Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

chuyên đề ESTE lí THUYẾT bài tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555 KB, 19 trang )

LÝ THUYẾT VỀ ESTE VÀ CHẤT BÉO
I. Khái niệm chung
1. Định nghĩa dẫn xuất của axit cacboxylic
*Khi thay nhóm –OH ở nhóm chức cacboxyl (-COOH) của axit cacboxylic bằng các nguyên tử và nhóm nguyên tử
khác, ta thu được các dẫn xuất của axit cacboxylic.
VD:

este,

anhiđrit axit,

amit,

peptit,

clorua axit, ….

- Este là một loại dẫn xuất của axit cacboxylic, trong đó, nhóm –OH ở nhóm chức cacboxyl (-COOH) được thay
bằng nhóm -OR.
- Este đơn giản có CTCT dạng: RCOOR’
VD: CH3COOC2H5,
CH2=CH-COOCH3,

CH3COOCH=CH2 ….

- Chất béo là trieste của glyxerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C (12C – 24C) không phân
nhánh (axit béo), gọi chung là triglixerit hay là triaxylglixerol.
+ Axit béo no thường gặp là:
CH3-[CH2]14-COOH

CH3-[CH2]16-COOH



Axit panmitic, tnc 63,1oC

Axit stearic, tnc 69,6o C.

+ Axit béo không no thường gặp là:

+ Công thức chung của chất béo là:

Trong đó, gốc hiđrocacbon của axit có thể no/không no, không phân nhánh, giống nhau hoặc khác nhau.

2. Danh pháp
Tên Este = Tên gốc hiđrocacbon(ancol*) + Tên anion gốc axit (đuôi “at”)

H C O C2H5
||
O

CH3

C O
||
O

C6H5

CH3

C O CH2C6 H5
||

O

C O CH3
||
O

CH CH2

CH2=C(CH3)COOCH3

CH3COOC6H5

Tên chất béo = Tri + tên thông thường của axit (đổi đuôi “ic” thành đuôi “in”).

CH
2

|
C
H
|
CH

OC
O

C17H3

OC
O


C17H3

OC
O

3

3

C17H3
3

2


CH

H
|
CH

2

|
C

C17H3

OC

O
5
Triolein (lỏng)

2

OC
O

C17H3

OC
O

C17H3

5

5

Tristearin (rắn)

3. Tính chất vật lý
- Nhiệt độ sôi của các este thấp hơn axit cacboxylic và ancol có cùng số C, do este không có liên kết H.
- Các este đều nhẹ hơn nước và rất ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
- Các triglixerit chứa các gốc axit béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ thường (mỡ động vật, sáp ong),
- Các triglixerit chứa các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường (dầu thực vật, dầu cá, ...)
- Một số este dễ bay hơi và có mùi hoa quả chín:
+ isoamyl axetat CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 : có mùi chuối chín.
+ benzyl propionat CH3-CH2-COOCH2C6H5 : có mùi hoa nhài.

+ etyl butirat CH3-CH2-CH2-COOC2H5 có mùi dứa.
+ etyl isovalerat : CH3-CH2-CH2-CH2-COOC2H5 : có mùi táo.

II. Đồng đẳng – Đồng phân
1. Đồng đẳng
*Tùy theo cấu tạo của este (mạch C, số nhóm chức, ...) mà ta có các dãy đồng đẳng khác nhau. Trong chương
trình phổ thông, ta chủ yếu xét dãy đồng đẳng este no, đơn chức, mạch hở, có các đặc điểm sau:
- Công thức dãy đồng đẳng: CnH2nO2. (k=1)

- Khi đốt cháy: nCO2 = nH2O
*Ngoài ra, CnH2n-2Ox (k=2 : no, mạch hở, 2 chức hoặc không no,1C=C, mạch hở, đơn chức) khi đốt cháy:
- Khi đốt cháy: nCO2 > nH2O => neste = nCO2 – nH2O
2. Đồng phân
Ngoài đồng phân về mạch C, este còn có đồng phân loại nhóm chức với axit, tạp chức….
Vd: - Hchc X có CTPT là C4H8O2 t/d được với NaOH có số đồng phân mạch hở là.
- Số đồng phân mạch hở của C2H4O2
- Số trieste tối đa tạo bởi glixerol và hh 2 axit panmitic và stearic là.
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng ở nhóm chức
a, Phản ứng thủy phân
Este bị thủy phân trong cả môi trường axit và môi trường kiềm
- Trong môi trường axit:
RCOOR’ + H2O

+

H
→
¬



RCOOH + R’OH

Pư thuận nghịch ngược với phản ứng este hóa.
Chú ý: các bài tập liên quan đến hằng số cân bằng và chuyển dịch cân bằng.
- Trong môi trường kiềm:
RCOOR’ + NaOH



RCOONa + R’OH

Pư một chiều và còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Chú ý: các sản phẩm tạo thành có thể tiếp tục chuyển hóa và phản ứng.
RCOONa + R’ONa + H2O
+ Este của phenol.
R-CH=CHOH → R-CH2-CHO
+ Este của rượu không no và không bền.
R-C(OH)=CR’ → R- CO-CH2-R’
- Với chất béo:


+

H
→
¬

C3H5(OOCR)3 + 3NaOH




C3H5(OOCR)3 + 3H2O

3RCOOH +

C3H5(OH)3

3RCOONa + C3H5(OH)3

b. Phản ứng khử nhóm chức –COOLiAlH 4
RCOOR’ 


RCH2OH + R’OH

2. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon
*Este có thể tham gia phản ứng thế, cộng, tách, trùng hợp, oxi hóa…
a. Phản ứng cộng vào gốc không no
Gốc hiđrocacbon không no ở este có phản ứng cộng với H 2, Br2, Cl2, ... giống như hiđrocacbon không no.

