Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa và du lịch lịch sử tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 123 trang )



Đại học Quốc gia Hà Nội
Tr-ờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
~~~~~~~~~~~~




nGUYễN THị THùY DƯƠNG




Nghiên cứu phát triển
du lịch VĂN HóA Và DU LịCH LịCH Sử
TạI HUYệN ĐảO VÂN ĐồN, TỉNH QUảNG NINH.









Luận văn thạc sĩ du lịch












Hà Nội, năm 2012


Đại học Quốc gia Hà Nội
Tr-ờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
~~~~~~~~~~~~




nGUYễN THị THùY DƯƠNG



Nghiên cứu phát triển
du lịch VĂN HóA Và DU LịCH LịCH Sử
TạI HUYệN ĐảO VÂN ĐồN, TỉNH QUảNG NINH.



Chuyên ngành: Du lịch

(Ch-ơng trình đào tạo thí điểm)




Luận văn thạc sĩ du lịch




Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quốc Sử







Hà Nội, năm 2012

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA -
LỊCH SỬ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA - LỊCH SỬ
TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN 12
1.1. Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa - lịch sử 12
1.1.1. Du lịch văn hóa 12
1.1.2. Du lịch tham quan các điểm di tích lịch sử văn hóa 12
1.1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa - lịch sử 13
1.1.4. Tổ chức quản lý du lịch văn hóa - lịch sử 13

1.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa - lịch sử 15
1.1.6. Sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử 16
1.1.7. Điểm đến du lịch 17
1.1.8. Khách du lịch 18
1.1.9. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch 18
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa - lịch sử tại huyện đảo Vân Đồn 20
1.2.1. Điều kiện bên trong 20
1.2.2. Điều kiện bên ngoài 36
Tiểu kết chƣơng 1 38
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA - LỊCH
SỬ TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN 39
2.1. Khái quát về hoạt động du lịch tại huyện đảo Vân Đồn 39
2.2. Công tác quản lý về du lịch 41
2.2.1.Công tác quản lý nhà nước về du lịch 41
2.2.2. Các cơ sở, đơn vị du lịch 42
2.2.3. Chính quyền địa phương 43
2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực 43
2.3.1. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 43
2.3.2. Nhân lực cho hoạt động du lịch 51

2
2.4. Sản phẩm du lịch và các chƣơng trình du lịch văn hóa - lịch sử 53
2.4.1. Sản phẩm du lịch khai thác từ tài nguyên du lịch văn hóa vật thể 53
2.4.2. Sản phẩm du lịch khai thác từ tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể56
2.4.3. Các chương trình du lịch văn hóa - lịch sử tiêu biểu 59
2.5. Khách du lịch đến Vân Đồn 61
2.5.1.Khách nội địa 61
2.5.2. Khách quốc tế 63
2.6. Doanh thu du lịch của huyện đảo Vân Đồn 64
2.7. Đánh giá hoạt động du lịch văn hóa - lịch sử của huyện đảo Vân Đồn 65

2.7.1. Những thuận lợi và khó khăn 65
2.7.2 Những thành tựu và hạn chế 66
Tiểu kết chƣơng 2 71
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH VĂN HÓA - LỊCH SỬ TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN. 72
3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp 72
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch của huyện đảo Vân Đồn 72
3.1.2. Yêu cầu thực tiễn 73
3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa - lịch sử huyện đảo Vân
Đồn 74
3.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý du lịch 74
3.2.2. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật và đầu tư phát triển 76
3.2.3. Giải pháp về sản phẩm 78
3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 80
3.2.5. Giải pháp bảo tồn di sản 82
3.2.6. Giải pháp xây dựng hình ảnh, xúc tiến và quảng bá du lịch 89
Tiểu kết chƣơng 3 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC


3

DANH MỤC HÌNH, BẢNG

Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Vân Đồn 20
Bảng 2.1. Khách du lịch và doanh thu du lịch Vân Đồn giai đoạn (2007 –
2012) 40
Bảng 2.2: Thực trạng cơ sở lưu trú tại huyện Vân Đồn năm 2007 - 2012 46

Bảng 2.3 : Phương tiện vận chuyển khách trên các đảo 49
Bảng 2.4: Phương tiện vận chuyển khách bằng đường thủy 50
Bảng 2.5. Thực trạng lao động trực tiếp trong ngành du lịch ở Vân Đồn (2007 –
2012) 51
Bảng 2.6. Khách du lịch nội địa đến Vân Đồn giai đoạn 2007 - 2012 61
Bảng 2.7. Khách du lịch quốc tế đến Vân Đồn giai đoạn 2007-2012 63
Bảng 2.8. Doanh thu du lịch huyện Vân Đồn (giai đoạn 2007 – 2012) 64












