Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề cương môn an toàn lao động và bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.35 KB, 23 trang )

Đề cương môn an toàn lao động và bảo vệ môi trường
Câu 1: khái niệm về ATLD, VSLD? Chức năng nhiệm vụ của cục ATLD
-An toàn lao động là khái niệm chung chỉ mức độ đảm bảo an toàn cho người,
cho thiết bị, máy móc và công trình trong giai đoạn hoạt động. Như vậy an toàn lao
động không chỉ nói đến an toàn lao động cho con người mà còn cho các đồ vật,
công trình.
-An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao
động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.
-Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp
xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người
lao động.
-Chức năng, hiệm vụ của cục ATLD
Chức năng
Giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn lao động, bảo hộ
lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước, theo quy định của pháp luật
Nhiệm vụ
-Trình Bộ chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm về an toàn lao động, bảo
hộ lao động, vệ sinh lao động.
- Nghiên cứu trình Bộ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật
về an toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động.
-Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định của nhà nước, của Bộ về an toàn
lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động.
- Nghiên cứu trình Bộ các quy định về chế độ bảo hộ lao động, bao gồm: trang bị
phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; bồi dưỡng bằng hiện vật; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.


Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ:
•Quy trình, quy phạm về ATLĐ; danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; danh mục máy, thiết bị, vật tư,


các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; quy định và hướng dẫn thủ tục đăng ký
và kiểm định các loại máy, các thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về
ATLĐ theo quy định của pháp luật.Phối hợp với ngành y tế trong việc xây dựng và
ban hành danh mục nghề bị bệnh nghề nghiệp.
Trình Bộ và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao
động, an toàn lao động và vệ sinh lao động; tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ và
phòng, chống cháy nổ.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn việc huấn luyện ATVSLĐ.
Hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động về kiểm định kỹ thuật an toàn các loại máy,
thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ của các Trung tâm Kiểm
định kỹ thuật an toàn.
Câu 2: trình bày những nguyên tắc cơ bản của bộ luật lao động
-Nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo
quán triệt và xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật Lao động.Nội
dung các nguyên tắc này thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về lĩnh vực lao động.
- Các nguyen tắc cơ bản
+nguyên tắc bảo vệ người lao động (bảo vệ việc làm, thu nhập và dời sống, quyền
nhân dân của người lao động)
+nguyên tắc tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc và tự do thuê mướn. sd lao động
+nguyên tắc trả lương or trả côn theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc
+nguyên tắc thực hiện chế độ bỏa hộ lao động toàn diện
+nguyên tắc đc nghỉ ngơi theo chế độ hưởng lương
+nguyên tắc đc hưởng bảo hiểm xh, phúc lợi xã hội và các quyền lợi khác
+nguyên tắc tôn trọng quyền tự do liên kết, lập hội của ng lđ và ng sd lđ
Câu 3: Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
-Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình
độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với

người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm
về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương
và được hưởng phúc lợi tập thể;


-Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức
khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng
lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử
dụng lao động;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;
-Đình công.
2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;
b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp
của người sử dụng lao động;
c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo
hiểm y tế.
Câu 4: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động


1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen
thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo
quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập
thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về
các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
người lao động;

d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với
người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và
thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;
c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu
cầu;
d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt
động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động
với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;
đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm
xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.
Câu 5: các yếu tố gây mất ATLD
2 nhóm nguyên nhân chính
-yếu tố chủ quan
+ con ng luôn luân có ý thức trong vđ ATLD nhưng 1 lúc nào đó sơ xảy, mất ý
thức gây tai nạn
+Phát sinh do việc tổ chức lao động không hợp lý hoặc giao nhận công việc không
đúng, không phù hợp.
+Vi phạm quy tắc, quy trình kỹ thuật
+Vi phạm chế độ lao động( thời gian làm việc)


+ Sự dụng công nhân không đúng ngành nghề và trình độ chuyên môn, cho các
công nhân làm việc khi họ chưa được huấn luyện, chưa nắm rõ được quy tắc kỹ
thuật an toàn….
+hầu hết gây mất ATLD do bất cẩn
- Yếu tố khách quan
+ Môi trường ô nhiễm

+Điều kiện vi khí hậu không thích nghi
+Điều kiện làm việc không tốt ( chiếu sáng, thông gió, tiếng ồn, chấn động
mạnh,…)
+Tình trạng vệ sinh phục vụ sinh hoạt kém, vi phạm điều lệ vệ sinh cá
nhân…
+Sự hư hỏng của thiết bị máy móc chính, các dụng cụ, phụ tùng, đường
ống…
+Khoảng cách an toàn giữa các thiết bị bố trí chưa hợp lý
+Thiếu thiết bị bảo hộ lao động, rào chắn, bao che ngăn cách
Câu 6: công tác bảo hộ lao động, mục đích và ý nghĩa công tác BHLD
-Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn
bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế - xã hội và khoa học công
nghệ để cải tiến điều kiện lao động
-Bảo hộ lao động là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học kỹ thuật,
kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe của con người trong quá
trình lao động sản xuất


Mục đích của BHLĐ
•Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ
sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất.
•Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc
cho người lao động.
•Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động.
•Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của
chính người lao động.

Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
Ý nghĩa về mặt chính trị:
•Làm tốt công tác bảo hộ lao động sẽ góp phần vào việc cũng cố lực lượng sản

xuất và phát triển quan hệ sản xuất.
•Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động.
•Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất.
Ý nghĩa về mặt pháp lý:
•Bảo hộ lao động mang tính pháp lý vì mọi chủ trương, đường lối của Đảng và
Nhà nước, các giải pháp khoa học công nghệ, các biện pháp tổ chức xã hội đều
được thể chế hoá bằng các quy định luật pháp.
•Nó bắt buộc mọi tổ chức, mọi người sử dụng lao động cũng như người lao động
thực hiện.
→ Trên thế giới quyền được bảo hộ lao động đã được thừa nhận vỡ trở
thành 1 trong những mục tiêu đấu tranh của người lao động.

Ý nghĩa về mặt khoa học:


•Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm
vỡ có hại thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích vỡ đánh giá điều kiện lao
động, biện pháp kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô
nhiễm môi trường lao động, phương tiện bảo vệ cá nhân,...
•Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa,
hạn chế tai nạn lao động xảy ra.
•Nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái, vì thế hoạt động khoa
học về bảo hộ lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong
sạch.
Ý nghĩa về tính quần chúng:
•Nó mang tính quần chúng vì đó là công việc của đông đảo những người trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất. Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại
bỏ các yếu tố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc.
•Không chỉ người lao động mỡ mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật... đều có
trách nhiệm tham gia vỡo việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao

động.
•Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi,
hội thao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc
cải thiện không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Câu 7: bảo hiểm xh là gì? Tại sao phải mua bảo hiểm ?
Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít người cho cả cộng
đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại, bằng cách mỗi người trong
cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù
đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó
gây ra.
Tại sao phải đi mua bảo hiểm?
Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro. Mua bảo hiểm thực chất là mua sự an
tâm, là đổi lấy cái sự không chắc chắn có khả năng xảy ra thiệt hại bằng sự chắc
chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chính.


Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa
mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi
gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động.
Khoản 1 Điều 140 Bộ luật Lao động nước ta đã nêu rõ: Nhà nước quy định chính
sách bảo hiểm xã hội nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất,
chăm sóc, phục hồi sức khoẻ, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia
đình trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết,
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, gặp rủi ro hoặc các khó khăn
khác.
Câu 8: tình hình thực trạng ATLD trong các hoạt động dầu khí nước ta hiện nay
-Vi phạm khoảng cách an toàn :
+ 2003 thiết bị đầu giếng ở giàn khoan C1 mỏ Rạng Đông bị kéo lệch đi 50m
so với vị trí ban đầu
+Đầu năm 2005, một thiết bị bảo vệ đầu giếng khác bị gãy ngang cũng do


lưới tàu cá vướng vào, kinh phí khắc phục lên đến 500.000 USD
+17/7/2005, tàu đánh cá biển số BT 996 14 TS hoạt động hết sức nguy hiểm
xung quanh tàu tách, chứa dầu thô Rạng Đông (sức chứa 1 triệu thùng dầu thô) đã
để lưới mắc vào thiết bị PLEM (đầu nối các ống dẫn dầu) Dù đã vi phạm rất
nghiêm trọng nhưng chủ tàu này vẫn bỏ ngoài tai lời cảnh báo nguy cơ tràn dầu,
thủy thủ tàu cá này cứ cố sức kéo lưới lên. Các công nhân trên giàn khoan mất rất
nhiều công sức và thời gian thuyết phục chủ tàu mới chịu cho tàu đi
+đường ống dẫn dầu đi ngầm dưới đáy biển cũng bị lưới cào, lưới vét bẻ
cong
-cháy nổ và nguy cơ cháy nổ
-cháy nổ xăng dầu
- xâm phạm đường ống dẫn dầu
Trong năm 2009, khi thi công làm đường, làm cầu, cống, đặt ống nước, các đơn vị
thi công đã đào, xúc trong hành lang đường ống, va chạm vào đường ống dẫn khí
nằm sâu dưới đất 40cm. Những vụ việc trên nếu không kịp ngăn chặn thì thảm họa
xảy ra khôn lường. Ngoài ra, còn nhiều vụ việc mất an toàn khác vẫn thường xuyên
diễn ra như: xe cơ giới, xe tải nặng lưu thông trên tim ống dẫn khí gây móp méo
đường ống dưới đất; đổ đất, tập kết vật liệu đè trên tim ống.
Việc vi phạm an toàn các đường ống dẫn khí ở dưới biển cũng diễn ra không kém,
gần đây hiện tượng dùng mìn để đánh cá diễn biến phức tạp, gây chấn động đến


đường ống. Ngoài ra, việc khai thác cát làm sạt lở đất, khiến ống bị treo, bị trượt,
có thể dẫn đến gãy đường ống dẫn khí
-sự cố phun dầu khí
4 trường hợp phải ngừng khai thác dầu khí
•Thứ nhất, khi hoạt động khai thác gây ra tai nạn, sự cố nghiêm trọng.
•Thứ hai, khi việc tiếp tục hoạt động khai thác sẽ gây ra mất an toàn nghiêm trọng
cho người làm việc, công trình khai thác hoặc vi phạm các quy định của pháp luật