CH3[CH2 ]7CH=CH[CH2 ]7COOCH3 +

o

Ni ,t



CH3[CH2 ]16COOCH3


H2
Metyl oleat (lỏng)

Metyl stearat (rắn)

b. Phản ứng trùng hợp

Một số este đơn giản có liên kết đôi tham gia được phản ứng trùng hợp giống anken.
nCH3COOCH=CH2 
poli vinyl acrylat
→ (-CH-CH2-)n
OOCCH3
CH3
nCH2=C(CH3)COOCH3 
poli metyl metacrylat
→ (-CH-CH2-)n
OOCCH3
- Phản ứng oxi hóa chất béo không no.

IV. Điều chế và ứng dụng
1. Điều chế
a. Este của ancol
Phản ứng este hóa: đun hồi lưu ancol với axit hữu cơ có H 2SO4 đặc xúc tác.
CH3COOH + C2H5OH

+

H
→

¬


CH3COOC2H5 + H2O

- Phản ứng este hoá là phản ứng thuận nghịch. Để nâng cao hiệu suất của phản ứng (tức chuyển dịch cân bằng
về phía tạo thành este) có thể lấy dư một trong hai chất đầu hoặc làm giảm nồng độ các sản phẩm.
- Axit sunfuric vừa làm xúc tác vừa có tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất tạo este.
b. Este của phenol
Phải dùng anhiđrit axit hoặc clorua axit tác dụng với phenol.
C6H5OH + (CH3CO)2 
→ CH3COOC6H5 + CH3COOH
anhiđrit axetic
phenyl axetat
c. Điều chế este của anol không bền bằng phản ứng giữa axit cacboxylic và hidrocacbon tương ứng
CH3COOH + C2H2 
→ CH3COOCH=CH2
Bt1: Đun nóng etilenglycol với một axit hữu cơ đơn chức. → hh các este. Trong đó có 1 este có CTPT C 6HyO4. Giá
trị của y là: A. 4
B. 6
C. 8
D. 10
Bt2: Este X mạch hở, không no, dX/O2 = 3,125. Xà phòng hóa X → 1 anđ + 1 muối. Số CTPT thỏa mãn X là.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Bt3: Hchc X mạch hở, có CTPT là C5H10O. X không pư với Na và thỏa mãn sơ đồ pư sau :
+ CH 3COOH
+ H2

X 
→ Y 

→ Este có mùi chuối chín.
A. 3-metylbutanal
B. 2-metylbutanal
C. pentanal
D. 2,2-đi metylpentanal
2. Ứng dụng
- Trong thực phẩm, một số este có mùi thơm hoa quả không độc, được dùng để tăng thêm hương vị cho bánh kẹo,
nước giải khát…
- Trong mỹ phẩm, một số este có mùi thơm hấp dẫn được pha vào nước hoa, xà phòng thơm, kem bôi da…


- Nhiều este có khả năng hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng để dung môi (pha sơn).
- Một số este là nguyên liệu để sản xuất sợi tổng hợp, thủy tinh hữu cơ, chất dẻo, thủy phân thành poli(vinylancol)
làm keo dán, …
- Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng, glixerol và chế biến thực phẩm. Một số
dầu thực vật được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ điezen.
- Ứng dụng quan trọng nhất của glixerin là để điều chế thuốc nổ glixerin trinitrat.
- Glixerin còn được dùng nhiều trong công nghiệp dệt, thuộc da do có khả năng giữ nước làm mềm da, vải.....
- Cho thêm glixerin vào mực in, mực viết, kem đánh răng… sẽ giúp cho các sản phẩm đó chậm bị khô.


BÀI TẬP ESTE
I. VÍ DỤ
Vd1: Đọc tên các este sau :
CH3COOC2H5

HCOOCH(CH3)2


CH2=CCOOC2H3

CH3CH2COOCH2C6H5

n-propyl fomat

metyl benzoate

isoamyl axetat

neobutyl fomat
Axit thường gặp

Gốc hidrocacbon thường gặp

H–COOH

a.fomic

-CH3

metyl

CH3–COOH

a.axetic

-C2H5


etyl

C2H5–COOH

a.propionic

-CH2CH2CH3 n-propyl

CH2=CH-COOH

a. acrylic

-CH(CH3)2

isopropyl

CH2=C(CH3)-COOH a. metaacrylic

-CH=CH2

vinyl

C6H5-COOH

-CH2-CH=CH2 anlyl

a. benzoic

HOOC–COOH


a. oxalic

HOOC–CH2–COOH a. malonic

-C6H5

phenyl

-CH2-C6H5

benzyl

Vd2: Sắp xếp các chất sau theo nhiệt độ sôi tăng dần : CH3COOH, CH3CH2OH, HCOOCH3
Vd3: Nêu những phản ứng hóa học quan trọng của CH2=CH-COOH và CH2=CH-COO-CH3
Vd4: Nêu mối quan hệ giữa CO2, H2O và O2 trong phản ứng đốt cháy
+ este no, đơn, hở :
+ este không no 1C=C, đơn hở:
+ este no, 2 chức, hở:
Vd5: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đúng? Phát biểu nào sai?
a.
b.
c.
d.
e.

Trong phân tử CH3COOCH=CH2 có 1 lk pi.
Metyl axetat và etyl fomat là đồng phân của nhau
HOCOCH3 và CH3COOCH3 là cùng dãy đồng đẳng
Xà phòng hóa Este luôn thu được muối và ancol
Khi đun nóng etyl axetat trong H2SO4 đặc được dd đồng nhất


Vd6: Viết đồng phân cấu tạo của este C4H8O2
Vd7: Cho các este sau: CH3COOC2H5(1),

C2H5COOCH3(2),

HCOOCH2C6H5(3)

CH3COOC6H5(4), CH3COOCH=CHCH3(5)
a.
b.
c.
d.

