Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tình hình ruộng đất của người thái ở tây bắc và những tác động tới thiết chế xã hội thái cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 65 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Th.s
Trần Thị Phượng, người đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ Lịch sử Việt Nam, Khoa Sử Địa, Trường Đại học Tây Bắc lời cảm ơn chân thành vì đã quan tâm, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bảo tàng, Thư viện các tỉnh:
Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái… đã tạo điều kiện thuận lợi và có những ý
kiến đóng góp quý báu cho tôi trong quá trình thu thập tư liệu, nghiên cứu để
hoàn thành bản khóa luận này.
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn khóa luận không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong sự đóng góp chân thành của quý thầy
giáo, cô giáo và bạn đọc để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tây Bắc, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận

Nguyễn Trường Sơn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài. .............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ....................................................... 5
5. Đóng góp mới của khóa luận ............................................................................ 6
6. Bố cục của luận văn .......................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC TÂY BẮC VÀ NGƯỜI THÁI Ở
TÂY BẮC ............................................................................................................. 8
1.1. Khái quát lịch sử hình thành vùng đất Tây Bắc ............................................. 8


1.2. Điều kiện tự nhiên, địa vực cư trú .................................................................. 9
1.2.1. Địa hình, đất đai .......................................................................................... 9
1.2.2. Sông ngòi, khí hậu ..................................................................................... 10
1.2.3. Địa vực cư trú ............................................................................................ 11
1.3. Lịch sử hình thành cộng đồng người Thái ở Tây Bắc

....................... 12

1.4. Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................. 14
1.4.1. Tình hình kinh tế ....................................................................................... 14
1.4.2. Tình hình xã hội ........................................................................................ 15
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LOẠI HÌNH RUỘNG ĐẤT CỦA NGƯỜI THÁI Ở
TÂY BẮC TRƯỚC 1858 .................................................................................. 18
2.1. Cơ sở phân loại và cách gọi tên ruộng của người Thái ở Tây Bắc .............. 18
2.1.1. Cách phân loại theo tác động của con người với tự nhiên ........................ 18
2.1.2. Sự phân loại ruộng mang tính chất xã hội ................................................ 20
2.2. Một số loại hình ruộng đất trong xã hội Thái truyền thống ......................... 23
2.2.1. Khái quát về ruộng đất .............................................................................. 23
2.2.2. Ruộng của quý tộc và chức dịch ............................................................... 24
2.2.3. Ruộng của nông dân .................................................................................. 37


CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA RUỘNG ĐẤT TỚI THIẾT CHẾ XÃ HỘI
THÁI CỔ TRUYỀN .......................................................................................... 40
3.1. Giai cấp thống trị .......................................................................................... 40
3.1.1. Qúy tộc ...................................................................................................... 40
3.1.2. Chức dịch hay “bô lão toàn mường” ......................................................... 45
3.2. Giai cấp bị trị ................................................................................................ 46
3.2.1. Bộ phận nông dân “gánh vác”................................................................... 46
3.2.2. Bộ phận nông nô ....................................................................................... 48

3.2.3. Bộ phận gia nô........................................................................................... 49
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 53
PHỤ LỤC ...............................................................................................................


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Khi nói đến vấn đề ruộng đất và vai trò của chế độ sở hữu ruộng đất Mác
nhận định: “Chế độ sở hữu lớn về ruộng đất là cơ sở thực sự của xã hội trung
đại, phong kiến” và khi quay sang nghiên cứu xã hội phương Đông trước tư bản
chủ nghĩa, Mác phát biểu ngay rằng: “Không có chế độ sở hữu tư nhân về ruộng
đất thậm chí là chìa khóa thực sự để hiểu cái thiên đường phương Đông”. Vấn
đề sở hữu ruộng đất, như vậy có ý nghĩa quyết định, chìa khóa đối với các xã hội
có trước chủ nghĩa tư bản, các xã hội nông nghiệp. Nước Đại Việt ở các thế kỉ
XI – XV và cả đến các thế kỉ XVIII – XIX, dĩ nhiên thuộc xã hội này. Hơn nữa,
bản thân vấn đề ruộng đất ở các thế kỉ trung đại Việt Nam tự nó mang ý nghĩa
khoa học và thực tiễn quan trọng.
Khoảng thế kỉ XIII, với việc người Thái định cư ở khu vực Tây Bắc đã
đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong xã hội cổ truyền nơi đây. Khi đến
khu vực này và cho đến tận ngày nay người Thái được phân chia thành hai
ngành Thái Trắng và Thái Đen. Sự phân chia này là kết quả của một quá trình
thiên di, xáo động trên những diễn biến lịch sử lâu dài và phức tạp. Song cho dù
hiện nay có hai ngành Thái, chẳng qua cũng là do sự chuyển hóa từ một nhóm
Thái (Táy) cổ xưa nhất mà thiên di đi mỗi người một ngả. Rồi trên địa vực cư
trú của từng nhóm một tiếp xúc với điều kiện tự nhiên và đặc biệt chịu ảnh
hưởng của các dân tộc xung quanh để rồi xa dần các nguyên gốc của mình. Và
cũng từ đó xuất hiện các nhóm Thái ở mỗi địa phương khác nhau. Người Thái ở
Tây Bắc là một phần trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Dân tộc Thái là
dân tộc thiểu số có số lượng đông dân cư nhất ở khu vực Tây Bắc, chiếm 53%

dân số (theo thống kê năm 2009 của Tổng cục thống kê). Cùng với cuộc sống
định cư của đồng bào Thái, sản suất nông nghiệp cũng có bước phát triển mới
đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong vấn đề ruộng đất đã từng bước được xác
lập.
Vấn đề ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc cũng có đặc trưng riêng so
với miền xuôi và các địa phương khác. Người Thái có chung một loại hình cơ
1


cấu kinh tế và xã hội cổ truyền, đó là loại hình tổ chức xã hội theo chế độ “phìa
tạo”. Xã hội đó phân chia địa hạt hành chính thành từng châu mường. Đất mang
danh nghĩa của toàn mường (công thổ) và ruộng cũng mang tên “ruộng toàn
mường” (na háng mướng) – một loại công điền. Mọi người đều có quyền sử
dụng ruộng đất, nhưng phải chịu làm “việc mường” – một loại việc công ích.
Song mọi khoản “việc mường” đều do bộ máy thống trị “phìa tạo” điều khiển,
nó phải phục vụ lợi ích của “phìa tạo”. Do đó “phìa tạo” đã lợi dụng được đòn
bẩy này để thống trị và bóc lột nhân dân trong mường. Xã hội Thái cổ truyền đã
có sự phân hóa do tác động của ruộng đất, xã hội phân hóa rõ rệt thành hai cực.
Bên trên là tầng lớp quý tộc Thái nắm trong tay bộ máy quản lý, thống trị và bóc
lột người trực tiếp sản suất trong châu mường. Bên dưới là nông dân lao động
chiếm đa số và bị bộ máy chính quyền của nó thống trị đàn áp và bóc lột.
Thế nhưng cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đề cập đến vấn
đề này một cách hoàn chỉnh hệ thống. Nhiều vấn đề khoa học về chế độ ruộng
đất nói chung và các loại hình ruộng đất của người Thái nói riêng chưa được làm
rõ. Vì thế, việc lựa chọn: “Tình hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc và
những tác động tới thiết chế xã hội Thái cổ truyền” làm đề tài nghiên cứu có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn sau:
Về khoa học
+ Góp phần làm sáng rõ và phong phú thêm lí luận về chế độ ruộng đất ở
Việt Nam thời kì cổ - trung đại.

