3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cùng với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường,
KTNN không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người mà
còn cung cấp nguyên liệu, vật liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp,
đồng thời, nông nghiệp, nông thôn cũng là thị trường rộng lớn của các ngành
kinh tế khác. Do đó, với mỗi quốc gia, dân tộc, phát triển KTNN luôn là một
trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở
mọi thời kỳ cách mạng, nhất là đối với các quốc gia, dân tộc mà điểm xuất
phát chủ yếu là nông nghiệp.
Nước ta, mặc dù đang trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH phấn đấu
đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
nhưng KTNN vẫn là một bộ phận quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội
góp phần giữ vững sự ổn định và bảo đảm an ninh lương thực, đóng góp quan
trọng vào sự phát triển chung, toàn diện của đất nước. Từ thực tiễn và yêu cầu
phát triển của đất nước, nhận thức của Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm
chú ý tới phát triển nông nghiệp trong tổng thể sự phát triển chung của đất
nước. Điều đó không chỉ bởi nông dân là một lực lượng quan trọng của cách
mạng và hiện còn đang chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, mà chính nông nghiệp,
nông dân Việt Nam luôn khẳng định vai trò đóng góp hết sức to lớn trong sự
nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Nông nghiệp đã mở đường trong quá
trình đổi mới, tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế và là nhân tố
quan trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đến
nay mặc dù sau hơn 25 năm đổi mới, kinh tế nước ta đã phát triển khá toàn
diện, song sản phẩm nông nghiệp vẫn là những sản phẩm chủ yếu thể hiện sự
hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới.
Tuyên Hóa (Quảng Bình) là một huyện miền núi, những năm qua thực
hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội
4
Đảng bộ huyện lần thứ XVII, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ
huyện, nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện, đạt tốc độ tăng trưởng khá,
cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, đạt và vượt nhiều chỉ tiêu Đại hội
xác định. SXNN phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, từng bước
chuyển sang sản xuất hàng hóa. Đây là điều kiện tiền đề cần thiết cho sự
phát triển toàn diện nền kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, phát triển KTNN
của huyện Tuyên Hóa cũng còn bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa tạo sự
đồng bộ và vững chắc, chưa tạo động lực để phát huy lợi thế của huyện...
Từ thực tế trên đặt ra yêu cầu phải tổng kết thực tiễn, nghiên cứu làm
sáng tỏ những vấn đề cả về lý luận và thực tiễn quá trình Đảng bộ huyện
Tuyên Hóa lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2005 đến năm 2010, từ đó rút
ra những kinh nghiệm bước đầu góp phần bổ sung, phát triển, hoàn thiện chủ
trương lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn của tỉnh là vấn đề rất cần thiết hiện nay.
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Tuyên Hóa (Quảng
Bình) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010”
làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về Đảng lãnh đạo phát triển KTNN cả nước nói chung,
huyện Tuyên Hóa nói riêng trong công cuộc đổi mới đã có nhiều nhà khoa
học, nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện dưới các góc độ khác nhau, tiêu biểu
như một số công trình sau:
Nhóm các sách chuyên luận, chuyên khảo:
Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông
thôn của Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Đình Thắng và Tiến sĩ Phạm Văn Khôi
(chủ biên), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1995; Phát triển nông nghiệp và nông
thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tập thể Hội Khoa học kinh
5
tế Việt Nam, tập 1, 2, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998; Nông nghiệp và nông thôn
trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác hoá, dân chủ hoá của
Vũ Oanh, Nxb CTQG, Hà Nội, 1998; Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông
nghiệp ở Việt Nam của Tiến sĩ Trương Thị Tiến, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999;
Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn của Phó
giáo sư, Tiến sĩ Chu Hữu Qúy, Nguyễn Kế Tuấn, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001;
Việc làm ở nông thôn - thực trạng và giải pháp của Chu Tiến Quang, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội, 2000.
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau các tác giả đã đi sâu nghiên cứu vị trí
vai trò của kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH, cơ sở
lý luận và thực tiễn, tính tất yếu khách quan phải tiến hành chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng.
Các công trình đã đánh giá những thành tựu quan trọng của kinh tế nông
nghiệp, những thành tựu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
nước ta góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cải thiện
đời sống nhân dân…Bên cạnh đó, các công trình cũng đã xác định những hạn
chế, bất cập cần sớm được khắc phục như: xu hướng chạy theo năng suất, sản
lượng mà chưa tính đến yếu tố xã hội, môi trường; việc ứng dụng khoa học
công nghệ vào quá trình sản xuất nông nghiệp còn nhiều yếu kém, chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Để khắc phục các hạn chế, các tác
giả cũng đã đưa ra nhiều giải pháp như đột phá về quy hoạch, sử dụng đất đai,
đột phá trong sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ…
Nhóm các luận án, luận văn, đề tài:
Luận án tiến sĩ kinh tế: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn Đồng bằng Bắc bộ và tác động của nó đối với tăng cường sức
mạnh phòng thủ tỉnh, thành phố thuộc khu vực này của Nguyễn Văn Bảy, Học
viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, 2001; Luận án tiến sĩ lịch sử: Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
6
nông thôn từ năm 1991 đến năm 2002 của Lê Quang Phi, Học viện Chính trị
Quân sự, Hà Nội, 2006; Luận văn thạc sĩ lịch sử: Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo giải quyết việc làm ở nông thôn từ năm 1996 đến năm 2006 của Nhữ
Quang Thịnh, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội, 2008…
Các công trình khoa học trên đã khẳng định vị trí, vai trò của phát triển
kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phân tích thực
trạng, những tác động của phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch kinh tế
nông nghiệp đến phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
Các công trình đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên phạm vi cả nước và từng
địa phương.
Nhóm các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học:
“Phát triển công nghiệp nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long” của
Phạm Châu Long, Tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, tháng 11/1998; “Hải Dương
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá” của Trương Kim Sơn, Tạp chí Cộng sản, tháng 3/2002; “Một số
định hướng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
nước ta” của Tiến sĩ Lưu Bích Hồ, Tạp chí Cộng sản, tháng 4/2002; “Một
số vấn đề xã hội nan giải trong quá trình đổi mới tam nông ở Việt Nam”
của Tô Duy Hợp, Tạp chí Xã hội học, năm 2007; “Nông nghiệp, nông thôn
và nông dân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Trần
Nguyễn Tuyên, Tạp chí Lịch sử Đảng, năm 2008; “Quảng Bình chú trọng
phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa”, của Lương Ngọc
Bính, Tạp chí cộng sản, tháng 6/2012…
Các công trình khoa học, các bài viết, bài báo, luận án, luận văn đã tiếp
cận, nghiên cứu vấn đề nông nghiệp, nông thôn và phát triển KTNN ở nhiều
góc độ khác nhau gắn với quá trình CNH, HĐH đất nước.