4
DANH MỤC VIẾT TẮT





UNESCO


United Nations Educational, Scientific

and Cultural Organization

UBND


Uỷ ban nhân dân

Sở VH,TT và DL


Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

TW


Trung ương




























5
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng về các mặt kinh tế - văn hóa -
xã hội, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng và trở thành nhu cầu cơ bản
không thể thiếu được trong đời sống. Hoạt động du lịch đang trở thành một ngành
kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, ngành du lịch tuy
còn non trẻ nhưng đã có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đóng
góp những thành tựu đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Trong sự phát triển đa dạng
của các loại hình du lịch ở Việt Nam thì loại hình du lịch văn hóa được xác định là
một trong những loại hình đặc thù, có thế mạnh và tiềm năng phát triển lớn, thu hút
nhiều du khách quốc tế.
Nằm ôm trọn vịnh Bái Tử Long, huyện đảo Vân Đồn được biết đến như một
trong những điểm du lịch hấp dẫn của Quảng Ninh. Vân Đồn không chỉ có tài
nguyên du lịch tự nhiên mà còn có tài nguyên du lịch văn hóa phong phú và đa
dạng. Vân Đồn xưa kia từng là thương cảng đầu tiên của Việt Nam, được hình

thành từ thời Lý và phát triển liên tục trong suốt 700 năm thì bị rơi vào quên lãng
với những dấu tích còn lại nằm rải rác trên suốt một dải từ Cống Đông, Cống Hẹp,
Cống Yên, Quan Lạn, Minh Châu…Vân Đồn cũng là vùng đất có trầm tích văn hóa,
lịch sử dày đặc với nhiều di tích, lễ hội tiêu biểu như: các di chỉ khảo cổ học thời
tiền sử phân bố trên các đảo và hang động vùng vịnh Bái Tử Long, lễ hội truyền
thống Vân Đồn, cụm di tích đình, chùa, miếu, nghè Quan Lạn với những giá trị lịch
sử văn hóa đặc sắc…cùng với đó là những giá trị văn hóa dân gian mang đậm yếu
tố biển của những thế hệ cư dân đời nối đời gắn bó với những hòn đảo. Tất cả
những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo đó đã hòa quyện với nhau, tạo cho vùng biển
đảo tài nguyên du lịch hấp dẫn.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, Vân Đồn được xác định là một trong bốn không gian phát triển du lịch
trọng điểm. Với tài nguyên du lịch văn hóa phong phú, Vân Đồn hội đủ điều kiện
để phát triển thành một trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử với những sản phẩm

6
du lịch hấp dẫn đặc thù. Tuy nhiên, sự phát triển loại hình du lịch này ở Vân Đồn
hiện chưa tương xứng với tiềm năng; chưa có sự đầu tư, khai thác một cách hợp
lý, khoa học. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa mang tính đặc
trưng của địa phương, chưa tạo được sức hấp dẫn, thu hút du khách trong và
ngoài nước đến với Vân Đồn.
Căn cứ vào thực tế trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du
lịch văn hóa và du lịch lịch sử tại huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.” nhằm
tìm ra những định hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du
lịch văn hóa - lịch sử, góp phần vào việc phát triển bền vững hoạt động du lịch ở
Vân Đồn nói riêng và Quảng Ninh nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch đặc thù và có thế mạnh phát triển ở Việt
Nam. Nghiên cứu phát triển loại hình này là một trong những hướng nghiên cứu
được các nhà du lịch học, văn hóa học và các địa phương…quan tâm đặc biệt. Cho

đến nay đã có nhiều các bài viết, luận văn nghiên cứu về phát triển du lịch văn hóa,
gắn văn hóa với phát triển du lịch. Cụ thể như:
Cuốn “Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” - TS Nguyễn
Thị Chiến, NXB Trẻ 2/2004, đã cho thấy vị trí, vai trò của văn hóa trong phát triển
du lịch và văn hóa được coi là “chìa khóa” phát triển du lịch bền vững.
Bài viết “Bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch” của Th.s Đào Duy
Tuấn trên tạp chí Tuyên giáo điện tử số 1 năm 2011, đã chỉ ra vai trò của di sản văn
hóa đối với sự phát triển du lịch và các yêu cầu đặt ra đối với công tác bảo tồn di
sản văn hóa nhằm phát triển du lịch.
Đặc biệt, một số luận văn đã đi sâu nghiên cứu về phát triển loại hình du lịch
văn hóa địa phương như:
Luận văn “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hoá Bình Định” của tác giả
Trần Thị Thu Thuỷ chuyên ngành Du lịch học, năm 2011; “Nghiên cứu phát
triển sản phẩm du lịch văn hoá tỉnh Nam Định” của tác giả Nguyễn Thị Thu

