Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

luận văn thạc sĩ Đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.58 KB, 114 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của bản
thân. Các tư liệu, số liệu được trình bày trong luận văn là trung thực, các tài
liệu tham khảo được trích dẫn một cách nghiêm túc, khoa học dựa trên các
kết quả nghiên cứu đã được công bố.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Chu Lữ Hồng Trang


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

BCH TW

Ban Chấp hành Trung Ương

CNH

Công nghiệp hóa

DTTN

Diện tích tự nhiên


GDP

Tổng sản phẩm nội địa

HĐH

Hiện đại hóa

KTNN

Kinh tế nông nghiệp

NN

Nông nghiệp

QP – AN

Quốc phòng – an ninh

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

SX

Sản xuất

S1


Đất rất thích nghi

S2

Đất thích nghi trung bình

S3

Đất thích nghi kém

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Kinh tế nông nghiệp (KTNN) giữ vai trò, vị trí quan trọng trong
cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Mặc dù tỷ trọng tổng sản phẩm nội địa
(GDP) của ngành nông - lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh
Quảng Ninh không lớn, năm 2001 là 9,2%, năm 2005 chiếm 7,2%, năm 2008
là 6,49%, năm 2010 giảm còn 6,3%, nhưng đóng góp của ngành về phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn là rất lớn. Ngành giải quyết việc làm và nuôi sống
trực tiếp dân số thuộc khu vực nông thôn và thành thị. Ngoài ra còn tạo ra

nhiều loại mặt hàng nông - lâm – ngư nghiệp đáp ứng được 30 - 40% nhu cầu
tiêu dùng cho các khu công nghiệp, đô thị và tham gia xuất khẩu, góp phần ổn
định đời sống dân cư toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế
khác của tỉnh phát triển.
- Mặc dù KTNN Quảng Ninh trước năm 2001 đã đạt được một số
kết quả nhưng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Từ năm 2001 đến 2010,
chưa có quy hoạch chung của ngành nông – lâm - ngư nghiệp, chỉ có quy
hoạch riêng ngành thuỷ lợi, ngành lâm nghiệp đến năm 2010. Trong chủ
trương phát triển KTNN và thực hiện có những vấn đề bất cập, mới đề ra
bước đi ngắn hạn chưa có bước đi dài hạn mang tính chiến lược, để phù hợp
với một số chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển nông – lâm - ngư
nghiệp của cả nước, của vùng và của tỉnh nói riêng, như Nghị quyết hội nghị
lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung Ương (BCH TW) khoá IX về đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), nông nghiệp (NN), nông thôn
thời kỳ 2001 - 2010; Nghị quyết số 09/2000/NQ - CP của Chính phủ về một
số chủ trương, chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản
phẩm NN. Những thay đổi nhanh chóng của cả nước và của tỉnh, nhất là xu
thế hội nhập khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại


2

thế giới (WTO), đã đặt ra cho sản xuất (SX) nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh
Quảng Ninh những cơ hội và nhiều thách thức. Quảng Ninh là tỉnh có tốc độ
“đô thị hoá” và “công nghiệp hoá” khá nhanh, đã ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình phát triển nông – lâm – ngư nghiệp. Hoàn cảnh lịch sử thay đổi, đòi
hỏi Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh cần phải có những quan điểm, định hướng và
chỉ tiêu phát triển KTNN cho phù hợp.
- Qua nghiên cứu, tác giả muốn rút ra một số kinh nghiệm và đề
xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy KTNN Quảng Ninh phát

triển nhanh và đạt hiệu quả cao.
Đó là những lý do để tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” làm
luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài về phát triển KTNN theo đường lối đổi mới trên phạm vi cả nước
đã được nghiên cứu và công bố nhiều. Những công trình này đều đề cập tới các
vấn đề ở tầm vĩ mô, còn trên địa bàn từng tỉnh cũng có một số luận văn nghiên
cứu về KTNN. Riêng về KTNN tỉnh Quảng Ninh cho tới nay chưa có một
công trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, có hệ thống.
2.1. Nguồn tài liệu đề cập tới KTNN Quảng Ninh gồm:
Cục Thống kê Quảng Ninh (2011), Niên giám Thống kê tỉnh Quảng
Ninh 2010; Cục Thống kê Quảng Ninh (2012), Niên giám Thống kê tỉnh
Quảng Ninh (1955 – 2011); Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2001), Văn kiện Đại
hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI (1/2001); Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần
thứ XII (11/2005); Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2010), Văn kiện Đại hội Đại
biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII (11/2010); Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh (2010), Lịch sử đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, tập IV (1975 – 2005), Các


3

Báo cáo tổng kết hàng năm về KTNN (từ năm 2000 đến năm 2010) của Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh; Các Báo cáo tổng kết hàng năm về KTNN (từ năm 2000
đến năm 2010) của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Quảng Ninh; Các Báo cáo
tổng kết hàng năm về KTNN (từ năm 2000 đến năm 2010) của Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn (NN & PTNT) tỉnh Quảng Ninh; Bộ NN &
PTNT (2009), Báo cáo quy hoạch nông – lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2005 và tầm nhìn đến năm 2020.

