Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Cấu trúc địa chất vùng Lệ Thủy, Quảng Bình. Thiết kế phương án thăm dò quặng sa khoáng titan khu tây Liên Bắc I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.29 KB, 38 trang )

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
Khoáng sản nói chung và sa khoáng titan nói riêng là nguồn tài nguyên thiên
nhiên quý giá của con người, là nguồn tài nguyên không tái tạo góp mặt hầu hết trong
các lĩnh vực khoa học công nghệ cao, đặc biệt là lĩnh vực luyện kim, điện tử, công
nghệ vũ trụ… Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ titan của thế giới đang ngày càng tăng,
nhưng nguồn cung cấp còn hạn chế chỉ phổ biến ở một số nước chính như Trung
Quốc, Ấn Độ, Úc….
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về khoáng sản này chúng phân bố khá
rộng rãi ở dọc ven biển Việt Nam và đặc biêt là sa khoáng ven biển miền Trung. Hầu
hết các diện tích có tiềm năng lớn về sa khoáng titian tại Việt Nam đã được điều tra và
đánh giá tài nguyên, một số vùng đã được đầu tư thăm dò khai thác phục vụ cho nền
kinh tế dân sinh trong những năm qua, có thể kể đến một số vùng có tiềm năng lớn về
tài nguyên sa khoáng titan có giá trị cao như dải ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa
Thiên – Huế, vùng Bình Thuận, vùng Ninh Thuận, dải ven biển từ Đà Nẵng đến
Khánh Hòa…
Theo dự báo về sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp công nghệ cao
trong những năm tới, nhu cầu về khoáng sản titan ngày càng tăng cao trên thế giới,
chính vì vậy việc đầu tư nghiên cứu và đánh giá tiềm năng sa khoáng titan trên lãnh
thổ cũng như vùng ven biển là cấp thiết phục vụ cho nghiên cứu khoa học và góp
phần vào quy hoạch, quản lý, khai thác hợp lý khoáng sản nói chung và sa khoáng
titan nói riêng phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Nhằm tổng hợp nghiên cứu toàn diện và đầy đủ hơn về đặc điểm cấu trúc địa
chất khu mỏ và đánh giá hết tiềm năng trữ lượng sa khoáng titan khu tây Liên Bắc,
giúp sinh viên mới ra trường có những kỹ năng cơ bản một người địa chất trong công
tác thu thập tổng hợp tài liệu và thiết kế phương án thăm dò, dự án nghiên cứu khoa
học. Sinh viên đã được giao đề tài: “Cấu trúc địa chất vùng Lệ Thủy, Quảng Bình.
Thiết kế phương án thăm dò quặng sa khoáng titan khu tây Liên Bắc I”.


Nhiệm vụ của đề tài tốt nghiệp là:
SV: Giang Thành Đạt

1

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất khu tây Liên Bắc.
- Nghiên cứu chất lượng, xác định trữ lượng sa khoáng titan và các khoáng sản
đi kèm.
- Lựa chọn thiết kế mạng lưới thăm dò phù hợp các thân quặng sa khoáng titan.
Để thực hiện đề tài được giao, sinh viên đã được khoa Địa chất, bộ môn Tìm
kiếm – Thăm dò, trường Đại học Mỏ - Địa chất cử về thực tập tốt nghiệp tại Liên
đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ.
Thời gian thực tập bắt đầu từ ngày 15/2/2016 – 26/3/2016.
Trong thời gian thực tập tại Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ, sinh viên đã thu
thập được một số tài liệu phục vụ cho việc hoàn thành đồ án tốt nghiệp như sau:
+ Bản đồ Địa chất sa khoáng ven biển vùng Vĩnh Linh, tỉnh Quảng trị tỷ lệ
1:25.000
+ Bản đồ địa hình khu vực tây Liên Bắc, xã Sen Thủy và Ngư Thủy Nam,
huyện lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình tỷ lệ 1:10.000
+ Mặt cắt địa chất tuyến thăm dò
+ Thuyết minh “Đề án thăm dò quặng titan sa khoáng tại khu vực Tây Liên
Bắc và Đông Sen Thủy, xã Sen Thủy và xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình”.

Trên cơ sở tài liệu thu thập, cùng với sự hướng dẫn của TS. Khương Thế Hùng,
sinh viên đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp và xử lý tài liệu, đã hoàn thành đồ án tốt
nghiệp.
Ngoài phần mở đầu, kết luận đồ án được trình bày với các chương sau:
Chương 1: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên cứu địa
chất vùng.
Chương 2: Đặc điểm địa chất và khoáng sản.
Chương 3: Các phương pháp áp dụng, kỹ thuật và khối lượng công tác.
Chương 4: Dự kiến phương pháp tính trữ lượng, tài nguyên khoáng sản.
Chương 5: Tổ chức thi công và dự toán kinh phí
SV: Giang Thành Đạt

2

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Bản vẽ kèm theo
Tài liệu tham khảo.
Trong quá trình nghiên cứu thu thập tài liệu hoàn thành đồ án, sinh viên luôn
nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS. Khương Thế Hùng và các thầy cô giáo bộ
môn Tìm kiếm Thăm dò, Khoa địa chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội. Sinh
viên cũng nhận được sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của Phòng Kỹ thuật
– Kế hoạch Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều
kiện giúp đỡ để sinh viên hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Một lần nữa sinh viên xin cảm ơn tất cả các thầy giáo ở bộ môn Tìm kiếm –

Thăm dò khoa Địa Chất, Trường Đại học Mỏ - Địa chất và lãnh đạo Liên đoàn Địa
chất Bắc Trung Bộ, các bạn đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ và động viên sinh viên
trong quá trình thực tập và hoàn thành đồ án này.
Sinh viên xin chân thành cảm ơn.

SV: Giang Thành Đạt

3

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN VÀ
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ DIỆN TÍCH VÙNG NGHIÊN CỨU
Lệ Thủy là một huyện phía nam của tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lý từ: 16055’
đến 17022’ vĩ độ Bắc, và từ 106025’ đến 106059’ độ kinh Đông. Huyện Lệ Thủy có
phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông
giáp biển Đông và phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN
1.2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
a. Đặc điểm địa hình
Huyện Lệ Thủy nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình phía Tây
là núi cao và thấp dần từ Tây sang Đông; có 4 dạng địa hình chính, gồm: vùng núi
cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng và vùng cồn cát ven biển.

- Vùng núi: Địa hình vùng núi có đặc điểm là núi có độ cao trung bình từ 600800m, một số đỉnh có độ cao trên 1000m ( Đèo 1001 ở giáp Quảng Trị), vùng núi có
tổng diện tích trên 74.000 ha, chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Do
địa hình núi cao nằm gần biển, độ chênh cao lớn, độ chia cắt sâu mạnh, nên địa hình
có độ dốc lớn. Do hoạt động tạo sơn trong thời kỳ kỷ Đề vôn-Pécmi nên trầm tích
biển đã tạo nên nhiều khối núi sa phiến thạch, đá vôi gần Biên giới Việt Lào, thuộc
các xã Lâm Thuỷ, Ngân Thuỷ, Kim Thuỷ. Vùng núi còn nhiều tiềm năng lớn về rừng
tự nhiên có nhiều loài gỗ quý và sự đa dạng sinh học. Trong vùng núi có nhiều thung
lũng đất đai khá màu mỡ có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây công
nghiệp dài ngày, ngắn ngày..

SV: Giang Thành Đạt

4

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Vùng gò đồi (trung du).
Đây là vùng chuyển tiếp từ khu vực núi cao ở phía Tây với vùng đồng bằng
phía Đông, gồm các dãy đồi có độ cao trung bình từ 30-100m nằm dọc 2 bên đường
Hồ Chí Minh Đông kéo dài từ Bắc xuống Nam huyện, thuộc thị trấn Lệ Ninh, các xã
Hoa Thuỷ, Sơn Thuỷ, Phú Thuỷ, Mai Thuỷ, Dương Thủy, Thái Thủy, Sen Thuỷ.
Diện tích đất đồi chiếm khoảng 21,5% diện tích đất tự nhiên. Càng về phía nam, vùng
đồi càng được mở rộng. Địa hình vùng gò đồi thường có dạng úp bát, sườn thoải,
nhiều cây bụi, độ dốc bình quân từ 10 – 20 độ, đất đai phần lớn bị xói mòn, bạc màu.
Đây là vùng có nhiều tiềm năng cho phát triển các loại cây lâm nghiệp, công nghiệp

dài và ngắn ngày và chăn nuôi gia súc với quy mô tương đối lớn.
- Vùng đồng bằng.
Nằm kẹp giữa vùng đồi và dãy cồn cát ven biển là vùng đồng bằng. Đây là
vùng địa hình thấp, bằng phẳng, chiều rộng (Đông-Tây) bình quân 5-7km, diện tích
khoảng 20.500 ha, độ cao từ (- 1,00) - (+2,50m). Giữa vùng đồng bằng có sông Kiến
Giang và các phụ lưu gồm: Rào Sen, Rào An Mã, Rào Ngò, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch
Bàn (Phú Thuỷ) ... Vùng đồng bằng có độ cao không lớn, phổ biến từ -0,5- 2,5m nên
hàng năm thường bị ngập lụt từ 2,0-3,0m và được phù sa bồi đắp nên đất đai khá màu
mở. Vùng đồng bằng có nhiều nơi thấp hơn mực nước biển nên chịu ảnh hưởng của
thuỷ triều vì vậy hay bị nhiễm mặn, chua phèn.
Vùng đồng bằng là nơi tập trung sản xuất lương thực, thực phẩm chính của
huyện với các loại cây chủ yếu như lúa, khoai lang, lạc, rau củ quả, nuôi thủy sản,
chăn nuôi lợn, gia cầm. Nếu được đầu tư thâm canh theo hướng công nghiệp hóa,
vùng này có khả năng phát triển nông nghiệp hàng hóa phục vụ cho thị trường trong
và ngoài tỉnh.
- Vùng cát ven biển.

SV: Giang Thành Đạt

5

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Vùng cát ven biển chủ yếu gồm các cồn cát, đụn cát, đồi cát cao 10-30 m. Diện
tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Thành phần của

đất chủ yếu là cát hạt mịn, lượng SiO2 chiếm 97-99%, độ liên kết kém nên dễ bị di
động do gió, dòng chảy. Vùng cát ven biển có nước ngầm khá phong phú, ngoài ra có
một số bàu, đầm nước ngọt như Bàu Sen, Bàu Dum…. là nguồn cung cấp nước cho
sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Vùng cát ven biển có tiềm năng về
phát triển nghề biển, chăn nuôi gia súc và đặc biệt là phát triển nuôi trồng thủy sản
theo phương thức công nghiệp và du lịch biển.
b. Đặc điểm mạng lưới sông suối
Lệ Thủy nổi tiếng với sông Kiến Giang, khác với nhiều con sông khác ở miền
Trung, sông Kiến Giang bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy về biển, nhưng khi đến
vùng đồng bằng bị dãy cát ven biển chặn lại nên chảy về phía Bắc, gặp sông Đại
Giang tại xã Hiền Ninh huyện Quảng Ninh thành sông Nhật Lệ và đổ ra biển tại cửa
Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới. Nhờ sông Kiến Giang uốn lợn quanh co nên nhận
thêm các phụ lưu chính như: Rào Con, Rào Ngò, Rào Sen, Rào Phú Hoà, Phú Kỳ, Mỹ
Đức nên tạo ra vùng đồng bằng 2 huyện Quảng Ninh - Lệ Thủy rộng lớn, màu mỡ
cùng nhiều đầm phá nước lợ với sự đa dạng sinh học cao. Sông suối ở Lệ Thuỷ có
đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn. Sự phân bố dòng chảy ở Lệ
Thuỷ theo mùa rõ rệt. Mùa mưa thường gây lũ lụt. Mùa khô ít mưa, vùng đất thấp ở
hạ lưu sông Kiến Giang nhiễm mặn, phèn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp.
c. Đặc điểm khí hậu

SV: Giang Thành Đạt

6

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp


Vùng nghiên cứu mang đặc trưng chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, trung bình
một năm có 1.750 - 1.900 giờ nắng. Một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và
mùa mưa.
- Mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Nhiệt độ
trung bình năm là: 24,60C, tháng giêng có nhiệt độ thấp nhất là 16,90C, tháng cao nhất
(tháng 6) là 34,30C. Lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 1.448mm 3.000mm, lượng mưa cả năm cao nhưng phân bổ vào các tháng không đều, mưa lớn
tập trung vào các tháng 9, 10, 11 riêng lượng mưa tháng 10, 11 chiếm hơn 75% lượng
mưa cả năm (từ 1.150- 1.455 mm).
- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 có nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình từ
33oC ÷ 37oC có ngày lên tới 38oC ÷ 39oC, nóng nhất vào tháng 6, tháng 7 đây là thời
điểm thuận lợi cho việc đi lại và tiến hành công tác thực địa. Trong mùa khô thường
có gió mùa Tây Nam sau khi đi qua lục địa Thái- Lào và dãy Trường Sơn bị mất độ
ẩm nên gây ra khô nóng gay gắt.
1.2.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn
a. Đặc điểm giao thông
Huyện Lệ Thủy là một đoạn “khúc ruột” miền Trung, có các đường giao thông
nối với 2 đầu đất nước như đường Quốc Lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và
Tây), đường sắt Bắc Nam đi qua suốt chiều dài của huyện, 02 đường tỉnh lộ 10 và 16
đi ngang nối các Quốc lộ; huyện có 8 tuyến đường nội huyện dài 97Km, 28/28 xã thị
trấn có đường ô tô đến trung tâm xã nên có điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng liên
kết, giao thương và hợp tác phát triển với các địa phương trong tỉnh, vùng Duyên hải
miền Trung và với cả nước.
Đi đến vùng nghiên cứu bằng nhiều phương thức khác nhau như:
- Đi ô tô Hà Nội – Quảng Bình dọc theo Quốc lộ 1A đoạn qua xã Sen Thủy
có đường đất lớn đi về phía đông bắc khoảng 4 km là đến khu Tây Liên Bắc, dài
564 km.

SV: Giang Thành Đạt


7

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Đi bằng tàu hỏa ga Hà Nội – ga Thượng Lâm, Quảng Bình (dài 483 km),
rồi từ ga Thượng Lâm theo đường Sen Bang - Quốc lộ 1A – Sen Trung đến xã Sen
Thủy, huyện Lệ Thủy, dọc theo đường đất lớn vào đến Tây Liên Bắc dài 18 km.
Việc đi lại trong vùng hiện nay có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện
khác nhau như xe máy, ôtô, hoặc đi bộ theo những con đường đất. Nhìn chung giao
thông để vào vùng nghiên cứu tương đối dễ dàng và thuận lợi cho các công tác
thực địa.
b. Đặc điểm dân cư
Theo số liệu thống kê dân số trung bình của huyện Lệ Thuỷ đến năm 2014 có
142.232 người. Mật độ dân cư trung bình là 100 người/km2.
Nhìn chung vấn đề gia tăng dân số của huyện trong giai đoạn vừa qua đã tăng
chậm. Tỷ lệ tăng dân số trung bình năm 2014 là 0,56%, năm 2013 là 0,59%/năm.
Đại bộ phận dân cư huyện Lệ Thuỷ là người Kinh phân bố trên hầu khắp các
địa bàn của huyện từ đồng bằng ven sông, ven biển đến gò đồi trung du, từ thị trấn, thị
tứ đến các vùng nông thôn. Phía Tây huyện có đồng bào dân tộc Vân Kiều ở 3 xã
vùng cao Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy, mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân
trí và phương thức canh tác còn lạc hậu, kém hiểu biết về kinh tế thị trường.
Đến năm 2014 số người trong độ tuổi lao động là 77,52 nghìn người, chiếm
52,62% dân số, trong đó có 73,24 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh
tế, chủ yếu làm các nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Nhìn chung, lực lượng lao động của huyện tương đối dồi dào, đáp ứng cho nhu

cầu phát triển trước mắt của các ngành kinh tế. Người lao động của Lệ Thủy cần cù,
chịu khó, có tinh thần học hỏi, sáng tạo. Mặc dù số lao động có trình độ chuyên môn
kĩ thuật tăng nhanh song cũng mới chỉ chiếm khoảng 24% tổng lao động. Nguồn nhân
lực được đào tạo còn mất cân đối giữa các ngành và các bậc đào tạo, lao động có bằng
cấp chuyên môn chỉ chiếm 9-10% tổng lao động được đào tạo.
c. Đặc điểm kinh tế, văn hóa

SV: Giang Thành Đạt

8

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Huyện Lệ Thủy nằm không xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn
nhất của các tỉnh là thành phố Đồng Hới và Đông Hà, Huế; có đường bờ biển dài
(hơn 30km) với nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch biển cũng như phát triển thủy
sản; là điều kiện thuận lợi để huyện phát huy các thế mạnh, khai thác hiệu quả tiềm
năng sẵn có, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của các cấp
chính quyền, đời sống kinh tế-xã hội của nhân dân các dân tộc trong huyện đã có
nhiều chuyển biến thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực, thu ngân sách trên địa bàn đều đạt và vượt kế
hoạch: tổng sản phẩm xã hội toàn huyện năm 2014 đạt hơn 22 tỷ đồng; tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân đạt 7,5%; thu nhập bình quân đầu người 25,2 triệu

đồng/năm. Cơ cấu lao động của huyện vẫn là cơ cấu nông nghiệp. Lao động trong
ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tới 83,8%, trong khi các ngành CN - XD chiếm
7,3%, các ngành dịch vụ chỉ chiếm 8,9%.
Nông - lâm - ngư nghiệp phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng
hóa; chất lượng, hiệu quả từng bước được nâng cao. Đã tập trung đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
bố trí mùa vụ hợp lý, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng vùng chuyên
canh, thâm canh.Tổng sản lượng lương thực năm 2014 đạt trên 86,46 ngàn tấn.
Chương trình phát triển chăn nuôi được đẩy mạnh. Đến năm 2014, giá trị ngành chăn
nuôi chiếm 44,51% trong GTSX nông nghiệp.
Về văn hóa – xã hội 28/28 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tình hình an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền biên giới được giữ vững. Quan hệ đối
ngoại với tỉnh Savanakhẹt của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào được duy trì
và mở rộng.

SV: Giang Thành Đạt

9

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Hệ thống chính trị được củng cố, từng bước đáp ứng yêu cầu trong tình hình
mới. Tinh thần đoàn kết giữa nhân dân các dân tộc không ngừng được phát triển,
phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc nhất là những giá trị văn hóa truyền thống

tiếp tục được lưu giữ.
Nhìn chung, ngoài một số cơ sở kinh tế của Nhà nước bước đầu được xây
dựng, cơ sở kinh tế của nhân dân địa phương bắt đầu có sự khởi sắc. Cuộc sống của
bà con dân bản vùng cao đã và đang được Đảng và Nhà nước chú trọng quan tâm là
một trong những động lực phát triển tại địa phương. Ngày nay, trong quá trình đổi
mới và phát triển của đất nước, người Lệ Thủy cũng luôn đi đầu trong học tập, nhiều
con em của huyện nhà thi đỗ đạt cao, tỷ lệ vào đại học cao; trong lĩnh vực quản lý,
khoa học kỹ thuật Lệ Thủy có nhiều nhà Toán học, khoa học, kỹ thuật, quản lý, dịch
thuật, nhà thơ đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
Chứng tỏ, nhân dân Lệ Thủy có đủ khả năng tiếp cận với quá trình hội nhập thế giới
và khu vực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
1.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT, TÌM KIẾM
THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Vùng Lệ Thủy nói riêng và khu vực Bắc Trung Bộ nói chung đã có nhiều công
trình nghiên cứu về địa chất - khoáng sản.
Theo thời gian có thể chia lịch sử nghiên cứu địa chất và khoáng sản vùng thành
hai giai đoạn sau:
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1954
Giai đoạn này chủ yếu do các nhà địa chất Pháp tiến hành, trong đó đáng chú ý
có các công trình sau:
- Trên Bản đồ địa chất dải Trường Sơn và cao nguyên Hạ Lào tỷ lệ 1:500.000
của Bouret R. (1925) chủ yếu thể hiện hai loạt Uralo - Permi và Mesozoi. Trong đó,
các đá vôi khối Kẻ Bàng và trầm tích màu đỏ ở Mụ Giạ ở phía Tây - Tây Nam vùng
được mở rộng sang Lào thuộc hai loạt nói trên.

SV: Giang Thành Đạt

10

Lớp: Địa Chất B – K56



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Trên công trình tổng hợp của Fromaget J. (1952), các trầm tích xen phun trào
axit ở đới Hoành Sơn xếp vào Indosiniat hạ và các trầm tích màu đỏ ở Mụ Giạ xếp
vào Indosiniat thượng; các trầm tích Devon ở vùng Quy Đạt đã ghi nhận từ Coblen
đến Famen.
Trong giai đoạn này có một số các chuyên khảo về cổ sinh - địa tầng liên quan
tới vùng Quy Đạt và lân cận như của Mansuy H. (1913-1919), Fromaget J. (1927,
1937), Saurin E. (1955, 1956)... đã đề cập tới sự có mặt của một số tầng chứa hoá
thạch đặc trưng như: đá vôi chứa Stringocephalus burtini tuổi Givet; đá phiến vôi
chứa Atrypa (Desquamatia) tuổi Frasni, đá vôi sét và đá phiến ánh chứa Tay cuộn,
San hô tuổi Vize; đá vôi khối Kẻ Bàng chứa Fusulinida tuổi Uralo - Permi...
Liên quan đến các trầm tích Devon thượng - Carbon hạ, họ nhận xét: “Ở Đông
Dương, Struni (bậc ranh giới giữa Devon - Carbon) không thể tách ra khỏi Turne
được (Fromaget J., 1927; Dussault L., 1929). Trong đó, họ đã đề cập tới các đá thuộc
Famen như các đá cát kết màu vàng hoặc màu tím nhạt không có hoá thạch ở Bắc
Trung Bộ (Quy Đạt) hoặc các “đá hoa vân đỏ” không có hoá thạch ở Đông Bắc Bắc
Bộ (Cao Bằng, Mã Pì Lèn) và coi đó là các lớp kết thúc hệ Devon.
Cho đến nay, bằng các tài liệu thực tế và việc phát hiện nhóm hoá thạch định
tầng chỉ đạo (Conodonta) đã chứng minh đúng đắn một phần ý tưởng trên như ở vùng
Cao Bằng, các “đá hoa vân đỏ” và các đá vôi chứa quặng mangan chứa phong phú
Conodonta tuổi Famen đến Turne (Phạm Kim Ngân, 1981; Tống Duy Thanh, 1995;
Đoàn Nhật Trưởng, Tạ Hoà Phương, 1999...).
Ở Bắc Trung Bộ, cũng đã phát hiện tầng đá vôi loang lỗ, vân sọc dải chứa
Conodonta Famen sớm - giữa, thuộc điệp Cát Đằng (Nguyễn Quang Trung, 1984)
hoặc hệ tầng Xóm Nha (Nguyễn Hữu Hùng, 1994) và sau đó, địa tầng D 3-C1 được

nghiên cứu chi tiết hơn khi đo vẽ bản đồ địa chất vùng Minh Hoá.
1.3.2. Giai đoạn sau năm 1954
Vùng Đông Nam Lệ Thủy đã được đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ
1:200.000 (tờ Lệ Thủy - Quảng Trị, Đặng Xuân Dương, 1977) và đã có một số công
SV: Giang Thành Đạt

11

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

trình điều tra, đánh giá, thăm dò quặng titan sa khoáng nhưng chưa được đo vẽ bản đồ
địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000.
Trong công trình đo vẽ bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 200.000 tờ Lệ Thủy
- Quảng Trị có chỉnh lý xuất bản năm 1994, các thành tạo trầm tích vùng thăm dò
được các nhà địa chất xếp vào trầm tích biển gió tuổi Holocen thượng (mvQIV3), thành
phần là cát thạch anh màu trắng xám, sét màu đen, tuy nhiên trong công trình bản đồ
địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 200.000 tờ Quảng Bình xuất bản năm 2003, các trầm tích
nói trên được các nhà địa chất xếp vào trầm tích biển (mQ13). Các công trình trên chủ
yếu giải quyết các vấn đề cơ bản về địa chất khu vực, chưa có thông tin về quặng titan
- zircon sa khoáng trong vùng.
Năm 1994, Mai Văn Hác và nnk đã kết thúc thi công đề án đã điều tra, tìm
kiếm các sa khoáng ilmenit, zircon ven biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế tỷ lệ 1:50.000. Đề án đã thi công trên toàn diện tích nghiên cứu với mạng lưới
tuyến cách nhau 800 ÷ 1.600m, mật độ điểm khảo sát 1÷2 điểm/km 2, lấy mẫu trên
mặt rất thưa (5÷7km bố trí 1 tuyến, 1 tuyến lấy 2÷3 mẫu) và đánh giá chi tiết ở tỷ lệ

1:10.000 ở một số khu vực triển vọng với diện tích 90,5km 2, các khu vực thăm dò
không có trong các diện tích triển vọng nói trên.
Trong thời gian từ 2005 - 2008, Liên Đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ đã thi công
đề án “Điều tra, đánh giá triển vọng sa khoáng ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa
Thiên Huế” (Lê Văn Đạt, 2008), đã điều tra tỷ lệ 1:25.000 có quan sát xạ trên toàn
diện tích nghiên cứu với mạng lưới tuyến cách nhau 2.300m, mật độ điểm khảo sát 7
÷ 10 điểm/km2, các tuyến điều tra cách nhau từ 2 ÷ 2,3km trên tuyến có từ 4 - 5 lỗ
khoan. Các diện tích xin phép thăm dò nằm trong diện tích đó, riêng khu Tây Liêm
Bắc nằm trong khu vực đã được đánh giá tỷ lệ 1: 10.000 từ Lệ Thủy đến Vĩnh Linh
trên diện tích 8 km2. Các phương pháp đánh giá đã sử dụng bao gồm: Lộ trình đo vẽ
có quan sát xạ với nhiệm vụ phân chia chi tiết trầm tích chứa sa khoáng theo đặc điểm
thạch học và địa mạo, làm rõ hình thái, phân bố các thân quặng sa khoáng với mật độ
trung bình đạt 55 điểm/km2; đo xạ đường bộ, đo gamma lỗ choòng; khoan tay kiều Úc
SV: Giang Thành Đạt

12

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

có mạng lưới các tuyến công trình cách nhau từ 600 - 700m, công trình trên tuyến
cách nhau từ 100 - 120m để đánh giá đến tài nguyên cấp 333. Kết quả đánh giá đã xác
định trong vùng có quặng titan sa khoáng quy mô nhỏ, hàm lượng trung bình khoảng
0,5%, tài nguyên cấp 333 + 334a là 234 ngàn tấn.
Trong phạm vi diện tích thăm dò đã thi công 6 tuyến khoan tay, 34 lỗ khoan có
tổng chiều sâu 381,5m, trung bình 10,8m/lỗ khoan, trong đó có 17 lỗ khoan chưa

khống chế hết hàm lượng khoáng vật có ích > 0,3%.
Trong thời gian từ năm 2010 đến 2011, Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình và
Công ty cổ phần Khoáng sản Hoàng Long đã đánh giá quặng titan trên diện tích 150
ha giáp phía tây, tây nam các khu thăm dò (cách khu vực thăm dò khoảng 200 300m). Các tuyến công trình khoan tay kiểu Úc cách nhau 200m, công trình trên
tuyến cách nhau từ 60 - 70m. Kết quả đã xác định được các thân quặng titan có quy
mô nhỏ, chiều dày các thân quặng từ 7,7 - 8,9m, hàm lượng các khoáng vật quặng
phổ biến từ 0,3 - 0,5%, trung bình 0,4%, tổng tài nguyên cấp 333 là 122,4 ngàn tấn.
Tháng 8 - 9 năm 2014, Công ty Cổ phần khoáng sản Hoàng Long và Công ty
TNHH Kim Tín Quảng Bình phối hợp với Liên Đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ tiến
hành khảo sát lập đề án. Trong quá trình khảo sát ở khu Đông Sen Thủy đã thi công 7
lỗ khoan phân bố đại diện trên khu thăm dò, khối lượng 190m (do tại khu vực này
chưa có tài liệu đánh giá), chiều sâu các lỗ khoan từ 15 - 40m, lấy gia công phân tích
98 mẫu trọng sa. Tổng hợp những tài liệu hiện có từ trước tới nay được tập thể tác giả
thu thập, nghiên cứu và sử dụng trong quá trình lập đề án thăm dò quặng titan sa
khoáng tại khu vực Tây Liêm Bắc và Đông Sen Thủy, xã Sen Thủy và Ngư Thủy
Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

SV: Giang Thành Đạt

13

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN

2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG
2.1.1. Địa tầng
Tham gia vào cấu trúc địa chất trong phạm vi vùng nghiên cứu và lân cận có các
phân vị địa tầng sau :
GIỚI PALEOZOI
Hệ Ordovic, thống thượng - Hệ Silua, thống hạ
Hệ tầng Long Đại (O3-S1 lđ)
Hệ tầng Long Đại do Mareichev A.M, Trần Đức Lương xác lập năm 1965 trong
công tác đo vẽ chỉnh lý bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000 phần miền Bắc. Mặt cắt chuẩn
được mô tả tại thượng nguồn sông Long Đại từ Bản Ho qua Bản Mít đến Vít Thu Lu
huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình.
Hệ tầng Long Đại phân bố rộng rãi ở phần phía Nam thuộc các huyện Lệ Thuỷ
và huyện Quảng Ninh.
Theo các đặc điểm cấu tạo địa chất và thành phần thạch học, hệ tầng Long Đại
được phân chia thành các phân hệ tầng như sau:
- Phân hệ tầng dưới (O3-S1 lđ1): phân bố ở vùng Vít Thu Lu, Động Châu, thành
dải kéo dài phương tây bắc – đông nam, gồm 3 tập:
Tập 1: đá phiến sét màu xám đen phân lớp mỏng, xen bột kết. Dày 300500m.
Tập 2: cát kết, cát kết dạng quarzit, xen kẽ với bột kết, đá phiến sét. Dày
400-550m.
Tập 3: đá phiến sét xen các lớp mỏng cát kết, bột kết, thấu kính sét vôi.
Dày 300-400m.
Năm 1992, trong mặt cắt này, Phạm Kim Ngân đã sưu tập được tâp hợp
Agnostus sp., Nileus ? sp.. Cyclopvge sp., Ogygiocaris sp.. Các nóa thạch trên cho
tuổi Orđovic muộn.
SV: Giang Thành Đạt

14

Lớp: Địa Chất B – K56



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Phân hệ tầng giữa (O3-S1 lđ2): phân bố viền theo phân hệ tầng dưới ở các
vùng kể trên, tạo thành các cánh nếp lồi, nếp lõm, bao gồm:
Tập 1: đá phun trào felsic-trung tính bị ép phiến mạnh màu xám lục xen
những lớp cát kết, các thấu kính hoặc lớp mỏng cuội sạn kết tuf. Dày 450 -500m.
Tập 2: đá phiến sét, bột kết xen đá phiến silic màu xám sẫm. Dày 250300m.
- Phân hệ tầng trên (O3-S1 lđ3): phân bố rải rác ở các cánh nếp rồi và nhân
nếp lõm vùng Cam Lộ, bao gồm:
Tập 1: cát kết, cát kết dạng quarzit xem lớp mỏng bột kết, đá phiến sét. Dàu 250300m. Hóa thạch gồm: Diversograptus ramosus, Diplograptus modestus,
Glyplograptus tamariscus, Limpidograptus poschovae, Hedrograptus sp.,...
Tập 2: chủ yếu đá phiến sét phân lớp mỏng dạng sọc dải, bột kết, xen lớp mỏng
cát kết. Dày 600-700m.
Trên cơ sở tập hợp hóa thạch thu thập được, hệ tầng Long Đại được xếp vào tuổi
Ocdovic muộn – Silua sớm.
Hệ Silua, thống Wenlock
Hệ tầng Đại Giang (S2-D1 đg)
Hệ tầng Đại Giang do A.M. Mareichev xác lập năm 1965. Hệ tầng phân bố ở
vùng Mỗ Nhất – An Mã và có thể quan sát được 4 tập:
Tập 1: cát kết, cát kết dạng quarzit, bột kết, đá phiến sét phân lớp mỏng,
Dày 400-500m.
Tập 2: đá vôi sét, đá vôi xen kẽ các lớp cát bột kết, bột kết. Dày 400-500m.
Tập 3: đá phiến sét, bột kết màu xám tro, xám sẫm. Hóa thạch gồm:
Retziella cf. weberi, Eospirifer cf. lynxoides, Camarotoechia sp., Muliisolenia cf.
formosa, Nipponophyllum ammaense. Dày 300-400m. Các hóa thạch nói trên
cho tuổi Silur.

Tập 4: cát kết dạng quarzit, cát kết, bột kết xen lóp mỏng đá vôi, đá hoa.
Hóa thạch gồm: Ungula aff. muongthensis,
SV: Giang Thành Đạt

15

Cymostrophia

sp.. Pandoricrinus aff.
Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

pandus. Dày 300-500m. Các hóa thạch trên thường gặp trong trầm tích Silur
thượng và Đevon hạ.
Tổng chiều dày phụ hệ tầng này khoảng dưới 1500-1800m.
Hệ Devon, Thống hạ
Hệ tầng Tân Lâm (D1 tl)
Hệ tầng Tân Lâm do Đinh Minh Mộng xác lập năm 1978.
Các tầm tích màu đỏ của hệ tầng Tân Lâm phổ biến trong các vùng Tan Lâm, Cò
Bai, Làng Mố và dọc quốc lộ 1A, tạo thành dải kéo dài từ Vĩnh Linh đến Vạn Xuân.
Dựa vào đặc điểm thạch học có thể mô tả và phân biệt hai phụ hệ tầng:
- Phân hệ tầng trên (D1 tl 1):
Thành phần của phụ hệ tầng này gồm cát kết hạt lớn chứa sạn phân lớp dày (trên
1m) xen với các lớp cát kết hạt nhỏ, bột kết và lớp mỏng đá phiến sét. Các đá cát kết
thạch anh hạt lớn lẫn sạn phân lớp khá dày và rất cứng rắn do bị quarsit hoá.
- Phụ hệ tầng dưới (D1 tl 2 ):

Phụ hệ tầng này có quan hệ chuyển tiếp với phân hệ tầng trên. Thành phần gồm
bột kết, sét kết, sét bột kết xen các lớp cát kết hạt nhỏ đến vừa, phân lớp trung bình.
Phần trên cùng của phân hệ tầng dưới có quan hệ chuyển tiếp dần với các đá carbonat
hệ tầng Cù Bai.
Tuổi và bối cảnh kiến tạo của hệ tầng Tân Lâm:
Trầm tích hệ tầng Tân Lâm có màu đỏ, tím riêng biệt. Chúng phủ bất chỉnh hợp
lên trên hệ tầng Đại Giang và chuyển tiếp dưới các thành tạo carbonat chứa San hô,
Tay cuộn của hệ tầng Cù Bai. Các hóa đá đã gặp cùng các quan hệ địa chất kể trên
cho thấy việc xếp mức tuổi Devon sớm cho hệ tầng Tân Lâm là hợp lý.
Các nghiên cứu cát kết màu đỏ của hệ tầng cho thấy bối cảnh thành tạo trong
điều kiện rìa lục địa thụ động (Mukul-Bhatia R.1983).
Khoáng sản liên quan: Các đá cát kết thạch anh dạng quarsit có hàm lượng
thạch anh cao có đủ tiêu chuẩn làm vật liệu xây dựng. Các đá hiến sét, sét kết cao

SV: Giang Thành Đạt

16

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

nhôm (Al2O3 = 12-14%) trong điều kiện thuận lợi, vỏ phong hóa có thể chứa sét
kaolin, sét xi măng đạt chất lượng tốt.
Hệ Devon, Thống trung – thượng
Hệ tầng Cù Bai (D2-3 cb)
Hệ tầng Cù Bai do Nguyễn Xuân Dương xác lập năm 1971 để chỉ cho các đá

carbonat mà A.E. Dovjikov và các đồng nghiệp (1965) đã mô tả là trầm tích Givet Frasni.
Thuộc phạm vi vùng nghiên cứu, các trầm tích carbonat hệ tầng Cù Bai bao gồm
các loại đá vôi, dolomit, dolomit vôi, sét vôi và có quan hệ chỉnh hợp với hệ tầng Tân
Lâm. Các diện lộ tiêu biểu được thấy tại khu vực Quảng Ninh, Lệ Thuỷ.
Mặt cắt tại Lèn Áng Sơn bao gồm 3 tập:
- Tập 1: Thành phần gồm đá vôi phân lớp mỏng đến vừa. Dày 100m.
- Tập 2: Thành phần gồm dolomit, dolomit lẫn vôi màu xám xanh. Dày 150m.
- Tập 3: Thành phần gồm đá vôi phân lớp vừa xen các thấu kính dolomit. Dày
100m.
Ồ vùng Tân Lâm. đá vôi phân lớp dày đến dạng khối, ở phần dưới cửa
mặt cát đẫ phát hiện được hóa thạch San hồ như Amphipora
Hexagonaria

ramosa, A. rudis.

aff. lavali. Ở phần trên của mặt cắt đã phát hiện được tập họp Tay

cuộn khá phong phú gồm: Theodossia

anossofi, Uchtospirifer

cf. concentricus, u.

tantamensis, Cyrtospirifer aíf. postarchiaci, c. graciosa v.v...
Các tập hợp hóa thạch kể trên đặc trưng cho Devon trung – thượng của hệ
tầng Cù Bai.
Hệ Carbon - thống hạ
Hệ tầng La Khê (C1 lk)
Hệ tầng do Dovjikov A.E. và đồng nghiệp (1965) xác lập theo mặt cắt ở lân cận
ga La Khê để mô tả tầng lục nguyên-silic-sét than-đá vôi màu đen chứa Huệ biển,

Trùng lỗ tuổi Carbon sớm và được giới hạn giữa hai gián đoạn địa tầng, ở phía dưới
SV: Giang Thành Đạt

17

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

và trên của hệ tầng. Sau đó, hệ tầng được sử dụng để đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ
1:200.000; 1:50.000, nghiên cứu chuyên đề và đều ghi nhận hệ tầng có hai phần rõ
ràng: dưới là lục nguyên và trên là đá vôi.
Trong phạm vi tờ Lệ Thủy - Quảng Trị, hệ tầng phân bố chủ yếu ở phía tây bắc
của tở bản dồ và rải rác vài nơi khác như Tân Lâm. Chúng thường phân bố thành
những dải hẹp viền quanh các khối đá vôi Carbon-Permi. Theo mặt cắt Bản San nàm
ở góc tây bắc tờ bản đồ, hệ tầng có 2 tập.
- Tập 1: cát bột kết, đá phiến sét than, đá phiến sét màu xám đến xám đen, các
lớp mỏng cát kết, cát kết vôi màu xám, xám vàng. Dày 110-120m.
- Tập 2: đá vôi silic, sét silic màu xám đen, đá phiến vôi, vôi sét màu xám đen,
các lớp mỏng hoặc thấu kính đá vôi. Dày 120m.
Hệ tầng La Khê nằm không chỉnh hợp trên hệ tầng Cù Bai. Tuổi Cacbon sớm
của hệ tầng được xác lập theo vị trí địa tầng cũng như một số hóa thạch tìm thấy ở
vùng lân cận.
Hệ Carbon – Permi
Hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs)
Hệ tầng được các nhà địa chất sử dụng trên cơ sở loạt Bắc Sơn do Nguyễn Văn
Liêm xác lập (1978) theo các mặt cắt vùng Bắc Sơn (Đông Bắc Bộ) để mô tả tầng đá

vôi chứa hoá thạch Trùng lỗ có tuổi từ Carbon sớm đến Permi giữa (C1-P2).
Khi đo vẽ bản đồ địa chất tờ Sông Cả, Nguyễn Văn Hoành (1978) đã xác lập hệ
tầng Mường Lống để mô tả tầng đá vôi sáng màu chứa Trùng lỗ tuổi Carbon giữa đến
Permi sớm (C2-P1). Sau đó, hệ tầng được sử dụng để đo vẽ bản đồ địa chất ở các tỷ lệ
và nghiên cứu chuyên đề, ở một số công trình đã thay đổi tuổi là Carbon - Permi hoặc
đổi tên gọi là Bắc Sơn.
Khi đo vẽ nhóm tờ Minh Hoá, các tác giả mở rộng khối lượng và tuổi, tức là hệ
tầng gồm cả tầng đá vôi đen thuộc hệ tầng La Khê trước đây và tuổi từ Carbon sớm
(Vize muộn) đến Permi giữa. Như vậy, khối lượng của tầng đá vôi Paleozoi thượng

SV: Giang Thành Đạt

18

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Liên quan tới tầng đá vôi này đã được nhiều nhà địa chất nghiên cứu. Hệ tầng
phân bố khá rộng rãi, đặc biệt là vùng Kẻ Bàng - Phong Nha và được mở rộng sang
Lào. Hệ tầng có dấu hiệu ảnh hàng không rất đặc trưng thuận lợi cho khoanh vẽ chính
xác diện phân bố. Chúng thường đóng vai trò là nhân các nếp lõm Paleozoi thượng
với cấu trúc dạng dải.
Mặt cắt đặc trưng của hệ tầng được theo dõi ở nhiều nơi, đáng chú ý là các mặt
cắt sau:
Mặt mặt Yên Đức - Đồng Hoá (MH.6147-6156 tờ Minh Hoá) thuộc tờ Bãi Dinh
+ Minh Hoá gồm 3 hệ lớp:

- Hệ lớp 1: Chủ yếu là đá vôi màu đen, xám đen, đá vôi Crinoidea phân lớp
không đều (từ mỏng đến dày), xen kẹp ít lớp đá vôi silic, chứa Trùng lỗ: Mediocris
breviscula, Neoarchaediscus subbaschkiricus, Archaediscus convexus, Howchinia
gibba, Endothyranopsis plana,... Tảo: Cuneiphycus terana. Dày 80m.
- Hệ lớp 2: Dolomit màu xám trắng hạt nhỏ, phân lớp trung bình, thành phần các
ôxyt CaO: 29,8%; MgO: 21,34%; Na2O + K2O: 0,54% (MH.6148, 6149, 6149/1,
6151/1). Dày 200m.
- Hệ lớp 3: Đá vôi màu xám đến xám sáng, đôi lớp đá vôi xám tro phân lớp
trung bình đến dày, chứa phong phú Trùng lỗ: Eostaffella postmosquensis, E.exilis,
Profusulinella parva, Pseudostaffella antiqua... Tảo: Cupeiphycus texana, Donetzella
lunaensis. Dày 320m.
Bề dày mặt cắt 600m.
Hệ tầng Bác Sơn nằm chỉnh hợp trên hệ tầng La Khê (Ci Ik). Đá vôi CarbonPermi thường phân bố thành khối nằm ử nhân các nếp lõm. Bề dày mật cất thay
đổi nhiều theo đường phương. Các sưu tập hóa thạch thu thập được đều cho tuổi
Carbon đến Permi và là cơ sở để định tuổi của hệ tầng.
Trong diện phân bố các đá vôi hệ tầng Bắc Sơn phát triển rất nhiều hệ thống
hang động, tiêu biểu là Phong Nha và rất nhiều hang lớn nhỏ khác hiện chưa hoặc

SV: Giang Thành Đạt

19

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

mới được phát hiện sơ bộ. Chúng là các tài nguyên hết sức có giá trị phục vụ cho

thăm quan du lịch.
Hệ Đệ Tứ (Q)
Trầm tích Holocen giữa
- Trầm tích hỗn hợp biển - gió Holocen giữa (mvQ22): Trầm tích hỗn hợp biển gió có tuổi Holocen giữa phân bố phần lớn diện tích phía tây nam các khu vực thăm
dò; các trầm tích tạo thành các dãy đồi cát cao, đỉnh tròn, thoải, kích thước rộng, kéo
dài song song cách bờ biển hiện đại 2,5÷3km có độ cao tuyệt đối 10 - 20m, cá biệt ở
đến 36m, chiều dài 3÷5km, chiều rộng 500÷1.000m. Thành phần chủ yếu là cát thạch
anh hạt nhỏ màu xám vàng, nâu vàng, có chứa quặng titan - zircon sa khoáng nghèo.
Chiều dày trầm tích 10÷20m.
Trầm tích Holocen trên
Các trầm tích Holocen trên gồm nhiều kiểu nguồn gốc khá phức tạp, hiện nay
vẫn tiếp tục hình thành và phát triển.
- Trầm tích hỗn hợp biển - gió Holocen trên (mvQ23): Trầm tích hỗn hợp biển gió Holocen trên phân bố phần lớn trên diện tích của xã Ngư Thủy Nam và xã Sen
Thủy bao gồm các dãy đụn cát nằm sát và song song với đường bờ biển dài đến 10
km, kéo dài từ xã Ngư Thủy Nam đến xã Vĩnh Thái, có độ cao 8÷60m một vài nơi tới
85m, chiều rộng thay đổi từ 1500÷2500m. Thành phần trầm tích đặc trưng là cát
thạch anh hạt nhỏ đều hạt, màu xám trắng, xám vàng chứa quặng titan - zircon sa
khoáng công nghiệp. Chiều dày trầm tích phổ biến 8÷30m, có nơi đến 40m.
- Trầm tích hỗn hợp sông - biển Holocen trên (amQ 23): Diện lộ trầm tích hỗn
hợp sông biển Holocen trên phân bố một phần nhỏ ở phía tây nam, tây các khu thăm
dò gần các đầm lầy, hồ, có bề mặt bằng phẳng gần như nằm ngang, có độ nghiêng rất
nhỏ về phía biển, nhiều nơi đọng nước rất ẩm ướt tạo dạng bãi lầy bùn, sét, cát đang
lấn dần ra biển. Thành phần trầm tích gồm dưới là cát màu xám, xám đen hạt nhỏ, độ
chọn lọc tốt, thành phần đa khoáng, trên là lớp sét pha bột, pha cát màu xám nâu, dẻo
với bề mặt rất phẳng, chứa sa khoáng nghèo. Tổng chiều dày 5÷20m.
SV: Giang Thành Đạt

20

Lớp: Địa Chất B – K56



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

- Trầm tích biển Holocen trên (mQ23): Trầm tích biển Holocen trên tạo thành
dải hẹp phân bố song song với đường bờ biển hiện nay, nằm kề và dưới trầm tích hỗn
hợp biển gió trên chúng đang bị sóng biển thủy triều và gió bào phá mang vật liệu đi,
đồng thời tích tụ các vật liệu mới. Thành phần trầm tích gồm cát thạch anh lẫn sạn sỏi
màu xám, xám vàng, nhiều nơi có lẫn ít sét và vỏ sò chứa khoáng vật nặng nhưng
hàm lượng nghèo. Chiều dày 5÷20m.
2.1.3. Magma xâm nhập
Các thành tạo magma xâm nhập phân bố trong vùng với khối lượng không
nhiều. Theo các tài liệu đã có, chúng được xếp vào các mức tuổi Paleozoi và
Mesozoi với các phức hệ tiêu biểu như sau:
Phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn (Di P2-T1 qs)
Các thành tạo xâm nhập phức hệ Quế Sơn phân bố hạn hẹp ở thượng nguồn khe
Tăng Ký - một nhánh của sông Long Đại.
Đặc điểm địa chất
Khối Tăng Ký có dạng tương đối đẳng thước, chiều dài khoảng 10km, chiều
rộng khoảng 4km. Địa hình núi cao phân cắt mạnh, độ cao tuyệt đối vào khoảng 300
đến 400m. Ngoài ra, xung quanh khối còn có một số vệ tinh nhỏ bóc lộ không đều và
các thể đá mạch khác.
Phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn được cấu tạo nên bởi 3 pha xâm nhập chính và
các pha đá mạch. Các pha xâm nhập chính bao gồm:
Pha 1: Bao gồm các đá diorit, diorit thạch anh và ít granodiorit.
Pha 2: Gồm granodiorit, granit horblen.
Pha 3: Gồm granit biotit, granit horblen-biotit.
Pha đá mạch. Thành phần phức tạp từ lamprophyr đến aplit granit sáng màu.

Đặc điểm thạch học:
Diorit và diorit thạch anh: Chúng là thành phần của pha 1, khối lượng không
nhiều, khoảng dưới 10% thể tích của toàn phức hệ. Đá sẫm màu, hạt vừa, nhỏ, kiến
trúc nửa tự hình hoặc kiến trúc dạng nổi ban. Thành phần khoáng vật nghèo hoặc
SV: Giang Thành Đạt

21

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

không có thạch anh, horblen 5-10%, biotit 5-20%, plagioclas loại andezin trên 50%,
felspat kali 1-5%, không có pyroxen.
Granodiorit: Là thành phần chủ yếu của pha 2, có mặt trong hầu hết các khối,
đặc biệt ở khối Hướng Lộc, Động Tri... Đá có màu xám lục, xám trắng, hạt vừa, đôi
khi có dạng porphyr. Thành phần khoáng vật gồm thạch anh 20-25%, plagioclas loại
andezin-oligoclas 40-60%, felspat kali 10-15%, biotit+horblen 10-25%. Hàm lượng
biotit có thể lớn hơn hoặc ngang bằng horblen. Kiến trúc nửa tự hình rất đặc trưng.
Trong nhiều trường hợp đá bị gneis hóa tạo nên các đá granitogneis dạng mắt.
Granit biotit: Thuộc pha 3 và chúng chiếm khối lượng rất lớn trong toàn bộ phức
hệ. Một biến thể khác cũng tương tự là granit biotit có horblen. Đá có cấu tạo khối
đến gneis. Riêng ở các vị trí cục bộ dọc theo đới trượt bằng quay phải Động Phượng Làng Miệt - Tà Long các đá bị gneis hóa mạnh mẽ tạo nên các dạng thạch học
granitogneis dạng mắt nguồn gốc milonit (khối Tà Loan, Rào Quán...). Kích thước hạt
từ nhỏ đến vừa, cục bộ có kích thước lớn hoặc dạng nổi ban. Đá có màu xám trắng
đến màu hồng thịt hoặc các dạng trung gian. Thành phần khoáng vật bao gồm thạch
anh 28-35%, plagioclas loại oligoclas 30-45%, felspat kali 15-40%, khoáng vật màu

5-10% bao gồm biotit hoặc đồng thời horblen và biotit... Vi kiến trúc nửa tự hình,
khảm plagioclas trên felspat kali.
Các đá mạch lamprophyr và aplit phân bố rộng rãi trong các khối. Đá hạt mịn,
cấu tạo khối, nhiều nơi bị cà nát dập vỡ. Aplit hạt bé, sáng màu tương tự granit, không
có các biến thể pegmatit hạt lớn.
Cho đến hiện nay trong các hệ thống chú giải đều thống nhất phức hệ Quế Sơn
có mức tuổi hoặc là PZ3 (Nguyễn Xuân Bao-1994) hoặc P2-T1 (Nguyễn Đức Thắng,
Vũ Mạnh Điển, Phạm Huy Thông, Đỗ Văn Chi 1996-1997), do đó việc chọn lựa mức
tuổi Permi - Trias cho phức hệ ở vùng Quảng Trị là hợp lý với những gì đã mô tả ở
trên.

SV: Giang Thành Đạt

22

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Các giá trị phân tích tuổi phóng xạ trên đá granit milonit khu Rào Quán theo
phương pháp Ar-Ar cho giá trị 241,6±0,5 triệu năm (Nguyễn Văn Vượng và nnk) phù
hợp với mức Permi - Trias.
2.1.5. Cấu trúc - Kiến tạo
a. Cấu trúc
Các đặc điểm cấu trúc vùng Lệ Thủy và các diện tích kế cận thuộc khu vực Bắc
Trung Bộ đã được đề cập trong một nhiều công trình nghiên cứu (Trần Đức Lương,
Nguyễn Xuân Bao, 1983; Trần Văn Trị, Nguyễn Xuân Tùng, 1992; Trần Văn Trị, Lê

Duy Bách, Nguyễn Văn Hoành, 1993; Lê Văn Thân, Nguyễn Nghiêm Minh, 1999...).
Các quan điểm về kiến tạo lãnh thổ Việt Nam nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng
còn rất khác nhau. Trên bình đồ cấu trúc hiện đại, vùng Lệ thủy là một phần của đới
cấu trúc Long Đại.
Đới Long Đại chiếm phần lớn diện tích vùng, thể hiện dưới dạng một phức nếp
lồi không hoàn chỉnh, bao gốm các trầm tích Paleozoi và một khối lượng nhỏ trầm
tích Mezozoi. Đới gồm các phức hệ thạch kiến tạo sau:
- Phức hệ Paleozoi hạ - trung gồm các đá trầm tích lục nguyên xen phun trào
felsic và andezit hệ tầng Long Đại, hệ tầng Đại Giang, tạo thành một phức nếp lồi
Long Đại không hoàn chỉnh, phát triển theo phương tây bắc – đông nam, dài gần
60km. Các cánh của phức nếp lồi lộ khá rộng, bị cắt xén bởi những hệ thống đứt gãy
phương tây bắc – đông nam hoặc á vĩ tuyến.
Các thành tạo trâm tích lục nguyên silic có cấu tạo dạng flysh cùng với các
đá phun trào felsic và anđesit Paleozoi hạ-trung tạo thành một hợp tạo cung đảo
núi lửa (Trần Văn Trị, 1975, 1977).
- Phức hệ Paleozoi trung

gồm các thành tạo lục nguyên xen carbonat thuộc hệ

tầng Tân Lâm và hệ tầng Cò Bai. Chúng cấu thành những nếp lõm, phát triển
trên yên ngựa của phức nếp lồi Long Đại hoặc những cánh đơn nghiêng viền dọc
theo phức nếp lồi này. Các thành tạo lục .nguyên màu đỏ chứa các hóa thạch
bám đáy (Lingula) phản ảnh chế độ bồn ven thềm lục địa.
SV: Giang Thành Đạt

23

Lớp: Địa Chất B – K56



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Phức hệ Paleozoi

thượng

Đồ án tốt nghiệp

gồm các thành tạo lục nguyên - carbonat chứa

than thuộc trầm tích Carbon hạ hệ tầng La Khê, Carbon-Permi hệ tầng Bắc Sơn,
Permi thượng hệ tầng Cam Lộ và hệ tầng Khe Ciữa, cùng với thành tao xâm
nhập phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn. Phức hệ thạch kiến tạo này nằm không
chỉnh hợp góc trên các phức hệ cổ hơn.
Các thành tạo carbonat đóng vai trò chủ yếu, đi cùng một phần không
đáng kể các trầm tích lục nguyên, silic, chứa hóa thạch bám đáy. Điều đó phản
ánh chế độ bình ổn kiến tạo kiểu thềm lục địa. Các bồn trầm tích trên khép lại
cùng với quá trình hình thành granit phức hệ Bến Giằng - Quế Sơn.
b. Kiến tạo
Trên diện tích vùng Lệ Thủy phát triển 3 hệ thống đứt gãy chính: tây bắc đông nam, á vĩ tuyến và đông bắc - tây nam.
- Hệ thống đứt gãy tây bắc - đông nam: phần lớn là các đứt gãy nghịch, chờm
nghịch điển hình như đứt gãy phân đới Sông Mã - Rào Quán, đứt gãy Sông Tale
- Tân Lâm, Làng Mô - Vít Thu Lu - Cam Lộ.
Các đứt gãy thường kéo dài hàng trăm kilômet, mặt trượt nghiêng về phía
tây nam với góc dốc 30-40°. Dọc hệ thống đứt gãy thường tạo nên các đới cà nát,
đới dăm kết rộng hàng trăm mét. Cự ly dịch chuyển đứng dao động trong khoảng
200-300m, dịch chuyển ngang 500-1000m.
Hệ thống này có lẽ hình thành vào Paleozoi muộn, một số đứt gãy hoạt
động kéo dài có thể đến sau Creta. Hoạt động của hệ thống là động lực chính
hình thành dạng địa hình khối tảng, biểu hiện khá rõ trên cảnh quan địa mạo.

Mặt khác, một số đứt gãy (Sông Mã - Rào Quán, Tale - Tân Lâm) còn là đường
dẫn hình thành các khối xâm nhập lớn (khối granit Voi Mẹp, Động Tri, Tan
Ky...).
- Hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến:

ít phổ biến hơn và hình thành sau hệ thống đứt gãy

tây bắc - đông nam. Chúng phân bố ở phía tây bắc và đông nam vùng nghiên
cứu, gồm các đứt gãy Sông Cam Lộ, Rào Thanh- Đường 9 với chiều dài không
SV: Giang Thành Đạt

24

Lớp: Địa Chất B – K56


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

vượt quá 30km, chủ yếu là đứt gãy thuận ngang, mặt trượt nghiêng về phía nam
với góc dốc 40-70°. Dọc đứt gãy thường có các đới cà nát, đới dăm thạch anh
rộng một vài mét.
- Hệ thống đứt gãy đông bắc – tây nam: hình thành muộn hơn, thường là
những đứt gãy ngắn, phân đoạn, song chúng tạo nên kiến trúc khối tảng trong
kkhu vực. Chúng phần lớn là các đứt gãy thuận, riêng đứt gãy Động Tri – Tân
Lâm là đứt gãy chờm nghịch. Hoạt động của hệ thống đứt gãy này cũng không
thể hiện rõ vai trò tạo khoáng.
2.1.6. Khoáng sản
a. Khoáng sản kim loại

+ Vàng, bạc:
- Mỏ vàng Xà Khía
Mỏ vàng thuộc xã Lâm Thuỷ, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, trong tờ bản
đồ E-48-106C (Tân Ly), có tọa độ địa lý:
17005'22" vĩ độ Bắc
106036'32" kinh độ Đông
Mỏ do Trần Đình Sâm phát hiện năm 1993. Mỏ nằm ở vùng núi cao 100 400m, trên ranh giới kiến tạo giữa các thành tạo phun trào trung tính - acit hệ tầng
Động Toàn ở phía Bắc và đá phiến sét, sét silic hệ tầng Long Đại ở phía Nam. Thân
quặng nằm trong đứt gãy chạy theo phương Tây Bắc - Đông Nam qua Xà Khía tạo
nên quan hệ kiến tạo giữa lớp đá phun trào và các đá của hệ tầng Long Đại. Quặng
nằm trong đới biến đổi nhiệt dịch, thân quặng có cấu tạo dạng đới. Thân quặng có
chiều dày thay đổi từ 3 - 14m, kéo dài trên 3m. Hàm lượng vàng trong thân quặng 1 430 g/T, hàm lượng Ag 4 - 1778,5 g/T. Thành phần thân quặng là các đá quarsit thứ
sinh biến đổi từ các đá phun trào, á phun trào, các vi mạch thạch anh xuyên cắt đá
biến đổi chứa vàng. Thành phần khoáng vật gồm: Thạch anh, kaolinit, sericit,
pyrophylit, felspat, clorit, carbonat; khoáng vật quặng gồm ilmenit, manhetit, pyrit,
arsenopyrit, pyrotin, sphalerit, calcopyrit, vàng, alectrum, tetraedrit.
SV: Giang Thành Đạt

25

Lớp: Địa Chất B – K56


×