Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

DIA LI DIA PHUONG PHU YEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.49 KB, 6 trang )

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN
I.Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính:
1.Vị trí và lãnh thổ:
-Phú Yên là 1 tỉnh thuộc Nam Trung Bộ, trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47"
kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp Đăk Lăk vàGia Lai, phía đông
giáp biển Đông.
-Phú Yên nằm ở miền trung Việt Nam, cách Hà Nội 1.160 km về phía nam, cách tp. Hồ chí Minh 561 km về phía
bắc theo tuyến quốc lộ 1A.
-Diện tích tự nhiên: 5060 km² theo thống kê năm 2012 (đứng thứ 23 so với cả nước và thứ 5 so với các tỉnh Nam
Trung Bộ), chiều dài bờ biển 189 km.

2.Sự phân chia hành chính:





-Quá trình hình thành: Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai viên tướng dưới quyền là Văn Phong tấn công vào Aryaru,
Chăm Pa thất bại. Nguyễn Hoàng đã sát nhập Ayaru vào lãnh thổ Đàng Trong với tên gọi Phú Yên và giao cho Văn
Phong cai quản đất Phú Yên. Tên gọi nầy do chúa Nguyền Hoàng đặt với ước nguyện về một miến đất trù phú,
thanh bình trong tương lai.
-Các đơn vị hành chính: Năm 1976, Phú Yên nằm trong địa phận tỉnh Phú Khánh. Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh
Phú Yên được tái lập và tồn tại cho đến ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Phú Yên có 7 đơn vị hành chính gồm thị xã Tuy
Hòa và 6 huyện: Đồng Xuân, Sơn Hòa,Sông Cầu, Sông Hinh, Tuy An, Tuy Hòa.
Ngày 4 tháng 3 năm 2002, chia thị xã Tuy Hòa thành thị xã Tuy Hòa và huyện Phú Hòa.
Ngày 5 tháng 1 năm 2005, chuyển thị xã Tuy Hòa thành thành phố Tuy Hòa.
Ngày 16 tháng 5 năm 2005, chia huyện Tuy Hòa thành 2 huyện: Đông Hòa vàTây Hòa.
Ngày 27 tháng 8 năm 2009, huyện Sông Cầu được nâng lên thành thị xã Sông Cầu.
=>Phú Yên bao gồm 1 thành phố tỉnh lỵ, 1 thị xã và 7 huyện:
Thành phố Tuy Hòa, gồm có 12 phường và 4 xã


Thị xã Sông Cầu, gồm có 4 phường và 10 xã

Đông Hòa, gồm có 2 thị trấn (Hòa Hiệp Trung và Hòa Vinh) và 8 xã

Đồng Xuân, gồm có 1 thị trấn (La Hai) và 10 xã

Phú Hòa, gồm có 1 thị trấn (Phú Hoà) và 8 xã

Sơn Hòa, gồm có 1 thị trấn (Củng Sơn) và 13 xã

Sông Hinh, gồm có 1 thị trấn (Hai Riêng) và 10 xã

Tuy An, gồm có 1 thị trấn (Chí Thạnh) và 15 xã
Tây Hòa, gồm có 1 thị trấn (Phú Thứ) và 10 xã
Tỉnh Phú Yên có 112 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 8 thị trấn và 88 xã.

II.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
1.Địa hình:
*Phú Yên có 3 mặt là núi, phía Bắc có dãy Cù Mông, phía Nam là dãy Đèo Cả, phía Tây là mạn sườn Đông của
dãy Trường Sơn, và phía Đông là biển Đông. Địa hình đa dạng và phức tạp, có hướng nghiêng và thấp dần từ tây
sang đông
-Địa hình có đồng bằng xen kẽ núi. Có 3 huyện miền núi là: huyện Sông Hinh, huyện Sơn Hòa và huyện Đồng
Xuân. Có 5 huyện-thành phố có diện tích chủ yếu là đồng bằng là: thành phố Tuy Hòa, huyện Phú
Hòa, huyện Đông Hòa, huyện Tây Hòa và huyện Tuy An. Riêng thị xã Sông Cầu có diện tích đồng bằng
và núi xấp xỉ nhau.
Núi cao nhất là núi Chư Ninh (cao 1.636m) thuộc huyện Sông Hinh. Ngoài ra, còn có các hòn núi khác như: hòn Dù
(1.470m) và hòn Chúa (1.310m) thuộc huyện Tây Hòa, núi Chư Treng (1.238m) và núi La Hiên (1.318m)
thuộc huyện Đồng Xuân. Các hòn núi khác chỉ cao khoảng 300-600m.
Một núi không cao nhưng nằm ngay trong nội thị thành phố Tuy Hòa nhưng rất nổi tiếng đó là núi Nhạn. Núi Nhạn
nằm ngay bên cạnh sông Đà Rằng, có tháp Nhạn cổ kính vốn là một tháp Chàm của người Chămpa xưa.