7
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách độc lập, có
tính hệ thống dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng về vấn đề Đảng bộ
huyện Tuyên Hóa lãnh đạo phát triển KTNN từ năm 2005 đến năm 2010.
Các công trình khoa học trên là cơ sở, nguồn thông tin quý giúp tác giả tham
khảo, so sánh, rút ra những kết luận cần thiết trong quá trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
của khóa luận
* Mục đích
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) trong
phát triển KTNN từ năm 2005 đến năm 2010. Trên cơ sở đó, rút ra một số
kinh nghiệm có thể tham khảo vận dụng trong thực tiễn hiện nay.
* Nhiệm vụ
- Phân tích làm rõ và yêu cầu khách quan phát triển KTNN của huyện
Tuyên Hóa.
- Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Tuyên Hóa
về phát triển KTNN từ năm 2005 đến năm 2010.
- Đánh giá kết quả và rút ra một số kinh nghiệm về quá trình phát triển
KTNN của Đảng bộ huyện Tuyên Hóa lãnh đạo phát triển KTNN những năm
2005 - 2010.
* Đối tượng
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tuyên Hóa (Quảng
Bình) về phát triển KTNN.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tuyên Hóa (tỉnh
Quảng Bình) về phát triển KTNN.
- Về thời gian: từ năm 2005 đến năm 2010.
8
- Về không gian: trên địa bàn huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển KTNN.
* Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin, các
phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử. Đặc biệt, phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgic và kết hợp hai phương pháp trên. Ngoài ra, kết hợp sử
dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
5. Ý nghĩa của khóa luận
- Góp phần tổng kết quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tuyên Hóa
(Quảng Bình) về phát triển KTNN.
- Những kinh nghiệm rút ra từ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Tuyên Hóa (Quảng Bình) về phát triển KTNN (2005- 2010) có thể tham
khảo, vận dụng trong những năm tới.
- Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy
môn Lịch sử Đảng.
6. Kết cấu của khóa luận
Phần mở đầu, 2 chương (5 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục.
9
Chương 1
YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN TUYÊN HÓA VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
1.1 Yêu cầu khách quan về phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện
Tuyên Hóa từ năm 2005 đến năm 2010
1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế nông nghiệp của huyện Tuyên Hóa
Quảng Bình là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nơi giao thoa của các nền
văn hóa cổ xưa và hiện đại, nơi đón nhận các giá trị kinh tế, văn hóa và xã hội
quan trọng của đất nước. Tỉnh Quảng Bình, phía
Bắc giáp với tỉnh Hà
Tĩnh, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp với biển và phía
Tây giáp với nước bạn Lào. Quảng Bình có các trục giao thông huyết mạch:
Quốc lộ 1A chạy dọc, Đường Hồ Chí Minh 2 nhánh Tây và Đông, Quốc lộ
12A nối Việt Nam - Lào - Thái Lan; có cửa khẩu quốc tế Cha Lo, cảng biển
Hòn La, Sân bay Đồng Hới, có đường sắt Bắc - Nam , có hệ thống đường
biển, đường sông; giáp ranh với nước bạn Lào và hướng ra biển Đông.
Quảng Bình có diện tích tự nhiên trên 8.065km2. Đến năm 2008, đất sử
dụng trong nông nghiệp là 71.530ha, chiếm 8,87%; đất phi nông nghiệp là
50.300ha, chiếm 6,23%; đất chưa sử dụng còn 58.700ha, chiếm 7,28% diện
tích toàn tỉnh. Đất sử dụng cho lâm nghiệp là 623.400ha, chiếm tỉ trọng lớn
nhất 77,29%, đất nuôi trồng thủy sản có 2.645ha chiếm 0,33%. Vùng lãnh
hải rộng trên 20 vạn km2. Quảng Bình có trên 525.000ha rừng tự nhiên với
nhiều khu rừng nguyên sinh, 63.800 ha rừng trồng với trữ lượng gỗ 32,3
triệu m3, độ che phủ trên 67%.
10
Toàn tỉnh gồm có 6 huyện, thành phố là: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng
Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa và thành phố Đồng Hới với tổng số 159
xã, phường, thị trấn.
Tuyên Hóa là một trong các huyện của tỉnh Quảng Bình, ngoài những
đặc điểm chung, huyện Tuyên Hóa có những đặc điểm riêng tạo nên những
thuận lợi, khó khăn cho quá trình phát triển KTNN.
* Đặc điểm, điều kiện tự nhiên của huyện Tuyên Hóa
Về vị trí địa lý
Huyện Tuyên Hóa là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Quảng
Bình, có ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Hương Khê và Kỳ Anh của tỉnh Hà
Tĩnh, phía Tây giáp huyện Minh Hoá và nước bạn Lào, phía Nam giáp huyện
Bố Trạch, phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình.
Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính, trong đó có Thị trấn Đồng Lê và
19 xã: Lâm Hóa, Hương Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch, Kim Hóa, Sơn Hóa,
Lê Hóa, Thuận Hóa, Đồng Hóa, Thạch Hóa, Nam Hóa, Đức Hóa, Phong Hóa,
Mai Hóa, Ngư Hóa, Tiến Hóa, Châu Hóa, Cao Quảng, Văn Hóa.
Tổng diện tích tự nhiên huyện Tuyên Hóa (theo số liệu năm 2005) là
115.098,44 ha, chiếm 14,27%, xếp thứ 5 so với toàn tỉnh. Trong số 20 xã, thị trấn
của huyện thì xã Kim Hóa có diện tích tự nhiên lớn nhất là 18.488,77 ha chiếm
16,06%; thị trấn Đồng Lê có diện tích nhỏ nhất 1.075,18 ha, chiếm 0,93%.
Tuyên Hóa có tuyến đường sắt Bắc – Nam; tuyến đường Quốc lộ 12C nối
liền ba nước Việt Nam - Lào - Thái Lan, nối liền huyện Quảng Trạch với Tuyên
- Minh Hóa; hệ thống đường tỉnh lộ; cùng hệ thống đường sông (sông Gianh, với
2 nhánh: Rào Trổ và Rào Nậy; Sông Ngàn Sâu; Sông Nan) chạy qua.
