Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch tại thành nhà hồ, thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.09 KB, 6 trang )

Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ,
Thanh Hóa
Đào Thanh Xuân
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Du lịch
Nghd: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng
Năm bảo vệ: 2014
Keywords: Du lịch, Thanh Hóa; Thành nhà Hồ
Contents:
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Di sản thế giới là những di tích lâu đời vĩ đại và có sức hấp dẫn. Du lịch tìm hiểu các giá trị
văn hóa là loại hình được nhiều du khách ưa thích trong các loại hình du lịch ở bất kỳ quốc gia nào.
Những năm qua, du lịch tham quan tìm hiểu di tích, di sản văn hóa phát triển rất nhanh ở Việt Nam,
góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nước ta.
Khu di tích Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào tháng
6/2011. Nhưng theo số liệu thống kê của Sở VHTTDL Thanh Hóa chỉ có khoảng 300 khách du lịch
mỗi ngày cho thấy di sản này chưa thực sự hấp dẫn về du lịch. Cần có những quy hoạch để quản lý
và bảo tồn các giá trị của di sản Thành nhà Hồ đồng thời là những chiến lược để phát triển hoạt
động du lịch ở di sản này.
Vì những lí do trên mà tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch tại
Thành nhà Hồ, Thanh Hóa” cho luận văn thạc sỹ của mình.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về Thành nhà Hồ nhưng chỉ dừng lại ở mức khảo
cứu, tìm hiểu về các giá trị văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật. Những công trình nghiên cứu phát triển
du lịch tại Thành nhà Hồ hầu như chưa có.

3. Mục đích và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu


- Góp phần nâng cao nhận thức về di sản, bảo vệ di sản của các bên tham gia trong hoạt động
du lịch.
- Đưa ra một số kiến nghị về công tác quản lý di sản, giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đến
vấn đề bảo tồn di tích và chiến lược phát triển du lịch, thu hút du khách tại di sản Thành nhà Hồ.


- Mong muốn kết quả nghiên cứu nhận được sự quan tâm và đầu tư của các tổ chức trong và
ngoài nước cho công tác bảo tồn khu di tích Thành nhà Hồ.

3.2. Nội dung nghiên cứu
- Những vấn đề lí luận chung về điểm du lịch và sức hấp dẫn của điểm du lịch di tích lịch sử,
kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ.
- Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động du lịch tại Thành nhà Hồ.
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ hoạt động du lịch tại DSVHTG Thành nhà Hồ - một điểm du
lịch.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Khu vực Thành nhà Hồ và vùng phụ cận
+ Thời gian: Từ 2009 đến 2013.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp liên ngành

6. Bố cục luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được kết cầu thành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của điểm du lịch và sức hấp dẫn của điểm du lịch di tích lịch sử,
kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại Thành nhà Hồ
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ

7. Đóng góp của luận văn
Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ, Thanh Hóa” đã đạt được kết quả
mà mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra:
Một là: Đề tài đã nghiên cứu và khái quát được một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như
là: Điểm du lịch, phân loại điểm du lịch, các tiêu chí đánh giá điểm du lịch hấp dẫn và điểm du lịch
di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ.
Hai là: Đề tài đã khảo sát, nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại Thành nhà Hồ từ khi
được công nhận là DSVHTG cho đến nay, qua đó đưa ra đánh giá về những thành tựu, hạn chế của
hoạt động du lịch tại đây.


Ba là: Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, quản lý, tôn tạo và khai thác tốt di sản
văn hóa để phát triển du lịch tại Thành nhà Hồ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Đào Duy Anh (2006), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thông tin.
2. Đặng Xuân Bảng (1997), Sử học bị khảo, Nxb Văn hoá Thông tin.
3. Phạm Văn Chấy (2009), Thành nhà Hồ và những truyện xây thành đắp lũy, Nxb Thanh Hóa,
Thanh Hóa.

4. Trần Bá Chí (1992), Hồ Quý Ly và nhà Hồ, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5, tr. 1-40.

5. Phan Huy Chú (1997), Hoàng Việt địa dư chí, Nxb Thuận Hóa Huế.
6. Đại Việt sử ký toàn thư tập 1, (1998), Nxb Văn học.
7. Đại Việt sử ký toàn thư tập 2, (1998), Nxb Văn học.
8. Lưu Công Đạo (2010), Thanh Hóa tỉnh - Vĩnh Lộc huyện chí, Nxb Thanh Hóa, Thanh Hóa.
9. Trịnh Thị Hạnh (2012), Khai thác các giá trị di sản văn hóa Thành Tây Đô trong du lịch
văn hóa xứ Thanh, Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn.

