Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu phân vùng thích nghi đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất cây khoai môn tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.18 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------

PHẠM VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THÍCH NGHI
ĐẤT ĐAI LÀM CƠ SỞ CHO QUY HOẠCH SẢN XUẤT
CÂY KHOAI MÔN HUYỆN CHỢ ĐỒN - TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------

PHẠM VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THÍCH NGHI
ĐẤT ĐAI LÀM CƠ SỞ CHO QUY HOẠCH SẢN XUẤT
CÂY KHOAI MÔN HUYỆN CHỢ ĐỒN - TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG

Thái Nguyên - 2015




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------

PHẠM VĂN TUẤN

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG THÍCH NGHI
ĐẤT ĐAI LÀM CƠ SỞ CHO QUY HOẠCH SẢN XUẤT
CÂY KHOAI MÔN HUYỆN CHỢ ĐỒN - TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60.85.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG

Thái Nguyên - 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của
các thầy giáo, cô giáo, sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng
nghiệp, sự động viên kịp thời của gia đình và người thân đã giúp tôi vượt qua
những trở ngại và khó khăn để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ
chuyên ngành: Quản lý đất đai.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới PGS.TS.

Nguyễn Thế Hùng đã hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo,
các giáo sư, tiến sĩ hợp tác giảng dạy sau Đại học - Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên.
Xin cảm ơn Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, UBND huyện huyện Chợ Đồn, UBND các xã và các hộ
gia đình tham gia phỏng vấn đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên cứu
thực tế để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về
thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của thầy, cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Học viên

Phạm Văn Tuấn

năm 2015


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1 . Tính cấp thiết đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu tổng quát của đề tài ................................................................................2
3. Mục tiêu cụ thể của đề tài ......................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................2
4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Tổng quan về cây khoai môn ...............................................................................3
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố cây khoai môn .........................................................3
1.1.2. Đặc điểm thực vật học và phân loại cây khoai môn .........................................4
1.1.3. Yêu cầu sinh thái ...............................................................................................9
1.2. Đánh giá thích nghi đất đai ...............................................................................10
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................10
1.2.2. Tiến trình đánh giá đất đai .............................................................................12
1.2.3. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai ...............................................12
1.3. Phần mềm Đánh giá đất đai tự động (ALES) ...................................................15
1.3.1. Giới thiệu ALES.............................................................................................15
1.3.2. Đặc điểm của ALES trong đánh giá đất .........................................................16
1.4. Tổng quan về GIS ..............................................................................................17
1.4.1. Khái niệm GIS.................................................................................................17
1.4.2. Thành phần hệ thống GIS ..............................................................................19
1.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và ALES trong đánh giá thích nghi đất đai .. 20
1.5.1. Trên thế giới ...................................................................................................20
1.5.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................21
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................23
2.1. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu ......................................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................23
2.1.2. Phạm vi phạm nghiên cứu ...............................................................................23
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................23
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................23

2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23
2.3.1 Phương pháp kế thừa số liệu ............................................................................23


iv

2.3.2 Phương pháp điều tra nhanh.............................................................................24
2.3.3 Phương pháp xây dựng bản đồ ........................................................................24
2.3.4 Phân vùng thích nghi cây khoai môn ...............................................................24
2.3.5 Quy trình thực hiện đề tài.................................................................................25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................26
3.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Chợ Đồn ........................................26
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................26
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................29
3.1.3 Đánh giá chung ................................................................................................33
3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................................35
3.2. Xác định điều kiện yêu cầu sinh thái cơ bản cho phát triển cây khoai môn ......37
3.3. Xây dựng tiêu chuẩn phân chia đơn vị đất đai phục vụ việc thành lập bản đồ
đơn vị đất đai .............................................................................................................37
3.3.1. Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ....................................37
3.3.2. Xây dựng các bản đồ đơn tính theo các chỉ tiêu .............................................39
3.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mô tả các đơn vị bản đồ đất huyện Chợ
Đồn tỉnh Bắc Kạn ....................................................................................................51
3.4. Xây dựng bản đồ thích nghi cây khoai môn ......................................................55
3.4.1 Quy trình thực hiện đánh giá trên phần mềm...................................................55
3.4.2 Xây dựng bản đồ thích nghi đất đai .................................................................62
3.4.3. Xây dựng bản đồ đề xuất quy hoạch sản xuất cây khoai môn .......................63
3.5. Một số giải pháp đề xuất phát triển sản xuất cây khoai môn tại địa phương .....66
3.5.1. Giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng ........................................................................66
3.5.2. Giải pháp về khoa học khuyến nông ...............................................................66

3.5.3. Giải pháp chính sách hỗ trợ sản xuất ..............................................................67
3.5.4. Giải pháp thị trường và xúc tiến thương mại ..................................................67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................68
1. Kết luận .................................................................................................................68
2. Đề nghị ..................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................69


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

FAO

(Food and Agriculture Organization)

LUT

Loại hình sử dụng đất

GIS

( Geographic Information System ) Hệ thống Thông tin Địa lý

GPS

Global Positioning System (Hệ thống định vị toàn cầu)


HTTTĐL

Hệ thống Thông tin Địa lý

CSDL

Cơ sở dữ liệu.