7
Thuỷ, chuyên ngành Du lịch học, năm 2011; “Nghiên cứu phát triển du lịch văn
hoá tỉnh Thái Bình” của tác giả Phạm Thị Bích Thuỷ, chuyên ngành Du lịch
học, năm 2011. Các luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lí luận về tài nguyên và du
lịch văn hoá và các điều kiện có thể khai thác để phát triển sản phẩm du lịch
văn hoá của các tỉnh: Nam Định, Bình Định, Thái Bình. Thực hiện các nghiên
cứu thực tế để phân tích, đánh giá tiềm năng du lịch, các nguồn lực phát triển
du lịch văn hoá. Trên cơ sở đó luận văn đi sâu phân tích thực trạng khai thác
sản phẩm và hoạt động du lịch văn hoá trong thời gian qua, đồng thời đưa ra
những đánh giá về thuận lợi, khó khăn hay kết quả đạt được và hạn chế trong
quá trình nỗ lực phát triển du lịch văn hoá thành sản phẩm du lịch đặc thù của
các tỉnh. Đưa ra các định hướng và giải pháp cụ thể phát triển du lịch văn hoá
ba tỉnh trên thành sản phẩm du lịch văn hoá đặc thù trong thời gian đến.
Vân Đồn là huyện đảo có tiềm năng phát triển du lịch đa dạng, phong phú
với các tài nguyên tự nhiên và nhân văn độc đáo. Cho đến nay, đã có nhiều các

bài báo khoa học, công trình nghiên cứu viết về Vân Đồn ở nhiều khía cạnh
khác nhau.
Nghiên cứu về lịch sử, văn hoá Vân Đồn là khía cạnh được nhiều học giả
quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, các công trình này chỉ nghiên cứu về các giá trị
lịch sử, văn hóa tiêu biểu, độc đáo của Vân Đồn mà chưa có sự gắn kết với du lịch.
Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:
Cuốn “Huyện đảo Vân Đồn” của tác giả Đỗ Văn Ninh, xuất bản năm 1997 đã
giới thiệu cho bạn đọc về những trang sử hào hùng của Vân Đồn qua những di chỉ
khảo cổ học, trận chiến thắng năm 1288 và những công trình kiến trúc văn hoá nghệ
thuật đình, chùa, miếu…mang giá trị như những cột mốc văn hoá nơi biên cương
của tổ quốc.
Bộ “Địa chí Quảng Ninh” (tập I, III) của UBND tỉnh Quảng Ninh, xuất bản
năm 2003, đã cung cấp những khái quát cơ bản về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế -
văn hóa - xã hội của huyện đảo Vân Đồn.

8
Cuốn “Văn hóa dân gian làng biển Quan Lạn” của Viện nghiên cứu Văn hóa,
xuất bản năm 1999, đã có những nghiên cứu sâu sắc về các giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể tiêu biểu của làng biển Quan Lạn.
Nghiên cứu về tiềm năng, thế mạnh và thực trạng phát triển du lịch của huyện
đảo Vân Đồn, hiện có nhiều luận văn nghiên cứu song chủ yếu tập trung vào các
loại hình du lịch như: du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch biển đảo, du lịch sinh thái.
Cụ thể như: Luận văn thạc sỹ Việt Nam học “Nghiên cứu du lịch sinh thái cộng
đồng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững tại huyện đảo Vân Đồn - tỉnh
Quảng Ninh” của tác giả Ngô Hải Ninh, năm 2011; Luận văn thạc sỹ du lịch “Phát
triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vân Đồn Quảng Ninh” của tác giả Lê
Thị Ngoan, năm 2008; “Phát triển du lịch biển đảo ở Vân Đồn, Quảng Ninh” của
tác giả Ngô Quang Duy, năm 2008; Khóa luận “Đánh giá tiềm năng phát triển du
lịch sinh thái vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị
Hồng Vân, năm 2011.

Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy nghiên cứu về loại hình du lịch
văn hóa - lịch sử của huyện đảo Vân Đồn là một vần đề hoàn toàn mới, hiện nay
chưa có công trình nào được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm phát triển hơn nữa hoạt động du lịch ở
Vân Đồn, sớm đưa Vân Đồn trở thành trung tâm du lịch (du lịch sinh thái biển đảo,
du lịch nghỉ dưỡng, văn hóa – lịch sử và du lịch biển) tầm cỡ khu vực và quốc tế với
các hình thức dịch vụ chất lượng cao.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa và du lịch lịch sử ở huyện
đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.” tập trung vào 2 mục đích nghiên cứu chính là:
- Đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử tại huyện
đảo Vân Đồn.

9
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả khai thác phát triển du
lịch văn hóa - lịch sử tại huyện đảo.
* Đối tượng nghiên cứu
Để tìm hiểu về tiềm năng phát triển và đánh giá đúng thực trạng phát triển loại
hình du lịch văn hóa - lịch sử của huyện đảo Vân Đồn, tác giả tập trung vào 3 nhóm
đối tượng nghiên cứu:
- Tài nguyên du lịch văn hóa - lịch sử
- Tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất và sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử.
- Thực tế các hoạt động du lịch văn hóa - lịch sử đang diễn ra trong khu vực
huyện đảo.
4. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động khai thác sản phẩm du
lịch văn hóa - lịch sử trên địa bàn huyện đảo Vân Đồn.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu, tài liệu sẽ thu thập từ thời điểm 2007 - 2012.
Các định hướng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử của huyện và các giải
pháp được đưa ra trong thời gian tới.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là cách thức cụ thể hay công cụ được sử dụng để
nghiên cứu một vấn đề nào đó, nhằm mục đích đi đến kết quả một cách chính xác.
Để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu: Tác giả đã tiến hành thu thập
và kế thừa tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố, tạp chí, sách, mạng
internet, báo cáo của UBND huyện Vân Đồn từ năm 2007 - 2012, số liệu cập nhật
về hoạt động du lịch do phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Đồn cung cấp,…
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Đây là phương pháp có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu các đối tượng có mối quan hệ đa chiều và