(Ở Phú Yên miền đồi núi chiếm khoảng 70% diện tích)
-Sông, suối: Các con sông ở Phú Yên đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía tây, dãy Cù Mông ở phía bắc
và dãy núi Đèo Cả ở phía nam, hướng chính là Tây Bắc-Đông Nam hoặc Tây-Đông, có độ dốc lớn.
Sông lớn nhất là sông Ba, ở thượng lưu còn gọi là Eaba, ở hạ lưu gọi là sông Đà Rằng, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc
Rô (Kon Tum) và đổ ra cửa Đà Diễn (thành phố Tuy Hòa). Sông lớn thứ 2 là sông Kỳ Lộ, còn gọi là sông La Hiên ở














thượng nguồn và sông Cái ở hạ lưu, bắt nguồn từ những dãy núi cao 1.000m ở Gia Lai và Bình Định, đổ ra cửa biển
Tiên Châu ở Tuy An.
Ngoài ra còn có các sông nhỏ hơn:
Huyện Đông Hòa có sông Bàn Thạch (còn gọi là sông Bánh Lái), sông Đà Nông.
Huyện Sông Hinh có sông Hinh, sông Krông Năng.
Huyện Sơn Hòa có sông Cà Lúi, sông Thá, sông Con, sông Bà Lá.
Thị xã Sông Cầu có sông Cầu
Huyện Tây Hòa có sông Con, sông Trong, sông Đồng Bò.
Huyện Đồng Xuân có sông Trà Bương, sông Cô.
Huyện Phú Hòa có sông Quy Hậu.
-Đầm, vịnh: Do có khá nhiều sông, các dãy núi và biển ăn sâu đan xen lẫn nhau nên Phú Yên có rất nhiều đầm,

vũng, vịnh.Một số đầm, vịnh:
Thị xã Sông Cầu có đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài, vũng Lắm (còn gọi là vũng Lấm hoặc vũng Mắm), vũng
La, vũng Chao.
Huyện Tuy An có đầm Ô Loan.
Huyện Đông Hòa có Vũng Rô (nổi tiếng và một cảng của đường Hồ Chí Minh trên biển).
-Cao nguyên:
+Cao nguyên Vân Hòa cao 400m trên địa bàn các xã Sơn Xuân, Sơn Long và Sơn Định của huyện Sơn Hòa.
+Cao nguyên An Xuân thuộc xã An Xuân, huyện Tuy An, nổi tiếng với trà An Xuân.
+Và cao nguyên Trà Kê nằm ở xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa.

2. Khí hậu:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5 °C, lượng mưa
trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm. Độ cao địa hình đóng vai trò quan trọng trong sự phân bố
nhiệt độ và lượng mưa của tỉnh

3. Thủy văn:
Có hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng
chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt.
Phú Yên có nhiều suối nước khoáng nóng như: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc Sanh. Ngoài ra còn có nhiều tài
nguyên trong lòng đất như Diatomite (90 triệu m3), đá hoa cương nhiều màu (54 triệu m3), vàng sa khoáng (300
nghìn tấn) (số liệu năm 2006 theo Cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch Phú Yên)

