Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn nghiên cứu trường hợp các khách sạn thuê thương hiệu sofitel của tập đoàn accor tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.21 KB, 9 trang )

Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn.
Nghiên cứu trường hợp các khách sạn thuê
thương hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Du lịch học
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Minh Hòa
Năm bảo vệ: 2014
Abtract: Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách
nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn. Phân tích tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội
của các khách sạn thuê thương hiệu Sofitel tại Hà Nội. Rút ra bài học kinh nghiệm từ việc
thực hiện trách nhiệm của các khách sạn thuê thương hiệu Sofitel tại Hà Nội. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại Việt
Nam. Cung cấp một phần tài liệu cho việc nghiên cứu trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
khách sạn.
Keywords: Du lịch; Dịch vụ khách sạn; Thương hiệu Sofitel; Trách nhiệm xã hội; Doanh
Nghiệp
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từcuối

năm 2006, chính vì vậy, việc thực hiện trách nhiệm xã hội là một công việc không thể bỏ qua trên
con đường hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam, bởi nó vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp,
vừa mang lại lợi ích cho xã hội, cho quốc gia, đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Công việc này đối với các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bắt đầu, song sẽ là vấn đề mang
tính chất lâu dài và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một nội dung được quan
tâm, nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp những lợi ích và cơ hội.
Mặc dù là ngành kinh tế non trẻ, chỉ thực sự phát triển trong vài thập kỷ trở lại đây, du lịch


Việt Nam đã nhanh chóng hòa chung vào xu thế phát triển của các ngành kinh tế khác và ngày càng
khẳng định vai trò cũng như sự đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước. Cùng với tốc độ phát triển


của ngành du lịch, hệ thống các khách sạn đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng.
Không nằm ngoài quy luật kinh doanh chung, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền
vững, bên cạnh những yếu tố tự thân của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải gắn với cộng đồng, quan
tâm đến môi trường và có trách nhiệm với xã hội. Đây là vấn đề rất quan trọng, nhất là trong giai
đoạn hội nhập hiện nay mà từ trước đến giờ có rất ít các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và nhìn
nhận đúng cách, đặc biệt là trong kinh doanh khách sạn. Một câu hỏi đặt ra là một khách sạn cần
phải làm gì để khách hàng quan tâm ủng hộ, làm gì để xã hội đánh giá là một khách sạn tốt và phát
triển bền vững? Tất cả các vấn đề trên chính là TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TRONG KINH DOANH
KHÁCH SẠN. Các khách sạn tại Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các khách sạn 5 sao cũng đã dần
xây dựng và triển khai kế hoạch, chính sách thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội để đảm bảo
phát triển một cách bền vững. Hoạt động này đã được thực hiện và đã có những thành công, song
cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Trên thực tế, việc nghiên cứu trách nhiệm xã hội trong kinh
doanh khách sạn cả về lý luận và thực tiễn là một vấn đề cần thiết và có ý nghĩa.
Từ thực tế đó đã thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề “Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
khách sạn. Nghiên cứu trường hợp các khách sạn thuê thương hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại
Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ với mong muốn góp phần hoàn thiện hoạt động thực hiện trách
nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn nói chung, nhằm đưa ngành du lịch Việt Nam phát triển
một cách bền vững.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội trong các khách sạn thuê
thương hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.Mục đích
của đề tài làđề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại
Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
-


Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội

trong kinh doanh khách sạn.
-

Đánh giá thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của các khách sạn thuê thương

hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội.
-

Rút ra các bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội trong các

khách sạn thuê thương hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội.


