Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

ĐÀO TẠO KỸ SƯ, CỬ NHÂN TÀI NĂNG TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM HIỆN TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỘI THẢO
ĐÀO TẠO KỸ SƯ, CỬ NHÂN TÀI NĂNG TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

HIỆN TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 12 năm 2014


CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
(Ngày 04/12/2014)
Thời gian

Nội dung

8 giờ 15 – 8 giờ 20

Giới thiệu đại biểu, chủ tọa đoàn, thư ký

Ban Tổ chức Hội thảo

Phát biểu khai mạc của Ban Giám đốc
ĐHQG-HCM
Đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng tại Đại
học Quốc gia Tp.HCM: hiện trạng và phát
triển

PGS.TS. Nguyễn Hội Nghĩa
Phó Giám đốc ĐHQG-HCM


8 giờ 20 – 8 giờ 30
8 giờ 30 – 8 giờ 45

Thực hiện

TS. Nguyễn Quốc Chính
Trưởng Ban ĐH&SĐH

8 giờ 45 – 9 giờ 00

TS. Lê Thanh Hưng
Chương trình kỹ sư tài năng: Phát triển
Phó Trưởng phịng Đào tạo
bền vững trong tương lai
Trường Đại học Bách khoa

9 giờ 00 – 9 giờ 15

ThS. Trần Thị Thảo
Vài nét về các chương trình đào tạo cử
Phó trưởng phịng Đào tạo
nhân tài năng tại trường ĐH KHXH&NV
Trường Đại học KHXH&NV

9 giờ 15 – 9 giờ 30

9 giờ 30 – 9 giờ 45

Đào tạo cử nhân tài năng ngành Kinh tế PGS.TS. Nguyễn Chí Hải
học tại trường Đại học Kinh tế - Luật, Trưởng Khoa Kinh tế

ĐHQG-HCM
Trường Đại học Kinh tế - Luật
ThS. Lê Ngơ Thục Vi
Triển khai chương trình tài năng: khó Phó Trưởng phịng Đào tạo,
khăn và cơ hội
Trường ĐH Công nghệ Thông
tin

9 giờ 45 – 10 giờ 15

Thảo luận, trao đổi ý kiến

10 giờ 15 – 10 giờ 30

Giải lao

10 giờ 30 – 10 giờ 45

Đánh giá tổng kết 10 năm vận hành TS. Nguyễn Sỹ Lâm
chương trình kỹ sư tài năng của Khoa Phó Trưởng Khoa Xây dựng
Xây dựng
Trường Đại học Bách khoa

10 giờ 45 – 11 giờ 00

Những điểm nổi bật khi triển khai chương PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
trình đào tạo cử nhân tài năng ngành Hóa Trưởng Khoa Hóa, Trường Đại
học giai đoạn 2013-2017
học Khoa học Tự nhiên


11 giờ 00 – 11 giờ 15

Một số ý kiến về tổ chức vận hành
PGS.TS. Lê Vũ Nam
chương trình cử nhân tài năng giai đoạn
Trưởng Khoa Luật
3 qua thực tiễn áp dụng đối với ngành
Trường đại học Kinh tế - Luật
Luật tại trường Đại học Kinh tế - Luật

11 giờ 15 – 11 giờ 30

ThS. Nguyễn Ngọc Bảo Trâm
Đào tạo cử nhân tài năng: Tương quan
Khoa Văn học và Ngôn ngữ
mục tiêu đào tạo và hiệu quả đào tạo
Trường đại học KHXH&NV

11 giờ 30 – 12 giờ 00
12 giờ 00 – 12 giờ 10

Thảo luận, trao đổi ý kiến
Kết luận

PGS.TS. Nguyễn Hội Nghĩa
Phó Giám đốc ĐHQG-HCM


MỤC LỤC
Chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng tại Đại học Quốc gia Tp.HCM: Hiện trạng và

