiện đến chất
lượng giáo dục .............................................................................................
23
1.5.1. Tác động của việc xây dựng nhà trường thân thiện trong hoạt
động giảng dạy và giáo dục học sinh của giáo viên ................................ 23

1.5.2. Tác động của việc xây dựng nhà trường thân thiện trong quá
trình giáo dục học sinh phát triển toàn diện ..................................................
23
1.6. Những điều kiện cần thiết để xây dựng nhà trường thân thiện ..............
24


Tiểu kết Chương 1........................................................................................
25
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG NHÀ
TRƯỜNG THÂN THIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG HOÀ,
QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI ................................................................ 26
2.1. Vài nét khái quát về vị trí địa lý, dân số, tình hình kinh tế chính
trị, văn hóa xã hội phường Trung Hoàm quận Cầu Giấy, Hà Nội .................
26
2.1.1. Vị trí địa lý, dân số phường Trung Hòa ..............................................
26
2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội phường Trung Hòa .......................
26
2.2. Khái quát về Trường tiểu học Trung Hòa ............................................
27
2.2.1. Mục tiêu của nhà trường ................................................................ 27
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của nhà trường ...........................................................
28
2.2.3. Số phòng chức năng phục vụ các hoạt động dạy và học......................
28
2.2.4. Các trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy ................................ 29
2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo trong 5 năm học (từ năm học
2009-2010 đến năm học 2013 - 2014) .........................................................
29

2.3. Thực trạng quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện ở trường
Tiểu học Trung Hòa (từ năm 2009 đến năm 2014) ................................

30

2.3.1. Thực trạng về xây dựng môi trường cảnh quan ................................31
2.3.2. Thực trạng về xây dựng môi trường học tập ................................ 35
2.3.3. Thực trạng về xây dựng môi trường giao tiếp ................................ 41
2.3.4. Thực trạng về quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại
trường Tiểu học Trung Hòa ........................................................................
45
Tiểu kết Chương 2........................................................................................
57
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG NHÀ
TRƯỜNG THÂN THIỆN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRUNG
58
HÒA, QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI ..........................................................
3.1. Những căn cứ đề xuất biện pháp quản lý việc xây dựng nhà
trường thân thiện .........................................................................................
58
3.2. Một số biện pháp quản lý việc xây dựng nhà trường thân thiện tại
trường tiểu học Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội................................ 60
3.2.1. Nhóm biện pháp: Xây dựng môi trường cảnh quan thân thiện ............
60
3.2.2. Nhóm biện pháp: Xây dựng môi trường học tập thân thiện .................
64


3.2.3. Nhóm biện pháp: Xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện...............
75

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................
82
3.4. Khảo sát tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp quản lý
việc xây dựng nhà trường thân thiện tại trường tiểu học Trung Hòa,
quận Cầu Giấy, Hà Nội ................................................................................
82
3.4.1.Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp ................................

83

3.4.2.Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp..........................................
85
Tiểu kết Chương 3........................................................................................
88
89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................
1. Kết luận ................................................................................................ 89
2. Khuyến nghị .............................................................................................
91
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................
94
PHỤ LỤC ...............................................................................................


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã
hội loài người. Giáo dục là nền tảng để xây dựng xã hội, là cơ sở, là tiền đề để

quyết định sự phồn vinh của đất nước. Từ Đại hội VII, Đảng ta đã xác định:
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Đào tạo và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho xã hội là một trong các yếu tố quyết định đến phát
triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 khóa XI của Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ phải “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo”. Để thực hiện được mục tiêu trên, yêu cầu đặt
ra cho ngành giáo dục là phải tập trung hơn nữa tới chất lượng, nhất là nâng
cao trách nhiệm quản lí và tăng cường các biện pháp xây dựng môi trường
giáo dục và quản lí hoạt động dạy học ở các nhà trường.
Năm 2008, Bộ GD&ĐT phát động phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phong trào này nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện trong xu hướng hội nhập toàn cầu và
đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Xây dựng trường
học thân thiện là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát
triển của nhà trường. Nhà trường thân thiện đem lại cho học sinh “Mỗi ngày
đến trường là một ngày vui”.
Ngày 22 tháng 8 năm 2014, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư
30/2014/TT-BGDĐT quy định đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học. Theo
Thông tư 30, giáo viên không chấm điểm mà trong quá trình dạy học kịp thời
phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ, có nhận
định đúng, đưa ra những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh
để có giải pháp kịp thời nhằm nâng chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập,
rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
Đây chính là một tín hiệu rất đáng mừng cho những ai quan tâm đến
giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học. Xây dựng một môi trường học


thân thiện, lành mạnh, an toàn giúp học sinh hứng thú với việc đến trường,
yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô bạn bè và chủ động tích cực hơn trong học
tập, là cái nền, cái gốc để có thể vươn lên phát triển mạnh mẽ trong các bậc

học tiếp theo. Xây dựng một môi trường học lý tưởng cho các em học sinh
tiểu học chính là nhiệm vụ quan trọng và luôn đau đáu đối với mỗi người làm
giáo dục, đặc biệt là các nhà quản lý giáo dục.
Những năm vừa qua, ngành giáo dục luôn phấn đấu, đổi mới mỗi ngày
để nâng cao chất lượng giáo dục, thi đua dạy tốt - học tốt để đào tạo ra nguồn
nhân lực đầy đủ phẩm chất, năng lực để xây dựng đất nước trong thời kì đổi
mới và giáo dục Tiểu học chính là nền móng cho tất cả những mục tiêu đó.
Tuy nhiên, ngành giáo dục và các trường Tiểu học cũng gặp phải không ít
những trở ngại, khó khăn đến từ nhiều phía. Một trong những khó khăn đó
chính là những hiện tượng thường gặp ở học sinh tiểu học, nhất là các trường
ở các vùng nông thôn, miền núi…học sinh vẫn còn chưa hào hứng đến trường
nên dẫn tới vẫn còn hiện tượng bỏ học, trốn học. Học sinh vẫn còn thụ động
trong việc tiếp thu kiến thức,… Môi trường cảnh quan trong nhà trường: ít
cây xanh, học sinh thiếu diện tích chơi, nhà vệ sinh chưa sạch, lớp học trang
trí chưa đẹp, … Môi trường học tập còn có hiện tượng mắng, đánh học sinh,
thiên vị, chưa coi trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh chưa
mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. Giáo viên chưa cởi mở tâm tư nguyện vọng
với cán bộ quản lý, …. Tình trạng này đã gây ra không ít khó khăn cho nhà
trường và các thầy cô giáo trong việc giáo dục các em học sinh Tiểu học.
Hưởng ứng phong trào thi đua này, trường Tiểu học Trung Hòa,
phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội đã và đang từng ngày cố gắng để
từng bước xây dựng trường học thân thiện theo mô hình chuẩn dựa trên thực
tế của đơn vị. Để làm được điều đó và mang lại thành công như mong đợi,
nhà quản lý phải luôn nghiên cứu, học hỏi để tìm ra những điểm mới, những
sáng kiến hiệu quả để xây dựng một trường học thân thiện cho học sinh học
tập và rèn luyện hăng say, vui vẻ để học sinh “Mỗi ngày đến trường là một




×