-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội trong các khách sạn thuê thương

hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội nói riêng và vận dụng trong doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn tại Việt Nam nói chung.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn.
* Phạm vi nghiên cứu

-

Phạm vi về nội dung: Trong khuôn khổ bài luận văn này, tác giả xin đề cập đến trách nhiệm

xã hội trong kinh doanh khách sạn và các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội tại các khách sạn
thuê thương hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội. Đây là vấn đề tương đối rộng, do thời gian
không cho phép, việc thu thập số liệu còn gặp nhiều khó khăn cũng như khả năng còn hạn chế, tác
giả chỉ đi sâu vào nghiên cứu 3 nội dung cơ bản của CSR: trách nhiệm đối với người lao động, trách
nhiệm đối với môi trường và trách nhiệm đối với cộng đồng.
-

Phạm vi về không gian: Tác giả lựa chọn các khách sạn thuê thương hiệu Sofitel của tập

đoàn Accor tại Hà Nội làm nghiên cứu trường hợp.
-

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tình hình, số liệu hiện tại và xu hướng phát triển của

những năm tiếp theo.
4.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

* Trên thế giới
Khái niệmtrách nhiệm xã hội của doanh nghiệpxuất phát từtiếng Anh là corporate social
responsibility (viết tắt là CSR). Mặc dù gốc gác của khái niệm CSR đã có từ xa xưa, từ trước thế
chiến thứ hai, xuất phát từ khuynh hướng dân chủ - xã hội, cho rằng sự thúc đẩy một sự “kiểm toán
xã hội” đối với ứng xử của các doanh nghiệp trong việc đáp ứng các nhu cầu xã hội, Nhưng thuật
ngữcorporate social responsibility, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mới thực sựxuất hiện vào
năm 1953 bởi mục sư Bowen. Bowen muốn xây dựng một học thuyết xã hội cho Giáo hội Tin lành

có cùng tầm cỡ với học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo. Do đó, quan niệm của ông đã tạo ra
một ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về trách nhiệm xã hội ở Mỹ.Trong các cuộc tranh luận quốc
tế về trách nhiệm xã hội còn tồn tại tình trạng mập mờ bắt nguồn từ hai cách hiểu về trách nhiệm:
trách nhiệm có thể xem như là kết quả của một nghĩa vụ (obligation), nhưng cũng có thể là kết quả
của một sự cam kết (engagement). Giới Anh - Mỹ thiên về khuynh hướng hiểu CSR như một sự cam


kết (mang tính tự nguyện), trong khi giới Âu châu lục địa lại thiên về cách giải thích CSR như một
nghĩa vụ (mang tính bắt buộc).[1, Tr 46]
Thực tế là từ lâu, một bộ phận lớn giới kinh doanh (có thể nói là đa số), do chịu ảnh hưởng
bởi trường phái kinh tế Chicago (Friedman), nên đã có quan điểm đối lập gần như hoàn toàn với
trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thậm chí là trước khi thuật ngữ này ra đời. Năm 1958, Levitt
đã cảnh báo những nguy cơ của trách nhiệm xã hội: các doanh nghiệp không thể chịu trách nhiệm
như các cơ quan công cộng được, bởi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không được bầu ra theo
nguyên tắc phổ thông bầu phiếu. Chính vì theo dòng tư tưởng này mà Friedman (1962-1971) đã
viết rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không có trách nhiệm nào khác ngoài trách nhiệm tạo ra
càng nhiều tiền càng tốt cho cổ đông của mình. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm là việc thực hiện
trách nhiệm xã hội giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa được lợi nhuận thì doanh nghiệp nhất định
phải đi theo con đường này. Mối quan tâm đối với trách nhiệm xã hội chủ yếu chỉ diễn ra ở các
doanh nghiệp lớn đa quốc gia; các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần lớn đều nằm ngoài trào lưu này,
do họ có những nguồn lực tài chính và nhân sự hạn chế cũng như thường xuyên phải tập trung các
mục tiêu kinh tế mang tính sống còn và ngắn hạn. Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ thường
tìm cách hội nhập tối đa vào cộng động địa phương thông qua các hoạt động bảo trợ, mặc dù đôi
khi cũng tham gia vào những hành động mang tính chiến lược hơn như quản lý rác thải hoặc tiết
kiệm năng lượng. Áp lực của các doanh nghiệp đối tác lớn cũng có thể là động lực tạo nên những
ứng xử mang tính trách nhiệm xã hội nơi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên những áp lực
này mang tính hình thức và được nhìn nhận như là một sự cưỡng ép hơn là một sự khuyến
khích.[1, Tr37]
Perrow (1997), một trong những lý thuyết gia lớn nhất hiện nay trong lĩnh vực khoa học tổ
chức, đã nhận diện trách nhiệm xã hội như là một cơ chế có hiệu ứng rõ ràng nhất, đó là giúp định vị