phát triển ............................................................................................................................... 1
Chương trình kỹ sư tài năng: Phát triển bền vững trong tương lai ......................................... 9
Vài nét về các chương trình đào tạo cử nhân tài năng tại trường đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp.HCM ................................................................................. 12
Đào tạo cử nhân tài năng ngành Kinh tế học tại trường đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc
gia Tp.HCM ........................................................................................................................ 18
Triển khai chương trình tài năng: Khó khăn và cơ hội ......................................................... 26
Đánh giá tổng kết 10 năm vận hành chương trình kỹ sư tài năng của Khoa Kỹ thuật Xây dựng
............................................................................................................................................ 31
Những điểm nổi bật khi triển khai chương trình đào tạo cử nhân tài năng ngành Hóa học giai
đoạn 2013 - 2017 ................................................................................................................ 41
Một số ý kiến về tổ chức và vận hành chương trình cử nhân tài năng giai đoạn 3 qua thực tiễn
áp dụng đối với ngành Luật tại trường đại học Kinh tế - Luật............................................... 45
Đào tạo cử nhân tài năng tương quan mục tiêu đào tạo và hiệu quả đào tạo ..................... 58
Một vài ý kiến chia sẻ để nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên kỹ sư tài năng ........... 64
Chương trình kỹ sư tài năng giai đoạn 2002 – 2013: Những kết quả nổi bật và hạn chế .... 68
Kỹ sư tài năng Khoa Cơ khí - Những thành quả và tồn tại .................................................. 73
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên kỹ sư tài năng, mơ hình câu lạc bộ nghiên cứu
khoa học sinh viên .............................................................................................................. 78
Tình hình đào tạo sinh viên kỹ sư tài năng ngành Kỹ thuật Hóa học trường đại học Bách khoa,
Đại học Quốc gia Tp.HCM .................................................................................................. 84
Bồi dưỡng và phát triển toàn diện cho sinh viên chương trình tài năng .............................. 90
Nhận diện hệ cử nhân tài năng tại Khoa Lịch sử trường đại học KHXH & NV, Đại học Quốc
gia Tp.HCM ...................................................................................................................... 104
Một số ý kiến về triển khai chương trình cử nhân tài năng ngành Khoa học Máy tính ....... 110
Cơ hội việc làm và những đánh giá của sinh viên tốt nghiệp cử nhân tài năng về chương trình
đào tạo .............................................................................................................................. 115


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ, CỬ NHÂN TÀI NĂNG

TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
HIỆN TRẠNG VÀ PHÁT TRIỂN
Ban Đại học và Sau Đại học, Đại học Quốc gia Tp.HCM

TÓM TẮT
Báo cáo trình bày về quá trình xây dựng và triển khai đề án chương trình đào tạo
kỹ sư, cử nhân tài năng tại ĐHQG-HCM. Chương trình KSCNTN là một mắt xích quan
trọng trong chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo tại ĐHQG-HCM. Tiếp theo 2 giai
đoạn trước của đề án, từ năm 2013 đề án đào tạo KSCNTN tuyển sinh 21 ngành đào
tạo với gần 450 sinh viên. Để các chương trình tài năng phát triển theo đúng mục tiêu
cần có sự phối hợp hài hịa giữa các yếu tố: chương trình đào tạo – phương pháp
giảng dạy – các điều kiện đảm bảo chất lượng quá trình dạy và học. Bên cạnh đó cũng
cần huy động thêm các nguồn lực từ bên ngoài đầu tư phát triển cho các chương trình.

TỪ KHỐ
Đại học Quốc gia Tp. HCM: ĐHQG-HCM; Kỹ sư, Cử nhân tài năng: KSCNTN

NỘI DUNG BÀI THAM LUẬN
Mục tiêu
Chương trình KSCNTN tập trung vào việc tuyển chọn và tạo điều kiện phát triển
cho các sinh viên ưu tú thơng qua đó đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cán bộ
đầu ngành cho các đơn vị sản xuất, hoạt động kinh tế, cán bộ giảng dạy cho các
trường đại học, cao đẳng tại Tp.HCM và trong cả nước.
Việc thực hiện chương trình KSCNTN góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và
uy tín của ĐHQG-HCM. Các sinh viên thuộc hệ Tài năng sẽ là những đại diện cho
ĐHQG-HCM trong các quan hệ đối ngoại với các trường đại học trên thế giới;
Chương trình KSCNTN được thực hiện trên quan điểm lấy người học làm trung
tâm, người học được tạo điều kiện để thể hiện vai trò chủ động trong tiến trình học
tập. Chính vì vậy cách tiếp cận của quá trình giảng dạy và học tập có nhiều khác biệt
so với cách các tiếp cận của các chương trình đào tạo đại trà: người học đóng vai trò

chủ động với sự hỗ trợ và hướng dẫn đầy đủ từ giảng viên trong các hoạt động học
Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