Với vị trí như vậy, Tuyên Hóa có nhiều cơ hội để tiếp nhận những tác
động tích cực từ bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Về địa hình
11
Tuyên Hóa nằm về phía Tây - Nam dãy Hoành Sơn, giáp với dãy
Trường Sơn, có địa hình hẹp, độ dốc giảm (nghiêng) dần từ Tây sang Đông
và bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, núi đá; cao trình vùng thấp từ 2 - 6 m, cao
trình vùng cao từ 25 - 100 m. Địa hình phía Tây Bắc là núi cao và thấp dần về
phía Đông - Nam. Toàn huyện có thể chia thành 3 dạng địa hình chính:
Địa hình núi cao trung bình: Phân bổ chủ yếu ở ranh giới phía Tây Bắc
huyện, ở các xã Hương Hóa, Thanh Hóa, Thanh Thạch, Kim Hóa, Ngư Hóa,
Lâm Hóa, Thuận Hóa giáp với tỉnh Hà Tĩnh và xã Cao Quảng ở vùng phía
Nam huyện giáp với huyện Bố Trạch. Địa hình vùng này có đặc điểm là núi
có độ cao trung bình 300 - 400 m, một số đỉnh có độ cao trên 700 m; địa hình
bị chia cắt mạnh, sườn núi có độ dốc lớn với các khe hẹp, lớp phủ thực vật
chủ yếu là rừng nghèo và trung bình.
Địa hình vùng gò đồi đan xen các thung lũng: Phân bổ chủ yếu dọc sông
Gianh (Rào Nậy, Rào Trổ). Đặc điểm địa hình gồm các đồi có độ cao từ 20 50 m có nguồn gốc hình thành từ phù sa cổ nên sườn dốc khá thoải từ 5 - 15%
đan xen các thung lũng nhỏ.
Địa hình vùng đồng bằng: Chủ yếu phân bổ ở các xã phía Đông Nam
huyện gồm: Đức, Phong, Mai, Tiến, Châu và Văn Hóa. Đồng bằng có đặc
điểm nhỏ hẹp ven sông, hàng năm thường ngập lũ nên được phù sa bồi đắp;
đây là vùng trọng điểm lúa, màu và là nguồn cung cấp lương thực chính của
toàn huyện.
Đất sản xuất nông nghiệp có 4.853,60 ha, chiếm 4,22% diện tích tự
nhiên toàn huyện và chiếm 4,78% trên tổng diện tích đất nông - lâm - ngư
nghiệp. Trong đó: Đất trồng cây hàng năm có 1.699,07 ha, chiếm 35,01%; đất
trồng cây lâu năm có 3.154,53 ha, chiếm 64,99%.
Đất chưa sử dụng: Có 7.402,00 ha, chiếm 6,43% diện tích đất tự nhiên
của huyện. Trong đó quan trọng nhất là loại đất bằng chưa sử dụng còn
1.496,6 ha, chủ yếu phân bố ở các xã Cao Quảng, Kim Hóa, Hương Hóa,
12
Thanh Hóa, Lê Hóa và Ngư Hóa; đất đồi núi chưa sử dụng còn 3.168,5 ha chủ
yếu ở các xã Kim Hóa 411 ha, Thanh Thạch 306 ha, Lâm Hóa 314,0 ha, Đồng
Hóa 301 ha, Phong Hóa 217 ha, Tiến Hóa 421 ha và Mai Hóa 218 ha.
Về khí hậu, thời tiết, thủy văn
Khí hậu: Tuyên Hóa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi
năm có 2 mùa chính, lượng mưa hàng năm bình quân khoảng 2.300 - 2.400
mm, cao nhất toàn tỉnh; nhiệt độ bình quân 22 - 23 oC. Mùa khô thường bắt đầu
từ tháng 3 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân 25 - 26,5 oC, cao nhất là 39oC; do
mùa khô, nhiệt độ cao lại ít mưa (lượng mưa chiếm 30% cả năm) cùng với gió
mùa Tây Nam khô nóng nên thường gây hạn hán và cháy rừng. Tổng số giờ
nắng hàng năm khoảng 1.790 giờ, chủ yếu tập trung vào tháng 5 đến tháng 9.
Mùa mưa thường bắt đầu từ giữa tháng 9 đến tháng 02 năm sau, nhiệt độ
bình quân 20 - 21oC, thấp nhất là 100C. Mùa mưa có đặc điểm mưa lớn, tập
trung vào tháng 9, 10, 11. Mưa lớn cộng với sườn núi dốc nên nước tập trung
nhanh về các khe suối thường gây lũ quét, lũ ống khu vực ven sông, suối ảnh
hưởng đến việc trồng trọt và sinh sống của người dân ở các khu vực này.
Tổng số ngày mưa trung bình là 169 ngày/năm, chủ yếu từ giữa tháng 9 đến
tháng 11 hàng năm.
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình 83%, song nhìn chung không
ổn định. Vào mùa mưa, độ ẩm không khí thường cao hơn mùa khô từ 10 15%. Thời kỳ có độ ẩm không khí cao nhất của huyện thường xảy ra vào
tháng cuối mùa đông.
Lượng nước bốc hơi trung bình trên địa bàn huyện là 1.059 mm. Trong
mùa lạnh lượng bốc hơi nhỏ hơn so với mùa nóng vì vậy trong các tháng từ 4
- 7 lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nên thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng
rất lớn tới sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng.
Gió: chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính: Mùa Đông có gió mùa Đông
Bắc thịnh hành thổi theo hướng Bắc - Đông Bắc. Mùa Hè chủ yếu gió Tây
13
Nam khô nóng xuất hiện từng đợt, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 7.
Tần suất tốc độ gió mạnh nhất trong năm: Trên 15 m/s, chiếm 59,6%; trên 20
m/s, chiếm 39,6%; trên 25 m/s, chiếm 0,8%.
Thủy văn: Toàn huyện chịu ảnh hưởng bởi lưu vực hệ thống sông Gianh
(Rào Nậy, Rào Nan), sông Nan, Ngàn Sâu, khe Nét, khe Chằm Nốt, khe Đập Hà,
khe Dong, khe Tre, khe Hồ Bẹ…Sông ngòi của huyện có đặc điểm là ngắn và dốc
nên tốc độ dòng chảy rất lớn. Mặt khác sông ngắn nên về mùa khô, nước mặn
dâng lên xâm nhập đến Minh Cầm gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Tuy nguồn nước dồi dào nhưng do địa hình không thuận lợi cho việc xây
dựng các hồ chứa nước lớn nên mùa khô vùng đồi núi thường bị thiếu nước.