+ Làm rõ tác động của chế độ sở hữu ruộng đất tới tình hình kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của người Thái ở Tây Bắc.
+ Góp phần làm sáng tỏ sự phân hóa giai cấp trong xã hội Thái cổ truyền
từ đó đi vào tìm hiểu cấu trúc xã hội Thái ở Tây Bắc nói riêng và đặc trưng
chính trị của xã hội người Thái trong cả nước nói chung. Qua đó thấy được nét
độc đáo trong thể chế chính trị Việt Nam thời cổ - trung đại.
Về mặt thực tiễn
+ Bổ sung kết quả nghiên cứu về Sơn La nói riêng, Tây Bắc nói chung đặc
biệt về vấn đề ruộng đất và nông nghiệp.
2


+ Từ quan hệ ruộng đất trong xã hội Thái truyền thống góp phần xây dựng
bản làng văn hóa ở Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung.
+ Góp phần bảo tồn tri thức bản địa.
+ Làm tài liệu tham khảo và giảng dạy lịch sử địa phương trong các
trường Phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học ở Tây Bắc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề ruộng đất
trong xã hội Việt Nam cổ trung đại nói chung và loại hình ruộng đất của người
Thái ở Tây Bắc nói riêng.
Trong một số công trình đã nghiên cứu và làm rõ chế độ sở hữu ruộng đất
ở Việt Nam thời kì cổ - trung đại:
Như tác phẩm Dư địa chí (Bản dịch của Phan Huy Tiếp; Hà Văn Tấn chú
thích và giới thiệu) của tác giả Nguyễn Trãi (1959), Nxb Sử học, Hà Nội, đã
cung cấp cho tác giả sự nhìn nhận chính xác về phạm vi của khu vực Tây Bắc về
không gian của khóa luận, cũng như sự thay đổi các đơn vị hành chính của khu
vực trong từng thời kì, từ đó tác giả có thể xác định được cụ thể, rõ ràng giới hạn
của khóa luận.
Tác giả Vũ Huy Phúc (1979) với Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa

đầu thế kỉ XIX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác phẩm đã đề cập rõ nét chế độ
ruộng đất của Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX để tác giả có thể so sánh với chế độ
ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc.
Tác giả Trương Hữu Quýnh (2009) với Chế độ ruộng đất và một số vấn
đề lịch sử Việt Nam, Nxb Thế Giới, Hà Nội, đã phác họa sự biến đổi của tình
hình ruộng đất ở nước ta trong thời kì trung đại từ thế kỉ XI – XVIII. Tác phẩm
này là nguồn tài liệu quý báu, cung cấp cho tác giả cái nhìn toàn cảnh về chế độ
ruộng đất Việt Nam nói chung để từ đó tác giả có thể so sánh đối chiếu và đặt
chế độ sở hữu ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc trong bối cảnh phát triển
chung của cả nước.
Một số công trình chuyên sâu nghiên cứu về người Thái cũng như chế độ
ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc:
3


Tác giả Cầm Minh (1972) với Báo cáo về một số tình hình ruộng đất ở
vùng người Thái, tư liệu lưu tại thư viện tỉnh Sơn La, đã khái quát về tình hình
ruộng đất của người Thái làm nền tảng cho khóa luận nghiên cứu và phát triển.
Tác giả Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (1977), Tư liệu về lịch sử và xã hội
Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, đã vẽ lên bức tranh khái quát về
những nét đặc trưng kinh tế của các dân tộc nói chung, dân tộc Thái nói riêng.
Mặc dù không trực tiếp đề cập đến một số loại hình ruộng đất của người Thái ở
Tây Bắc nhưng đã giúp tác giả có cơ sở lí luận để thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
Tác giả Phạm Văn Lực (chủ biên) (2011), Một số vấn đề về Lịch sử và Văn
hóa Tây Bắc, Nxb ĐHSP, Hà Nội, đã khái quát lịch sử hình thành và nét độc đáo
của nền văn hóa Tây Bắc, cho tác giả cái nhìn chính xác về lịch sử và văn hóa của
Tây Bắc.
Tác giả Trần Thị Phượng (2015), luận văn về Tình hình ruộng đất của
người Thái ở Tây Bắc trước năm 1945, đã làm rõ tình hình ruộng đất của người
Thái ở Tây Bắc trước năm 1945. Đây là nguồn tài liệu quý báu cung cấp cho tác

giả về tình hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc và sự biến đổi của ruộng đất
qua các thời kì.
Các công trình Lịch sử Đảng bộ huyện Mường La 1940 - 1990; cuốn Lịch
sử Đảng bộ tỉnh Lai Châu (Tập 1); cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Phù Yên (1940
- 1975); cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Sơn La 1939 - 1954 (Tập 1) đều của Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội… đã đề cập đến vấn đề ruộng đất của người Thái
Tây Bắc trong phần đề dẫn. Những tác phẩm này khiến cho tác giả có cơ sở xác
định được tầm quan trọng của vấn đề ruộng đất trong chính sách của Đảng, Nhà
nước đối với vùng Tây Bắc.
Các tác phẩm bằng tiếng Thái như Quam tô mương; Táy Pú Xấc, Chương
Han, Phiết mương… cũng đề cập đến các loại hình ruộng đất của người Thái khi
họ bắt đầu sinh sống và định cư ở vùng Tây Bắc. Đây chính là những bằng
chứng cụ thể nhất để cho tác giả có cơ sở dựa vào để phân tích và làm rõ vấn đề.
Những tác phẩm trên đã đề cập đến những mặt khác nhau về tình hình
ruộng đất, các loại hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc. Tuy nhiên, còn tản
4


mạn, chưa có hệ thống, các công trình nghiên cứu còn đơn lẻ, độc lập. Song các
công trình trên đã cung cấp nguồn tư liệu quan trọng, phong phú, gợi ý phương
hướng để tôi nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Tình hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc trước năm 1858.
3.2. Phạm vi đề tài
- Giới hạn thời gian: Với đề tài “Tình hình ruộng đất của người Thái ở
Tây Bắc và những tác động tới thiết chế xã hội Thái cổ truyền” được giới hạn
trong phạm vi thời gian từ khi người Thái định cư tại khu vực Tây Bắc (thế kỉ
XIII) đến trước năm 1858.
- Giới hạn không gian: Với đề tài “Tình hình ruộng đất của người Thái ở

Tây Bắc và những tác động tới thiết chế xã hội Thái cổ truyền” được giới hạn
trong phạm vi không gian khu vực Tây Bắc bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu,
Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái và một phần của Hoà Bình. Tuy nhiên, trong quá
trình nghiên cứu tác giả có sự so sánh, đối chiếu với một số tỉnh khác để thấy
được đặc trưng về ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc.
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung làm rõ một số loại hình ruộng đất
truyền thống của người Thái ở Tây Bắc. Đồng thời, đề tài cũng làm rõ tác động
của chế độ sở hữu ruộng đất tới thiết chế xã hội Thái cổ truyền.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số loại hình ruộng đất điển hình của người Thái ở Tây Bắc
trước 1858 đặc biệt làm rõ tác động của chế độ sở hữu ruộng đất tới thiết chế xã
hội Thái cổ truyền.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp:
- Phương pháp luận:
+ Phương pháp biện chứng
+ Phương pháp lịch sử
5


