Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh bình định phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.46 KB, 8 trang )

Tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh Bình
Định phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước
Trần Xuân Nhất
Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện; Mã số: 60 32 02 03
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Thanh
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Thư viện; Tổ chức; Hoạt động; Công nghiệp hóa; Hiện đại hóa
Content
LỜI NÓI ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) trên thế giới
tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính
đột phá, có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Loài người đang bước
sang một thời đại mới - thời đại của nền kinh tế tri thức, thời đại của nền công nghệ thông tin, lấy
thông tin làm nguồn lực quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo
nền tảng vững chắc cho sự phát triển của mỗi đất nước. Thông tin có vai trò quan trọng trong
mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của cuộc sống, thông tin tri thức có vai trò quyết định đến sự phát
triển và tồn tại của mỗi quốc gia dân tộc. Nắm bắt thông tin để tổ chức và quản lý, phục vụ nhu
cầu thông tin của mỗi quốc gia, dân tộc là vấn đề then chốt để xây dựng và phát triển đất nước.


Việt Nam đang trong giai đoạn hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, chính khoa học và công
nghệ, kinh tế tri thức có vai trò quyết định đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam với toàn
cầu. Bởi vâ ̣y, các trung tâm thông tin, hệ thống thư viện phải nâng cao năng lực hoạt động, hoàn
thiê ̣n khâu tổ chức mới có thể đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng nâng cao của người dùng tin
(NDT), giúp ho ̣ sử du ̣ng thông tin mô ̣t cách nhanh chóng và chính xác có hiê ̣u quả vào các liñ h
vực của đời số ng xã hô ̣i góp phầ n rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấ t nước.


Tuy nhiên, thực tế cho thấ y hầ u hế t các cơ quan thông tin , thư viê ̣n trong đó có thư v iê ̣n
tỉnh Bình Định (TVBĐ) chưa kiê ̣n toàn đươ ̣c cơ cấ u tổ chức , chưa bố trí hơ ̣p lý đô ̣i ngũ cán bô ̣
cũng như chưa nâng cao được chất lượng hoạt động của thư viện . Mô ̣t trong những nguyên nhân
của tình trạng này là do “Quy chế tổ

chức và hoạt động của Thư viện tỉnh, thành phố” của Bộ

Văn hóa Thông tin ban hành năm 2005 cho đế n thời điể m hiện nay đã bô ̣c lô ̣ nhiề u điể m chưa
thâ ̣t sự phù hơ ̣p. Chính vì vậy, hoàn thiện về công tác tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động tại
TVBĐ mà trọng tâm là đẩy mạnh việc sắp xếp nhân sự, tổ chức các phòng chức năng, ứng dụng
công nghệ thông tin, đa dạng nguồn tin vào công tác thư viện, nâng cao trình độ cán bộ là những
biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Thư viện, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.
Nhâ ̣n thức đươ ̣c vấ n đề này , tác giả cho rằng thời gian tới , TVBĐ phải tiế n hành đồ ng thời
các giải pháp về tổ chức cũng như về hoạt động thì mới có thể giú p thư viê ̣n t ừng bước hiện đại
hóa, thực hiện mục tiêu thống nhất, chuẩn hóa, hội nhập chia sẻ nguồn lực thông tin (NLTT) góp
phầ n nâng cao ch ất lượng hoạt động một cách toàn diện và hiệu quả nhằ m đẩ y nhanh tiế n đô ̣
công nghiệp hóa, hiện đại hóa tin̉ h nhà . Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã tiếp thu
được trong quá trình học tập, từ đó nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khả thi, góp phần hoàn
thiện công tác tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện BĐ trong thời gian tới, tác
giả chọn đề tài "Tổ chức và hoạt động của Thư viện tỉnh Bình Định phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" làm đề tài luận văn thạc sĩ Khoa học thư viện của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề tổ chức và hoạt động là hai vấn đề song song cùng tồn tại trong mỗi cơ quan, đơn vị
nói chung và ở hệ thống thư viện cấp tỉnh nói riêng. Hiện nay, vấn đề này đã được nhiều tác giả
nghiên cứu ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều cơ quan thông tin thư viện khác nhau như các luận
văn:


- “Tăng cường hoạt động thông tin – thư viện ở Học viện Tài chính trong thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa – hiện đại hóa” của Nguyễn Thị Nghĩa, bảo vệ năm 2003.
- “Tăng cường hoạt động thông tin – thư viện tại Trường Đại học Y Hải Phòng trong giai
đoạn đổi mới đất nước” của Nguyễn Thị Hồng Nhung, bảo vệ năm 2004.
- “Tổ chức và hoạt động của thư viện Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong giai đoạn
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” của Tạ Minh Hà, bảo vệ năm 2000.
- “Tổ chức và hoạt động thư viện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hội
nhập quốc tế” của Phạm Viết Hiếu, bảo vệ năm 2010.
- “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động thư viện tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ đổi
mới” của Phạm Hồng Loan bảo vệ năm 2010.
- “Nghiên cứu phát triển tổ chức và hoạt động thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Thái Bình
trong công cuộc đổi mới hiện nay” của Nguyễn Thị Tô Lịch bảo vệ năm 2010.
- “Tăng cường hoạt động thông tin thư viện Trường Đại học Y tế công cộng trong giai
đoạn hiện nay” của Bùi Thị Ngọc Oanh, bảo vệ năm 2012.
- “Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động của Trung tâm Thông tin Khoa học tại Cục quản
lý khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Công an” của Hà Hồng Anh, bảo vệ năm 2013.
Riêng về TVBĐ có đề tài luận văn “Tổ chức và hoạt động của Thư viện tỉnh Bình Định –
Thực trạng và giải pháp”của thạc sĩ Võ Văn Nhiếng bảo vệ thành công năm

2003. Trong luâ ̣n

văn này tác giả đã khái quát chung các khâu hoạt động của TVBĐ . Đồng thời đi sâu vào vấn đề
tổ chức và hoạt động của TVBĐ được thực hiện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Thư viện
tỉnh, thành phố do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành năm 1977. Điểm khác biệt giữa đề tài của tôi
và tác giả là tôi nghiên cứu Tổ chức và hoạt động của TVBĐ sau khi thư viện áp dụng quy chế
mẫu về Tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2005
do Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành. Quy chế này, giai đoa ̣n trước đây được coi là kim chỉ nam
cho tổ chức và hoạt động của các thư viện tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, trong gian đoạn hiện nay
các khâu hoạt động trong thư viện có những thay đổi về các chuẩn nghiệp vụ , các phòng chức
năng phát triển để phù hợp với sự phát triển của việc ứng dụng công nghệ thông tin của từng thư
viện. Do đó quy chế mẫu về Tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh , thành phố trực thuộc Trung

ương vào năm 2005 cũng đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp , cầ n đươ ̣c làm sáng tỏ . Như vâ ̣y,
tên đề tài tuy cùng nghiên cứu về mô ̣t đố i tươ ̣ng nhưng luâ ̣n văn đươ ̣c tôi thực hiê ̣n ở thời điể m
và bối cảnh khác nhau ( sau 10 năm) cũng như với sự phân tić h, nhìn nhận vấn đề một cách khác


nhau ( Cụ thể, tác giả đã chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế nảy sinh trong
công tác tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng của TVBĐ trog vòng 10 năm qua). Trên cơ sở đó đề xuấ t các g iải
pháp khắc phục.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của TVBĐ trong thời gian qua đồng
thời đưa ra những phân tích, lý giải đúng đắn về những nguyên nhân khiến tổ chức và hoạt động
của Thư viện chưa đạt được hiệu quả cao nhất. Từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp
đúng đắn nhằm tăng cường công tác tổ chức và hoạt động của Thư viện, phục vụ nhu cầu thông
tin cho NDT của thư viện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động thông tin thư viện: các khái niệm, những
yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động thông tin thư viện.
- Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của thư viện trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu đặc điểm NCT và các nhóm NDT của Thư viện.
- Khảo sát, nghiên cứu thực tế và đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của thư viện.
- Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiê ̣n công tác t ổ chức và hoạt động của
thư viện.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của TVBĐ nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian

Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức và hoạt động của TVBĐ.
- Về mặt thời gian
Nghiên cứu công tác tổ chức và hoạt động của TVBĐ từ năm 2008 đến nay.
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Cơ sở lý luận
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử khi xem xét,
nghiên cứu các vấn đề, đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động thư viện.


Dựa trên phương pháp luận của Thư viện học và Thông tin học.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu:
-

Tổng hợp và phân tích tài liệu.

-

Điều tra, nghiên cứu thực tế.

-

Điều tra bằng phiếu hỏi.

-

Phỏng vấn trực tiếp.

-


Phân tích số liệu đã thu thập được.

6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Về mặt khoa học
Luận văn sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về tổ chức và hoạt động của thư viện nói
chung, ở thư viện các cấp tỉnh nói riêng. Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định vai trò của
thư viện trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nước ta hiện nay.
6.2. Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức và hoạt động của TVBĐ và đưa ra kiến nghị
giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động tại TVBĐ, góp
phần thúc đẩy nhanh chóng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
7. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dự kiến luận văn khoảng 100 trang khổ giấy A4 trong đó nêu bật được thực trạng tổ
chức và hoạt động của TVBĐ, trên cơ sở soi rọi lý luận về tổ chức và hoạt động thư viện.
Đánh giá được điểm mạnh, hạn chế và đề xuất các giải pháp có tính khả thi để nhanh
chóng hoàn thiện, tăng cường công tác và hoạt động của TVBĐ thay đổi về chất.
8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Thƣ viện Bình Định trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thƣ viện Bình Định hiện nay.