2.2. Đề tài khoa học cấp Bộ và một số sách đã xuất bản:
GS, TS Lưu Văn Sùng (1999), Sự lãnh đạo kinh tế của Tỉnh ủy trong
điều kiện hiện nay, đề tài khoa học cấp bộ, Viện khoa học chính trị, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; PGS, TS Nguyễn Văn Cúc
(2000), Tác động của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đề tài
khoa học cấp ba năm; Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông
thôn Việt Nam hôm nay và mai sau, NXB Chính trị Quốc gia; Viện chính sách
và chiến lược phát triển nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; TS. Nguyễn Văn Tuấn (2009), Đảng, Bác
Hồ với vấn đề tam nông (sưu tầm, tuyển chọn), NXB Chính trị Quốc gia; Vấn
đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn (2009), Kinh nghiệm Việt Nam, kinh
nghiệm Trung Quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đặng Văn Thắng,
Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp ở
đồng bằng sông Hồng thực trạng và triển vọng, NXB Chính trị Quốc gia.
2.3. Một số luận án, luận văn đã được bảo vệ:
Lê Tấn Minh (2009), Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lãnh đạo phát triển kinh
tế nông nghiệp (1986 – 2005), luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam; Trần Phượng Quyên, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lãnh đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa


4

(1996 – 2010), luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam; Châu Hồng Nhiên (2011), Đảng bộ tỉnh Cà Mau lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Nguyễn Thị Hồng Thanh (2011),
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ chuyên

ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Đoàn Hải Đăng (2013), Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển du lịch từ năm 2001 đến năm 2010, luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những công trình nêu trên đã đề cập đến vấn đề Đảng cộng sản Việt
Nam lãnh đạo NN, Đảng bộ các tỉnh, thành phố lãnh đạo phát triển KTNN.
Trong số những công trình đã nêu, chưa có công trình khoa học nào đi sâu
nghiên cứu về “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010” theo góc độ Lịch sử Đảng.
3. Mục đích, nhiệm vụ
- Mục đích
+ Làm rõ cơ sở khoa học và chủ trương phát triển KTNN của Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2010.
+ Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm
đẩy nhanh tốc độ phát triển KTNN tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tiếp theo.
- Nhiệm vụ
+ Nêu và phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động tới nền
KTNN của tỉnh Quảng Ninh.
+ Trình bày có hệ thống quan điểm, chủ trương phát triển KTNN của
Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2010.
+ Nêu lên những kết quả và hạn chế của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh
trong quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương phát triển KTNN từ năm 2001
đến năm 2010.


5

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu
Quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo phát triển KTNN tỉnh
Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2010.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi thời gian: từ năm 2001 đến năm 2010.
+ Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
+ Giới hạn nội dung: trình bày chủ trương phát triển KTNN của Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2010. KTNN được hiểu theo nghĩa rộng
gồm NN, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Vì vậy trong luận văn tác giả chỉ tập trung
trình bày chủ trương phát triển KTNN của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh từ năm
2001 đến năm 2010 và quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương đó.
5. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về vai trò, vị trí của NN đối với đời sống của xã hội loài người nói chung và
nhân dân Việt Nam nói riêng. Về cơ sở khoa học, luận văn còn dựa vào điều
kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh và khảo sát thực
trạng KTNN của tỉnh trước năm 2001.
- Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng phương pháp lịch sử,
phương pháp logic và sự kết hợp chặt chẽ hai phương pháp này. Phương pháp
lịch sử là phương pháp trình bày các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian và
không gian. Phương pháp logic là phương pháp khái quát, phân tích, tổng hợp
để từ đó rút ra bản chất, quy luật vận động của lịch sử. Ngoài ra, tác giả còn
sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh, thống kê, biểu đồ, biểu bảng để làm
nổi bật những vấn đề muốn trình bày.


6

6. Những đóng góp mới của luận văn
- Chỉ rõ cơ sở khoa học của đường lối phát triển KTNN của Đảng bộ

tỉnh Quảng Ninh.
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vận dụng sáng tạo đường
lối phát triển KTNN của Đảng cộng sản Việt Nam vào hoàn cảnh cụ thể của
địa phương mình.
- Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm qua 10 năm Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lãnh đạo phát triển KTNN. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số giải
pháp khả thi nhằm thúc đẩy KTNN phát triển nhanh hơn.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu và giảng dạy ở trường chính trị tỉnh và phục vụ công tác
nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,
kết cấu nội dung của luận văn được chia làm 3 chương, 8 tiết.


7

Chương 1
NHỮNG CĂN CỨ KHOA HỌC ĐỂ ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH
ĐỀ RA CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
(2001 – 2010)
1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí: Quảng Ninh là tỉnh biên giới, miền núi, hải đảo thuộc vùng
Đông Bắc của đất nước. Nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ và
chạy dài theo cánh cung từ Đông Triều đến Bình Liêu - Móng Cái tiếp giáp
với vùng Thập Vạn Đại sơn Trung Quốc, Quảng Ninh có biên giới đất liền
(dài 132,8 km) và hải phận giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Trung
tâm của tỉnh nằm cách thủ đô Hà Nội 153 km theo đường quốc lộ 18.
Ranh giới: Quảng Ninh có trên 300 km giáp với các tỉnh và 132,8 km

giáp với Trung Quốc. Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và Trung Quốc; Phía
Đông giáp biển Đông; Phía Tây và Tây bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Tây và
Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương ; Phía Nam giáp thành phố Hải Phòng.
Quảng Ninh có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hoá và
khoa học kỹ thuật với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Bắc Bộ, cả nước và quốc tế.
- Địa hình: Quảng Ninh mang tính chất là một vùng miền núi, trung du và
đồng bằng ven biển, hình thành ba vùng tự nhiên rõ rệt: vùng núi có diện tích
gần 4.580 km2 chiếm 77,10%; vùng hải đảo có 662 km2 chiếm khoảng 11,14 %
tổng diện tích, còn lại là vùng trung và đồng bằng ven biển.
Địa hình Quảng Ninh bị chia cắt và nghiêng dần theo hướng Đông Bắc
- Tây Nam tạo ra hai vùng khác biệt: Miền Tây và miền Đông, cụ thể được
chia thành các loại địa hình sau :
+ Địa hình vùng núi thấp: Bao gồm 2 dải núi Nam Mẫu và Bình Liêu
có độ cao từ 900 - 1100m, diện tích chiếm 60,5% diện tích tự nhiên (DTTN).