4. Thổ nhưỡng:
Thổ nhưỡng của Phú Yên được hình thành và phát triển trong sự tác động qua lại của sinh quyển nhiệt đới và sự
phong phú, phức tạp của cấu trúc địa chất. Qua kết quả điều tra nghiên cứu và dựa vào hệ thống sinh học, các nhà
khoa học đã tổng hợp và chia thổ nhưỡng của Phú Yên làm 4 tổ hợp:
- Tổ hợp I: đất có độ phì nhiêu cao, tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn. Các loại đất này tập trung ở vùng đồng
bằng thấp, gồm có: đất phù sa, đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan.
- Tổ hợp II: loại đất có độ phì nhiêu trung bình, khả năng phát triển nông nghiệp ở mọi địa hình. Loại đất này bao

gồm: đất dốc tụ, đất nâu vàng, đất nâu đỏ trên đá, đất nâu thấm trên bọt đá và đá bazan, đất mặn phèn ít và trung
bình.
- Tổ hợp III: đất có độ phì nhiêu thấp và trung bình, khả năng phát triển nông nghiệp hạn chế, gồm: đất cát và cồn
cát ven biển, đất mặn nhiều, phèn nhiều, đất xám, đất vàng đỏ trên đá mácma axít.
- Tổ hợp IV: đất có độ phì nhiêu thấp, tầng mỏng, độ dốc lớn, chủ yếu dùng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp,
gồm: đất mùn vàng đỏ, đất phát triển trên đá mácma axít tầng mỏng.

5. Tài nguyên sinh vật:
-Tài nguyên rừng: rừng Phú Yên đa dạng, phân loại như sau:
1) Rừng nhiệt đới núi thấp: phân bố ở khu bảo tồn thiên nhiên Krôngtrai (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hoà).
2) Rừng thưa nửa rụng lá nhiệt đới núi thấp: phân bố chủ yếu ở huyện Sơn Hoà, khu bảo tồn thiên nhiên Krôngtrai
(xã Sơn Phước, Sơn Nguyên).
3) Rừng rậm nhiệt đới núi thấp: phân bố rộng, chiếm khoảng 70% diện tích rừng tự nhiên của tỉnh, tập trung tại Hòn
Chông, huyện Đồng Xuân, huyện Tuy Hoà (cũ), huyện Sông Hinh và một số vùng khác.
4) Rừng cây bụi gai nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao 50 - 100 m so với mặt biển, tập trung ở một số vùng của
huyện Tuy An, huyện Sông Cầu, huyện Đồng Xuân.


-Tài nguyên biển, nước lợ: Phú Yên có 189 km bờ biển, phía bắc bờ biển địa hình khúc khuỷu tạo nên nhiều hang,
động, hốc, đầm, vũng nước mặn; phía nam chủ yếu là bãi ngang với các cồn cát chạy dọc ven biển. Diện tích vùng
biển khai thác có hiệu quả là 6.900 km2. Biển Phú Yên có nguồn tài nguyên hải sản rất phong phú với 500 loài cá,
30 loài tôm và nhiều loài hải sản quý có giá trị kinh tế cao,... Các đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, cửa sông Tiên Châu,
sông Ba, Đà Nông có các loài thuỷ sản đặc trưng nước lợ: cua huỳnh đế, rong câu, hải sâm, sò huyết,...

6. Khoáng sản:
- Phú Yên có nhiều loại khoáng sản cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, than nâu, nước
khoáng, sắt, nguyên liệu sứ, nguyên liệu chịu lửa, phụ gia xi măng, nguyên liệu mài, titan,... Các nhà địa chất Phú
Yên đã phát hiện, đăng ký 147 mỏ và điểm quặng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, một số điểm quặng trữ lượng nhỏ,
một số điểm chưa được thăm dò, khảo sát quy mô để xác định trữ lượng. Trữ lượng dự báo những khoáng sản đã
được khảo sát, bao gồm:

1) Vàng, bạc: trường quặng sông Hinh, trường quặng Sơn Phước có trữ lượng dự báo lớn. Các trường quặng có trữ
lượng dự báo thấp là Trảng Sim, Sơn Nguyên. Tuy nhiên, những khu vực có trữ lượng dự báo lớn lại phân bố trong
phạm vi rộng, do đó hiệu quả khai thác thấp.
2) Nhôm: trữ lượng dự báo 8,958 triệu tấn.
3) Sét diatomit: tổng trữ lượng khai thác của các mỏ trên địa bàn khoảng 90 triệu m3, phân bố tập trung với trữ
lượng lớn và chất lượng tốt nhất Việt Nam. Riêng mỏ Hoà Lộc đạt trữ lượng khoảng 61 triệu m 3, đây là địa điểm mỏ
đang được tập trung khai thác. Chế phẩm của diatomit được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như: chế phẩm dung dịch
cho giàn khoan, lọc nước giải khát, lọc nước cho nuôi trồng thuỷ hải sản,...
4) Đá granít: các mỏ đá granít của Phú Yên có trữ luợng lớn, chất lượng cao rất được ưa chuộng trên thị trường
trong nước và quốc tế.

III. Dân cư và lao động:
1. Gia tăng dân số:
-Dân số: 871.900 người(2011), Mật độ: 172 người/km²
-Phú Yên có tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 1,4%(2009)

2. Kết cấu dân số:
a) Kết cấu dân số theo giới tính: Cân đối hơn cả nước: 98,1/100 nữ(1999)
b) Kết cấu theo độ tuổi:
Từ 0 đến 14 tuổi: 35,68%, so với cả nước 33,5%
Từ 15 đến 19 tuổi: 56,2%, so với cả nước 58,4%
Từ 60 tuổi trở lên: 8,12%, so với cả nước 8,1%
c) Kết cấu theo lao động và nghề nghiệp:
Tổng số lao động: 27.001 người (2000) phân công lao động theo ngành còn chậm chuyển biến; lao dộng khu vực
nhà nước tăng, năng suất lao động thấp, thu nhập thấp.
d) Kết cấu theo dân tộc: có 30 dân tộc cùng chung sống.

3. Sự phân bố dân cư:
- Mật độ dân số trung bình: 164 người/ Km2 (cao nhất Tp. Tuy Hoà 1542 ngưòi/ Km2, thấp nhất huyện Sông Hinh
42 ngưòi/ Km2)

- Tỉ lệ dân số thành thị còn thấp chỉ chiếm 18,9% so với 23,5% của cả nước
- Sự phân bố dân cư không đều làm hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Có 2 loại hình cư trú: nông thôn và thành thị

4. Tình hình phát triển văn hoá giáo dục, y tế:
-Văn hoá: Các loại hình văn hoá dân gian: hát bài chòi, hò bá trạo, lễ cầu ngư, lễ hội đua ngựa, lễ hội đua thuyền, lễ
hội đâm trâu, đêm thơ nguyên tiêu, . . Các nhạc cụ dân tộc: đàn đá, kèn đá, cồng chiêng, đàn tơ rưng,... Với 30 dân
tộc cùng chung sống tạo nên nhiều bản sắc văn hoá riêng.
-Giáo dục: Thực hiện chương trình thay sách giáo khoa đổi mới phương pháp giảng dạy, PCGD PTTH, nhiều trường
cao đẳng, đại học được hình thành, chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt.
-Y tế: Bệnh viện được nâng cấp mở rộng, trang bị vật tư, thiết bị y tế hiện đại, trình độ chuyên môn bác sĩ được
nâng lên, chất lượng khám chữa bệnh được cải thiện.

IV. Kinh tế:
1. Đặc điểm chung
-Tình hình kinh tế - xã hội Phú Yên trước năm 1989: Là một tỉnh nông nghiệp điểm xuất phát thấp, cơ sở vật chất kỹ
thuật, kết cấu hạ tầng yếu kém. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng
đầy đủ yêu cầu của công cuộc đổi mới. Thiên tai bão lụt, hạn hán, . liên tục gây khó khăn cho sản xuất và đời sống.


a/ Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế? Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng chỉ tiêu
nông, lâm, thuỷ sản, tăng dần chỉ tiêu công nghiệp - xây dựng và dịch vụ phù hợp với xu hướng chung của đất nước,
đẩy mạnh công nghệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
b/ Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh Phú Yên? Năm 2007 mặc dù gặp nhiều khó khăn: lũ lụt,
giá cả leo thang, . song kết thúc với những thắng lợi lớn. Đây là năm đầu tiên tốc độ tăng trưởng GDP: 13,3% (mức
bình quân cả nước 4,8%) đạt mức cao nhất và là năm thứ 6 liên tiếp tổng sản phẩm tăng trên 10%. Phú Yên có chỉ
số cạnh tranh đạt khá: 23/64 tỉnh (năm 2001 là 49/61 tỉnh)
- Trong 10 năm (1989-1999) khắc phục khó khăn và từng bước chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế.
- Năm 2007: GDP đạt mức cao nhất 13,3%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Chỉ số canh tranh:
23/64 tỉnh.