Este nào thủy phân môi trường axit cho axit hữu cơ và ancol có số C bằng nhau?
Este nào xà phòng hóa bằng NaOH cho m muối > m este ?
Este nào xà phòng hóa cho muối và ancol?
Este nào tham gia phản ứng tráng gương
e. Este nào đốt cháy cho số mol CO2 = số mol H2O ?
Vd8: Xà phòng hóa 17,6 gam este C4H8O2 bằng NaOH thu được 16,4 gam muối. Xđ CTCT?
Vd9: Đốt cháy hoàn toàn 11,1 gam este no, đơn, hở thu được 0,45 mol CO 2 . Xđ CTPT ?
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Chọn phát biểu đúng.


A. Este là những chất tan tốt trong nước.
B. Este là những hợp chất không có mùi.
C. Nguyên tắc chung điều chế este là cho axit cacboxylic tác dụng với ancol.
D. Khi đốt cháy este no, đơn chức mạch hở thì số mol CO 2 lớn hơn số mol H2O.
2. Khi thủy phân este vinyl axetat trong môi trường axit thu được

A. Axit axetic và ancol etylic
B. Axit axetic và anđehit axetic
C. Axit axetic và ancol vinylic
D. Axit axetat và ancol vinylic
3. Metylpropionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo:
A. C3H7COOH
B. C2H5COOCH3
C. HCOOC3H7
D. C2H5COOH
4. Những hợp chất trong dãy sau thuộc loại este:
A. Dầu lạc, dầu dừa, dầu cá.
B. Xăng, dầu nhờn bôi trơn máy, dầu ăn.
C. Dầu mỏ, hắc ín, dầu dừa.
D. Mỡ động vật, dầu thực vật, mazut.
5. Dầu chuối là este có tên iso amyl axetat, được điều chế từ
A. C2H5COOH và C2H5OH.
B. (CH3)2CH-CH2OH và CH3COOH.
C. CH3OH và CH3COOH.
D. CH3COOH và (CH3)2CH-CH2-CH2OH.
6. Thủy phân este trong môi trường kiềm, khi đun nóng gọi là:
A. Crackinh
B. Hiđrat hóa
C. Xà phòng hóa
D. Sự lên men
7. Phản ứng tương tác của ancol tạo thành este được gọi là:
A. Phản ứng este hóa
B. Phản ứng ngưng tụ
C. Phản ứng trung hòa
D. Phản ứng kết hợp
8. Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành

A. Metyl axetat B. Etyl axetat
C. Vinyl axetat
D. Axetyl etylat
9. Este được tạo thành từ axit no đơn chức và ancol no đơn chức có cấu tạo là
A. CnH2n+1COOCmH2m-1
B. CnH2n-1COOCmH2m-1
C. CnH2n-1COOCmH2m+1
D. CnH2n+1COOCmH2m+1
10. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 3.
B. 4
C. 5
D. 2
11. Cho 12 gam axit axetic tác dụng với 4,6 g ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng). Sau
phản ứng thu được 4,4 g este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là:
A. 75%
B. 25%
C. 50%
D. 55%
12. Đun nóng este CH3COOCH=CH2 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được

A. CH2=CHCOONa và CH3OH
B. CH3COONa và CH2=CHOH
C. CH3COONa và CH3CHO
D. C2H5COONa và CH3OH
13. Một este tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức, có tỷ khối hơi so với khi CH 4 bằng 5,5.
Khi đun nóng este này với dung dịch NaOH tạo ra muối có khối lượng bằng 93,18% lượng
este đã phản ứng. Công thức cấu tạo thu gọn của este này là
A. CH3COO-CH3
B. H-COO- C3H7

C. CH3COO-C2H5
D. C2H5COO-CH3
14. Cho 21,8 gam chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng vừa đủ với dung dịch
chứa 0,3 mol NaOH thu được 24,6 gam một muối và 0,1 mol một ancol. Cho biết công thức
cấu tạo thu gọn của X.
A. (CH3COO)3C3H5 B. (HCOO)3C3H5
C. CH(COOCH3)3
D. C2H3(COOCH3)3
15. Một este tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức có tỷ khối hơi so với khí CO 2 bằng 2. Khi
đun nóng este này với dung dịch NaOH tạo ra muối có khối lượng lớn hơn este đã phản
ứng. Công thức cấu tạo thu gọn của este này là?
A. CH3COO-CH3
B. H-COO- C3H7
C. CH3COO-C2H5
D. C2H5COO- CH3
16. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức X thu được 8,96 lít CO2 (đkc) và 7,2 gam H2O.
CTPT của X là


A. C2H4O2
B. C3H6O2
C. C4H8O2
D. C5H10O2
17. Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC 2H5 và CH3COOCH3 bằng dung
dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H 2SO4 đặc ở 1400C,
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là
A. 4,05
B. 8,10
C. 16,20
D. 18,00

18. Đốt cháy hoàn 4,4 gam một este no, đơn chức A, rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng
nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. Công thức phân tử của A là
A. C2H4O2