8

Hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam. Vùng núi này gồm những dãy nối
tiếp hơi uốn cong nên được gọi là cánh cung Đông.
+ Vùng trung du và đồng bằng ven biển: Diện tích chiếm 10% DTTN,
bao gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh
đồng từ các chân núi thấp dẫn xuống các triền sông và bờ biển. Có thể chia
thành 2 tiểu vùng :
+ Tiểu vùng phù sa cổ: Là các dạng địa hình đồi gò hoặc dải đất hẹp. Độ
cao trung bình 25m, lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh. Dải đồi có độ dốc thoải
nhất là ở thung lũng sông Vai Lai, có nhiều đồi thấp khoảng trên dưới 50m,
đỉnh bằng, sườn rất thoải. Dạng địa hình này phù hợp với cây lâu năm và SX
nông, lâm kết hợp.
+ Tiểu vùng phù sa mới: Là vùng đồng bằng, thuận lợi cho SXNN ở và

tập trung ở huyện Đông Triều, Yên Hưng và từ Tiên Yên đến Móng Cái. Đây
là những dải đồng bằng thường có diện tích nhỏ hẹp, nằm gần như ngang với
mực nước biển và là sản phẩm tích tụ của phù sa biển và phù sa sông. Chúng
còn được tiếp tục lấn ra ngoài khơi bởi những bãi phù sa biển rất rộng lớn, đặc
biệt là ven bờ biển Móng Cái.
Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng
ven biển thuận lợi cho thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và xây
dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, thông tin liên lạc… nên
đây là vùng dân cư tập trung đông nhất của Quảng Ninh.
Vùng biển và hải đảo: Hơn hai nghìn hòn đảo chiếm 2/3 số đảo cả nước
chạy từ Mũi Ngọc đến Hòn Gai tạo thành hình cánh cung song song với cánh
cung Đông Triều. Độ cao phổ biến của các đảo khoảng trên dưới 100m và trải
dài theo đường ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp.
- Khí hậu: Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt
Nam thuận lợi cho phát triển KTNN, nhưng cũng có nét riêng của một tỉnh


9

miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân Đồn có đặc trưng của
khí hậu đại dương.
- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa hàng năm trung bình khoảng từ 2200 2500 mm. Mùa mưa ở Quảng Ninh trùng với hoạt động của gió mùa hè gió
Đông Nam kéo dài 7 tháng, bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 10.
Trong mùa mưa lượng mưa ngày lớn nhất đều vượt 100 mm và có thể đạt tới
250 – 500 mm vào cuối tháng 6 đến tháng 9. Số ngày mưa hàng năm dao
động trong khoảng 117 - 153 ngày. Trung bình mỗi năm ở Quảng Ninh có
khoảng 2,1 cơn bão đổ bộ vào.
Giông và mưa đá: Trung bình mỗi năm ở đây quan trắc được khoảng 33
- 55 ngày dông, dông xuất hiện chủ yếu vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 9,
với khoảng 4 - 10 ngày một tháng.

Mưa phùn: Dải ven biển Quảng Ninh có khoảng 20 - 25 ngày mưa
phùn/năm. Tần suất mưa phùn lên cao nhất vào các tháng 2 và 3, lên đến 6 - 9
ngày/tháng. Trong thời tiết mưa phùn nhiệt độ và ẩm độ lên cao là điều kiện
thuận lợi cho các loại sâu bệnh hại cây trồng phát triển, nấm mốc phát triển,
quá trình han rỉ các vật liệu xây dựng cũng tăng.
Sương muối: Khu vực có nguy cơ sương muối đe dọa là vùng Móng Cái
- Tiên Yên, tần suất sương muối ở đây khoảng 3 - 4 năm/lần, xảy ra vào tháng
12 và tháng 1 năm sau là thời kỳ lạnh nhất và khô nhất trong năm.
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm,
mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao
trùm nhất.
- Sông ngòi và chế độ thuỷ văn: Tỉnh Quảng Ninh có số lượng sông
suối khá lớn, mật độ trung bình biến đổi từ 1 đến 1,9 km/km 2, có nơi tới 2,4
km/km2. Phần nhiều các sông đều nhỏ, ngắn và dốc, thung lũng sâu và hẹp,
xâm thực mạnh nhưng xâm thực ngang yếu và hầu như không có bồi tụ. Các


10

sông, suối đều bắt nguồn từ các vùng núi cánh cung Đông Triều ở độ cao 500
- 1.300m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, vuông góc với bờ biển. Các
sông phần lớn không có trung lưu, cửa sông đổ ra biển có dạng vịnh cửa sông.
Những đặc điểm này có ảnh hưởng đến mực nước trên các sông, khi mưa
nước lũ lên rất nhanh, sau mưa rút kiệt cũng nhanh.
Tổng lượng nước năm trong toàn tỉnh khá lớn gần 7 tỷ m 3. Moduyl
dòng chảy năm 32,9 - 124l/s.km2 có hướng phân bố nhỏ dần từ Đông sang
Tây. Sự phân mùa mưa đã dẫn tới sự phân mùa dòng chảy trên địa bàn của
Quảng Ninh. Chế độ sông ngòi và thủy văn ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển
nông – lâm – ngư nghiệp.
- Tài nguyên biển và tài nguyên sinh vật: Biển Quảng Ninh là một hệ

sinh thái đa dạng cao về cảnh quan và các hệ động thực vật phong phú. Có tới
trên 400 loài cá, 500 loài động vật biển, 160 loài san hô, 140 loài rong biển.
Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục
vạn hecta vũng nông ven bờ thuộc Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long là môi trường
rất thuận tiện để phát triển nuôi tôm, cá và hải đặc sản xuất khẩu.
- Tài nguyên đất: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2008 “diện tích tự
nhiên tỉnh Quảng Ninh là 609897,94 ha. Trong đó: diện tích đất NN là
394.004,98 ha, chiếm 64,6% diện tích đất tự nhiên; đất SXNN là 53.764,02
ha, chiếm 8,8% diện tích tự nhiên (DTTN); đất lâm nghiệp có rừng là
319.980,03 ha,chiếm 52,46% DTTN; đất phi NN là 78.133,96 ha, chiếm
12,81 % DTTN; đất chưa sử dụng là 137.759 ha, chiếm 22,59 % DTTN” [5,
tr. 19].
Trong tổng diện tích đất đai toàn tỉnh, đất NN chỉ chiếm 10%, đất có
rừng chiếm 38%, diện tích chưa sử dụng còn lớn (chiếm 43,8%) tập trung ở
vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Dưới tác động
tổng hợp của môi trường tự nhiên và con người, đất đai tỉnh Quảng Ninh đã