* Đặc điểm điều kiện xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện
Tuyên Hóa là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Nhân dân
huyện Tuyên Hóa luôn hăng hái đóng góp sức người, sức của vào sự
nghiệp đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.
Hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật của Huyện có từ rất sớm, nhất
là hệ thống giao thông nông thôn khá phát triển. Hệ thống thủy lợi đảm bảo
cho tưới tiêu cơ bản được bê tông hóa phục vụ tốt cho chăn nuôi, trồng trọt và
các ngành nghề khác. Huyện cũng đã hoàn thành lưới điện 35KV tới 100%
các xã, thị trấn, 100% số hộ gia đình có điện để sinh hoạt và phục vụ sản xuất.
Công tác phòng chống lụt, bão, úng luôn được coi trọng thực hiện nghiêm túc,
chủ động đối phó với các tình huống thiên tai, bảo vệ an toàn người, tài sản
của Nhà nước và nhân dân. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đã và đang xuống
cấp trầm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút đầu tư, thu mua, tiêu
thụ các sản phẩm nông nghiệp.
* Đặc điểm cơ cấu dân số và lao động
Theo Niên giám Thống kê của huyện Tuyên Hóa, dân số trung bình năm
2005 là 77.700 người, chiếm 9,15%, xếp thứ 6 so với toàn tỉnh. Trong đó nữ
38.493 người chiếm tỷ lệ 49,54%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là
11,38 % (cả tỉnh 11,24 %).
14
Đến 31/12/2010 dân số của huyện được phân theo dân tộc như sau: Dân tộc
Kinh có 77.193 người, chiếm 99,17%; dân tộc Tày có 4 người (01 hộ), chiếm
0,005%; dân tộc Vân Kiều có 5 người, chiếm 0,006%; dân tộc Mường có 10
người, chiếm 0,013%; dân tộc Sách có 96 người, chiếm 0,12%; dân tộc Chứt có
141 người, chiếm 0,18%; dân tộc Mã Liềng có 387 người, chiếm 0,5%.
Lao động trong độ tuổi năm 2005 có 43.350 người, chiếm 55,8% so với
tổng dân số của huyện. Dân cư trên địa bàn phân bố không đều, tập trung ven
sông và khu vực đồng bằng phía Đông Nam huyện. Trình độ văn hóa và mức
sống dân cư còn có sự chênh lệch lớn giữa vùng đồng bào dân tộc với người
Kinh. Có thể nói tài nguyên nhân văn của huyện tuy tốt về số lượng (số người
trong độ tuổi chiếm 55,8%), nhưng chất lượng lao động còn thấp (hầu hết lao
động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn). Điều đó đòi hỏi huyện cần
có chiến lược phù hợp để tăng chất lượng lao động lên cao hơn, nhằm đáp
ứng nhu cầu sử dụng lao động hiện nay.
Từ các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của Huyện cho thấy Tuyên
Hóa có nhiều điều kiện để phát triển KT - XH, nhất là phát triển KTNN một
cách toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa
dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, điều kiện tự nhiên, xã hội của
Tuyên Hóa cũng có những hạn chế, khó khăn nhất định ảnh hưởng đến phát
triển KTNN như: vị trí địa lý xa các tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh và
của vùng, chất lượng các tuyến giao thông còn hạn chế, ngày càng xuống cấp,
lại bị chia cắt bởi các con sông nên việc giao lưu, trao đổi hàng hóa với các
địa phương lân cận, các tỉnh, các vùng miền gặp nhiều khó khăn; khí hậu đặc
thù dễ phát sinh các loại sâu bệnh, dịch bệnh cùng với thiên tai thường xuyên
xảy ra phá hoại mùa màng, gây hại cho sản xuất và đời sống nhân dân. Bên
cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế, lạc hậu,
một phần bị xuống cấp do thời gian, thiếu đồng bộ, trình độ dân trí có mặt còn
hạn chế; nguồn lao động đã qua đào tạo, có trình độ, có tay nghề ít quay về
15
phục vụ địa phương cũng là những khó khăn không nhỏ ảnh hưởng tới sự
phát triển toàn diện của Huyện.
Mặc dù là những khó khăn, hạn chế nhất định song, thuận lợi vẫn là cơ
bản và là điều kiện quan trọng để phát triển KT- XH của Huyện, nhất là
KTNN - một trong những lĩnh vực mà huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế để
phát triển.
1.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Tuyên Hóa
(Quảng Bình) trước năm 2005
* Thành tựu và nguyên nhân
Thành tựu
Vận dụng sáng tạo các quan điểm của Đảng và của Tỉnh về phát triển
KTNN vào thực tiễn địa phương, trước năm 2005, Đảng bộ huyện Tuyên Hóa
đã lãnh đạo phát triển nền nông nghiệp tương đối toàn diện và đã đạt được
những thành tựu to lớn. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện
Tuyên Hóa khóa XVII tại Đại hội đại biểu lần thứ XVIII đã chỉ rõ:
“Kinh tế tiếp tục ổn định và tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân đạt 7,5%/năm, đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVII đề ra. Cơ
cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và có nhiều tiến bộ. Tỷ trọng Nông Lâm- Ngư nghiệp giảm từ 49% năm 2000 xuống 43% năm 2005; Tỷ
trọng Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 14% năm 2000 lên 19% năm 2005;
Tỷ trọng Dịch vụ tăng từ 37% năm 2000 lên 38% năm 2005.” [8, tr. 13].
Những thành tựu được biểu hiện cụ thể là:
Thứ nhất, đổi mới mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Đảng bộ huyện đã quán triệt sâu sắc các Nghị quyết Trung ương, của
Đảng bộ tỉnh và huyện vào thực tiễn địa phương, tập trung đổi mới mạnh
mẽ, toàn diện cơ cấu KTNN, nông thôn, từng bước chuyển sang sản xuất
hàng hóa; gắn trồng trọt với chăn nuôi, gắn khai thác chiều sâu kinh tế
đồng ruộng với khai thác chiều sâu kinh tế vườn - ao - chuồng; giảm tỷ
16
trọng nông nghiệp trong cơ cấu chung, chuyển một bước mới trong phân
công lại lao động theo hướng lao động nông nghiệp giảm, lao động công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ tăng, đảm bảo đủ nguyên liệu cho
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nông thôn phát triển, bảo đảm an
toàn lương thực trước mắt và lâu dài.
Đã tập trung triển khai chương trình “chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông nghiệp”, chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, mở
rộng diện tích canh tác, đầu tư thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đưa các loại giống mới có
năng suất cao vào sản xuất đại trà nên năng suất, sản lượng cây trồng
hàng năm đều tăng.
