Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.8 KB, 12 trang )

Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường
bộ theo luật hình sự Việt Nam
Trần Văn Thảo
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số 60 38 01 04
Người hướng dẫn: TS. Trịnh Tiến Việt
Năm bảo vệ: 2013

Keywords. Tội xâm phạm; An toàn giao thông; Luật hình sự Việt Nam.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế của nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những khởi sắc đáng mừng và đem lại nhiều sự
chuyển biến trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. ở các thành phố lớn nói chung,
tỉnh Bình Phước nói riêng, sự thay đổi khởi sắc thể hiện trên nhiều lĩnh vực đem lại đời sống
vật chất và tinh thần ngày càng tốt đẹp cho nhân dân. Trong những sự chuyển biến trên thì
giao thông vận tải thể hiện rõ nhất qua việc đường sá, cầu cống được xây dựng mới và xe cộ
được mua sắm rất nhiều. Theo số liệu thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh
Bình Phước thì hàng tháng, có hàng trăm, hàng nghìn xe máy và ô tô đăng ký mới trên địa
bàn tỉnh.
Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển hoạt động giao thông vận tải thì tình hình các tội
xâm phạm an toàn giao thông đường bộ nói riêng và tình hình tai nạn giao thông đường bộ
nói chung gần đây cũng tăng rất nhanh về cả số lượng vụ việc và mức độ nghiêm trọng đã gây
ra những hậu quả lớn về người và tài sản, làm ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự, an
toàn xã hội. Theo thống kê của ủy ban An toàn giao thông Quốc gia những năm gần đây tình



hình các vụ tai nạn giao thông xảy ra nhiều đột biến trên cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết
và số người bị thương). Ví dụ: Trong năm 2009, cả nước đã xảy ra 12.492 vụ tai nạn giao
thông, làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người. Trung bình mỗi ngày vẫn có 31 người
chết do tai nạn giao thông. Trong 6 tháng đầu năm 2010 cả nước đã xảy ra hơn 6.500 vụ tai
nạn giao thông, làm chết hơn 5.600 người và bị thương hơn 4.800 người. Điều rất đáng chú ý
là ngoài những con số thống kê trên còn có hơn 18.000 vụ va chạm giao thông khiến 23.000
người bị thương. Ngoài những thiệt hại rất lớn về tính mạng, xã hội và mỗi gia đình còn phải
gánh chịu hậu quả nặng nề do tai nạn giao thông gây ra... Còn nửa tháng đầu năm 2013, cả
nước vẫn xảy ra trên 450 vụ tai nạn giao thông, cướp đi sinh mạng của 380 người, làm bị
thương 325 người. Bình quân mỗi ngày vẫn xảy ra 30 vụ tai nạn, làm chết 25 người, bị
thương 21 người. Đặc biệt, trong các ngày mùng 3, 7, 8/1, mỗi ngày xảy ra từ 40 - 45 vụ tai
nạn, làm chết từ 30 - 40 người và bị thương từ 20 - 43 người. Vẫn có nhiều vụ tai nạn nghiêm
trọng xảy ra làm nhiều người chết và bị thương. Đơn cử như ngày 13/1, tại km 68+560 Quốc
lộ 48C thuộc xã Yên Hòa, huyện Tương Dương (Nghệ An), đã xảy ra vụ tai nạn làm 3 người
chết, 2 xe mô tô hư hỏng nặng. Cùng ngày, tại địa phận xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Sơn (Hà
Tĩnh) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 3 người chết tại chỗ. Vụ tai nạn ngày
14/1, tại Quốc lộ 9D, thuộc địa bàn phường Đông Lương, Thành phố Đông Hà (Quảng Trị)
khiến 2 người chết tại chỗ...[64].
Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu á thì Việt Nam mất tới 885 triệu
USD/năm cho chi phí tổn thất về người và vật chất do tai nạn giao thông gây ra. Đó là chưa
kể đến nguồn nhân lực lớn của ngành Y tế dành cho việc cứu chữa, phục hồi chức năng cho
các nạn nhân...[61]. Còn xét riêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, theo số liệu Công an tỉnh và
ủy ban An toàn giao thông tỉnh thì số vụ tai nạn và số người chết, số người bị thương vẫn
tăng, giảm theo hàng năm, tuy nhiên, số vụ va chạm và tai nạn giao thông vẫn xảy ra với mức
độ ngày đáng báo động. Ví dụ: Năm 2007, số vụ tai nạn là 195 vụ, số người chết là 198 và số
người bị thương là 186 người. Đến năm 2012, con số này có giảm là 161 vụ tai nạn, 360 vụ va
chạm, tổng cộng là 521 vụ, số người chết là 165 người và số người bị thương lại tăng nhiều là
688 người.
Còn theo thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước, số vụ án và số bị cáo thuộc
nhóm các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ vẫn bị đưa ra xét xử thường xuyên, tuy

nhiên chủ yếu tập trung vào tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ (Điều 202), theo đó, trong thời gian 06 năm (2007 - 2012) có 327 vụ án và 340 bị cáo và
năm sau tổng số vụ án và tổng số bị cáo đều cao hơn năm trước; v.v...


Do đó, trước thực trạng này, Nhà nước, xã hội và các cơ quan chức năng trong cả
nước nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng đã tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt và
liên tục để ngăn chặn và phòng, chống vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông
đường bộ. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân phát sinh là sự gia tăng tính chất và mức
độ của hành vi vi phạm nói chung, các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ nói riêng
như: phóng nhanh, vượt ẩu, cẩu thả khi thực hiện các quy định khác về an toàn trong điều
khiển phương tiện nhưng không có giấy phép hoặc không có bằng lái theo quy định, trong khi
say rượu hoặc không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển giao
thông... gây ra hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản cho người khác.
Vì vậy, để góp phần ngăn chặn, phòng ngừa và giảm bớt vi phạm pháp luật và các
tội phạm xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội,
an toàn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ khái
niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ,
nghiên cứu so sánh với Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới và đánh giá thực tiễn xét
xử các tội phạm này trong thời gian 06 năm (2007 - 2012) trên địa bàn tỉnh Bình Phước để
thực hiện mục đích trên có ý nghĩa chính trị - xã hội và lý luận - thực tiễn quan trọng. Đây
cũng là lý do để tác giả quyết định lựa chọn đề tài: "Các tội xâm phạm an toàn giao thông
đường bộ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Bình Phước)" làm
đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua việc nghiên cứu về các tội xâm
phạm an toàn giao thông đường bộ ở các mức độ khác nhau, trực tiếp và gián tiếp đã có một
số công trình nghiên cứu được công bố, đồng thời thể hiện trên ba bình diện - luận văn, luận
án, sách chuyên khảo, tham khảo, bình luận, cũng như giáo trình dành cho hệ đại học và
một số bài viết bình luận án như:

* Nhóm thứ nhất (các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học) bao gồm: 1) Bùi
Kiến Quốc, Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại
học Luật Hà Nội, 2001; 2) Ngô Huy Ngọc, Những biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm
phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, 1996; 3) Phan Huy Thái, Điều tra các vụ án vi phạm các quy
định về an toàn giao thông vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội - Thực trạng và


giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1998;
4) Nguyễn Đắc Dũng, Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Bắc
Ninh), Luận văn thạc sĩ luật học, 2011 và; 5) Nguyễn Ngọc Anh, Tội đua xe trái phép trong
luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2012; v.v...
* Nhóm thứ hai (các sách chuyên khảo, tham khảo) bao gồm: 1) ThS. Đinh Văn Quế,
Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm
phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; 2) ThS.
Hoàng Đình Ban, Hoạt động phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008; 3) TS. Trần Minh Hưởng, Các tội xâm phạm an toàn
công cộng, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội,
2002; 4) TS. Nguyễn Đức Mai, Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng, Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2001; v.v...
* Nhóm thứ ba (giáo trình, đề tài, bài viết) bao gồm: 1) GS.TS. Đỗ Ngọc Quang,
Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo
trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), GS. TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2007); 2) GS. TS. Võ Khánh Vinh, Chương X - Các tội
xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt
Nam (Phần các tội phạm), GS. TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,

2001; 3) GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Chương XXV - Các tội xâm phạm an toàn công cộng,
trật tự công cộng, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Tập II) do GS. TS. Nguyễn
Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010; 4) TS. Phạm Văn Beo, Bài 10 Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Trong sách: Luật hình sự Việt Nam
(Quyển 2 - Phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010; 5) TS. Cao Thị Oanh
(chủ biên), Chương X - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2010; v.v...
Ngoài ra, năm 2004 có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (Đại học Luật Hà Nội)
của TS. Trương Quang Vinh (chủ trì): Tội tổ chức đua xe trái phép, tội đua xe trái phép và
đấu tranh phòng, chống các tội này trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tiếp đến là một số bài
viết đi sâu vào tranh luận tội danh cụ thể, xác định lỗi của tội phạm này như: 1) ThS. Lê Văn
Luật, Xác định lỗi trong các vụ án tai nạn giao thông, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/2005; 2)


ThS. Huỳnh Quốc Hùng, Một số vấn đề về định tội và định khung tăng nặng trong các vụ án
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, Tạp chí Tòa án nhân dân,
số 9/2007; v.v...
Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy một số công trình có phạm vi
nghiên cứu rộng, các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ chỉ được đề cập riêng rẽ
từng tội bằng bình luận những dấu hiệu pháp lý hình sự và hình phạt hoặc chỉ xem xét dưới
góc độ tội phạm học - phòng ngừa cả nhóm tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, trong khi đó, chưa có công trình khoa
học nào ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học đề cập đến cả nhóm tội xâm phạm an toàn giao
thông đường bộ trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Bình Phước. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu
để hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm an toàn giao
thông đường bộ, cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng luôn có ý nghĩa
về lý luận và thực tiễn, đặc biệt phục vụ trực tiếp yêu cầu chính trị - xã hội và đấu tranh
phòng, chống các tội phạm đã nêu trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
3. Mục đích và đối tượng nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ bản của các tội xâm

phạm an toàn giao thông đường bộ như: khái niệm và những dấu hiệu pháp lý hình sự, phân
biệt các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ với một số tội phạm khác có liên quan
trong Bộ luật hình sự, nghiên cứu so sánh với Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, đồng
thời phân tích thực tiễn xét xử các tội phạm này trong thời gian 06 năm (2007 - 2012) trên địa
bàn tỉnh Bình Phước. Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn
xét xử để kiến nghị hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng
những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Các tội xâm phạm an
toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn tỉnh Bình
Phước).
4. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận


Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối, chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước
ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như trong việc bảo vệ an toàn, trật tự xã hội.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hình sự như: phân
tích, tổng hợp, so sánh, phân tích quy phạm pháp luật, khảo sát thực tiễn, điều tra án điển
hình... để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề cần nghiên
cứu trong luận văn này.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về các tội xâm phạm an
toàn giao thông đường bộ trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Cụ thể, đã xây dựng khái niệm
các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát
triển của luật hình sự nước ta về các tội phạm này từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến
nay, phân biệt với một số tội khác hay có sự nhầm lẫn trong thực tiễn; làm sáng tỏ những quy

định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ và nghiên
cứu so sánh với Bộ luật hình sự một số nước; phân tích thông qua nghiên cứu thực tiễn xét xử
trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian 06 năm (2007 - 2012), qua đó chỉ ra những mâu
thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành; các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó,
cũng như đưa ra nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả áp dụng những
quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm này ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong
thực tiễn, đặc biệt một số giải pháp gắn liền với việc phòng, chống tội phạm này trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bên cạnh đó, luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu
và học tập môn học Luật hình sự. Một số đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những
luận cứ khoa học phục vụ cho công tác lập pháp và hoạt động thực tiễn áp dụng Bộ luật hình
sự Việt Nam liên quan đến các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, qua đó góp phần
nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội này hiện nay và sắp tới ở địa bàn tỉnh
Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung.
6. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ
trong luật hình sự Việt Nam.
Chương 2: Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Bộ luật hình
sự Việt Nam và Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới.
Chương 3: Thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Bình Phước, hoàn thiện pháp luật và
nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội xâm
phạm an toàn giao thông đường bộ.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


* Tiếng Việt
1.

Nguyễn Ngọc Anh (2011), Tội đua xe trái phép trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2.

Bộ Tư pháp (1957), Tập luật lệ tư pháp, Hà Nội, tr.135.

3.

Hoàng Đình Ban (2008), Hoạt động phòng ngừa tai nạn giao thông đường bộ ở Việt
Nam hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

4.

Lê Văn Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa
học luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.287; tr.289.

5.

Lê Văn Cảm, Trịnh Quốc Toản (2004), Định tội danh: Lý luận, hướng dẫn mẫu và hệ
thống 350 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6.

Chính phủ (1998), Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về tăng cường công
tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội.


7.

Chính phủ (2010), Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Hà Nội


8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02 của Ban Bí thư
Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.223-233.
11. Nguyễn Đắc Dũng (2011), Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại địa bàn tỉnh Bắc
Ninh), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.88.
12. Đinh Bích Hà (2007), Bộ luật hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư
pháp, Hà Nội, tr.83-93.
13. Nguyễn Ngọc Hòa (1991), Tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, tr.9.
14. Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2004), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, tr.33.
15. Huỳnh Quốc Hùng (2007), "Một số vấn đề về định tội và định khung tăng nặng trong

các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ", Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 9/2007, tr.35.
16. Trần Minh Hưởng (chủ biên) (2010), Tìm hiểu Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Lao động, Hà Nội,
2010; tr.439.
17. "Kết luận của Ban Bí thư về tình hình trật tự, an toàn giao thông" (2007), Báo Nhân dân,
ngày 07/9.
18. Một số văn bản pháp quy về quản lý phương tiện và người điều khiển phương tiện cơ
giới đường bộ (1996), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
19. Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.
20. Ngô Huy Ngọc (1996), Những biện pháp phòng ngừa tội phạm xâm phạm trật tự an


toàn giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại
học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
21. Pháp luật về giao thông đường bộ (1992), Nxb Pháp lý, Hà Nội.
22. Đinh Văn Quế (2005), Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội
phạm, Tập VII - Các tội xâm phạm quy định về an toàn giao thông, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, 2005.
23. Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Tập V - Các tội xâm phạm
an toàn công cộng, trật tự công cộng, Nxb. Lao động, Hà Nội, tr.7-85; tr.43.
24. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
25. Quốc hội (1988), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
26. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
27. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
28. Quốc hội (2008), Luật giao thông đường bộ, Hà Nội.
29. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.
30. Bùi Kiến Quốc (2001), Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội, Luận án tiến sĩ luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
31. Quy định của Chính phủ về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ - đô thị, đường
sắt, đường thủy và xử lý hành chính (1998), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Sơ khảo lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam (1983), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Phan Huy Thái (1998), Điều tra các vụ án vi phạm các quy định về an toàn giao thông
vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
34. Ngô Ngọc Thủy (2005), "Chương XXV - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng", Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, do Nguyễn Ngọc Hòa chủ
biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
35. Bùi Quang Trung (2011), Các tội xâm phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ theo


luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
tr.15.
36. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước (2007), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2007,
Bình Phước.
37. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước (2008), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2008,
Bình Phước.
38. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước (2009), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2009,
Bình Phước.
39. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước (2010), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2010,
Bình Phước.
40. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước (2011), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2011,
Bình Phước.
41. Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước (2012), Báo cáo công tác ngành Tòa án năm 2012,
Bình Phước.
42. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, Tập 1, Hà Nội,
tr.356; tr,73.
43. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự,

tập II, Hà Nội.
44. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội.
45. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng, Hà
Nội.
46. Tòa án nhân dân tối cao (1998), Các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế và tố tụng, Hà
Nội.
47. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động
(2008), Hội thảo Quốc gia “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá
trình hội nhập”, Hà Nội, tr.1-10.
48. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Luật hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.


49. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Tập I, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
50. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Bộ luật hình sự Liên bang Nga, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
51. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Bộ luật hình sự Liên bang Đức, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, tr.498-508; tr.494-500.
52. Đào Trí úc (chủ biên) (1994), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.157.
53. Đào Trí úc (2000), Luật hình sự Việt Nam (Quyển 1 - Những vấn đề chung), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, tr.157.
54. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước (2012), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, Bình Phước.
55. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, tr.63.
56. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa và Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
57. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội

phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
58. Nguyễn Như ý (Chủ biên) (2010), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
59. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học và tội phạm học hiện đại, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
* Trang web
60. Http://www.baobinhphuoc.com.vn
61. Http://www.cand.com.vn
62. Http://www.tin247.com
63. Http://www.vnexpress.net


64. Http://www.ktdt.com.news

* Tiếng Anh
65. Afar (2003), "Panic over traffic jam", Association for asian reseach.
66. "Traffic police and law enforcement" (2010), Asian development Bank.
67. Neades and R. Ward (1996), Surveying for Accident Investigation, UK,Wiltshire 6
Regional Driving School, Devizes.



×