Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến tại cát bà hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.85 KB, 11 trang )

Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến tại Cát
Bà -Hải Phòng
Trần Kim Yến
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Du lịch
Nghd: Trần Thị Minh Hòa
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Công tác quản lý; Du lịch; Cát Bà;
Contents:
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động du lịch tại Việt Nam đang từng bước tăng lên cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Tuy
nhiên, việc phát triển du lịch tại các điểm, khu du lịch thường là tự phát, chưa có sự quy hoạch
đồng bộ. Đặc biệt là công tác quản lý điểm đến du lịch chưa được chú trọng.
Quản lý điểm đến mới chỉ được quan tâm ở một vài góc độ như các chính sách phát triển,
quản lý môi trường…mà chưa quan tâm đến đầy đủ cả ba vấn đề lớn của quản lý điểm đến đó là
“Ai là người quản lý?” “Quản lý cái gì tại điểm đến?” và “Quản lý bằng công cụ gì?”. Ngoài ra,
quản lý điểm đến cũng cần được quan tâm xây dựng, thực hiện ở các cấp độ phân cấp khác nhau:
Từ cấp độ địa phương / cộng đồng trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ đến cấp độ vùng/ tỉnh
hoặc cấp độ quốc gia.
Cát Bà là một điểm du lịch mới được khai thác khoảng hơn chục năm trở lại đây. Hoạt
động du lịch tại Cát Bà khá đa dạng và phong phú. Nhưng cũng giống như nhiều điểm đến du
lịch khác, công tác quản lý điểm đến để giúp Cát Bà có hướng phát triển bền vững, lâu dài lại
chưa được quan tâm nhiều và có những hạn chế nhất định. Mặc dù tầm quan trọng của du lịch
trong kế hoạch phát triển của thành phố Hải Phòng đã được nâng lên một bước, nhưng trên thực
tế, các ban, ngành và các cấp chưa quan tâm đúng mức tới việc tạo môi trường thuận lợi cho du
lịch phát triển, chưa khơi dậy được hết tiềm năng và chưa huy động được mọi thành phần kinh tế
tham gia phát triển du lịch; chưa quan tâm đầy đủ đến việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch.


Việc giáo dục du lịch cho cán bộ và nhân dân chưa tốt nên không phải ai cũng hiểu được vị trí,


vai trò của du lịch trong đời sống cộng đồng để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên quan
điểm phát triển du lịch bền vững. Cơ chế, chính sách về du lịch có mặt chưa đồng bộ và nhất
quán.
Những hạn chế nêu trên là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc chưa tận dụng
được hết lợi thế, tiềm năng sẵn có của điểm đến để phát triển du lịch. Với lý do đó, tác giả lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch tại Cát Bà, Hải Phòng” làm luận
văn thạc sĩ của mình với hi vọng góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Luận văn được thực hiện với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý điểm đến tại Cát Bà - Hải Phòng thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá thực
trạng hoạt động quản lý điểm đến tại địa bàn.
* Nhiệm vụ
Để đạt được nội dung nghiên cứu, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chính như
sau:
- Nghiên cứu, hệ thống hoá các cơ sở lý luận về điểm đến và quản lý điểm đến du lịch.
- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch Cát Bà và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác quản lý điểm đến.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch ở Cát Bà và đưa ra một số giải
pháp để việc khai thác du lịch tại đây có hiệu quả hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là điểm đến và vấn đề quản lý điểm đến du lịch.

* Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu về điểm đến và vấn đề quản lý điểm
đến du lịch từ cấp độ địa phương, cộng đồng trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ đến cấp độ
tỉnh, thành phố, không bao gồm quản lý vùng.

