Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện
trường Đại học sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Phạm Văn Hưng
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện; Mã số: 60 32 02 03
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Quý
Năm bảo vệ: 2014
Keywords. Thư viện; Phát triển nguồn nhân lực
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vào những năm cuối của thế kỷ XX đến nay, dưới tác động mạnh mẽ của sự phát triển
của công nghệ thông tin (CNTT), đã làm biến đổi sâu sắc mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Trong sự biến đổi này, thông tin đã và đang có giá trị lớn hơn cả mọi tài nguyên thiên nhiên.
Quốc gia nào, dân tộc nào, cá nhân nào nắm bắt được càng nhiều thông tin, càng nắm được thế
chiến thắng trong sự cạnh tranh đang diễn ra trên bình diện toàn cầu. Trong lĩnh vực hoạt động
thông tin – thư viện (TT – TV) nguồn lực thông tin (NLTT) là một yếu tố quan trọng trong bốn
yếu tố cấu thành cơ quan thông tin, thư viện. Hiện nay, đứng trước thách thức lớn trong việc tiếp
thu và sử dụng nguồn tin sao cho có hiệu quả nhất. Các cơ quan thông tin thư viện đã và đang có
nhiều biện pháp và giải pháp nhằm tăng cường NLTT, từng bước ứng dụng CNTT hiện đại để
thích ứng với nhu cầu của NDT của từng đơn vị. Ở trên thế giới, việc phát triển NLTT đã được
nghiên cứu và áp dụng ở rất nhiều cơ quan thông tin, thư viện.
Ở Việt Nam, nhiều cơ quan thông tin, thư viện của các trường đại học đã và đang nghiên
cứu nhằm phát triển NLTT nhằm nâng cao chất lượng đạo tạo, nghiên cứu khoa học của nhà
trường. Đối với một tổ chức là cơ quan thông tin, thư viện thì nguồn lực thông tin (NLTT) là một
yếu tố quan trọng trong bốn yếu tố cấu thành thư viện là nhân lực, người dùng tin, vốn tài
liệu/nguồn lực thông tin và cơ sở vật chất. Hiện nay, đứng trước thách thức lớn trong việc tiếp
thu và sử dụng nguồn tin sao cho có hiệu quả nhất. Các cơ quan thông tin thư viện đã và đang có
nhiều biện pháp và giải pháp nhằm tăng cường NLTT, từng bước ứng dụng CNTT hiện đại để
thích ứng với nhu cầu của NDT của từng đơn vị. Trên thế giới, việc phát triển NLTT đã được
nghiên cứu và áp dụng ở rất nhiều cơ quan thông tin, thư viện.
Hiện nay, đứng trước thách thức lớn trong việc thu thập, tổ chức và sử dụng nguồn tin
sao cho có hiệu quả nhất. Các cơ quan thông tin, thư viện đã và đang có nhiều biện pháp và giải
pháp nhằm tăng cường NLTT, từng bước ứng dụng CNTT hiện đại để thích ứng với nhu cầu của
NDT của từng đơn vị.
Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng yên (ĐHSPKT HY - Tiếng Anh:
Hung Yen university of technology and education) là một đơn vị trực thuộc của Trường, và tiền
thân là Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật I. Sau khi được nâng cấp và trở thành Thư
viện Trường ĐHSPKT HY. Là trường đại học nằm trong khối các trường sư phạm kỹ thuật của
cả nước, và là trường đại học sư phạm kỹ thuật và công nghệ thuộc khu vực phía bắc. Đồng thời
là trường trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Hồng, đào tạo định hướng ứng dụng nghề
nghiệp và là nguồn cung cấp cho thị trường lao động đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, giáo viên kỹ
thuật, cán bộ nghiên cứu có trình độ khoa học công nghệ, kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội và nền giáo dục đại học Việt Nam. Với đặc thù là thư
viện đại học thuộc khối trường Sư phạm Kỹ thuật. Nên, đặc trưng của tài liệu trong thư viện là
“Sư phạm” và “Kỹ thuật”. Hiện tại, NLTT của Thư viện vẫn còn hạn chế nhiều. Nguồn lực thông
tin của Trường so với nhu cầu của NDT thì vẫn còn ở mức rất hạn chế. Do vậy, nhiệm vụ của thư
viện Nhà trường được đặt ra là hết sức lớn để đáp ứng nhu cầu NDT. Trong khi đó, hiện tại cấu
trúc để thiết lập lên hoạt động thư viện của nhà trường thì còn nhiều mặt hạn chế, từ cán bộ thư
viện, cơ sở vật chất – trang thiết bị và đặc biệt là NLTT. Cả 3 yếu tố trên đều chưa tương xứng
tầm với nhu cầu sử dụng NLTT của NDT là cán bộ giảng viên, học viên và sinh viên của Nhà
trường.