B. C3H6O2

C. C4H8O2

D. C5H10O2

Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este, cho sản phẩm phản ứng cháy qua
bình đựng P2O5dư, khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam, sau đó cho qua tiếp dung dịch
Ca(OH)2dư, thu được 34,5 gam kết tủa. Các este trên thuộc loại gì? (đơn chức hay đa
chức, no hay không no).
A. Este thuộc loại no
B. Este thuộc loại không no
C. Este thuộc loại no, đơn chức
D. Este thuộc loại không no đa chức.
19. Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và C2H5OH
B. HCOONa và CH3OH
C. HCOONa và C2H5OH
D. CH3COONa và CH3OH
20. Viết tất cả các đồng phân cấu tạo mạch hở ứng công thức phân tử C4H8O2 đều tác dụng với
dung dịch NaOH
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
21. Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp 2 este đơn chức, đồng phân nhau thì cần dùng

vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 2M. Công thức cấu tạo thu gọn của 2 este là:
A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3
B. CH3COOC2H5và C2H5COOCH3
C. CH3COOCH3 và C2H5COOH
D. HCOOC2H5 và C2H5COOH
22. Thuỷ phân este X có CTPT C4H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ
Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. X có công thức là
A. HCOOC3H7
B. HCOOC3H5
C. CH3COOC2H5
D. C2H5COOCH3
23. Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là bao nhiêu?
A. 5
B. 2
C. 4
D.6
24. Để xà phòng hóa 17,4 gam một este no, đơn chức cần dùng 300ml dung dịch NaOH 0,5M.
Công thức phân tử của este là:
A. C6H12O2
B. C3H6O2
C. C5H10O2
D. C4H10O2
25. Cho este có công thức cấu tạo CH2= C(CH3) – COOCH3. Tên gọi của este đó là
A. Metyl acrylat
B. Metyl metacrylat C. Metyl metacrylic D. Metyl acrylic
26. Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO 2 sinh ra bằng số mol O2 đã
phản ứng. Tên gọi của este là
A. n-propyl axetat
B. metyl axetat
C. etyl axetat

D. metyl fomiat
27. Propyl fomat được điều chế từ
A. axit fomic và ancol metylic
B. axit fomic và ancol propylic
C. axit axetic và ancol propylic
D. axit propionic và ancol metylic
28. Một este có công thức phân tử là C4H6O2 khi thủy phân trong môi trường axit thu được
đimetyl xeton. Công thức cấu tạo thu gọn của C4H6O2là công thức nào ?
A. HCOO-CH=CH-CH3
B. CH3COO-CH=CH2
C. HCOO-C(CH3)=CH2
D. CH2=CH-COOCH3
29. Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam một este no, đơn chức A, rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình
đựng nước vôi trong thu được 5 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu được
1,25 gam kết tủa nữa. Công thức phân tử của A là
A. C2H4O2
B. C3H6O2
C. C3H4O2
D. C4H6O2


III. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Dạng 1: Chuỗi Phản Ứng Và Phương Trình
Bài 1: Viết phương trình phản ứng của HCOOH, CH3COOC2H5, C2H3COOH, C2H3COOC2H5 với
dung dịch NaOH, dung dịch Na2CO3 và dung dịch Br2. Viết phản ứng trùng hợp của
CH3COOC2H3 và của C2H3COOH.
Bài 2: Viết các phản ứng theo sơ đồ sau:
Than đá →(1) than cốc → (2)đất đèn → (3)etin → (4)etanal → (5) etanoic →
(6) vinyl axetat → (7) PVA → (8) polivinylic
Bài 3: Từ đá vôi, than đá, muối ăn và nước. Hãy viết phương trình phản ứng điều chế các chất

etyl axetat, metyl fomat, poli vinyl clorua. (Các điều kiện xem như có đủ)
Dạng 2: Viết Công Thức Cấu Tạo, Gọi Tên Este
Bài 1: Viết công thức cấu tạo các đồng phân đơn chức, mạch hở có thể có của C 4H6O2
Bài 2: Viết công thức cấu tạo các chất có tên gọi các chất sau:
a) isopropyl axetat

b) alylmetylacrylat

e) benzyl axetat

c) phenyl axetat

d) sec-Butyl fomiat

f) vinyl fomiat

Dạng 3: Toán Đốt Cháy Este
Bài 1: Cho 14,8 gam một hỗn hợp gồm hai este đồng phân của nhau bay hơi ở điều kiện thích
hợp. Kết quả thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 6,4 gam oxi trong điều kiện như
trên. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este trên, thu được sản phẩm là CO 2 và H2O, tỉ lệ thể
tích khí CO2 và hơi H2O là 1:1. Tìm công thức cấu tạo của hai este.
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 1,1 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,2 gam CO 2 và 0,9 gam H2O.
a. Tìm công thức nguyên của X.
b. Cho 4,4 gam X tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M thì tạo 4,8 gam muối.
Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X.
Dạng 4: Toán Phản Ứng Thủy Phân Este
Bài 1: Hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ mạch không phân nhánh X và Y chỉ chứa (C, H, O) tác
dụng vừa đủ hết với 8 gam NaOH thu được ancol đơn chức và hai muối của hai axit hữu cơ đơn
chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lượng ancol thu được cho tác dụng với Na dư tạo ra
2,24 lít khí H2 (đkc). X, Y thuộc loại hợp chất gì?

Bài 2: Hợp chất hữu cơ X chứa các nguyên tố C, H, O có Mx = 146. X không tác dụng với Na kim
loại. Lấy 14,6 gam X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp gồm một
muối và một ancol. Xác định công thức cấu tạo của X.