11

hình thành nên 12 nhóm đất, với những đặc điểm khác nhau về hình thái và
tính chất lý hoá học cũng như khả năng sử dụng. Các loại đất thuận lợi cho
SXNN là đất phù sa, đất có tầng sét loang lổ và sau đó tới nhóm đất phèn, đất
mặn, đất xám và đất vàng đỏ.
Nhìn chung so với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đất
canh tác nghèo dinh dưỡng của Quảng Ninh chiếm cao hơn, đòi hỏi suất đầu
tư cho SXNN cao hơn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đem lại giá trị kinh
tế cao, cần bảo vệ đất và môi trường, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý
trên đất dốc, áp dụng các công thức luân canh, bón phân một cách khoa học
trên những vùng thâm canh, không ngừng tăng cường độ màu mỡ cho đất. Hỗ

trợ nhân dân đầu tư các công trình giao thông thuỷ lợi cải tạo đất, hỗ trợ vốn
cho SX, ứng dụng chuyển giao kỹ thuật SX tiên tiến để nâng cao đời sống
nhân dân và tiến tới một nền nông - lâm – ngư nghiệp phát triển bền vững.
Phân hạng thích nghi đất đai: Tổng hợp kết quả phân hạng đánh giá
thích nghi đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế NN hoàn thành năm 2004,
phục vụ sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp tỉnh Quảng Ninh cụ thể như sau:
- Chuyên lúa: có khả năng thích nghi tối đa là 33.876 ha, trong đó:
+ Rất thích nghi (S1) có 3988 ha tập trung ở các đơn vị đất phù sa có
địa hình thấp, được tưới tiêu chủ động. Trong đó diện tích phân bố nhiều nhất
ở Đông Triều và Yên Hưng.
+ Thích nghi trung bình (S2) có 29.888 ha, tập trung ở các đơn vị đất
phù sa, đất sét có tầng loang lổ có địa hình vàn thấp được tưới tiêu chủ động.
Mức thích nghi này có ở hầu hết các huyện trong tỉnh, nhưng nhiều nhất là
các huyện Đông Triều, Móng Cái, Tiên Yên, Hoành Bồ.
- Lúa - Màu: Có khả năng thích nghi tối đa là 33.282 ha, trong đó:


12

+ Rất thích nghi (S1) có 3.605 ha tập trung ở các đơn vị đất phù sa có
địa hình thấp, được tưới tiêu chủ động. Trong đó diện tích phân bố nhiều ở
Đông Triều, Uông Bí, Yên Hưng.
+ Thích nghi trung bình (S2) có 29.677 ha, phân bố ở các đơn vị đất có
địa hình cao, được tưới tiêu chủ động, đất chủ yếu có thành phần cơ giới thịt
nhẹ đến trung bình. Quy mô diện tích lớn phân bố đều ở các huyện.
- Chuyên rau màu và Cây công nghiệp ngắn ngày : Có khả năng thích
nghi tối đa 29.631 ha. Trong đó:
+ Rất thích nghi (S1) có diện tích 3.605 ha phân bố ở các Huyện Đông
Triều, Yên Hưng, Uông Bí, Móng Cái.
+ Thích nghi trung bình (S2) có diện tích 26.025 ha, phân bố ở tất cả

các huyện.
- Lúa – cá: có diện tích 468,4 ha, ở mức: Thích nghi trung bình (S2),
phân bố tập trung ở các đơn vị đất có địa hình thấp trũng, khó thoát nước, có
thành phần cơ giới nặng nằm ở huyện Yên Hưng, Hải Hà.
Ngoài ra còn có 3.840,96 ha thích nghi kém (S3) phân bố ở một số
huyện đồng bằng ở địa hình thấp, bị ngập nước mùa mưa.
- Chè: Có khả năng thích nghi tối đa là 18.497 ha trong đó mức rất
thích nghi (S1) có 1053 ha, thích nghi (S2) có 17.444 ha, phân bố tập trung ở
các huyện Đầm Hà, HảI Hà, Móng Cái.
- Cây ăn quả: có khả năng thích nghi tối đa 41.369 ha. Trong đó:
+ Rất thích nghi (S1) có diện tích 8.921 ha phân bố ở tất cả các huyện
trong tỉnh nhiều nhất là ở huyện Đông Triều.
+ Thích nghi trung bình (S2) có diện tích 32.447 ha, phân bố ở tất cả
các huyện trong tỉnh.


13

- Nông lâm kết hợp: Có khả năng thích nghi tối đa là 69.317 ha, trong
đó ở mức rất thích nghi (S1) có 8800 ha, mức thích nghi trung bình (S2) có
60.517 ha và phân bố ở tất cả các huyện thị của tỉnh.
- Đồng cỏ chăn nuôi: Có khả năng thích nghi tối đa là 29.847 ha,
trong đó diện tích rất thích nghi (S1) có 3605 ha, diện tích thích nghi trung
bình (S2) có 26.242 ha, phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, trừ huyện
đảo Cô Tô.
- Rừng trồng: Có khả năng thích nghi tối đa 157.014 ha, trong đó diện
tích có mức độ rất thích nghi (S1) là 19.264 ha, diện tích thích nghi trung bình
(S2) có 137.750 ha, phân bố ở tất cả các huyện của tỉnh.
- Nuôi trồng thuỷ sản: Hơn 24.000 ha, ở mức thích nghi kém (S3) chủ
yếu là nước lợ, trong đó các xã có diện tích lớn tập trung nhất là thuộc Vân