Tổng sản lượng lương thực năm 2000: 11.460 tấn, năm 2004 đạt: 15.283
tấn, năm 2005 ước đạt gần 14.000 tấn ( Nghị quyết Đại hội XVII đề ra: 14.500
tấn - 15.000 tấn); bình quân lương thực đầu người: 190 kg/năm.
Các quy trình kỹ thuật, công nghệ mới trong gieo cấy, chăm bón, bảo vệ
thực vật và chăn nuôi được chuyển giao tới hộ gia đình nông dân, từng bước thực
hiện cơ giới hóa làm đất, thủy lợi, thu hoạch, chế biến nông sản, thực phẩm…
Thứ hai, phát huy truyền thống, khai thác tiềm năng, thế mạnh của
địa phương trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển diện tích
cây vụ đông xuân.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền các cấp, quy chế dân chủ
được coi trọng; Nhiều địa phương phát huy tốt vai trò trách nhiệm, chỉ đạo
thực hiện có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:
Tổng diện tích gieo trồng 2005: 6.910,9/7.034 ha, đạt 98,2% KH; So với
cùng kỳ tăng 3,3% (225,9 ha). Trong đó: Vụ Đông Xuân: 4.690/4.701 ha đạt
109,5% kế hoạch; So với cùng kỳ đạt 115,3%; Vụ Hè Thu: 2.220/2.028 ha
đạt 99,70% kế hoạch; So với cùng kỳ đạt 98,5%.
17
Diện tích một số loại cây trồng cụ thể như sau: Diện tích Lúa cả năm:
2.387/2.391 ha đạt 99,83% KH; So với cùng kỳ đạt 98,7% (trong đó ĐX:
1.317 ha; Hè thu: 1.070 ha). Diện tích Ngô cả năm:1.030/998 ha đạt 103,2 kế
hoạch; So với cùng kỳ tăng 3,4% (Đông xuân: 1.004 ha; Hè thu: 26 ha). Diện
tích Lạc cả năm: 984/1.003 ha đạt 98,2% kế hoạch so với cùng kỳ tăng 2 %
(Diện tích Lạc đông xuân 948 ha; diện tích Lạc hè thu: 36,5 ha).
Năng suất của một số loại cây trồng chính: Năng suất Lúa cả năm:
45,7 tạ/ha đạt 115% kế hoạch; So với cùng kỳ tăng 18,18%, tăng 8 tạ/ha
(Trong đó: Năng suất lúa Đông xuân: 52 tạ/ha, năng suất lúa Hè thu:
38tạ/ha); Năng suất Ngô cả năm: 42,4 tạ/ha đạt 108,16 % kế hoạch so với
cùng kỳ tăng 3,7tạ/ha (Trong đó: Năng suất Ngô Đông xuân: 43 tạ/ha, năng
suất Ngô Hè thu: 20 tạ/ha); Năng suất Lạc cả năm: 11,85 tạ/ha đạt 88% kế
hoạch (Trong đó: Năng suất Lạc vụ Đông xuân: 12/12,5 tạ/ha đạt 96 % kế
hoạch , năng suất Lạc Hè thu 8/9 tạ/ha đạt 88,89 % kế hoạch); Sản lượng Lạc
cả năm 1.166,8 tấn (trong đó Đông xuân 1.137,6 tấn, Hè thu 29,2 tấn) so với
năm trước tăng 59,8 tấn; Sản lượng lương thực cả năm: 15.283, trong đó vụ
Đông xuân 11.165 tấn, vụ Hè thu 4.118 tấn, tăng 20 % so với năm trớc (tăng
2.550 tấn).
Thứ ba, phát triển chăn nuôi cả về số lượng, chất lượng, quy mô và cơ
cấu theo hướng sản xuất hàng hóa.
Chăn nuôi tiếp tục phát triển cả số lượng, chất lượng. Toàn huyện đã
trồng được gần 50 ha cỏ phục vụ chăn nuôi. Tổng đàn gia súc tăng từ 49.121
con năm 2000 lên 55.000 con năm 2005 (Nghị quyết Đại hội XVII: 55.000
con). Tổng đàn gia súc tăng bình quân hàng năm 2,3%. Chương trình “sind
hoá đàn bò”, “nạc hoá đàn lợn” được chú trọng; đàn bò lai sind từ 32 con năm
2000 đến nay đã có 738 con, chiếm tỷ lệ 4,4% tổng đàn; tỷ lệ nạc hoá đàn lợn
đạt 83% tổng đàn. Chăn nuôi dê, nuôi Ong lấy mật tăng khá, đàn dê từ 500
18
con năm 2000 lên 1.500 con năm 2005, đàn Ong từ 930 đàn năm 2000, lên
1.400 đàn năm 2005.
Chăn nuôi thủy sản ngày càng phát triển và mở rộng thâm canh, diện tích.
Nuôi cá ao hồ và cá lồng trên sông đã có chuyển biến tích cực. Năm 2000 có
500 lồng, năm 2005 có 710 lồng; Diện tích nuôi cá ao hồ từ 23 ha năm 2000
lên 37 ha năm 2005; sản lượng thủy sản thu hoạch hàng năm đạt 450 - 500 tấn,
tốc độ tăng 20,1%/ năm. Sản lượng nuôi thuỷ sản 392 tấn, giá trị khoảng 5,5 tỷ
đồng (Trong đó nuôi trồng: 338 tấn; khai thác 54,5 tấn). Đã triển khai mô hình
nuôi cá rô phi đơn tính. Xây dựng đề án phát triển thuỷ sản 2004-2005, triển
khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xuât khẩu cho 137 hộ ở 4 xã, Thị trấn
(Phong Hoá 12 hộ: 7500 con; Đồng Hoá 70 hộ: 6000 con; Thị trấn Đồng Lê 45
hộ: 11.548 con; Lê Hoá 10 hộ: 2000 con; mô hình cá rô phi dòng Síp tại Đồng
Tân: 2.000 con đến nay đang phát triển tốt, bình quân 3 con/1 kg).