+ Phương pháp logic
- Phương pháp cụ thể:
+ Thu thập tư liệu
+ Đính chính, chỉnh lý tư liệu
+ Phân loại, hệ thống tư liệu
+ So sánh, đối chiếu, thống kê
+ Điền dã
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
+ Dân tộc học

+ Xã hội học
+ Văn hóa học
+ Kinh tế học
4.2. Nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu văn kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ, tài liệu của Đảng bộ
tỉnh Sơn La, Đảng bộ huyện Mường La, Thuận Châu... Nguồn tài liệu này giúp
chúng tôi có định hướng nghiên cứu để giải quyết các vấn đề đề tài đặt ra.
- Nguồn tài liệu lưu trữ: Báo cáo của chính quyền địa phương như Báo
cáo về khả năng đất đai của khu vực Tây Bắc, Báo cáo về tình hình ruộng đất ở
Thuận Châu trước năm 1958… Các tác phẩm, bài báo của các tác giả, tập thể
các tác giả được công bố ở các Nhà xuất bản, Tạp chí… Các công trình địa chí
của địa phương. Đây là nguồn tài liệu quan trọng, là cơ sở để xây dựng nên khóa
luận, là nguồn tài liệu tham khảo, cung cấp cho chúng tôi thêm những thông tin
về tình hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc trước năm 1858 để hoàn thành
khóa luận.
- Nguồn tài liệu điền dã: Nguồn tài liệu này bổ sung thêm cho các nguồn
tài liệu thành văn.
5. Đóng góp mới của khóa luận
Thứ nhất, thông qua tìm hiểu tình hình ruộng đất của người Thái ở Tây
Bắc trước năm 1858 đề tài góp phần làm sáng rõ và phong phú thêm lí luận về
chế độ ruộng đất ở Việt Nam.
6


Thứ hai, làm rõ thêm tính độc đáo về chế độ ruộng đất trong xã hội Thái
và những tác động của nó tới thiết chế xã hội Thái cổ truyền – đó là một trong
những tri thức bản địa cần được lưu giữ, kế thừa và phát triển trong giai đoạn
hiện nay.
Thứ ba, bổ sung thêm kết quả nghiên cứu về Sơn La nói riêng, Tây Bắc
nói chung đặc biệt về vấn đề nông nghiệp và ruộng đất.

Thứ tư, từ quan hệ ruộng đất trong xã hội Thái truyền thống góp phần xây
dựng bản làng văn hóa ở khu vực Tây Bắc.
Thứ năm, góp phần bảo tồn tri thức bản địa, bổ sung nguồn tư liệu trong
quá trình giảng dạy, nghiên cứu lịch sử địa phương.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục khóa luận được
kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về khu vực Tây Bắc và người Thái ở Tây Bắc
Chương 2: Một số loại hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc trước
1858
Chương 3: Tác động từ tình hình ruộng đất của người Thái ở Tây Bắc tới
thiết chế xã hội Thái cổ truyền

7


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC TÂY BẮC VÀ NGƯỜI THÁI Ở TÂY BẮC
1.1. Khái quát lịch sử hình thành vùng đất Tây Bắc
Tây Bắc là vùng đất "địa đầu" của Tổ Quốc, chủ yếu bao gồm các tỉnh:
Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái và một phần của Hoà Bình.
Từ thời các Vua Hùng dựng nước chia nước ta thành 15 bộ, Tây Bắc nằm
trong Bộ Tân Hưng. Trong Dư địa chí Nguyễn Trãi viết “Hưng Hoá xưa thuộc
bộ Tân Hưng”.
Dưới triều đại Nhà Lý (1010 - 1225) Tây Bắc thuộc châu Lâm Tây, châu
Đăng, đến triều đại Nhà Trần (1226 - 1400) Tây Bắc thuộc đạo Đà Giang. Vào
cuối thời Trần, năm Quang Thái thứ 10 (1397) vùng đất này được đổi thành trấn
Thiên Hưng. Trấn Thiên Hưng thời Trần có hai châu (Phủ) là Gia Hưng và Quy
Hoá.
Đến thời Hậu Lê (XV), theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Tây Bắc thuộc

phủ Gia Hưng, bao gồm 16 châu Thái: Mường Lò, Mường Tiến (hay còn gọi là
Chiêu Tấn, đến năm 1909 thực dân Pháp đổi là Than Uyên), Mường Tấc (Phù
Yên), Mường Sang (Mộc Châu), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Mụa (Mai
Sơn), Mường La, Mường Muổi (Thuận Châu), Mường Thanh (Điện Biên),
Mường Lay, Mường Tùng (Tùng Lăng), Mường Hoàng (Hoàng Nham), Mường
Tiêng (Lễ Tuyền), Mường Chiềng Khem (Châu Khiêm) Mường Chúp (Tuy
Phụ), Mường Mi (Hợp Phì). Năm 1463, trấn Hưng Hoá được thành lập gồm 3
phủ đó là: Gia Hưng, Quy Hoá, An Tây.
+ Phủ Gia Hưng có 1 huyện, 5 châu, 42 động. Đó là huyện Thanh Xuyên
(sau đổi là Thanh Sơn) gồm 1 thôn, 2 động và các châu: Châu Việt, Châu Mai.
Địa bàn 5 châu này có 4 châu thuộc vùng đất Sơn La đó là: Châu Phù Hoa, Châu
Mộc, Châu Việt, Châu Quỳnh Nhai.
+ Phủ Quy Hoá có các châu: Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Bàn, Thuỳ Vĩ, Yên
Lập.
+ Phủ An Tây có 10 châu đó là: Lai, Luân, Quỳnh Nhai, Chiêu Tấn, Tùng
Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Hợp Phì, Tuy Phụ và Khiêm. Đến đời vua Lê
8


Cảnh Hưng (1740 - 1768) có 6 châu là: Tùng Lăng, Hoàng Nham, Hợp Phì, Lễ
Tuyền, Tuy Phụ và Khiêm bị triều đình phong kiến Mãn Thanh cướp mất, phủ
An Tây chỉ còn có 4 châu là: Chiêu Tấn, Quỳnh Nhai, châu Lai và châu Luân.
Thời Tây Sơn, vua Quang Trung đã làm một biểu gửi vua Thanh đòi lại 6 châu
bị cướp mất nhưng không được chấp nhận.
Đến triều Nguyễn (XIX), Tây Bắc được gọi là vùng “Thập Châu” thuộc
tỉnh Hưng Hoá, cụ thể là các châu sau: Mường Lò, Mường Tiến (hay còn gọi là
Chiêu Tấn, đến năm 1909 thực dân Pháp đổi là Than Uyên), Mường Tấc (Phù
Yên), Mường Sang (Mộc Châu), Mường Vạt (Yên Châu), Mường Mụa (Mai
Sơn), Mường La, Mường Muổi (Thuận Châu), Mường Thanh (Điện Biên),
Mường Lay.

