Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phát triển du lịch văn hóa ở lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.13 KB, 6 trang )

Phát triển du lịch văn hóa ở Lạng Sơn
Dương Thị Hạnh
Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Du lịch
Người hướng dẫn: TS. Trần Thúy Anh
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Du lịch; Du lịch văn hóa; Lạng Sơn
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Ngày nay bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng
được nâng cao thì du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của nhiều
người. Việt Nam được coi là một trong 34 nền văn hoá lớn của thế giới với những giá trị văn hoá
đặc sắc có một không hai chính là những tài nguyên du lịch quý giá góp phần làm phong phú
thêm cho lĩnh vực du lịch nước nhà.
1.2. Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay, du lịch văn hoá đang ngày càng hấp dẫn
khách du lịch. Lượng khách đến với các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề truyền thống
.....của mỗi một vùng quê, mỗi một dân tộc khác nhau trên thế giới ngày càng tăng.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía đông bắc của Việt Nam, có rất nhiều điều kiện thuận
lợi, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, với những vùng núi đá cao, khí hậu quanh năm mát mẻ,
dễ chịu, được coi là một địa điểm nghỉ mát lý tưởng chẳng kém Sa Pa hay Tam Đảo. Trong đó
quần thể các hang động tự nhiên lớn nhỏ đã được phát hiện là một kho tàng quý giá để du khách
thập phương tha hồ tham quan tìm hiểu, mỗi hang động đều mang một hình thù kỳ lạ với nhiều
khối nhũ thạch có những đường nét, hình dáng đa dạng, phong phú thấm đậm chất huyền thoại và


sự hình thành được gắn với một truyền thuyết đầy bí ẩn, linh thiêng. Nhiều danh lam thắng cảnh
của Lạng Sơn đã đi vào ca dao, lịch sử, tiếng hát, lời ru được nhiều người biết đến:
„„Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh... ‟‟


Lạng Sơn cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử gắn với những sự kiện lịch sử như ải Mục
Nam Quan, Ải Chi Lăng, thành Nhà Mạc...Lạng Sơn còn là căn cứ địa cách mạng với khu di tích
khởi nghĩa Bắc Sơn, là quê hương của nhiều chiến sỹ cách mạng yêu nước như Hoàng văn Thụ,
Lương Văn Tri. Và đây còn là nơi cư trú của nhiều dân tộc cùng sinh sống : Kinh , Tày, Nùng,
Dao, Hoa...với nhiều nét đẹp mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống trong tập quán sản
xuất cũng như trong sinh hoạt đời thường.
Với mong muốn để du lịch Lạng Sơn ngày càng phát triển, tôi mạnh dạn chọn đề tài “
Phát triển du lịch văn hoá ở Lạng Sơn” cho luận văn tốt nghiệp của mình, để đóng góp sức mình
vào việc xây dựng và phát triển ngành du lịch Lạng Sơn nói riêng và xây dựng quê hương Lạng Sơn
ngày càng giàu mạnh hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với hệ thống di tích lịch sử văn hoá Lạng Sơn đã có một số tài liệu nói đến như:
- Quyển “Thị xã Lạng Sơn xưa và nay” xuất bản năm 1990: chỉ nghiên cứu chủ yếu về
vấn đề lịch sử hình thành và phát triển của thị xã (thành phố) Lạng Sơn;
- Quyển “Lạng Sơn thiên nhiên và con người” của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lạng
Sơn xuất bản năm 1995: chủ yếu nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và đặc điểm người dân xứ
Lạng;
- Quyển “ Địa chí Lạng Sơn” do UBND tỉnh Lạng Sơn cho phép biên tập, do Nxb Chính
trị quốc gia xuất bản năm 1999: nghiên cứu tổng quan về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo
dục của tỉnh Lạng Sơn;


- Quyển “Xứ Lạng văn hoá và du lịch” của bảo tàng tổng hợp tỉnh Lạng Sơn do Nxb Văn
hoá dân tộc xuất bản: tổng hợp các điều kiện tự nhiên và nhân văn của Lạng Sơn; các thế mạnh
về văn hóa, lịch sử để phát triển du lịch nói chung của tỉnh Lạng Sơn
- Luận văn thạc sĩ: “Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Lạng Sơn
với phát triển du lịch” của Nguyễn Thị Vân Anh đã bảo vệ tại Hội đồng trường Đại Học Văn hoá
Hà Nội năm 2011. Luận văn chỉ nghiên cứu về hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn
thành phố Lạng Sơn, tuy nhiên thông tin về hệ thống di tích lịch sử văn hoá chỉ dừng lại ở mức
độ liệt kê và khái quát để khai thác vào việc phát triển du lịch nói chung chứ chưa đi sâu vào loại

hình du lịch văn hoá.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ các hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Lạng Sơn.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Hoạt động du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
+ Phạm vi về thời gian: trong giai đoạn năm 2008 - 2013
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Xác định cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịc văn hóa của tỉnh Lạng
Sơn.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu tổng quan những vấn đề về điều kiện phát triển du lịch văn hóa;
khảo sát thực trạng của hoạt động du lịch văn hóa và đề xuất những giải pháp để phát triển du
lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu luận văn là:
-

