Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở các trường mầm non quận hoàn kiếm, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu của giáo dục mầm non thủ đô (LV01930)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM THU THỦY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CHO TRẺ Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN HOÀN
KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA
GIÁO DỤC MẦM NON THỦ ĐÔ

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS TS Trần Thị Tuyết Oanh

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

PHẠM THU THỦY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO
TRẺ Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON QUẬN HOÀN KIẾM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA
GIÁO DỤC MẦM NON THỦ ĐÔ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2016



LỜI CẢM ƠN!
Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
nhà giáo, PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn khoa
học, đã tận tâm chỉ dẫn em chu đáo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy Cô giáo Trung tâm đào tạo sau
Đại học trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, đã động viên, khuyến khích và
hƣớng dẫn chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Đại học sƣ phạm Hà
Nội 2, thƣ viện Hà Nội, thƣ viện Viện chiến lƣợc và Chƣơng trình giáo
dục, Ban lãnh đạo, các đồng chí Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đã nhiệt
tình tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học
tập, nghiên cứu
Xin ghi nhận sự động viên, chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập
của các bạn học viên Cao học - Chuyên ngành QLGD - khóa 17
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và những ngƣời thân trong gia đình đã
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn

Phạm Thu Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Phạm Thu Thủy


BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGH

: Ban giám hiệu

CBQL

: Cán bộ quản lý

CSVC

: Cơ sở vật chất

CSND

: Chăm sóc, nuôi dƣỡng

GV

: Giáo viên


GD

: Giáo dục

GDMN

: Giáo dục mầm non

HT

: Hiệu trƣởng

MT

: Môi trƣờng

MN

: Mầm non

MG

: Mẫu giáo

NT

: Nhà trẻ

NV


: Nhân viên

QL

: Quản lý

QLGD

: Quản lý giáo dục

UBND

: Ủy ban nhân dân

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1


1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 5
4. Giả thiết khoa học ....................................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 5
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5
8. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CHO TRẺ Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON ...................................................... 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 7
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................... 7

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc ...................................................... 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản........................................................................ 11
1.2.1. Quản lý ...................................................................................... 11
1.2.2 Quản lý giáo dục ........................................................................ 13
1.2.3 Quản lý nhà trƣờng .................................................................... 14
1.2.4. Khái niệm hoạt động phát triển thể chất ................................... 14
1.3. Hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trƣờng mầm non ................. 16
1.3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục Mầm non.......................... 16
1.3.2. Đặc trƣng của giáo dục Mầm non………………….………...17
1.3.3. Nội dung phát triển thể chất cho trẻ mầm non.......................... 19
1.4. Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trƣờng mầm non ... 24
1.4.1. Vai trò chức năng của hiệu trƣởng trong quản lý phát triển thể
chất cho trẻ ở trƣờng mầm non ....................................................................... 24
1.4.2.Nội dung quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trƣờng
mầm non. ......................................................................................................... 26
1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động phát triển thể chất
của trẻ ở các trƣờng Mầm non ........................................................................ 35
1.4.3.1. Yếu tố khách quan ............................................................. 35
1.4.3.2. Yếu tố chủ quan ................................................................. 35
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 37
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ
CHẤT Ở TRƢỜNG MẦM NON QUẬN HOÀN KIẾM, HÀ NỘI ............... 39
2.1. Tổ chức quá trình khảo sát ................................................................... 39


2.2. Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên, Kinh tế - Xã hội và giáo dục của quận
Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội ................................................................... 41
2.3. Thực trạng thể chất và phát triển thể chất của trẻ ở trƣờng mầm non
quận Hoàn Kiếm ........................................................................................ 523
2.3.1. Nội dung các hoạt động phát triển thể chất .............................. 54

2.3.2. Các hình thức vận động rèn thể lực cho trẻ. ............................. 57
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển thể chất của trẻ ở trƣờng
mầm non quận Hoàn Kiếm ......................................................................... 61
2.4.1. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động phát triển
thể chất cho trẻ ở trƣờng mầm non ................................................................. 61
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác quản lý hoạt động phát
triển thể chất cho trẻ ở trƣờng mầm non ......................................................... 64
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hoạt động phát
triển thể chất cho trẻ ở trƣờng mầm non ......................................................... 66
2.4.4. Kiểm tra quá trình thực hiện quản lý hoạt động phát triển thể
chất cho trẻ ở trƣờng mầm non ....................................................................... 67
2.4.5. Quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động phát triển thể chất cho
trẻ ở trƣờng mầm non ...................................................................................... 70
2.5. Đánh giá về thực trạng .......................................................................... 71
2.5.1 Thuận lợi .................................................................................... 71
2.5.2 Khó khăn ................................................................................... 73
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế .......................................................... 75
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 79
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ
CHẤT CHO TRẺ Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON, QUẬN HOÀN KIẾM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................... 81
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 81
3.1.1. Đảm bảo phù hợp với thực tiễn giáo dục mầm non của TĐô... 81
3.1.2. Đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non ........................ 82
3.1.3. Đảm bảo kế thừa và phát triển .................................................. 82
3.1.4. Đảm bảo tính hiệu quả .............................................................. 83
3.2. Các biện pháp ......................................................................................... 84
3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dƣỡng ý thức trách nhiệm cho GV trƣờng MN
về hoạt động phát triển thể chất cho trẻ .......................................................... 84