1.2. Điều kiện tự nhiên, địa vực cư trú
Tây Bắc chủ yếu bao gồm các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào
Cai, Yên Bái. Do đó, điều kiện tự nhiên của Tây Bắc vừa có đặc điểm chung của
các tỉnh vùng núi phía Bắc, lại vừa có đặc thù riêng so với các địa phương trong
cả nước.
1.2.1. Địa hình, đất đai
Tây Bắc có địa hình phức tạp, bị cắt xẻ bởi những dãy núi đá vôi nằm
trong dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, dài khoảng
180 km, rộng 30 km và vòng cung Sông Mã chạy từ Đông sang Tây; độ cao
trung bình của Tây Bắc từ 700 – 800 m so với mực nước biển. Tuy nhiên, cũng
có những đỉnh cao trên dưới 2.500 m, điển hình như Pú Luông cao 2.800m so
với mặt biển; Pan xi phăng cao 3.114 m so với mực nước biển...
Toàn khu có hai cao nguyên lớn: cao nguyên Sơn La hay còn gọi là Thảo
nguyên Mộc Châu bằng phẳng dài 70 km rộng 50 km, cao 1050 m so với mặt
nước biển... rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi và trồng cây công nghiệp.
Cao nguyên Sìn Hồ chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dài trên 200 km,
rộng khoảng 30 - 50 km, độ cao trung bình từ 700 - 800 m so với mặt biển.
Ngoài ra, Tây Bắc còn có một số cao nguyên vừa và nhỏ khác như: Cao nguyên
Nà Sản chạy dài theo quốc lộ 6 dài khoảng 100 km, rộng 60 km, cao trung bình
9


khoảng 600 - 700 m so với mặt biển...
Do sự kiến tạo của địa chất, sự đan xen giữa những dãy núi đá vôi hiểm
trở với các dãy núi đất và các sông, suối lớn nhỏ đã tạo nên các thung lũng,
phiêng bãi đất đai màu mỡ phì nhiêu, chủ yếu là đất feralít, tơi xốp, giàu chất
mùn, độ chua (PH) từ 4,5 - 5,0 thuận lợi cho việc trồng rau màu và lúa nước;
đúng như câu ca của đồng bào Thái đã nói: “Nhất Thanh (Điện Biên - Lai
Châu), Nhì Lò (Mường Lò - Nghĩa Lộ), Tam Than (Than Uyên - Nghĩa Lộ) Tứ
Tấc (Phù Yên - Sơn La)”. Trong đó, điển hình nhất là cánh đồng Mường Thanh

bằng phẳng dài khoảng 20km, rộng 5 - 6 km; cánh đồng Mường Tấc (Phù Yên)
bằng phẳng, rộng 660 ha...
1.2.2. Sông ngòi, khí hậu
Về sông ngòi: Trên địa bàn Tây Bắc còn có nhiều nguồn nước sông suối.
Sông Mã bắt nguồn từ miền Nam Trung Quốc chảy vào Sơn La qua địa phận
huyện Sông Mã rồi vòng qua Lào vào Thanh Hoá ra biển. Sông Đà bắt nguồn từ
vùng Nam Mông Hoá, gần làng Sin Cai thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
chảy vào nước ta ở Mường Lái qua Lai Châu vào Sơn La hợp với suối Nậm Na
ở phía Bắc và Nậm Mức ở phía Nam theo hướng Tây Nam chảy qua địa phận
các huyện: Mường Tè (Lai Châu), Mường Lay (Điện Biên), Thuận Châu,
Quỳnh Nhai, Mường La, Mai Sơn, Mộc Châu (Sơn La), qua tỉnh Hoà Bình hội
nhập với sông Hồng. Ngoài hai con sông chính, sông Mã, sông Đà, Tây Bắc
còn có hàng nghìn con suối lớn, nhỏ chảy luồn lách quanh những gò đồi tạo
điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa nước, rau màu, cây ăn quả và phát triển
chăn nuôi.
Về khí hậu: Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng nóng mưa nhiều,
mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10,
nhiệt độ trung bình từ 230C - 250C, lượng mưa từ 1400 đến 1800 mm/năm. Mùa
đông trùng với mùa khô lạnh, ít mưa, khô hanh từ tháng 10 năm trước đến tháng
3 năm sau. Thế nhưng, do ảnh hưởng của độ cao địa lý và địa hình nên khí hậu
Tây Bắc cũng có sự phân chia thành những khu vực khác nhau.
Nhìn chung, khí hậu Tây Bắc tuy thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng
10


có sự phân chia thành từng vùng rất rõ rệt: mùa hè mát mẻ, nhiệt độ trung bình
trong năm từ 250C - 280C, nhiệt độ cao nhất từ 30 - 350C, thậm chí có nơi 380C.
Mùa đông nhiệt độ thấp nhất từ 100C - 150C, ở những vùng núi cao xuống đến
dưới 50C, cá biệt lại có vùng thường xuyên vẫn có băng giá, sương muối.
1.2.3. Địa vực cư trú

Trước khi người Thái thiên di vào Tây Bắc, nhóm cư dân Nam Á (bao
gồm nhiều tộc người khác nhau như: Xinh Mun, La Ha, Kháng, Mảng...) đã sinh
sống lâu đời trên mảnh đất này. Họ làm ruộng ở các thung lũng và phiêng đất
ven sông, suối và có trình độ phát triển kinh tế xã hội khá cao
Trong thời gian từ thế kỷ IX đến XIII, người Thái ở cao nguyên Thanh
Tạng (Tây Tạng - Trung Quốc) vì nhiều lý do khác nhau đã tìm đường thiên di
xuống phía Nam vào vùng Tây Bắc (từ đầu công nguyên ở Tây Bắc đã có một
số tụ điểm của cư dân Thái nhưng còn rất thưa thớt). Sự có mặt của người Thái
ở Tây Bắc đã tạo ra những cuộc tranh chấp quyết liệt và kéo dài về địa bàn cư
trú giữa các nhóm người Thái mới thiên di đến với cư dân bản địa Nam Á. Cuối
cùng “Lạng Chượng – một thủ lĩnh Thái tài giỏi nhưng cũng phải chật vật lắm
mới đánh thắng nổi quân Nam Á. Truyền thuyết còn kể rằng quân Xá (tức Nam
Á) có tên làm bằng đồng sắc nhọn, quân Thái chỉ có tên tre, Lạng Chượng mới
nghĩ cách lập mưu thách nhau bắn xem tên của ai cắm vào đá là thắng. Quân
Xá bắn tên đồng vào đá thì bật ra. Quân Thái biết cách nạp cục xáp ong vào
đầu tên tre nên bắn vào đá thì dính. Quân Xá thua phải chịu dâng trống đồng,
để quân Thái chiếm đất, còn quân Xá phải chạy lên núi cao và vào vùng sâu mà
ở” [38, Tr.218]
Hiện nay trong lễ hội truyền thống “Xênra” của người Thái Thuận Châu
có cả một mục diễn lại cảnh người Xá dâng trống đồng cho người Thái (gọi là
Xá Cú Coong). Sự thắng thế của người Thái đã dồn đẩy cư dân Nam Á phải
chạy lên các vùng núi cao hiểm trở sinh sống, còn người Thái thì chọn những
vùng thấp, đất đai bằng phẳng, màu mỡ phì nhiêu, gần nguồn nước, giao thông
đi lại thuận tiện để định cư.
Sự ổn định địa bàn cư trú cùng với việc thống nhất ba trung tâm Thái ở Tây
11