tổ chức của doanh nghiệp nhằm khai thác một cách tối ưu môi trường xung quanh. Nhưng ông nhấn
mạnh rằng việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ có lợi cho doanh nghiệp. [1,Tr 38]
Ngoài giới kinh doanh, cách nhìn và thái độ của các chủ thể hành động khác cũng khác biệt
nhau rất nhiều: từ việc lên án trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như là một hiện thân mới của chủ
nghĩa tư bản nhằm dự báo trước những điều mang tính chất cưỡng chế (Plihon, 2003), cho đến việc
tin tưởng vào một đòn bẩy mới có khả năng làm biến đổi các doanh nghiệp cũng như giới kinh
doanh (Duval, 2003). [1,Tr 39]


Theo Matten và Moon (2004): “CSR là một khái niệm chùm bao gồm nhiều khái niệm khác
như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách
nhiệm môi trường. Đó là khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính
trị, xã hội đặc thù”. Như vậy, bản chất của CSR là quan điểm về vai trò của nhà nước khiến khái
niệm CSR luôn biến đổi, luôn mới tùy thuộckhông những phạm vị không gian mà còn thời gian nơi
diễn ra cuộc tranh luận CSR [21].
Trong điều kiện hiện nay, với những thách thức của toàn cầu hóa, các công ty ý thức được
rằng các hoạt động “CSR không chỉ là chi phí còn là một hoạt động đầu tư, nó như một chiến lược
đầu tư dài hạn nhằm giảm thiểu rủi ro và hướng tới sự phát triển bền vững bởi nó đã gián tiếp tạo ra
những lợi ích kinh tế” (Kirti Dutta, M. Durgamohan, 2008) [4, Tr 79].
* Ở Việt Nam
Trên các diễn đàn khác nhau, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng có một số bài viết trao đổi
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. TS. Nguyễn Hữu Dũng, Viện Khoa học và Lao động Xã
hội, cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội cũng
như thách thức mới cùng với những “luật chơi mới”. Một trong luật chơi mớiđó là thực hiện “trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp” liên quan đến một số nội dung chủ yếu thuộc lĩnh vực lao động và
môi trường, thông qua những “Bộ nguyên tác ứng xử”. Ông viết: “Vấn đề nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp thông qua việc thực hiện tốt “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” kết hợp
hài hòa giữa việc thực hiện các quy định của luật pháp lao động Việt Nam và các yêu cầu của bạn
hàng, giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của xã hội, giữa quyền lợi của người lao động và
người sử dụng lao động, đáp ứng yêu cầu chung của bộ quy tắc ứng xử (CoC) thì chắc chắn khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệpsẽ được cải thiện, luật pháp lao động quốc gia được thực hiện tốt
hơn và quyền lợi của các bên liên quan cũng được đảm bảo. Đó cũng chính là một trong những nội
dung quan trọng của “xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” trong thời đại mới.[4,Tr 113]
TS. Nguyễn Sĩ Dũng quan niệm,kinh doanh thực chất là khai thác nhu cầu của con người.
Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đặt ra là trên cơ sở các mối quan hệ của doanh
nghiệp và khách hàng. Thực ra, trong cuộc sống chúng ta đều là những nhà cung ứng và những
khách hàng của nhau. Như vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là trách nhiệm xã hội của
bản thân. Theo tác giả, xây dựng và củng cố một xã hội như vậy là trách nhiệm của tất cả mọi người
và của cả doanh nghiệp. Đó cũng là một khía cạnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Trước