LHSDĐ

Loại hình sử dụng đất

TIN

(Triangle Irregular Network) Mạng lưới tam giác không đều

PCA

(Principal Component Analysis ) Phân tích thành phần chính

ALES

(Automated Land Evaluation system): Hệ thống đánh giá đất đai
tự động

LMU

(Land Mapping Unit): Bản đồ đơn vị đất đai


LUR

(Land Use Requirement): Yêu cầu sử dụng đất

LUT

(Land Use Type): Loại hình sử dụng đất

LC

(Land Characteristic): Đặc tính đất đai

LQ

(Land Quaility): Chất lượng đất đai

LS

(Land Sustainability): Sự thích hợp đất đai

N

(Non Suitable): Không thích nghi

S1

(High Suitable): Rất thích nghi

S2


(Monderately Suitable): Thích nghi trung bình

S3

(Marginally Suitable): Ít thích nghi


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai (FAO, 1976)....................13
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2012-2014 .......................32
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 .............................................................36
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai .............................38
Bảng 3.4. Kết quả xây dựng bản đồ thổ nhưỡng.......................................................39
Bảng 3.5: Kết quả xây dựng bản đồ độ pH ...............................................................41
Bảng 3.6: Kết quả xây dựng bản đồ thành phần cơ giới ...........................................43
Bảng 3.7: Kết quả xây dựng bản đồ độ dày tầng canh tác ........................................45
Bảng 3.8: Kết quả xây dựng bản đồ độ dốc ..............................................................47
Bảng 3.9: Kết quả xây dựng bản đồ chế độ tưới .......................................................49
Bảng 3.10: Các đơn vị bản đồ đất đai (LMU)...........................................................51
Bảng 3.11: Tổng hợp các yêu cầu sử dụng đất .........................................................55
Bảng 3.12: Tổng hợp các tính chất đất đai (LC – Land characteristic) ....................56
Bảng 3.13: Tổng hợp số liệu phân cấp thích nghi các yếu tố tự nhiên .....................61
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả diện tích đề xuất loại hình sử dụng đất cây khoai môn
sau khi chồng xếp bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn ...................................................................................65


i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng
để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phạm Văn Tuấn


1

MỞ ĐẦU
1 . Tính cấp thiết đề tài
Cây khoai môn có tên khoa học là Colocasia esculeuta L. Schott, là cây một
lá mầm thuộc chi Colocasia, họ ráy Araceae là loài cây đã được trồng trọt từ lâu đời
trên thế giới (Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Văn Viết, 2004) [5]. Theo nhiều tài
liệu xác định loài cây này được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới
và vùng ôn đới ấm áp.
Ở Việt Nam, cây khoai môn có mặt ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước như
Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái…nó được trồng trên nhiều loại đất khác nhau
từ đất ruộng vườn ở đồng bằng đến đất đồi núi dốc (đất nương rẫy) ở miền núi. Sản
phẩm của cây khoai môn vừa làm lương thực, thực phẩm và rau sạch có giá trị dinh
dưỡng cao được nhiều người ưa dùng.
Đề án phát triển Rau quả và Hoa cây cảnh giai đoạn 1994 -2010 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa cây khoai môn vào một trong mười
loại cây trồng chính trong chương trình phát triển sản xuất và xuất khẩu [2]. Vì vậy,
việc nghiên cứu, mở rộng diện tích tại những vùng phù hợp tạo ra những vùng

chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con nông
dân ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay là việc làm cần thiết.
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải có
nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai cho cây khoai môn trên từng vùng không
gian từng huyện trong tỉnh. Đánh giá thích nghi đất đai nhằm mục tiêu cung cấp
thông tin về sự thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất đai, làm căn cứ để ra
quyết định chiến lược về quản lý và sử dụng đất đai. Có nhiều cách tiếp cận khác
nhau được sử dụng trong quá trình đánh giá đất đai. Trong đó, mô hình tích hợp Hệ
thống Thông tin Địa lý (GIS) và phần mềm Đánh giá Đất đai tự động (ALES) được
đánh giá là phương pháp giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất lao động với
kết quả đầu ra chính xác và có tính hiện thực cao, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác
nhau [3]. Phương pháp này tận dụng được ưu điểm của ALES là tính toán khả


2

năng thích nghi dựa trên phương pháp đánh giá đất đai của FAO, đồng thời phát
huy khả năng của GIS bao gồm lưu trữ, cập nhật, kết nối dữ liệu dễ dàng, phân tích,
hiển thị trực quan dữ liệu không gian mạnh mẽ. Xuất phát từ những lí do nêu
trên, đề tài “Nghiên cứu phân vùng thích nghi đất đai làm cơ sở cho quy hoạch
sản xuất cây khoai môn tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” đã được thực hiện.
2. Mục tiêu tổng quát của đề tài
Mục đích chung đề tài là ứng dụng GIS và ALES xây dựng bản đồ phân
vùng thích nghi đất đai cho phát triển cây khoai môn tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc
Kạn. Trên cơ sở đó, đề xuất, hỗ trợ ra quyết định quy hoạch phát triển sản xuất
theo hướng thích nghi đất đai trên địa bàn huyện
3. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Tìm hiểu các yếu tố thích nghi đất đai cho trồng khoai môn.
- Xây dựng mô hình tích hợp GIS và ALES đánh giá thích nghi đất đai tự

nhiên cho cây khoai môn.
- Thành lập bản đồ phân vùng thích nghi và bản đồ đề xuất quy hoạch sản
xuất cây khoai môn trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần bổ sung lý luận khoa học cho đánh giá phân hạng thích nghi đất
đai ở quy mô cấp huyện;
- Sử dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế nâng cao tính thực tiễn, chiều
sâu của kiến thức ngành học cho bản thân. Đồng thời là cơ hội cho bản thân tiếp cận
với vấn đề đánh giá thích nghi đất đai
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở đánh giá thích nghi đất đai cây trồng khoai môn tại địa phương.
Đề tài xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính phân vùng thích nghi
đất đai phục vụ công tác quy hoạch sản xuất cây khoai môn huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây khoai môn
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố cây khoai môn
Cây khoai môn (Colocasia esculenta (L) Schott) là cây một lá mầm thuộc chi
Colocasia, họ ráy (Araceace). Đây là loại cây được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới.
Cây khoai môn được xác định có nguồn gốc phát sinh tại các dải đất kéo dài
từ Đông Nam Ấn Độ và Đông Nam Á tới Papua New Guinea và Melanesia dựa vào
rất nhiều minh chứng thực vật học của loại cây này (Kuruvilla and Singh, 1981;
Matthew, 1995; Lebot, 1999). Lịch sử trồng trọt cũng bắt đầu từ những vùng đất đó.