Bắc của Ta Ngần - thủ lĩnh Thái ở Mường Muổi (Thuận Châu) thế kỷ XIII đã tạo ra
bước phát triển quan trọng trong lịch sử xã hội Thái ở Tây Bắc: “Nó không chỉ xóa đi

sự phân tán cát cứ của các chúa Thái mà từ đây bản mường xuất hiện, chế độ ruộng
đất được xác lập, một thiết chế xã hội Thái độc đáo được hình thành trên cơ sở kinh
tế nông nghiệp với hai loại hình canh tác chính: làm ruộng nước và nương rẫy”. [42,
Tr.33]
1.3. Lịch sử hình thành cộng đồng người Thái ở Tây Bắc
Đơn vị cư trú của người Thái được gọi là bản và mường. Nhiều bản hợp
thành một mường nhỏ và nhiều mường nhỏ hợp thành châu mường. Ngay từ
đầu các bản, mường đã phân bố tương đối đông đúc trên những vùng cư trú
của ba nhóm địa phương:
1. Khu vực phía bắc - Những bản, mường của người Thái Trắng tập
trung trong các thung lũng ruộng đồng màu mỡ. Khoảng thế kỷ XIII, Mường
Lay thời Lòm Lạnh Lạt Ma đã trở thành trung tâm của vùng này. Lợi dụng sự
phát triển của người Thái, quý tộc thống trị Mường Lay đã bành trướng thế lực
khắp nơi. Người Thái có câu: "Miền xuôi nổi tiếng vua Kinh, đầu sông Đà nổi
tiếng Tạo Lay" (Lả púa tiếng pua Keo, hua Té tiếng Tạo Lay) để nói lên sự lớn
mạnh của thế lực quý tộc Mường Lay.
2. Khu vực phía nam - Sau đợt thiên di của người Thái Trắng từ Lào sang,
bản mường bắt đầu xuất hiện. Khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, dưới
thời chúa Nhọt Cằm, Mường Sang đã trở thành trung tâm của vùng này. Nhờ uy
thế của quý tộc, Nhọt Cằm đã chia con cháu đi chiếm cứ khắp nơi. Người Thái
thường ví Nhọt Cằm (Pha-nha Nhọt-chom-cằm) như "Then" (thần đứng đầu cõi
trời) và có câu nói rằng đó là: "Then của trần gian, con cháu của Pha Ngum,
Pha Nghiêu" (Then mường Lum, chẩu Pha Ngum, Pha Nghiêu).
3. Khu vực giữa - Sau khi Lạng Chượng thu phục được đất Mường Thanh,
con cháu của ông đã nối nghiệp nhau thống trị đất này. Càng về sau anh em
trưởng thứ của quý tộc càng trở nên bất hòa. Lợi dụng tình trạng đó, các thế lực
của quý tộc Mường Lay và người Lự ở Thượng Lào đã đánh đuổi quý tộc Thái
Đen ở Mường Thanh. Con chúa Lạng Chượng phải dần dần về ở Mường Muổi.
12



Sau khi ổn định ở Mường Muổi khoảng thể kỷ XIII, thế lực của quý tộc ở đây
lại bắt đầu bành trướng khắp vùng cư trú của người Thái Đen, kéo suốt từ vùng
hữu ngạn sông Hồng sang Sông Mã... Trung tâm Mường Muổi dưới thời chúa
Lò Lẹt đã nổi tiếng trong vùng người Thái ở khắp miền Tây Bắc nói chung. Lò
Lẹt lấy biệt hiệu là "Ngu hấu" (hổ mang), người Thái gọi là "Pú chẩu Ngu hấu"
(cụ chủ hổ mang).
Có thể nói chắc chắn hơn nữa, đợt thiên di của người Thái từ Bắc xuống
Nam được bắt đầu tiến hành từ khoảng các thế kỷ đầu thiên niên kỷ I sang đầu
thiên niên kỷ II công nguyên. Đợt thiên di này đã được ghi chép tương đối đầy
đủ trong các nguồn tư liệu bằng tiếng Thái cổ và đặc biệt chính xác khi chính
các nguồn tư liệu này lại ăn khớp với những câu chuyện truyền miệng của người
Thái. Đó là những mũi thiên di của những nhóm Thái xưa đã từng sinh tụ ở
miền đầu "sông Thao, nước đỏ" chuyển dịch về Nghĩa Lộ, Sơn La và phía nam
tỉnh Lai Châu ngày nay. Những nhóm Thái đã sinh tụ ở đầu "sông Đà, sông
Nặm Na" thiên di tới Mường Lay, Phong Miến. Những nhóm Thái đã ở miền
thượng sông "Nặm Khọong, Nặm U, Mường Then - Bỏ Té, Bỏ Rốm" thiên di vào
lưu vực sông Mê Nam để lập ra Vương quốc Thái Lan vào hồi thể kỷ XIII, vào
lưu vực sông Nặm Khọong để lập ra Vương quốc Lào hồi thế kỷ XIV và từ Lào
một bộ phận họ di chuyển tới miền Tây Bắc nước ta.
Sự hình thành nhóm Thái Tây Bắc không thể chỉ diễn ra trong một
khoảng thời gian ngắn mà rõ ràng đã kinh qua lịch sử phát triển xã hội của hàng
trăm năm. Đó là quá trình hình thành "bản", "mường" và sự thống nhất các
"mường". Đó là một quá trình hình thành khu vực lịch sử dân tộc học ở miền đất
phía tây của Tổ quốc. Lịch sử người Thái không thể quên được vào thế kỷ XIV,
trung tâm Mường Muổi đã thu hút tất cả các nhóm Thái. Cũng từ đó trong xã hội
họ cũng dứt điểm việc các nhóm địa phương phát triển theo xu hướng tách thành
tộc người riêng biệt. Cho đến nay, mặc dù người Thái vẫn có các nhóm địa
phương với hai ngành Thái Đen, Thái Trắng ở phía bắc và phía nam, nhưng rõ
ràng chỉ là một dân tộc mà tên thường gọi là "người Thái ở miền Tây Bắc Việt