3.2.2. Biện pháp 2: Đảm bảo an toàn cho trẻ khi thực hiện hoạt động
phát triển thể chất. ........................................................................................... 86
3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dƣỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động phát
triển thể chất cho trẻ của giáo viên mầm non ................................................. 89
3.2.4. Biện pháp 4: Thiết lập các điều kiện hỗ trợ thực hiện hoạt động
phát triển thể chất cho trẻ ................................................................................ 91
3.2.5. Biện pháp 5: Phối hợp giữa nhà trƣờng và gia đình để thực hiện
hoạt động phát triển thể chất cho trẻ theo khoa học ....................................... 94
3.2.6. Biện pháp 6: Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
phát triển thể chất cho trẻ ................................................................................ 97
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................... 99
3.4. Khảo sát về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp ............ 100
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 104
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 105
1. Kết luận .................................................................................................... 105
2. Khuyến nghị ............................................................................................. 106
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo ...................................................... 106
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ................................... 106
2.3. Đối với phòng giáo dục và đào tạo quận Hoàn Kiếm................ 107
2.4. Đối với Hiệu trƣởng các trƣờng MN quận Hoàn Kiếm ............. 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 110
PHỤ LỤC ………………………………………………………………... 114
PHỤ LỤC SỐ 1................................................................................... 1135
PHỤ LỤC SỐ 2..................................................................................... 123

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1:

Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6.
Bảng 2.7.
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10:
Bảng 2.11:
Bảng 2.12:
Bảng 2.13:

Số lƣợng lớp và trẻ mầm non khối công lập quận Hoàn Kiếm năm
học 2015-2016 .....................................................................................44
Số lƣợng lớp và trẻ mầm non khối tƣ thục quận Hoàn Kiếm năm
học 2015-2016 .....................................................................................46
Thống kê số lƣợng, trình độ đội ngũ quản lý trƣờng mầm non
quận Hoàn Kiếm..................................................................................48
Độ tuổi, thâm niên đội ngũ cán bộ quản lý ........................................50
Thống kê số lƣợng, trình độ giáo viên trƣờng mầm non quận
Hoàn Kiếm ..........................................................................................51
Thống kê số lƣợng, trình độ nhân viên trƣờng mầm non quận
Hoàn Kiếm ..........................................................................................51
Tỷ lệ khách thể nghiên cứu trong mẫu nghiên cứu .............................40
Hiệu quả quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện chƣơng trình
GDMN cho trẻ 5 tuổi ..........................................................................61
Hiệu quả quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý hoạt động
phát triển thể chất cho trẻ ở trƣờng mầm non ....................................64
Hiệu quả thực hiện kiểm tra quá trình thực hiện quản lý hoạt động

phát triển thể chất cho trẻ ở trƣờng mầm non ....................................66
Thuận lợi trong quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ...........70
Khó khăn trong quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ...........72
Đánh giá của CBQL và giáo viên về nguyên nhân trong quản lý
thực hiện hoạt động phát triển thể chất cho trẻ.. .................................74

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi
dƣỡng ...................................................................................................96
Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý công tác chăm sóc, nuôi
dƣỡng cho hiệu trƣởng các trƣờng mầm non ......................................99
Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý công tác chăm sóc, nuôi
dƣỡng cho hiệu trƣởng các trƣờng mầm non ................................... 100


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho
trẻ em vào học lớp Một. Cơ thể trẻ em đang phát triển rất nhanh về thể chất và
tinh thần đặc biệt, thời kỳ 5 năm đầu của cuộc đời. Thời kỳ này có vị trí rất quan
trọng trong suốt quá trình phát triển cuộc đời của mỗi con ngƣời. Nhiều công
trình nghiên cứu khoa học dƣới góc độ sinh lý, tâm vận động, tâm lý xã hội... đã
khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 - 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết
định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tƣơng lai.
Những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt của não bộ trong những năm