2. Các ngành kinh tế:
Diện tích đất nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297 ha, đất dân cư
5.720 ha, đất chưa sử dụng 203.728 ha; có nhiều loại gỗ và lâm sản quý hiếm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Phú Yên xếp ở vị trí thứ 50/63 tỉnh thành.[3]
Bờ biển dài gần 200 km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh,đầm phá có lợi thế phát triển du lịch,
vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu.
Ngoài ra còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Krông-Trai rộng 20.190 ha với hệ động vật và thực vật phong
phú đa dạng
a) Công nghiệp:
-Cơ cấu ngành công nghiệp chia thành 3 ngành chính là Công nghiệp chế biến (chiếm tỉ trọng lớn khoảng 90% giá
trị sản xuất của toàn ngành), ngành Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước (chiếm khoảng 8%), và Công
nghiệp khai thác mỏ (chiếm khoảng hơn 2%). Một số các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp là hạt điều, hải
sản chế biến, mây tre lá, bia các loại, đường kết tinh, xi măng, may gia công, dược phẩm, nước khoáng...
-Bên cạnh việc phát huy những thế mạnh về công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản, công nghiệp năng lượng,
khai khoáng của Phú Yên cũng đang được tập trung đầu tư, khai thác và phát triển. Một số nhà máy thủy điện lớn
như: Nhà máy thủy điện sông Hinh, sông Ba Hạ, Ea Krông Hnăng… hàng năm sản xuất và hòa vào lưới điện quốc
gia hàng trăm triệu kwh, riêng trong năm 2010 tổng lượng điện sản xuất là 950 triệu kwh, tăng 18,8%, điện thương
phẩm là 425,2 triệu kwh, tăng 12,1%.
-Các làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp như gốm, đan lát, bánh tráng, dệt chiếu, mộc mỹ nghệ cũng đang
được chú trọng đầu tư khôi phục và phát triển. Bước đầu, những làng nghề này đã phát huy được tiềm năng lợi thế
và bản sắc văn hóa địa phương, đồng thời góp phần phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
-Phú Yên có kế hoạch đầu tư xây dựng mới 17 dự án và công trình trong giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến 2020.
Các dự án và công trình này được đề ra nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp là 17,5%/ năm,
nâng tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP đến 2015 đạt 41%. Trong đó, có dự án Nhà máy lọc dầu Vũng
Rô có công suất 8 triệu tấn/năm (180.000 thùng dầu thô/ngày), dự án Nhà máy nước Nam Tuy Hòa có công suất
100.000 - 150.000m3/ngày đêm, nâng công suất nhà máy đường Tuy Hòa, nhà máy sản xuất bia Sài Gòn - Phú Yên..
-Định hướng phát triển ngành công nghiệp: Chú trọng đầu tư chiều sâu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tự
động hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nâng chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến
thương mại, mở rộng thị trường, tăng nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Phát triển công nghiệp theo quan