Nam". Và theo đúng tên tự gọi của họ là "phủ Táy" (người Táy).
13


1.4. Tình hình kinh tế - xã hội
1.4.1. Tình hình kinh tế
Đặc trưng kinh tế nổi bật của Tây Bắc là kinh tế nông nghiệp. Cuộc sống
của cư dân chủ yếu dựa vào hai ngành sản xuất chính: trồng trọt và chăn nuôi.
Công - thương nghiệp ở Tây Bắc hầu như chưa phát triển. Tuy nhiên, do tác
động của yếu tố địa hình, đất đai, sông ngòi, khí hậu... nên kinh tế xã hội của
Tây Bắc cũng có sự phân chia thành những khu vực và ngành nghề khác nhau
khá rõ rệt.
* Về nông nghiệp
- Vùng thấp, bao gồm các khu vực: cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên),
Mường Lò (Nghĩa Lộ), Mường Tấc (Phù Yên), Mường Than (Than Uyên) và
các phiêng đất dọc theo sông Đà, sông Mã... Đây là vùng kinh tế trọng điểm của
cư dân Thái và cũng là của cả vùng Tây Bắc, ở đây nhìn chung dân cư đông đúc,
đất đai bằng phẳng, màu mỡ, nhiều ruộng nước, cho nên thế mạnh của vùng này
là canh tác ruộng nước, cây trồng chính là lúa ruộng.
- Vùng cao, chiếm phần lớn diện tích đất đai trong vùng. Ở khu vực này,
chủ yếu là núi đá, có xen kẽ với núi đất, khí hậu mát mẻ, thế mạnh của vùng cao
là sản xuất nương rẫy và phát triển chăn nuôi..
Ngoài hai ngành sản xuất chính trồng trọt và chăn nuôi, cuộc sống của cư
dân Thái còn dựa vào khai thác lâm sản, săn bắn, hái lượm trong rừng, đánh bắt
cá ở ven các sông, suối
Từ rất sớm trong lịch sử, dân tộc Thái đã đạt đến trình độ cao về canh tác
ruộng nước thông qua hệ thống mương, phai để: “dẫn thuỷ nhập điền”. Nhờ vậy,
họ đã chủ động được tưới, tiêu, làm cho sản xuất nông nghiệp ở loại hình ruộng
nước và nuôi thả cá trong các ao, ruộng mang lại hiệu quả kinh tế cao... Ngoài
ra, dân tộc Thái cũng có nhiều kinh nghiệm trong việc làm nương rẫy, khai thác

lâm sản, săn bắn, hái lượm trong rừng và chăn thả gia súc...
* Về công – thương nghiệp
Thủ công nghiệp - thương nghiệp ở Tây Bắc nói chung, trong cộng đồng
Thái nói riêng hầu như chưa phát triển, sản xuất thủ công nghiệp và thương
14


nghiệp chưa tách khỏi nông nghiệp để trở thành một ngành kinh tế độc lập. Ở
một số địa phương cư dân Thái cũng đã manh nha những ngành nghề thủ công
truyền thống, điển hình như: làm gốm ở Mường Chanh (Mai Sơn - Sơn La),
Mường Sại (Thuận Châu - Sơn La), Mường Lò (Nghĩa Lộ), Mường Lay (Điện
Biên); còn các nghề dệt thổ cẩm, đan lát mây, tre và nghề mộc đã trở thành phổ
biến trong dân gian…
1.4.2. Tình hình xã hội
Xã hội Thái truyền thống có sự phân hoá rõ rệt thành hai cực. Bên trên là
tầng lớp quý tộc Thái nắm trong tay bộ máy quản lý, thống trị và bóc lột người
trực tiếp sản xuất trong châu mường. Bên duới là quảng đại quần chúng nông
dân lao động, gồm nhiều thành phần dân tộc chủ yếu là Thái - lực lượng quyết
định sức sản xuất xã hội, bị lớp quý tộc sử dụng bộ máy chính quyền của nó
thống trị, đàn áp và bóc lột.
1.4.2.1. Giai cấp thống trị
* Quý tộc
Sau khi được giữ vị trí thống trị trong các “châu mường”, lớp quý tộc họ
Lò Cằm đã lấy các họ công khai là: Cầm (hay Khằm), Bạc Cầm, Hoàng, Đèo
(hay Điêu Khằm), Tao (hay Đèo, Đào). Tuy nhiên những tên ghi trong gia phả
quý tộc vẫn ghi họ Lò Cầm (hay Khằm). Qúy tộc có quyền sử dụng ruộng đất và
quyền bóc lột sức lao động của người sản xuất. Những đặc quyền đó đã biến lớp
người quản lý công việc chung thành lớp quý tộc bóc lột.
* Chức dịch hay “bô lão toàn mường”
Trừ ông “mo” là chức dành cho họ “Lường” còn tất cả các chức dịch khác

không nhất thiết phải tập trung vào một họ. Người có quyền nhận chức phải là
người ngoài họ quý tộc, là người Thái hoặc đã Thái hoá nếu là người khác tộc
như người Hoa, người Kinh… Người tham gia chức dịch có thể là những người
có công trong các cuộc chinh chiến. Đến khi bản, mường đã ổn định, chức dịch
thường là những nông dân khá giả, có uy thế nhờ tiền, của và tuổi tác… Người
nghèo muốn làm chức cũng được, nhưng rõ ràng không thể nào có tiền, của để

15


làm các thủ tục như đút lót người đứng đầu mường, người giúp đỡ giới thiệu với
“bô lão toàn mường”…
1.4.2.2. Giai cấp bị trị
Ở các châu mường, tầng lớp bị trị có thể gọi chung là lớp nông dân lao
động, lực lượng đông đảo nhất và lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất
trong xã hội. Tầng lớp này gồm nhiều thành phần dân tộc, chia làm ba loại:
* Bộ phận nông dân “gánh vác”
Đây là lớp nông dân chiếm tuyệt đại đa số cư dân sống trong các châu
mường. Họ là những người lao động có quyền nhận hoặc bỏ suất ruộng công do
“bản” phân cấp, đồng thời phải thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ “việc
mường” do bộ máy thống trị đứng đầu là thủ lĩnh tiêu biểu cho lớp quý tộc đặt
ra.
* Bộ phận nông nô
Loại nông dân này bao giờ cũng ít hơn nông dân “gánh vác”. Đặc trưng
cơ bản của loại này, không có nghĩa vụ đi “việc mường” và đóng góp các loại
nghĩa vụ khác mà phải chịu sự cưỡng bức lao dịch trên ruộng của nhà quý tộc và
tầng lớp thống trị khác hoặc phải nộp hiện vật thay thế công lao dịch.
* Bộ phận gia nô
Thành ngữ Thái dùng để chỉ lớp nông dân này là “khỏi dảo cốn hướn”
nghĩa là tôi đòi trong nhà. So với nông dân ở trong “châu mường” thì “cốn

hướn” chiếm số lượng ít hơn cả (thường chiếm tỷ lệ từ 6% đến 9% số dân Thái
trong các châu mường). Những quý tộc lớn đứng đầu “châu mường” có thể có
15, 20 “cốn hướn” gái, trai..

16


Tiểu kết chương 1
Những lợi thế về vị trí địa lí, cùng sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự
nhiên đã tạo cho Tây Bắc có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng cả về kinh tế,
chính trị, an ninh quốc phòng ở khu vực Tây Bắc và trong phạm vi cả nước. Tây
Bắc không chỉ trù phú với đồng ruộng phì nhiêu, thảm rừng nhiệt đới quanh năm
xanh tốt, trong lòng đất lại tiềm ẩn nhiều khoáng sản quý và hiếm... mà còn trở
thành chiếc cầu nối cho sự giao lưu trao đổi giữa miền xuôi với miền ngược,
Đông Bắc với Thượng Lào và miền Nam Trung Quốc. Từ Sơn La trung tâm của
Tây Bắc, theo quốc lộ 6, hoặc Sông Đà đều có thể ngược Tuần Giáo lên Lai
Châu, xuôi xuống Hòa Bình, sang Nghĩa lộ một cách dễ dàng, đặc biệt từ Sơn
La có thể giao lưu thuận lợi với tỉnh Hủa Păn của nước Cộng hoà dân chủ nhân
dân Lào qua hai cửa khẩu Pa Háng (Mộc Châu), Chiềng Khương (Sông Mã)...
Những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cơ bản đó của khu vực Tây Bắc nói
chung đều được xây dựng trên nền tảng kinh tế nông nghiệp mà vấn đề cốt lõi là
chính là ruộng đất.