BÀI TẬP VỀ ESTE (lần cuối!)
1.
Chất hữu cơ Y có CTPT là C4H8O2. 0,1 mol Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu
được 8,2 g muối. Y là:
A. CH3COOC2H5
B. HCOOC3H7
C. C2H5COOCH3
D. C3H7COOH
2.
Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H 2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng
đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là :
A. 75%.
B. 55%.
C. 50%.
D. 62,5%.
3.
Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung
dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công
thức cấu tạo của X là
A. CH3-COO-CH=CH-CH3.
B. CH2=CH-COO-CH2-CH3.
C. CH2=CH-CH2-COO-CH3.
D. CH3-CH2-COO-CH=CH2.
4.
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch

NaOH, thu được một hợp chất hữu cơ không làm mất màu nước brom và 3,4 gam một muối. Công
thức của X là
A. CH3COOC(CH3)=CH2.
B. CHCOOCH=CHCH2CH3.
C. HCOOCH2CH=CHCH3.
D. HCOOC(CH3)=CHCH3.
5.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một chất hữu cơ X cần 4,48 lít khí oxi (đktc) thu được CO 2 và
H2O với tỉ lệ số mol tương ứng là 1:1. Biết rằng X tác dụng với NaOH tạo ra 2 chất hữu cơ. CTCT
của X là
A. HCOOCH3
B. HCOOC3H7
C. CH3COOC2H5
D. C2H5COOCH3
6.
Để xà phòng hóa 17,4 gam một este no đơn chức cần dùng 300ml dung dịch NaOH 0,5M.
Công thức phân tử của este là:
A. C3H6O2
B. C6H12O2
C. C5H10O2
D. C4H10O2
7.
Đốt cháy hoàn toàn 3,7g một este đơn chức X thu được 3,36 lít khí CO 2 (đktc) và 2,7g nước.
CTPT của X là:
A. C3H6O2
B. C2H4O2
C. C4H8O2
D. C5H8O2
8.
Đốt cháy 2,32 gam este no – đơn chức X, sản phẩm cháy cho lội qua bình đựng dung dịch

nước vôi trong dư thì thấy xuất hiện 12 gam kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch giảm 4,56
gam. CTPT este là:
A. C3H6O2
B. C2H4O2.
C. C5H10O2.
D. C6H12O2.
9.
Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4làm xúc tác, hiệu suất phản ứng
este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là
A. 6,0 gam.
B. 8,8 gam.
C. 5,2 gam.
D. 4,4 gam.
10.
Đốt cháy hoàn toàn 6,7 gam hỗn hợp hai este no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau, thu
được 5,6 lít CO2 (đktc). CTPT hai este đó là:
A. C4H8O2 và C3H6O2
B. C4H8O2 và C5H10O2
C. C2H4O2 và C3H6O2
D. Tất cả đều đúng
11.
Đốt cháy 2,32 gam este no đơn chức X, sản phẩm cháy cho lội qua bình đựng dung dịch
nước vôi trong dư thì thấy xuất hiện 12 gam kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch giảm 4,56
gam. CTPT este là :
A. C6H12O2.
B. C3H6O2.
C. C2H4O2.
D. C5H10O2.



12.

(Trích đề ĐH_khối A_2013) Cho sơ đồ các phản ứng:
X + NaOH (dung dịch)

t

→ Y + Z;
o

CaO,t
Y + NaOH (rắn) 
→ T + P;
o

1500
T 
→ Q + H2;
o

xt ,t
Q + H2O 
→ Z.
o

Trong sơ đồ trên, X và Z lần lượt là:

13.

A. CH3COOC2H5 và CH3CHO

B. HCOOCH=CH2 và HCHO
C. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO
C. CH3COOCH=CH2 và HCHO
(Trích đề thi môn Hóa THPT Quốc Gia 2015)

Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu
suất của phản ứng este hoá tính theo axit là
14.

A. 20,75%.
B. 50,00%.
C. 25,00%.
(Trích đề thi môn Hóa THPT Quốc Gia 2015)

D.36,67%.

Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
15.

A. 4,8.
B. 3,4.
(Trích đề ĐH_khối B_2014)

C. 5,2.

D. 3,2.

Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất
Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung

dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng
phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?

16.

A. Chất X phản ứng với H2(Ni, to) theo tỉ lệmol 1 : 3.
B. Chất Z làm mất màu nước brom.
C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
D. Chất T không có đồng phân hình học.
(Trích đề ĐH_khối B_2014)

Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6
gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hoà tan được Cu(OH) 2 cho dung dịch màu xanh lam.
Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH2CH2OOCCH3.
B. HCOOCH2CH2OOCCH3.
C. HCOOCH2CH(CH3)OOCH.
D. HCOOCH2CH2CH2OOCH.
17.
A là một este có công thức thực nghiệm (C3H5O2)n. 0,5 mol A tác dụng vừa đủ với 500 ml
KOH 2M trong dung dịch, tạo một muối và hai rượu hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong
phân tử. A là
A. Metyl etyl ađipat
B. Vinyl alyl oxalat
C. Metyl vinyl malonat
D. Metyl etylmalonat
18.
Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì sốmol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản
ứng. Tên gọi của este là
A. metyl fomiat.


B. metyl axetat.

C. n-propyl axetat. D. etyl axetat.


19.
Một este tạo bởi axit đơn chức và ancol đơn chức có tỷ khối hơi so với khi N 2O bằng 2. Khi
đun nóng este này với dung dịch NaOH tạo ra muối có khối lượng bằng 17/ 22 lượng este đã phản
ứng. Công thức cấu tạo thu gọn của este này là
A. C2H5COO- CH3 B. H-COO- C3H7 C. CH3COO-CH3 D. CH3COO-C2H5
20.
Xà phòng hóa 8,8 gam etylaxetat bằng 50ml dd NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là:
A. 8,2 gam
B. 8,5 gam
C. 4,1 gam
D. 10,2 gam
21.
Đốt cháy hoàn toàn 2 thể tích một este A tạo thành 8 thể tích CO 2 và 8 thể tích hơi nước.
Các thể tích khí và hơi được đo trong cùng điều kiện. Công thức phân tửcủa A là
A. C5H10O2.
B. C3H6O2.
C. C2H4O2.
D. C4H8O2.
22.
Đun 9,2 gam glixerol với 19,2 gam CH3COOH (có mặt axit vô cơ) thu được m gam một chất
hữu cơ E chỉ chứa một loại nhóm chức, biết H = 60%, giá trị m là :
23.