đầu tiên của cuộc đời cho thấy: vào lúc trẻ đƣợc ba tuổi, bộ não của trẻ hoạt động
gấp hai lần so với não của ngƣời trƣởng thành; lúc tám tuổi trí lực không phát
triển rõ rệt nữa, mức độ giảm xuống ở thời kỳ vị thành niên, sau đó chỉ có thể
phát triển kỹ năng và tri thức. Tiềm năng của một đứa trẻ đƣợc xác định từ giây
phút đầu tiên của cuộc sống đến những năm tháng chăm sóc ở gia đình và cơ sở
giáo dục. Giáo dục Mầm non vô cùng quan trọng với sự phát triển trong những
năm đầu đời của trẻ, thiết lập nền tảng về thể chất, nhận thức, tình cảm và xã hội,
ngôn ngữ - những nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển hết tiềm năng của mình
trong tƣơng lai. Giáo dục Mầm non hỗ trợ trẻ em phát triển toàn diện, thúc đẩy
động lực và khả năng học tập ở những giai đoạn khác nhau của trẻ, trong đó có
giai đoạn những năm đầu Tiểu học.
Vì vậy chăm sóc-giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của
cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dƣỡng thế hệ trẻ trở thành những chủ


2

nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Trong đó vấn đề nâng cao chất lƣợng giáo dục thể
chất là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Ngày 5 tháng 4 năm 2012, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XIV
kỳ họp thứ 4 thông qua tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND về “Quy hoạch
phát triển hệ thống giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục thƣờng
xuyên, giáo dục chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030”. Trong đó xác định mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển hệ thống giáo
dục Mầm non Thủ đô Hà Nội cả về quy mô và chất lƣợng, giữ vững vị trí dẫn
đầu cả nƣớc, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của các nƣớc trong khu vực và quốc
tế, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài; xây dựng xã
hội học tập, tạo tiền đề phát triển kinh tế tri thức, phục vụ thiết thực yêu cầu công
nghiệp hoá, hiện đại hoá Thủ đô và đất nƣớc. Mục tiêu cụ thể: Tỷ lệ trẻ đạt

chuẩn phát triển năm 2020 đạt 90% trở lên; giảm tỷ lệ trẻ Mầm non suy dinh
dƣỡng năm 2015 xuống dƣới 7%, năm 2020 xuống 3%.
Quận Hoàn Kiếm, với vị thế là một quận trung tâm của Thủ đô, GDMN
quận Hoàn Kiếm nhiều năm liền là Lá cờ đầu trong ngành GDMN Thủ đô. Công
tác phát triển chất lƣợng GDMN luôn đƣợc quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc
biệt là vấn đề chăm sóc, nuôi dƣỡng. Vậy làm thế nào để chất lƣợng chăm sóc,
nuôi dƣỡng trẻ ngày càng đạt hiệu quả cao, từ đó, giúp cho trẻ em phát triển toàn
diện? Điều đó phụ thuộc vào chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng của các trƣờng
MN trên địa bàn Quận. Hiện nay, hầu hết các CBQL phụ trách công tác chăm
sóc nuôi dƣỡng tại các trƣờng MN đều đƣợc qui hoạch từ đội ngũ GV dày dặn
kinh nghiệm, nhƣng kiến thức về dinh dƣỡng vẫn còn hạn chế nhất định nên gặp
khó khăn về xây dựng khẩu phần ăn của trẻ. Việc xây dựng thực đơn hợp lý
đƣợc các chất dinh dƣỡng cần thiết nhƣng lại bổ sung đầy đủ các vi chất giúp
cho sự phát triển cân đối của trẻ. Bên cạnh đó, việc kết hợp các hoạt động vận


3

động hợp lý để trẻ hấp thụ dinh dƣỡng tốt, GD dinh dƣỡng sức khỏe cho trẻ, làm
giảm tỷ lệ trẻ thừa cân và trẻ suy dinh dƣỡng đối với trẻ em là một đòi hỏi cấp
thiết hiện nay của cấp học MN Quận Hoàn Kiếm.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trƣớc
hết vì cơ thể của trẻ ở độ tuổi này là giai đoạn phát triển vô cùng mạnh mẽ. Hệ
thần kinh, cơ xƣơng hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện. Cơ thể
trẻ còn non yếu, dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối. Nếu không đƣợc chăm sóc
giáo dục thể chất đúng đắn thì gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể
của trẻ em mà về sau không thể khắc phục đƣợc.
Với trách nhiệm của một ngƣời quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để
nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ đƣợc tốt, đặc biệt là lĩnh vực phát
triển thể chất đối với trẻ mầm non. Bởi lĩnh vực phát triển thể chất từ trƣớc tới

nay giáo viên mầm non luôn cho rằng đây là nội dung khó, khô cứng trong tổ
chức hoạt động mà cơ bản là dùng hiệu lệnh, ít có sáng tạo. Bản thân tôi rất trăn
trở, làm gì để ngƣời giáo viên phải yêu thích và phải mềm hoá các hiệu lệnh, các
nội dung của hoạt động này để góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà
trƣờng, ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong
thời đại hiện nay.
Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động phát triển thể
chất cho trẻ ở các trường mầm non quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đáp ứng
yêu cầu của giáo dục mầm non Thủ đô”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở
trƣờng MN và thực tiễn quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở các
trƣờng mầm non quận Hoàn Kiếm, đề xuất biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất


4

lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non của quận, góp phần nâng cao chất lƣợng
giáo dục mầm non Thủ đô.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở các trƣờng mầm non
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở các
trƣờng MN quận Hoàn Kiếm.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở các trƣờng mầm non quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội đã đạt đƣợc những yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên, vẫn chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu giáo dục mầm non của Thủ đô. Nếu xác định đƣợc các biện
pháp tập trung vào việc quản lý các hoạt động sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả hoạt

động phát triển thể chất cho trẻ ở các trƣờng mầm non quận Hoàn Kiếm, đáp ứng
yêu cầu giáo dục mầm non của Thủ đô hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển thể chất cho
trẻ ở các trƣờng MN.
5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động hoạt động phát triển thể chất cho
trẻ ở các trƣờng MN quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động hoạt động phát triển thể chất cho
trẻ ở các trƣờng MN quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.


5

6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp quản lý của hiệu trƣởng đối với hoạt động phát
triển thể chất cho trẻ ở các trƣờng Mầm non Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đáp ứng
yêu cầu của giáo dục mầm non Thủ đô.
6.2 Phạm vi địa bàn và khách thể khảo sát
Sử dụng các số liệu về GDMN, hoạt động phát triển thể chất, kết quả chăm
sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở các trƣờng MN và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên MN năm học 2015- 2016 của quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Khảo sát đánh giá thực trạng ở 27 trƣờng MN trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Số lƣợng điều tra: 175 ngƣời
Trong đó:
+ CBQL các trƣờng mầm non: 37 ngƣời
+ Giáo viên mầm non: 100 ngƣời
+ Nhân viên: 38 ngƣời
* Trƣng cầu ý kiến chuyên gia: 10 ngƣời.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và Bộ GD&ĐT về hoạt động
phát triển thể chất cho trẻ lứa tuổi MN
- Nghiên cứu và phân tích những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài
nghiên cứu: biện pháp, biện pháp quản lí, hoạt động phát triển thể chất, nghiên
cứu đặc điểm tâm sinh lí và nhu cầu chăm sóc, nuôi dƣỡng của trẻ MN…
- Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhóm CBQL, GVMN, nhân
viên; xây dựng các mẫu phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin về quản lý hoạt
động hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non.


6

7.2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm CBQL phòng GD,
hiệu trƣởng trƣờng MN và GVMN, nhân viên MN.
7.2.3. Phƣơng pháp quan sát: quan sát cách thức tổ chức và quản lí chỉ
đạo các hoạt động phát triển thể chất của trẻ ở một số trƣờng MN, quan sát hoạt
động thực hiện chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ của GVMN, nhân viên MN theo các
yêu cầu của Qui chế nuôi dạy trẻ, Điều lệ trƣờng MN, các thông tƣ về chăm sóc,
sức khỏe và an toàn của trẻ MN.
7.2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu phân
tích sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, biểu đồ tăng trƣởng, sổ tính khẩu phần ăn cho
trẻ, sổ ghi nhật kí hàng ngày, sổ theo dõi công tác y tế học đƣờng….
7.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia: xin ý kiến tham vấn của chuyên gia về y
tế học đƣờng, bác sĩ nhi khoa làm việc tại các trƣờng MN, chuyên viên phòng
GD, chuyên gia dinh dƣỡng...

7.3. Phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng các phép toán học trong việc phân tích và xử lý các số liệu nhằm
điều tra nhằm định hƣớng các kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Phần 1. Phần mở đầu
Phần 2. Nội dung nghiên cứu
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở
các trƣờng MN
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở các
trƣờng MN quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Chƣơng 3: Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phát triển thể chất cho trẻ
ở các trƣờng MN quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội


7

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ
CHẤT CHO TRẺ Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Vấn đề chăm sóc, nuôi dƣỡng và phát triển thể chất cho trẻ đã đƣợc nhiều
nhà khoa học nghiên cứu từ rất sớm và đƣợc thực hiện bằng nhiều góc độ cũng
nhƣ phƣơng pháp khác nhau:
Tác giả V.X.Mukhina với công trình Tâm lí học mẫu giáo nghiên cứu về
đặc trƣng tâm lí của trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. [22]
Winhem Preyer với tác phẩm Trí óc của trẻ em đã miêu tả chi tiết về sự
phát triển của trẻ em trên phƣơng diện vận động, hình thành ngôn ngữ và trí nhớ
cụ thể thông qua cậu bé Alex.
Tác giả Erik Erikson với Trẻ em và xã hội nghiên cứu về sự phát triển của
trẻ em, cách đối xử và giáo dục trẻ. [11]

A.B.Zaporojets với Cơ sở tâm lí học của giáo dục mẫu giáo tập trung
nghiên cứu chuyên biệt về trẻ nhỏ từ lúc mới sinh đến 6 tuổi. Tác giả đã đặc biệt
quan tâm đến việc chăm sóc trẻ trong những năm tháng đầu đời
L.X. Vƣgootsxki cho rằng nội dung dạy học phải nằm trong “vùng phát
triển gần nhất” của học sinh thì mới tạo ra hứng thú, kích thích tính tích cực học
tập của học sinh. Ngoài việc nội dung dạy học phải mới, trong quá trình dạy học
giáo viên phải làm cho nội dung dạy học có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt,
suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của học sinh. [24]
Piaget (Thụy Sĩ) cho rằng quá trình phát triển của trẻ mang tính chủ động
và tích cực. Trẻ có thể tự xây dựng kiến thức, chủ động xây dựng kiến thức


8

cho mình. Ông khuyến khích các chƣơng trình giáo dục mà trong đó nhấn
mạnh tới việc học tập và tự khám phá của trẻ em. [10]
Tác giả: Sower Michelle Denise trong luận văn năm 2000 “Đánh giá hiệu
quả của một chƣơng trình nuôi dạy chất lƣợng áp dụng trên một số trẻ em ở các
gia đình bình thƣờng" tại trƣờng University Of Nevada, Reno đánh giá cao sự
ảnh hƣởng của gia đình đến dịch vụ chăm sóc trẻ em cũng nhƣ chƣơng trình nuôi
dạy trẻ.
Luận văn năm 2001 “Kinh nghiệm chăm sóc trẻ em - Một số phân tích và
so sánh” của tác giả Beardsley Lyda Dove. Trƣờng: University of California,
Berkeley, đã đƣa ra kết quả phân tích so sánh đối với kinh nghiệm chăm sóc trẻ
tại một chƣơng trình nuôi dạy trẻ chất lƣợng.
Luận văn năm 2003 “Các cam kết và chỉ số chăm sóc trẻ em có chất lƣợng”
của tác giả Dove Roxana Adams viết tại trƣờng: Tennessee Technological
University. Trong luận văn tác giả đã nêu ra yêu cầu về chất lƣợng trong dịch vụ
nuôi dạy trẻ vì điều này sẽ đƣa đến một tƣơng lai đầy hứa hẹn cho trẻ em.
Trong nghiên cứu của Callahan Darragh tại trƣờng: Walden University,

năm 2005 về “Chất lƣợng trong dịch vụ nuôi dạy trẻ”, tác giả khẳng định vấn đề
chất lƣợng chính là chìa khóa để đánh giá và quyết định lựa chọn trên thực tiễn
và đề xuất các biện pháp nâng cáo chất lƣợng trong dịch vụ nuôi dạy trẻ.
Nghiên cứu của hai tác giả La Valle Ivana, Smith Ruth “Vấn đề nuôi dạy trẻ
chất lƣợng cao” năm 2009. Công trình nghiên cứu đã đƣa ra các yêu cầu chất
lƣợng cao trong chăm sóc, giáo dục trẻ và cũng đặt vấn đề trong tƣơng lai có nên
áp dụng phổ biến và áp dụng trong những điều kiện nào.


9

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc
Với mục tiêu nâng cao tầm vóc và thể lực của trẻ em, thời gian qua, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chuyên đề “Nâng cao chất lƣợng giáo dục phát
triển vận động cho trẻ trong trƣờng mầm non giai đoạn 2013 - 2016”. Sau 2 năm
thực hiện, đến nay, các trƣờng mầm non trên địa bàn quận đã đƣợc đầu tƣ thêm
các phƣơng tiện, cơ sở vật chất phục vụ nội dung giáo dục phát triển thể chất của
trẻ.
Phát triển thể chất là một trong 5 mặt phát triển toàn diện của trẻ ở độ tuổi
mầm non. Phát triển thể chất đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó không chỉ là sự
phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài mà còn là yếu tố giúp trẻ phát triển toàn
diện về nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm.
Ngành học GDMN đang ngày càng khẳng định tầm quan trọng và vị trí
trong hệ thống giáo dục quốc dân, đƣợc sự quan tâm của Đảng nhà nƣớc trong
việc đầu tƣ chăm lo cho GDMN. Nghiên cứu về GDMN và QLGDMN, tăng
cƣờng nghiệp vụ quản lý và tăng cƣờng năng lực quản lý của Hiệu trƣởng các
trƣờng mầm non đã đƣợc quan tâm, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học
cấp nhà nƣớc, cấp Bộ, cấp cơ sở và một số Luận văn Thạc sỹ, các bài viết đăng
trên các tạp chí chuyên ngành về GDMN và đặc biệt là về đề tài CSND trẻ nhƣ:
Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lƣợng chƣơng