1


tập như: lên kế hoạch học tập, phát triển kiến thức, kỹ năng, hoạch định kế hoạch
nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứu, trình bày ý tưởng. Điều kiện và môi trường
học tập được đảm bảo giữ ở mức tốt nhất để giúp người học thể hiện và phát huy tối
đa năng lực của mình.
Mục tiêu đào tạo của chương trình tài năng khơng chỉ đơn thuần là giúp người
học lĩnh hội và áp dụng tốt kiến thức, ngoài ra còn giúp cho người học phát triển được
khả năng chun mơn cao. Chương trình phải đảm bảo cho người học có thể phát
triển tư duy sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, khả năng tổ chức, khả năng lãnh đạo,
tính nhân văn và nhạy cảm với các chuyển biến xã hội, khả năng tiếp thu và trình bày
ý tưởng, khả năng tự đào tạo và ý thức phục vụ cộng đồng.
Mục tiêu của chương trình được thể hiện thơng qua tiêu chí xây dựng và phê
duyệt chương trình tài năng giai đoạn 2013- 2017 như sau: mục tiêu và lợi ích mang
lại từ chương trình; mơ tả chương trình đào tạo; nội dung chương trình, quy trình tuyển
chọn và quản lý sinh viên; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu
khoa học, đội ngũ giảng viên và đội ngũ phục vụ giảng dạy; các hoạt động hỗ trợ sinh
viên, học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên; lấy ý kiến phản hồi và đánh giá chương
trình; cơ chế tài chính, quản lý, kiểm sốt và đánh giá.
Q trình phát triển của đề án
Từ năm 2002, đề án được thực hiện qua hai giai đoạn: Giai đoạn I: từ 2002 –
2006, tại 4 đơn vị: Trường Đại học Bách khoa (ĐH BK), Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên (ĐH KHTN), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV) và
Khoa Kinh tế, với tổng số sinh viên là 1.050 và kinh phí 35.950 triệu đồng, bao gồm
15 ngành đào tạo; Giai đoạn II: từ 2007 – 2011, ngoài 15 ngành trên, từ năm học 2008
– 2009 đã bổ sung thêm 04 ngành (thành 19 ngành). Kết thúc giai đoạn II số sinh viên

theo học các chương trình KSCNTN của ĐHQG-HCM đạt 2.688 với tổng kinh phí
77.664 triệu đồng.
Với hai giai đoạn đầu của đề án, chương trình KSCNTN đã đào tạo và cung cấp
gần 2.200 sinh viên tốt nhiệp khá, giỏi vượt trội so với hệ đại trà, các giảng viên tham
gia chương trình có điều kiện áp dụng phát huy phương pháp giảng dạy mới, sinh viên
tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, các bài giảng được dạy chuyên sâu hơn với
các môn cơ sở ngành/chuyên ngành, sinh viên được trang bị thêm tài liệu học tập,
tham khảo riêng cho sinh viên chương trình tài năng. Các trường có trang bị điều kiện
cơ sở vật chất, phịng học, phương tiện dành riêng cho chương trình tài năng. Tuy
nhiên, cách tiếp cận đào tạo của chương trình có một số điểm ưu việt so với chương
trình đại trà nhưng chưa thật sự phát triển năng lực, kỹ năng toàn diện của người học.

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

2


Trên cơ sở đánh giá, kế thừa việc triển khai đề án giai đoạn trước, ĐHQG-HCM
tiếp tục triển khai đề án đào tạo chương trình KSCNTN giai đoạn 2013 – 2017 với tính
nhất quán về nội dung và cách tổ chức thực hiện thông qua Quyết định số 664/QĐĐHQG-ĐH&SĐH ngày 17/6/2013 của Giám đốc ĐHQG-HCM về việc phê duyệt Đề
án chương trình đào tạo Kỹ sư, Cử nhân tài năng giai đoạn 2013 – 2017 và 12 tiêu
chuẩn xây dựng và phê duyệt chương trình đào tạo kỹ sư cử nhân tài năng.
Hiện trạng triển khai đề án kỹ sư, cử nhân tài năng 2013 -2014
Năm 2013, nhằm hoàn thiện và đổi mới trong công tác tuyển sinh và đào tạo hệ
tài năng, Ban Giám đốc ĐHQG-HCM đã phê duyệt Đề án chương trình đào tạo Kỹ sư,
Cử nhân tài năng giai đoạn 2013 – 2017, trong đó nêu rõ các mục tiêu trong việc đào
tạo các sinh viên theo học các chương trình KSCNTN. Trong Đề án cũng nêu rõ 12
tiêu chuẩn cần đảm bảo để duy trì và phát triển các chương trình tài năng, qua đó các
đơn vị cần có kế hoạch và xây dựng các Đề án chương trình KSCNTN tại đơn vị mình
và các đề án phải đáp ứng điều kiện cần và đủ các tiêu chuẩn yêu cầu. Đến tháng