A. 36,33
B. 13,95
(Trích đề ĐH_khối B_2014)

C. 21,8

D. 13,08

Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam
hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là
0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có
phân tử khối lớn hơn trong Z là
24.

A. 2,72 gam
B. 0,82 gam
(Trích đề ĐH_khối A_2014)

C. 3,40 gam

D. 0,68 gam

Thủy phân 37 gam hai este cùng công thức phân tử C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất
dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn Z. Đun nóng Y với H 2SO4 đặc 1400C
thu được 14,3 gam hỗn hợp các ete. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối Z là
A. 34,2 gam

B. 42,2 gam

C. 40,0 gam


D. 38,2 gam

DẠNG 1: TOÁN VỀ PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY
Bài 1: Làm bay hơi 7,4 gam este A no, đơn chức thu được một thể tích hơi bằng thể tích hơi của
3,2 gam một khí oxi cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
a) Tìm công thức phân tử của A.
b) Thực hiện phản ứng xà phòng hóa 7,4 gam A với dung dịch NaOH đến khi phản ứng hoàn
toàn thu được 6,8 gam muối. Tìm công thức cấu tạo và gọi tên A.
Bài 2: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch
AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O 2 (cùng điều
kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO 2 thu được vượt
quá 0,7 lít (đkc). Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3COOCH3

B. O=CH-CH2-CH2OH

C. HOOC-COOH

D. HCOOC2H5

(Trích đề tuyển sinh Đại học khối B năm 2009)
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và
một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số đồng phân este X của là:
A. 2

B. 5

C. 6


D. 4

Bài 4: Đun hỗn hợp etylen glicol và axit cacboxylic X (phân tử chỉ có nhóm -COOH) với xúc tác
H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ, trong đó có chất hữu cơ Y mạch hở. Đốt cháy


hoàn toàn 3,95 gam Y cần 4,00 gam O2, thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1.
Biết Y có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, Y phản ứng được với NaOH
theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Y tham gia được phản ứng cộng với Br2 theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2.
B. Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X, Y bằng 8.
C. Y không có phản ứng tráng bạc.
D. X có đồng phân hình học.
DẠNG 2: TOÁN VỀ PHẢN ỨNG THỦY PHÂN
Bài 1: Một hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức X, Y ( MX < MY). Đun nóng 12,5 gam hỗn hợp A với
lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 7,6 gam hỗn hợp ancol no B, đơn chức có khối lượng
phân tử hơn kém nhau 14 đvC và hỗn hợp hai muối Z. Đốt cháy 7,6 gam B thu được 7,84 lít khí
CO2 (đkc) và 9 gam H2O. Tính phầm trăm khối lượng của X, Y trong hỗn hợp A.
Bài 2: Cho 0,1 mol este tạo bởi axit 2 lần axit và ancol 1 lần ancol tác dụng hoàn toàn với NaOH
thu được 6,4 gam ancol và một lượng muối có khối lượng nhiều hơn lượng este là 13,56% (so với
lượng este). Tìm công thức cấu tạo của este.
Bài 3: Khi thủy phân hoàn toàn 0,05 mol este của 1 axit đa chức với một ancol đơn chức tiêu tốn
hết 5,6 gam KOH. Mặt khác, khi thủy phân 5,476 gam este đó thì tiêu tốn hết 4,2 gam KOH và thu
được 6,225 gam muối. Tìm công thức cấu tạo của este.
Bài 4: Xà phòng hóa hoàn toàn 2,54 gam este X cần dùng 20 gam dung dịch NaOH 6%, thu được
2,82 gam muối duy nhất. Mặt khác, làm bay hơi hết 1,27 gam X thu được thể tích hơi đúng bằng
thể tích của 0,16 gam oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTCT của X biết 1 trong 2
chất ancol hoặc axit tạo nên este là đơn chức.
DẠNG 3: BÀI TOÁN CÓ HIỆU SUẤT
Bài 1: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác

dụng với với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất các
phản ứng đều bằng 80%). Tính giá trị của m.
Bài 2: Cho 45 gam axit axetic phản ứng với 69 gam ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc) đun nóng, thu
được 41,25 gam etyl axetat. Tính hiệu suất phản ứng este hóa.


CHẤT BÉO
I. Khái niệm
Chất béo(dầu, mỡ): Trieste của glixerol với các axit béo. (triglyxerit, triaxyl glixerol)
Công thức cấu tạo:
- Với R1, R2, R3 là các gốc axit béo(có thể giống hoặc khác nhau)

Vd:

- CT chung là: C3H5(OOC R )3
Có bao nhiêu chất béo được cấu tạo bởi 2 axit béo cho trước?
Có bao nhiêu chất béo đồng thời chứa 3 gốc axit từ 3 axit béo cho trước?