17


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ LOẠI HÌNH RUỘNG ĐẤT CỦA NGƯỜI THÁI Ở TÂY BẮC
TRƯỚC 1858
2.1. Cơ sở phân loại và cách gọi tên ruộng của người Thái ở Tây Bắc

Trên cơ sở những đặc điểm về tự nhiên, về địa vực cư trú, về tập quán và
kỹ thuật sản xuất... rõ ràng kinh tế trồng trọt là yếu tố quyết định sự tồn tại xã
hội cổ truyền của người Thái. Họ trồng nhiều loại cây, nhưng chủ yếu là lúa.
Đối tượng trồng trọt chủ yếu của đồng bào là ruộng và nương, người Thái gọi
lớp nông dân mình là "ông nương bà ruộng" (po hay, mẹ na). Đó là mặt tác
động của người lao động trên vùng núi rừng Tây Bắc để có được sản phẩm trồng
trọt nói chung và đặc biệt sản phẩm về thóc gạo nói riêng.
Phương pháp canh tác trên ruộng nước nằm trong loại hình nông nghiệp
dùng cày. Đặc điểm của loại hình nông nghiệp này là việc sử dụng sức kéo của
gia súc. Xưa nay khái niệm về ruộng thường được dùng với nhiều ý nghĩa khác
nhau. Khi nói: "ruộng đất, ruộng nương" người ta hiểu đó là từ chỉ chung về đất
đai trồng trọt. Khi nói: "ruộng muối" thì rõ ràng không phải thứ ruộng để trồng
trọt mà nó là ruộng do người ta tạo ra ở ven bờ biển để chứ nước mặn, cho bốc
hơi, lấy muối. Cũng là ruộng nhưng tính chất của ruộng khô trồng lúa mì ở xứ
lạnh khác hẳn với ruộng nước trồng lúa ở xứ nóng vùng Đông Nam Á.
Có hai cách phân loại ruộng của người Thái gồm: cách phân loại theo sự tác
động của con người với tự nhiên và cách phân loại mang tính chất xã hội.
2.1.1. Cách phân loại theo tác động của con người với tự nhiên
2.1.1.1. Phân loại ruộng nước theo địa hình
Sống trên một địa hình rừng, núi trùng điệp đòi hỏi người làm ruộng nước
phải tiến hành các khâu lao động sao cho thích hợp. Với điều kiện có nguồn
nước thì cả hai địa hình đều có thể biến thành ruộng để trồng lúa. “Trong thực tế
người nông dân Thái đã có hai loại ruộng nước ở trên những khoảng đất bằng
phẳng của thung lũng, lòng chảo hay cao nguyên và ở những sườn núi có độ
dốc. Loại ruộng ở nơi bằng phẳng gọi là “na tông”. Loại ruộng ở các nơi eo
hẹp men theo chân núi hoặc trên sườn núi gọi là “na hon”. [26, Tr.93]
18


+ Loại ruộng “na tông”. Địa hình Tây Bắc núi non chắp nối nhau một

cách liên tục nên sự bằng phẳng của “na tông” chỉ mang ý nghĩa tương đối.
Nhìn chung toàn bộ cánh đồng "na tông" được xếp thành từng bậc từ thấp lên
cao nối tiếp với khu vực "na hon" ở chân núi.
+ Loại ruộng “na hon”. “Na hon” là một khu đất bị cắt nhỏ thành từng
thửa ruộng. Một đặc điểm rất cơ bản của địa hình để tạo ra khu “na hon” là
không có mặt bằng tự nhiên, hoặc nếu có cũng rất nhỏ hẹp. Bởi vậy, kỹ thuật
phổ biến của việc làm “na hon” bao giờ cũng tập trung vào khâu tạo mặt bằng.
Trên cơ sở đó mới đắp bờ ngăn nước.
2.1.1.2. Phân loại ruộng theo nguồn nước
Người Thái đã phân loại ruộng theo nguồn nước khớp với hoàn cảnh tự
nhiên, địa vực cư trú của mình. Ruộng phân loại theo nguồn nước có hai tên gọi:
“ruộng nước mưa” (na nặm phạ) và “ruộng nước ngâm” (na nặm che). [26,
Tr.95]
+ "Ruộng nước mưa" thường được phân bố trên những cao nguyên chỉ đủ
nước cấy một vụ. Nguồn nước của "ruộng nước mưa" không phải trực tiếp lấy
ngay từ khi nó rơi xuống mặt đất như đem chậu ra hứng khi trời mưa. Đặc điểm
cơ bản của nguồn nước tưới "ruộng nước mưa" là phải có một lượng mưa tối đa
để "đất no nước", từ đó trên mặt đất sẽ xuất hiện những mạch ở khắp nơi và
những mạch đó sẽ do người điều khiển cho chảy tới ruộng.
+ "Ruộng nước ngâm" thường tập trung trong các thung lũng lòng chảo –
vùng cư dân chủ yếu của người Thái. Đặc điểm của loại ruộng này là con người
có thể chủ động được nguồn nước tưới, không phải chờ trời mưa. Về tên "ruộng
nước ngâm" (na nặm che) đã không còn đúng với hiện thực. Thực ra đó là thứ
ruộng một mùa có nước và một mùa cạn. Song tên "ruộng nước ngâm" vẫn được
dùng phổ biến.
““Ruộng nước ngâm” có thể gồm 3 bộ phận cấu thành: “ruộng (na)
mương phai”, “ruộng rộc” (na huổi hong chong lậc) và “ruộng đầm lầy” (na
bướm hay như Phù Yên phổ biến hơn thì gọi là "na lúng")”. [26, Tr.96 – 97]

19



"Ruộng (na) mương phai" là loại ruộng ở vùng lòng chảo hay thung lũng
ruộng lấy nguồn nước từ các sông suối thông qua hệ thống thủy lợi cổ truyền
của người Thái. "Ruộng rộc" là loại ruộng nằm trong các khe sâu, vực thẳm hay
thung lũng hẹp lấy nguồn nước tưới từ các khe lạch tự nhiên hoặc một hệ thống
thủy lợi nhỏ hơn.
2.1.1.3. Phân loại ruộng theo hạng tốt xấu
Hai cách phân loại trên bao giờ cũng bao hàm cả ý phân loại ruộng tốt,
xấu. "Na tông" bao giờ cũng tốt hơn "na hon" cũng như "ruộng nước ngâm" tốt
hơn "ruộng nước mưa". Song như vậy người làm ruộng sẽ không thể phân được
hạng ruộng tốt xấu trong cùng một loại. "Ruộng nước mưa" nói chung là ruộng
xấu nhưng trong đó không thể không có những thửa ruộng tốt hơn cả những
ruộng xấu, trung bình hoặc bằng những ruộng tốt ở trong loại "ruộng nước
ngâm".
Ý nghĩa của việc phân loại ruộng theo hạng tốt xấu và trung bình đối với
người Thái trước kia không hẳn đã nhằm mục đích để tác động các khâu kỹ
thuật, mà phân loại ruộng theo hạng là để đặt giống lúa cho hợp. Theo họ, việc
phân loại ruộng theo hạng, chủ yếu là do chất đất (đất nhiều mùn thì tốt không
nhiều mùn thì xấu) và do nước (ruộng chủ động nước thì tốt và nước thất thường
thì xấu).
2.1.2. Sự phân loại ruộng mang tính chất xã hội
2.1.2.1. Nước
Biện pháp nước được người ta đặt lên hàng đầu trong việc làm ruộng.
Theo họ “có nước mới nên ruộng, có ruộng mới nên lúa” (mí nặm chẳng pên na,
mí na chẳng pên khẩu). Dó đó đòi hỏi họ phải vừa làm vừa sáng tạo để hoàn
chỉnh hệ thống dẫn nước tưới ruộng. Trải qua hàng chục thế kỷ trên đồng ruộng
nước, hệ thống thuỷ lợi của người Thái đã tóm tắt trong câu thành ngữ: “mương,
phai, lái, lín”. Đây là phương pháp “dẫn thủy nhập điền” lợi dụng sự chênh lệch
về địa hình, dòng nước chảy để dẫn nước mà không cần đến sức lực của con