Chƣơng 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động của Thƣ viện
Bình Định.

REFERENCES
1. Bộ Văn hóa Thông tin (2007), Quyết định số 10/2007/QĐ-BVHTT “Phê duyệt qui hoạch phát
triển ngành Thư viện Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” ban hành ngày
04/05/2007.

2. Bộ Văn hóa – Thông tin (2005), Quyết định Số: 16/2005/QĐ-BVHTT về ban hành Quy chế
mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội.
3. Bộ Văn hóa – Thông tin (2006), Quyết định số: 49/2006/QĐ-BVHTT về việc ban hành Quy
chế mẫu về tổ chức và hoạt động của thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Hà
Nội.
4. Huỳnh Thị Bạch Cúc (2002), Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện tỉnh An Giang trong
giai đoạn đổi mới đất nước : Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành Thông tin - Thư viện, Đại
học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Hữu Giới (2009), Thực trạng và một số giải pháp để nâng cao hoạt động thư viện và
phong trào đọc sách báo ở cơ sở nước ta, Tạp chí thư viện Việt Nam, số 04, tr. 21-25.
6. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Quản lý Thư viện và Trung tâm thông tin,
Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Hiệp (2002), Sổ tay quản lý Thông tin - Thư viện, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ
Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
8. Phạm Thế Khang (2010), Củng cố vững mạnh mạng lưới thư viện huyện, thị làm cơ sở triển
khai chiến lược phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, Tạp chí thư viện Việt Nam, số 6 (26),
tr. 12-20.


9. Vũ Dương Thúy Ngà (2005), “ Suy nghĩ về phẩm chất và năng lực của người cán bộ thông tin
– thư viện trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (1), tr. 11-13
10. Nguyễn Thị Nghĩa (2003), Tăng cường hoạt động thông tin – thư viện ở Học viện Tài chính
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa: Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Đại
học Văn hóa, Hà Nội.
11. Võ Văn Nhiếng (2003), Tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh Bình Định trực trạng và giải
pháp: Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Thông tin – Thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.
12. Võ Văn Nhiếng (2000), “Đội ngũ cán bộ thư viện huyện - cơ sở thực trạng và giải pháp”, Tạp
chí Văn hóa Bình Định, (16), tr. 24-26.
13. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2004), Tăng cường hoạt động thông tin – thư viện ở trường Đại
học Y Hải Phòng trong giai đoạn đổi mới đất nước: Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Đại học

Văn hóa, Hà Nội.
14. Bùi Thị Ngọc Oanh (2012), Tăng cường hoạt động thông tin thư viện Trường Đại học Y tế
công cộng trong giai đoạn hiện nay: Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn, Hà Nội.
15. Trần Thị Quý (2007), Tự động hoá trong hoạt động thông tin thư viện, sách chuyên khảo,
Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 172, Hà Nội.
16. Vũ Văn Sơn (2000), Biên mục mô tả: Giáo trình, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
17. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
18. Đoàn Phan Tân (2001), Tin học trong hoạt động Thông tin - Thư viện, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
19. Vũ Văn Thạch (2012), Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin thư viện tại Trường Đại
học Hà Nội: Luận văn thạc sỹ khoa học thư viện, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Đổi mới phương pháp quản lý thư viện thông tin trong nền
kinh tế thị trường, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật (số 1), tr. 83-84.


21. Nguyễn Thị Lan Thanh (2007), “Marketing trong quản lý thư viện & trung tâm thông tin’’,
Văn hóa nghệ thuật, (4), tr.97-100
22. Thư viện tỉnh Bình Định (2000), “25 năm phát triển và trưởng thành”, Đặc san kỷ niệm 25
năm ngày thành lập Thư viện, Bình Định.
23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định (2000), Chiến lược phát triển Văn hóa - Thông tin từ năm
2010 đến 2020 : Đề án, Bình Định.
24. Vụ Thư viện (2008), Về công tác thư viện, Hà Nội.
25. Lê Văn Viết (2002), Cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
26. Lê Văn Viết (2007), Giáo trình văn bản pháp quy Việt Nam về thư viện, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
27. Lê Văn Viết (2007), Mô hình tổ chức và hoạt động của thư viện tỉnh, huyện và cơ sở ở Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng cấp Bộ, Hà Nội.
28. Lê Văn Viết (2011), Phát triển và củng cố các mối liên hệ của thư viện công cộng với xã hội,
Tạp chí thư viện Việt Nam, số 3 (29), tr. 34-39.

29. Lê Văn Viết (1999), Thư viện tỉnh, thành trong kỷ nguyên thông tin, Tập san Thư viện, 1999
(2), tr.3-7.



×