hết, đó là trách nhiệm xã hội về môi trường. Thứ hai là trách nhiệm đạo lý. Và cuối cùng, trách
nhiệm xã hội thể hiện trước hết thông qua việc đóng thuế.[4, Tr 114]
Với cách tiếp cận trên góc độ triết học, GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, Viện Triết học thuộc
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam quan niệm: “Ý thức về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế
thị trường hiện đại giúp cho người ta thấy rằng, thị trường thế giới rộng lớn, đầy tiềm năng trên
phạm vi toàn cầu là môi trường thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận không chỉ cho riêng mình, mà còn
cho quê hương, đất nước và cho sự tiến bộ chung của xã hội... Bởi vậy ai biết tôn trọng khách hàng,
biết tôn trọng đạo lý và biết lấy chữ tín làm đầu mới có hy vọng thành đạt trên thương trường trong
nước và quốc tế. Ý thức trách nhiệm xã hội sẽ giúp người sản xuất, kinh doanh tự điều chỉnh các
hoạt động của mình sao cho phù hợp với những đòi hỏi của chuẩn mực pháp lý, chuẩn mực đạo đức
để hướng tới cái lợi, cái thiện, cái đẹp...”[4, Tr 114]
Bài viết về “Trách nhiệm xã hội của các khách sạn Việt Nam” trên tạp chí Du lịch Việt Nam
của tác giả Trần Thị Thu Thảo có nhận định rằng: “Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập
kinh tế quốc tế của các khách sạn thông qua việc thực hiện tốt CSR là sự kết hợp hài hòa giữa việc
thực hiện các quy định của luật pháp Việt Nam về lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu
dùng với yêu cầu của đối tác, của khách hàng; giữa lợi ích của khách sạn với lợi ích của xã hội; giữa
quyền lợi của người lao động với quyền lợi của người sử dung lao động...Khi đáp ứng tốt các yêu
cầu này, năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế của các khách sạn sẽ được cải thiện; luật pháp

của quốc gia được thực hiện tốt hơn và quyền lợi của các bên tham gia cũng được bảo đảm”.[14, Tr
31]
Tuy nhiên các công trình đã công bố tại Việt Nam mới chỉ quan tâm đến hoạt động thực hiện
trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp nói chung mà chưa đề cập sâu đến trách nhiệm xã hội trong
kinh doanh khách sạn hiện nay ở Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu về lý thuyết trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nói chung,
trong kinh doanh khách sạn nói riêng và kế thừa kết quả nghiên cứu của các tài liệu, các công trình
đã công bố, tác giả lựa chọn đề tài “Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn. Nghiên cứu
trường hợp các khách sạn thuê thương hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội”, với mong muốn
đưa ra những bài học kinh nghiệm của các khách sạn trên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn tại Việt Nam.
5.

Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp khảo sát thực tế: Đây là phương pháp không thể thiếu trongngành du lịch. Kết
hợp với việc nghiên cứu thông qua các tài liệu liên quan, phương pháp thực địa được coi là phương pháp
chủ đạo của đề tài. Phương pháp này được kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu với các đối tượng là
nhân viên khách sạn và người quản lý môi trường. Do đó, thông tin thu được từ phương pháp này khá
phong phú và cho kết quả nghiên cứu chân thực.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp
bằng lời có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn nêu những câu hỏi
theo một chương trình được định sẵn dựa trên những cơ sở luật lớn của toán học. Đối tượng thực
hiện phỏng vấn: lao động trong khách sạn và nhà quản lý.Nội dung phỏng vấn đề cập các khía cạnh
về chính sách đối với người lao động, hoạt động bảo vệ môi trường.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Là phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện
cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng

cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước mặc định với các câu hỏi được xếp đặt trên cơ
sở các nguyên tắc: tâm lý, logic và theo nội dung nhất định. Trên cơ sở khảo sát, xác định đối tượng
và nội dung cần điều tra để thực hiện mục tiêu đề tài, việc điều tra được tiến hành đối với các lao
động làm việc tại các khách sạn thuê thương hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội. Sau đó thiết
kế bảng hỏi với hệ thống câu hỏi phù hợp về cả cấu trúc, thời gian với các đối tượng là người lao
động. Nội dung các câu hỏi đề cập là các mối quan tâm của họ về các chế độ lương, thưởng và đãi
ngộ khác của khách sạn đối với người lao động... nhằm đáp ứng cho yêu cầu và mục tiêu của luận
văn.

- Phương pháp thống kê, thu thập và xử lý số liệu: Phương pháp này được thực hiện trong
luận văn thông qua việc tổng hợp các nguồn tư liệu, số liệu, các kết quả đánh giá, điều tra xã hội
cũng như các khảo sát thực tế. Phân tích để thấy được mức độ, chiều sâu của vấn đề được đề cập.
6.