Vào khoảng 100 năm trước công nguyên khoai môn đã được trồng ở Trung Quốc và
Ai Cập. Trong thời tiền sử, sự trồng trọt được mở rộng tới các quần đảo Thái Bình
Dương, sau đó nó được đưa tới vùng Địa Trung Hải rồi tới Tây Phi. Từ Tây Phi,
cây trồng này được mở rộng tới Tây Ấn và tới các vùng nhiệt đới của châu Mỹ.
Ngày nay, khoai môn được trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới cũng như ôn
đới ấm áp.
Tại nhiều nơi của vùng cận Đông Nam Á đã phát hiện được nhiều dạng
khoai môn hoang dại. Từ trung tâm khởi nguyên, cây khoai môn được đưa đến
Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và các quần đảo thuộc Thái Bình Dương. Từ
Châu Á khoai môn còn được đưa tới Ả Rập và các nước ven biển Địa Trung Hải.
Người ta đã tìm thấy dấu vết của khoai môn được trồng ở Trung Quốc và Ả Rập
vào khoảng 100 năm trước công nguyên. Ngày nay, khoai môn được trồng phổ biến
ở khắp các vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp. Tuy nhiên, diện tích khoai môn tập
trung ở các nước Tây Phi, vùng Caribe và hầu hết các vùng của châu Á.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi được coi là trung tâm đa dạng
di truyền cây trồng, nơi phát sinh của nhiều loài cây họ ráy, trong đó có khoai môn.
Chính vì vậy nguồn gen khoai môn ở Việt Nam rất đa dạng. Theo Nguyễn Thị Ngọc
Huệ, Nguyễn Văn Viết, 2004 thì khoai môn, đặc biệt là khoai môn nước được thuần
hoá ở nước ta từ rất sớm trước cả lúa nước, từ cách đây 10.000 – 15.000 năm. Nguồn


4

gen khoai môn được phân bố trong điều kiện tự nhiên rất đa dạng từ độ cao tương
đương mực nước biển đến độ cao 1.800m, có giống sống trong điều kiện bão hoà về
nước và ẩm hay phát triển trên đất khô hạn. Khoai môn cũng có các giống ưa sáng và
có cả những giống ưa bóng.
1.1.2. Đặc điểm thực vật học và phân loại cây khoai môn
1.1.2.1. Phân loại thực vật khoai môn
Phân loại khoa học

Giới (Kingdom) :

Plantae

Ngành (division) :

Magnoliophyta

Lớp (class) :

Liliopsida

Bộ (order) :

Alismatales

Họ (family) :

Araceae

Chi (genus) :

Colocasia

Loài (species) :

Colocasia esculenta

Khoai môn, khoai sọ thuộc chi Colocasia, là một trong những chi quan trọng
nhất của họ Ráy (Araceace). Các loài trong chi này được dùng làm lương thực, thực

phẩm cho người và gia súc.
Nhóm cây lấy củ họ Ráy (Araceace) có tên tiếng Anh là “Taro” gồm một số
loài như ráy rừng (Alocasia macrorrhira), ráy đầm lầy (Colocasia chamisonis),
khoai sáp (Xantosoma agittifolium), dọc mùng (Colocasia gigantea), khoai môn
(Colocasia esculenta var. Escullenta) và khoai sọ (Colocasia escullenta var.
Antiquoryum). Trong số các loài này thì cây khoai môn, khoai sọ là loài có giá trị
dinh dưỡng hơn cả.
Họ ráy là một họ rất lớn với hơn 115 chi và 2.000 loài phân bố rộng khắp
trên thế giới, trong đó có tới 92% số loài có xuất xứ từ những vùng nhiệt đới châu Á
và châu Mỹ. Ở Việt Nam hiện biết đến với 21 chi và 77 loài, phần lớn là cây ưa
bóng làm thành tầng cây phụ chủ yếu ở rừng hỗn giao [13].


5

Ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm các loài cây thuộc họ ráy còn được
dùng làm cây cảnh như: Cây Vạn niên thanh lá xanh (Aglaonema siamense): Thân
gầy mọc đứng, lá luôn xanh tốt; cây Vạn niên thanh dây (Scindapus aureus): Cây
leo bằng rễ phụ, lá nhỏ màu xanh có đốm vàng, hình dạng giống lá trầu không, gân
lá lông chim; cây Vạn niên thanh lá đốm (Diffenbachia picta): Hình dạng giống cây
Vạn niên thanh lá xanh, nhưng lá lớn hơn và có đốm trắng; Cây Độc giác liên
(Caladium bicolor): Có lá trông giống khoai môn nhưng nhỏ hơn, trên mặt lá có
nhiều đốm sặc sỡ; Cây ráy leo lá to (Epipremnum pinatum): Cây leo rất khoẻ, mọc
xuống, thân cây to bằng cổ tay, lá rất rộng, có gân lông chim, phiến lá có đốm vàng;
Cây Thạch xương bổ lá nhỏ (Acorus gramineus var. pusillus): Lá hẹp, dài và nhọn
như lá cỏ, có mùi rất thơm, hay được trồng trên các núi non bộ.
Ngoài ra, có rất nhiều loài cây được trồng làm thuốc chữa bệnh như: Cây
Thạch xương bồ (Acorus gramineus Soland): Chữa cảm lạnh, co giật, cấm khẩu,
loạn nhịp tim, tay chân nhức mỏi, đầy bụng, ỉa chảy, ho lâu ngày; Cây Thiên niên
kiện (Homalonema occalta Schott): Chữa tê thấp, đau dạ dày, ngộ độc; Cây Bán hạ

