Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài 1 gãy cổ xương đùi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.29 KB, 4 trang )

Bài 1: Gãy cổ xương đùi
1:Đại cương
-Là các trường hợp gãy xương mà đường gãy ổ giữa chỏm và khối mấu chuyển
-Thường gặp : +, người già cho dù là một chấn thương nhẹ(té dập mông)
-Rất hiếm gặp ở người trẻ và trẻ em
-Tiên lượng về liền xương khá phức tạp do khớp giả và sự tiêu chỏm
-Thường đe dọa tính mạng bởi các biến chứng như viem phổi,nhiễm trùng tiết niệu, su tim,lỡ loét do
nằm lâu.

2: Nhắc lại các yếu tố quan trọng về giải phẫu
2.1: Điểm yếu: nằm giữa 2 hệ xương
+hệ quạt chân
+hệ cung nhọn
2.2: Về X-quang
2.2.1: Các điểm cốt hóa
-1 tuổi: có điểm cốt hóa đầu xương
-5 tuổi: xuất hiện thêm điểm cốt hóa ở mấu chuyển lớn
-8 tuổi:phát triển mạnh các điểm cốt hóa ở đầu xương và mấu chuyển lớn
-10 tuổi: xuất hiện thêm điểm coosy hóa ở mấu chuyển bé
-13 tuổi:đầu xương phát triển hoàn toàn
-16-18 tuổi: mấu chuyển dính chắc vào đầu xương
-18-20 tuổi: chỏm xương dính chắc vào đùi
2.2.2: +Đường cung cổ bịt :là đường cung nối liên tục của bờ cổ xương đùi và gờ trên lỗ bịt
+ góc cổ chân(130) là góc tao bởi trục của cổ xương đùi và của thân xương đùi
2.3:Về tuần hoàn nuôi dưỡng chỏm : 3 nhóm


-nhóm trên,nhóm dưới-trong , nhóm động mạch dây chằng tròn
3: Phân loại
3.1: Theo garden(4 loại)
-garden1:gãy dạng cài nhau,các thớ xương còn thẳng (gãy một phần)


-garden2: gãy cài không di lệch,các thớ xương còn giữ hương thẳng nhưng bị lực ép giữa các xương
gãy(gãy hoàn toàn, không di lệch)
-garden3:gãy di lệch khép, thớ xương nằm ngang(gãy hoàn toàn,xương bị lệch một phần)
-garden4:gãy rất di lệch,đầu xương tự do trong ổ cối,chỗ giữ tiếp xúc với dây chằng tròn, các thớ song
song nhưng tách rời ra.chỏm sẽ đe dọa hoại tử.
3.2: Theo
- Pauwels 1:đường gãy tạo với đường nằm ngang 1 góc tương đương 30, dễ liền xương
- Pauwels 2:góc này tương đương 50, tiên lượng liền xương khó
- Pauwels 3:góc này tương đương 70,nguy cơ hoại tử chỏm cao
4:Triệu chứng lâm sàng
4.1:Gãy cổ chính danh dạng gãy khép.
Thường hay gặp,các đoạn gãy tách rời ra bởi co kéo của cơ.Đoạn gãy dưới ở tư thế khép và xoay ra
ngoài.
4.1.1: Lâm sàng:
-Đau:lệch thường,đau nhiều nhất khi cử động háng
-Mất cơ năng hoàn toàn:lệch không thể nhấc chân lên khỏi mặt giường.
-Biến dạng:
+Chân gãy ngắn,đùi khép,bàn chân xoay ra ngoài.
+Sờ thấy mấu động lớn bị kéo lên trên
+Có thể tràn dịch khớp gối bên gãy.
4.1.2: Về X-quang
-Cần chụp thẳng và nghiêng háng bên gãy
-Có thể thấy:


+Đường gãy ở bờ trong của cổ chéo xuống dưới và vào trong
+Đường gãy giữa cổ thẳng góc với trục cổ xương
+Đoạn ngoài bị kéo lên trên chỏm xoay làm trục cổ xương bị gục xuống dưới
*Dấu hiệu chính: Trên phim nghiêng thấy hai đoạn gãy không cài vào nhau
4.2: Gãy cổ chính dang gãy dạng.(hai đoạn cài nhau)

Ít gặp hơn
4.2.1:Lâm sàng:
-Triệu chứng thường không rõ ràng
-Giảm cơ năng không hoàn toàn
4.2.2: X-quang
-Đường gãy dưới chỏm hoặc xuyên cổ gần như là ngang.
-Hai đoạn gãy cài nhau làm mở rộng góc cổ chân.
5: Tiến triển và biến chứng.
Nếu điều trị không tốt sẽ đểlại nhiều biến chứng.
5.1: Biến chứng sớm
-choáng chấn thương: hiếm gặp
-Thương tổn phối hợp:Tổn thương ổ khớp hoặc gãy xương đùi.
5.2: Biến chứng muộn
5.2.1: Toàn thân
-Thương tổn loét da, loét mông,gót chân xương cùng.
-Thương tổn tim phổi: viêm phế quản , viêm phổi,nguy cơ suy tim
-Biến chứng tiết niệu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
-Tai biến huyết khối:viêm tĩnh mạch và huyết khối phổi
5.2.2; Tại chỗ
-Can lệch:trong tư thế háng khép,gãy ngắn chi 4-5cm và có thể bù trừ bằng cong chậu hông,cột sống ,đi
dép đế cao.


-Can xấu: dễ có nguy cơ thoái hóa khớp nhất là khớp háng,cột sống.
-Khớp giả: do thiếu sót về điều trị như bất động kém,tập vận động sớm.
6: Nguyên tắc điều trị
6.1: Phương pháp chỉnh hình
-áp dụng với gãy cài
-Điều trị:+ bó bột whitman
+ kéo liên tục

6.2: Phương pháp phẫu thuật
-Được chỉ định với mọi trường hợp gãy di lệch.
-Điều trị:+ kết hợp xương
+ thay khớp háng
. khớp giả chỏm
. khớp giả trung gian
. khớp giả toàn bộ
6.3: Vấn đề chỉ định điều trị
Phụ thuộc vào tuổi:
-Ở trẻ em và giới trẻ: chỉ định kết hợp xương cho mọi hình thái gãy xương với bắt vít đơn thuần hoặc vít
ép(DHS)
-Ở người già : chỉ định phụ thuộc tình trạng bệnh nhân,tuổi già hay quá già,tình trạng tinh thần,tình
trạng sống như thế nào,có bệnh lý khác kèm theo không.
+ <60 tuổi thì kết hợp xương
+60-70 tuổi có thể kết hợp xương nhưng phần lớn đều thay khớp và cho phép vận đọng tức khắc và nên
dùng thay khớp toàn bộ ở tuổi này
+75-80 tuổi: dùng khớp trung gian
+>80: dùng khớp giả chỏm

HẾT……..



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×