10
nhiều biến động trong không gian như ngành du lịch. Tác giả đã sử dụng phương
pháp này nghiên cứu các tài liệu đã thu thập được nhằm tìm ra bản chất và thực
trạng của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này sử dụng nhằm điều tra
tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đối tượng nghiên cứu nhằm bổ
sung, chỉnh sửa và cập nhật những thông tin mới nhất. Đồng thời, việc trực tiếp
khảo sát đã giúp tác giả đánh giá sâu sắc nhất về thực trạng hoạt động du lịch văn
hóa - lịch sử tại địa phương. Đó là cơ sở thực tế giúp tác giả đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển loại hình du lịch trên. Khảo sát thực địa trên địa bàn nghiên
cứu của đề tài được tiến hành làm hai đợt theo lộ trình bao quát phạm vi nghiên cứu
của đề tài. Đợt 1 tiến hành vào tháng 8 năm 2011, đợt hai được tiến hành vào tháng
6 năm 2012.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn
chuyên gia, tham khảo ý kiến của một số người có chuyên môn về hoạt động du lịch

của huyện Vân Đồn nhằm làm căn cứ cho những nhận xét, đánh giá của luận văn.
Ngoài ra, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đã tiến hành với số lượng 100 phiếu
phát ra với đối tượng là người dân địa phương và 100 phiếu khách du lịch đến với
Vân Đồn. Tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn và bảng hỏi, tác giả sẽ có cơ sở đưa ra
những đề xuất đóng góp cho sự phát triển của loại hình du lịch văn hóa - lịch sử của
huyện đảo Vân Đồn.
- Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham vấn các nhà quản lý và các chuyên
gia trong lĩnh vực du lịch ở trung ương và địa phương.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa và du lịch lịch sử ở huyện
đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” có những đóng góp như sau:
- Hệ thống hóa giá trị các tài nguyên du lịch văn hóa - lịch sử tại huyện đảo
Vân Đồn.

11
- Qua khảo sát thực tế về hoạt động du lịch văn hóa - lịch sử của huyện từ đó
đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch văn hóa - lịch sử huyện đảo Vân Đồn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa - lịch sử tại
Vân Đồn.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu, tham khảo, luận văn chia
làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa - lịch sử và tiềm năng du
lịch văn hóa - lịch sử tại huyện đảo Vân Đồn.
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa - lịch sử tại huyện đảo
Vân Đồn.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch văn hóa -
lịch sử tại huyện đảo Vân Đồn.


















12
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA - LỊCH
SỬ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA - LỊCH SỬ TẠI
HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN

1.1. Một số vấn đề lý luận về du lịch văn hóa - lịch sử
1.1.1. Du lịch văn hóa
Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã và đang trở thành xu hướng
phổ biến của du lịch toàn thế giới. Hơn nữa, du lịch văn hóa còn được xem là
sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển. Với nền tảng và quy mô phát
triển không lớn, các nước đang phát triển không có thế mạnh xây dựng những
điểm du lịch, trung tâm vui chơi giải trí tầm cỡ và hiện đại, mà thường dựa vào
nguồn lực du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc, đem lại giá trị
lớn cho cộng đồng.
Theo Luật Du lịch: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn

hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống”.[42]
Du lịch văn hóa cũng như các loại hình du lịch khác, không tồn tại độc lập mà
luôn nằm trong hệ thống hữu cơ với các ngành nghề, các đơn vị kinh doanh. Hơn
nữa, nó càng đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ do văn hóa và du lịch luôn có mối quan hệ
mật thiết. Văn hóa là tài nguyên, là nguyên liệu chính và không thể thiếu để tạo ra
loại hình du lịch văn hóa. Văn hóa cũng là nguyên nhân phát sinh nhu cầu du lịch và
là yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch. Trái lại, du lịch là cơ hội để văn hóa khẳng
định giá trị của mình, bảo tồn và phát huy những nét độc đáo.
1.1.2. Du lịch tham quan các điểm di tích lịch sử văn hóa
Theo Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa Việt Nam năm 1984
quy định về di tích lịch sử văn hóa như sau:
“Di tích lịch sử văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật,
tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá

13
trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn
hóa – xã hội”. [39]
Như vậy, di tích lịch sử văn hóa là những không gian vật chất cụ thể và khách
quan, trong đó chứa đựng những giá trị lịch sử và văn hóa điển hình do tập thể hoặc
cá nhân con người tạo nên trong quá khứ và còn tồn tại đến ngày nay.
Do đó, du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa là hình thức du lịch dựa
vào các giá trị lịch sử văn hóa của điểm di tích có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu
biết và nhận thức của du khách.
1.1.3. Tài nguyên du lịch văn hóa - lịch sử
Du lịch văn hóa – lịch sử chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ
hội truyền thống dân tộc, phong tục tập quán để tạo sức hút đối với du khách. Như
vậy, tài nguyên du lịch văn hóa – lịch sử là những đối tượng, hiện tượng được tạo ra
bởi con người có giá trị hấp dẫn du khách, đang và sẽ được đưa vào khai thác phục
vụ nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu những nét văn hóa khác nhau của các dân tộc cho

các đối tượng khách để làm tăng giá trị của một địa phương, một quốc gia. Bất kỳ
một tài nguyên nào có giá trị hấp dẫn, độc đáo đều có khả năng được đưa vào khai
thác du lịch, đặc biệt là tính dị biệt của chúng càng cao càng có giá trị thu hút.
Khác với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hóa - lịch sử mang những
đặc trưng khác biệt. Nó ít bị chi phối bởi tính thời vụ vì vậy hoạt động du lịch văn
hóa – lịch sử có thể diễn ra quanh năm, không lệ thuộc vào thời tiết. Đây là lợi thế
lớn nhất của tài nguyên du lịch văn hóa – lịch sử. Tài nguyên du lịch văn hóa – lịch
sử bao gồm cả yếu tố vật thể và phi vật thể thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí,
tham quan, tìm hiểu văn hóa của du khách. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch văn hóa
– lịch sử dễ bị xuống cấp. Nó thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố môi trường
bên ngoài và yếu tố tác động mạnh mẽ nhất chính là con người.
1.1.4. Tổ chức quản lý du lịch văn hóa - lịch sử
Hoạt động kinh doanh du lịch nói chung hay du lịch văn hóa - lịch sử nói riêng
bao gồm hai bộ phận cấu thành cơ bản: hoạt động kinh doanh du lịch nội địa và hoạt
động kinh doanh du lịch quốc tế. Như vậy, sự phát triển của du lịch không chỉ còn

14
nằm trong phạm vi quốc gia mà đã vượt ra phạm vi quốc tế. Do đó, hoạt động kinh
doanh du lịch cần có sự tổ chức và quản lý tương ứng.
Theo T.S Trần Thị Minh Hòa: “Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng
quản lý vĩ mô về du lịch. Việc quản lý đó thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các doạnh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt
động trong lĩnh vực kinh tế du lịch. Quản lý nhà nước về du lịch là nhằm đưa du lịch
phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển của đất nước.” [14,tr328]
Trong Luật Du lịch Việt Nam quy định rõ các quy định về nội dung quản lý
nhà nước về du lịch như sau:
Đối với cơ quan quản lý về du lịch:
“- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính
sách phát triển du lịch.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu

chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch
- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu
ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du
lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến về du lịch ở
trong nước và ngoài nước.
- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các
cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.
- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật
về du lịch.” [42]
Đối với chính quyền địa phương:

15
“Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình và theo sự phân cấp của chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà
nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ
chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương; cụ thể
hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù
hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị
du lịch.” [42]
Đối với cơ sở, đơn vị kinh doanh du lịch: “Thực hiện các hoạt động của đơn vị
và tuân thủ các quy định của nhà nước và hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan
quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương đó.” [42]
1.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa - lịch sử
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch văn hoá - lịch sử nói riêng bao gồm nhiều thành phần, chúng có chức năng

và ý nghĩa nhất định đối với việc tạo ra, thực hiện các sản phẩm du lịch. Các yếu tố
này không chỉ là của riêng ngành du lịch mà bao hàm cả các yếu tố của các ngành
khác được huy động vào nhằm tạo ra sản phẩm và dịch vụ du lịch thỏa mãn nhu cầu
du khách. Khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được xem xét cả về nghĩa rộng
và nghĩa hẹp.
Theo Ts.Trần Thị Minh Hòa, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch hiểu theo nghĩa
rộng là: “toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào
việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng
hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ.”[14,tr188]
Như vậy, theo định nghĩa trên cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch không chỉ có cơ sở vật
chất kỹ thuật thuộc bản thân ngành du lịch mà còn có cơ sở vật chất kỹ thuật của
các ngành khác tham gia vào việc khai thác tiềm năng du lịch như: giao thông,
thông tin liên lạc, hệ thống điện nước,…Những yếu tố này được gọi chung là các
yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội. Đây là những yếu tố mang tính chất tiền đề và là
đòn bẩy đối với sự phát triển của ngành du lịch.