II. Tính chất hóa học (tương tự este)
1. Phản ứng thủy phân
a. Trong môi trường axit → glixerol và các axit béo (thuận nghịch)
C3H5(OOC R )3 + 3 H2O



¬



C3H5(OH)3 3 HOOC R


b. Trong môi trường kiềm → glixerol và các muối của axit béo (xà phòng hóa)
C3H5(OOC R )3 + 3 NaOH



¬



C3H5(OH)3 3 NaOOC R
(hh muối K,N của axit béo → xà phòng)

2. Chất béo ko no: có pư cộng vào C=C
(C17H33COO)3C3H5 + 3 H2

(C17H35COO)3C3H5




Triolein (lỏng)

Tristearin (rắn)

3. Phản ứng oxi hóa(sự ôi mỡ)
[O]
Chất béo (C=C) 



peroxit

Dạng 1: Tính số đồng phân chất béo:




andehit, xeton, axit cacboxylic.

n2.(n+1) / 2

Vd1: Số lượng Trieste tạo thành khi cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit oleic và axit stearic là:
Dạng 2: Tìm CTCT của chất béo qua phản ứng thủy phân.
TH: Thủy phân chất béo thu được hỗn hợp 2 axit (hoặc 2 muối). Để tìm số lượng gốc cần:
- Lập tỉ lệ mol của 2 axit (hoặc 2 muối)
- Hoặc tính trực tiếp: naxit(muối) / nglyxerol = số lượng gốc axit trong chất béo.
Vd2: Cho a gam chất béo X phản ứng hoàn toàn với dd KOH dư → 0,92 gam glixerol và hỗn hợp
muối: 3,18 gam muối của axit linoleic và m gam muối của axit oleic. CTCT của chất béo trên là:
Vd3: Khi thủy phân chất béo X trong dd NaOH → glixerol và hh 2 muối C17H35COOH và C17H31COOH
có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần. Trong phân tử X có:
A. 2 gốc C17H35COO-

B. 3 gốc C17H31COO-

C. 2 gốc C17H31COO-

D. 3 gốc C17H35COO-

Dạng 3: Tính lượng chất trong phản ứng xà phòng hóa
*Chủ yếu sử dụng định luật bảo toàn khối lượng:


m chất béo + m NaOH = m muối + m glixerol

Vd4: Thủy phân hoàn toàn 8,58 gam một loại chất béo cần vđ 1,2 kg NaOH, thu được glixerol và m
kg hỗn hợp các muối của axit béo. Giá trị của m là:


III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1.
Cho các câu sau:
a) Chất béo thuộc loại hợp chất este
b) Các este không tan trong nước do nhẹ hơn nước
c) Các este không tan trong nước do không có liên kết hidro với nước
d) Khi đun chất béo lỏng vơi hidro có Ni xúc tác thì thu được chất béo rắn
e) Chất béo lỏng là cac triglixerit chứa gốc axit không no
Những câu không đúng là
A. b, c
B. a, d
C. a, b, d, e
D. Chỉ có câu b
2.
Phản ứng thủy phân trong môi trường axit có đặc điểm gì?
A. phản ứng xà phòng hóa.
C. phản ứng thuận nghịch.
B. phản ứng không thuận nghịch.
D. phản ứng cho nhận electron.
3.
Khi thủy phân chất nào sau đâu sẽ thu được glixerol?
A. Este đơn chức
B. Muối

C. Chất béo
C. Etylaxetat
4.
Để biến một số dầu thành mỡ rắn, hoặc bơ nhân tạo người ta thực hiện quá trình nào sau đây?
A. Cô cạn ở nhiệt độ cao.
B. Hiđro hóa(có xúc tác Ni).
C. Làm lạnh.
D. Xà phòng hoá.
5.
Công thức của triolein là:
A. (CH3[CH2]14COO)3C3H5
B. (CH3[CH2]16COO)3C3H5
C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5
D. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5
6.
Phát biểu nào sau đây đúng.
A. Chất béo là trieste của ancol với axit béo.
B. Chất béo là trieste của glixerol và axit.
C. Chất béo là trieste của glixerol và axit vô cơ.
D. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
7.
Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng thu được
A. glixerol và muối natri của axit béo.
B. glixerol và axit béo.
C. glixerol và muối natri của axit cacboxylic.
D. glixerol và axit cacboxylic.
8.
Giữa chất béo và este của ancol và axit đơn chức khác nhau về:
A. Gốc ancol trong lipit cố định là glixerol.
B. Gốc axit trong lipit phải là gốc axit béo.

C. Gốc axit trong phân tử
D. Bản chất liên kết trong phân tử.
9.
Trong cơ thể chất béo bị oxi hóa thành
A. NH3, CO2, H2O
B. Amoniac và cacbonic
C. H2O và CO2
C. NH3 và H2O
10.
Mỡ tự nhiên là
A. Este của axit oleic và đồng đẳng, v.v…
B. Este của axit panmitic và đồng đẳng, v.v…
C. Hỗn hợp của các triglixerit khác nhau
D. Muối của axit béo
11.
Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam một loại chất béo trung tính cần vừa đủ 0,06 mol NaOH.
Khối lượng muối natri thu được sau khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là
A. 14,12 gam
B. 16,88 gam
C. 19,64 gam
D. 17,80 gam

12.

Cho các phát biểu sau đây:


a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon, mạch
cacbon dài không phân nhánh, có số nguyên tử cacbon từ 12 đên 24.
b) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit…

c) Chất béo là các chất lỏng.
d) Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và
được gọi là dầu.
e) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
g) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
Những phát biểu đúng là
A. c, d, e
B. a, b, d, g
C. a, b, d, e
D. a, b, c
13.
(Trích đề thi môn Hóa THPT Quốc Gia 2015)
Chất béo là trieste của axit béo với
A. glixerol.
B. etylen glicol.
C. ancol metylic.
D. ancol etylic.
14.
Xà phòng hóa hoàn toàn 89 gam chất béo X bằng dung dịch KOH thu được 9,2 gam glixerol và
m gam xà phòng. Giá trị của m là
A. 80,6 gam
B. 91,8 gam
C. 85,4 gam
D. 96,6 gam
15.
Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể
dùng các hóa chất nào dưới đây?
A. nước brom B. dd NaOH
C. nước và dd NaOH D. nước và quỳ tím
16.