9/2013, có 5 đơn vị cơ bản hồn thành xong các Đề án và trình lên ĐHQG-HCM
(trường Đại học Bách khoa, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, trường Đại học Kinh tế -Luật, trường Đại học Cơng nghệ
Thơng tin).
Để có cơ sở phê duyệt các Đề án chương trình KSCNTN các đơn vị, ĐHQGHCM đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án chương trình đào tạo Kỹ sư, Cử nhân tài năng
giai đoạn 2013 – 2017 (Ban Chỉ đạo ĐHQG-HCM) để tiến hành rà soát, thẩm định các
Đề án chương trình KSCNTN của 5 đơn vị theo theo 12 tiêu chuẩn mà Đề án ĐHQGHCM đề ra.
Hiện nay, ĐHQG-HCM đã triển khai Đề án chương trình đào tạo Kỹ sư, Cử nhân
tài năng giai đoạn 2013-2017 và hiện có 21 chương trình tài năng tại 5 đơn vị (trường
Đại học Bách khoa, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, trường Đại học Kinh tế - Luật, trường Đại học Công nghệ Thông tin)
với dự kiến quy mơ là 1.320 sinh viên. Trong đó, ĐHQG-HCM hỗ trợ kinh phí cho 10
chương trình KSCNTN tại các đơn vị với mức kinh phí là 10.000.000 đồng/SV/năm
(trường Đại học Bách khoa: 3 chương trình, trường Đại học Khoa học Tự nhiên: 2
chương trình, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: 2 chương trình, trường
Đại học Kinh tế -Luật: 2 chương trình, trường Đại học Cơng nghệ Thơng tin: 1 chương
trình), cịn các chương trình cịn lại Trường sẽ cân đối đầu tư kinh phí.

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

3


Bảng 1: Danh sách các ngành/chương trình đào tạo chương trình KSCNTN tại các
đơn vị
Stt Trường/ ngành đào tạo chương trình KSCNTN
Ghi chú
Trường Đại học Bách khoa

I


1 - Khoa học Máy tính
2 - Kỹ thuật Hóa học
3 - Kỹ thuật chế tạo
4 - Xây dựng Dân dụng và công nghiệp
5 - Công nghệ Thực phẩm
6 - Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa
7 - Điện năng
8 - Kỹ thuật Điện tử - Truyền thông
9 - Cơ Điện tử
10 - Kỹ thuật Máy tính
11 - Kỹ thuật Xây dựng và Cơng trình giao thơng
II

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
1 - Cơng nghệ Thơng tin
2 - Hóa học
3 - Tốn – Tin học
4 - Vật lý – Vật lý Kỹ thuật

III

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 - Văn học và Ngôn ngữ
2 - Lịch sử

Trường Đại học Cơng nghệ Thơng tin
1 - Khoa học Máy tính
2 - Công nghệ Thông tin
V

Trường Đại học Kinh tế - Luật
1 - Kinh tế học
IV

2 - Luật Tài chính – Ngân hàng
Năm học 2013 -2014, Đề án đào tạo chương trình KSCNTN đã triển khai cụ thể như
sau:
1. Cơng tác tuyển sinh đầu vào
Chương trình đã tuyển chọn được những cá nhân xuất sắc theo điều kiện của
chương trình như sau:
- Điều kiện tuyển sinh: có học lực khá, đạt tiêu chuẩn đầu vào do khoa/bộ mơn
quy định và có qua sơ tuyển (phỏng vấn, làm bài kiểm tra đầu vào) đạt yêu
cầu ngoại ngữ đầu vào.
Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