10. Đỗ Thị Thanh Hoa (2008), Một số vấn đề đặt ra trong quản lý và phát triển du lịch tại các
khu vực di sản thế giới ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

11. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc,
Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 2.

12. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Khai thác ẩm thực dân tộc trong du lịch, Tạp chí Du lịch Việt
Nam, số 5.

13. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, số 11.

14. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn di sản văn hóa như một hoạt động phát triển du lịch,
Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, Trường Đại học
KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội, tổ chức ngày 06/4/2012.

15. Nguyễn Phạm Hùng, Bảo tồn văn hóa tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu
Phật học, số 3.

16. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn văn hóa đúng cách, Tạp chí du lịch Việt Nam, số
10.

17. Nguyễn Xuân Khánh (2006), Hồ Quý Ly, Nxb Phụ nữ.

18. Đinh Trung Kiên (2004), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà
Nội.

19. Phan Huy Lê (1959), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


20. Phan Huy Lê (2012), Thành nhà Hồ - Di sản lịch sử - văn hóa Việt Nam đặc sắc cuối thế kỷ
XIV- đầu thế kỷ XV, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, tr. 4-6.

21. Lâm Bá Nam (1992), Hồ Quý Ly và ý thức dân tộc, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 5, tr.151.

22. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục.
23. Nguyễn Danh Phiệt (1997), Hồ Quý Ly, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Di sản Văn hóa, 2001.
25. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Du lịch, 2005.
26. Quốc sử quán triều Nguyễn ( 1960), Việt sử thông giám cương mục, Nxb Văn Sử Địa, Hà
Nội.

27. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hóa- Huế , Viện
Sử học biên dịch.

28. Trương Hữu Quýnh – Đinh Xuân Lâm – Lê Mậu Hãn, Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 1, (
2000), Nxb Giáo dục.

29. Hà Văn Siêu (2012), Phát triển sản phẩm du lịch gắn với di sản thế giới Thành nhà Hồ- Cơ
hội và thách thức, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

30. Lê Văn Siêu (2004), Việt Nam văn minh sử cương, Nxb Thanh niên.
31. Ngô Thì Sĩ (1997), Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb Khoa học Xã hội.
32. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (2007), Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát

triển du lịch tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến 2020.

33. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (2004), Quy hoạch chi tiết Khu du lịch Thành
nhà Hồ.

34. Lê Tạo (1990), Từ Ly Cung đến Tây Đô, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, tr. 30- 31.
35. Phan Đăng Thanh, Trương Thị Hòa (2011), Cải cách Hồ Quý Ly, Nxb Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh.

36. Nguyễn Thị Thúy (2009), Thành Tây Đô –góc nhìn của thuật phong thủy, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 10, tr. 62- 65.

37. Tổng cục Du lịch (1998), Non nước Việt Nam. Sách hướng dẫn du lịch.
38. Tống Trung Tín (2011), Thành nhà Hồ Thanh Hóa, Nxb Khoa học Xã hội.
39. Tống Trung Tín - Lê Thị Liên - Đỗ Quang Trọng (2012), Giá trị nổi bật toàn cầu của di sản
thế giới Thành nhà Hồ, Tạp chí Khảo cổ học, số 2, tr. 7-15.

40. Tống Trung Tín - Nguyễn Xuân Toán (2012), Tổng quan di sản Thành nhà Hồ, Tạp chí
Khảo cổ học, số 2, tr. 16-27.

41. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.


42. Trần Đức Thanh (2006), Địa lý du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
43. Viện Khảo cổ học (2012), Tạp chí Khảo cổ học, số 2.
44. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục.
Tài liệu tiếng Anh

45. Cadotte, Woodruff và Jenkins (1982), Distinguishing service quality and customer
satisfaction: the voice of the consumer.


46. Laws, E (1995), Tourist Destination Management: Issues, Analysis, and Policies, New
York: Routledge.

47. Bodlender Jonathan (1988), Tourism: a portrait.
48. Giuseppe Marzano (2007) Destination Management Plans.
49. Kozak M. (2002), Comparative analysis of tourist motivations by nationality and
destinations. Tourism Management.

50. Mill, Robert Christie, Morrison, Alastair M. (1992): The Tourism System: An Introductory
Text, Englewood Cliffs: Prentice-Hall .

51. Oliver, Richard L. (1997), Satisfaction: A Behavioral Perspective on the consumer, New
York: Irwin/McGraw-Hill.



×