Xà phòng được điều chế bằng cách nào trong các cách sau?
A. Đehiđro hoá mỡ tự nhiên
B. Phản ứng của axit với kim loại
C. Thủy phân mỡ trong kiềm
D. Phân hủy mỡ
17.
Thể tích H2 (đktc) cần để hiđro hoá hoàn toàn 1 tấn olein nhờ xúc tác Ni là bao nhiêu lit?
A. 7601,8 lit B. 7,6018 lit
C. 760,18 lit
D. 76018 lit
18.
Cho glixerin trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm riêng biệt chứa: Na, Cu(OH) 2,
CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
19.
Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 2,225 kg chất béo (loại glixerin trisearat) có
chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng xảy ra hoàn toàn ) là bao nhiêu
kilogam?
A. 1,84 kg
B. 0,89 kg
C. 0,184 kg
D. 1,75 kg
20.
Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm: axit stearic (C 17H35COOH) và axit
panmitic (C15H31COOH), số loại trieste tối đa được tạo ra là
A. 3
B. 4

C. 5
D. 6
21.
Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
B. Dung dịch NaOH (đun nóng)
B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)
D. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)
22.
Khi thuỷ phân chất béo X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và hỗn hợp 2 muối
C17H35COONa, C15H31COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần. Trong phân tử X có
A. 3 gốc C15H31COO B. 2 gốc C15H31COO
C. 2 gốc C17H35COO
D. 3 gốc C17H35COO
23.
Khối lượng triolein cần để sản xuất 5 tấn stearin là bao nhiêu kilogam?
A. 496,63 kg
B. 49,66 kg
C. 49600 kg
D. 4966,292 kg

IV. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1.
Khi thủy phân a gam một trieste X thu được 0,92 gam glixerol; 3,02 gam natri linoleat
C17H31COONa và m gam muối của natri oleat C17H33COONa. Tính a, m. Viết công thức cấu tạo có
thể có của X.
2.
Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về tính chất vật lí, cấu tạo?

Cho ví dụ minh họa.
3.
Trong thành phần của một số loại sơn có trieste của glixerol với axit linoleic C 17H31COOH
và axit linolenic C17H29COOH. Viết công thức cấu tạo thu gọn của các trieste có thể có giữa hai axit
trên với glixerol.


XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP

3. Cơ chế hoạt động của chất giặt rửa:




1. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion nào?
A. Mg2+, Ca2+, Na+
B. Mg2+, Na+
2. Bản chất của xà phòng là:
A. Muối natri của các axit béo
C. Hỗn hợp các axit béo

C. Na+, K+

D. Ca2+, Mg2+

B. Este giữa glixerol và axit béo
D. Hỗn hợp các axit béo và muối natri của chúng


3. Trong cơ chế hoạt động của chất giặt rửa, vết dầu “biến mất” khỏi bề mặt vấn rắn là do:

A. Chia thành những hạt rất nhỏ phân tán trong nước
B. Bị kết tủa và lắng xuống dưới đáy
C. Phản ứng với chất giặt rửa tạo chất tan trong nước
D. Bị tách ra và nổi lên trên mặt nước
4. Thành phần nào có trong bột giặt là nguyên nhân chính gây hại đến da tay:
A. Chất giặt rửa tổng hợp
B. Chất màu
C. Chất tẩy trắng
D. Chất thơm
5. Hãy chỉ ra đặc điểm không phải là đặc điểm chung của chất tẩy rửa:
A. Không bị vô hiệu hóa bởi nước cứng
B. Không phản ứng hóa học với chất bẩn
C. Tan được trong nước
D. Có tác dụng làm sạch chất bẩn bám lên vật rắn
6. Đâu là ưu điểm nổi bật của chất giặt rửa tổng hợp so với xà phòng:
A. Tan trong nước tốt hơn

B. Không bị vô hiệu hóa trong nước cứng

C. Ít gây hại cho da

D. Dễ bị phân hủy trong thiên nhiên

7. Chọn phát biểu đúng:
A. Anion xà phòng có 2 phần: phần đầu ưa dầu và phần đuôi kị nước
B. Xà phòng có thể được sản xuất từ dầu mỏ
C. Phân tử canxi stearat có thể tan cùng lúc trong nước và trong dầu
D. Xà phòng tổng hợp có tính chất tương tự như chất giặt rửa tổng hợp
8. Nguyên nhân chính nào làm xà phòng không thể sử dụng cùng với nước cứng:
A. Gây hại đến da khi dùng với nước cứng

B. Khó tan trong nước cứng
C. Bị kết tủa trong bởi nước cứng
D. Tất cả đều sai
1. Có bao nhiêu gam kg chất béo chứa 89% khối lượng tristearin (còn 11% tạp chất trơ bị
loại bỏ trong quá trình nấu xà phòng) để sản xuất được 1 tấn xà phòng chứa 72% khối
lượng natri stearat. (3đ)
2. Thủy phân hoàn toàn 8,06 kg chất béo trung tính cần vừa đủ 1,2kg NaOH. Tính khối lượng
glixerol và muối tạo thành.
3. Một loại mỡ chứa 20% tristearoyl glirerol, 30% tripanmitoyl glixerol và 50% trioleoyl
glixerol (về khối lượng).
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng trên xảy ra khi thực hiện phản ứng xà
phòng hóa loại mỡ trên.
b. Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch
NaOH, giả sử hiệu suất quá trình là 90%.



×