Đồn và Yên Hưng.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đem lại giá trị quả kinh tế cao, bảo
vệ đất và môi trường cần áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý trên đất dốc,
áp dụng các công thức luân canh, bón phân một cách khoa học trên những
vùng thâm canh, không ngừng tăng cường độ màu mỡ cho đất và để sử dụng
đất lâu dài. Vùng đất dốc dưới 150o nên trồng các loại cây lâu năm (nhãn, vải)
kết hợp với trồng cây hoa màu.
- Tài nguyên nước ngọt: Quảng Ninh là tỉnh miền núi, địa hình bị chia
cắt mạnh nên nguồn nước bị hạn chế. Toàn tỉnh tuy có khá nhiều sông suối
chảy qua nhưng đều ngắn, hẹp và dốc. Lưu lượng nhỏ từ vài chục đến trên
dưới 100 m3/s. Mật độ sông trung bình 1,0 - 1,9 km/km 2 nhưng các sông đều
bắt nguồn từ độ cao (trên 500m) và không có trung lưu. Điều này ảnh hưởng
đến dòng chảy lên xuống thất thường, dễ lụt về mùa mưa và dễ kiệt vào mùa
khô. Những năm gần đây đã có hiện tượng nước mặn xâm nhập khá sâu vào
trong đất liền.


14

- Thực trạng môi trường: Các ngành kinh tế, du lịch phát triển đã làm
phát sinh những tác hại đến môi trường, đặc biệt là ngành khai thác than và
khói bụi từ nhà máy nhiệt điện trên địa bàn tỉnh đã ảnh hưởng tới sức khoẻ,
cảnh quan môi trường sống của con người.
Hệ thống xử lý nước thải, chất thải trong các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu du lịch, cảng biển, khu đô thị và các khu dân cư tập trung được quan
tâm xây dựng nhưng không đồng bộ gây ảnh hưởng không nhỏ đến đất đai,
nguồn nước và môi trường biển, ảnh hưởng tới SXNN nhất là các khu vực
ven đô. Từ sự trình bày ở trên có thể nhận thấy điều kiện tự nhiên của Quảng
Ninh có những thuận lợi và khó khăn cho quá trình SXNN:
- Thuận lợi

+ Sự đa dạng về địa hình địa mạo tạo khí hậu và đất đai thích hợp với
nhiều loại cây trồng nông – lâm - ngư nghiệp có giá trị kinh tế cao. Diện tích
đất trống đồi núi trọc, lao động còn nhiều là điều kiện thuận lợi để khai thác
vào mục đích SX nông – lâm - ngư nghiệp trong giai đoạn tới.
+ Lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã tạo cho Quảng Ninh giao lưu dễ
dàng với vùng kinh tế Bắc Bộ và vùng kinh tế phía Nam Trung Quốc, là nơi
tiếp giáp với các tỉnh phía Nam Trung Quốc nên có điều kiện xuất khẩu các
mặt hàng nông – lâm sản. Trong tương lai gần khu vực Bắc Lào - Vân Nam
(Trung Quốc) nhờ qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, các cảng
biển của Quảng Ninh để thông thương với các nước trên thế giới.
- Khó khăn
+ Quảng Ninh có địa hình chia cắt phức tạp, diện tích đất đồi núi chiếm
tới 70% DTTN, trong khi nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp, đô thị,
xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn dẫn đến tình trạng nhiều hộ nông dân mất đất
SXNN. Điều kiện SXNN của Quảng Ninh khó khăn hơn các tỉnh vùng trọng


15

điểm Bắc Bộ do tỷ lệ đất canh tác nghèo chất dinh dưỡng lớn, phải đầu tư cải
tạo và chi phí SX lớn hơn.
+ Chế độ mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa chiếm tới 80%
lượng mưa trong năm đã gây tình trạng ngập úng, sạt lở đất đá ở nhiều nơi,
giao thông đi lại khó khăn dễ ách tắc. Mùa khô mưa ít, lòng sông hẹp, dốc,
mức nước các sông hồ xuống thấp gây tình trạng hạn hán thiếu nước kéo dài
cho SX và sinh hoạt trên nhiều vùng núi và hải đảo từ tháng 11 đến tháng 3 4 năm sau. Yếu tố thiên tai như bão, lốc, lũ quét đã gây thiệt hại cho SXNN
và tài sản tính mạng của con người. Nguồn nước ngầm còn thiếu nhiều so với
nhu cầu và chỉ đáp ứng 40 - 50% cho sinh hoạt và SX, chất lượng nước nhiều
khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu do bị nhiễm mặn. Vì vậy, cần phải đầu tư
lớn để xây dựng nhiều hồ đập để chứa, tích nước phục vụ cho phát triển các

ngành kinh tế và sinh hoạt của nhân dân.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
Điều kiện kinh tế tỉnh Quảng Ninh trước năm 2001 có những yếu tố
thuận lợi và khó khăn cho phát triển KTNN thời kỳ 2001 – 2010:
- Những yếu tố thuận lợi
+ Về cơ bản ngành NN đã tự cân đối đủ lương thực, thực phẩm cho khu
vực nông thôn và một phần cho chăn nuôi, du lịch, khu công nghiệp. tạo sự ổn
định đời sống dân cư – xã hội vùng nông thôn.
+ Có nhiều khu du lịch nổi tiếng trong cả nước và thế giới như vịnh Hạ
Long, Bái Tử Long, bãi tắm Trà Cổ và các di tích lịch sử đền chùa miếu mạo
gắn với lịch sử của đất nước như bãi cọc Bạch Đằng, chùa Yên Tử, đền Cửa
Ông... tạo điều kiện cho Quảng Ninh phát triển du lịch, các dịch vụ buôn bán
kinh doanh mặt hàng nông - lâm – ngư nghiệp khác.