Phương pháp liên ngành: không chỉ sử dụng riêng kiến thức của ngành du lịch mà còn

sử dụng những kiến thức của nhiều ngành khác như: địa lý, lịch sử, văn hóa, xã hội... trong quá
trình nghiên cứu.


-

Phương pháp thu thập xử lý tài liệu: có sự phân loại, chia nhỏ các tài liệu thu thập
được từ nhiều nguồn khác nhau và xử lý theo nội dung các chương trong luận văn.

-

Phương pháp điền dã: đi khảo sát thực địa một số di tích tiêu biểu ở từng loại hình di

tích để cập nhật những thông tin mới nhất về các di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

-

Phương pháp mô tả, thống kê: Sử dụng các bảng biểu, bảng hỏi để thống kê và khái
quát những vấn đề, những số liệu cơ bản của luận văn.

6. Đóng góp của đề tài
Luận văn nêu lên những điều kiện phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Lạng Sơn; khảo sát,
đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Lạng Sơn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1: Điều kiện phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Lạng Sơn
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch văn hoá của tỉnh Lạng Sơn
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch văn hoá ở tỉnh Lạng Sơn.

REFERENCES
1.

Trần Thúy Anh, Tăng cường gắn kết giữa văn hoá với du lịch. Tạp chí Du lịch Việt Nam,
8/2009.

2. Trần Thúy Anh, Khai thác di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch ở Việt Nam. Tạp chí Du
lịch Việt Nam, số 12/2011
3.

Nguyễn Duy Bắc ( 1997), Truyện Cổ Xứ Lạng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

4.


Nguyễn Cường (2002) Văn hóa Mai Pha, Sở Văn hóa thông tin Lạng Sơn.

5.

Nguyễn Cường, Hoàng Văn Nghiệm ( 2000), Xứ Lạng Văn Hóa và du lịch, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.


6.

Hội văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn ( 1995), Lạng Sơn thiên nhiên con người, tiềm năng
đầu tư và phát triển, Nxb Lạng Sơn, Lạng Sơn.

7.

Hội văn học nghệ thuật tỉnh (1998), Lạng Sơn ngày nay, Nxb Lạng Sơn, Lạng Sơn

8.

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

9.

Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình, Kinh tế du lịch & Du lịch học,NXB Trẻ

10. Đỗ Thị Hảo, Hoàng Tường, Vũ Ngọc Khánh (1989), Giai thoại Xứ Lạng, Nxb Lạng Sơn,
Lạng Sơn.
11. Hoàng Nam, Hồng Nhân, Hà Văn Thư (1994), Ai lên Xứ Lạng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà
Nội.

12. Luật du lịch (2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia13. Luật di sản văn hoá năm 2001 (được
sửa đổi bổ sung năm 2009), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo tổng hợp về quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn 2030.
15. Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn, Báo cáo công tác quản lý di sản gắn với phát
triển du lịch, Tài liệu lưu hành nội bộ
16. Sở văn hóa, thể thao và du lịch Lạng Sơn (2009), Lạng Sơn tiềm năng và cơ hội đầu tư, Nxb
Lạng Sơn, Lạng Sơn.
17. Sở văn hóa thể thao và du lịch Lạng Sơn (2008), Cẩm nang du lịch Lạng Sơn, Công ty in
Tân Hưng, Hà Nội.
18. Sở văn hóa thông tin tỉnh Lạng Sơn ( 2005), Lạng Sơn nơi địa đầu tổ quốc, Nxb Văn hóa Sài
Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Sở văn hoá thông tin tỉnh Lạng Sơn (2002), Lễ hội dân gian Xứ Lạng, Nxb Lạng Sơn, Lạng
Sơn.
20. Tổng cục du lịch (2000), Non nước Việt Nam, Trung tâm công nghệ thông tin Hà Nội.


21. Ủy ban nhân thị xã Lạng Sơn (1990), Thị xã Lạng Sơn xưa và nay, Nxb Lạng Sơn, Lạng
Sơn.
22. Ủy ban nhân dân thị xã Lạng Sơn (1993), Văn bia Xứ Lạng, Xí nghiệp In 951, Hà Nội.
23. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1999), Địa chí Lạng Sơn, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
24. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2003), Lạng Sơn thế và lực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.



×