(Typhonium trilobatum Schott): Chống nôn, tiêu đờm, bổ dạ dày; Cây Thiên nam
tinh (Arisaema consangguineum): Chữa sốt rét, rắn cắn, sưng tấy, nhọt mủ, cầm
máu, bó gãy xương; Cây ráy gai (Lasia spinosa Thw): Chữa ho, đau bụng, phù
thũng tê thấp [10].
Để đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc con người đã nghĩ đến các cây thuộc
họ ráy như: Cây khoai ráy (Alocasia macrorrhira L. Schott): Là cây mọc hoang trong
các khu rừng thứ sinh nơi ẩm ướt, ven bờ suối và các thung lũng núi đá. Cây có thân,
rễ dạng củ, lá rất lớn hình mũi tên, cuống lá đính ở gốc phiến rất mập, có thể dài hơn
1m. Cụm hoa dạng bông mo, có phiến mo màu vàng, mang hoa cái ở gốc, hoa đực ở
phía trên. Quả mọng hình trứng, màu đỏ; Cây khoai nưa (Amorphophallus
campanulatus): Mọc hoang rải rác khắp các vùng rừng núi. Cây thân củ nằm
trong đất, củ hình bán cầu mặt dưới lồi mang một số rễ phụ và có những mắt
chỉ như củ khoai tây. Củ có màu nâu, thịt trắng vàng và cứng, ăn hơi ngứa.
Ngoài ra còn có các cây khác như: Bèo cái (Pistia stratioities), Khoai nước
(Clocasia escullenta L. Schott).


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của
các thầy giáo, cô giáo, sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các bạn đồng
nghiệp, sự động viên kịp thời của gia đình và người thân đã giúp tôi vượt qua
những trở ngại và khó khăn để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sỹ
chuyên ngành: Quản lý đất đai.
Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ sự chân thành cảm ơn tới PGS.TS.
Nguyễn Thế Hùng đã hướng dẫn khoa học và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo,

các giáo sư, tiến sĩ hợp tác giảng dạy sau Đại học - Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên.
Xin cảm ơn Phòng Tài nguyên & Môi trường, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, UBND huyện huyện Chợ Đồn, UBND các xã và các hộ
gia đình tham gia phỏng vấn đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra nghiên cứu
thực tế để hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, do điều kiện hạn chế về
thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu
của thầy, cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

Học viên

Phạm Văn Tuấn

năm 2015


7

suất thu hoạch. Các giống nhóm này thường có củ con cấp 1, 2, 3 và thường có thời
gian ngủ nghỉ nên bảo quản được lâu. Hoa nhóm này có phần phụ vô tính dài hơn
phần phụ của hoa đực.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam
thì ngoài hai nhóm trên trong tập đoàn còn nhiều giống khác ở dạng trung gian. Các

dạng trung gian này có thể do sự lai tạo tự nhiên nên ít được quan tâm nghiên cứu.
Nhóm này có củ cái và củ con gần bằng nhau. về hình dạng và kích thước.
Ở Việt Nam, số lượng giống khoai sọ và khoai môn gần tương đương nhau
trong tập đoàn. Trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước có sự đa dạng về
giống khoai sọ hơn cả. Các giống khoai sọ tam bội chịu hạn tốt hơn các giống khoai
môn nhị bội. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu gần đây của một số tác giả thì loài
C. Esculenta var. Esculenta vẫn tồn tại thể tam bội.
Đối với công tác lai tạo thì các giống dạng tam bội không sử dụng được vì thế
phân loại theo nhiễm sắc thể có ý nghĩa thực tiễn lớn. Trong tập đoàn khoai môn của
Việt Nam, số giống dạng tam bội khá đa dạng về hình thái [5].
1.1.2.2. Một số đặc tính sinh vật học của cây khoai môn
Cây khoai môn (Colocasia esculenta) là loài cây thân thảo, thường cao từ 0,5
- 2,0m. Cây thường có một củ cái nằm ở giữa ở dưới đất, từ đó lá phát triển lên trên,
các củ con, củ nách phát triển sang hai bên.
- Lá khoai môn
Lá và dọc lá là phần nổi trên mặt đất quyết định chiều cao của cây. Mỗi lá
được cấu tạo bởi một dọc lá thẳng và một phiến lá. Phiến lá của hầu hết các kiểu
gen có dạng hình khiên, gốc lá hình tim, có rốn ở gần giữa. Phiến lá nhẵn, chiều dài
có thể giao động từ 20 - 70cm, chiều rộng từ 15 - 50cm. Kích thước của lá chịu ảnh
hưởng rất lớn bởi điều kiện ngoại cảnh. Lá đạt kích thước lớn nhất ở giai đoạn sắp
ra hoa. Màu phiến lá biến động từ xanh nhạt đến tím thẫm phụ thuộc vào kiểu gen.
Lá có thể chỉ có một màu hoặc thêm đốm hay vết của màu khác. Lá khoai môn
cũng có thể bị đổi mầu khi bị bệnh, đặc biệt là khi bị nhiễm virus. Trên phiến lá
thường có 3 tia gân chính, một gân chạy thẳng từ điểm nối dọc lá với phiến lá tới


8

đỉnh phiến lá, hai gân còn lại chạy ngang về hai đỉnh của thuỳ lá. Từ 3 gân chính có
nhiều gân nhỏ nổi phát ra tạo thành hình mắt lưới.