16

+ SXNN đã chuyển biến theo hướng phát triển toàn diện, đa dạng hoá
sản phẩm đang dần hình thành một số vùng SX hàng hoá tập trung. Phát triển
SXNN đã góp phần khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn của các
thành phần kinh tế nông thôn, làm tăng hiệu quả SX tăng sản phẩm xã hội.
+ Kinh tế phát triển theo hướng tăng cơ cấu và giá trị thu nhập từ các
ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ đã góp phần nâng cao đời sống của nhân
dân, tạo ra cơ hội lớn giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, ổn
định dân cư xã hội vùng nông thôn.
+ Cơ sở hạ tầng phục vụ SX phúc lợi xã hội được tăng cường, nâng cao
năng lực phục vụ, nhất là giao thông, thuỷ lợi, nước sạch và điện sinh hoạt vùng
nông thôn.
+ SX phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ các doanh
nghiệp trong và ngoài nước các tổ chức kinh tế - xã hội đầu tư vào lĩnh vực SX

và chế biến nông – lâm – ngư nghiệp. Đồng thời tăng khả năng tích luỹ vốn và
huy động vốn nhàn dỗi trong nhân dân đầu tư cho SX tạo đà thuận lợi cho kinh
tế nông thôn phát triển trong giai đoạn tới.
- Những yếu tố khó khăn
+ Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN, các địa phương đã chú ý
đưa tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào SX nhưng còn ở mức thấp, chưa
tập trung đầu tư tạo vùng SX hàng hoá, công tác quy hoạch, kế hoạch còn
thiếu tính khả thi chưa cao. SX nông sản hàng hoá còn manh mún, chưa hình
thành rõ vùng SX chuyên canh, hay các vùng cung cấp nguyên liệu chế biến
cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
+ Chuyển dịch lao động từ ngành NN sang công nghiệp còn thấp, tỉ lệ
lao động đã qua đào tạo chưa cao dẫn đến năng suất lao động thấp và thu nhập
thiếu ổn định. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ SX và bảo quản chế biến nông,
lâm sản còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng SX. Tỷ lệ hộ nghèo


17

vùng nông thôn, miền núi và khu vực hải đảo còn cao, nhiều hộ dân thiếu vốn
đầu tư mở rộng SX nông – lâm - ngư nghiệp. Nhiều yếu tố mới về hội nhập
quốc tế, cạnh tranh chất lượng, giá thành các sản phẩm NN chủ yếu của tỉnh
diễn ra gay gắt, trong khi trình độ SX, tính thương mại hoá các ngành hàng
nông - lâm sản còn yếu.
+ Bình quân suất đầu tư cho SXNN so với các tỉnh khác là lớn, nhưng
hiệu quả SX chưa cao. Quá trình thực hiện CNH – HĐH NN nông thôn diễn
ra chậm, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SX chưa nhiều, SX
theo hướng hàng hoá còn chậm nên hiệu quả SX chưa cao.
+ Bình quân đất SXNN cho các hộ thấp và sẽ tiếp tục giảm nhanh trong
thời gian tới do chuyển đổi đất NN sang xây dựng các khu công nghiệp và hệ
thống cơ sở hạ tầng khác sẽ gây xáo trộn đời sống kinh tế - xã hội của một bộ

phận dân cư nông thôn. Vấn đề ô nhiễm môi trường trong SX, trong các khu
dân cư nông thôn và tình trạng suy thoái đất đồi núi do canh tác thiếu khoa
học, đến nay chưa có giải pháp xử lý đồng bộ.
+ Tình hình phát bệnh gia súc, gia cầm có diễn biến phức tạp đã ảnh
hưởng tốc độ ngành chăn nuôi. Do phải nhập lượng lớn lương thực, thực
phẩm từ ngoài vào nên chưa kiểm soát được về vệ sinh an toàn cho các nông
sản lương thực, thực phẩm từ khâu SX đến phân phối tiêu thụ, sẽ là yếu tố bất
lợi cho người dân khi tham gia hội nhập WTO. Các mặt hàng trong SX nông lâm nghiệp còn ít, chất lượng chưa cao, khả năng cạnh tranh các mặt hàng
nông sản hàng hoá còn yếu.
1.1.3. Điều kiện xã hội
- Dân số và lao động: Quảng Ninh có 14 huyện, thị xã, thành phố trong
đó có 7 huyện miền núi, 2 huyện đảo, 1 thị xã, 4 thành phố. Tổng số có 186
xã, phường, thị trấn trong đó có 109 xã miền núi (33 xã thuộc khu vực 3).
Trên địa bàn tỉnh có 11 dân tộc đang sinh sống trong đó dân tộc Kinh chiếm
đa số là 85,23%, còn lại là các dân tộc khác như Dao (4,5%), Tày (2,8%), Sán


18

Dìu (1,8%)... Năm 2008 dân số tỉnh Quảng Ninh có 1.114,4 nghìn người. Tỷ
lệ dân số thành thị chiếm 45% tổng dân số và khu vực nông thôn, chiếm 55%
dân số toàn tỉnh.
Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên trung bình là 1,15%/năm (từ năm 2001
- 2008), và tỷ lệ tăng dân số cơ học trên địa bàn tỉnh khá lớn, nhất là các khu
vực công nghiệp khai thác than, khu vực thành thị, hàng năm có 40 - 50 ngàn
lao động tỉnh ngoài đến. Toàn tỉnh có gần 264 ngàn hộ, trong đó số hộ NN là
104,7 ngàn hộ, chiếm 40% trong tổng số hộ, hàng năm trung bình có 2 - 3
nghìn người từ khu vực nông thôn chuyển sang khu vực vực thành thị.
Theo số liệu thống kê của Sở lao động tỉnh Quảng Ninh năm 2008 số
lao động trong độ tuổi toàn tỉnh là 613 nghìn người, chiếm 55% dân số của