người.

20


Hệ thống thủy lợi "mương, phai, lái, lín”, để dẫn nước tưới ruộng theo
phương pháp thủ công. Song cũng vì học chưa thoát khỏi tình trạng thủ công
nên còn nhiều bất lực trước những khó khăn về nước. Khó khăn nhất vẫn là việc
dẫn nước lên cao hoặc phải đưa đi quá xa qua nhiều chướng ngại vật khổng lồ.
Bởi vậy, nhiều ruộng, nhiều bản lẽ ra có nhiều nước dễ dùng, tưới ruộng mà
không có. Những bản hay ruộng mang tên khan nước như "bản Phạ" (bản trời),
"bản Na lạnh" (bản ruộng hạn), "na hâư thả" (thửa ruộng chờ)... đã nói lên đầy
đủ tính chất khan nước ở những vùng khô hạn. Hệ thống thuỷ lợi “mương, phai,
lái, lín” đã xuất hiện cùng với việc ổn định nơi cư trú, lập bản dựng mường của
người Thái từ thế kỷ XIII.
2.1.2.2. Phân bón
Trong phương thức canh tác trên ruộng nước của đồng bào, nếu như biện
pháp "nước" được đặt ra khá chu đáo thì biện pháp "phân" hầu như không có gì.
Họ chưa đạt được một thành tựu gì trên lĩnh vực này, nên cũng chưa có tập quán
làm phân bón. Sự phát triển không, cân xứng giữa biện pháp thủy lợi và phân
bón đã chững tỏ rằng nguồn phân tự nhiên ở vùng này khá dồi dào. Hàng năm
nguồn phân bón tự nhiên này đủ cấy một vụ lúa nếp. Năng suất lúa nếp thời
trước ở riêng Mai Sơn đã đạt bình quân 2 tấn/ 1 ha, không phải là loại năng suất
quá thấp. Trong lúc dân số chưa phát triển, việc làm một vụ đã căn bản đáp ứng
được yêu cầu về lương thực để người làm ruộng có thể tái sản xuất. Phân bón tự
nhiên có thể có ba nguồn chủ yếu. Những trận mưa xối xả hàng năm đã tải phù
sa, mùn từ các khu rừng, núi ra sông, suối nhập vào mương chảy về bón cho
ruộng. Từ nhận thức điều đó, cho nên xưa kia ở một số bản người Thái thường
bắc sẵn những máng gỗ lớn từ bản ra ruộng để chờ trời mưa cho nước vét phân,
mùn chảy ra bón cho lúa. Có thể đây là bước chuẩn bị cho sự xuất hiện các khâu

kỹ thuật làm phân và bón phân sau này của người làm ruộng nước. Cuối cùng
còn có một nguồn phân mùn không kém phần quan trọng là những đống rơm,
gốc rạ, phân gia súc sau những tháng cánh đồng bỏ hoá đã mục rũa.
2.1.2.3. Các biện pháp kỹ thuật cổ truyền

21


Có nước, phân chưa đủ, việc làm ruộng nước còn phải bỏ sức lao động để
tiến hành những khâu liên hoàn khác. Những khâu liên hoàn đó tiến hành từ
lúc ruộng có nước đến khi thu hoạch thóc lúa về nhà. Theo kinh nghiệm cổ
truyền của người Thái các khâu liên hoàn được tập trung vào 2 giai đoạn: trước
khi cấy và sau khi cấy.
Đồng bào rất coi trọng những khâu liên hoàn trước khi cấy. Đó là những
khâu: cày - giãy cỏ - phát bụi rậm - đắp bờ và bừa sau khi đã dẫn nước tới
ruộng. Hoàn thành các khâu đó, đồng ruộng của họ sẽ đạt tiêu chuẩn như câu
ngạn nhữ “bóc trần, giãy sạch” (háy lỏn, chọn khao). Tục ngữ có câu: "cày sâu,
bừa kỹ" (thay lậc, ban nuôn). Song lưỡi cày Lào so với lưỡi cày của đồng bào
H’Mông còn thô sơ. Mặt lưỡi nhỏ lại gắn với bắp cày bằng cánh kiến, nên không
được chắc chắn. Biện pháp cày sâu do đó cũng chỉ có mức độ. Độ cày sâu
thường không thể quá 10 phân, vì sâu quá sẽ bị gãy hoặc tuột lưỡi ra khỏi bắp.
Tuy thế thứ cày thô sơ này đã làm bạn với người nông dân hàng chục thế kỷ trên
ruộng đồng, nên rất được quý trọng. Theo phong tục tập quán cũ, sau khi cày
xong người ta cất cày ở nơi thờ cúng tổ tiên.
Biện pháp cày ải cũng được người Thái áp dụng từ lâu. Tục ngữ có câu
"làm nương thì ủ cây, làm ruộng thì cày ải" (dệt hay bốm cha, dệt na bốm phản).
Thời gian cày ải thường từ 10 đến 20 hôm. Sau đó người ta mới đắp bờ giữ nước
để bừa.
Kỹ thuật đắp bờ và sạch bờ của ruộng thường phải đạt tiêu chuẩn “trơn
nhẵn, tựa bôi dầu” (nặm mắn cắn kiểng). Cỏ bờ mọc rậm rạp còn là ổ sâu, chuột

phá hoại lúa.
Khâu bừa được đồng bào thực hiện dưới khẩu hiệu "bừa kỹ" (ban nuốn) .
Xưa kia có nơi bừa đến 10 lượt mới cấy. Và khâu bừa cũng kết thúc giai đoạn
trước khi cấy và là khâu hoàn thành tiêu chuẩn "bóc trần, giãy sạch".
Cấy được người Thái coi như khâu quyết định đúng sai thời vụ, thời vụ lại
quyết định sự thành bại của mùa lúa, do đó việc cấy phải đảm bảo đúng ngày
tháng. Bởi vậy họ phải tranh thủ hoàn thành các biện pháp kỹ thuật cho ruộng
đồng đạt tiêu chuẩn "bóc trần, giãy sạch" để cấy cho đúng ngày tháng,
22


×