trình chăm sóc, giáo dục trẻ 3-6 tuổi trong trƣờng mầm non”. Chủ nhiệm đề tài:
Lê Thu Hƣơng. Cơ quan chủ trì: Viện Chiến lƣợc và Chƣơng trình Giáo dục,
thực hiện năm 2004. Trong đề tài này các tác giả tổng hợp những kinh nghiệm
về chƣơng trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non của một số nƣớc trên thế giới.
Đánh giá thực trạng về chƣơng trình chăm sóc, giáo dục mẫu giáo hiện hành và
việc thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trong các trƣờng mầm non hiện
nay. Các tác giả đƣa ra những định hƣớng đổi mới nhằm nâng cao chất lƣợng


10

chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai
đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
TS Đặng Hồng Phƣơng khi nghiên cứu đặc điểm và quá trình phát triển
tính tích cực vận động cho trẻ mầm non, bà đã đƣa ra những phƣơng pháp cũng
nhƣ hình thức dạy học hiệu quả nhằm nâng cao tính tích cực vận động trong các
hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trƣờng mầm non. [24]
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Tào Thị Hồng Vân với đề tài "Chăm sóc sức
khoẻ trẻ mẫu giáo trong trƣờng mầm non và đề xuất các giải pháp can thiệp”. Ở
luận văn tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ
mẫu giáo trong trƣờng mầm non và đề xuất triển khai thực nghiệm các biện pháp
chính có tính khả thi cao nhƣ: Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên về
theo dõi tình trạng thể lực sức khoẻ của trẻ để phát hiện sớm trẻ mắc bệnh và đề
phòng trẻ suy dinh dƣỡng. Phối hợp các biện pháp giáo dục sức khoẻ theo hƣớng
tích hợp các chủ đề, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Nâng cao kiến thức và kỹ năng
thực hành chăm sóc sức khoẻ cho trẻ của cán bộ, giáo viên và cha mẹ. Nâng cao
năng lực quản lý chăm sóc sức khoẻ của cán bộ kiêm nhiệm về y tế học đƣờng.
Những biện pháp đã giúp cho các nhà quản lý trƣờng mầm non nâng cao chất
lƣợng chăm sóc sức khỏe cho trẻ mẫu giáo
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt với đề tài “Các biện

pháp tăng cƣờng quản lý hoạt động Chăm sóc - Giáo dục trẻ của Hiệu trƣởng các
trƣờng mầm non Quận 3 - Thành phố HCM”. Trong luận văn tác giả đã xây
dựng đƣợc các biện pháp tăng cƣờng quản lý hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ
phù hợp với điều kiện của các trƣờng mầm non quận 3- Thành phố Hồ Chí Minh
và có tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tế
Luận văn thạc sĩ Phạm Thị Hòa với đề tài “Một số biện pháp can thiệp
sớm tình trạng suy dinh dƣỡng cho trẻ từ 18 đến 36 tháng ở trƣờng mầm non”.


11

Trong luận văn của mình thạc sĩ Phạm Thị Hòa đã đƣa ra thực trạng về tỷ lệ
trẻ em trong độ tuổi 18-36 tháng ở trƣờng mầm non bị suy dinh dƣỡng cao.
Ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển thể chất cho trẻ sau này. Tác giả cũng đã đƣa
ra những đề xuất kiến nghị với nhà trƣờng, các bậc phụ huynh, xã hội cần
quan tâm và can thiệp sớm với vấn đề này.
Luận văn của thạc sĩ Hà Thị Kim Oanh, năm 2015 với đề tài “Quản lý
hoạt động nuôi dƣỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trƣờng mầm non
thành phố Hòa Bình”. Trong luận văn này thạc sĩ đƣa ra các biện pháp quản lý
hoạt động nuôi dƣỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ có tính khả thi, các biện
pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Về cơ bản, các công trình trên đã đề cập đến công tác chỉ đạo, biện pháp
quản lý ở các trƣờng mầm non, các biện pháp cũng đã có những đóng góp nhất
định đối với sự phát triển của GDMN tuy nhiên những công trình đi sâu về hoạt
động phát triển thể chất cho trẻ, một trong những nội dung quản lý trọng tâm của
ngƣời Hiệu trƣởng còn ít đƣợc quan tâm nghiên cứu. Việc đi sâu vào các biện
pháp quản lý hoạt động PTTC cho trẻ ở trƣờng MN thì các công trình chƣa đề
cập đến một cách hệ thống, đặc biệt là đối với địa bàn quận Hoàn Kiếm.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý

Quản lý là một dạng lao động xã hội gắn liền và phát triển cùng với lịch sử
phát triển của loài ngƣời. Sự cần thiết của quản lý đã từng đƣợc Karl Marx phân
tích: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên
qui mô tƣơng đối lớn thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những
hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động


12

của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó”.
[13]
Quản lý là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp trong xã hội ngày
nay. Chính vì thế ngƣời làm công tác quản lý phải am hiểu về khái niệm để vận
dụng một cách khoa học, linh hoạt, sáng tạo vào lĩnh vực quản lý nhằm đạt hiệu
quả cao trong lĩnh vực này.
Xung quanh thuật ngữ quản lý có nhiều cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa
khái niệm này:
F.W Taylor (1856-1915) là một trong những ngƣời đầu tiên khai sinh ra
khoa học quản lý và là “ông tổ” của trƣờng phái “quản lý theo khoa học”, tiếp
cận quản lý dƣới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng: Quản lý là hoàn thành
công việc của mình thông qua ngƣời khác và biết đƣợc một cách chính xác họ đã
hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. [18]
H. Fayol (1886-1925) là ngƣời đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình và là
ngƣời có tầm ảnh hƣởng to lớn trong lịch sử tƣ tƣởng quản lý từ thời kỳ cận hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch,
tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.
Quản lý là một hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý
đến tập thể những ngƣời lao động “nói chung là khách thể quản lý” nhằm thực
hiện đƣợc những mục tiêu dự kiến. [13]
Có thể xem xét quản lý dƣới các góc độ khác nhau. Sự đa dạng về cách
tiếp cận dẫn đến sự phong phú về các quan niệm quản lý. Tuy nhiên, ta có thể

hiểu: Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, giúp cho nhà quản lý khai thác
và sử dụng các nguồn lực với chi phí thấp nhất để đạt mục tiêu với hiệu quả cao.


13

1.2.2 Quản lý giáo dục
Giáo dục xuất hiện nhằm mục đích truyền thụ kinh nghiệm lịch sử - xã hội
của loài ngƣời, của thế hệ đi trƣớc cho thế hệ đi sau, để thế hệ sau có trách nhiệm
kế thừa, phát triển nó một cách sáng tạo, làm cho con ngƣời và xã hội không
ngừng phát triển. Để đạt đƣợc mục đích đó, quản lý giáo dục đƣợc xem nhƣ là
mộột hoạt động chuyên biệt để quản lý các cơ sở giáo dục.
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục. Tuy nhiên trong phạm
vi của đề tài này, xin nêu một số quan niệm về quản lý giáo dục nhƣ sau:
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục là động tác có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và hƣớng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm
mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức
và vận dụng những qui luật chung của xã hội cũng nhƣ những qui luật của giáo
dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em”. [12]
Quản lý giáo dục là một dạng của quản lý xã hội trong đó diễn ra quá trình
tiến ành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn
lực, các tác động của chủ thể quan lý theo kế hoạch chủ động để gây ảnh hƣởng
đến đối tƣợng quản lý đƣợc thực hiện trong lĩnh vực giáo dục, nhằm thay đổi hay
tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự ổn định và phát triển của giáo dục trong việc đáp
ứng các yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với giáo dục. [14]
Quản lý là hệ thống những động tác có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật
của chủ thể quản lý (Bộ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối và
nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ
trẻ, đƣa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. [7]