tỉnh trong đó lao động nông – lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ lệ là 48% số lao
động trong độ tuổi). Hàng năm có từ 2 - 4% lao động NN chuyển sang lao
động phi NN. Lao động của Quảng Ninh thuộc dạng trẻ, nhóm tuổi từ 15 - 34
chiếm từ 37 - 38% trong tổng số lao động và tỷ lệ lao động được đào tạo ngày
càng cao từ 26,7% (năm 2001) lên 35,2% (năm 2008). Nhu cầu sử dụng lao
động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại của tỉnh Quảng Ninh
rất lớn, một số ngành lao động phải lấy từ ngoài tỉnh. Hàng năm số lao động
được giải quyết việc làm của tỉnh từ 20 - 22 ngàn lao động, tỷ lệ sử dụng thời
gian lao động ở nông thôn ngày càng tăng năm 2008 tỷ lệ này là 82,5%, tỷ lệ
lao động thất nghiệp ở thành phố hàng năm giảm từ 0,5 - 1%/năm. Đây là một
yếu tố thuận lợi mà nhiều tỉnh chưa có, để chuyển dần lao động NN sang lĩnh
vực phi NN và chuyển dịch cơ cấu KTNN nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Hàng năm, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư tỉnh đã tổ chức đào tạo lao
động NN và ngành nghề nông thôn, từ năm 2005 - 2008 đã mở được 250 lớp
học với 8962 người tham gia, kinh phí đào tạo là 6,25 tỷ đồng, nâng tỷ lệ lao
động được đào tạo lên 39% tổng số lao động của trong độ tuổi, đạt mức cao


19

hơn bình quân chung của cả nước. So với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, lao động của Quảng Ninh còn ở mức trung bình, chưa khơi dậy
lòng ham muốn làm giàu từ SX nông – lâm - ngư nghiệp, những chủ hộ có
mô hình trang trại SX nông, lâm hàng hoá đạt giá trị cao mới ở bước đầu,
tiềm năng khai thác trong SX còn lớn. Trong một số lĩnh vực kinh tế khác
Quảng Ninh có nhiều doanh nhân thành đạt nhưng trong lĩnh vực NN chỉ số ít
những doanh nhân thành đạt. Do đó, cần có những giải pháp về cơ chế chính
sách phù hợp để đưa ngành SXNN có bước phát triển cao bền vững, tương
xứng với là vị trí mũi nhọn trọng điểm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Những yếu tố thuận lợi:

+ Lực lượng lao động NN có khả năng tiếp thu, ứng dụng kỹ thuật mới
vào SX. Một số cơ chế chính sách khuyến khích phát triển NN được phát huy
khá tốt tạo ra những động lực trong SX. Quan hệ trong SXNN được tăng
cường, nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia vào lĩnh vực nông – lâm - ngư
nghiệp. Vai trò HTX NN kiểu mới cùng các loại hình dịch vụ nông thôn đã
được phát huy, hỗ trợ có hiệu quả cho người SX. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng
Ninh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế
nông – lâm - ngư nghiệp, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này.
- Những yếu tố khó khăn
+ Lực lượng cán bộ quản lý kỹ thuật NN từ tỉnh tới cơ sở nhiều nơi còn
thiếu và chưa đồng đều về năng lực. Cơ chế phân cấp quản lý trong một số
lĩnh vực SX chưa rõ ràng nên khi vận dụng vào thực tế còn lúng túng, kết quả
của nhiều chương trình phát triển SX nông – lâm - ngư nghiệp chưa cao. Một
số chủ trương, chính sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh chậm được cụ
thể hoá hoặc chưa đến được người nông dân và các đơn vị SX kinh doanh
NN. Còn tồn tại nếp SX cũ ở một số cán bộ và người dân ngại đổi mới, còn tư


20

tưởng trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước nên quá trình chuyển dịch cơ cấu
KTNN còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh.
+ Mặt bằng văn hóa của nhân dân còn thấp, nguồn nhân lực còn nhiều
hạn chế. Theo số liệu thống kê của Sở lao động tỉnh Quảng Ninh năm 2008 số
lao động trong độ tuổi toàn tỉnh là 613 nghìn người, chiếm 55% dân số của
tỉnh, trong đó lao động nông – lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ lệ là 48% số lao
động trong độ tuổi). Hàng năm có từ 2 - 4% lao động NN chuyển sang lao
động phi NN. Lao động của Quảng Ninh thuộc dạng trẻ, nhóm tuổi từ 15 - 34
chiếm từ 37 - 38% trong tổng số lao động và tỷ lệ lao động được đào tạo ngày
càng cao từ 26,7% (năm 2001) lên 35,2% (năm 2008). Nhu cầu sử dụng lao

động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại của tỉnh Quảng Ninh
rất lớn, một số ngành lao động phải lấy từ ngoài tỉnh.
Tỉnh có 4 trường cao đẳng và đại học, 5 trường đào tạo trung học
chuyên nghiệp. Hàng năm có gần 220 nghìn học sinh phổ thông, 6 ngàn học
sinh cao đẳng và đại học, 7 – 8 nghìn học sinh chuyên nghiệp được đào tạo và
tốt nghiệp là lực lượng lao động có trình độ tham gia vào các ngành kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Lao động ở tỉnh dồi dào nhưng đa số trình độ
học vấn vẫn thấp, trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động hầu như không cao,
chủ yếu lao động đơn giản. Khu vực đô thị dân cư khá tập trung, còn lại phân
tán và rải rác.
1.2. Khái quát kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh trước năm 2001
Thực hiện nghị quyết lần thứ X nhiệm kỳ (1996 – 2000) của Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh, hàng vạn hộ nông dân trong tỉnh đã phát huy nội lực, chủ động,
sáng tạo khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch tỉnh giao.
Trong nông nghiệp: mặc dù thời tiết không thuận lợi, song năm 1996
tổng sản lượng lương thực đạt trên 170 nghìn tấn, tăng 13,5% nghìn tấn, giá
trị SXNN tăng 5% so với năm 1995, một số huyện tăng trên 5 nghìn tấn như