về chất thải, bảo vệ môi trường.
•Thứ ba, khi có người bị trọng thương, nếu không dừng hoạt động khai thác thì sẽ
gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác hoặc sự cố gây nguy hại nghiêm trọng cho
thiết bị.
•Thứ tư, khi một giếng trên khu vực khai thác bị mất kiểm soát hoặc có nguy cơ bị
mất kiểm soát, người điều hành phải đóng các giếng thuộc khu vực khai thác đó
cho tới khi các nguy cơ trên được khắc phục.
Câu 9: phân tích các nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp phòng ngừa tai
nạn điện
Các nguyên nhân gây tai nạn điện
- Do tiếp xúc trực tiếp vs nguồn điện
+chạm trực tiếp vào dây dẫn trần hoặc dây dẫn hở
+sd đồ dung điện bị rò điện ra ngoài vỏ kim loại
+ sửa chữa k ngắt ng điện
- Tx gián tiếp vs ng điện
+ tx vs các phần tử như rào chắn, vỏ hay các thanh thép giữa các thiết bị, or
tiếp xucas trực tiếp vs trang thiết bị điện mà chúng ta đã có điện áp do chạm
điện( cách điện đã bị hỏng)
+ tx vs các phần tử có điện áp cảm ứng do ảnh hưởng điện từ hay tĩnh
điện( trường hợp ống dẫn ns hay ống dẫn khí dài đặt gần 1 số tuyến đg sắt
chạy bằng điện xoay chiều 1 pha hay 1 số đ dây truyền tải năng lượng 3 pha
ở chế độ mất cân bằng )
+ tx đồng thời ở 2 điểm trên mắt đất hay trên sàn có các điện thế khác nhau
- Do điện dò trong đất
+ do các thiết bị nối đất bị hở gây dò diện trong đất
- Do con ng
+Sử dụng không đúng các dụng cụ nối điện thế trong các phòng bị ẩm ướt
+Thiếu các thiết bị cách điện
+Bố trí không đầy đủ các vật che chắn, rào lưới ngăn ngừa tiếp xúc với điện
+Sử dụng các dụng cụ BHLĐ cá nhân không đúng



+Thiết bị điện sử dụng không phù hợp với điều kiện sản xuất
Các biện pháp
-phân loại nơi làm việc theo mức độ nguy hiểm
-sd đúng điện thế
-làm bộ phận che chắn, cách điện dây dẫn
-làm hệ thống nối đất
-sd hệ thống cắt điện và bảo vệ tự động
-sd BHLD phù hợp vs điện thế và môi trg làm việc
-sd các biển báo phòng ngừa
Câu 10: cháy nổ là gì? Diễn biến của qt cháy nổ ntn? Các nguyên nhân cháy ?
-cháy là một quá trình oxy hoá, là sự hoá hợp giữa tác nhân oxy hoá
(như không khí, oxy...) với chất cháy (tức là chất bị oxy hoá như dầu, khí, than,...).
-Theo quan niệm mới, cháy là phản ứng hoá học xẩy ra nhanh chóng, phát
nhiệt và phát quang. Nghĩa là có phản ứng cháy không cần oxy và mọi vật chất ít
nhiều đều có thể cháy. oxy hoá chậm có thể xem như quá trình cháy chậm, nó chỉ
khác về tốc độ phản ứng và cường độ phát nhiệt.
-bản chất của sự cháy
+Sự cháy là quá trình lý hoá phức tạp mà cơ sở của nó là phản ứng ôxy hoá xảy ra
1 cách nhanh chóng có kèm theo sự toả nhiệt và phát ra tia sáng.
+Trong điều kiện bình thường, sự cháy xuất hiện vμ tiếp diễn trong tổ hợp gồm
có chất cháy, không khí vμ nguồn gây lửa. Trong đó chất cháy và không khí tiếp
xúc với nó tạo thành hệ thống cháy, còn nguồn gây lửa là xung lượng gây ra trong
hệ thống phản ứng cháy. Hệ thống chỉ có thể cháy được với 1 tỷ lệ nhất định giữa
chất cháy và không khí
-diễn biến của quá trình cháy: bất kì vật nào cháy cũng gồm 2 giai đoạn
+ oxi hóa: Tuỳ theo mức độ tích luỹ nhiệt trong quá trình ôxy hoá làm cho tốc độ
phản ứng tăng lên,chuyển sang giai đoạn tự bốc cháy xuất hiện ngọn lửa
+ tự bốc cháy và cháy

-các nguyên nhân gây cháy
+ con người
+ tự cháy
+ thiên tai
Câu 12: quy chế an toàn lao động trong các hoạt động dầu khí
Quyết định này quy định về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí, bao gồm:
Tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, khai thác dầu khí, thu dọn mỏ, tàng trữ, vận


chuyển dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, chế biến dầu khí kể cả các dịch vụ kỹ thuật phục
vụ trực tiếp cho các hoạt động này được tiến hành trên đất liền, vùng biển thuộc
chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quản lý vận hành và bảo trì công trình
Về quản lý vận hành và bảo trì công trình dầu khí, trước khi vận hành công trình,
tổ chức, cá nhân phải ban hành các quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố và
quy trình bảo trì cho máy, thiết bị, công trình. Các quy trình này phải được phổ
biến, huấn luyện cho người lao động và lưu giữ tại công trình.
Trước và trong quá trình vận hành, tổ chức, cá nhân phải kiểm tra, kiểm định, thử
nghiệm thiết bị, máy, công trình theo quy định. Các thiết bị cứu hộ cứu nạn phải
được kiểm tra, thử nghiệm để đảm bảo khả năng sẵn sàng hoạt động trong tình
huống khẩn cấp.
Tổ chức, cá nhân phải tiến hành sửa chữa và thay thế kịp thời các thiết bị hỏng hóc
trên công trình nhằm đảm bảo an toàn cho con người, môi trường và công trình.
Tổ chức, cá nhân phải dừng ngay các hoạt động nếu các hoạt động này có thể gây
nguy hiểm đối với con người, môi trường và công trình.
Thiết lập vùng an toàn xung quanh công trình dầu khí
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, vùng an toàn xung quanh công trình
dầu khí phải được thiết lập và bảo vệ bằng các biện pháp cần thiết.
Khoảng cách vùng an toàn đối với các công trình khoan, khai thác ngoài khơi là
500 m trở ra, tính từ các điểm ngoài cùng của công trình về mọi phía đối với công

trình cố định và tính từ vị trí các mỏ neo đối với các công trình di động.
Đối với các công trình trên đất liền bao gồm nhà máy chế biến khí, nhà máy lọc,
hóa dầu, kho chứa, tuyến ống và các hạng mục khác đi kèm, phạm vi vùng an toàn
và hành lang an toàn tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Trong phạm vi 2 hải lý tính từ các điểm ngoài cùng của công trình biển và từ hai
bên dọc theo tuyến ống, các phương tiện, tàu thuyền không được thả neo, trừ
trường hợp các phương tiện phục vụ trực tiếp cho các hoạt động dầu khí.
Nghiêm cấm người không có nhiệm vụ xâm nhập và hoạt động trong vùng an toàn,
trừ các trường hợp đặc biệt do cơ quan quản lý có thẩm quyền quy định.
Câu 13: khái niệm về môi trường? chức năng và nhiệm vụ của môi trường?
- Môi trường theo nghĩa rộng là tát cả những nhân tố tự nhiên và xh cần thiết
cho sự sống, sx của con ng
- Moi trg bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo tạo nên
quan hệ mật thiết vs nhau, bao quanh con ng, sx, sự tồn tại, phát triển của
con ng và thiên nhiên
- Chức năng của môi trg


+mt là không gian sống của con ng và sv
+mt là nơi cung cấp tài ng cần thiết cho cs và hđ sx của con ng
+mt là nơi chứa đựng các chất phế thải do con ng tạo ra trg cs và trg hđ sx của
mk
+mt là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con ng và sv trên
trái đất
+mt là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con ng
Câu16. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động dầu khí?
- Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động tìm khảo sát địa vật lý:
+ Trong các hoạt động khảo sát địa vật lý trong đó có khảo sát địa chấn gây ảnh
hưởng đến môi trường nhất ảnh hưởng môi trường nước, hệ sinh thái biển, hệ sinh
thái đất liền.

-Ô nhiễm môi trường từ hoạt động khai thác dầu khí
Nguồn thải từ hoạt động khai thác dầu khí:
+ Rò rỉ hay tràn dầu diêzel có thể xảy ra do hỏng hóc máy móc, thiết bị trên giàn
khoan hoặc trong quá trình chuyển tải dầu của tàu cung ứng.
+Do sự hư hỏng của các bồn chứa dầu trên giàn khoanν cũng như tàu dịch vụ.
+Mùn khoan là các hạt vụn đá được sinh ra trong quá trình khoan qua các lớp địa
tầng. Kích cỡ của chúng sắp xếp từ hạt sét cho đến sỏi thô và có dạng góc cạnh
(không có dạng tròn như hầu hết các trầm tích sản phẩm của quá trình phong hoá
tự nhiên). Sau khi xử lý qua hệ thống lọc pha rắn (sàng rung, lọc cát, lọc mịn và ly
tâm), toàn bộ chất thải rắn (mùn khoan) sẽ được thải xuống biển.(Mùn khoan là
hỗn hợp các mẫu đất đá vụn từ quá trình khoan và một phần cặn của dung dịch
khoan Dung dịch khoan là một số chất lưu được sử dụng để khoan các hố khoan
trong lòng đất. Các dung dịch này thường. sử dụng trong khi khoan các giếng dầu
và khí thiên nhiên và trên các giàn khoan thăm dò.)
+ Đối với môi trường đất: dầu đẩy nước và không khí ra ngoài làm cho đất mất
khả năng hấp thụ và trao đổi, ngăn cản quá trình trao đổi chất của hệ vi sinh vật
trong đất.
+ Đối với con người, nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.


+ Mùn khoan: là sản phẩm phế thải nhiễm dầu, có số lượng rất lớn, mùn khoan đã
và đang gây ô nhiễm môi trường sống của các sinh vật đáy. Các chất độc thâm
nhập vào nguồn thức ăn, tác động vào quá trình trao đổi chất. Thay đổi hệ sinh thái
biển.
+ Rác thải sinh hoạt và vật liệu đóng gói, thức ăn thừa, rác thải nhà bếp, hoá chất
chùi rửa, chai lọ rỗng, thùng chứa và các loại vật liệu vụn khác... Nước thải gồm
nước làm mát, nước dằn, nướcν rửa… tiếp xúc với dầu trong quá trình khai thác
Nước vỉa là nước từ các tầng chứa (vỉa) dầu khíν được đưa lên cùng với dầu hoặc
khí trong quá trình khai thác. Thành phần gồm các muối tan, HC, kim loại, chất
phụ gia bơm vào trong quá trình xử lý và các chất rắn lơ lửng. Các hóa chất được

sử dụng trong quá trình khoan ( các hóa chất ăn mòn ).
+ Tràn dầu do sự cố phun dầu khí do vỡ giếng, do vận chuyển…
+ Đốt khí thải: Khí đồng hành ( associated gas) là khí tự nhiên được tìm thấy cùng
dầu thô, có thể ở dạng hòa lẫn với dầu thô hoạc tào thành không gian phía trên lớp
dầu thô trong mỏ dầu. Khí thu được cùng quá trình khai thác dầu. Khí đồng hành bị
đốt bỏ hoặc thải vào không khí ảnh hưởng nhiều đến môi trường vì làm tăng các
nguồn thải và phát thải khí nhà kính.
-

Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động vận chuyển:
+ Cháy nổ.
+ Tràn dầu.
+ Rác thải trong quá trình vận chuyển.

+ Nước thải nhiễm dầu:Do tồn trữ và vận chuyển dầu trên biển. Do hoạt động vệ
sinh súc rửa tàu dầu.
-

Ô nhiễm môi trường từ các hoạt động chế biến:

+ Khí thải, nước thải, rác thải.
Đặc tính chất thải: hàm lượng dầu cao từ hàng chục đến hàng trăm ppm nước thải
sinh ra khi súc rửa bồn chứa. Đặc trưng của loại nước này có hàm lượng dầu và
cặn vô cơ cao. Một sản phẩm dầu lắng xuống và phân hủy ở tầng đáy nguồn nước


làm ô nhiễm nước bởi các phẩm phân giải hoàn tan. Một phần khác lại nổi lên trên
mặt nước cùng với bọt khí tách ra từ đáy nguồn ô nhiễm môi trường nước.
+ Nước thải: Quá trình công nghệ lọc dầu bao gồm: tách muối và nước cho dầu
thô, chưng cất khí quyển và chưng cất chân không, bẻ gãy cấu trúc…

+ Khí thải: H2S, SO2, Nox, CO2, CnHm. Có thể chia khí thải ra thành 2 loại:
Các khí thải có thể quản lý: là những khí tách ra từ ống khói, tháp chưng cất… từ
hệ thống này phải thải ra khí quyển một lượng lớn khí thải.
Chất thải rắn:
+ dầu nhớt đã sử dụng.
+ Rỉ sắt của đường ống.
+ Than hoạt tính.
+ Đất sét đã sử dụng.
- Chất lọc và chất xúc tác đã qua sử dụng. Chất thải có thể được chia thành nhiều
loại tùy thuộc vào mức độ độc hại của chúng.
Câu 17. Sự cố môi trường là gì? Sự cố tràn đầu ảnh hưởng thế nào tới mt và hệ
sinh thái biển xung quanh?
- Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của
con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường
nghiêm trọng.
- Sự cố tràn dầu ảnh hưởng tới mt và hst biển xung quanh:
+ Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các
hệ sinh thái. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát,
đầm phá và các rạn san hô. Ô nhiễm dầu làm giảm khả năng sức chống đỡ, tính
linh hoạt và khả năng khôi phục của các hệ sinh thái. Hàm lượng dầu trong nước
tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí và nước,
làm giảm oxy trong nước, làm cán cân điều hòa oxy trong hệ sinh thái bị đảo lộn.
Ngoài ra, dầu tràn chứa độc tố làm tổn thương hệ sinh thái, có thể gây suy vong hệ
sinh thái. Bởi dầu chứa nhiều thành phần khác nhau, làm biến đổi, phá hủy cấu trúc


tế bào sinh vật, có khi gây chết cả quần thể. Dầu thấm vào cát, bùn ở ven biển có
thể ảnh hưởng trong một thời gian rất dài.
+ Dầu lan trên biển và dạt vào bờ trong thời gian dài không được thu gom sẽ làm
suy giảm lượng cá thể sinh vật, gây thiệt hại cho ngành khai thác và nuôi trồng

thủy, hải sản. Dầu gây ô nhiễm môi trường nước làm cá chết hàng loạt do thiếu
ôxy hòa tan. Dầu bám vào đất, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó
chịu đẫn đến doanh thu của ngành du lịch cũng bị thiệt hại nặng nề. Nạn tràn dầu
còn làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cảng cá, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu
biển. Do dầu trôi nổi làm hỏng máy móc, thiết bị khai thác tài nguyên và vận
chuyển đường thủy.
Câu 18.Trình bày quy chế bảo vệ môi trường trong các hđ TK, TD, KT

Điều 9: Hệ thống đường giao thông, các công trình cố định và các thiết bị cần thiết
cho việc triển khai khảo sát, tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ, khai thác phải được
thiết kế, xây dựng đảm bảo giảm đến mức thấp nhất các tác động xấu đến môi
trường, đặc biệt ở những vùng nhậy cảm môi trường.
Điều 10: Khi tiến hành các hoạt động gây nổ, tổ chức dầu khí phải tuân theo các
quy định của Nghị định số 27/CP ngày 20-4-1995 của Chính phủ và Thông tư số
11 TT/CNCL ngày 13-3-1996 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 27/CP ngày 20-4-1995 của Chính phủ về quản lý, sản xuất, cung ứng và sử dụng
vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 11: Việc khống chế các hoạt động gây nổ, gây ồn được quy định như sau:
1 - Chỉ được tiến hành các vụ gây nổ địa chấn trên đất liền phù hợp với nội dung
báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan quản lý Nhà nước về bảo
vệ môi trường phê duyệt.
2 - Tổ chức dầu khí phải xin phép chính quyền địa phương trước khi tiến hành các
hoạt động gây nổ ít nhất là 30 ngày (không bao gồm gây nổ trong lòng giếng khoan
nhằm thử vỉa và các hoạt động thường nhật khác như cắt ống chống...). Sau khi
được phép, tổ chức dầu khí phải thông báo cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt
động ở những vùng liên quan đến khu vực gây nổ biết và khi tiến hành gây nổ phải
có các biển báo hiệu đặt tại các nơi thích hợp.


3 - Cấm gây nổ địa chấn, cho máy bay bay thấp, gây ồn đột ngột ở những khu bảo

tồn quốc gia về động vật quý hiếm, trong mùa làm tổ hoặc sinh sản.
4 - Tổ chức dầu khí phải bồi thường đầy đủ các thiệt hại do các hoạt động gây nổ
đã gây thiệt hại cho người, động, thực vật, công trình xây dựng như đường giao
thông, nhà cửa... theo quy định của pháp luật.
Điều 12: Việc sử dụng các dung dịch khoan, các hoá chất gây độc hại hoặc nguy
hiểm phải được phép của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Căn cứ để xem
xét cấp phép là chứng chỉ độ độc hại đối với các thí nghiệm được tiến hành trong
điều kiện môi trường Việt Nam do cơ quan chuyên môn của Việt Nam được Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường giao trách nhiệm cấp hoặc giấy phép cho sử
dụng ở một nước phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam.
Điều 13: Nghiêm cấm sử dụng dung dịch khoan nền dầu diesel. Không sử dụng
dung dịch khoan nền dầu. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Tổng công
ty Dầu khí Việt Nam, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét cho phép
sử dụng dung dịch khoan nền dầu.
Điều 14: Việc sử dụng chất phóng xạ trong các hoạt động dầu khí phải tuân theo
quy định của pháp luật về An toàn và Kiểm soát bức xạ và tuân theo TCVN 498589 - "Quy phạm vận chuyển an toàn chất phóng xạ", TCVN 4397-87 - "Quy phạm
an toàn bức xạ ion hoá".
Điều 15: Việc thải các chất thải sản xuất từ các công trình dầu khí biển ở những
nơi thuộc quyền tài phán của nước CHXHCN Việt Nam phải tuân theo các quy
định sau:
1 - Không thải xuống biển cặn dầu và dầu thải, các dung dịch khoan thải nền dầu,
các chất rắn chứa dầu, các chất thải lỏng và rắn độc hại khác. Các chất thải nói trên
phải được thu gom, vận chuyển vào đất liền để xử lý theo quy định.
2 - Chỉ được phép thải xuống biển các loại nước thải, mùn khoan có hàm lượng
dầu theo quy định của phụ lục kèm theo Quy chế này và các hoá chất độc hại dưới
mức cho phép theo Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
Điều 16: Việc thải các chất thải sinh hoạt từ các công trình dầu khí biển ở những
nơi thuộc quyền tài phán của nước CHXHCN Việt Nam phải tuân theo các quy
định sau: 1 - Không thải xuống biển các loại rác thải khó phân huỷ như vỏ đồ hộp,



chai lọ, túi nhựa... Các loại rác thải trên phải được thu gom, vận chuyển vào đất
liền để xử lý theo quy định.
2 - Các chất thải rắn như gỗ, giấy có thể đốt và tro được phép thải xuống biển, nếu
không độc hại và không nhiễm dầu.
3 - Các loại đồ ăn thừa được phép thải thẳng xuống biển sau khi đã được nghiền
thành hạt có đường kính nhỏ hơn 25 mm.
Điều 17: Việc thu gom và xử lý các chất thải rắn và lỏng từ các công trình dầu khí
trên đất liền phải tuân theo các quy định sau:
1 - Các chất thải rắn phải được thu gom vào các phương tiện hay thiết bị chứa thích
hợp, sau đó phải được xử lý hoặc chôn lấp ở bãi thải theo các tiêu chuẩn đã được
quy định và phải thực hiện theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.
2 - Các chất thải lỏng gây ô nhiễm phải được thu gom trong các bể chứa để sau đó
xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Các bể chứa này phải được thiết kế và xây dựng
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3 - Nước vỉa Khai thác phải được thu gom và chứa trong các khu vực riêng biệt và
trước khi thải ra môi trường xung quanh phải được xử lý phù hợp với TCVN 59451995 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
Điều 18:
1 - Cấm thải trực tiếp khí hydrocacbon vào môi trường xung quanh khi chưa được
phép của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
2 - Khi không có khả năng thu gom để sử dụng, khí hydrocacbon phải được đốt
cháy hoàn toàn tại tháp đốt. Tháp đốt phải thiết kế đạt tiêu chuẩn theo quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường.
Câu 19. Các biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm MT trong hđdk?
-

Biện pháp khi thực hiện tìm kiếm thăm dò:
+ Khi tiến hành các hoạt động gây nổ, tổ chức dầu khí phải tuân theo các quy
định của Nghị định số 27/CP ngày 20/4/1995 của Chính phủ và Thông tư số 11
TT/CNCL ngày 13/3/1996 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn thực hiện Nghị định



số 27/CP ngày 20/4/1995 của Chính phủ về quản lý, sản xuất, cung ứng và sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp.
+ Đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ
môi trường phê duyệt. — Tổ chức dầu khí phải xin phép chính quyền địa
phương trước khi tiến hành các hoạt động gây nổ ít nhất là 30 ngày (không bao
gồm gây nổ trong lòng giếng khoan nhằm thử vỉa và các hoạt động thường nhật
khác như cắt ống chống...). Sau khi được phép, tổ chức dầu khí phải thông báo
cho các tổ chức, cá nhân đang hoạt động ở những vùng liên quan đến khu vực
gây nổ biết và khi tiến hành gây nổ phải có các biển báo hiệu đặt tại các nơi
thích hợp.
+ Cấm gây nổ địa chấn, cho máy bay bay thấp, gây ồn đột ngột ở những khu
bảo tồn quốc gia về động vật quý hiếm, trong mùa làm tổ hoặc sinh sản,.
+ Tổ chức dầu khí phải bồi thường đầy đủ các thiệt hại do các hoạt động gây nổ
đã gây thiệt hại cho người, động, thực vật, công trình xây dựng như đường giao
thông, nhà cửa... theo quy định của pháp luật.
+ Nghiêm cấm sử dụng dung dịch khoan nền dầu diesel. Không sử dụng dung
dịch khoan nền dầu. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Tổng công ty
Dầu khí Việt Nam, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét cho phép
sử dụng dung dịch khoan nền dầu. Việc sử dụng chất phóng xạ trong các hoạt
độngν dầu khí phải tuân theo quy định của pháp luật về An toàn và Kiểm soát
bức xạ và tuân theo TCVN 4985-89 - "Quy phạm vận chuyển an toàn chất
phóng xạ", TCVN 4397-87- "Quy phạm an toàn bức xạ ion hóa".
Biện pháp trong hoạt động khai thác Khoan thăm dò và khai thác:
+ Kiểm soát các chất thải khoan khi dùng dungν dịch khoan gốc nước.
+ Lựa chọn các hoát chất phụ gia cho dung dịch khoan phải dựa trên các tiêu
chuẩn để đảm bảo có độ độc hại thấp nhất và phân hủy sinh học tốt.
+ Giảm thiểu tổng lượng hóa chất sử dụng cũng như tổng lượng phát thải. Giám
sát chặt chẽ hệ thống tuần hòa và sàn rung dd khoan để giảm tràn đổ.



+ Kiểm soát các chất thải khoan khi sủ dụng dd khoan gốc tổng hợp. Kiểm soát
nước thải tẩy rửa, nước thải sinh hoạt, thức ăn thừa. Giảm thiểu ô nhiễm do
phun trào. Kiểm soát CnHm từ việc đốt khí. Kiểm soát tiếng ồn.
-

Biện pháp trong hoạt động vận chuyển:

+ DK khai thác được vận chuyển bằng đườngν ống, bằng tàu chở dầu, bồn
chứa…. Kiểm soát việc thiết kế, lắp đặt đường ốngν Kiểm soát chất thải, rác thải,
nước thải…ν Bảo trì, bảo dưỡng đường ống và thiết bị liênν quan tới vận chuyển
DK
+ Việc thiết kế, thi công đường ống dẫn dầu, khí ngoài biển phải tuân theo các quy

định sau:
1. Khi lựa chọn tuyến ống phải đảm bảo giảm đến mức thấp nhấtν các tác động
xấu đến môi trường. Cấm xây dựng các tuyến ống dẫn dầu, khí qua khu vực bảo
tồn quốc gia hoặc khu vực đặc biệt nhậy cảm môi trường nếu không được phép của
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
2. Khi xây dựng các đường ống phải áp dụng các biện pháp thíchν hợp để ngăn
ngừa và hạn chế ô nhiễm môi trường biển (môi trường nước, đáy biển) do việc thi
công và thải các chất thải gây ra.
3. Khi được phép sử dụng chất nổ, chất phóng xạ phù hợp vớiν Báo cáo Đánh giá
tác động môi trường phải tuân theo các quy định tại các Điều 10, Điều 11 và Điều
14 Quy chế này.
4. Đường ống được phép chôn xuống đáy biển nếu không gây ảnhν hưởng xấu đến
cấu trúc đáy biển và điều kiện sinh thái tự nhiên của dải ven bờ.
+ khi xây dựng các đường ống dẫn dầu, khí trên đất liền hoặc gần bờ, chất lỏng
dùng để thử thuỷ lực các đường ống dẫn dầu, khí phải được thu gom vào nơi riêng

biệt và phải được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh phù hợp với Báo
cáo Đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
+ Các hóa chất dùng thử thuỷ lực phải được phép của Bộ Khoaν học Công nghệ và
Môi trường. Căn cứ để xem xét cấp phép là chứng chỉ độ độc hại đối với các thí
nghiệm được tiến hành trong điều kiện môi trường Việt Nam do cơ quan chuyên
môn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường giao trách nhiệm


cấp hoặc giấy phép cho sử dụng ở một nước ngoài phù hợp với điều kiện sử dụng ở
Việt Nam.
+Trong quá trình hoạt động, việc xúc rửa các bể chứa, đườngν ống dẫn dầu, khí và
xử lý các chất thải sinh ra từ quá trình xúc rửa phải thực hiện theo đúng phương án
kỹ thuật đã được cơ quan Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường phê duyệt.
phẩm dầu khí Tập trung chủ yếu ở các nhà máy lọc dầu.
Khí thải: giảm lượng hơi bốc từ các thiết bịν chứa ( nắp đậy cố định, nắp đậy di
động…) Kiểm soát khí thải:H2S cần có thiết bị tách và thu.Thu khí có chứa kim
loại nặng khi thải vào khí quyển. Rác thải cần phân loại và xử lý theo tính chất của
từng loại.
-

Biện pháp trong hoạt động chế biến sản phẩm dầu khí:
+ Kiểm soát chất thải từ hoạt động chế biến. Kiểm soát tiếng ồn từ hoạt động
của nhà máy chế biến.Cải tiến công nghệ kỹ thuật. Các phương tiện vận tải của
các tổ chức dầu khí hoạt động trên bộ, trênν sông, trên biển phải tuân thủ luật
pháp Việt Nam, Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra
(MARPOL 73/78) và các Công ước quốc tế liên quan khác mà Việt Nam đã ký
kết hoặc tham gia.
+ Các loại tàu thuyền tham gia hoạt động dầu khí trên biển phải tuân thủ các
quy định sau:
1. Có trang thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm phù hợp với TCVN 04044-85 "Quy

phạm ngăn ngừa ô nhiễm biển do tàu gây ra" được cơ quan đăng kiểm kiểm tra
và cấp giấy chứng nhận. Nếu là tàu nước ngoài phải có các loại giấy chứng
nhận quốc tế về chống ô nhiễm do dầu cũng như do nước thải gây ra và được
đăng kiểm Việt Nam xác nhận.
2. Có văn bản quy phạm hướng dẫn ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độcν hại
kể cả nước thải sinh hoạt, đồng thời phải có các văn bản hướng dẫn việc thu
gom lên tầu các chất thải và giao nhận dầu.
3. Có một giám sát viên ô nhiễm để giúp thuyền trưởng giám sát các hoạtν
động thải dầu cũng như thải các chất khác nhằm ngăn ngừa việc thải không
đúng quy định.
4. Có sổ ghi chép theo dõi việc giao nhận dầu và các chất, sổ phải đượcν ghi
chép đầy đủ các số liệu giao nhận cũng như kết quả kiểm tra, được lưu trữ và
trình cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường khi có yêu cầu.
- Các căn cứ dịch vụ dầu khí trên bờ phải tuân thủ các quy định sau:


1. Không thải trực tiếp ra môi trường xung quanh các loại dầu mỡ, hoá chất
độcν hại, khí thải và nước thải có chứa các chất độc hại vượt quá mức cho phép
của các Tiêu chuẩn Việt Nam về khí thải, nước thải công nghiệp cũng như sinh
hoạt. 2. Phải thu gom, xử lý các chất thải sản xuất và sinh hoạt trong quá trình
hoạtν động theo quy định. 3. Các căn cứ dịch vụ làm nhiệm vụ tiếp nhận, tàng
trữ, xử lý chất thải từ côngν nghiệp dầu khí phải có bãi thải, công nghệ xử lý
phù hợp theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên
quan khác. Nghiêm cấm việc tiếp nhận và xử lý các loại chất thải có nguồn gốc
từ nước ngoài nhập vào. 4. Việc bảo quản, tàng trữ, vận chuyển các chất phóng
xạ phải tuân theo phápν luật về An toàn và Kiểm soát bức xạ, đồng thời phải
tuân theo các Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN- 4586-97(Quy phạm an toàn về
bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệuν nổ) TCVN- 4397-87(Quy phạm an
toàn về bức xạ ion hóa) TCVN- 4985-89(Quy định vận chuyển an toàn chất
phóng xạ).

Câu 20. Các phương pháp kĩ thuật chống ô nhiễm dầu mỏ gây ra?
-

Ngăn ngừa và khác phục sự cố tràn dầu là công việc hết sức cần thiết, nhưng
phức tạp và khó khăn, đòi hỏi sự tổ chức, phối hợp mau lẹ và việc áp dụng các
kỹ thuật phù hợp.

-

Việc ngăn, quây dầu tràn có thể được tiến hành bằng các công cụ kỹ thuật cao
hoặc đơn giản như sử dụng phao ngăn dầu chuyên dùng hoặc dùng tre nứa kết
thành phao ngăn, sau đó nhanh chóng thu gom bằng mọi cách, từ bơm hút cho
đến vớt thủ công; có thể dùng rơm rạ hoặc các loại vật liệu xốp dễ ngấm dầu
thả xuống nước cho dầu thấm vào, sau đó vớt lên gom giữ vào nơi an toàn.

-

Trường hợp tràn dầu ngoài khơi, xa bờ, có thể xem xét dùng chất phân tán dầu
nhằm ngăn không cho dầu có khả năng loang vào gây ô nhiễm đến bờ, bởi
những khu vực này thường là các khu vực nhạy cảm, là nơi sinh sống của các
loại động thực vật, các khu bảo tồn thiên nhiên ven biển, các khu rừng ngập
mặn cần được ưu tiên bảo vệ.

-

Khi dầu đã lan và dạt vào bờ, cần nhanh chóng và bằng mọi biện pháp, mọi
phương tiện, từ thô sơ (như xẻng, xô, chậu ...) cho tới hiện đại (như xe hút
nước, bơm dầu, xe ủi, ô tô tải...) tổ chức thu gom váng dầu , cặn dầu.

-


Váng dầu, cặn dầu và các vật liệu bám dầu (như đất, cát, cành cây, rác bám dầu
v.v...) cần gom về một nơi, ngăn quây cách ly không cho thấm ra môi
trường xung quanh và sẽ được cơ quan chuyên môn hướng dẫn xử lý.


-

Ngoài các biện pháp cần thiết khẩn cấp nêu trên, các nước tiên tiến đã sử dụng
các công cụ hỗ trợ để giúp công tác khắc phục sự cố có hiệu quả hơn như: sử
dụng vệ tinh để theo dõi các vệt dầu loang theo hướng gió hoặc thủy triều để có
biện pháp xử lý kịp thời. Dùng các loại tàu và phao chuyên dụng để rải chất
phân tán hoặc ngăn chặn các vết dầu loang giúp cho việc thu gom được dễ
dàng.

-

Ngoài các hóa chất phân tán, một biện pháp khác là dùng các vi sinh vật hoặc
các tác nhân sinh học nhằm phân tán hoặc phân hủy dầu.




×