Từ những thực trạng đã nêu trên, cho thấy công tác phát triển NLTT tại Thư viện Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên là một vấn đề hết sức cần thiết phải được nghiên cứu và triển khai.
Vấn đề cấp bách hiện tại là thư viện cần xây dựng NLTT chính xác, đầy đủ hơn, cập nhật hơn.
Chính vì vậy, tôi đã tâm huyết lựa chọn đề tài “Phát triển NLTT tại Thư viện Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên” làm luận văn thạc sỹ khoa học thư viện với mong muốn vận
dụng những kiến thức lý luận và thực tiễn đã và đang nghiên cứu học tập cùng với kinh nghiệm
công tác của mình để đưa ra ý kiến, phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
NLTT và đáp ứng được nhiều hơn nữa nhu cầu của NDT, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động đào tạo, NCKH của Trường ĐHSPKT HY.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, có nhiều đề tài NCKH đã và đang nghiên cứu về phát triển NLTT tại các thư
viện trường đại học hoặc NLTT tại các cơ quan khác. Tuy nhiên, ở từng cơ quan hay từng trung
tâm thông tin, thư viện lại có những đặc thù và mô hình khác nhau, gắn liền với sứ mạng, mục
tiêu và nhiệm vụ, chức năng riêng của từng đơn vị.
Các luận văn theo hướng đề tài đã được bảo vệ thành công tại Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội như “Phát triên NLTT tại Thư viện
Trường Đại học Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” của Lê Thị Tuyết Nhung bảo vệ năm 2011; “Phát triển
NLTT phục vụ công tác đào tạo tín chỉ tại trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học lao
động Xã hội” của Nguyễn Tiến Đức bảo vệ năm 2010;
Các luận văn được bảo vệ tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội như: “Tăng cường
NLTT tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam của Phạm Mỹ Dung bảo vệ năm 2004; “Tổ chức và khai
thác NLTT tại Trung tâm – Thông tin Thư viện Đại học Thái Nguyên” của Hà Thị Thu Hiếu bảo
vệ năm 2002); “Tăng cường NLTT tại Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội” của Hà Thị
Huệ bảo vệ năm 2005; “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn học liệu số tại Trường Đại
học Sư phạm Hà nội trong giai đoạn đổi mới giáo dục của Vũ Văn Thường bảo vệ năm 2010.
- Các bài báo được công bố tại các tạp chí và hội nghị khoa học như các bài của
PGS.TS.Trần Thị Quý: “Hợp tác, liên kết chia sẻ thông tin - Yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát
triển bền vững của các cơ quan thông tin & thư viện đại học” trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học
do Trung tâm Thông tin–Thư viện ĐHQGHN, tổ chức năm 2007; “Số hóa tài liệu – Từ nhận
thức đến triển khai đào tạo tại khoa TTTV, trường Đại học KHXH&NV” tại Hội thảo “Xây dựng
và chia sẻ nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế
xã hội” do Bộ VH - TT và Du lịch tổ chức tại Hà Nội và tháng 11/2011. Một số bài của TS.
Nguyễn Viết Nghĩa như “Một số vấn đề xung quanh việc thu thập khai tài liệu xám, Tạp chí
thông tin và tư liệu”, Số 4 năm 1999, tr.10-14; “Phương pháp luận xây dựng chính sách phát
triển nguồn tin” Tạp chí thông tin và tư liệu, Số 1 năm 2001, tr.12-17; Bài của TS. Nguyễn Huy
Chương và Ths. Trần Mạnh Tuấn “Phát triển nguồn học liệu tại các tổ chức nghiên cứu, đào
tạo”, Tạp chí thông tin và tư liệu, Số 4, 2008, tr.10-13; Trần mạnh Tuấn “Nguồn nội sinh của
Trường Đại học thực trạng và giải pháp phát triển”, Tạp chí Thông tin và tư liệu, Số 3 năm
2005, tr.10-11. Nguyễn Văn Hành “Thư viện đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ
đào tạo theo tín chỉ, Tạp chí thông tin và tư liệu, Số 1 năm 2008, tr.30-34. Ngoài ra còn nhiều
các đề tài NCKH khác có liên quan tới việc phát triển NLTT tại các cơ quan thông tin – thư viện.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về NLTT này đã cho biết về thực trạng, khảo sát, phân
tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp với liền với mục tiêu và sứ mạng đặc thù của từng cơ quan
chủ quản cũng như gắn với nhiệm vụ chức năng cụ thể của đơn vị mình.