điểm bền vững, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững quốc gia. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có
lợi thế, có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn để tạo bước phát triển đột phá, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển nhanh như: điện tử, lọc dầu, hóa dầu, đóng tàu, chế biến nông thủy sản, sản xuất điện - nước.
Trong đó đặc biệt quan tâm đến dự án Nhà máy lọc dầu công suất 4 triệu tấn/năm và các nhà máy hóa dầu.
Đầu tư phát triển KKT Nam Phú Yên có khu đô thị Nam Tuy Hòa, KCN lọc, hóa dầu và một số KCN tập trung khác
gắn liền cảng biển Vũng Rô, cảng biển Hòa Tâm và sân bay Tuy Hòa.
Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp tập trung, hình thành mạng lưới các cụm, điểm
công nghiệp ở các huyện, có diện tích từ 10 - 20 ha.
Phát triển các làng nghề ở khu vực nông thôn, du nhập và nhân rộng một số nghề mới quy mô phù hợp, khai thác có
hiệu quả nguồn nguyên liệu và giải quyết nhiều lao động khu vực nông thôn.
b) Nông nghiệp:
*Trồng trọt:
-Chủ yếu là lúa, mía,cây hoa màu với trình độ thâm canh khá.
-Với cánh đồng Tuy Hòa, cánh đồng lúa rộng nhất miền Trung, lương thực, đặc biệt là lúa, nhân dân đã tự túc và có
phần sản xuất ra các tỉnh lân cận. Sản lượng lúa bình quân hàng năm ước trên 320000 tần, đáp ứng nhu cầu điạ


phương và bán ra tỉnh ngoài. Mặc dù không phải là trọng tâm nhưng dây là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động của
tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
*Thủy sản:
-Phú Yên có diện tích vùng biển trên 6.900km2 với trữ lượng hải sản lớn: trên 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực
và nhiều hải sản quí. Sản lượng khai thác hải sản của Phú Yên năm 2005 đạt 35.432 tấn, tăng bình quân 5%/năm.
Trong đó sản lượng cá ngừ đạt 5.040 tấn (thông tin từ Cẩm nang xúc tiến thương mại - du lịch Phú Yên). Nuôi trồng
thủy sản là một trong những ngành kinh tế mạnh của tỉnh, với tổng diện tích thả nuôi là 2.950ha, sản lượng thu
hoạch 3.570 tấn, bên cạnh đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như sò huyết, cá ngừ đại dương, tôm sú,tôm
hùm.
-Các địa phương nuôi trồng hải sản tập trung ở khu vực đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài(Thị xã Sông Cầu),Đầm Ô
Loan (Huyện Tuy An),... Đây là những địa phương nuôi trồng có tình chiến lược của tỉnh, thu hút nhiều lao động.
Đặc biệt, ngay tại Đầm Cù Mông, việc nuôi trồng và chế biến được thực hiện khá đầy đủ các công đoạn nhờ Khu
công nghiệp Đông bắc Sông Cầu nằm ngay tại đó.

-Định hướng phát triển ngành và nông nghiệp:Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, chất lượng cao,
sản phẩm sạch, phù hợp với hệ sinh thái. Hình thành các vùng chuyên canh tập trung có năng suất cao gắn với công
nghệ sau thu hoạch và công nghiệp chế biến, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường. Đảm bảo an ninh lương thực,
ổn định diện tích canh tác lúa, mía, sắn; mở rộng diện tích cây cao su và một số cây trồng khác. Chăn nuôi theo
hướng kinh tế trang trại với giống tốt và kiểm soát dịch bệnh. Hình thành các vùng rau sạch tại vành đai các đô thị,
khu công nghiệp, khu du lịch; phát triển nghề trồng hoa, sinh vật cảnh.
Đẩy mạnh trồng rừng, tăng cường vốn rừng, phát triển các loại cây lấy gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Tăng cường bảo vệ rừng, hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên và khai thác có hiệu quả rừng trồng. Phát triển thủy sản
bền vững, toàn diện trên các mặt nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng
khoa học công nghệ vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Phát triển vùng nuôi trồng có cơ sở khoa học,
tăng cường nuôi trồng trên biển, đảm bảo môi trường và tạo thêm điểm đến cho du khách. Mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản. Xây dựng nông thôn mới, hiện đại, giảm áp lực về
dân số cho các đô thị, phát triển kinh tế đồng bộ giữa các vùng trong tỉnh. Phát triển dịch vụ, ngành nghề gắn với
việc tổ chức tiêu thụ hàng hóa cho nông dân, tăng đầu tư cho các huyện miền núi, địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống.
c) Dịch vụ:
*Giao thông vận tải: Dịch vụ vận tải cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân, chất lượng
phục vụ ngày càng được nâng cao. Các tuyến xe buýt đã được mở rộng đến tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh, luồng
tuyến được duy trì ổn định, đặc biệt là các tuyến lên các huyện miền núi. Dịch vụ thông tin - truyền thông tiếp tục
phát triển về cơ sở vật chất và phạm vi hoạt động, chất lương dịch vụ được nâng cao và chi phí dịch vụ giảm dần.
*Thương mại: Phú Yên nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung, là vùng có lợi thế phát triển kinh
tế hàng hóa, có dòng thu hút vốn và công nghệ nước ngoài. Những điều kiện thuận tiện về vị trí địa lý cũng như giao
thông đã tạo cho tỉnh Phú Yên có khả năng phát triển ngành thương mại và dịch vụ. Trong những năm qua, tổng
mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các năm. Hoạt động xuất khẩu
của tỉnh đã góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hoạt động xuất khẩu tăng cả về kim
ngạch, số lượng hàng hóa và thị trường. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, gỗ, hạt điều, dệt may, tiểu thủ
công nghiệp... Hiện nay các doanh nghiệp trong tỉnh đã xuất khẩu hàng hóa đi nhiều nước, chủ yếu là thị trường
châu Âu (Anh, Tây Ban Nha, Đức), Bắc Mỹ, châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Singapore) và châu Đại Dương. Hoạt
động nhập khẩu trên địa bàn tỉnh hiện nay tập trung chủ yếu vào các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng,
nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng (lương thực, thực phẩm, y tế...).