Dọc lá khoai môn
Dọc lá khoai môn mập, có bẹ ôm chặt ở phía gốc tạo nên thân giả. Chiều dài
dọc lá biến động phụ thuộc vào kiển gen, từ 35 - 160cm. Màu dọc lá từ xanh nhạt
đến tím đậm, đôi khi có sọc màu tím hoặc xanh đậm. Dọc lá và lá không phải khi
nào cũng có cùng màu sắc.
- Thân khoai môn
Khoai môn chỉ có thân giả trên mặt đất. Cả hai dạng khoai môn và khoai sọ
củ cái chính được coi là cấu trúc thân chính của cây (được gọi là thân củ). Trên thân
củ có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm phát triển thành nhánh. Sau mỗi dọc lá lụi đi thì trên
thân củ có thêm một đốt và thân củ dài ra. Bề mặt củ được đánh dấu bởi vòng tròn gọi
là chân dọc củ, đó là điểm nối của những lá vẩy hoặc lá già. Củ cái có nhiều mầm bên
phân bố trên những đốt củ. Đỉnh của củ cái là đỉnh sinh trưởng của cây.
- Rễ khoai môn
Hệ rễ của cây khoai môn là hệ rễ chùm, chúng được mọc từ đốt mầm, rễ
ngắn, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt, sâu tối đa là 1m. Rễ phát triển thành nhiều
tầng. Số lượng rễ và chiều dài rễ phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, đất trồng.
- Củ khoai môn
Cây khoai môn có phần gốc phình to thành củ hoặc thân củ trong đó chứa
tinh bột. Củ khoai môn rất khác nhau về kích thước và hình dạng tuỳ thuộc vào kiểu
gen, loại củ và các yếu tố sinh thái, đặc biệt là các yếu tố có ảnh hưởng đến thân củ
như cấu trúc và kết cấu đất, sự có mặt của sỏi đá. Củ cái và củ con, củ nách có cấu
tạo bên ngoài gần như nhau, đều có một mầm ở đỉnh và nhiều mầm ở nách của các
lá vẩy trên thân củ.
Củ gồm 3 phần: Vỏ ngoài, vỏ áo và lõi củ (thịt củ). Vỏ ngoài có thể nhẵn,
sần sùi hoặc được phủ bằng những lớp vẩy, thường có màu nâu đậm. Lớp vỏ áo
nằm giữa vỏ ngoài và lõi củ. Vỏ áo và lõi củ gồm chủ yếu là các nhu mô. Trong lõi
củ, ngoài tế bào chứa nhiều hạt tinh bột còn có xơ củ. Lượng xơ củ rất khác nhau


9


giữa các kiểu gen và chịu ảnh hưởng lớn của môi trường. Sắc tố trong củ biển động
từ trắng, vàng nhạt, vàng đậm, da cam, đến hồng, đỏ và tím.
Ngoài ra, ở một số giống thịt củ có màu xen kẽ giữa trắng và tím đỏ, tím
hoặc nhu mô trắng cùng với xơ có màu đậm hơn. Trên đồng ruộng đôi khi ở một số
giống có dải bò phát triển ngang trên mặt đất, từ mắt của dải bò sẽ phát triển rễ và
mọc trồi, phát triển thành cây mới.
- Hoa, quả khoai môn
Cây khoai môn có hoa dạng bông mo, hoa mọc từ nách lá hoặc từ giữa bẹ
của lá không mở. Mỗi cây có thể có từ một cụm hoa trở lên. Cụm hoa mọc đơn độc
ngắn hơn cuống lá. Cụm hoa cấu tạo bởi một cuống ngắn, một bông mo và một bẹ
mo. Bẹ mo có màu vàng nhạt đến vàng đậm, có chiều dài khoảng 20cm ôm lấy
bông mo. Trên cụm bông mo ngắn hơn bẹ mo, có bốn phần: Phần hoa cái dưới
cùng, tiếp đến là một phần không sinh sản, trên nữa là phần hoa đực và trên cùng là
phần phụ không sinh sản hình nhọn. Hoa không có bao, hoa đực có nhị tụ nhiều
cạnh, bao phấn nứt rãnh. Hoa cái có bầu một ô, vòi rất ngắn [5].
Quả khoai môn là dạng quả mọng có đường kính 3 - 5cm và chứa nhiều hạt,
mỗi hạt ngoài phôi còn có nội nhũ.
1.1.3. Yêu cầu sinh thái
Theo tác giả Inno Onwtieme năm 1999 trong cuốn “Taro cultivation in Asia
and Pacific” đúc kết tình hình sản xuất khoai môn vùng Châu Á - Thái Bình Dương
đã tổng kết yêu cầu ngoại cảnh của loài Colocasia esculenta như sau:
- Nhiệt độ : Khoai môn yêu cầu nhiệt độ trung bình ngày trên 21oC để sinh
trưởng phát triển bình thường, thích nghi và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt
độ trong khoảng từ 21 - 270C. Khoai môn không thể sinh trưởng phát triển tốt trong
điều kiện có sương mù, vì đây là loại cây có nguồn gốc của vùng đất thấp, mẫn cảm
với điều kiện nhiệt độ. Năng suất khoai môn có xu hướng giảm dần khi nơi trồng có
độ cao tăng dần.
- Nước: Do có bề mặt thoát hơi nước lớn nên cây khoai môn có yêu cầu về
độ ẩm đất cao: Lượng mưa hoặc tưới tối thiểu khoảng 1500 - 2000mm. Cây phát