Ở Thư viện Trường ĐHSPKT HY chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực phát triển
NLTT. Vì vậy, đề tài “Phát triển NLTT tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng
Yên” mà tác giả lựa chọn làm luận văn thạc sỹ Khoa học Thông tin - Thư viện là đề tài nghiên
cứu đầu tiên , hoàn toàn mới và không trùng lặp với đề tài nào trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác phát triển NLTT tại Thư viện Trường ĐHSPKT
HY đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của NDT của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
đào tạo, NCKH của Trường ĐHSPKT HY.
3.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về NLTT và cơ sở thực tiễn liên quan đến phát triển NLTT
đối với Thư viện Trường ĐHSPKT HY.
- Khảo sát, phân tích thực trạng và đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá và các giải
pháp về công tác phát triển NLTT tại Thư viện Trường ĐHSPKT HY từ năm 2010 đến nay.
- Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển NLTT tại Thư
viện Trường ĐHSPKT HY.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện tại, NLTT cũng như công tác phát triển NLTT còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng
được nhu cầu tin của cán bộ giảng viên và sinh viên của Trường ĐHSPKT HY . Nguyên nhân
không chỉ do công tác bổ sung tài liệu mà còn cả các yếu tố tác động đến công tác này.
Nếu công tác phát triển NLTT tại Thư viện Trường ĐHSPKT HY được chú trọng, tăng
cường hơn về nhiều mặt như: Cần có chính sách phát triển NLTT khoa học, nâng cao nhận thức
các cấp lãnh đạo, tăng cường đầu tư kinh phí bổ sung; chú trọng nghiên cứu nhu cầu tin của
người dùng tin; Phát triển nguồn tài liệu xám và tài liệu nội sinh; Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin; Chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đào tạo người dùng tin... thì chắc
chắn NLTT cảu Thư viện trường sẽ thay đổi cả về lượng và chất đáp ứng được tốt hơn nhu cầu
của NDT tại Trường ĐHSPKT HY.
5. Đối tượng nghiên cứu
Công tác phát triển NLTT tại Thư viện Trường ĐHSPKT HY
6. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Thư viện Trường ĐHSPKT HY
Thời gian: Từ năm 2010 đến nay – năm Nhà trường tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Luận văn sử dụng cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử kết hợp với các quan điểm mới của Đảng và Nhà nước ta về công tác thông tin, thư viện nói
chung và phát triển NLTT nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể
+ Nghiên cứu, thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
+ Phương pháp Thống kê
+ Phương pháp Phỏng vấn trực tiếp, hỏi ý kiến chuyên gia
+ Phương pháp Điều tra bằng bảng hỏi
8. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
8.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần hoàn thiện và phát triển lý luận về phát triển NLTT nói chung và phát triển
NLTT trong các trường đại học nói riêng.
8.2 Ý nghĩa ứng dụng của đề tài
- Trên cơ sở lý luận, và kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả sẽ có những đánh giá, nhận
xét về ưu điểm, hạn chế và tìm ra nguyên nhân trong việc PT NLTT của Thư viện Trường. Từ
đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp cụ thể mang tính khả thi áp dụng trong thực tiễn nhằm
phát triển NLTT nhằm thỏa mãn nhu cầu của NDT, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào
tạo, NCKH của Trường ĐHSPKT HY trong thời gian tới.
9. Dự kiến kết quả nghiên cứu và bố cục của luận văn
9.1 Dự kiến kết quả nghiên cứu
- Định tính: Luận văn dự kiến khoảng 80 – 100 trang A4
- Đình lượng: Đưa ra các giải pháp phát triển NLTT nhằm PT NLTT hiệu quả, đồng thời
đáp ứng được tốt nhu cầu thông tin/tài liệu của NDT để hướng tới mục tiêu, sứ mạng chung của
nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước trong lĩnh vực Sư phạm Kỹ
thuật
9.2 Bố cục của luận văn
- Ngoài phần mở đầu và tài liệu tham khảo, bố cục nội dung luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Những vẫn đề chung về phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện Trường
ĐHSPKT HY.