Thứ tư, tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển các trang trại, gia trại, chuyển
đổi hình thức, phương pháp sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường
Lãnh đạo phát triển mạnh mẽ các trang trại, gia trại, từng bước chuyển
chăn nuôi từ nhỏ lẻ, phân tán sang nuôi tập trung có quy mô lớn hơn, hình
thành thêm các trang trại, gia trại với các công nghệ tiên tiến. Chăn nuôi,
trồng trọt trong các trang trại, gia trại đã quan tâm đến hạn chế ô nhiễm, bảo
vệ môi trường. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được
chú trọng, hệ thống thú y được củng cố thường xuyên từ xã đến huyện, kịp
thời phát hiện, khử trùng, tiêu độc, ngăn chặn dịch bệnh không để bùng phát
ảnh hưởng tới chăn nuôi. Đến năm 2005, toàn Huyện đã xây dựng được 16
mô hình kinh tế vườn hộ đang phát triển thành trang trại. Trong đó có 6 mô
hình trang trại đạt 2 tiêu chí, 5 mô hình đang phát triển để đạt tiêu chí trang
trại, các mô hình đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất các loại
cây trồng vật nuôi có hiệu quả, thu hút nhiều lao động.
19
Thứ năm, đổi mới cơ cấu, nội dung, hình thức hoạt động của các hợp
tác xã dịch vụ nông nghiệp; xây dựng, củng cố hạ tầng cơ sở, kỹ thuật phục
vụ phát triển kinh tế nông nghiệp
Thực hiện luật HTX và Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Bình về chuyển
đổi HTX, Đảng bộ huyện Tuyên Hóa đã lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, liên tục
việc chuyển đổi các HTX dịch vụ. Vì vậy, đến năm 2005 toàn Huyện có 12
HTX dịch vụ nông nghiệp chuyển đổi theo luật. Một số HTX sau chuyển đổi
đã hoạt động tích cực hơn, vươn lên làm tốt 1 đến 3 khâu dịch vụ, tổ chức
điều hành, chỉ đạo sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.
Các lĩnh vực giao thông, địa chính, tài chính, ngân hàng của Huyện có
chuyển biến tích cực phục vụ đắc lực cho phát triển KTNN.
Cơ sở hạ tầng tiếp tục được đầu tư và phát triển khá: mạng lưới giao
thông khá hoàn chỉnh, toàn huyện có 16/20 xã, thị trấn có đường ô tô đến
trung tâm, các tuyến đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng tiếp
tục được nâng cấp. Đã kiên cố hoá kênh mương 64km, cứng hoá đường giao
thông nông thôn 17km.
Hoàn thành cơ bản công tác dồn điền đổi thửa.
Công tác thu, chi ngân sách và hoạt động của ngân hàng có nhiều cố
gắng, thích ứng nhanh với cơ chế mới: Thu ngân sách trên địa bàn bình quân
hàng năm tăng 22,8% (Nghị quyết đề ra là 10-12%), năm 2000 thu được:
3,567 tỷ đồng, năm 2004 : 8,1 tỷ đồng, ước năm 2005 hơn 10 tỷ đồng, Công
tác chi ngân sách thực hiện đúng chế độ, đúng luật ngân sách và tiết kiệm chi
ngân sách Nhà nước.
Hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội,
kho bạc Nhà nước, các tổ tín dụng nhân dân từng bước được đổi mới và mở
rộng, đã có nhiều biện pháp tích cực để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân
dân để đầu tư phát triển sản xuất. Nguồn vốn huy động hàng năm là: 30 tỷ
đồng, tăng bình quân 35%; Doanh số cho vay bình quân hàng năm 25 tỷ
20
đồng, tăng 34%. Hàng năm tổng thu tiền mặt qua hệ thống ngân hàng đạt 118
tỷ đồng, tổng chi 117 tỷ đồng. Lượng tiền mặt cơ bản đáp ứng nhu cầu sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Như vậy, với chủ trương đúng đắn, Đảng bộ và nhân dân của Huyện đã
khắc phục khó khăn, vượt qua mọi thách thức đưa KTNN phát triển và đạt
những thành tựu to lớn góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt KT - XH,
không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Nguyên nhân
Những thành tựu trên có được là do tổng hợp nhiều nguyên nhân, nhưng
có một số nguyên nhân cơ bản, chủ yếu sau:
Nguyên nhân khách quan:
Một là, do đường lối đổi mới của Đảng, cơ chế quản lý của Nhà nước
đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo điều kiện cho chính trị, kinh tế, xã hội
phát triển.
Hai là, huyện thường xuyên được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát
của lãnh đạo Đảng, Chính quyền và các cơ quan ban ngành các cấp tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.
Nguyên nhân chủ quan:
Một là, cấp ủy Đảng các cấp đã nêu cao tinh thần đoàn kết, kịp thời tổ
chức nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cụ thể hoá thành các kế hoạch,
chương trình hành động sát hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương.
Hai là, Đảng bộ và nhân dân Tuyên Hoá đã phát huy tinh thần đoàn kết,
tích cực đổi mới, tranh thủ các nguồn lực, huy động nội lực trong nhân dân,
phát huy thế mạnh của từng địa phương, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa
học công nghệ vào sản xuất và đời sống, tạo được buớc phát triển tương đối
đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.
21
Ba là, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân đa số có trách nhiệm cao, năng
động, sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo, tổ chức và hoạt động lao động sản xuất,
kinh doanh.
* Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTNN
của huyện Tuyên Hóa còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém sau:
Thứ nhất, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm,
chưa đồng đều, chưa thực sự gắn với sản xuất hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm
Chưa chú trọng tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu KTNN đồng bộ,
còn đơn giản, lúng túng, chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa còn
chậm, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa rõ rệt, chưa có sự liên kết giữa
sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Chuyển
dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa, vụ chưa được chú trọng, chưa
đầu tư đúng mức, chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, phân tán, giá trị thu nhập trên 1ha
canh tác chưa cao, chưa bền vững; xác định trọng tâm, tạo đột phá trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế.
Quy hoạch, kế hoạch vùng chuyển đổi, vùng chuyên canh, vùng chăn nuôi
thực hiện chưa hiệu quả, còn nhiều lúng túng, diện tích cây vụ đông giảm dần;
chăn nuôi chủ yếu vẫn theo tập quán cũ, hiệu quả chưa cao; chưa khai thác hết
tiềm năng kinh tế vườn - ao - chuồng của Huyện. Cây giống, con giống mới và
ứng dụng những quy trình công nghệ tiên tiến tiếp thu còn chậm.