21

Yên Hưng, Đông Triều. Tổng đàn gia súc, gia cầm tăng 5 – 7%, riêng đàn lợn
nái tăng 3,5%. Năm 1997, thời tiết thuận lợi, một số công trình thủy lợi qua
nhiều năm đầu tư đã phát huy tác dụng, các địa phương tích cực chuyển đổi
cơ cấu mùa vụ, tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 175.500 tấn tăng 4%
so với năm 1996; giá trị sản xuất ngành NN tăng 5,9%, một số huyện tăng cao
như Đông Triều tăng 3.500 tấn, Yên Hưng 1.500 tấn… Toàn tỉnh cơ bản hoàn
thành việc giao quyền sử dụng đất ruộng lâu dài cho hộ nông dân (97% số hộ
nông dân được cấp giấy quyền sử dụng đất).
Năm 1998 tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 181 nghìn tấn, tăng
3,5% so với năm 1997; năm 1999 diện tích gieo trồng đạt 72.946 ha, tăng

0,9%, tron đó diện tích lúa 47.094 ha, tăng 1,4%; năng suất bình quân 34,2
tạ/ha; tổng sản lượng lương thực đạt 188.482 tấn, tăng 4,1% so với năm 1998.
Năm 2000 – năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X, ngành NN của
tỉnh có bước phát triển, tổng diện tích gieo trồng đạt 75.245,8 ha, trong đó
gieo cấy 4 nghìn ha lúa lai (chiếm 8,3% diện tích lúa toàn tỉnh), gấp 5 lần so
với năm 1999. Trong chăn nuôi, đến năm 2000, đàn lợn 289.200 con, đàn trâu
64.400 con, đàn bò 14.630 con, đàn gia cầm đạt gần 3 triệu con.
Để phục vụ công tác phát triển NN, tỉnh luôn quan tâm đến công tác áp
dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật cũng như công tác làm thủy lợi. Năm
1996 tu bổ đê sông, đê biển, kè biên giới Bắc Luân và một số công trình khác
đảm bảo đúng kế hoạch, tiếp tục thi công đập Cao Vân, Tràng Vinh, nâng cấp
để sông Đá Bạch và trạm bơm tiêu úng xã Hồng Phong (Đông Triều), cống
tiêu úng khu vực Hà Nam (Hưng Yên), đảm bảo chủ động tưới tiêu cho trên
65% diện tích gieo trồng. Hoàn thành tu bổ tuyến đê biển Hà Nam, sông Kinh
Thầy, sửa chữa, nâng cấp một số kênh mương, đập chứa nước trong năm
1997. Năm 1998 hoàn thành và đưa vào sử dụng trạm bơm tiêu úng Đức
Chính (Đông Triều).


22

Trong lâm nghiệp: Đảng bộ luôn chú ý đến công tác tổ chức, quản lý tạo
vốn rừng, hạn chế khai thác, lấy khâu chăm sóc, bảo vệ rừng làm trọng tâm.
Năm 1996 gần 80% diện tích rừng và đất rừng được giao cho các doanh
nghiệp, HTX và hộ gia đình quản lý, kết hợp khoán rừng gắn với công tác định
canh, định cư vùng đồng bào dân tộc. Toàn tỉnh trồng 5.547 ha rừng tập trung;
khai thác, chế biến nhựa thông tăng 57%, doanh thu ngoại tệ gấp 2 lần so với
năm 1995. Năm 1997 trồng 5.622 ha rừng tập trung và trên 3 triệu cây phân
tán, hình thành một số vùng cây ăn quả ở các huyện Đông Triều, Tiên Yên,
Quảng Hà; năm 1998 trồng 5.445 ha rừng tập trung và 2 triệu cây phân tán, đến

hết năm 1998 toàn tỉnh có 8.390 trang trại, một số trang trại bắt đầu cho thu
hoạch; năm 1999 trồng 5.769 ha rừng tập trung; năm 2000 so với năm 1999
toàn tỉnh trồng 7.000 ha rừng tập trung, tăng 15,7% khai thác, thu mua nhựa
thông đạt 3 nghìn tấn, tăng 38,8%; khai thác gỗ trụ mỏ đạt 21.600m 3, tăng
14,8%. Công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều tiến bộ, số vụ cháy rừng giảm.
Trong ngư nghiệp: công tác thủy sản được tỉnh quan tâm chỉ đạo.
Ngành thủy sản hàng năm đầu tư đóng mới hàng chục chiếc thuyền tuyến
khơi, phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị cao như nuôi ngọc trai, ngao, sò
huyết, cá lồng, tôm sú ở nhiều nơi như Vân Đồn, Yên Hưng, Móng Cái, Hải
Hà, Đầm Hà… Lượng khai thác cũng như nuôi trồng thủy hải sản của tỉnh
hàng năm tăng cao. Năm 1997 sản lượng hải sản đạt 18.600 tấn, giá trị kim
ngạch xuất khẩu đạt 11 triệu USD, chiếm tỷ trọng gần 40% giá trị kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh; năm 1998, sản lượng hải sản đạt 18,6 triệu USD, phong
trào nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao tiếp tục được mở rộng, điển hình
như nuôi tôm sú ở Yên Hưng, Móng Cái; nuôi lồng, bè, nuôi trai ngọc ở Hạ
Long, Vân Đồn, Cẩm Phả. Công tác chế biển thủy sản xuất khẩu được đầu tư
đổi mới công nghệ, đa dạng mặt hàng và đảm bảo tốt vệ sinh thực phẩm để
mở rộng thị trường sang châu Âu; đến năm 2000, tổng sản lượng khai thác,


×