*Du lịch: Du lịch là một trong những ngành ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong quá trình đi lên của Phú Yên.
Mặc dù có xuất phát điểm thấp, nhưng đến nay du lịch Phú Yên đã vươn lên trở thành một trong những mũi nhọn
kinh tế của tỉnh.
Phú Yên được ban tặng cho một hệ thống cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng, đầy đủ với núi, cao nguyên, đồng
bằng châu thổ, sông, hồ, đầm, vịnh, hải đảo... Nét đặc trưng nổi bật của phong cảnh tự nhiên nơi đây là rất nên thơ,
hùng vĩ và độc đáo... Hàng loạt khách sạn, nhà nghỉ, resort, khu giải trí - sinh thái đạt tiêu chuẩn cao xây dựng gần
đây không những góp phần thay đổi diện mạo thành phố Tuy Hòa mà còn làm đòn bẩy kích thích ngành dịch vụ này
tăng trưởng mạnh hơn.
Tính đến nay, toàn tỉnh Phú Yên có hơn 100 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó có 1 khách sạn 5 sao, 2
khách sạn 4 sao, 6 khách sạn 2 sao... Tổng số buồng lưu trú du lịch hiện có 2.237 buồng, tăng 59 buồng so với cuối
năm 2010, trong đó có 384 buồng đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao. Có một số khách sạn có quy mô lớn đã chủ động liên kết
với các đơn vị lữ hành đưa khách về Phú Yên như: Khách sạn Cendeluxe, Khách sạn KaYa, Khu du lịch Núi Thơm
- Sao Việt…


-Định hướng phát triển ngành dịch vụ: Nâng cao văn minh thương nghiệp, phát triển các loại hình thương mại,
dịch vụ hiện đại, đồng thời đảm bảo hệ thống thương mại - dịch vụ thông suốt đến các vùng xa xôi hẻo lánh. Hình
thành các khu đô thị, các phố chợ, các đường phố chuyên doanh, tạo mạng lưới phân phối đa dạng, đảm bảo lưu
thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích sản xuất phát triển.
Xây dựng hệ thống cung cấp các dịch vụ thương mại, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt
động xúc tiến thương mại. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ổn định giá cả, chống sản xuất và buôn bán
hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, buôn lậu, trốn thuế. Mở rộng thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng xuất
khẩu, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu.
Phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, công nghiệp "sạch” mang sắc thái riêng. Tôn tạo các di
tích, danh thắng, các điểm du lịch gắn với công tác bảo vệ môi trường. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng thu hút
đầu tư: khu du lịch liên hợp cao cấp An Phú - An Chấn; các khu đô thị du lịch và dịch vụ cao cấp (Sông Cầu, Tuy
An, Đồng Xuân); các cụm du lịch cảnh quan sinh thái, văn hóa nghỉ dưỡng, giải trí.
Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng, dịch vụ bưu chính viễn thông. Đa dạng hóa hình thức
phục vụ hợp lý. Chú trọng và tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh các loại hình dịch vụ: tài
chính, ngân hàng, khoa học công nghệ, tin học, bảo hiểm, tư vấn, kế toán, kiểm toán, tư vấn pháp lý, công chứng,

giám định, bán đấu giá tài sản, kinh doanh tài sản, bất động sản, dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao.