10

triển tốt nhất trong điều kiện đất ướt hoặc ngập. Trong điều kiện khô hạn cây giảm
năng suất rõ rệt, củ thường có dạng quả tạ.
- Ánh sáng : Cây khoai môn đạt được năng suất cao nhất trong điều kiện
cường độ ánh sáng cao, tuy nhiên nó là loại cây chịu được bóng râm hơn hầu hết
các loại cây khác, có thể cho năng suất hợp lý thậm chí trong điều kiện che bóng nơi
những cây trồng khác không thể phát triển được. Sự hình thành củ được tăng cường
trong điều kiện ngày ngắn, trong khi hoa lại nở mạnh trong điều kiện ngày dài.
- Đất đai : Cây khoai môn là loại cây có thể thích ứng được với nhiều loại
đất khác nhau và được trồng nhiều ở loại đất tương đối chua có độ pH 5,5 – 6,5,
thành phần cơ giới tương đối nhẹ và nhiều mùn. Đặc biệt nhóm khoai môn nước,
thích ứng tốt với loại đất nặng ngập nước (60 - 80% sét và limong) hoặc đất ẩm
thường xuyên vì nó có khả năng vận chuyển oxy từ lá đến gốc. Loại đất ẩm thường
xuyên là điều kiện tốt nhất cho quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của
khoai môn, do đó cần có biện pháp bổ xung trong điều kiện đất khô. Sản lượng đạt
tối ưu ở điều kiện có mưa vượt quá 2500mm. Tuy nhiên năng suất khoai môn sẽ đạt
cao nhất vẫn là chân đất phù sa ven sông, đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp,
giàu chất hữu cơ.
- Chất dinh dưỡng: Cây khoai môn phát triển tốt nhất trên đất có độ pH
trong khoảng 4.5 – 5.5. Một đặc tính quý của khoai môn là một số giống có tính
chống chịu mặn cao. Trong khi đó các loại cây trồng khác không thể mang lại giá trị
kinh tế cao hơn. Điều này cho thấy cơ hội sử dụng cây khoai môn vào cơ cấu những
vùng sinh thái đặc trưng nhằm khai thác thế mạnh là một tiềm năng lớn.
1.2. Đánh giá thích nghi đất đai
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
Đất đai (Land) là diện tích của bề mặt Trái Đất, bao gồm các thành phần vật
lý và môi trường sinh học ảnh hưởng tới sử dụng đất [7].

Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU) là diện tích đất phân
chia trên bản đồ, có những tính chất đất đai và/hoặc chất lượng đất đai xác
định (FAO, 1976).

LMU được định nghĩa và đo vẽ bằng các cuộc khảo sát tài

nguyên thiên nhiên. Phân tích đơn vị không gian cho thích hợp đất đai là LMU [12].


11

Tính chất đất đai (Land Characteristic - LC) là những thuộc tính của đất đai có
thể đo đạc hoặc ước lượng được thường sử dụng làm phương tiện để mô tả chất
lượng đất đai hoặc để phân biệt giữa các đơn vị đất đai có khả năng thích hợp cho sử
dụng khác nhau. Chất lượng đất đai (Land Quaility - LQ) là những thuộc tính phức
hợp phản ánh mối quan hệ và tương tác của nhiều tính chất đất đai. Chất lượng đất
đai thường được chia làm 3 nhóm: Nhóm theo yêu cầu sinh thái cây trồng, nhóm theo
yêu cầu quản trị và nhóm theo yêu cầu bảo tồn. Loại hình sử dụng đất (Land Use
Type - LUT) đó có thể là một một loại cây trồng hoặc một số loại cây trồng trong một
điều kiện kĩ thuật và kinh tế- xã hội nhất định. Các thuộc tính của loại hình sử dụng
đất bao gồm: Các thông tin về sản xuất, thị thường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư, lao
động, mức thu nhập, … Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirement - LUR) là
toàn bộ đặc điểm về địa hình (độ dốc, độ cao, …), đất, khí hậu (nhiệt, ẩm, bức xạ);
thủy lợi (điều kiện tưới, tiêu); thủy văn (ngập lụt, ngập mặn, ngập triều, chia ra độ
sâu ngập, thời gian ngập); các điều kiện về cơ sở hạ tầng, dịch vụ nông - lâm - ngư
nghiệp; hiệu quả môi trường (khả năng che phủ mặt đất chống xói mòn; mức độ gây
phú dưỡng nguồn nước); hiệu quả kinh tế xã hội (tổng giá trị sản phẩm, thu nhập, lãi
thuần, yêu cầu lao động, …) đảm bảo thỏa mãn yêu cầu sinh thái cũng như các điều
kiện sản xuất của cây trồng thuộc loại sử dụng đất xác định.
Yếu tố hạn chế (Limitation factor) là chất lượng đất đai hoặc tính chất đất đai

có ảnh hưởng bất lợi đến loại hình sử dụng đất nhất định. Chúng thường được
dùng làm tiêu chuẩn để phân cấp các mức thích hợp. Đánh giá đất đai (Land
evaluation) là tiến trình so sánh các tính chất đất đai với các mục đích sử dụng nhất
định sử dụng một kĩ thuật khoa học chuẩn. Kết quả có thể được dùng như một chỉ
dẫn cho người sử dụng, quy hoạch để xác định sử thay đổi sử dụng đất. Là đánh giá
hiệu suất đất đai khi được dùng cho một mục đích xác định, bao gồm việc tiến hành và
làm sáng tỏ các khảo sát và nghiên cứu dáng đất, đất, thực vật, khí hậu và các khía cạnh
khác của đất đai để nhận diện và so sánh giữa loại hình sử dụng đất với mục tiêu đánh
giá [12]. Đánh giá thích hợp đất đai (Land suitability evaluation) được định nghĩa là sự
đánh giá hoặc dự đoán chất lượng đất đai cho một mục đích sử dụng nhất định, về các
mặt như khả năng sản xuất, nguy cơ suy giảm và các yêu cầu quản lý [24].


