Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

Địa lí địa phương: Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 10 trang )


Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn
của dân tộc Việt Nam. Nơi đây
các vua Hùng đã dựng nước Văn
Lang - quốc gia đầu tiên của Việt
Nam, thủ đô là Phong Châu.
Tỉnh Phú Thọ nguyên là tỉnh
Hưng Hóa, sau khi đã tách dần
đất để lập thêm các tỉnh Sơn La,
Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu

Địa hình
Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng phẳng rải rác trong
tỉnh. Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ.
[sửa] Sông ngòi


Đoạn sông Lô chảy qua địa phận Việt Trì, Phú Thọ
Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng (sông Thao), sông Lô và sông
Đà, chúng hợp lại với nhau ở Việt Trì. Chính vì thế mà đây được gọi là "ngã ba
sông".

Đây là vùng đất có nhiều lễ hội, đáng kể nhất là lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương
(mùng 10 tháng 3 âm lịch). Các dân tộc ít người cũng có những đặc trưng
văn hoá riêng của mình: người Mường có nhiều truyện thơ, ca dao, tục
ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người Việt có hát xoan, hát ghẹo... Các
lễ hội chính trong tỉnh có thể kể đến:
Lễ hội đền Hùng tổ chức tại Đền Hùng ngày 10 tháng 3 âm lịch, hiện đã
được nâng lên thành quốc giỗ.
Lễ hội Gia Thanh
Hội Đào Xá


Hội đền Mẹ Âu Cơ (mùng 7 tháng 7 hàng năm tại xã Hiền Luơng)
Hội đình Cả
Hội chọi trâu Phù Ninh

Phú Thọ có một số sản vật địa phương khá đặc biệt:
Hoa quả: tại Đoan Hùng có bưởi Đoan Hùng
Sản vật trung du: vùng đất rừng cọ đồi chè Phú Thọ
sản sinh những đặc sản địa phương bao gồm chè
(chè búp, lá chè tươi và hạt chè nấu nước chè xanh).
Quả cọ: dầu cọ chiết xuất từ thịt quả, rau giá ủ mầm
từ hạt cọ. Sắn: lá sắn non muối dưa chua sau đó nấu
canh

Cá: với sông Hồng, sông Lô cùng một hệ thống nhiều suối, ẩm thực Phú
Thọ có những loại cá nước ngọt đặc sản, trong đó có những loại cá quý
hiếm
Rau: có thể kể đến rêu đá tại huyện Thanh Sơn[3] làm từ các loại rêu vớt
dưới suối, tẩm ướp và nướng. Bên cạnh đó là rau sắng, đặc sản của Vườn
quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn
Bánh: ẩm thực Phú Thọ có món bánh tai dân dã nhưng không kém phần
đặc sắc. Đây là loại bánh có từ xa xưa với tên gọi bánh Hòn.
Cơm: tại các vùng núi phía Bắc tỉnh thịnh hành món cơm lam làm từ gạo
nếp nương, đặc biệt là món xôi cọ[4] là loại xôi được đồ từ gạo nếp trộn
với thịt quả cọ đã được om chín

×