V.Bảo vệ tài nguyên và môi trường:
*Suy giảm tài nguyên:
- Nguồn lợi thủy sản vùng nước lợ ven biển đang bị suy thoái, đe doạ đến việc làm và đời sống của dân ngư nghiệp
đang sống bằng nguồn tài nguyên này. Nguyên nhân do đầm nuôi tôm phát triển ồ ạt xâm lấn bãi triều quá mức làm
mất cân bằng hệ sinh thái ven bờ, chất thải đầm tôm nhiều gây ô nhiễm môi trường, khai thác tự nhiên tận thu quá
mức. Đang đòi hỏi sự phối hợp liên ngành để giải quyết chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, công nghệ, kỹ thuật cho
khối lượng lao động ngư nghiệp ở vùng này. Nhằm giảm bớt tác nhân xấu đến môi trường, phục hồi tái tạo nguồn
lợi cho vùng nước lợ.
- Khai thác hải sản ven bờ đã tới hạn, ngành khai thác thuỷ sản muốn phát triển phải ra khơi, đánh bắt xa bờ. Nhưng
hiện nay hoạt động khai thác xa bờ còn yếu (tàu thuyền nhỏ, trang bị thô sơ, kinh nghiệm nghề khơi xa chưa có
nhiều). Bến cảng đủ ủieàu kiện cho tàu lớn chưa có, hậu cần cho khai thác còn manh mún. Đầu tư cho khu vực này
rất lớn ủoứi hoỷi nhaứ nửụực phaỷi coự giaỷi phaựp thớch ủaựng.
- Nghề nuôi tôm sú vùng nước lợ đã và đang phát triển mạnh. Một số vùng đã quá giới hạn cho phép. Công nghệ
nuôi chưa phù hợp với sinh thái, nước thải không qua xử lý. Tình hình trên đã tác động đến môi trường làm suy
thoái tài nguyên vùng nước lợ.
Trong khai thác đánh bắt hải sản, do công suất tàu thuyền hạn chế nên chủ yếu đánh bắt ở đới biển ven bờ . Hơn thế
nữa, ngư dân còn sử dụng những phương tiện đánh bắt huỷ diệt như: chất nổ, ánh sáng cực mạnh, dòng diện... Do
vậy nguồn lợi hải sản vùng ven bờ bị suy giảm nhanh chóng, tính đa dạng về tài nguyên sinh học biển không được
bảo vệ thích đáng. Riêng ở đầm Ô loan, sự suy giảm tài nguyên thuỷ sản đã đến mức cạn kiệt do đánh bắt quá mức
và ô nhiễm môi trường làm cá chết hàng loạt.
*Biện pháp khắc phục:
-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương, làm thay đổi nhận thức và hành vi ứng xử của
cộng đồng đối với vùng ven bờ;
-Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các mô hình khai thác, nuôi trồng thủy sản bền vững, thân thiện với môi trường.
-Quy hoạch quản lý hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy hải sản ở vùng ven bờ; đặc biệt là các vùng đất ngập
nước ven biển.
-Tăng cường kiểm soát và ngăn chặn tối đa các nguồn thải.
-Xây dựng các khu bảo tồn sinh cảnh, khôi phục và bảo tồn các hệ sinh thái đặc thù như: cỏ biển, rạn san hô, rừng

ngập mặn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh
học.
-Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện để cộng đồng tham gia bảo vệ và khai thức hợp lý nguồn tài
nguyên vùng ven bờ biển.
-Đầu tư nghiên cứu cơ bản về tài nguyên và môi trường biển nhằm giúp UBND tỉnh hoạch định chính sách phát
triển vùng ven biển.
Xây dựng chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven bờ.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×