12

1.2.2. Tiến trình đánh giá đất đai
Việc đánh giá đất đai tùy thuộc vào mục tiêu và mức độ chi tiết của nghiên
cứu. Tuy nhiên, tiến trình đánh giá đất đai được chia thành ba giai đoạn chính: (1)
Giai đoạn chuẩn bị, (2) Giai đoạn điều tra thực tế, (3) Giai đoạn xử lý các số liệu và
báo cáo kết quả.
- Thảo luận ban đầu về nội dung, phương pháp, lập kế hoạch; phân loại và
xác định các nguồn tài liệu có liên quan, từ đó lập kế hoạch nghiên cứu. Đồng thời,
thu thập và kế thừa các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đất và sử dụng đất
như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và các số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng
đất. Sau đó, tiến hành điều tra thực địa về hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sản
xuất của các loại hình sử dụng đất nhằm mục đích lựa chọn loại hình sử dụng đất
có triển vọng, phù hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện sinh thái và bối cảnh kinh
tế- xã hội của vùng nghiên cứu [20].
- Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố môi trường tự nhiên liên quan đến sản xuất
nông nghiệp, phân lập và xác định chất lượng hoặc tính chất đất đai (LQ/LC) có

ảnh hưởng mạnh mẽ đến sử dụng đất. Tiến hành khoanh định các đơn vị bản đồ đất
đai (LMU).
- Căn cứ trên yêu cầu sinh thái của cây trồng và đặc điểm của môi trường tự
nhiên, xác định các yêu cầu về đất đai (LUR) của các loại hình sử dụng đất được
đánh giá.
- So sánh giữa sử dụng đất (LUT) và tài nguyên đất đai, trong đó đối
chiếu giữa LQ/LC và LUR của các loại hình sử dụng đất để xác định các mức độ
thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất được chọn.
- Dựa trên kết quả đánh giá thích hợp đất đai, đề xuất bố trí sử dụng đất.
Trong đề tài chúng tôi ứng dụng phương pháp MCA để đề xuất sử dụng đất theo
quan điểm bền vững[9].
1.2.3. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai
FAO (1976) đã xây dựng cấu trúc tổng quát của phân loại khả năng thích
nghi đất đai gồm 4 cấp như sau:
- Bộ (Orders): phản ánh các loại thích nghi.


13

- Lớp (Classes): phản ánh mức độ thích nghi của bộ.
- Lớp phụ (Sub-classes): phản ánh các hạn chế cụ thể của từng đơn vị đất
đai với từng loại hình sử dụng đất. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt giữa các
dạng thích nghi trong cùng một lớp.
- Đơn vị (Units): phản ánh những sự khác biệt về yêu cầu quản trị của các
dạng thích nghi trong cùng một lớp phụ [22].
Bảng 1.1 Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai (FAO, 1976)
Hạng (Categories)
Bộ (Order)

Lớp (Clas)


Lớp phụ (Subclass)

S – Thích nghi

S1

S1t

S2

S2i

S3

S2s

Đơn vị (Unit)

(*)

S2s-1
S2s-2 (**)

S3f
N – Không thích nghi

N1

N1i


N2

N2g

(*) Yếu tố hạn chế: khí hậu (lũ lụt: f, hạn hán: d); điều kiện đất đai (địa
hình: t, độ dốc: s).
(**) Yếu tố hạn chế trong cùng 1 lớp phụ, phản ánh sự khác biệt về mức độ
khác biệt về mặt quản trị (Ví dụ: s-1 < 10%, s-2=10-20%, s-3: >20%).
Cấp phân vị từ lớp “bộ” tới lớp “phụ” được áp dụng đánh giá đất đai tới cấp
tỉnh, từ lớp “bộ” tới “đơn vị” sẽ được áp dụng tới cấp huyện điểm và các xã thuộc
huyện điểm.
Bộ thích nghi đất đai được chia làm 3 lớp: S1 (thích nghi cao), S2 (thích nghi
trung bình), S3 (thích nghi kém).
S1 (Thích nghi cao): Đất đai không có hạn chế có ý nghĩa đối với việc
thực hiện lâu dài một loại đất sử dụng đất được đề xuất, hoặc không làm giảm năng
xuất hoặc tăng mức đầu tư quá mức có thể chấp nhận được.
S2 (Thích nghi trung bình): Đất đai có những hạn chế mà cộng chung lại ở
mức trung bình đối với việc thực hiện một loại hình sử dụng đất được đưa ra; các


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1 . Tính cấp thiết đề tài ................................................................................................1
2. Mục tiêu tổng quát của đề tài ................................................................................2
3. Mục tiêu cụ thể của đề tài ......................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................2
4.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2

4.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Tổng quan về cây khoai môn ...............................................................................3
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố cây khoai môn .........................................................3
1.1.2. Đặc điểm thực vật học và phân loại cây khoai môn .........................................4
1.1.3. Yêu cầu sinh thái ...............................................................................................9
1.2. Đánh giá thích nghi đất đai ...............................................................................10
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................10
1.2.2. Tiến trình đánh giá đất đai .............................................................................12
1.2.3. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai ...............................................12
1.3. Phần mềm Đánh giá đất đai tự động (ALES) ...................................................15
1.3.1. Giới thiệu ALES.............................................................................................15
1.3.2. Đặc điểm của ALES trong đánh giá đất .........................................................16
1.4. Tổng quan về GIS ..............................................................................................17
1.4.1. Khái niệm GIS.................................................................................................17
1.4.2. Thành phần hệ thống GIS ..............................................................................19
1.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và ALES trong đánh giá thích nghi đất đai .. 20
1.5.1. Trên thế giới ...................................................................................................20
1.5.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................21
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................23
2.1. Đối tượng, phạm vi và địa điểm nghiên cứu ......................................................23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................23
2.1.2. Phạm vi phạm nghiên cứu ...............................................................................23
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................23
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................23
2.3.1 Phương pháp kế thừa số liệu ............................................................................23