16
Cũng theo TS.Trần Thị Minh Hòa cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu
theo nghĩa hẹp là: “toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch
tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch tạo ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa
nhằm cung cấp và thỏa mãn nhu cầu của du khách. Chúng bao gồm hệ thống các
khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển và đặc biệt
nó bao gồm cả các công trình kiến trúc bổ trợ.” [14,tr189] Theo định nghĩa trên thì
cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chính là những yếu tố quan trọng và mang tính trực
tiếp đối với việc đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng
cho du khách.
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm
năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, sự phát
triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ

sở vật chất kỹ thuật.
1.1.6. Sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử
Để tìm hiểu sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử là gì trước hết ta tìm hiểu thế
nào là sản phẩm du lịch.
Theo TS.Trần Thị Minh Hòa: “Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa
cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự
nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại
một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.” [14,tr31]
Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm cả yếu tố vật thể và phi vật thể. Yếu tố vật
thể là hàng hóa, yếu tố phi vật thể là dịch vụ.
Xét theo quá trình tiêu dùng của du khách trên tuyến hành trình du lịch thì
chúng ta có thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ
bản sau: Dịch vụ vận chuyển;
Dịch vụ lưu trú, ăn uống, đồ ăn, thức uống;

17
Dịch vụ tham quan, giải trí;
Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm;
Các dịch vụ khác phục vụ du khách.
Như vậy, từ quan điểm trên thì sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử được hiểu là
các dịch vụ và hàng hóa được hình thành từ việc khai thác các tài nguyên du lịch
nhân văn và các dịch vụ du lịch kèm theo để hình thành các chương trình du lịch,
các dịch vụ du lịch mang đậm dấu ấn văn hóa - lịch sử.
1.1.7. Điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch là một khái niệm rất rộng trong hoạt động kinh doanh du
lịch, là nơi có sức hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch. Điểm đến du lịch dựa
vào tài nguyên du lịch song không phải tài nguyên nào cũng được khai thác và trở
thành điểm đến du lịch. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, cơ sở dịch vụ phục vụ khách, thời gian khai thác điểm du lịch, số lượng khách
đến tham quan…

Điểm đến du lịch có vai trò quan trọng đối với sự phát triển du lịch của một
đất nước, một địa phương. Điểm đến có tính hấp dẫn càng cao thì sức thu hút khách
du lịch càng lớn. Dịch vụ và hàng hóa phục vụ khách có chất lượng cao, đa dạng về
chủng loại thì doanh thu càng lớn. Điểm đến du lịch là nơi đón tiếp, phục vụ du
khách trong thời gian nghỉ dưỡng và tham quan tại điểm du lịch này. Nơi mở rộng
các hoạt động dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của du khách, thực hiện “xuất khẩu vô
hình” các tài nguyên du lịch và “xuất khẩu tại chỗ” các dịch vụ, hàng hóa của địa
phương với mục tiêu thu lợi nhuận và tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương.
Theo PGS.TS Trần Đức Thanh: “Điểm đến du lịch là một nơi, một vùng hay một
đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với cư dân ngoài địa phương và có những thay đổi
nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên”.[26,tr112]
Trên phương diện địa lý, điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không
gian lãnh thổ. Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà du khách thực hiện hành trình

18
đến đó nhằm thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi. Có thể phân biệt hai loại
điểm đến.
+ Điểm đến cuối cùng: Thường là điểm xa nhất tính từ điểm xuất phát gốc của
du khách và (hoặc) là địa điểm mà người đó dự định tiêu dùng phần lớn thời gian.
+ Điểm đến trung gian hoặc nơi ghé thăm là địa điểm mà du khách dành thời
gian ngắn hơn để nghỉ ngơi qua đêm hoặc viếng thăm một điểm hấp dẫn.
Như vậy, điểm đến du lịch văn hóa - lịch sử được hiểu là một nơi, một vùng,
một địa phương có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách về các giá trị văn hóa, lịch sử.
1.1.8. Khách du lịch
Theo Luật Du lịch: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch,
trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.[42]
Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và quốc tế.
- Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước

ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.1.9. Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch
Di sản văn hóa là một bộ phận cơ bản và trọng yếu của nền văn hóa dân tộc.
Nói đến di sản văn hóa là nói đến một lĩnh vực rộng lớn, đó là tất cả những thành
quả lao động tiêu biểu của con người qua các thời kỳ xây dựng nên còn tồn tại hoặc
đã biến mất.
Theo Công ước quốc tế về việc bảo vệ các di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới của UNESCO di sản văn hóa là:
“Các di tích: các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng,
các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các
nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay
khoa học.