Thứ hai, chưa có cơ chế, chính sách phù hợp thu hút đầu tư; hệ thống cơ
sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến phát triển kinh tế nông nghiệp của Huyện
Các cơ chế, chính sách đề ra chưa kêu gọi, thu hút được đầu tư từ các
nguồn lực, chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Hệ thống
cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông xuống cấp trầm trọng theo thời
22
gian nhưng đầu tư nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Đầu tư xây dựng cơ bản còn dàn trải, tỷ lệ nợ đọng vốn tại các công trình còn
cao, thiếu vốn đầu tư xây dựng thủy lợi. Hiện tượng tiêu cực trong quản lý đất
đai, xây dựng cơ bản còn xảy ra ở một số nơi. Việc dồn điền đổi thửa, chuyển
ô ruộng đất nông nghiệp chưa đạt yêu cầu.
Thứ ba, hoạt động của phần lớn các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp còn
hạn chế, thiếu linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh, hiệu quả còn thấp
Vai trò quản lý điều hành ở các HTX dịch vụ nông nghiệp còn thiếu năng
động, còn tư tưởng bảo thủ trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Công tác
quản lý ngân sách, vốn, quỹ có HTX chưa chặt chẽ, còn vi phạm. Tình trạng
thiếu việc làm vẫn là vấn đề bức xúc, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chưa
thu hút được lao động có tay nghề. Một số HTX sau chuyển đổi hoạt động sản
xuất, kinh doanh chưa hiệu quả, còn lúng túng, chưa mạnh dạn đổi mới, nâng
cấp hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ lao động sản xuất, nâng cao chất lượng,
giá trị sản phẩm. Sản phẩm làm gia chất lượng, giá trị kinh tế, sức cạnh tranh
thấp, khó khăn trong tìm thị trường tiêu thụ.
Qua khảo sát 12 HTX sau khi chuyển đổi, toàn huyện có 1 HTX (Cổ
Cảng - Xã Mai Hoá) vươn lên làm được một số khâu dịch vụ, có nguồn thu
hàng năm có trích quỹ và trả công cán bộ, 3 HTX có dịch vụ được một số
khâu nhưng hiệu quả chưa cao, 8 HTX chỉ thực hiện được một số khâu dịch
vụ nhưng chỉ mang hình thức không đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Thứ tư, xây dựng kế hoạch, quy hoạch, phát triển trang trại, gia trại còn
nhỏ lẻ, tự phát, phân tán và hoạt động chưa thực sự hiệu quả
Việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch, quy vùng để phát triển kinh tế trang
trại, gia trại tập trung là một trong những giải pháp mũi nhọn quyết định phát
triển chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhưng đến năm 2005 vẫn đạt thấp, nhiều khó
khăn. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong các trang trại, gia trại chiếm tỷ lệ
thấp so với trồng trọt và so với toàn ngành nông nghiệp, chưa tương xứng với
23
tiềm năng thế mạnh địa phương; tốc độ tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu con
vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các trang trại, gia trại tập
trung còn hạn chế, quy mô nhỏ, phân tán. Một số trang trại, gia trại còn nằm trên
đất thổ cư gây ô nhiễm môi trường, chưa mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất kỹ
thuật.
Thứ năm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mục tiêu
KT - XH của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu
nền kinh tế thị trường
Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự tập trung cao cho lãnh đạo,
chỉ đạo phát triển KTNN. Một số cán bộ, đảng viên, nhân dân thiếu kiến thức,
kinh nghiệm, khả năng quản lý, năng lực tổ chức, tham gia chỉ đạo và lao động
sản xuất còn nhiều hạn chế, còn bảo thủ, chưa tích cực chuyển đổi cơ cấu giống
lúa, thời vụ gieo cấy, tiếp thu giống ngắn ngày còn chậm; tư tưởng trông chờ bao
cấp vẫn còn nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện các
mục tiêu KT - XH nói chung, mục tiêu phát triển KTNN nói riêng.
Nguyên nhân: Những hạn chế trên còn tồn tại là do một số nguyên nhân
cơ bản sau:
Nguyên nhân khách quan:
Một là, Tuyên Hoá là một huyện miền núi, điều kiện tự nhiên phức tạp,
thiên tai khắc nghiệt, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và đời sống còn thiếu
thốn, điểm xuất phát kinh tế - xã hội thấp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
và ngành nghề nông thôn chậm phát triển, đời sống nhân dân nhiều vùng còn
gặp khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.
Hai là, Huyện ở xa các trung tâm kinh tế, thương mại của tỉnh nên việc
giao lưu, tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ, thu hút đầu tư còn hạn chế.
Nguyên nhân chủ quan:
Một là, năng lực của một số cán bộ lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các cơ
quan, ban ngành, đoàn thể chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Trong chỉ
đạo, điều hành có mặt còn lúng túng, thiếu đồng bộ, một số việc đề ra triển
24
khai chậm, phân cấp quản lý và chịu trách nhiệm chưa rõ ràng, ý thức phấn
đấu, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, đảng viên chậm được nâng lên.
Hai là, chưa có giải pháp để khai thác có hiệu quả nguồn nội lực đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Chưa đầu tư đúng mức công tác quy
hoạch, xây dựng các chương trình kinh tế - xã hội đảm bảo tính khoa học và
thực tiễn cao; còn lúng túng trong việc xác định kinh tế mũi nhọn của huyện.
Ba là, Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo một số Cấp uỷ cơ sở còn sa vào
hành chính sự vụ, hạn chế chiều sâu, chưa quan tâm đầy đủ các vấn đề trọng
tâm, trọng điểm, thiếu sâu sát cơ sở. Việc giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên và quần chúng chưa được quan tâm đúng mức.
Bốn là, công tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân chưa được thường
xuyên, sự phối kết hợp giữa Chính quyền với Mặt trận, đoàn thể các cấp còn
hạn chế.
Năm là, sản xuất, kinh doanh phải đối mặt gay gắt với cạnh tranh
kinh tế quốc tế; trình độ quản lý, kỹ thuật, công nghệ thấp, vốn đầu tư
thiếu. Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa đồng
bộ, có chính sách chưa phù hợp.
1.1.3 Yêu cầu mới về phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Tuyên Hóa
(Quảng Bình) trong những năm 2005 - 2010
Với những đặc điểm tự nhiên, xã hội, đặc biệt trước thực trạng tình hình
phát triển KTNN của huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) trước năm 2005 đặt ra
những yêu cầu mới, hết sức cấp thiết, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân toàn
huyện phải có những đánh giá, nhận thức đầy đủ để đề ra chủ trương, biện
pháp lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTNN ngày càng toàn diện, hiệu quả và bền
vững. Những yêu cầu mới về phát triển KTNN của huyện Tuyên Hóa trong
những năm 2005 - 2010 là:
Thứ nhất, phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của Huyện để phát triển kinh tế nông nghiệp. Khai thác có hiệu quả đất màu,
25
đất gò đồi, đất lâm nghiệp để phát triển kinh tế trang trại, kinh tế vườn hộ, trồng
cây công nghiệp và trồng rừng để phát triển kinh tế nông nghiệp.
