Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu khả năng tích lũy của C02 của vật rơi dụng dưới tán rừng phục hồi IIA tại xã La Bằng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.38 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN LƢƠNG LĨNH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CO2 CỦA VẬT RƠI RỤNG DƢỚI
TÁN RỪNG PHỤC HỒI (IIA) TẠI XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 – 2015

THÁI NGUYÊN, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



NGUYỄN LƢƠNG LĨNH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CO2 CỦA VẬT RƠI RỤNG DƢỚI
TÁN RỪNG PHỤC HỒI (IIA) TẠI XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên nghành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên HD

:TS. NGUYỄN THANH TIẾN
Ths. NGUYỄN ĐĂNG CƢỜNG

THÁI NGUYÊN, 2015



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm !
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 05 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước hội đồng khoa học!

TS. Nguyễn Thanh Tiến

Nguyễn Lƣơng Lĩnh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


ii

LỜI NÓI ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là một khâu quan trọng trong quá trình học tập của
mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn. Qua đó giúp sinh viên có điều kiện củng cố, hoàn thiện
hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp
ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này.
Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy, cô giáo
trong khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi đã tiến
hành làm đề tài “Nghiên cứu khả năng tích lũy CO2 của tầng vật rơi rụng
rừng phục hồi (IIA) tại Xã La bằng, Huyện đại từ, Tỉnh Thái Nguyên”
Sau thời gian thực tập, đến nay luận văn của tôi đã hoàn thành. Có được
kết quả ngày hôm nay, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô
giáo khoa lâm nghiệp, các bạn đồng nghiệp, các bác, chú, anh chị tại địa điểm
tôi thực tập. Đặc biệt là sự chỉ bảo, giúp đỡ trực tiếp và tận tình của thầy giáo
TS. Nguyễn Thanh Tiến và Ths. Nguyễn Đăng Cường.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Thanh
Tiến và Ths. Nguyễn Đăng Cường cùng tập thể thầy cô khoa lâm nghiệp, các
bạn đồng nghiệp, các anh. Các chú kiểm lâm đang công tác tại huyện Đại Từ
đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình để tôi hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian, lần đầu thực hiện nên khóa luận của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để
khóa luận của tôi được hoàn chỉnh.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên
NGUYỄN LƢƠNG LĨNH


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4-01: Đặc điểm tầng cây gỗ ở trạng thái rừng phục hồi IIA............................32
Bảng 4-02: Tầng cây cao ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại xã La Bằng huyện Đại
Từ tỉnh Thái Nguyên ...............................................................................34
Bảng 4-03: Tầng cây tái sinh ở trạng thái rừng phục hồi IIA tại xã La Bằng, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ......................................................................36
Bảng 4-04: Sinh khối tươi của vật rơi rụng xã La Bằng ...........................................38
Bảng 4-05: Sinh khối khô của vật rơi rụng xã La Bằng............................................40
Bảng 4-06: Lượng C tích lũy trong vật rơi rụng xã La Bằng...................................42
Bảng 4-07: Lượng CO2 tích lũy tương đương trong vật rơi rụng xã La Bằng........44
Bảng 4-08: Gía trị thương mại từ carbon của vật rơi rụng dưới tán rừng trạng thái
IIA tại La Bằng ........................................................................................46


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3-01: Sơ đồ bố trí ô tiêu chuẩn .........................................................................26
Hình 3-02: Lập ÔTC .................................................................................................27
Hình 3-03: Thu gom vật rơi rụng trong ÔDB và phân loại ......................................28
Hình 3-04: Một số hình ảnh xử lý mẫu vật ...............................................................29
Hình 3-05: Mẫu vật khi được sấy xong.....................................................................30
Hình 4-01: Tổng sinh khối tươi của vật rơi rụng dưới tán rừng trạng thái IIA
xã La Bằng ................................................................................... 39
Hình 4-02: Tổng sinh khối khô của vật rơi rụng dưới tán rừng trạng thái IIA
xã La Bằng ................................................................................... 41
Hình 4- 03: Biểu đồ tỷ lệ C bộ phần cành rơi rụng và lá hoa rơi rụng .....................43
Hình 4-04: Biểu đồ Lượng CO 2 tích lũy tương đương trong vật rơi rụng
xã La Bằng ......................................................................... 45



v

DANH MỤC CÁC TỪ,CỤM TỪ VIẾT TẮT

ARCDM

Afforestation anh Reforestation Clean Development Mechanism

BĐKH

Biến đổi khí hậu

CDM

Clean Development Mechanism

D1.3:

Đường kính tại vị trí cách mặt đất 1,3 mét

Dt

Đường kính tán

Hdc

Chiều cao dưới cành

HVN:


Chiều cao vút ngọn

IPCC

The Intergovernmental Panel on Climate Change

KNK

Khí nhà kính

ÔDB:

Ô dạng bản

ÔTC:

Ô tiêu chuẩn

REDD

Reducing Emissions from Deforestation and Degradation

UNEP

United Nations Environment Program (Chương trình môi trường
Liên Hiệp Quốc)

UNFCCC

United Nations Framework Convention on Climate Change

(Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu

WMO

World Meteorological Organization


vi

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 5
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 5
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài............................................................................................ 5
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ....................................................... 5
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất ............................................................................... 5
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................6
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 6
2.1.1. Công ước liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu ................................................ 6
2.1.2. Cơ chế phát triển sạch CDM ........................................................................... 7
2.1.3. Nghị định thư Kyoto ........................................................................................ 8
2.1.4. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng ................................................. 9
2.1.5. Chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ CO2 của rừng ..................................... 10
2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 12
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 12
2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 15
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ....................................................................................... 17
2.3.1. Vị trí đại lý....................................................................................................... 17
2.3.2. Điều kiện địa hình .......................................................................................... 17

2.3.3. Khí hậu, thủy văn............................................................................................ 18
2.3.4. Tài nguyên, khoáng sản ................................................................................. 18
2.3.5. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................. 19
2.3.6. Nhận xét đánh giá chung ............................................................................... 21
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....25
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 25
3.2. Địa điểm thời gian tiến hành ............................................................................................ 25


vii

3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 25
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 25
3.4.1. Chuẩn bị ........................................................................................................... 25
3.4.2. Ngoại nghiệp ................................................................................................... 26
3.4.3. Nội nghiệp ....................................................................................................... 28
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................32
4.1. Đặc điểm trạng thái rừng IIA tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên......... 32
4.1.1. Đặc điểm cây gỗ trạng thái rừng IIA tại La Bằng ...................................... 32
4.1.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành ............................................................................ 33
4.1.3.Đặc điểm tầng cây tái sinh trạng thái rừng IIA tại xã La Bằng, huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................................ 35
4.2. Đặc điểm sinh khối của vật rơi rụng dưới tán rừng trạng thái IIA tại xã La Bằng, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................................... 37
4.2.1. Đặc điểm sinh khối tươi ................................................................................. 37
4.2.3.Đặc điểm sinh khối khô .................................................................................. 39
4.3. Lượng CO2 hấp thụ thông qua lượng carbon tích lũy ở tầng vật rơi rụng dưới tán rừng
trạng thái IIA tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .......................................... 41
4.3.1. Lượng C tích lũy trong vật rơi rụng xã La Bằng ........................................ 41
4.3.2. Lượng CO2 tích lũy tương đương ở tầng vật rơi rụng dưới tán rừng trạng

thái IIA tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .................................. 43
4.4. Ước tính giá trị thương mại carbon của vật rơi rụng dưới tán rừng trạng thái IIA tại La
Bằng .......................................................................................................................................... 45
4.4.1. Giá trị thương mại carbon của vật rơi rụng dưới tán rừng trạng thái IIA
tại La Bằng ................................................................................................................. 45
5.1. Kết luận.............................................................................................................................. 47
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................50


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là vấn đề nổi cộm và được ghi nhận
trong vài thập kỉ trở lại đây, nó đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Tiềm ẩn
những tác động tiêu cực tới sinh vật và các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp
đến môi trường sống của con người.
Biến đổi khí hậu là hiện tượng trái đất nóng dần lên do nhiều yếu tố, và
nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu chủ yếu là do các hoạt động liên quan
đến con người, nhiều nghiên cứu đã kết luận nạn phá rừng, chuyển đổi mục
đích sử dụng đất, hoạt động công nghiệp là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng
nhanh chóng nồng độ khí nhà kính (KNK) trong khí quyển. Biểu hiện rõ nhất
là sự nóng lên của trái đất làm cho nhiệt độ ở các đại dương tăng dần lên, làm
tan băng ở các vùng cực đới, dẫn tới khí hậu của trái đất biến đổi. Hạn hán
bão lũ xảy ra ngày một tăng, nước biển ngày càng dâng cao, thời tiết bất
thường, bão lũ, sóng thần động đất, dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và
xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc,gia cầm…đây được coi là
thách thức lớn của con người trong thế kỷ 21. Nguồn phát sinh KNK là sử

dụng năng lượng từ việc đốt cháy nhiên liệu, sản xuất công nghiệp, sản xuất
năng lượng, công nghiệp hóa chất, công nghiệp chế tạo (các khu chế xuất,khai
thác khoáng sản, sản xuất hóa chất…), sản xuất nông lâm nghiệp (sử dụng
phân bón, cháy rừng…) và quản lý chất thải.
Theo dự báo của Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí hậu đến cuối thế
kỉ XXI, nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 2-4°C so với cuối thế kỉ XX. Nếu
lượng khí thải nhà kính giữ ở mức năm 2000 thì cuối thế kỉ XXI nhiệt độ
trung bình toàn cầu vẫn tăng 2°C.


2

Khi đó các hệ sinh thái rừng không chỉ đóng vai trò hết sức quan trọng
trong việc cung cấp lâm sản cho sản xuất và đời sống, mà còn quan trọng hơn
là việc cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, trong đó hấp thụ và lưu giữ
carbon là một trong các dịch vụ góp phần vào giảm sự phát thải KNK và biến
đổi khí hậu toàn cầu.
Nhằm ngăn chặn phát thải KNK, giảm thiểu sự ấm lên toàn cầu và biến
đổi khí hậu, Dưới sự chủ tọa của liên hợp quốc tại lima, Peru đã diễn ra Hội
nghị lần thứ 20 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến
đổi khí hậu (COP 20) và hội nghị lần thứ 10 các bên tham gia nghị định thư
kyoto (CMP 10) từ ngày 01-12/12/2014. Đây cũng là hội nghị cuối cùng trước
thời hạn chót các nước kí kết hiệp định mới thay thế cho Nghị định thư kyoto
tại hội nghị năm sau tại Paris (Pháp). Trên cơ sở của nghị định thư kyoto
1997- sẽ thảo luận các biện pháp cũng như đưa ra các cam kết bảo vệ môi
trường hiện đang bị hủy hoại nghiêm trọng do tác động của con người. Hội
nghị COP-20 nhằm hướng tới một hiệp định tổng quan mang tính ràng buộc
về pháp lý nhằm giảm lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân
dẫn đến trái đất nóng lên, trên cơ sở của nghị định thư kyoto. Hiện nay nhiệt
độ toàn cầu đang tăng gây ra những tác động nghiêm trọng, từ băng tan dẫn

tới mực nước biển tăng dẫn đến sự diệt vong của các loài sinh vật. Để có thế
đảo ngược xu hướng đó, theo lộ trình, thế giới phải cắt giảm lượng khí thải từ
40 đến 70% từ nay tới năm 2050 và lượng khí thải cần trở về 0 vào cuối thế kỉ
này. Kết quả tại hội nghị COP-20 tại peru đã có những tín hiệu tích cực ban
đầu.Trên cơ sở đó các bên cũng đang tập trung xem xét các giải pháp lâm
nghiệp, đặc biệt là bảo vệ và phát triển rừng - giải pháp quan trọng trong giảm
thiểu phát thải KNK.
Vào ngày 15 tháng 12 năm 2007, dưới sự chủ toạ của Liên Hiệp Quốc,
187 quốc gia thành viên trên thế giới đã ký một thỏa hiệp gọi là Thỏa hiệp


3

Bali (Indonesia) trong Hội nghị thay đổi khí hậu(Climate Change Conference).
Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on
Climate Change - IPCC) dự báo khoảng 1,5 tỷ tấn carbon sẽ phát thải hàng
năm do thay đổi sử dụng đất rừng nhiệt đới, chiếm 1/5 khí CO 2 phát thải trên
toàn thế giới – nhiều hơn cả phát thải toàn cầu trong ngành giao thông. Lần
đầu tiên, hội nghị đã nêu lên chương trình giúp đỡ việc hạn chế sự phá hủy
vùng rừng nhiệt đới trên thế giới để giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính "Giảm thiểu khí phát thải từ suy thoái và mất rừng" (Reducing Emissions
from Deforestation and Degradation - REDD). Hội nghị cũng đã chính thức
công bố các dự án thử nghiệm cho phép các nước đang phát triển có thể tham
gia chương trình REDD. Theo đó các nước phát triển sẽ đáp ứng một số mục
tiêu giảm phát thải của nước họ bằng cách mua các tín dụng carbon của các
nước đang phát triển từ những cánh rừng hấp thụ CO2. Một số dự án REDD
đang được thực hiện ở châu Á nhằm mục đích chính thức đưa chương trình
này vào nội dung tiếp theo của Nghị định thư Kyoto bắt đầu từ năm 2013.
Ở Việt Nam, để chuẩn bị tham gia chương trình REDD, tại Hà Nội từ
ngày 3- 6/11/2008, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội

thảo quốc tế: “Quản lý rừng bền vững ở các quốc gia lưu vực sông MêKông
để lưu giữ carbon trong chương trình REDD- chuẩn bị các khía cạnh kỹ thuật
cho REDD”. Kết quả hội thảo này cho thấy cần xây dựng hệ thống ước tính
carbon lưu trữ quốc gia, bao gồm xây dựng đường carbon cơ sở, giám sát sự
thay đổi diện tích rừng, chất lượng rừng, tính toán lượng carbon hấp thụ của
rừng tự nhiên và nâng cao năng lực cho cộng đồng trong giám sát hấp thụ CO2
của rừng.
Phương pháp nghiên cứu hấp thụ CO2 của rừng trên thế giới đã được
nhiều tổ chức nghiên cứu và xây dựng, tuy nhiên các phương pháp này cần
được tiếp tục phát triển đối với hệ sinh thái rừng nhiệt đới để đưa ra giải pháp


4

xác định, dự báo lượng carbon tích lũy một cách khoa học và có tính thực tiễn
khi tham gia chương trình REDD cũng như phục vụ cho sau này. Riêng ở
nước ta cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh về xác
định lượng carbon trong hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam.
Vật rơi rụng như lá, cành, hoa, quả... rơi xuống mặt đất tạo thành lớp
thảm dưới tán cây và bị phân giải ở những mức độ khác nhau. Nó là sản phẩm
đặc trưng và là một thành phần của hệ sinh thái rừng giữ vai trò quan trọng
trong đời sống của rừng. Thảm mục rơi rụng là một trong những hình thức của
quá trình chu chuyển vật chất và năng lượng, trả lại phần nào chất dinh dưỡng
khoáng và mùn cho đất. Là môi trường sinh sống và nguồn dinh dưỡng chính
cho vi sinh vật đất và một số loài động vật khác. Nó có tác dụng điều hoà
nhiệt độ đất rừng, giữ ẩm, điều hoà nguồn nước, ngăn cản dòng chảy trên mặt
đất, tăng lượng nước thấm, giảm lượng bốc hơi mặt đất, có ảnh hưởng đến tái
sinh, sinh trưởng và phát triển của rừng. Đồng thời nó cũng là một bể chứa
carbon của quần thể rừng.
Do vậy việc nghiên cứu lượng carbon tích lũy ở vật rơi rụng dưới tán

rừng phục hồi IIA nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định đường
carbon – cơ sở trong việc thiết kế và triển khai các dự án về giảm thải KNK
cũng như sự nóng lên toàn cầu là rất quan trọng. Nghiên cứu khả năng cố định
CO2 của rừng nhằm định giá kinh tế của rừng, mà các nước có nguồn phát thải
khí CO2 lớn phải trả lại phí môi trường nhằm bảo vệ sinh thái toàn cầu.
Nghiên cứu hấp thụ CO2 của rừng đã được nhiều tổ chức quốc tế xây dựng
phương pháp, tuy nhiên cần chú ý đến rừng tự nhiên nhiệt đới để đưa ra giải
pháp các định lượng carbon tích lũy khoa học và thực tiễn hơn.
Xuất phát từ thực tiễn đó tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng
tích lũy CO2 của vật rơi rụng dưới tán rừng phục hồi (IIA) tại Xã La Bằng,
Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên”


5

1.2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần ứng dụng và phát triển để phương pháp ước lượng và dự báo
năng lực tích lũy CO2 ở tầng vật rơi rụng rừng phục hồi (IIA), tại xã La Bằng,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên làm cơ sở định giá giá trị của rừng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu được đặc điểm cấu trúc rừng trạng thái (IIA) tại xã La Bằng,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định lượng sinh khối vật rơi rụng dưới tán rừng trạng thái (IIA) tại xã
La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định được lượng C tích lũy ở vật rơi rụng dưới tán rừng trạng thái
(IIA) tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
Thực hiện đề tài này, sinh viên có khả năng lập kế hoạch nghiên cứu
hợp lí, tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả, cũng như viết một báo cáo

nghiên cứu, một phần việc quan trọng cho công việc trong tương lai. Tích lũy
được kỹ năng học tập và quan sát, thực hành. Hiểu rõ các hoạt động diễn biến
xảy ra trong tự nhiên cũng như sự tác động của con người vào tự nhiên.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Ngày nay, đất nước ta đang sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên
khoáng sản cũng như chất đốt của con người bừa bãi làm cho nồng độ CO 2
ngày càng tăng nhanh. Nghiên cứu này giúp ta biết được sự ảnh hưởng của
CO2 đến môi trường và tác dụng của vật rơi rụng với hấp thụ CO2. Qua nghiên
cứu và thực hiện đề tài ta xác định được hàm lượng CO2 được hấp thụ từ đó
làm cơ sở để thu phí môi trường và định hướng phát triển sạch (ARCMD)


6

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Công ước liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu
Từ những chứng cớ thu thập được trong những năm 60 và 70 thế kỷ
trước cho thấy sự tăng lên đáng kể của nồng độ carbonic (CO2) trong khí
quyển đã dấy lên sự quan tâm của cộng đồng khoa học quốc tế mà trước tiên
là các nhà nghiên cứu khí hậu. Tuy nhiên, cũng phải mất hàng chục năm sau,
vào năm 1988, Ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu mới được thành lập
bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường Liên
hợp quốc (UNEP). Tổ chức này đã đưa ra báo cáo đánh giá lần đầu tiên vào năm
1990 trên cơ sở nghiên cứu và ý kiến của 400 nhà khoa học trên thế giới. Bản
báo cáo đã kết luận, hiện tượng nóng lên toàn cầu là có thật và cần phải có những
hành động kịp thời để đối phó với hiện tượng này (UNFCCC, 2005b).
Những kết quả của Ban Liên chính phủ đã thúc giục cộng đồng quốc tế
thành lập Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Tại Hội

nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển hay còn gọi là
“Hội nghị thượng đỉnh Trái đất” tại Rio de Janeiro năm 1992, công ước đã
được thông qua. Mục tiêu của Công ước là nhằm ngăn ngừa những hoạt động
có hại của loài người đến hệ khí hậu trên trái đất. Công ước có hiệu lực năm
1994. Cho đến nay, trên toàn thế giới đã có 195 nước ký kết Công ước
(UNFCCC, 2011). Bản thân công ước này không ràng buộc giới hạn phát thải
khí nhà kính cho các quốc gia đơn lẻ và không bao gồm cơ chế thực thi. Do
đó công ước này là không bắt buộc về mặt pháp lý. Thay vào đó công ước
cung cấp một bộ khung cho việc đàm phán các hiệp ước quốc tế cụ thể (gọi là
“nghị định thư”) có khả năng đặt ra những giới hạn ràng buộc về khí nhà kính.


7

2.1.2. Cơ chế phát triển sạch CDM
Cơ chế phát triển sạch (CDM – Clean Development Mechanism) là cơ
chế hợp tác được thiết lập trong khuôn khổ nghị định thư kyoto (Nhật Bản)
tháng 12 năm 1997, nghị định thư đã được thiết lập một khuôn khổ pháp lý
mang tính toàn cầu cho các bước khởi đầu nhằm kiềm chế và kiểm soát xu
hướng gia tăng phát thải khí nhà kính cùng với sức ép về phát triển kinh tế
đưa ra các mục tiêu giảm phát thải chính và thời gian thực hiện cho các
nước phát triển, theo đó các nước phát triển (các nước công nghiệp) hỗ
trợ, khuyến khích các nước đang phát triển thực hiện các dự án thân thiện
với môi trường, nhằm phát triển bền vững.
Nhằm thực hiện được mục tiêu của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi
trường và Phát triển, Công ước khung của Liên hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu
(UNFCCC) đã được phê chuẩn và có hiệu lực vào 3/1994. Công ước này là
nhằm ổn định KNK ở mức an toàn, chống lại sự BĐKH toàn cầu.
Để cụ thể hóa UNFCCC, Nghị định thư Kyoto được ký năm 1997 - đây
là sự kiện quan trọng trong nỗ lực của thế giới nhằm bảo vệ môi trường và đạt

được phát triển bền vững - đánh dấu lần đầu tiên việc chính phủ các nước
chấp nhận hạn chế các phát thải khí nhà kính của nước mình bằng những ràng
buộc pháp lý. Mục tiêu của Nghị định này là 38 nước công nghiệp cắt giảm
5,2% KNK so với phát thải cơ sở năm 1990 trong giai đoạn 2008-2012. Nghị
định thư cũng mở ra cơ sở mới với các "cơ chế hợp tác" mang tính đổi mới
nhằm giảm chi phí cho giảm phát thải. Mặc dù đối với khí hậu điều này không
quan trọng, nhưng kinh tế về khía cạnh cần đạt được các giảm phát thải với
chi phí thấp nhất. Do đó Nghị định thư bao gồm 3 cơ chế dựa trên thị trường
nhằm đạt được giảm phát thải với chi phí - hiệu quả - Buôn bán quyền phát
thải (IET), Cùng thực hiện (JI) và Cơ chế Phát triển sạch (CDM). Cơ chế Phát
triển sạch (CDM) quy định tại Điều 12 của Nghị định thư Kyoto, cho phép


8

khu vực chính phủ và khu vực tư nhân của các nước công nghiệp hoá thực
hiện các dự án giảm phát thải tại các nước đang phát triển và nhận được tín
dụng dưới dạng "giảm phát thải được chứng nhận" (CERs) - khoản tín dụng
này được tính vào chỉ tiêu giảm phát thải của các nước công nghiệp hoá.
CDM thúc đẩy phát triển bền vững tại các nước đang phát triển đồng thời cho
phép các nước phát triển góp phần vào mục tiêu giảm nồng độ khí nhà kính
trong khí quyển.
2.1.3. Nghị định thư Kyoto
Nghị định thư kyoto là một nghị định liên quan đến chương trình khung
về biến đổi khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Các bên tham gia Công ước tiến hành Hội nghị của các bên tham
gia(COP) nhằm cụ thể hoá những đề xuất tổng quát của Công ước khung của
Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Nghị định thư Kyoto được thông qua vào
ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại COP3, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16

tháng 2 năm 2005. Nghị định thư đưa ra nghĩa vụ pháp lý đối với 38 nước
công nghiệp hóa (Phụ lục 1) trong thời kỳ 2008 - 2012 đạt phát thải khí nhà
kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng 5,2%. Các khí nhà kính chính được nêu
trong Nghị định thư là: Carbonic (CO2), Mêtan

(CH4), Ôxitnitơ,

Hydrofluorocacbon (HFCs), Perfluorocacbon (PFCs) và Sunphua hexafluorit (SF6)
(UNFCCC, 2005c).
Ngoài việc thông qua Nghị định thư có tính bước ngoặt Kyoto, các Bên
tham gia Công ước còn đồng ý đưa ra các cơ chế Kyoto, bao gồm cơ chế
Đồng thực hiện (Joint Implementation - JI), Cơ chế phát triển sạch (CDM)
và Mua bán phát thải (Emission trading - ET). Do chi phí giảm phát thải hoặc
thu hồi khí nhà kính rất khác nhau giữa các quốc gia, khu vực hay giữa các
ngành sản xuất, dịch vụ trên thế giới, việc thực hiện linh hoạt các cơ chế này


9

tạo điều kiện thúc đẩy các dự án giảm phát thải có chi phí rẻ nhưng mà vẫn
mang lại hiệu quả môi trường.
2.1.4. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng
Với tầm quan trọng của các bể chứa carbon ở rừng nhiệt đới, trong gần
một thập niên qua, nhiều tổ chức trên thế giới đã có các nghiên cứu liên quan
đến sinh khối rừng và lượng carbon tích lũy trong các hệ sinh thái rừng để đưa
ra phương pháp luận hoặc các đề xuất về thể chế chính sách trong việc bảo vệ
các khu rừng nhiệt đới, sử dụng bền vững vì giá trị môi trường trong tình hình
biến đổi khí hậu toàn cầu, trong đó những giá trị rừng đặc biệt là khả năng hấp
thụ CO2 của rừng được xem là biện pháp rẻ tiền, có hiệu quả lâu dài, do vậy
rất cần được quan tâm nghiên cứu.

Tại trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế - CIFOR (2007) đưa ra
nhu cầu nghiên cứu để theo dõi thay đổi che phủ rừng, bể chứa carbon và
chính sách để thực hiện chương trình REDD. Trung tâm nông lâm kết hợp thế
giới - ICRAF (2007), đã phát triển các phương pháp dự báo năng lượng
carbon lưu giữ thông qua việc giám sát thay đổi sử dụng đất bằng phân tích
ảnh viễn thám, lập ô mẫu nghiên cứu sinh khối và ước tính lượng carbon tích
lũy một cách phù hợp hơn đối với các hệ sinh thái rừng của Việt Nam.
Qua kết quả nghiên cứu của trường Đại học tổng hợp Wageningen, Hà
Lan đã phát triển phần mềm CO2 Fix V3.1 để ứng dụng trong tính toán sinh
khối và lượng carbon tích lũy của rừng. Phần mềm này thực chất là xuất ra
các dữ liệu tổng hợp, thông tin về sinh khối và lượng carbon lưu giữ trên cơ
sở phải có các thông tin đầu vào thích hợp như trữ lượng, tăng trưởng, sinh
khối rừng lượng carbon lưu giữ ban đầu, tuổi rừng và chủ yếu là cho các khu
rừng thuần loài, đồng tuổi. Vì vậy phần mềm này chưa tương thích với các hệ
sinh thái rừng ở Việt Nam, tuy nhiên tiếp cận theo hướng lập phần mềm để


10

đưa ra thông tin dữ liệu về sinh khối và khả năng tích lũy carbon của rừng
nhiệt đới hỗn loài khác tuổi là một cách làm cân quan tâm ứng dụng.
Sự ước lượng carbon hấp thụ trong cây rừng nói chung theo cách tiếp cận dựa
trên dữ liệu điều tra như thể tích thân cây để tính ra sinh khối và sử dụng để
ước lượng carbon trong các thành phần khác nhau trong hệ sinh thái rừng như
cây sống, cây chết hay trong đất.
Với việc tính carbon trong cây rừng, lâm phần được tính trên cơ sở dự
báo khối lượng lượng sinh khối khô của rừng trên đơn vị diện tích (tấn/ha) tại
từng thời điểm trong quá trình sinh trưởng. Từ đó tính trực tiếp lượng CO 2
hấp thụ và tồn trữ trong vật chất hữu cơ của rừng, hoặc tính sinh khối khô rồi
từ carbon suy ra CO2.

Ở Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh về
xác định sinh khối và carbon tích lũy trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các
mô hình NLKH ở Việt Nam để làm cơ sở lượng giá dịch vụ môi trường hấp
thụ CO2 của các kiểu rừng, canh tác NLKH khác nhau.
2.1.5. Chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ CO2 của rừng
Từ các dịch vụ môi trường mà các cộng đồng vùng cao có thể được đền
bù (hấp thụ carbon, bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo tồn đa dạng sinh học) thì
cơ chế đền bù cho thị trường carbon là cao hơn cả, thậm chí rừng carbon được
xem xét là một đóng góp quan trọng trong giảm nghèo. Các kế hoạch đền bù
carbon hiện cũng đang tăng lên nhanh chóng vì vậy Smith và Scherr cho rằng
có tiềm năng sinh kế từ các dự án rừng carbon.
Khái niệm trao đổi carbon vẫn đang được tranh luận, nhiều nhóm
nghiên cứu môi trường cho rằng đó chính là kẽ hở cho phép các nước công
nghiệp tiếp tục gây ô nhiễm thay vì tiến hành những biện pháp tốn kém để
kiểm soát mức độ ô nhiễm của họ. Tuy vậy “trao đổi carbon” là một giải pháp
có khả năng thực thi và đang tìm kiếm các cơ hội cho việc thực hiện trao đổi


11

carbon nhằm đền bù cho những người nông dân vùng cao Châu Á, người
đóng vai trò bảo vệ tài nguyên, những cộng đồng đó sẽ được chuẩn bị tốt hơn
để hưởng lợi từ việc trao đổi carbon, khi cơ chế này trở nên khả thi hơn so với
những cộng đồng mà ở đây chưa có bất kỳ loại cơ chế đền bù nào.
Từ cơ sở này hình thành khái niệm rừng carbon (Carbon Forestry), đó
là các khu rừng được xác định với mục tiêu điều hòa và lưu giữ khí carbon
phát thải từ công nghiệp. Khái niệm rừng carbon thường gắn với các chương
trình dự án cải thiện đời sống cho cư dân sống trong và gần rừng, đang bảo vệ
rừng. Họ là những người bảo vệ rừng và chịu ảnh hưởng của sự thay đổi khí
hậu toàn cầu, do đó cần sự đền bù, chi trả thích hợp có như vậy mới vừa góp

phần nâng cao sinh kế cho người giữ rừng đồng thời bảo vệ môi trường khí
hậu bền vững trong tương lai, hay nói cách khác là các hoạt động nhằm tích
lũy carbon dựa vào cộng đồng chỉ có thể thành công nếu như có một cơ chế cụ
thể để duy trì và bảo vệ lượng carbon lưu trữ gắn với sinh kế của người dân
sống gần rừng và đang sử dụng đất rừng.
Hiện nay cơ chế trao đổi carbon vẫn đang được tranh luận, từ chương
trình CDM và cho đến nay khái niệm mới là REDD cũng mới ở bước phát
triển khung khái niệm, tiếp cận và một số nơi đang được thúc đẩy thử nghiệm.
Tuy nhiên với xu thế biến đổi khí hậu hiện nay do lượng CO 2 phát thải không
giảm xuống, thì việc bảo vệ phát triển rừng tự nhiên là một chiến lược đúng
đắn nhằm cân bằng lượng khí thải phát thải gây hiệu ứng nhà kính; chi trả cho
các cộng đồng ở các quốc gia đang phát triển để bảo vệ và phát triển rừng với
mục đích lưu giữ và tăng khả năng hấp thụ CO2 của các hệ sinh thái rừng, các
kiểu sử dụng đất ở vùng nhiệt đới.


12

2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Biến đổi khí hậu- một hệ quả tất yếu của sự nóng lên toàn cầu làm tổn
hại đến tất cả các thành phần của môi trường sống như nước biển dâng cao,
gia tăng hạn hán, ngập lụt, thay đổi các kiểu khí hậu, gia tăng các loại bệnh
tật, thiếu nước…(WWF)
Mặc dù rừng chỉ che phủ 21% diện tích bề mặt đất, nhưng sinh khối
thực vật của nó chiếm đến 75% so với tổng sinh khối thực vật trên cạn và
lượng tăng trưởng hàng năm chiếm 37%. Lượng carbon tích lũy bởi rừng
chiếm 47% tổng lượng carbon trên trái đất, sự hấp thụ carbon của vật rơi rụng
cũng có tác động mạnh mẽ đến chu trình carbon trên hành tinh. Những nghiên
cứu hiện nay đã hướng vào các nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ và

phát thải carbon của lớp thảm thực vật rừng (Pastor và Post, 1986;
Ceulemans và Saugier, 1991; Mellio và cộng sự, 1993
Trong các bể carbon ở phần lục địa, carbon hữu cơ chiếm phần lớn nhất
đạt tới 1,500 PgC tính đến độ sâu 1m và 2,456 Pg tính đến độ sâu 2m. Thảm
thực vật (650 Pg) và không khí (750 Pg) nhỏ hơn rất nhiều so với ở trong đất.
Carbon vô cơ chiếm khoảng 1700 Pg nhưng nó chủ yếu ở dưới các dạng
tương đối bền (vd: carbonnat) nên ít thay đổi theo thời gian (Robert, 2001). Vì
vậy nghiên cứu về động thái biến đổi carbon ở vật rơi rụng chủ yếu chỉ xét
đến carbon hữu cơ.
Nghiên cứu sự biến động carbon của một số nhà khoa học đã cho thấy
rằng: Công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về lượng
carbon tích luỹ của rừng được thực hiện bởi Ilic (2000) và Mc Kenzie (2001).
Theo Mc Kenzie (2001), carbon trong hệ sinh thái rừng thường tập trung ở bốn bộ
phận chính: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất rừng


13

Theo hai tác giả Attiwill và Adam (1993) [13] đã kiể m tra và so sánh số
liê ̣u từ rừng Ba ̣ch đàn 50 năm tuổ i thấ y rằ ng 92%N, 95% P, 92% Ca, 90% Mg
và 40% K từ cây đươ ̣c trả la ̣i cho đấ t thông qua lươ ̣ng thảm mu ̣c rơi ru ̣ng.
Trong 5 năm nghiên cứu ở rừng cây lá rô ̣ng thường xanh ở vùng thung
lũng Orongoro ngo phía Đông Wellington , New Zealand , Daniel và Adam
(1984) [14] đã thố ng kê đươ ̣c tổ ng lươ ̣ng rơi trung bình hàng năm đa ̣t

6180

kg/ha/năm, trong đó lươ ̣ng rơi nhỏ là 4558 kg/ha/năm (70% lá, 26% cành, và
4% hạt); lươ ̣ng rơi kích thước lớ n (cành, thân cây có chiề u dài lớn hơn 28 cm)
1615 kg/ha/năm; phân côn trùng 7kg/ha/năm. Thảm mục dưới tán rừng đạt

143 tấ n/ha. Lươ ̣ng rơi thường tâ ̣p trung vào mùa Xuân và mùa Hè . Trong đó
cũng đánh giá hàm lượng các chất dinh d

ưỡng có trong vật rơi rụng . Hàm

lươ ̣ng các chấ t dinh dưỡng trong lươ ̣ng rơi xế p theo thứ tự Ca > N > K > Mg
> Al > P > Mn > Fe > Zn > Cu. Trong đó khố i lươ ̣ng các chấ t dinh dưỡng
đươ ̣c trả la ̣i cho đấ t thông qua lươ ̣ng rơi là : P 2,8, Ca 51, Mg 12, K 20 và N
44 kg/ha/năm.
Levett và cô ̣ng sự (1985) [19] sau hai năm nghiên cứu ta ̣i các loa ̣i rừng
khác nhau ở vùng Westland , New Zealand chỉ ra lươ ̣ng rơi ở các loa ̣i rừng
khác nhau theo mùa . Ở rừng cây lá rộng

(các loài ư u thế : Dacrydium

cupressinum, Metrosideros umbellata, Quintinia acutifolia) năng suấ t lươ ̣ng
rơi đa ̣t 4489 kg/ha/năm, lươ ̣ng rơi thường tâ ̣p trung vào mùa Hè và đầ u mùa
Thu (tháng 12 cho đế n tháng 4), không có cao đin̉ h ở mùa Xuân và mùa T hu.
Khố i lươ ̣ng các chấ t dinh dưỡng trả la ̣i thông qua lươ ̣ng rơi đa ̣t

: Na 3,28, K

11,41, Ca 29,70, Mg 9,44, P 2,09, Cl 4,90 , S 6,17 và N 30,9 kg/ha/năm; Đối
với rừng Sồ i (Nothofagus truncata) có sự phân hoá mùa rõ rệt , hàng năm đạt
cao đin
̉ h về lươ ̣ng rơi vào tháng 1 và tháng 10, năng suấ t đa ̣t 7252 kg/ha/năm.
Khố i lươ ̣ng các chấ t dinh dưỡng trả la ̣i thông qua lươ ̣ng rơi đa ̣t

: Na 4,23, K


10,41, Ca 62,40, Mg 9,60, P 2,79, Cl 5,43 , S 4,95 và N 40,1 kg/ha/năm; Tại


14

rừng trồ ng Thông (18-19 tuổ i) đa ̣t cao đin̉ h về lươ ̣ng rơi vào mùa Xuân
(tháng 10 -11) và mùa Thu (tháng 4 - 5) hoă ̣c đầ u Đông (tháng 5 - 7), năng
suấ t đa ̣t 3946 kg/ha/năm. Khố i lươ ̣ng các chấ t dinh dưỡng trả la ̣i thông qua
lươ ̣ng rơi đa ̣t: Na 2,12, K 7,46, Ca 16,90, Mg 4,55, P 1,96, Cl 3,10 , S 3,96 và
N 30,50 kg/ha/năm. Trong nghiên cứu này các tác giả cũng khẳ ng đinh
̣ hàm
lươ ̣ng các chấ t dinh dưỡng có trong vâ ̣t rơi ru ̣ng cũng biế n đổ i theo mùa.
Theo Weaver và cô ̣ng sự (1986) [20] nghiên cứu rừng lùn trên núi cao ở
vùng Luquillo , Puerto Rico , thì năng suất lượng rơi khu vực này đạt

3,1

tấ n/ha/năm, trong đó lá rơi chiế m 79%. Hàng năm lượng dinh dưỡng trả lại
cho đấ t thông qua lươ ̣ng rơi là

: N 23,9, P 0,7, K 4,3, Ca 16,3, Mg 7,6

kg/ha/năm.
Tác giả Enright (2001) [15] đã nghiên cứu sự bổ xung dinh dưỡng
thông qua lươ ̣ng rơi trong rừng ôn đới hỗn giao cây lá kim và cây lá rô ̣ng ở
phía Bắc New Zealand . Tác giả cho rằng mặc dù lượng rơi của cây lá rô ̣ng
chỉ chiếm dưới 45% tổ ng sinh khố i lươ ̣ng rơi , nhưng lươ ̣ng dinh dưỡng bổ
xung la ̣i chiế m 45 - 60% tổ ng lươ ̣ng dinh dưỡng bổ xung . Lươ ̣ng phố tpho (P)
đươ ̣c trả la ̣i cho đấ t thông qua lươ ̣ng rơi đa ̣t 3 kg/ha/năm, trong khi đó Ca nxi
(Ca) đa ̣t tới 84 kg/ha/năm.

Khi tiến hành nghiên cứu rừng mưa nhiê ̣t đới ở phiá Tây Sumatra

,

Indonesia, Hermansah và cô ̣ng sự (2002) [17] đã ghi nhâ ̣n năng suấ t lươ ̣ng rơi
trung bin
̀ h năm đa ̣t 11.700 kg/ha/năm, lươ ̣ng rơi tâ ̣p trung nhiề u và o mùa mưa
ở Indonesia (tháng 6). Khố i lươ ̣ng các chấ t dinh dưỡng trả la ̣i thông qua lươ ̣ng rơi
trung bin
̀ h đa:̣t N 92, P 3, K 17, Ca 91, Mg 10, Na 4, S 11, Al 12,1, Fe 2,4, Cu 0,1,
Si 50,4, Sr 0,2 và Zn 0,2 kg/ha/năm. Trong nghiên cứu này cáctác giả có so sánh
kế t quả với các rừng nhiê ̣t đới khác như rừng ở Venezuela
, Brazil, Malaysia
Tầ ng thảm mu ̣c dầ y từ 2 - 43cm, khố i lươ ̣ng thảm mu ̣c đa ̣t 30 - 713
tấ n/ha, lươ ̣ng chấ t dinh dưỡng tić h luỹ trong tầ ng thảm mu ̣c đa ̣t : N (0,87-21),


15

P (0,03-0,70), K (0,12-2,5), Ca (0,09-3,2) và Mg (0,07-1,0) tấ n/ha. Năng suấ t
lươ ̣ng rơi đa ̣t 8,5 - 9,7 tấ n/ha/năm. Trong đó hàm lươ ̣ng các chấ t dinh dưỡng
trong lươ ̣ng rơi đa ̣t : N (19-22), P (0,9-1,6), K (6,1- 9,1), Ca (12-18) và M g
(3,5-5,8) g/ kg được biết đến nhờ nghiên cứu của Wilcke và cô ̣ng sự

(2002)

[21] khi nghiên cứu về sự tích luỹ dinh dưỡng và quay vòng thảm mu ̣c ở rừng
mưa nhiê ̣t đới Ecuador.
Tác giả Xiaoniu Xu và cô ̣ng sự (2004) [22] trong 5 năm nghiên cứu ở
rừng lá rô ̣ng thường xanh câ ̣n nhiê ̣t đới trên đảo Okinawa , Nhâ ̣t Bản , chỉ ra

rằ ng năng suấ t lươ ̣ng rơi trung bình hàng năm đa ̣t 7558 kg/ha/năm (biế n đô ̣ng
từ 6188 đến 9439 kg/ha/năm), biế n đô ̣ng về khố i lươ ̣ng cũng theo mùa , đa ̣t
cao đỉnh vào mùa Thu (tháng 8 - 9). Khố i lươ ̣ng các chấ t dinh dưỡng trả la ̣i
thông qua lươ ̣ng rơi đa ̣t : N 83, P 3,2, K 25, Ca 71, Mg 19, Al 12, Na 10, Fe
0,86 và Mn 3,9 kg/ha/năm.Tỷ lệ lá rụng chiếm 63% tổ ng lươ ̣ng rơi ru ̣ng hàng
năm. Kết quả cho thấy lượng rơi và thành phần dinh dưỡng phụ thuộc vào
điề u kiê ̣n thời tiế t , vào mùa thu thường có bão ở Nhật . Ở thời điểm này hàm
lươ ̣ng N và P của lá xanh ru ̣ng bởi baõ cao hơn 34% và 106% so với ở lá già
rụng, điề u này càng củng cố cho giả thuyế t là cây xanh có khả năng tâ ̣n du ̣ng
các chất dinh dưỡng có ở trong lá trước khi lá rụng.
Nghiên cứu rừng Pinus taeda L. (tuổ i 3 và 4) ở phía Bắc bang Georgia
(Mỹ), Adegbidi và cô ̣ng sự (2005) [12] đã thấ y rằ ng ở các đô ̣ tuổ i khác nhau
thì khả năng trả lại dinh dưỡng cho đất thông qua lượng rơi cũng khác nhau. Ở
tuổ i 3 lươ ̣ng dinh dưỡng trả la ̣i thông qua lươ ̣ng rơi : N 9,9; K 1,2; P 1,4; Ca
11,8; Mg 2,6 kg/ha/năm. Ở tu ổi 4: N 28,2; K 2,9; P 5,1; Ca 15,6; Mg 4,3
kg/ha/năm.
2.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Mặc dù các nghiên cứu trong nước chưa thực sự đa dạng, chưa đánh giá
được một cách đầy đủ và toàn diện về sinh khối và khả năng hấp thụ carbon


16

của cả rừng trồng và rừng tự nhiên, nhưng những nghiên cứu ban đầu về lĩnh
vực này có ý nghĩa rất quan trọng , làm nền tảng cho việc tính toán xác định
trữ lượng carbon rừng tự nhiên. Một số công trình nghiên cứu điển hình gồm:
Kết quả nghiên cứu của Bảo Huy (2009)[3] sử dụng phương pháp chặt
hạ để đo đếm sinh khối và thiết lập mô hình toán cho ước tính sinh khối và trữ
lượng carbon của rừng lá rộng thường xanh theo các trạng thái: non, nghèo,
trung bình và giàu ở Tây Nguyên. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở

việc xác lập các mô hình tính toán sinh khối và trữ lượng carbon phần trên
mặt đất. Các bể chứa carbon khác như trong đất, thảm mục và cây chết, tầng
thảm tươi cây bụi không được đề cập trong nghiên cứu.
Nghiên cứu của Vũ Tấn Phương (2006)[5] về trữ lượng carbon trong
sinh khối thảm tươi và cây bụi tại tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa làm cơ sở để
xác định đường carbon cơ sở trong dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ
chế phát triển sạch ở Việt Nam.
Theo tác giả Nguyễn Hoàng Trí

(1986)[8] có những nghiên cứu về

lươ ̣ng rơi và phân giải thảm mu ̣c của quầ n xã rừng Đước đôi

(Rhizophora

apiculata Bl.) ở Cà Mau.
Tác giả Hoàng Xuân Tý (1988)[10] có những nghiên cứu về lượng rơi
và phân giải thảm mục trong rừng trồng Bồ đề ở Vùng lâm nghiệp Trung tâm.
Tác giả Hà Văn Tuế (1993)[9] có những nghiên cứu về năng suất lượng rơi
trong mô ̣t số quầ n xã rừng trồ ng nguyên liê ̣u giấ y ta ̣i vùng trung du Viñ h Phu
. ́
Theo Ngô Đình Quế và cộng sự (2006)[6] đã nghiên cứu khả năng hấp
thụ carbon của một số loại rừng trồng keo (keo tai tượng, keo lá tràm, keo lai),
thông (thông ba lá, thông mã vĩ, thông nhựa) và bạch đàn Urophylla. Tác giả
xây dựng phương trình mối tương quan và tính toán khả năng hấp thụ Carbon cho
từng loại rừng. Rừng keo lai 3-12 tuổi (mật độ 800-1350 cây/ha) có lượng hấp thụ
tương ứng là 60-407,37 tấn/ha. Rừng keo lá tràm có khả năng hấp thụ 66,2-292,39



×