19
Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có
giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến
trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan.
Các thắng cảnh: các công trình của con người hoặc những công trình của con
người kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di
chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân
tộc học hoặc nhân chủng học.” [45]
Theo Luật di sản văn hóa Việt Nam: “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản
quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn
hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
nhân dân ta.” [41]
Trường tồn cùng các di sản văn hóa chính là mối đe dọa trạng thái bảo quản các di
sản văn hóa đó, do rất nhiều yếu tố: sự hủy hoại của thiên nhiên, tăng dân số cơ học, nhịp
độ phát triển như vũ bão của kinh tế toàn cầu gây ra. Song yếu tố cơ bản nhất, đe dọa và
trực tiếp hủy hoại các di sản văn hóa là do công tác bảo vệ và quản lý không theo kịp

trình độ phát triển của xã hội. Chính vì lẽ đó, công tác bảo tồn di sản văn hóa được đặt ra
như một vấn đề cấp thiết ở mọi thời đại, đóng vai trò ngày càng tích cực trong việc
truyền bá những kiến thức về tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực phong phú, đa dạng này.
Bảo tồn di sản văn hóa, tức là quản lý và phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể.
Đối với sự phát triển du lịch, đặc biệt loại hình du lịch văn hóa, công tác bảo
tồn di sản văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng vì di sản văn hóa chính là tài
nguyên du lịch, là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa.
Bảo tồn di sản văn hóa là bao gồm các hoạt động về “sưu tầm”, “thăm dò,
“khai quật khảo cổ”, “bảo quản di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di
vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”, “tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh”, “phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh”.
Theo Luật di sản văn hóa:

20
“Sưu tầm là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn
hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu
chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự
nhiên và xã hội.
Thăm dò, khai quật khảo cổ là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu thập,
nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ.
Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng
mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa,
gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm
phục dựng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.”[41]
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch văn hóa - lịch sử tại huyện đảo Vân Đồn

1.2.1. Điều kiện bên trong
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Vân Đồn, 2012)
Hình 1.1. Bản đồ hành chính huyện Vân Đồn

21
Nằm trong khu vực cực Bắc của Việt Nam và cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái
120km, Vân Đồn là huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng
Ninh, có tọa độ từ 20
0
40

đến 20
0
12

vĩ độ Bắc và từ 107
0
19

đến 107
0
42

kinh độ
đông. Vị trí địa lý của huyện đảo Vân Đồn được xác định cụ thể: phía Bắc và Đông
Bắc giáp với huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà, phía Đông giáp với huyện Cô Tô
và vịnh Bái Tử Long, phía Tây giáp với thị xã Cẩm Phả, phía Nam là vùng biển
vịnh Bắc Bộ.
Huyện Vân Đồn có diện tích tự nhiên 551,3 km². Vân Đồn có 11 xã và 1 thị

trấn, trong đó có hai quần đảo. Quần đảo Cái Bầu với thị trấn Cái Rồng là trung
tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện và 6 xã: Đông Xá, Hạ Long, Vạn Yên,
Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên. Quần đảo Vân Hải có 5 xã: Quan Lạn, Minh
Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen. Các đảo đều có địa hình núi.
Khí hậu Vân Đồn mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới, có hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22
0
C - 24
0
C. Vân Đồn nằm trong
khu vực nhiệt đới gió mùa, từ tháng 3 đến tháng 8 gió Đông Nam từ biển thổi vào
mát mẻ, mùa đông chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc lạnh và khô.
Lượng mưa trung bình hàng năm 2000mm, mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) đạt
2.225mm. Độ ẩm trung bình hàng năm 84%. Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm
như giông, gió mạnh, bão xảy ra không nhiều so với các tỉnh ven biển khác.
Với địa hình khá phức tạp bao gồm một quần thể hơn 600 hòn đảo đã tạo cho
Vân Đồn một nét rất riêng mang đặc trưng biển đảo.
1.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên Vân Đồn có nguồn gốc từ núi Vân (núi có mây phủ) ở làng Vân (nay
thuộc địa phận xã Quan Lạn). Do ở cửa ngõ của vùng quần đảo hiểm yếu nên ở đây
sớm có đồn Vân. Theo sử sách, năm 980 trấn Triều Dương đã có Vân Đồn. Năm
1149, thời Lý Anh Tông (1138-1175) cho khai mở trang Vân Đồn để đón thuyền
buôn các nước. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê đã
viết: "Năm Kỷ tỵ, hiệu Đại Định năm thứ 10 (1149, đời vua Lý Anh Tông), mùa xuân,
tháng hai, thuyền buôn các nước Qua Oa, Lộ Lạc, Xiêm La vào Hải Đông xin cư trú

22
buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hoá
quý, dâng tiến sản vật địa phương” [20,tr317]. Như vậy, Vân Đồn đã trở thành cảng
ngoại thương đầu tiên của nước ta. Thời Trần, năm 1345 được gọi là trấn Vân Đồn,