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường
ĐHSPKT HY.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư
viện Trường ĐHSPKT HY.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
References
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
[1] Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết của Chính Phủ
số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại
học Việt Nam đoạn 2006 – 2020, Hà Nội
[2] Bộ GD & ĐT (2005), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020,
Hà Nội
[3] Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày
10/03/2008 ban hành Quy chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện các trường đại học
[4] Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Nhà xuất bản Văn hóa
Thông tin”, Hà Nội
[5] Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2007), Tự động hóa trong hoạt động Thông tin Thư viện,
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội
[6] Phạm Văn Rính, Nguyễn Viết Nghĩa (2007), Phát triển vốn tài liệu trong thư viện và cơ
quan thông tin, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội
[7] Nguyễn Hữu Hùng (2005), Bài giảng NLTT Dành cho học viên cao học ngành Thư viện
học tại khoa sau đại học trường đại học Văn hóa hà Nội
[8] Hà Thị Thu Hiếu (2002), Tổ chức và khai thác NLTT tại Trung tâm – Thông tin Thư viện
Đại học Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Khoa học Thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà
Nội
[9] Hà Thị Huệ (2005), Tăng cường NLTT tại Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,
Luận văn thạc sỹ Khoa học Thư viện, Đại học Văn hóa, Hà Nội
[10] Lê Thị Tuyết Nhung (2011), Phát triên NLTT tại Thư viện Trường Đại học Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình. Luận văn thạc sỹ khoa học Thư viện, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội
[11] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị quyết số
159/2004/NĐ-CP về Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ
[12] Vũ Văn Thường (2010), Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn học liệu số tại
Trường Đại học Sư phạm Hà nội trong giai đoạn đổi mới giáo dục, Luận văn thạc sỹ khoa
học Thư viện, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà nội
[13] Nguyễn Viết Nghĩa (1999), Một số vấn đề xung quanh việc thu thập khai tài liệu xám,
Tạp chí thông tin và tư liệu (Số 4), tr.10-14
[14] Nguyễn Viết Nghĩa (2001), Phương pháp luận xây dựng chính sách phát triển nguồn
tin, Tạp chí thông tin và tư liệu (Số 1), tr.12-17
[15] Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn (2008), Phát triển nguồn học liệu tại các tổ
chức nghiên cứu, đào tạo, Tạp chí thông tin và tư liệu, (Số 4) tr.10-13
[16] Trần mạnh Tuấn (2005), Nguồn nội sinh của Trường Đại học thực trạng và giải pháp
phát triển, Tạp chí Thông tin và tư liệu, (Số 3), tr.10-11
[17] Nguyễn Văn Hành (2008), Thư viện đại học với công tác phát triển học liệu phục vụ đào
tạo theo tín chỉ, Tạp chí thông tin và tư liệu, (Số 1) tr.30-34
[18] Lê Văn Viết (2006), Thư viện học: Những bài viết chon lọc, nhà xuất bản văn hóa –
thông tin, Hà Nội
[19] Nguyễn Viết Nghĩa (2011), Tập bài giảng Phát triển và quản trị vốn tài liệu dành cho
học viên cao học ngành Khoa học thư viện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
[20] Thủ tướng Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Điều lệ trường
đại học ban hành theo quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 20/7/2003
[21] Trần Thị Minh Nguyệt (2010), Tập bài giảng NDT và NCT nâng cao dành cho học viên
cao học ngành Khoa học thư viện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội
[22] Trần Thị Quý:”Hợp tác, liên kết chia sẻ thông tin - Yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát
triển bền vững của các cơ quan thông tin & thư viện đại học”//Kỷ yếu Hội thảo khoa học do
Trung tâm Thông tin–Thư viện ĐHQGHN, tổ chức năm 2007
[23] Trần Thị Quý. Số hóa tài liệu – Từ nhận thức đến triển khai đào tạo tại khoa TTTV,
trường Đại học KHXH&NV” tại Hội thảo “Xây dựng và chia sẻ nguồn lực thông tin địa
phương dạng số phục vụ bảo tồn di sản và phát triển kinh tế xã hội” do Bộ VH, TT và Du
lịch tổ chức tại Hà Nội và tháng 11/2011.
[24] Nguyễn Huy Chương, Trần Thị Phượng (2001), “Chia sẻ NLTT- kinh nghiệm thư viện
Mỹ và giải pháp cho thư viện Việt Nam”, Truy cập ngày 11/3/2011,
địachỉ: />Tài liệu tham khảo tiếng Anh
[1] Evans G. Edward (1995). Developing Library and information center collections - Phát
triển bộ các sưu tập Thông tin – Thư viện, 3rd. ed. Library Unlimited, INC. Englewood,
Colorado.
[2] H.D.L. Vervlict (1979). Resourse Sharing of Libraries in Developing countries – Chia sẻ
nguồn lực Thư viện của các nước phát triển.
[3] Maurice Line (1984). Resourse Sharing – Chia sẻ nguồn lực: The Present Situation and
the Likely Effect of Electronic Technology. The future of serials: publication, Automation,
and Management
[4] Richard De Gennaro (1980). Resourse Sharing in a network environment – Chia sẻ
nguồn lực trong một môi trường mạng. Library Journal
[5] Rose Mary Magrill (1978). The Concept of Resourse Sharing – Khái niệm về chia sẻ
nguồn lực. Canadian Library Journal.