14

1.2.3 Quản lý nhà trƣờng
Quản lý nhà trƣờng là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ
thể quản lý đến đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên để thông qua đội ngũ sẽ
tác động đến quá trình hoạt động của nhà trƣờng nhằm thực hiện mục tiêu giáo
dục.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý nhà trƣờng là thực hiện đƣờng lối
giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, đƣa nhà trƣờng vận
hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối
với ngành GD & ĐT, đối với thế hệ trẻ và đối với học sinh”. [16]
Nhƣ vậy, quản lý nhà trƣờng bao gồm quản lý các hoạt động bên trong nhà
trƣờng và phối hợp các lực lƣợng giáo dục xã hội mà trong đó vấn đề cốt lõi là
quá trình dạy học và giáo dục. Quản lý nhà trƣờng vừa mang tính nhà nƣớc vừa
mang tính xã hội để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
1.2.4. Khái niệm hoạt động phát triển thể chất
Phát triển thể chất là quá trình hình thành và biến đổi hình thái chức năng
cơ thể trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân.
Là một thực thể sinh vật xã hội nên sự phát triển thể chất của con ngƣời
chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên cũng nhƣ quy luật xã hội. Đó là quy
luật về tính di truyền và tính khả biến; quy luật về mối quan hệ giữa cấu trúc và
chức năng của cơ thể; quy luật về sự thống nhất giữa môi trƣờng và cơ thể; quy
luật phát triển tuần tự theo lứa tuổi và quy luật về thời kỳ phát triển nhạy cảm…
Do đó, cần có tác động hợp lý để định hƣớng các hoạt động nhằm phát triển thể
chất cho trẻ một cách tốt nhất.
Giáo dục thể chất trong trƣờng mầm non là quá trình tác động chủ yếu vào
cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động, rèn luyện cơ thể, giữ gìn vệ sinh, tổ chức
chế độ sinh hoạt hợp lý nhằm bảo vệ cơ thể và làm cho cơ thể trẻ đƣợc phát triển



15

hài hòa, cân đối, tăng cƣờng sức khỏe, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động
cơ bản, phát triển các phẩm chất và khả năng thể lực, làm cơ sở cho sự phát triển
toàn diện nhân cách trẻ.
Các hoạt động vận động phát triển thể chất là những kĩ năng đƣợc hình
thành khi trẻ tham gia các hoạt động ví dụ nhƣ chạy, nhảy hay nhảy lò cò.
Chúng cần tới khả năng giữ thăng bằng tốt và đòi hỏi kết hợp nhiều yếu tố.
Hoạt động phát triển thể chất là một yếu tố quan trọng trong quá trình giáo
dục mà mỗi con ngƣời đều cần đến ngay từ lứa tuổi mầm non. Chỉ khi có sức
khỏe tốt ngƣời ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập và lao động sản xuất.
Với trẻ mầm non, hoạt động phát triển thể chất còn giúp trẻ phát triển đồng đều
và hoàn thiện các hệ cơ quan trong cơ thể, cũng nhƣ hoàn thiện nhận thức và
nhân cách.
Nhƣ chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngay bởi vì cơ thể
trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát triển từng ngày theo từng giai đoạn. Sự phát
triển thể chất của trẻ đƣợc đánh giá dựa vào một số chỉ số thông thƣờng nhƣ:
Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các phần cơ thể.
Xuất phát từ những đặc điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo các quy
luật cơ bản của sinh học, trình tự của tốc độ của sự phát triển của những yếu tố
về di truyền, môi trƣờng sống và đặc biệt là phƣơng pháp nuôi dƣỡng và rèn
luyện thân thể một cách có ý thức.
Đặc biệt là trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của
xã hội và đặc biệt là sự phát triển về kinh tế - xã hội trẻ em đã có điều kiện đƣợc
chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng cân nặng cao so với tuổi hay còn gọi là béo
phì nhiều. Trên thực tế có rất nhiều yêu tố ảnh hƣởng không tốt đến sự PTTC
của trẻ nhƣ: Kinh tế, xã hội, chất lƣợng môi trƣờng sống, song yếu tố chính vẫn
là hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ.



16

Việc tổ chức các hoạt động phát triển thể chất trong trƣờng mầm non là rất
cần thiết, cần chú ý tới các hoạt động rèn luyện cơ thể hợp lý, rèn luyện kỹ năng
kỹ xảo cơ bản và những phẩm chất vận động cho trẻ, hình thành một số kỹ năng
tự phục vụ cần thiết.
Nhƣ vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ
để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục thể chất cho
trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ.
Nghĩa là ngƣời cán bộ quản lý cần có định hƣớng trong việc tổ chức các hoạt
động phát triển thể chất trong nhà trƣờng nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.
1.3. Hoạt động phát triển thể chất cho trẻ ở trƣờng mầm non
1.3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục Mầm non
* Mục tiêu của giáo dục mầm non
Điều 22, Luật GD bổ sung và sửa đổi 2009 nêu: “Mục tiêu giáo dục Mầm
non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một”.
Mục tiêu giáo dục Mầm non đƣợc cụ thể hóa trong chƣơng trình GDMN
ban hành theo Thông tƣ số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của
Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Mục tiêu giáo dục Mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những
yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một, hình thành và
phát triển trẻ em những chức năng tâm lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền
tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển
tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo
và cho việc học tập suốt đời”.



×