- Phạm vi về không gian: Tác giả lựa chọn điểm đến du lịch Cát Bà - Hải Phòng làm
nghiên cứu điển hình.
- Phạm vi thời gian: Để nghiên cứu chính xác và hiệu quả, số liệu tác giả sử dụng được
thống kê vào thời điểm từ năm 2000 đến năm 2012.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hoạt động du lịch là hoạt động thu hút được sự quan tâm chú ý không chỉ các nhà kinh tế xã hội và chính trị đồng thời thu hút mọi tổ chức, thành phần kinh tế tham gia. Các hoạt động
liên quan trực tiếp và gián tiếp đến du lịch đang ngày càng được quan tâm, chú ý. Công tác quản
lý điểm đến du lịch cũng là một trong các hoạt động được nhiều nhà quản lý của các điểm đến du
lịch trên thế giới và Việt Nam quan tâm.
Trên thế giới đã xuất hiện những công trình nghiên cứu, những ấn bản về quản lý điểm đến
du lịch. Trong số đó tiêu biểu có thể kể đến một số tài liệu:
Năm 2007, Tổ chức du lịch thế giới UNWTO xuất bản cuốn Hướng dẫn thực hành Quản lý
điểm đến. Trong cuốn này các tác giả đã đưa ra khái niệm điểm đến du lịch:“Điểm đến du lịch là
vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch
vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự
nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”. Các tác giả đã tổng
quan các vấn đề về quản lý điểm đến như nội dung quản lý, mô hình quản lý và nguyên tắc quản
lý điểm đến cùng với những hướng dẫn thực hiện. Các tác giả cũng chỉ ra rằng quản lý điểm đến
thành công phải dựa trên sự hợp tác hiệu quả giữa các tổ chức với nhau, giữa khu vực hành chính
công và tư nhân, giữa các đối tác với mục tiêu cuối cùng là cùng nhau cung cấp những sản phẩm,
dịch vụ du lịch tốt nhất cho du khách.
Giáo sư Urs Wagenseil1 đã đề cập đến quản lý điểm đến trong tham luận của mình tại hội
nghị với các chuyên gia du lịch địa phương (Predeal, tháng 10/ 2008). Trong nội dung bản tham
1

Urs Wagenseil: Giáo sư Wagenseil, trưởng khoa Du lịch, trường Đại học Nghệ thuật và Khoa
học ứng dụng Lucerne, Switzerland.


luận giáo sư đã trình bày cụ thể các yếu tố cấu thành nên một điểm đến du lịch, đưa ra mô hình

của một ban quản lý điểm đến và đánh giá tầm quan trọng của quản lý điểm đến. Mô hình ban
quản lý được mô tả, xác định các chức năng, nhiệm vụ và đánh giá các tác động mà ban quản lý
sẽ mang đến cho các điểm đến du lịch.
Năm 2011, hai tác giả Metin Kozak và Seyhmus Baloglu xuất bản cuốn Marketing và
Quản lý điểm đến du lịch. Lý thuyết về quản lý điểm đến được trình bày, phân tích cụ thể, rõ
ràng giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất và logic nhất về hoạt động quản lý điểm đến du
lịch.
Năm 2012, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)2 phát hành tài liệu Quản lý điểm
đến du lịch (hướng tới phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh). Đây là một bộ công cụ
hướng dẫn hoạt động quản lý điểm đến du lịch, toàn bộ bộ công cụ có 8 nội dung chính. Các tác
giả đã đưa ra những ví dụ điển hình, rút ra bài học kinh nghiệm và xây dựng một số biểu mẫu
nhằm đánh giá hiệu quả công tác quản lý.
Tại Việt Nam, những năm gần đây đã có những công trình đề cập đến hoạt động quản lý
điểm đến du lịch. PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh và các cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
cấp bộ “Cơ sở khoa học cho việc tổ chức và quản lý hệ thống các khu du lịch và đề xuất quy chế
tổ chức và quản lý khai thác các khu du lịch ở Việt Nam”. Đề tài đã xác lập những luận cứ khoa
học để xây dựng dự thảo về quy chế quản lý khai thác các khu du lịch.
Năm 2011, thạc sĩ Bùi Thị Thanh Huyền đã thực hiện luận văn “Một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội”. Kết
quả nghiên cứu của luận văn là đã hệ thống hóa được các vấn đề về quản lý điểm đến du lịch;
đánh giá thực trạng hoạt động du lịch tại điểm đến và bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch.
Tuy nhiên các công trình đã công bố tại Việt Nam mới chỉ quan tâm đến khía cạnh quản lý
Nhà nước của hoạt động quản lý điểm đến mà chưa đề cập đến các khía cạnh khác như sự hợp
tác giữa các doanh nghiệp, sự liên kết với các nhà cung ứng…

2

USAID: United States Agency for International Development”. Đây là một tổ chức độc lập có
trách nhiệm điều khiển viện trợ ngoại quốc và giúp đỡ về nhân đạo.



Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu về lý thuyết quản lý điểm đến và kế thừa kết quả nghiên
cứu của các tài liệu, các công trình đã công bố tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu công tác quản
lý điểm đến du lịch tại Cát Bà - Hải Phòng” nhằm áp dụng hoạt động quản lý điểm đến bao gồm
cả 3 vấn đề “Ai quản lý?”, “Quản lý cái gì?” và “Quản lý như thế nào?” cho một điểm đến du
lịch cụ thể là Cát Bà. Tác giả mong muốn kết quả của luận văn sẽ hướng du lịch Cát Bà tới sự
phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến này.


5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Tác giả đã thu thập và sử dụng nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau như giáo trình, sách
báo, tạp chí, các trang web, các báo cáo của Sở VH - TT&DL Hải Phòng. Trong đó bao gồm các
tài liệu, số liệu:
- Tài liệu, số liệu về hoạt động kinh doanh du lịch tại Cát Bà, số lượng khách du lịch, các
dự án đầu tư…
- Dữ liệu về hoạt động quản lý điểm đến tại Cát Bà từ năm 2000 đến 2012.
* Phương pháp thực địa
Khi tiến hành luận văn tác giả đã đến quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động kinh doanh
du lịch tại Cát Bà và thực hiện phỏng vấn các nhà quản lý một số doanh nghiệp du lịch, thành
viên Hiệp hội du lịch Cát Bà.
* Phương pháp điều tra bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện
cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình
bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước mặc định với các câu hỏi được xếp
đặt trên cơ sở các nguyên tắc: tâm lý, logic và theo nội dung nhất định. Phương pháp này đã
được tác giả sử dụng với các bước như sau:
- Thiết kế bảng hỏi: Phiếu điều tra được thiết kế với hệ thống câu hỏi phù hợp về cả cấu
trúc, thời gian với các đối tượng là khách du lịch và các công ty lữ hành.

+ Đối với khách du lịch: phát ra 150 phiếu, thu về 138 phiếu hợp lệ.
+ Đối với các công ty lữ hành: phát ra 100 phiếu, thu về 87 phiếu hợp lệ.
- Điều tra thử: nhằm khảo sát địa bàn, điều tra mẫu, phân tích kết quả về cấu trúc và nội
dung bảng hỏi. Trên cơ sở đó điều chỉnh lại bảng hỏi cho phù hợp, thu được thông tin hiệu quả.
- Lựa chọn địa bàn điều tra và mẫu điều tra: Mẫu điều tra đối với khách là ngẫu nhiên (dựa
trên cơ sở các đối tượng khách du lịch khác nhau: học sinh, sinh viên, cán bộ, khách trong nước


và nước ngoài). Mẫu điều tra đối với các công ty lữ hành chủ yếu tác giả lựa chọn trên địa bàn
Hải Phòng, Hà Nội và Quảng Ninh.
* Phương pháp điều tra phỏng vấn
Trong phương pháp này tác giả thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời. Đối
tượng tham gia phỏng vấn là các cán bộ làm trong các doanh nghiệp du lịch tại Cát Bà, cán bộ
đại diện của cơ quan trực thuộc Hiệp hội du lịch Cát Bà, cộng đồng dân cư địa phương.
6. Đóng góp của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần hệ thống, phát triển lý thuyết trong lĩnh vực quản lý
điểm đến du lịch.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề tài đã làm rõ thực trạng phát triển du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch Cát Bà
giai đoạn 2001 - 2012.
+ Việc nghiên cứu và đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du
lịch Cát Bà sẽ mang lại những nhận thức đúng đắn về việc tạo dựng hình ảnh du lịch, xây dựng
thương hiệu, về vai trò của công tác quản lý điểm đến để du lịch Cát Bà có thể phát triển bền
vững.
+ Giúp cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp du lịch tại điểm đến có những định hướng
trong quá trình quản lý xây dựng và phát triển điểm đến.
+ Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo cho điểm đến du lịch Cát Bà trong việc tổ chức
hoạt động kinh doanh du lịch cũng như hoạt động quản lý điểm đến.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có kết cấu 3

chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về điểm đến du lịch và công tác quản lý điểm đến du lịch
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch tại Cát Bà
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch tại Cát Bà


Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
[1] Bộ Chính trị (2003), “Nghị quyết số 32-NQ/TW” (Về xây dựng và phát triển thành phố Hải
Phòng trong thời kỳ cụng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước).
[2] PGS.TS Vũ Tuấn Cảnh và cộng sự (2000), “Cơ sở khoa học cho việc tổ chức và quản lý hệ
thống các khu du lịch và đề xuất quy chế tổ chức và quản lý khai thác các khu du lịch ở Việt
Nam”, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
[3] Cục Khí tượng thủy văn vùng Đông Bắc (1998), Đặc điểm khí hậu thủy văn Hải Phòng,
NXB Hải Phòng.
[4] PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa (2012), Bài giảng “Marketing điểm đến du lịch” dành cho đối
tượng Cao học, Khoa Du lịch học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà
Nội.
[5] Bùi Thị Thanh Huyền (2011), Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội”, Khoa Du lịch học,
Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
[6] ThS Quỳnh Hương, Bài viết “Trào lưu phượt trong giới trẻ hiện nay”, Thông báo nghiên cứu
khoa học số 4, trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
[7] Nguyễn Ngọc Khánh (1999), “Đặc trưng hệ sinh thái - cơ sở phát triển du lịch sinh thái Việt
Nam”, Tuyển tập tuyển tập báo cáo hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia phát triển du lịch sinh
thái ở Việt Nam, Hà Nội.
[8] Lê Văn Lanh (1999), “Du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam”, tuyển
tập báo cáo hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Hà
Nội.
[9] Luật Du lịch (2005), NXB Chính trị Quốc gia.

[10] TS Vũ Nam (2012), tập bài giảng “Xúc tiến điểm đến và thực trạng một số hoạt động xúc
tiến điểm đến ở Việt Nam”.
[11] Trần Đức Thanh (2000), “Báo cáo đặc điểm địa hình và quá trình phát triển vùng đất Hải
Phòng”, Viện nghiên cứu Hải Dương học, Hải Phòng.


[12] Trung tâm Khoa học và xã hội nhân văn Hải Phòng (2001), “Một số di sản Văn hóa tiêu
biểu của Hải Phòng”, Tập 1, NXB Hải Phòng.
[13] Trung tâm Khoa học và xã hội nhân văn Hải Phòng (2002), “Một số di sản Văn hóa tiêu
biểu của Hải Phòng”, Tập 2, NXB Hải Phòng.
[14] UBND huyện Cát Hải (1999), “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cát
Hải năm 2000 - 2010”, Báo cáo tổng hợp huyện Cát Hải năm 1999.
[15] UBND thành phố Hải Phòng(1996), “Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 1996- 2010”, Hải Phòng.
[16] UBND thành phố Hải Phòng (2006), Đề án đẩy mạnh phát triển du lịch Hải Phòng giai đoạn
2006 - 2010 và định hướng 2020, Hải Phòng tháng 11/2006.
[17] Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2006), Đề án “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020”.
Tài liệu tiếng Anh
[18] R.W. Butler, Comtemporary tourism review “Tourism Area Life Cycle”, University of
Strathclyde, 2011.
[19] Jennifer Stange & David Brown (2012), “Tourism Destination Management (Achieving
sustainable and competitive results)”,USAID.
[20] Kamen Andrea Meimei (2009), “Tourist Destination Management”, University of Oradea,
Romania.
[21] Dr Konstatinos Andriotis, “The tourism life cycle: An overview of the Cretan case”,
Hellenic Open University.
[22] Metin Kozak & Seyhmus Baloglu (2011), “Managing and Marketing Tourist Destination”,
New York
[23] Metin Kozak (2004), “Destination Benchmarking”, CABI Publishing

[24] Rich Harrill, Ph.D (2003), “Guide to Best Practices in Tourism and Destination
Management”, The American Hotel & Lodging Educational Institute, Michigan
[25] UNWTO (2007), “A Practical Guide to Tourism Destination Management”, Madrid, Spain.


[26] Prof. Urs Wagenseil (2008), “Summary of visit and discussions with local Experts”,
Predeal.




×