năm 1407 đổi là huyện Vân Đồn, năm 1557 đổi là châu Vân Đồn. Năm 1836, đổi
thành tổng Vân Hải. Ngày 19-8-1890 lập huyện Vân Hải thuộc phủ Nghiêu Phong
(tên cũ là Hoa Phong). Năm 1909, huyện Vân Hải lại thành tổng Vân Hải thuộc
huyện Hoành Bồ. Năm 1937, tổng Vân Hải thuộc châu Cẩm Phả.
Trong cách mạng tháng Tám, ngày 27-9-1945, chính quyền cách mạng thành
lập trên đảo Cái Bầu. Năm 1946, hải quân Pháp (từ cảng Phòng Thành, Trung Quốc)
quay lại chiếm Cô Tô, Vạn Hoa và khống chế các xã đảo tuyến ngoài. Một số đảng
viên từ huyện Thụy Anh, Thái Bình ra đây xây dựng các tổ chức Việt Minh, các xã
đảo tuyến ngoài tạm thời thuộc huyện Thụy Anh về tổ chức chính trị. Cuối năm 1948,
huyện Cẩm Phả được thành lập (tách khỏi thị xã Cẩm Phả - Cửa Ông) và trực thuộc
Đặc khu Hòn Gai. Cũng từ đây, các xã được thành lập, xã Đại Độc chia thành nhiều
xã, tuyến đảo ngoài có thêm các xã Thắng Lợi, Thành Công, Hùng Thắng. Trong thời
kháng chiến, Pháp gọi đảo Cái Bầu là huyện Cửa Tiên Yên trong “Xứ Nùng tự trị Hải
Ninh”. Ngày 16-7-1964, huyện Cẩm Phả sáp nhập thêm Cô Tô và xã Thanh Lân.
Ngày 23-3-1994, Chính phủ ra nghị định đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân
Đồn và tách quần đảo Cô Tô thành huyện Cô Tô.
1.2.1.3. Điều kiện văn hóa – xã hội
a. Điều kiện về tài nguyên
* Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể tiêu biểu
- Các di tích khảo cổ học thời tiền sử
Các đảo trong khu vực Vân Đồn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hoá thuộc thời
kỳ tiền sử. Cuối năm 1937 nhà khảo cổ học Thụy Điển An-đéc-xen và hai chị em
nhà khảo cổ học người Pháp Cônali M. đã đi điền dã nhiều tháng đến các bãi biển,
hang động trên các đảo Ngọc Vừng, Cống Đông, Cống Tây, Thoi Giếng, Soi
Nhụ Họ đã phát hiện ra nhiều địa điểm với nhiều hiện vật công cụ bằng đá của
người nguyên thuỷ như: rìu bôn, bàn mài, chày nghiền, mảnh tước, vòng tay Từ đó

23
tới nay, các nhà khoa học Việt Nam tiếp tục khảo cổ, khai quật và đã phát hiện thêm
nhiều di chỉ khảo cổ trong khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có giá trị. Qua

nghiên cứu, các nhà khảo cổ học đã chứng minh vùng biển nơi đây đã từng là nơi cư
trú của người tiền sử qua 3 nền văn hóa phát triển liên tục và kế tiếp nhau đó là:
Văn hóa Soi Nhụ (14.000 - 7.000 năm cách ngày nay), văn hóa Cái Bèo (±7000
năm cách ngày nay) và văn hóa Hạ Long (5.000 - 3.500 năm cách ngày nay).
Các di chỉ tiêu biểu
+ Hang Soi Nhụ: Nằm trên đảo Soi Nhụ thuộc xã Hạ Long, huyện Vân Đồn
nằm cách thị trấn Cái Rồng khoảng 4 km về phía Bắc. Đây là một trong những di
chỉ khảo cổ học quan trọng của văn hóa Hạ Long. Năm 1938, lần đầu tiên hang
động này được phát hiện bởi hai nhà khảo cổ học người Pháp. Theo các nhà nghiên
cứu, với những di chỉ khảo cổ tìm được bao gồm các tàn tích thức ăn, công cụ lao
động, đồ gốm…có thể khẳng định đây là một trong những “ngôi nhà cổ” của các cư
dân văn hóa Hạ Long. Theo kết quả phân tích phương pháp cácbon phóng xạ
(phương pháp C14) các nhà khảo cổ đã đưa ra niên đại cách ngày nay khoảng trên
14.000 năm, điều này chứng tỏ hàng ngàn năm trước mảnh đất này đã có cư dân
sinh sống.
Hang Soi Nhụ - căn nhà cổ nhất của các cư dân văn hóa Hạ Long đã và sẽ là
một trong những điểm tham quan nghiên cứu quan trọng của du lịch Vân Đồn cũng
như của du lịch Quảng Ninh.
+ Hang Hà Giắt: Hà Giắt là tên một thôn thuộc xã Đoàn Kết huyện Vân Đồn.
Hà Giắt là một trong những địa điểm khảo cổ hoặc quan trọng của văn hóa Hạ
Long. Bộ sưu tập hiện vật ở hang Hà Giắt hiện nay còn khoảng 70 hiện vật. Toàn
bộ là đồ đẽo ghè và công cụ có dấu vết sử dụng không qua chế tác. Hầu hết đồ đá
trong bộ sưu tập này đều làm bằng cuội grannít. Đá có hạt thô lẫn trong những
tinh thể trắng, vỏ cuội xù xì đã bị nước phong hóa. Đây là đặc điểm chung của
vùng biển Hạ Long.
Về niên đại, di chỉ Hà Giắt có niên đại cách ngày nay khoảng 14.000 năm vào
khoảng trung kì đá mới, qua đây có thể thấy rằng người Hà Giắt và người Soi Nhụ

×