15


ảnh hưởng của các LQ/LC đến thích nghi cây trồng có tầm quan trọng như nhau nên
kết quả không sát với thực tế sản xuất.
Để phương pháp này mang tính khả thi cao cần thiết phải kham khảo ý kiến
chuyên gia để xác định:
(1) Xác định mức độ ảnh hưởng (trọng số wi) của các LQ/LC đến thích
nghi các LUT.
(2) Thang điểm (xi) của từng LQ/LC ứng với từng LUT. Tổng giá trị thích
nghi theo miền giá trị thích nghi (Si).
(3) Phương pháp chuyên gia: Bàn bạc với các nhà nông học, kinh tế, nông
dân,…tóm lược việc kết hợp các điều kiện khác nhau và chỉnh sửa làm sao cho
chúng có thể đánh giá được cho tất cả các khả năng thích nghi.
(4) Phương pháp xem xét kết quả về kinh tế: Trên cơ sở so sánh các kết quả
đánh giá về kinh tế với tính chất đất đai, sau đó đưa ra phân cấp đánh giá.
Trong đề tài này, áp dụng phương pháp điều kiện hạn chế lớn nhất cho
đánh giá thích nghi tự nhiên, đồng thời kết hợp với phương pháp MCA trong
đánh giá thích nghi bền vững (đánh giá tổng hợp các lĩnh vực: Tự nhiên, kinh tế,
xã hội, môi trường).
Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, ngưỡng trong đánh giá thích nghi bền vững Chỉ tiêu:
Số liệu thống kê môi trường xung quanh, số liệu này được đo lường nó phản ánh
tình trạng môi trường hoặc thay đổi trong các điều kiện khác nhau (ví dụ: tấn/ha do
điều kiện xói mòn, tỷ lệ tăng/ giảm do xói mòn).
Tiêu chuẩn: Các tiêu chuẩn hoặc quy tắc (mô hình, kiểm tra hoặc biện pháp)
để quyết định phán đoán trong điều kiện môi trường xung quanh (ví dụ: Đánh giá
tác động của mức độ xói mòn vào năng suất, chất lượng nước,...)
Ngưỡng: Mức vượt quá mà hệ thống xảy ra thay đổi đáng kể, điểm mà tại đó
các tác động vào sẽ phản ứng, thay đổi (ví dụ: Mức xói mòn mà tại đó không thể
chấp nhận được) [12].
1.3. Phần mềm Đánh giá đất đai tự động (ALES)
1.3.1. Giới thiệu ALES

ALES được xây dựng năm 1987 bởi Nhóm đất quốc tế tại đại học Cornel –
Mỹ, David G. Rossiter là người thiết kế chương trình, mùa hè năm 1988 phát hành


16

phiên bản đầu tiên ALES version 1.0, qua nhiều lần cập nhật ALES version 4.65
được phát hành 12/1996 và đây là phiên bản mới nhất hiện nay.
Mục đích của đánh giá đất cho phép các nhà đánh giá đất có thể đối chiếu, giải
thích các tương tác giữa yêu cầu sử dụng đất và tính chất đất đai. ALES không chứa
bất kì một nguồn thông tin nào mà nó được cấu trúc để tích hợp ý kiến chuyên gia,
kinh nghiệm của nông dân nhằm mô hình hóa sự phát triển của loại hình sử dụng đất
được lựa chọn. ALES xây dựng phần khung chương trình, phần cơ sở dữ liệu
tùy thuộc mục đích người sử dụng. Trong đó cho phép nhập các chất lượng hoặc
các tính chất đất đai (LQ/LC), yêu cầu sử dụng đất (LUR) và các loại hình sử dụng
đất (LUT) tham gia vào đánh giá đất đai.
Người xây dựng mô hình được phép quyết định cấp thích nghi của các LUT
thông qua xây dựng cây quyết định, sau đó ALES tự động đối chiếu giữa
LQ/LC và LUR theo phương pháp hạn chế lớn nhất để đưa ra kết quả đánh giá
thích nghi. ALES là chương trình máy tính cho phép nhà đánh giá đất xây dựng mô
hình theo hệ chuyên gia để đánh giá khả năng thích nghi đất đai theo phương pháp
FAO. Hiện nay trên thế giới, ALES đang sử dụng tích hợp với GIS để hỗ trợ công
tác đánh giá đất đai và phân vùng sinh thái cây trồng. Kết quả mô hình hóa từ ALES
sẽ được kết nối với GIS nhằm xây dựng các bản đồ thích hợp đất đai cho một vùng
lãnh thổ cụ thể, phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất. Nói cách khác, ALES tạo
điều kiện cho các nhà chuyên môn dễ dàng cập nhật thông tin cho các mô hình
đánh giá của mình. Bản thân ALES không có chức năng thể hiện bản đồ và phân
tíc h không gian. Tuy nhiên có thể xuất kết quả đánh giá của ALES sang GIS để thực
hiện những phân tích về không gian [21].
1.3.2. Đặc điểm của ALES trong đánh giá đất

1.3.2.1. Đơn vị bản đồ là đối tượng đánh giá của ALES
Một hạn chế quan trọng của ALES là không có khả năng phân tích không
gian, cũng như không thể tự xây dựng bản đồ. Đối tượng trực tiếp được đánh giá
của ALES là các đơn vị bản đồ đất đai. Các chỉ tiêu phân cấp đặc điểm của các
đơn vị đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ, quy mô phân bố của đối tượng cần đánh
giá. Do vậy, ALES cũng có thể phân tích không gian các đặc điểm đất đai cũng


×