Những đóng góp của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống, phát triển lý thuyết về trách nhiệm xã hội
trong kinh doanh khách sạn.

- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề tài đã làm rõ thực trạng hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội tại các khách sạn thuê
thương hiệu Sofitel của tập đoàn Accor tại Hà Nội.
+ Việc nghiên cứu về thực trạng và rút ra các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện trách
nhiệm xã hội trong các khách sạn Sofitel tại Hà Nội là căn cứ cơ bản để đề xuất các giải pháp nâng


cao trách nhiệm xã hội trong các khách sạn tại Việt Nam. Nó giúp cho các doanh nghiệp khách
sạnnhận thức đúng đắn về trách nhiệm xã hội của mình, lợi ích từ việc thực hiện tốt trách nhiệm xã
hội.
+ Giúp cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp khách sạn Việt Nam có những định hướng

trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình nhằm đảm bảo phát triển một cách bền vững.
+ Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp khách sạn Việt Nam trong
việc thực hiện các trách nhiệm xã hội của mình.
7.

Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được kết cấu làm

3 chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh khách sạn
- Chương 2: Trách nhiệm xã hội của các khách sạn thuê thương hiệu Sofitel của tập đoàn
Accor tại Hà Nội

- Chương 3: Kinh nghiệm và những đề xuất nâng cao trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
khách sạn tại Việt Nam
References
Tiếng Việt
1. Michel Capron - Francoise Quairel – Lanoizelée (2009), Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, Nhà xuất bản Tri thức
2. Nguyễn Ngọc Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực trong các khách sạn liên doanh quốc tế
5 sao tại Hà Nội - Kinh nghiệm và những đề xuất, Luận văn thạc sĩ du lịch học
3. Trịnh Xuân Dũng, Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản Quốc gia Hà
Nội, 144 trang
4. Đại học Thương mại (2008), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp các góc độ tiếp cận thực tiễn và giải pháp, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế
5. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao
động Xã hội
6. Tim Hindle (2005), Kỹ năng phỏng vấn, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
7. Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi (2009), Báo cáo tái thẩm định xếp hạng khách
sạn 5 sao



8. Khách sạn Sofitel Plaza Hanoi (2011), Hồ sơ đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
9. Dương Thị Liễu (2008), Bài giảng văn hóa kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
10. Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hương (2008), Quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế quốc dân
11. Hoàng Ngọc Quỳnh (2010), Quản lý và bảo vệ môi trường trong khách sạn, Tạp chí Du lịch
số 12, Tr 31 - 32
12. Hoàng Ngọc Quỳnh (2012), Một số giải pháp ứng dụng Tiêu chuẩn “Khách sạn Xanh
ASEAN” cho các khách sạn tại Hà Nội, Luận văn thạc sĩ du lịch học
13. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
14. Trần Thị Thu Thảo (2010), Trách nhiệm xã hội của Khách sạn Việt Nam - Tạp chí Du lịch
Việt Nam - Số 11, Tr 31 - 33
15. Nguyễn Ngọc Thắng (2010), Gắn quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26, trang 232-238
Tiếng Anh
16. Carroll Archie (1999), Corporate social responsibility - evonlusion of a definitinal construct,
Business & Society, Vol.38, 268 - 295
Website
17. www.vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/9133.
18. http: //luatminhkhue.vn/chuyen-doi/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-%E2%80%93-csrmot-so-van-de-ly-luan-va-yeu-cau-doi-moi-trong-quan-ly-nha-nuoc-doi-voi-csr-o-vietnam.aspx
19. http: //vtr.org.vn/index.php?options=items&code=3146
20. www.baomoi.com/5-khach-san-Accor-tai-Ha-Noi-ky-niem-Hanh-tinh-xanh
21. www.hanoitourist.com.vn/kinhnghiemtour/kinhnghiem/kn-quanly/1277-accor1
22. www.accor.com/en/suitainable-development/the-planet-21-program.html
23. www.vietnamtourism.com.vn/news/vn/detail/34/19313




×