Tuyên Hóa là huyện có địa hình đa dạng, phong phú:
Địa hình núi cao trung bình: Phân bổ chủ yếu ở ranh giới phía Tây Bắc
huyện, địa hình vùng gò đồi đan xen các thung lũng: Phân bổ chủ yếu dọc
sông Gianh (Rào Nậy, Rào Trổ). Đặc điểm địa hình gồm các đồi có độ cao từ
20 - 50 m có nguồn gốc hình thành từ phù sa cổ nên sườn dốc khá thoải từ 5 15% đan xen các thung lũng nhỏ.
Địa hình vùng đồng bằng: Chủ yếu phân bổ ở các xã phía Đông Nam
huyện gồm: Đức Hóa, Phong Hóa, Mai Hóa, Tiến Hóa, Châu Hóa và Văn
Hóa. Đồng bằng có đặc điểm nhỏ hẹp ven sông, hàng năm thường ngập lũ nên
được phù sa bồi đắp; đây là vùng trọng điểm lúa, màu và là nguồn cung cấp
lương thực chính của toàn huyện.
Là Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân cần cù, chịu khó,
sáng tạo trong lao động sản xuất, tích cực tiếp thu tiến bộ khoa học công
nghệ ứng dụng vào sản xuất. Chính những thuận lợi cả về mặt tự nhiên và
xã hội như vậy đã được các thế hệ cán bộ, nhân dân huyện khai thác phát
triển KTNN với những mô hình đa dạng như kinh tế trang trại, gia trại,
kinh tế vườn…
Thứ hai, phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng sản
phẩm để từng bước tăng xuất khẩu trong những năm tới
Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản
phẩm để từng bước tham gia xuất khẩu có hiệu quả là yêu cầu mới trong điều
kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước, của tỉnh và của huyện.
Đây là cơ hội lớn cho những sản phẩm chất lượng cao của Tuyên Hóa được
tham gia thị trường cả trong nước và thế giới, tăng sức cạnh tranh từ đó không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm thế
mạnh của địa phương như gạo, đậu tương, lợn sữa…Tuy nhiên, đây cũng là
26
thách thức không nhỏ đối với Đảng bộ và nhân dân huyện Tuyên Hóa khi những
điều kiện thực tế của địa phương còn hạn chế như cơ sở hạ tầng, hệ thống giao
thông, thủy lợi, cơ chế chính sách, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ lao động…
chưa thực sự đáp ứng với một nền sản xuất đòi hỏi phải có cơ chế chính sách
phù hợp khuyến khích được sản xuất, thu hút được đầu tư; đòi hỏi đội ngũ cán
bộ phải có có trình độ, đội ngũ lao động có tay nghề; đòi hỏi phải có hệ thống cơ
sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi… để có thể tiếp thu, phát triển, ứng dụng khoa
học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thứ ba, phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa loại hình sản
xuất và sản phẩm, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
Phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa loại hình sản xuất và sản
phẩm là chủ trương xuyên suốt của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình và huyện Tuyên
Hóa, nhưng do những yếu tố khách quan và chủ quan nên thực hiện chưa hiệu
quả. Đa dạng hóa loại hình sản xuất, sản phẩm nhưng Huyện chưa chú trọng
đầu tư thích đáng, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; chưa tập trung đúng mức
sự lãnh đạo, chỉ đạo; chưa có chính sách phù hợp thu hút đầu tư, khuyến
khích lao động sản xuất. Trong điều kiện mới của nền kinh tế thị trường đặt ra
yêu cầu cao cả về số lượng và chất lượng sản phẩm, không chỉ đáp ứng nhu
cầu của các ngành kinh tế khác, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân
mà cả tham gia xuất khẩu có hiệu quả. Đây là vấn đề cần thiết và cấp bách đặt
ra cho Đảng bộ và nhân dân trong Huyện phải đa dạng hóa loại hình sản xuất,
nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Thứ tư, kết hợp phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
và dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm
Trong nhiều năm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Huyện về phát triển
KTNN, bằng những chủ trương và biện pháp thiết thực, sát thực tế địa
phương, SXNN đã đạt những thành tựu to lớn góp phần quan trọng cải thiện
và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, với chủ trương ngày càng giảm tỷ
trọng nông nghiệp nhưng yêu cầu phải tăng số lượng, chất lượng sản phẩm,
27
trong điều kiện cơ sở hạ tầng của huyện lạc hậu, xuống cấp ngày càng trầm
trọng theo thời gian, cùng với đó là lối sản xuất truyền thống, lạc hậu, bảo thủ
của một bộ phận cán bộ, nhân dân, SXNN chủ yếu mới chỉ dừng lại ở bảo
đảm đời sống, chưa chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt chưa
chú trọng gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản
phẩm. Trong khi đó, với đặc điểm tự nhiên và xã hội, là huyện có hệ thống
HTX với đa dạng các dịch vụ hỗ trợ người dân, Tuyên Hóa có đầy đủ khả
năng, tiềm lực kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, nhất là công nghiệp chế
biến và dịch vụ để đa dạng hóa loại hình sản xuất, sản phẩm, nâng cao chất
lượng sản phẩm không những góp phần nâng cao đời sống mà còn phục vụ
hiệu quả cho các lĩnh vực kinh tế khác và tham gia xuất khẩu.
Trên đây là những yêu cầu mới về phát triển KTNN ở huyện Tuyên Hóa
(Quảng Bình), đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân toàn huyện cần nhận thức đầy đủ,
đúng đắn từ đó phát huy truyền thống, tích cực chủ động trong nghiên cứu,
tìm tòi đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức lao động sản
xuất đáp ứng yêu cầu thực tiễn đảm bảo nền KT - XH, KTNN của huyện phát
triển ngày càng toàn diện và vững chắc, đi vào chiều sâu.
1.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Tuyên Hóa về phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2010
1.2.1 Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Quảng Bình về phát triển
kinh tế nông nghiệp (2005 - 2010)
* Chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp
Trong những năm (2005 – 2010) Đảng đã có Nghị quyết Đại hội lần
thứ X (4/2006) bàn về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX ngày 18/3/2002 về
Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thời kỳ
2001- 2010, đây là Nghị quyết chuyên đề về CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn. Ngày 17/7/2008 tại Hội nghị Trung ương 7 khóa X, Đảng ta đã
ra Nghị quyết về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn.