Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam (Khảo sát một số chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.72 KB, 29 trang )

Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam
(Khảo sát một số chương trình truyền hình thực
tế tiêu biểu: S Việt Nam - Hương vị cuộc sống,
Con đã lớn khôn và Người mẫu Việt Nam Vietnam's Next Top Model)

Nguyễn Thị Hằng

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS.Chuyên Ngành: Báo chí học; Mã số 60 32 01
Người hướng dẫn: PGS, TS. Nguyễn Đức Dũng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về truyền hình thực tế (THTT), trình
bày về tính hai mặt của THTT. Nghiên cứu sự phát triểm của THTT ở Việt Nam thông qua khảo
sát một số chương trình THTT tiêu biểu của Đài truyền hình Việt Nam như: “S Việt Nam –
Hương vị cuộc sống” (VTV1), “Con đã lớn khôn” (HTV 7), “Người mẫu Việt Nam (VietNam’s
Next Top Model) của VTV3”. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương
trình THTT.
Keywords: Truyền thông đại chúng; Truyền hình; Truyền hình thực tế; Báo hình.
Content:


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN
HÌNH THỰC TẾ ........................................................................................... 13
1.1. Một số thuật ngữ liên quan đến đề tài ...................................................... 13
1.2. Sự xuất hiện truyền hình thực tế .............................................................. 14
1.3. Tính hai mặt của truyền hì nh thực tế ....................................................... 19
Chƣơng 2: SƢ̣ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌ NH THƢ̣C TẾ Ở VIỆT NAM


THÔNG QUA KHẢO SÁT MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌ NH TRUYỀN
HÌNH THỰC TẾ TIÊU BIỂU ..................................................................... 36
2.1. Một số chương trì nh truyền hì nh thực tế tiêu biểu ở Việt Nam............... 36
2.2. Quá trình sản xuất chương trình............................................................... 40
2.3. Ưu, nhược điểm của các chương trình ..................................................... 45
2.4. Đánh giá sự phát triển truyền hình thực tế ở Việt Nam .......................... 53
2.5. Nguyên nhân ............................................................................................ 58
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁC CHƢƠNG
TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ........................................................... 70
3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển truyền hình hiện nay ............ 70
3.2. Nhóm giải pháp chung ............................................................................. 73
3.3. Nhóm giải pháp cụ thể ............................................................................. 76
3.4. Một số đề xuất nhằm nâng cao chấtợng
lư chương trì nh truyền hì nh thực ..tê80
́
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ khi xuất hiện đến nay , truyền hì nh luôn là một loại hì nh báo chí hấp dẫn công
chúng. Với thế mạnh về hì nh ảnh , tính chân thực của thông tin và khả năng nhanh
nhạy, cập nhật không ngừng, truyền hì nh đã và đang mở ra một thế giới sôi động đầy
màu sắc, đáp ứng nhu cầu của những khán giả khó tí nh nhất.
Sau sự xuất hiện của mạng internet, báo mạng điện tử ra đời đã gây ra những xáo
trộn đối với các loại hình báo chí khác . Sự ưu việt của báo mạng điện tử đã giúp loại
hình này lên ngôi và đẩy những loại hình báo chí khác rơi vào khủng hoảng.

Tiếp cận khán giả qua Internet chí nh là giải pháp khả thi để truyền hì nh giữ được
tầm ảnh hưởng của mì nh. Bên cạnh bắt tay với internet để tự cứu chí nh mì nh, đổi mới
các chương trình truyền hình và cho ra đời nhiều thể loại mới cũng chính là một cách
các n hà đài níu chân khán giả , trong đó việc sản xuất hàng loạt các chương trì nh
truyền hì nh thực tế cũng là cách giúp những người làm báo hì nh phần nào giải quyết
bài toán cạnh tranh nan giải.
Truyền hì nh thực tế xuất hiện từ lâu, hiện đang phổ biến và được ưa chuộng trên
toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước có ngành công nghiệp giải trí truyền hình phát
triển như Mỹ, Châu Âu và một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc...
Truyền hì nh thực tế (Reality Television) là một xu hướng phát triển tất yếu của
truyền hì nh hiện đại. Đây là kiểu làm truyền hình người thật, việc thật với nội dung ít
phụ thuộc vào các kịch bản viết sẵn, sự sắp đặt và diễn xuất được hạn chế tối đa,
trong khi những cảm tưởng, tâm sự của những người tham gia chương trình được
khắc họa, làm nổi bật. dự chương trình. Sự đặc biệt của các chương trình truyền hì nh
thực tế là tí nh chân thật của sự việc, con người thật - cảm xúc thật - ấn tượng thật.
Ở Việt Nam, hiện nay, truyền hình thực tế đang rất được ưa chuộng với số lượng
chương trì nh lớn , chiếm dung lượng đáng kể trong các khung giờ phát sóng và lôi
cuốn hàng triệu khán giả hồi hộp theo dõi .Tuy vậy , bên cạnh những chương trì nh
truyền hì nh th ực tế tốt , ngày càng xuất hiện nhiều chương trình gắn mác “thực tế”
nhưng nội dung hoàn toàn sắp đặt.
Truyền hì nh thực tế ở Việt Nam có nhiều biểu hiện chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua
trách nhiệm xã hội, đặc biệt là trách nhiệm với công chúng trẻ, đối tượng rất dễ bị ảnh
hưởng bởi những tác động xấu mà truyền hì nh thực tế đem lại . Lúc này, truyền hì nh
thực tế không còn có tác dụng là giải trí , nâng cao các giá trị đạo đức , thẩm mỹ, mà
làm đảo lộn cuộc sống, quá trình hình thành nhân cách của giới trẻ.
Xu hướng phát triển truyền hì nh thực tế ở Việt Nam đang đặt ra nhiều câu hỏi
.
Liệu truyền hì nh thực tế có đi theo xu hướng chung của thế giới ha
y chỉ bùng nổ
trong thời gian ngắn rồi nhanh chóng rơi vào sự nhàm chán, bão hòa và dừng sản xuất

sau một vài mùa phát sóng ? Sản xuất chương trình truyền hình thực tế tương đối tốn
3


kém và công phu , đòi hỏi sự chuyên nghi ệp rất cao , liệu các nhà sản xuất có giải
quyết tốt bài toán giữa lợi nhuận và ý nghĩ a xã hội để sản xuất ra những chương trì nh
truyền hì nh thực tế chuẩn mực.
Đó chí nh là lý do tác giả lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu truyền hì nh thực tế ở Việt
Nam”. Đây là một đề tài khá mới mẻ . Với đề tài này , tác giả có điều kiện thể hiện
quan điểm của mì nh , phát hiện những vấn đề tồn tại , từ đó đóng góp ý kiến nhằm
nâng cao chất lượng các chương trì nh truyền hì nh thực tế ở Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Báo chí truyền hình là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo về lý luận và
nghiệp vụ báo chí. Đây là một lĩ nh vực đã được các tác giả nghiên cứu nhiều . Trong
hệ thống lý luận đó, cuốn sách Giáo trình Báo chí Truyền hình của PGS,TS. Dương
Xuân Sơn đã trình bày khá chi tiết các vấn đề của báo chí truyền hình như: lịch sử ra
đời phát triển của truyền hình; khái niệm, đặc trưng; nguyên lý của truyền hình..
Tác giả Trầ n Bảo Khánh trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình cũng đề
cập đến những vấn đề cơ bản của báo chí truyền hì nh . Tác giả cũng bước đầu nhận
diện đặc điểm chính của các chương trình truyền hình hiện đại : “Đó là các chương
trình mà người xem được thấy rõ con người thật , tình huống thật, và sự kết hợp khéo
léo giữa tình hình thực tế đang diễn ra và với cách giải quyết , ứng xử của người dẫn
chương trì nh…”.
Tuy vậy, so với hơn 60 năm phát triển của truyền hì nh thực tế trên thế giới, truyền
hình thực tế ở Việt Nam còn khá mới mẻ cả về mặt lý luận và thực tiễn
. Chưa có
nhiều sách và các công trì nh khoa học nghiên cứu trực tiếp về đề tài này . Đây chí nh
là một khó khăn lớn của tác giả khi tiếp cận và triển khai đề tài “ Nghiên cứu truyền
hình thực tế ở Việt Nam” . Bởi đối chiếu các vấn đề lý luận của truyền hì nh với sự
phát triển của truyền hình thực tế là một khoản g cách lớn . Truyền hì nh thực tế có

nhiều đặc điểm mà lý luận truyền hì nh chưa đề cập đến hoặc có đề cập nhưng chưa
thực sự sâu sắc.
Nét mới của luận văn “Nghiên cứu truyền hì nh thực tế ở Việt Nam” là chỉ ra được
những thế mạnh của truyền hì nh thực tế so với các chương trì nh truyền hì nh truyền
thống; xu hướng phát triển của các chương trì nh truyền hì nh thực tế ở Việt Nam ; chỉ
ra được xu hướng giao thoa các thể loại trong một chương trì nh truyền hì nh thực tế ,
hiệu quả của sự giao thoa đó trong việc tác động tới tâm lý , cảm xúc tiếp nhận của
công chúng . Đồng thời luận văn chỉ ra được hiệu quả việc xã hội hóa sản xuất
chương trì nh truyền hì nh thực tế ở Việt Nam trong thời gian qua.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4


Mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu truyền hì nh thực tế ở Việt
Nam” là tì m hiểu đặc điểm truyền hì nh thực tế ở Việt Nam và những tác động của cá c
chương trì nh đó tới công chúng.
Trên cơ sở phân tí ch những ưu , nhược điểm của truyền hì nh thực tế , tác giả sẽ đề
xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chương trì nh trong thời gian tới
. Đó là
việc nâng cao tí nh chân t hực của các chương trì nh truyền hì nh thực tế ; không được
lạm dụng việc dàn dựng , dàn xếp để đưa các chương trình truyền hình thực tế đi vào
lối mòn tẻ nhạt , nhàm chán. Luận văn cũng đưa ra một số gợi ý về hướng phát tr iển
truyền hì nh thực tế ở các đài Phát thanh – Truyền hì nh đị a phương,
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tác giả trong luận văn “Nghiên cứu truyền hì nh thực tế
ở Vi ệt nam ” là đặc điểm các truyền hì nh thực tế ở Việt Nam, phương thức sản xuất và
hiệu quả xã hội của truyền hì nh thực tế.
Đối tượng khảo sát của luận văn là một số chương trình truyền hình thực tế đang
được khán giả quan tâm hiện nay:

+ S Việt Nam- Hương vị cuộc sống (VTV1), là chương trình thực tế về du
lịch, mỗi tập phim là một câu chuyện xoay quanh các chủ đề , từ đó nêu bật sự trải
nghiệm về văn hóa , lịch sử vẻ đẹp đất nước . Chương trì nh có ý nghĩ a quan trọng
trong việc quảng bá hì nh ảnh đất nước Việt Nam.
+Con đã lớn khôn (HTV7) là chương trình mua bản quyền của Nhật , kể về
những thử thách , trải nghiệm các công việc mà cha mẹ giao cho của các bé từ
3-5
tuổi. Chương trì nh có ý nghĩ a quan trọng trong việc hì nh thành nhân cách trẻ nhỏ và
gắn kết các thành viên trong gia đì nh.
+Người mẫu Việt Nam (VietNam’s Next Top Model) VTV3: là cuộc thi mà ở
đó người tham gia trải nghiệm những thử thách để có thể trở thành một người mẫu
chuyên nghiệp. Chương trì nh giúp khán giả có cái nhìn công bằng hơn về nghề người
mẫu, giúp các bạn trẻ có tài năng có cơ hội được đào tạo bài bản , làm nền tảng để
phát triển sự nghiệp.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài: “Nghiên cứu truyền hì nh thực tế ở Việt nam” được thực hiện trên cơ sở các
quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về báo chí nói chung và báo
chí truyền hình nói riêng . Trong quá trì nh thực hiện đề tài “Nghiên cứu truyền hì nh
thực tế ở Việt nam”, tác giả chủ yếu dùng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

5


Những kết quả đạt được của luận văn : “Nghiên cứu truyền hì nh thực tế ở Việt
Nam” có thể bổ sung các cứ liệu lý luận báo chí vốn đang còn thiếu những nghiên
cứu về thực tiễn phát triển của truyền hình . Nội dung luận văn cũng là đóng góp tâm

huyết với các nhà sản xuất, giúp họ có thể nhận ra những vấn đề đang tồn tại của
truyền hì nh thực tế , góp phần nâng cao chất lượng các chương trình để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khán giả.
Luận văn “Nghiên cứu truyền hì nh thực tế ở Việt nam” có thể phát triển thành một
đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu góp phần khái quát diện mạo phát triển của
truyền hì nh Việt Nam trong quá trì nh hội nhập thế giới , từ đó đánh giá hiệu quả đạt
được từ quá trì nh giao lưu học hỏi và toàn cầu hóa truyền thông đại chúng.
7. Kết cấu của luận văn
Trong luận văn “Nghiên cứu truyền hì nh thực tế ở Việt Nam ”, ngoài các phần Mở
đầu, Kết luận , Tài liệu tham khảo… , các nội dung chính được trình bày trong 3
chương, 12 tiết.

6


Chƣơng1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
TRUYỀN HÌ NH THƢ̣C TẾ
1.1. Một số thuật ngữ liên quan đến đề tài
Thuật ngữ “Truyền hì nh” (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng
Hy Lạp . Theo tiếng Hy Lạp , từ “tele” có nghĩ a là “ở xa” , còn “videre” có nghĩa là
“thấy được”. Ghép hai từ đó được “Televidere” có nghĩa là “xem được từ xa” . Tiếng
Anh là Television, tiếng Pháp là Television.
Ở Việt Nam , Truyền hì nh được Từ điển Tiếng Việt đị nh nghĩ a là quá trì nh
truyền hì nh ảnh , âm thanh bằng sóng điện vô tuyến . Trong cuốn Giáo trì nh Báo chí
Truyền hì nh của PGS ,TS. Dương Xuân Sơn , thuật ngữ Truyền hì nh được đị nh
nghĩa: “là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và
âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện . Truyền hình
xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ XX, nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và
công nghệ đã nhanh chóng trở thành một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã

hội”
Do vậy, dù có sự phát triển khác nhau ở các quốc gia , thì tên gọi Truyền hình
cũng có chung một ý nghĩa.
- Thuật ngữ “Thực tế”, tiếng Anh là Reality, có nghĩa là có thực, chân thực, xác
thực…Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Nhà Xuất bản từ điển Bách Khoa , thuật
ngữ này được đị nh nghĩ a : Là những cái hiện tồn tại trước mặt có thể thấy và kiểm
soát được.
- Chương trì nh truyền hì nh là sản phẩm truyền hì nh , là kết quả hoạt động của
truyền hì nh, trong đó bao hàm cả quá trì nh sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn khác
nhau, tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau , quá trình t ạo dựng kế hoạch và sắp đặt tác
phẩm, chuyên mục, mục được gọi là chương trình.
Tác giả đề xuất khái niệm: “Chương trình truyền hình thực tế là các chương
trình đề cao tính trải nghiệm, miêu tả thực những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện
không hề sắp đặt trước trong kịch bản. Nội dung các chương trì nh không thể dự đoán
trước và rất hấp dẫn khán giả”
1.2. Sƣ̣ xuất hiện truyền hì nh thƣ̣c tế
1.2.1. Trên thế giới
Truyền hì nh thực tế manh nha ra đời từ những năm 1940, bắt đầu bằng chương
trình truyền hình Candid Camera (Máy quay lén) của đạo diễn Mỹ Allen Funt.
Chương trình này đã được giới chuyên gia gọi là “ông nội” của truyền hì nh thực tế.
Chương trình thường quay lén những người bình thường đang gặp những
chuyện bất thường với mục đích gây cười. Chương trì nh có thể quay cảnh một người
phụ nữ bị cốp xe bật tung lên đánh vào mặt do cốp xe bị hỏng. Ngay sau khi quay lén
xong, nhóm làm chương trình sẽ đến trực tiếp nạn nhân ngay tại hiện trường và hô
khẩu hiệu: “Cười lên nào, bạn đang tham gia Candid Camera!”
7


Bước sang những năm 1950, chương trình Nightwatch (Gác đêm) ghi lại hoạt
động thường nhật của các sĩ quan cảnh sát thành phố Culver, California, đã mở thêm

hướng đi mới cho truyền hình thực tế. Loạt chương trình truyền hì nh thực tế You
Asked For It (Phát theo yêu cầu), trong đó người xem truyền hình bỏ phiếu chọn
những nội dung nhất định cũng là một phần của truyền hì nh thực tế hiện đại.
Đến thập niên 60, 70, các chương trình truyền hình bắt đầu có kịch bản rõ ràng
hơn chứ không phải hoàn toàn thực tế , phụ thuộc vào người chơi nữa . Các nhà sản
xuất các chương trình truyền hình tin rằng một chương trình truyền hình thực tế với
nhân vật chưa qua đào tạo nếu không có kịch bản hướng dẫn thì sẽ không thể h ấp dẫn
khán giả.
Cuối những năm 1980, một chương trình truyền hình thực tế với mục đích
cung cấp thông tin gọi là Cops bắt đầu phát sóng. Ở chương trình này, với máy quay
cầm tay, cảnh sát thực sự thực hiện nhiệm vụ của họ , cung cấp thông tin an nin h cho
khán giả
Bắt đầu những năm 1990, chương trình The Real World của kênh MTV đánh
dấu bước chuyển lớn trong sản xuất truyền hình thực tế. Đó là mô hình chương trình
truyền hình thực tế có kịch bản dựa trên những câu chuyện đang xảy ra. Mô hình của
chương trình The Real World đến nay được áp dụng trong rất nhiều chương trình
truyền hình thực tế như America’s Next Top Model. Chương trình đã chứng minh
rằng khán giả truyền hình có thể xem những phản ứng của người tham gia không hề
có trong kịch bản nhưng lại xuất hiện đúng hoàn cảnh của kịch bản.
Bước sang những năm 2000, truyền hình thực tế bùng nổ với hàng loạt chương
trình lớn ra đời như Survivor (Người sống sót), American Idol (Thần tượng Mỹ), Top
Model (Siêu mẫu), Dancing With The Stars (Khiêu vũ với sao), The Apprentice
(Người học việc), Fear Factor (Yếu tố sợ hãi) và Big Brother (Đại ca)...
Nhìn vào thành công của các chương trình truyền hì nh thực tế
, có thể thấy
truyền hì nh thực tế đang là một xu hướng phổ biến và được đặc biệt ưa chuộng . Hiện
nay, hai series ăn khách nhất của truyền hình Mỹ là Survivor và American Idol đang
dẫn đầu về tỉ lệ yêu thích.
Ngành truyền hình cũng đã tạo lập những kênh riêng chuyên chiếu các chương
trình truyền hình thực tế như Zone Reality (Anh) và Fox Reality (Mỹ)…Các hệ thống

truyền hình như NBC, CBS, ABC và Fox có thể dự kiến làm từ 3 đến 4 chương trình
truyền hình thực tế mỗi năm. Trên thực tế , các chương trình này đã đem lại nguồn lợi
khổng lồ cho các nhà sản xuất và là động lực thúc đ ẩy họ không ngừng sáng tạo các
chương trì nh mới. Nói về sự tồn tại của Truyền hình thực tế , nhà báo Sheila Marikar
của kênh truyền hình ABC (Mỹ) đã nhận đị nh : “Tương lai của những chương trì nh
truyền hình thực tế vẫn còn đang gặm nhấm vinh quang trong thời hoàng kim của
mình và khi cuộc sống ngày càng mang tính hưởng thụ hơn thì reality show sẽ không
bao giờ chết.
8


1.2.2. Ở V
i ệt Nam
Ở Việt Nam , có thể coi Truyền hì nh thực tế chí nh thức xuất hiện khi chương
trình Khởi nghiệp của VTV3 lên sóng lần đầu tiên năm 2005. Khởi nghiệp được coi
là show truyền hình thực tế tiên phong , là cơ hội để các bạn trẻ trải nghiệm những
khó khăn, thách thức trong công việc . Ngay lập tức, chương trì nh này đã thu hút một
lượng lớn khán giả xem mỗi tuần . Tiếp đến một loạt các chương trì nh truyền hì nh
thực tế được sản xuất : Phụ nữ thế kỷ 21, Hành trình chinh phục đỉnh Everest , Hành
trình kết nối trái tim , Vượt lên chí nh mì nh…Sự bão hò a của game shows lại chí nh là
điều kiện để truyền hì nh thực tế khẳng đị nh ưu thế của mì nh , đem đến một luồng gió
mới khiến khán giả có thể ngồi lại lâu hơn trước máy thu hì nh
, thay vì xem các
chương trì nh đơn điệu, lặp đi lặp lại về kị ch bản, khán giả có thể thấy được cuộc sống
hiện hữu sinh động trước mắt , được cùng khóc, cùng cười, cùng sẻ chia với cảm xúc
của các nhân vật.
Và hiện nay chính là thời điểm truyền hình thực tế bùn g nổ ở Việt Nam, với số
lượng chương trì nh lớn, chiếm dung lượng đáng kể trong các khung giờ phát sóng và
lôi cuốn trái tim hàng triệu khán giả hồi hộp theo dõi diễn biến của mỗi chương trì nh .
Các cuộc thi : Người mẫu Việ t Nam VietNam’s Next Top Model (VTV3), Hot V

Model(RealTV), Tôi chưa từng (HTV7)…luôn là những chương trì nh có sức “nóng”
hiện nay với các bạn trẻ . Các chương trình truyền hình thực tế về du lịch như S Việt
Nam - Hương vị cuộc sống (VTV1), các chương trình có ý nghĩa xã hội như Vượt lên
chính mình , Chuyến xe nhân ái , Bếp yêu thương …luôn nhận được sự ủng hộ tinh
thần và vật chất nhiệt tì nh của các nhà tài trợ và các khán giả
. Truyền hì nh thực tế
góp phần làm sôi động thị trường truyền thông ở Việt Nam , khi mỗi chương trì nh
phát sóng luôn có các diễn đàn chia sẻ cảm tưởng , phản hồi của khán giả . Những
tình cảm dù là yêu , ghét, ủng hộ hay phê phán đều nói lên sự qu an tâm theo dõi của
khán giả. Không thể phủ nhận việc truyền hì nh thực tế đã trở thành một món ăn hấp
dẫn trong “thực đơn” giải trí của người Việt.
1.3. Tính hai mặt cuả truyền hì nh thƣ̣c tế
1.3.1. Đặc điểm của truyền hình thực tế
Về hì nh thức, chương trình truyền hì nh thực tế có hì nh thức đa dạng. Đó có thể là
một cuộc thi tài năng với nhiều vòng thi, chia thành nhiều tập khác nhau. Đó có thể là
dạng phim tài liệu (Documentary) hoặc là những cuộc tr ò chuyện về các chủ đề nổi
bật trong cuộc sống (Talk show). Đó cũng có thể là các trải nghiệm cuộc sống mà
mọi khán giả đều có thể đăng ký tham gia . Tổng thời lượng của mỗi chương trì nh
truyền hì nh thực tế nhì n chung t ương đối dài do được sản xuất thành nhiều tập , nhiều
mùa, tuy nhiên thời lượng mỗi tập của chương trì nh lại tương đối vừa phải , thường
từ 30 đến 60 phút với những kết thúc bất ngờ , đầy kị ch tí nh để kí ch thí ch khán gi ả
theo dõi các phần tiếp theo.
Các nhà sản xuất truyền hình trên thế giới không ngừng sáng tạo để làm phong
phú nội dung các chương trình truyền hình thực tế
. Có thể nói các chương trình
9


truyền hì nh thực tế thực tế đã đề cập đến rất nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội . Từ
các lĩnh vực “hấp dẫn” của giải trí như ca hát , thời trang, thể thao, ẩm thực đến các

lĩnh vực được cho là “khô khan” như chính trị , kinh tế…Dường như nội dung củ a
truyền hì nh thực tế chưa bao giờ cạn kiệt . Điều này làm cho thực đơn giải trí của
khán giả trở nên đa dạng , phong phú hơn . Và cũng chính sự xuất hiện hàng loạt
chương trì nh truyền hì nh thực tế mở ra nhiều cơ hội cho nhữ ng người tham gia để họ
thể hiện bản thân, khẳng đị nh tài năng, bản lĩnh của mình.
Để sản xuất chương trì nh truyền hì nh cần kết hợp hàng loạt các yếu tố : vấn đề thể
loại, vấn đề kinh tế và đặc biệt là yếu tố tổ chức sản xuất. Là loại hình báo chí kết hợp
nhuần nhuyễn việc phản ảnh thực tế bằng các biện pháp nghệ thuật , truyền hì nh đòi
hỏi phải người thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
Trên thế giới, mỗi chương trì nh truyền hì nh thực tế có một phương thức thực hiện
khác nhau. Chương trì nh truyền hì nh thực tế có thể được quay trước , biên tập, chỉnh
sửa và phát sóng hoặc có thể truyền hì nh trực tiếp. Nghĩa là có hai dạng chính là băng
từ và trực tiếp. Nhưng dù thực hiện theo hì nh thức nào thì quá trì nh sản xuất chương
trình truyền hình thực tế trên thế giới có một vài điểm nổi bật chung như sau:
+ Tính tập thể trong quá trình sản xuất chương trình
Cũng giống như các sản phẩm khác của truyền hình , chương trì nh truyền hì nh
thực tế là sản phẩm được hì nh thành từ nhiều yếu tố , được làm ra từ nhiều người và
qua nhiều công đoạn khác nhau . Do đó, tính tập thể trong quá trình sản xuất chương
trình là một điều bắt buộc , nhất là những chương trì nh “dài hơi” , được đầu tư công
phu thì số lượng người trong êkip thực hiện lại càng lớn . Một chương trì nh truyền
hình thực tế trên thế giới có êkip thực hiện lên tới vài trăm người cùng với đông đảo
cộng tác viên ở nhiều nước khác nhau.
+ Xã hội hóa sản xuất chương trình
Xã hội hóa việc sản xuất chương trình truyền hình là huy động các nguồn lực
từ các tổ chức, đơn vị , cá nhân để sản xuất các chương trình truyền hình.
Trên thế giới, có thể thấy rất nhiều chương trình truyền hình thực tế được thực
hiện theo hì nh thức xã hội hóa. Nhiều chương trì nh đượ c sản xuất bởi các cá nhân , tổ
chức sau đó bán lại cho đài truyền hì nh . Do đó khi nhắc đến chương trì nh người ta
nghĩ ngay đến những tên tuổi đã sáng tạo ra chương trình đó.
+ Chi phí sản xuất chương trì nh khổng lồ

Để thu hút khán giả , các nhà sản xuất chương trình truyền hình thực tế trên thế
giới đã có những khoản đầu tư khổng lồ . Những khoản đầu tư này phần nào thể hiện
tiềm lực kinh tế hùng mạnh của nhà sản xuất và bướ c đầu khiến công chúng kỳ vọng
vào một chương trình được đầu tư tầm cỡ.
Vào thời điểm hiện tại, có lẽ không có chương trình truyền hình thực tế nào lại
dửng dưng trước việc bỏ thêm tiền đầu tư. Với những cuộc đua đã có thâm niên, càng
không có sự thờ ơ ở đây bởi xung quanh họ đang có quá nhiều đối thủ mới nổi lên .
10


Và với những chương trì nh mới , việc đầu tư hoành tráng cũng là cách để họ thu hút
thêm sự quan tâm của khán giả.
Tuy nhiên, xét cho cùng, điều người xem muốn có khi tìm đến những chương
trình thực tế là có được những trải nghiệm thú vị . Rõ ràng, không ai muốn phải xem
hàng loạt chiêu trò được đầu tư với con số khủng , khi chất lượng chương trì nh lại
không tương xứng . Do vậy , nhiều chương trì nh được sản xuất công phu, tốn kém
nhưng cuối cùng, ấn tượng với khán giả chỉ là sự xa hoa , lãng phí và vô tình quá đề
cao cuộc sống vật chất.
1.3.2. Tác động hai mặt của truyền hình thực tế
1.3.2.1.Đáp ứng tốt nhu cầu giải trí của khán giả
Với nộ i dung phong phú , các chương trình truyền hình thực tế đã đáp ứng tốt
nhu cầu giải trí của khán giả. Từ các lĩ nh vực hấp dẫn như ca hát, thời trang, thể thao,
ẩm thực đến các lĩnh vực được cho là “khô khan” như chính trị , kinh tế…cũng thành
đề tài của truyền hình thực tế . Về cơ bản , các chương trình truyền hình thực tế trên
thế giới đã đáp ứng được nhu cầu thư giãn của khán giả và thực hiện tốt chức năng
giải trí của mình đồng thời làm phong phú đời sống tinh thần cho công chúng . Các
nhân vật trong các chương trì nh truyền hì nh thực tế đã nhân cách hóa một lối sống ,
một lối suy nghĩ nhất đị nh , trở thành những khuôn mẫu của các giá trị đạo đức và
hành vi ứng xử xã h ội. Không chỉ làm tốt chức năng giải trí , các chương trình truyền
hình thực tế, đặc biệt là các cuộc thi còn giúp khán giả có nhiều trải nghiệm mới mẻ ,

kích thích khả năng học hỏi , rèn luyện vượt qua những khó khăn , thử thách trong
cuộc sống để ngày càng hoàn thiện mì nh hơn.
1.3.2.2. Đem lại doanh thu lớn và sự nổi tiếng nhanh chóng
Simon Cowel đã kiếm được hơn 90 triệu USD từ các chương trình American
Idol và X Factor. Donald Trump kiếm được 3 triệu USD trong mỗi tập chương trình
Tập việc trên kênh NBC. Đó là minh chứng cho lợi nhuận khổng lồ mà truyền hình
thực tế đem lại cho các nhà sản xuất. Truyền hì nh thực tế trên thế giới đã đem đến
một cuộc sống nổi tiếng cho rất nhiều người tham gia
chương trì nh . Có rất nhiều
người chỉ sau một lần tham gia chương trì nh truyền hì nh thực tế đã nổi danh trên toàn
thế giới, phút chốc có tất cả tiền bạc , danh vọng, một tương lai với nhiều cơ hội phát
triển. Giải thưởng lớn không hẳn là thứ có giá trị duy nhất trong chương trì nh , mà sự
xuất hiện trong các chương trì nh truyền hì nh thực tế còn là bệ phóng giúp những
người tham gia thành công trong nhiều lĩ nh vực khác.
Tuy vậy , không phải ngôi sao thực tế nào cũng chăm chỉ , cần mẫn tạo danh
tiếng cho mình sau khi tham gia chương trì nh truyền hì nh thực tế . Rất nhiều những
chàng trai, cô gái trẻ khi đã bị sự hào nhoáng của thành công làm mờ mắt và học đòi
theo lối sống xa xỉ , hưởng thụ . Nhiều người thành công từ các chương trì nh truyền
hình thực tế đã có một cơ hội khá tốt trong cuộc sống nhưng lại không biết tận dụng
nó. Để cuối cùng họ phải nhận lấy những kết cục thảm hại . Và đó chính là cái giá mà
những ngôi sao này phải trả.
11


1.3.2.3. Chiếm thời gian lớn và tạo nên những hì nh mẫu cho khán giả
Với dung lượng tương đối dài , lại được sản xuất thành nhiều tập , nhiều mùa
với nhiều diễn biến , tình tiết ly kỳ , hấp dẫn, truyền hì nh thực tế đã lấy đi một lượng
thời gian lớn của khán giả và vô tì nh ảnh hưởng đến nhiều hoạt động trong cuộc sống
của họ. Không chỉ mất nhiều thời gian để theo dõi các chương trì nh , khán giả còn bị
cuốn theo cuộc chiến tin nhắn bì nh chọ n, dự đoán kết qủa, mất thời gian tham gia các

diễn đàn, bảo vệ các ý kiến của mình về chương trình , trong khi sự bảo vệ ấy đâu có
nghĩa lý gì khi mọi chuyện gần như đã được sắp đặt?
Truyền hì nh thực tế đã có ảnh hư ởng rất lớn đến giới trẻ , đặc biệt là nữ giới
vốn nhạy cảm, dễ tin và làm theo các hì nh mẫu chương trì nh tạo ra . Mặt tích cực của
ảnh hưởng này là phần lớn khán giả khi xem truyền hình thực tế đều thấy mình
trưởng thành, thông minh, hài hước. Họ muốn lãnh đạo và thấy mình luôn là trung
tâm vấn đề. Tuy nhiên không í t các chương trì nh lại tạo nên những hì nh mẫu không
tốt cho khán giả , cổ vũ lối sống hưởng thụ , ganh đua và tì m mọi thủ đoạn để thành
người nổi bật nhất . Đây cũng là một trong những lý do lớn nhất mà nhiều bậc phụ
huynh lo ngại khi con em họ theo dõi truyền hì nh thực tế.
1.3.2.4. Khán giả bị lừa dối bằng những chiêu trò của nhà sản xuất
Về cơ bản , các nhà sản xuất có thể chỉ nh sửa , biên tập chương trì nh truyền
hình thực tế trước khi phát sóng để có thể tăng kịch tính cho chương trình , thu hút
khán giả hơn.
Để tăng cảm xúc cho người xem , các nhà sản xuất chương trình truyền hình
thực tế đã không ngần ngại chọn những người có tâm lý không ổn định , dễ xúc động
tham gia chương trì nh. Và khi khán giả cảm thấy thích thú và hấp dẫn khi chứng kiến
những thí sinh khóc lóc, đau khổ, những người trong cuộc lại phải chịu nhiều áp lực
để chống chọi với những lời dèm pha và xét nét của thiên hạ , đó là lúc tỷ lệ người
xem chương trì nh không ngừng tăng lên.
Nếu không có tình tiết xúc động để bi kịch hóa, các thầy phù thủy của những
chương trình sẽ lố bịch hóa người chơi để mua vui cho khán giả. Tất nhiên, họ làm
những điều đó một cách có nghệ thuật.
Những nhà tổ chức lành nghề không gặp khó khăn gì để tạo nên những động
thái cho thấy một thi sính nọ được ưu ái hơn các thí sinh kia. Chỉ cần như thế, báo chí
sẽ săn đón từng mẩu tin, người nhà thí sinh sẽ tham chiến, khán giả sẽ tò mò. Còn
nhà sản xuất ung dung ngồi chứng kiến tỷ suất người xem chương trình cao vụt lên
theo từng số. Điều tương tự xảy ra với kịch bản lộ kết quả cuộc thi. Nếu được hỏi
đến, họ sẽ trả lời mập mờ. Còn khán giả, muốn biết thực hư, không còn cách nào
khác là phải chăm chú theo dõi những diễn biến mới của chương trình.

Cuộc thi nào cũng có người thắng kẻ thua, nhưng kết quả cuối cùng không phải
lúc nào cũng làm hài lòng số đông. Và liên quan đến kết qủa cuộc thi là vô vàn những
chiêu thức để nhà sản xuất gây chú ý.
Mặc dù bị chỉ trí ch rất nhiêu nhưng các nhà sản xuất truyền hình thực tế biện
minh rằng, trong thời đại nghe nhìn, bất cứ chương trình phát sóng nào cũng cần tạo
12


sức hấp dẫn để tồn tại. Họ gọi những chiêu trò của mình là "bí quyết" và cố gắng tạo
ra các bí quyết trong khuôn khổ của pháp luật và đạo đức . Họ khẳng định trên thực
tế, những chương trì nh của họ thỏa mãn khán giả nhiều hơn là đem lại sự khó chị u.
1.3.2.5. Tạo ra những bi kịch làm đảo lộn cuộc sống của những người tham
gia
Ai cũng hiểu và nhìn thấy được sức hút mới mẻ và hấp dẫn mà các chương
trình truyền hình thực tế đã mang lại cho khán giả truyền hình khắp thế giới trong vài
thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều hạnh phúc khi có không
ít số phận bị đánh cắp vì theo đuổi những ước mơ hão huyền hoặc gặp nguy hiểm đến
tính mạng từ những thử thách ngiệt ngã.
Không chỉ gây tổn thương đến những người trực tiếp tham gia, truyền hình
thực tế còn ảnh hưởng đến những người thân của các thí sinh , dẫn đến nhiều vụ tự
sát. Chưa dừng lại ở đó, các talkshow trên thế giới cũng đang dần nhắm đến việc khai
thác những tình huống thực tế đến bẽ bàng trong cuộc sống của khách mời làm cho
tinh thần của những người tham gia sau chương trì nh trở lên hoảng loạn , mất phương
hướng. Điều này khiến khán giả bắt đầu nghi ngờ về tí nh nhân văn của chương trì nh
và đạo đức của các nhà sản xuất khi đẩy cuộc sống của người khác đi vào ngõ cụt.
Như vậy, có thể thấy truyền hình thực tế đang rất được ưa chuộng trên thế giới
nhưng không có nghĩa chương trình nào cũng được đón nhận nồng nhiệt. Không ít
chương trình thực tế bị tẩy chay, bị phê phán gay gắt bởi sự thái quá, lố bịch, nhảm
nhí hoặc rẻ tiền bởi nhà đài chỉ chạy theo việc thỏa mãn khán giả . Nhiều chương trì nh
đã bỏ qua những giá trị cốt lõi như tí nh nhân văn để cổ vũ lối sống ganh đua , thực

dụng, chèn ép lẫn nhau để tồn tại , chiến thắng…Do vậy, ở nhiều nơi, các nhà quản lý
đã phải mạnh tay can thiệp để chấn chỉ nh nội dung các chương trì nh truyền hì nh
thực tế.
Như vậy, không thể không ghi nhận sự phát triển của truyền hì nh thực tế đối
với sự p hát triển chung của ngành truyền hình . Thế nhưng , để hạn chế những tác
động tiêu cực của truyền hì nh thực tế không phải là bài toán có thể giải quyết một
sớm một chiều . Và ở Việt Nam khi mà hầu hết các chương trình tr uyền hì nh thực tế
đều mua bản quyền nước ngoài thì bài toán này càng phức tạp hơn.
Tiểu kết chương 1
Qua phân tích, có thể thấy truyền hình thực tế hiện đang rất phát triển và có
những ảnh hưởng không nhỏ tới xã hội. Với những ưu điểm nổi bật, truyền hình thực
tế được nhiều khán giả yêu thích, tin tưởng song do có quá nhiều chiêu trò trong sản
xuất, nhiều chương trình truyền hình thực tế đã gặp phải sự chỉ trích gay gắt của khán
giả. Với truyền hình thực tế trên thế giới, mặc dù cũng xảy ra nhiều sự cố, nhiều tình
huống phát sinh không mong muốn nhưng các nhà sản xuất luôn có cách giải quyết
êm thấm để chương trình đạt được những thành công nhất định. Còn ở Việt Nam,
trong quá trình du nhập và phát triển, truyền hình thực tế bên cạnh hạn chế trong
nguồn nhân lực, kỹ thuật sản xuất còn gặp phải những rào cản văn hóa, tâm lý tiếp
nhận của công chúng chắc chắn không tránh khỏi chất lượng chương trình không như
mong đợi của khán giả.
13


Chƣơng2
SƢ̣ PHÁT TRIỂN TRUYỀN HÌ NH THƢ̣C TẾ Ở VIỆT NAM THÔNG QUA
KHẢO SÁT MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TIÊU
BIỂU
2.1. Một số chƣơng trình truyền hình thực tế tiêu biểu ở Việt Nam
2.1.1. S Việt Nam – Hương vị cuộc sống
S Việt Nam – Hương vị cuộc sống là chương trình du lịch được phát sóng chính

thức trên kênh VTV1 lúc 18 giờ 50 mỗi tối và phát lại vào 7 giờ sáng ngày tiếp theo
từ ngày 4/4/2010.
S Việt Nam – Hương vị cuộc sống được đầu tư bài bản và kĩ lưỡng ngay từ
khâu lên format chương trình đến lựa chọn chủ đề và nhân vật trải nghiệm. Với sự
tham gia cố vấn của đạo diễn người Pháp Daniel Roussel, chương trình được thực
hiện theo phong cách truyền hình thực tế, hiện đại, lôi cuốn, truyền tải một cách chân
thực và sinh động nét đẹp muôn màu của đất nước Việt Nam cũng như cảm xúc của
nhân vật tham gia trải nghiệm. Mỗi tập phim của S Việt Nam – Hương vị cuộc sống
hàm chứa một câu truyện xoay quanh các chủ đề : ẩm thực, lễ hội, phượt, nghỉ dưỡng
cao cấp. Những giá trị văn hóa, lịch sử và vẻ đẹp của đất nước – con người Việt Nam
được soi rọi qua sự trải nghiệm của những người dẫn chuyện với những phong cách
khác biệt nhưng vẫn nhất quán với hơi thở chung của chương trì nh.
Chỉ với 4 phút 30 giây, mỗi tập phim được chắt lọc những nét tinh túy , truyền
tải một cách sinh động những cảm xúc chân thực , tạo sự hứng khởi và khơi gợi lòng
ham muốn khám phá nơi người xem. Các nhà sản xuất S Việt Nam – Hương vị cuộc
sống không kì vọng bày ra cho khán giả một bữa tiệc hoàn chỉnh với loạt công thức
định sẵn mà chỉ cung cấp gia vị để khán giả tùy thích nêm nếm, gia giảm…
Tính đến tháng 10/2012, tức là tròn hai năm phát sóng, chương trình S Việt
Nam - Hương vị cuộc sống đã có hơn 500 tập phim với nội dung các chương trình đã
trải dài các vùng miền của đất nước.
2.1.2. Con đã lớn khôn
Chương trình Con đã lớn khôn là một chương trình truyền hình thực tế đầu tiên
về trẻ em ở Việt Nam. Mục đích của chương trình là giúp cho trẻ có cơ hội hình
thành tính tự lập, giúp trẻ trưởng thành hơn và bản thân cha mẹ cũng sẽ thấy được
những thiếu sót trong việc nuôi dạy trẻ.
Dựa theo format Hajimete no Otsukai do hãng Nippon Television (Nhật Bản)
thực hiện, chương trình Con đã lớn khôn phiên bản Việt kể về những thử thách,
những trải nghiệm của các bé từ 2,5 đến 3 tuổi lần đầu tiên làm các công việc mà cha
mẹ giao cho. Qua cách ứng xử với môi trường xung quanh, tâm lý, tính cách của các
bé sẽ phần nào bộc lộ.

Bằng cách ghi hình bí mật, ekip sản xuất Con đã lớn khôn sẽ cải trang thành
nhiều nhân vật khác nhau từ người chạy bộ trên đường, người quét rác, bác thợ điện,
14


người bán hàng… Với máy quay được ngụy trang thành những chiếc hộp nhỏ, túi
xách, làn đi chợ, chương trình đảm bảo những khuôn hình ghi lại là chân thực nhất.
Con đã lớn khôn là một chương trình giải trí nhẹ nhàng nhưng mang ý nghĩa
sâu sắc, thể hiện sự đáng yêu và trưởng thành của các bé thông qua tất cả những hành
động trong suốt quá trình thực hiện thử thách của và cũng là một cách để những phụ
huynh có con nằm trong độ tuổi 2,5 tuổi - 5 hiểu hơn về con mình… Con đã lớn khôn
phát sóng định kỳ lúc 18h20 ngày thứ 7 hàng tuần trên kênh HTV7 và phát lại trên
nhiều kênh khác nhau: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An…
2.1.3. Người mẫu Việt Nam (VietNam’s Next Top Model)
Vietnam’s Next Top Model là một chương trình truyền hình thực tế được mua
bản quyền từ phiên bản nổi tiếng khắp toàn cầu America’s Next Top Model của siêu
mẫu Tyra Banks. Chương trình được sản xuất tại Việt Nam và phát sóng lần đầu tiên
vào năm 2010. Đến nay, chương trình đã sản xuất được mùa thứ 2 với gần 30 số phát
sóng. Nhờ có tính giải trí và tính thực tế khá mới so với những chương trình khác
đang phát sóng trên truyền hình, chương trình đã nhanh chóng nhận được sự quan
tâm của khán giả cả nước đặc biệt là các khán giả trẻ.
Thành công của Vietnam’s Next Top Model còn được đo bằng những giải
thưởng và sự trưởng thành của thí sinh sau cuộc thi. Sau hai mùa phát sóng,
Vietnam’s Next Top Model thật sự đã là bệ phóng vững chắc để các thí sinh có thể tự
tin tranh tài cùng các người mẫu quốc tế. Đây cũng là một cách giới thiệu và khẳng
định bản lĩnh của người Việt với bạn bè trên thế thế giới.
2.2. Quá trình sản xuất
Xã hội hóa trong sản xuất chương trì nh truyền hì nh thực tế
Xã hội hóa việc sản xuất chương trình truyền hình là huy động các nguồn lực
(nguồn lực sáng tạo và nguồn lực vật chất ) từ các tổ chức , đơn vị , cá nhân ngoài đài

truyền hì nh để sản xuất các chương trì nh truyền hì nh.
Việc sản xuất các chương trình truyền hì nh thực tế trong diện khảo sát cũng
được thực hiện dưới hình thức xã hội hoá. Đó là sự hợp tác giữa đài truyền hình và
các công ty truyền thông, các nhà tài trợ để sản xuất các chương trình chất lượng.
Đầu tiên phải kể đến sự hợp tác trong việc sản xuất chương trình S Việt Nam Hương vị cuộc sống . Đây là chương trình do hãng hàng không Vietnam Alines phối
hợp với kênh Thông tin chí nh trị tổng hợp VTV 1 của Đài truyền hình Việt Nam và
công ty truyền thông Chuyển động (Motion) và Vietpicture. Trước đó , các đơn vị này
đã có sự hợp tác khá ăn ý khi sản xuất chương trì nh S Việt Nam
-vẻ đẹp tiềm ẩn .
Chương trình được thực hiện theo hình thức xã hội hóa thứ nhất, nghĩa là đài truyền
hình đặt hàng các đơn vị truyền thông sản xuất chương trình. Khâu sản xuất do các
công ty truyền thông phụ trách, đài sẽ kiểm tra nội dung, chất lượng và chịu trách
nhiệm cuối cùng trước khán giả.
Cùng giống như S Việt Nam - Hương vị cuộc sống, xu hướng xã hội hóa cũng
thể hiện khá rõ nét trong chương trình Con đã lớn khôn . Đây là chương trình truyền
15


hình thực tế do Đài truyền hì nh Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Phát
triển Truyền thông Quảng cáo MVC hợp tác sản xuất . Chương trình cũng nhận được
sự tài trợ của nhiều nhãn hàng nổi tiếng: sữa sạch TH True Milk….
Người mẫu Việt Nam (VietNam’s Next Top Model) là chương trình do Đài
truyền hì nh Việt Nam và công ty Cổ phần truyền thông đa phương tiện (Multimedia
JSC) hợp tác sản xuất . Chương trình nhận được sự tài trợ của hàng loạt các công ty,
các nhãn hàng nổi tiếng: Công ty quản lý người mẫu BU Model, Công ty mỹ phẩm
Shiseldo, Sam sung, …
Tổ chức thực hiện
S Việt Nam - Hương vị cuộc sống
Các thí sinh muốn tham gia chương trình sau khi gửi hồ sơ đăng ký sẽ trải qua
các vòng thi: Xét duyệt hồ sơ; phỏng vấn trực tiếp, casting trước máy quay. Ban giám

khảo sẽ lựa chọn ra 2 thí sinh xuất sắc nhất tuần để trao thưởng và cùng thảo luận các
ý tưởng để thực hiện chương trình.
Mỗi tập phim của S Việt Nam - Hương vị cuộc sống được thực hiện theo phong
cách của ký sự du lịch với mục đích giới thiệu địa danh, khảo cứu lịch sử, truyền
thống văn hóa, đặc điểm sinh hoạt cộng đồng. Đằng sau “cái tôi” của nhân vật dẫn
chương trình, nhân vật trải nghiệm là “cái tôi” của cả ê kip thực hiện chương trình
thực sự rung cảm trước thiên nhiên, con người và muốn truyền sự rung cảm đó thành
những cảm thụ thẩm mỹ tới khán giả.
Con đã lớn khôn
Các gia đình có nguyện vọng cho con em mình tham gia các thử thách của
chương trì nh Con đã lớn khôn sẽ gửi hồ sơ đăng ký về chương trì nh . Trước khi ghi
hình khoảng một tháng , ê kip thực hiện chương trì nh sẽ thảo luận trực tiếp với gia
đì nh có bé tham gia, khảo sát địa hình khu vực sẽ diễn ra thử thách, xây dựng phương
án bảo vệ các bé trước những nguy hiểm. Ê kip thực hiện chương trì nh sẽ cải trang để
hòa mình vào môi trường xung quanh bé, vừa quay phim, vừa bảo vệ và có thể hỗ trợ
bé trong những trường hợp cần thiết.
Ngoài phần ghi hình thực tế, Con đã lớn khôn có một phần bình luận thú vị tại
trường quay với sự dẫn dắt của MC Thanh Thảo cùng các chuyên gia tâm lý và chính
phụ huynh của các em bé tham gia bình luận các tình huống trong băng ghi hình, để
chia sẻ cảm xúc về sự lớn khôn của trẻ em trong từng khoảnh khắc sống động nhất.
Người mẫu Việt Nam (Vietnam's Next Top Model)
Sau khi chính thức khởi động mùa giải, chương trình sẽ có các vòng sơ khảo
trên toàn quốc. Qua 4 vòng sơ tuyển (catwalk với trang phục tự chọn, vòng thi hình
thể với trang phục đi biển, vòng thi phỏng vấn và vòng thi chụp ảnh), chương trình đã
tìm ra những gương mặt triển vọng nhất, đại diện cho hàng triệu bạn gái trẻ để chính
thức bước vào cuộc hành trình tìm kiếm người kế vị xứng đáng nhất cho danh hiệu
Quán quân Vietnam’s Next Top Model 2012.
16



Để có được 45 phút trình chiếu trên truyền hình đằng sau những thước phim ấy
là hàng trăm con người phải làm việc ngày đêm. Khâu quan trọng nhất của cả quá
trình sản xuất là khâu biên tập hậu kì cuối cùng của mỗi số phát sóng. Hằng ngày,
hàng ngàn dữ liệu được chuyển về khâu hậu kì cuối cùng của Vietnam’s Next Top
Model. Và sau đó là 1 quá trình xử lý file và chọn lọc những hình ảnh hay và thú vị
nhất của 4 – 5 ngày quay để dựng thành 1 tập phát sóng vào các tối chủ nhật hàng
tuần trên VTV3.
2.3. Ƣu, nhƣợc điểm của các chƣơng trình
Các chương trình S Việt Nam - Hương vị cuộc sống, Con đã lớn khôn, Người
mẫu Việt Nam (Vietnam's Next Top Model) phục vụ các đối tượng khán giả khác nhau
nên sự để đánh giá tác động của các chương trình cần căn cứ vào tâm lý tiếp nhận của
từng nhóm đối tượng công chúng đó. Nhìn chung theo những phản hồi tích cực từ các
khán giả, có thể thấy các chương trình đã chiếm được nhiều thiện cảm từ phía công
chúng.
Chương trình S Việt Nam - Hương vị cuộc sống đã góp phần khơi dậy lòng yêu
nước và tự hào dân tộc. Nhờ có chương trình, nhiều tiềm năng du lịch được khám
phá, được giới thiệu rộng rãi ở trong và ngoài nước. Nhiều bạn trẻ có cơ hội làm nhân
vật trải nghiệm, thể hiện khả năng của mình ở thể loại báo hình.
Tuy vậy, do thời lượng mỗi tập phim ngắn nên khá nhiều tập có nội dung mờ
nhạt, lặp lại về mô típ, ngày càng thiếu vắng những tập phim công phu, mang đậm
tính mạo hiểm, khám phá; các chương trình trong mục Nghỉ dưỡng phần nhiều là PR
cho các khu nghỉ dưỡng, sự xuất hiện của nhân vật trải nghiệm là các hoa hậu, người
đẹp đôi khi không phù hợp với hoàn cảnh.
Con đã lớn khôn là sân chơi bổ ích cho thiếu nhi. Qua chương trình, trẻ có
điều kiện bộc lộ những nét tính cách ngây thơ, ngộ nghĩnh, người lớn có dịp thay đổi
quan điểm giáo dục và cách nhìn về con trẻ. Tuy nhiên nhiều khán giả cho rằng
những đứa trẻ đang trở thành vật “thí nghiệm” đáng thương của nhà sản xuất và rất
bức xúc khi nhìn cảnh trẻ òa khóc sau mỗi tập phim. Khi những hành động mạo
hiểm với lứa tuổi đó lại được rất nhiều em nhỏ khác hồn nhiên bắt chước thực sự là
nỗi lo của nhiều phụ huynh.

Sau ba mùa phát sóng, Người mẫu Việt Nam là bệ phóng vững chắc để các thí
sinh tham gia vào thị trường thời trang chuyên nghiệp. Chương trình đã cập nhập
nhiều xu hướng thời trang mới, những phương phép làm đẹp hiệu quả cho khán giả.
Tuy nhiên, trong 3 chương trình khảo sát thì đây là chương trình còn nhiều tồn
tại nhất: đó là sự lục đục giữa ban tổ chức và ban giám khảo, nghi án dàn xếp giải
thưởng, kiện tụng giữa nhà sản xuất và thí sinh. Các thử thách chương trình bị đánh
giá ngày càng tẻ nhạt, chất lượng thí sinh không cao, và đội ngũ ban giám khảo ngày
càng bị chỉ trích. Mô tip “vịt bầu hóa thiên nga” qua 3 mùa thi đã trở nên nhàm chán,
không gây được bất ngờ với khán giả.
17


Chương trình không gói lại trong thời gian phát sóng mà sau đó là nhắn tin, là
bình luận, là các diễn đàn về chương trình. Chỉ đến khi chương trình kết thúc, khán
giả mới nhận ra sự thật là họ không được toàn quyền quyết định kết quả chương trình
như ban tổ chức hứa hẹn. Công tác PR ráo riết của nhà sản xuất đã đem đến hệ quả là
hàng loạt những bài báo đưa tin giống nhau, nhận định, đánh giá một cách hời hợt.
Kèm đó là những tin bài “tát nước theo mưa” khiến khán giả không phân biệt đâu là
các giá trị thật - giả.
Mặc dù đáp ứng khá tốt nhu cầu giả trí của khán giả nhưng các chương trình
truyền hình thực tế trong diện khảo sát nói riêng và các chương trình truyền hình thực
tế ở Việt Nam nói chung cũng giống như truyền hình thực tế trên thế giới luôn có tính
hai mặt, bên cạnh những ưu điểm luôn có những tác động xã hội không mong
muốn.Các chương trình này đã và đang góp phần “ngốn” rất, rất nhiều thời gian dành
cho công việc, thời gian chăm sóc gia đình… của đông đảo khán giả và cùng với thời
gian là tiền bạc. Chưa có cuộc điều tra chính thức để thống kê số thời gian khán giả
bỏ ra theo dõi những chương trình này. Nhưng chắc chắn, đó là con số không hề nhỏ.
Đáng nói là chương trình không gói lại trong quãng thời gian khoảng 1 tiếng mà sau
đó là nhắn tin, là bình luận, là lên các diễn đàn trao đổi, có khi là ca ngợi, là công
kích thậm chí còn tìm mọi cách hạ bệ những nhân vật trong các chương trình.

Đến lượt báo chí, đặc biệt là báo mạng, sự nở rộ của truyền hình thực tế như
giải tỏa cơn đói tin bài khiến các phóng viên nháo nhào bám theo. Nhưng chất lượng
thông tin mang đến cho độc giả lại không hề tương xứng với số lượng. Công tác PR
ráo riết của nhà sản xuất các chương trình đã đem đến hệ quả là hàng loạt những bài
báo, trang tin đưa tin giống hệt nhau, nhận định, đánh giá một cách hời hợt. Kèm theo
đó là những tin bài “tát nước theo mưa”, khen thì khen hết lời song lúc chê bai lại sỗ
sang thái quá.
Tuy nhiên những hệ lụy trên có lẽ chưa tác động nhiều đến cuộc sống của khán
giả bằng việc truyền hình thực tế đã đưa các “thượng đế” của mình vào vòng xoáy
của cuộc đua tin nhắn. Rất nhiều tiền đã được đổ vào để tôn vinh những danh hiệu
đôi khi rất ảo, không được đồng thuận. Sự đảo lộn của nhiều giá trị do sự can thiệp
của đồng tiền mà biểu hiện cụ thể là tin nhắn ở các chương trình đã dấy lên không
biết bao nhiêu lời phàn nàn, phê phán, tẩy chay.
2.4. Đánh giá về sƣ̣ phát triển truyền hì nh thƣ̣c tế ở Việt Nam
Một vài năm trở lại đây, ở Việt Nam xuất hiện một khái niệm mới là truyền
hình thực tế. Đó là các chương trình đề cao tính trải nghiệm, có nội dung bất ngờ, hấp
dẫn. truyền hình thực tế ở Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, năm 2005 mới chỉ
có chương trình Khởi nghiệp thì đến 2012, có hàng trăm chương trình truyền hình
thực tế ở các đài TW và địa phương.
Có thể nói, trong chặng đường phát triển truyền hình thực tế ở Việt Nam,
VTV3 đã trở thành điểm phát xuất lý tưởng duy nhất của mọi show truyền hình giải
trí đình đám trong quá trình thâm nhập và khẳng định vị thế tại thị trường Việt. Mỗi
18


tuần, có từ 4 đến 6 chương trình truyền hình thực tế thay nhau lên sóng VTV3, hầu
hết được ưu ái vào các khung giờ “vàng” khiến cho thực đơn giải trí của khán giả
Việt trở nên phong phú hơn bao giờ hết.
Ngoài một số chương trình truyền hình thực tế của Việt Nam, nhìn vào danh
sách những chương trình truyền hình thực tế đã và đang chọn Việt Nam làm điểm

đến, công chúng dễ dàng nhận ra thực chất các chương trình chỉ thuộc hai nhóm.
Nhóm chương trình thứ nhất lấy giấc mơ trở thành người nổi tiếng luôn tiềm ẩn trong
mỗi người trẻ làm đích ngắm như Thần tượng âm nhạc (Vietnam Idol, The Voice),
Người mẫu Việt Nam (Vietnam next top model), Tìm kiếm tài năng Việt (Vietnam’s
got talent) Thử thách cùng bước nhảy (So you think you can dance)…Nhóm chương
trình thứ hai lấy việc tạo cơ hội cho người hâm mộ được song hành với các ngôi sao
trong những cuộc thi khai thác “sở đoản” của người nổi tiếng làm lực hút như Bước
nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, Cuộc đua kỳ thú..
Dù sản xuất chương trình thuộc nhóm nào thì khán giả là những người thông
minh khi nhìn vào bảng giá quảng cáo cao ngất trời của các chương trình đều có thể
đánh giá bài toán đầu tư của các nhà sản xuất đã thành công, khi mọi đối tượng tham
gia chương trình đều có lợi.
Tuy nhiên, chất lượng của phần lớn các chương trình truyền hình thực tế ở cả
hai nhóm đều chưa cao, chưa đáp ứng được mong đợi của khán giả . Còn quá nhiều
scandal tranh cãi, nhiều chiêu trò của ban tổ chức lộ liễu đến mức làm khán giả mất
lòng tin. Mặc dù rất háo hức khi chương trình bắt đầu phát sóng nhưng dần dần khán
giả lại cảm thấy bão hòa với các chương trình truyền
hình thực tế vì nội dung các
chương trình này càng ngày càng tẻ nhạt, sự Việt hóa của nhà sản xuất cũng chưa tốt,
chưa kể nhiều chương trình còn kệch cỡm, sống sượng.
2.5. Nguyên nhân
2.5.1. Sự “Việt hóa” chưa tốt các format
Hầu hết các chương trình truyền hình thực tế của nước ngoài được đưa về
Việt Nam đều rất nổi tiếng, luôn cuốn hút đông đảo khán giả tại nhiều quốc gia trên
thế giới. Với sự nổi tiếng sẵn có, cộng thêm với các chiêu Pr, tạo sự kiện, cùng với
việc phát sóng trong khung giờ vàng… nên các chương trình này đã thu hút được
khối lượng người xem đông đảo.
Được sản xuất ở nước ngoài, cho khán giả nước ngoài, và bởi người nước
ngoài, nên không phải sự “Việt hóa” nào cũng nhuần nhuyễn, thích hợp với thị hiếu
của người Việt. Khi các chương trình mua bản quyền ở nước ngoài về đến Việt Nam

vẫn phải tuân thủ theo những nguyên tắc bắt buộc của đối tác nước ngoài như format
sân khấu, cách thức chơi, tuyển chọn…do đó vẫn tồn tại những rào cản nhất định để
chương trình trở nên hoàn hảo.
Việc tuân thủ một cách máy móc, rập khuôn format gốc đã khiến một số
chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam đã không được lòng khán giả Việt. Có
những chương trình gây phản cảm với người xem, và được nhà sản xuất lý giải rằng:
19


Mua bản quyền, nên phải theo kịch bản của họ. Kể cả phong thái, câu thoại của người
dẫn chương trình… có trường hợp cũng được quy vào chuyện tuân thủ bản quyền.
2.5.2. Nhà sản xuất lạm dụng chiêu trò
Scandal là những vấn đề không ai muốn nhưng khó tránh khỏi…Việc tự tạo
nên scandal khác hoàn toàn so với việc scandal tự phát. Dư luận bị thu hút bởi sự việc
ấy, nhưng về dần họ sẽ cảm thấy ngao ngán, thấy mệt mỏi trước những scandal cố
tình tạo nên của nhà sản xuất.
Vietnam’s Next Top Model đã bước sang mùa thứ 3 nhưng những không vì thế
mà nhà sản xuất rút kinh nghiệm để không xảy ra các sandal. Điều này khiến khán
giả hoài nghi về sự vô tình hay cố ý để chương trình được nhiều người biết đến hơn.
Câu chuyện scandal bắt đầu khi nội bộ ban giám khảo bị thay mới chỉ sau vài
tuần phát sóng. Mùa giải thứ hai chính là nghi án dàn xếp giải thưởng. Sự vụ gây ồn
ào và kéo dài nhất trong chương trình năm 2011 là vụ đòi kiện 15 tỉ của nhà sản xuất
với 3 thí sinh bị loại vì để lộ kết quả của chương trình…
Ngoài chương trình Vietnam's Next Top Model, hầu hết các chương trình
truyền hình thực tế khác ở Việt Nam đều mượn scandal để trở nên nổi tiếng hơn. Sự
nổi tiếng ấy có thể đem lại lợi ích trước mắt cho nhà sản xuất, nhưng dần dần đó sẽ là
nguyên nhân khiến khán giả không còn mặn mà với chương trình như lúc đầu.
2.5.3. Văn hóa của những người tham gia
Dường như phần lớn các thí sinh khi đến với các cuộc thi truyền hình, là với
mục đích… được lên tivi là chính. Một số tin rằng cuộc thi sẽ mang lại cho mình

danh tiếng, tiền bạc. Ngoài một số cuộc thi mà thí sinh đã là những người nổi tiếng
như Bước nhảy hoàn vũ hay Cặp đôi hoàn hảo, có bản lĩnh vững vàng còn lại hầu hết
thí sinh đều có vẻ e dè, sợ sệt, chưa có tâm lý ổn định để ứng xử khôn ngoan trước
những tình huống của chương trình.
Tình trạng bùng nổ những chương trình gameshow hấp dẫn, không chỉ ở Đài
Truyền hình Trung ương mà ở cả các đài truyền hình địa phương, khiến cho nhu cầu
số lượng các người dẫn chương trình đang ngày càng một nhiều. Tuy nhiên, số MC
có khả năng ăn nói trôi chảy, nồng nhiệt và ứng xử linh hoạt cũng chỉ đếm trên đầu
ngón tay. Đã có không ít ứng xử thật vụng về hoặc có những câu nói, thái độ hồn
nhiên thái quá.
Cái giá mà ban tổ chức trả cho các vị giám khảo nổi tiếng, các ngôi sao hẳn là
không hề thấp chút nào. Những ngôi sao tham gia ngồi ghế giám khảo ngoài tiền thù
lao còn có thêm một lợi nhuận khác là tên tuổi liên tục được nhắc đến trước hàng
triệu triệu khán giả, do đó chẳng ai nỡ từ chối lời mời của chương trình.
Tiểu kết chương 2
Có thể thấy, truyền hình thực tế ở Việt Nam hiện nay đang ngày càng trở nên
phổ biến và mặc dù có nhiều hạn chế nhưng không thể phủ nhận sức hút của các
chương trình này với đông đảo khán giả. Qua các chương trình, khán giả được trải
20


nghiệm những cảm xúc chân thực, nắm bắt những xu hướng giải trí hiện đại trên thế
giới từ đó làm phong phú đời sống tinh thần của bản thân. Dù là chương trình thuần
Việt hay mua bản quyền nước ngoài đều góp phần làm phong phú thực đơn giải trí
cho khán giả.
Cùng giống truyền hình thực tế trên thế giới, bên cạnh những mặt tích cực, các
chương trình truyền hình thực tế ở Việt Nam cũng có những tác động không mong
muốn, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ. Tuy vậy, tính hai mặt của truyền hình
thực tế không thể triệt tiêu hoàn toàn. Điều quan trọng của các cơ quan quản lý phát
thanh truyền hình hiện nay là nhận biết những xu hướng phát triển của truyền hình

thực tế để có những biện pháp giám sát, chấn chỉnh kịp thời, hạn chế mức thấp nhất
những ảnh hưởng tiêu cực. Có như thế mới đảm bảo truyền hình thực tế ở Việt Nam
phát triển một cách nghiêm túc, tôn trọng khán giả, tôn trọng các giá trị đạo đức của
xã hội.

21


Chƣơng3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁC CHƢƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌ NH THƢ̣C TẾ
3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển truyền hình hiện nay
3.1.1. Bối cảnh bùng nổ truyền thông
Hiện nay, truyền hình là một phương tiện truyền thông hữu hiệu. Mặc dù ra
đời muộn song truyền hình đã ngày càng khẳng định được vai trò hết sức quan trọng
trong việc truyền đi và tiếp nhận thông tin của loài người.
Sự phát triển của truyền hình góp phần làm hệ thống truyền thông đại chúng
ngày càng thêm hung mạnh.Sự bùng nổ của truyền thông tạo cơ hội lớn cho truyền
hình phát huy sức mạnh của mình đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với loại
hình báo chí này. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt với các loại hình báo chí khác mà nếu
truyền hình không tự đổi mới, tìm hướng phát triển bền vững thì sẽ nhanh chóng bị
các loại hình báo chí khác qua mặt.
3.1.2. Nhu cầu của công chúng truyền hình
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu hưởng thụ thông tin của công chúng
càng cao. Công chúng quan tâm đến truyền hình hiện đại không chỉ để thu nhận
thông tin một cách chung chung, xem xong rồi chẳng để làm gì, mà họ cần những
thông tin thiết thực với cuộc sống hàng ngày của chính họ. Tùy từng thành phần xã
hội, đặc điểm nghề nghiệp và tùy từng lứa tuổi mà công chúng có những mối quan
tâm khác nhau đối với các vấn đề mà truyền hình phản ánh. Truyền hình muốn tồn tại
và phát triển phải đáp ứng nhu cầu đó của công chúng. Vì thế, không dừng lại ở việc

cung cấp thông tin, hầu hết các chương trình truyền hình hiện nay đều cố gắng lôi kéo
khán giả vào nội dung các chương trình.
3.1.3. Sự tất yếu phải nâng cao chất lượng truyền hình thực tế ở Việt Nam
Tại Việt Nam, từ năm 2000 việc phát triển các kênh truyền hình trả tiền chính
thức xuất hiện với sự ra đời của Trung tâm dịch vụ kĩ thuật truyền hình cáp đã đánh
dấu một bước phát triển mới của truyền hình Việt Nam trong quá trình hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Truyền hình cáp với các kênh chuyên biệt, với sức mạnh số đã
mang lại những kết nối vượt đại dương, khán giả được hòa đồng với hơi thở chung
của nhiều khu vực trên thế giới.
Sự ra đời và phát triển của truyền hình cáp đã tạo điều kiện cho truyền hình
thực tế có nhiều cơ hội để “lên sóng” đến với khán giả. Song chính việc có quá nhiều
chương trình truyền hình thực tế ở các kênh khác nhau nhưng có nôi dung tương
đồng nhau đã tạo nên cảm giác bão hòa, nhàm chán cho khán giả.
Truyền hình thực tế ở Việt Nam hiện nay đứng trước nhiều khó khăn. Đó trước
hết là tâm lý khán giả chưa thật quen với thể loại mới. Thứ hai, có thể những chương
trình truyền hình thực tế của Việt Nam làm chưa thật xuất sắc. Thứ ba, những chương
trình ngoại nhập có thể chưa thật khai thác đúng điểm mạnh của người tham dự. Thứ
tư, khi xem các sê-ri chương trình truyền hình thực tế, đòi hỏi khán giả phải theo dõi
liên tục, so với từng tập riêng biệt như game show, có thể phải bỏ nhiều công sức
hơn. Trong khi khán giả truyền hình bây giờ rất bận rộn, việc theo dõi này không phải
đơn giản. Thứ năm và rất quan trọng là chi phí sản xuất cũng như nhân lực đầu tư cho
một chương trình truyền hình thực tế quá lớn, trong khi các đài truyền hình đang phải
22


tiết kiệm, cắt giảm chi phí sản xuất thì không dễ khi đầu tư cho những chương trình
này.
3.2. Nhóm giải pháp chung
3.2.1. Đường lối chỉ đạo của Nhà nước về phát triển truyền hình
Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển truyền hình đó là

hướng tới mục tiêu phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân; phát triển đi đôi với việc
quản lý tốt để bảo các đài truyền hình luôn là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà
nước, góp phần bảo đảm an ninh chính trị quốc gia trong mọi tình huống. Cùng với
các loại hình báo chí khác, truyền hình phải phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững; tiếp
thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới, bảo đảm
phù hợp với điều kiện Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế.
3.2.2. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
Nhận biết việc xã hội hóa là xu hướng tất yếu để phát triển truyền hình, Đảng
và Nhà nước đã ban hành nhiều đường lối, chính sách để tạo điều kiện thúc đẩy xã
hội hóa lĩnh vực này. Tuy vậy so với sự phát triển nhanh chóng của truyền hình thực
tế thì hệ thống pháp luật còn chư a kịp thời bổ sung, chỉnh sửa phù hợp.
3.2.3. Quan tâm tới vấn đề bản quyền
Ở nước ta, trong những năm gần đây, vấn đề bản quyền truyền hình đang từng
bước được chú ý. Những vi phạm về bản quyền truyền hình đang đặt ra nhiều vấn đề
cho bản thân các đơn vị truyền hình đồng thời đặt ra trách nhiệm của các cơ quan
quản lý nhà nước. Các chương trình truyền hình bị vi phạm bản quyền không chỉ là
các chương trình truyền hình được mua bản quyền từ nước ngoài mà vấn đề vi phạm
bản quyền cả những chương trình được sản xuất trong nước. Tính chất tinh vi của
những vi phạm bản quyền đòi hỏi vấn đề bản quyền các chương trình truyền hình cần
được nhìn nhận một cách nghiêm túc và có những định chế pháp luật cụ thể để quản
lý lĩnh vực này.
3.3. Nhóm giải pháp cụ thể
3.3.1. Đổi mới nội dung chương trình
Format nước ngoài đang thắng thế trên sân nhà là điều không thể phủ nhận.
Nhưng điều này cũng cho thấy các đài truyền hình, nhà sản xuất trong nước cần phải
nỗ lực và ý thức hơn việc tìm kiếm, xây dựng những format Việt có ý tưởng độc đáo,
hấp dẫn bởi sự ồ ạt các format nước ngoài truyền hình sẽ tác động không nhỏ tới tâm
lý, hành động của đối tượng tiếp nhận, khi mà sự khác biệt về văn hóa, ứng xử của
người Việt không giống với ý tưởng được xây dựng từ một nền văn hóa khác.
Đổi mới nội dung và tìm kiếm hình thức thể hiện độc đáo được xem là những

yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn của các chương trình truyền hình thực tế.
Tập trung vào một chủ đề nhất định và tìm kiếm người chơi phù hợp, có duyên,
không nhất thiết phải là gương mặt đình đám của làng giải trí là xu hướng mới của
các chương trình truyền hình thực tế hiện nay. Nhờ thế mà các bữa tiệc giải trí trên
truyền hình sẽ bớt nhàm chán…Khán giả cũng nên có một có cách nhìn khách quan,
bao dung và ủng hộ cho những format Việt đang từng ngày hoàn thiện để mang đến
những món ăn tinh thần hấp dẫn, độc đáo mà vẫn đề cao những giá trị cốt lõi về tinh
thần, nghệ thuật.
3.3.2. Nâng cao tí nh chuyên nghiệp của êkip sản xuất
23


Một vấn đề lớn đang gây khó khăn, lúng túng cho nhiều đơn vị sản xuất truyền
hình thực tế hiện nay là vấn đề nhân sự. Công việc đào tạo nguồn nhân lực cho báo
hình đã không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của ngành truyền thông này.
Sự thiếu hụt nhân lực dẫn đến tình trạng sử dụng chắp vá, vận động cộng tác
viên lao động theo thời vụ... Với yêu cầu nhân lực lớn cho việc sản xuất một chương
trình truyền hình thực tế, các nhà sản xuất không có sự lựa chọn nào khác là phải huy
động mọi nguồn lực, thậm chí là cả những người không có chuyên môn về truyền
hình.
Với người làm truyền hình thực tế sẽ có những đòi hỏi cao hơn về năng lực.
Đó là những người có kiến thức rộng, có một phông kiến thức rộng với hệ thống tri
thức phong phú, đa dạng. Những kiến thức đó sẽ giúp nhà báo hiểu rõ được tính tổng
thể của mọi tình huống trong chương trình. Người làm truyền hình thực tế còn phải
có các kỹ năng để tác nghiệp một cách chuyên nghiệp như kỹ năng giao tiếp, tiếp cận
nguồn tin, khai thác tài liệu, quan sát hoặc phỏng vấn, kỹ năng xử lý thông tin,
phương pháp thể hiện và sáng tạo tác phẩm. Ngoài ra, đó còn là những kiến thức cần
thiết về luật pháp, Luật Báo chí và đạo đức nghề nghiệp, sự hiểu biết đúng đắn, sâu
sắc về nghề với nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, các nguyên tắc hoạt động... của
báo chí.

Do những đòi hỏi ngày càng cao đó nên các cơ sở đào tạo cần có các hình thức
đào tạo hợp lý để sin h viên ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Các đài
truyền hình, các công ty truyền thông cũng cần quan tâm bồi dưỡng, phát huy tính
sáng tạo của nguồn nhân lực này.
3.3.3. Chú trọng tính nhân văn của các chương trình
Tính chất quan trọng nhất của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng là
tôn trọng hiện thực khách quan. Trong đó, truyền hình thực tế là dạng chương trình
có tôn chỉ mục đích là giúp người xem tiếp cận gần nhất với sự thật, thật từ diễn biến
đến cảm xúc. Vậy nên khán giả trông đợi, tin tưởng vào truyền hình thực tế rất nhiều.
Các nhà sản xuất có quyền biên tập, sắp đặt một số chi tiết để chương trình trở
nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên phải có tiêu chí để sự sắp đặt đi đúng hướng. Tiêu chí ấy
chính là tính nhân văn. Nhân văn trong từng sự chọn lựa chi tiết, từng cú máy, từng
khung hình, cỡ cảnh; nhân văn trong kết cấu chương trình, trong mức độ nhận xét,
trong sự chăm sóc và cảnh báo đối với thí sinh tham gia dự thi và cả với khán giả
theo dõi chương trình. Dù phải giải quyết bài toán lợi nhuận, nhưng để đảm bảo tính
nhân văn, nội dung các chương trình phải hướng con người ta sống đẹp, biết trân
trọng những giá trị tinh thần, biết yêu thương, sẻ chia dù cuộc sống đôi khi là những
cuộc cạnh tranh gay gắt…
3.4. Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng chƣơng trì nh truyền hì nh
thƣ̣c tế

- Cần có kế hoạch sản xuất chương trình truyền hình thực tế một cách hợp
lý. Cần có một bộ phận kiểm duyệt chặt chẽ nội dung các chương trình truyền hình
thực tế mua bản quyền nước ngoài. Vì nếu chỉ để đài truyền hình và đơn vị sản xuất
thẩm định sẽ không khách quan, do cả hai đều có chung một mục tiêu lợi nhuận.
Được kiểm duyệt một cách nghiêm túc và theo dõi sát sao quá trình thực hiện, chắc
24


chắn các chương trình sẽ diễn ra một cách nghiêm túc tránh được sự lộn xộn như hiện

nay.
- Về lâu dài, cần chủ động về nguồn format chương trình. Khi xem nhiều các
chương trình nhập khẩu “cũ người, mới ta” khán giả sẽ có sự so sánh, đánh giá khắt
khe hơn là xem chương trình dành cho người Việt, được thực hiện dựa trên sự khảo
sát nhu cầu, tâm lý tiếp nhận của người Việt.
- Tiến hành điều tra xã hội học để nắm được nhu cầu về truyền hình thực tế của
khán giả để có hướng phát triển bền vững cho các chương trình. Vì thực tế hiện nay,
các chương trình truyền hình thực tế chủ yếu thiên về các lĩnh vực nghệ thuật, mặc dù
chi phí mua bản quyền rất cao nhưng chỉ sau một vài mùa sản xuất đã sụt giảm đáng
kể lượng khán giả. Từ đó, buộc các nhà sản xuất phải dùng nhiều chiêu trò, thủ đoạn
để hâm nóng chương trình.
- Khi các chương trình phát sóng có sự cố, phải tiến hành điều tra quy trách
nhiệm cụ thể, tránh tình trạng phỏng đoán, lập lờ trên báo chí và tình trạng đùn đẩy
trách nhiệm giữa các bên có liên quan.
- Xử phạt nghiêm khắc những vi phạm. Việc đưa ra quyết định xử lý nghiêm
khắc những người vi phạm có thể gây tổn thương đến một vài đối tượng. Nhưng xét
cho cùng, mục đích của những việc này vẫn là để lại bài học cho những ai không
trung thực và quên trách nhiệm của mình khi bước vào các chương trình có tầm cỡ và
có ảnh hưởng lớn tới xã hội.
Tiểu kết chương 3
Truyền hình thực tế ở Việt Nam đã phát triển được gần một thập kỉ. Dù chưa
có những công trình khoa học nghiên cứu trực tiếp về truyền hình thực tế, dù nhận
khá nhiều luồng dư luận khen, chê nhưng không thể phủ nhận truyền hình thực tế là
mảng màu sắc khá sinh động trong bức tranh phát triển của truyền hình hiện nay. Dù
muốn hay không thì truyền hình thực tế vẫn là sự lựa chọn của các đài truyền hình,
các đơn vị truyền thông nhằm thu hút quảng cáo, gia tăng lợi nhuận. Do đó, để nâng
cao chất lượng các chương trình truyền hình thực tế thì chỉ quy trách nhiệm cho đài
truyền hình và các đơn vị sản xuất là chưa đủ mà cần thực hiện đồng bộ nhiều biện
pháp, trong đó sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan quản lý giữ vai trò nòng cốt.
Khán giả cũng sẽ thể hiện vai trò của mình trong việc quyết định số phận của các

chương trình truyền hình thực tế vì sự khó chịu, bức xúc sẽ khiến khán giả quay lưng
với chương trình.

25


×