Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

bot talc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.52 KB, 2 trang )

1

BỘT TALC
Talcum
Bột talc là magnesi silicat hydrat tự nhiên đã được lựa chọn và làm thành bột mịn, có thành phần gần
đúng: 4SiO2.3MgO.H2O, đôi khi chứa một lượng nhỏ nhôm silicat.
Tính chất
Bột rất mịn, trắng hoặc gần như trắng, không mùi, không dính và trơn tay.
Hầu như không tan trong nước, trong các acid loãng, hay kiềm loãng và các dung môi khác.
Định tính
A. Đun chảy 0,5 g chế phẩm với 1 g kali nitrat (TT) và 3 g natri carbonat khan (TT) trong một chén
kim loại, thêm 20 ml nước nóng trộn đều và lọc. Rửa cắn còn lại trên giấy lọc bằng 50 ml nước. Trộn
cắn với hỗn hợp gồm 0,5 ml acid hydrocloric (TT) và 5 ml nước, lọc. Thêm vào dịch lọc 1 ml dung
dịch amoniac 9 M (TT) và 1 ml dung dịch amoni clorid 10% (TT) và lọc. Thêm vào dịch lọc 1 ml
dung dịch dinatri hydrophosphat 12% (TT) kết tủa trắng tạo thành.
B. Trộn 0,1 g chế phẩm với 10 mg natri fluorid (TT) và vài giọt acid sulfuric (TT) trong một chén chì
hoặc platin, trải thành lớp mỏng. Đậy chén bằng một miếng plastic trong suốt, mặt trong của nó có
treo một giọt nước, đun nhẹ trong thời gian ngắn, một vòng màu trắng được tạo thành xung quanh
giọt nước.
Giới hạn acid - kiềm
Dung dịch S: Đun 20 g chế phẩm với 100 ml nước trong 30 phút, vừa đun vừa thêm nước cho luôn
luôn đủ 100 ml, lọc.
Lấy 25 ml dung dịch S, thêm 0,5 ml dung dịch xanh bromothymol (TT), dung dịch phải có màu xanh,
màu này phải chuyển sang màu vàng khi thêm không quá 0,3 ml dung dịch acid hydrocloric 0,1 N
(CĐ).
Chất tan trong nước
Không được quá 0,1%.
Làm bay hơi trên cách thuỷ 25 ml dung dịch S đến khô và sấy ở 100 – 105 oC trong 1 giờ. Khối lượng
cắn thu được không được quá 5 mg.
Carbonat
Cân 1,000 g chế phẩm, thêm 20 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT), không được có hiện tượng


sủi bọt khí.
Chất tan trong acid
Không được quá 1%.
Đun nóng hỗn hợp của phép thử giới hạn carbonat ở 50 oC trong 15 phút, vừa đun vừa khuấy đều.
Làm nguội, thêm nước cho bằng thể tích ban đầu. Lọc hoặc ly tâm nếu cần để được dung dịch trong.
Lấy 10 ml dịch lọc, bốc hơi tới khô và nung tới khối lượng không đổi ở 800 oC.
Arsen
Không được quá 10 phần triệu (Phụ lục 9.4.2).
Lấy 2 ml dịch lọc trong mục "Chất tan trong acid" thử theo phương pháp A.
Sulfid
Cho vào một bình nón 0,60 g chế phẩm, thêm 100 ml dung dịch acid hydrocloric loãng (TT) và đậy
bình bằng giấy tẩm chì acetat (TT). Đun hỗn hợp sôi nhẹ trong 1 giờ, giấy không được có màu nâu.
Sắt
Không được quá 0,25% (Phụ lục 9.4.13)
Lấy 0,4 g chế phẩm, thêm 100 ml dung dịch acid sulfuric 2 M (TT). Đun hỗn hợp sôi trong 1 giờ, vừa
đun vừa thêm nước để duy trì mức thể tích ban đầu. Để nguội, lọc. Lấy 10 ml dịch lọc để tiến hành
thử.


2

Độ mịn
Rây 10 g chế phẩm đã được sấy trước ở 100 – 105 oC qua rây có kích thước lỗ mắt rây 0,125 mm, chế
phẩm không được để lại cặn.
Clorid
Không được quá 0,014% (Phụ lục 9.4.5).
Tạo một hỗn dịch gồm 0,7 g chế phẩm trong 10 ml nước và thêm vừa đủ 20 ml bằng dung dịch acid
nitric 2 M (TT), lắc 15 phút, lọc, 10 ml dịch lọc được pha loãng thành 15 ml bằng nước và tiến hành
thử.
Mất khối lượng do làm khô.

Không được quá 1% (Phụ lục 9.6)
(1,000 g; 180 oC; 1 giờ).
Chất hữu cơ
Cắn thu được trong phép thử "Mất khối lượng do làm khô" không được có màu vàng nhạt hay xám
nhạt.
Độ nhiễm khuẩn
Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không được quá 1000 trong 1 gam chế phẩm, xác định bằng
phương pháp đĩa thạch (Phụ lục 13.6)
Bảo quản
Đựng trong bao bì kín.
Loại thuốc
Làm tá dược.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×