4


- Đối tượng tuyển sinh: sinh viên sau khi kết thúc 2 hoặc 3 học kỳ.
- Quy mô tuyển sinh: lớp nhỏ 25-30 SV/lớp. mỗi khóa tuyển tối đa 40 SV.
Tình hình triển khai cơng tác tuyển sinh năm 2014 (theo bảng 2 thống kê đính
kèm): các đợn vị tuyển sinh đạt 77% so với chỉ tiêu đề ra, (trường ĐHBK tuyển sinh
4/11 chương trình đạt 96%, sang HKII/2014-2015 trường sẽ tuyển sinh 7/11 chương
trình cịn lại; trường ĐH KHTN tuyển sinh 4/4 chương trình đạt 76%; trường ĐH
KHXH&NV tuyển sinh 2/2 chương trình đạt 103%; trường ĐH CNTT tuyển sinh 2/2
chương trình đạt 59%, trường ĐH Kinh tế - Luật tuyển sinh 2/2 chương trình cho cả
2 khóa 2013 và 2014 đạt 62%).

Stt
1

2
3
4
5

Bảng 2 Chỉ tiêu và thực tuyển sinh viên KSCNTN năm học 2013-2014
Số
% SV tài năng/
Chỉ
Thực tuyển
Trường
chương
tổng SV CQ
tiêu
tuyển sinh 2014
trình
nhập học 2014
Đại học Bách khoa
11
330
116
3%
Đại học KHTN
4
145
110
4%
Đại học KHXH&NV
2
60

62
2%
Trường ĐH KHT-L
2
160
99
7%
Trường ĐH CNTT
2
80
47
5%
ĐHQG-HCM
21
775
434
4%

2. Quá trình giảng dạy và học tập
a. Chương trình giảng dạy
Chương trình đào tạo: chương trình đào tạo giống chương trình đào tạo hệ chính
quy tuy nhiên có khoảng ít nhất 25% tổng số tín chỉ tài năng. Các mơn học tài năng
sẽ được giảng dạy riêng cho sinh viên hệ tài năng, điều này là điểm mới của chương
trình Sinh viên tài năng vẫn học chung với sinh viên hệ đại trà (3/4 CTĐT) do vậy giúp
các sinh viên hòa đồng với các sinh viên khác đồng thời giảm chi phí tổ chức lớp học
riêng như các giai đoạn trước. Việc thiết kế 25% tín chỉ tài năng cũng giúp các
Khoa/Bộ mơn tập trung trong việc tập trung thiết kế cho các môn học tài năng, tạo sự
khác biệt rõ ràng giữa các môn học tài năng và đại trà.
Các giảng viên tham gia giảng dạy các lớp tài năng đều phải có trình độ chun
mơn cao, trình độ ngoại ngữ đáp ứng u cầu và có kinh nghiệm giảng dạy. Cơng tác

tập huấn nâng cao phương pháp giảng dạy cho giảng viên được thực hiện thơng qua
các đề án, chương trình: CDIO, HEEAP, hoặc qua các lớp tập huấn riêng biệt khác.

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

5


Để được cơng nhận hồn thành chương trình đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp
chương trình KSCNTN, sinh viên phải đạt các tiêu chuẩn sau: tích lũy đầy đủ số tín
chỉ và đạt được yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định. Hoàn thành các yêu cầu về hoạt
động ngoại khóa và cơng tác xã hội, hồn thành việc tham gia hoặc nghiên cứu các
đề tài, các chương trình học thuật,...
b. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy chương trình KSCNTN đa số là giảng viên
cơ hữu của khoa/bộ mơn, có trình độ từ thạc sỹ trở lên và có trình độ ngoại ngữ tốt.
Giảng viên tham gia giảng dạy các môn học lý thuyết thuộc khối kiến thức
ngành/chun ngành đều có trình độ tiến sĩ trở lên. Các giảng viên tham gia giảng
dạy các chương trình KSCNTN đều tham dự các lớp tập huấn phương pháp giảng
dạy tiên tiến. Mỗi lớp chương trình KSCNTN đều do 1 giáo viên chủ nhiệm phụ trách.
Mỗi khoa/bộ môn có đội ngũ trợ giảng, cố vấn học tập hỗ trợ cho các sinh viên tài
năng.
c. Nghiên cứu khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động chính của chương trình KSCNTN
giai đoạn 2013-2017, tình hình triển khai cụ thể tại các đơn vị như sau: sinh viên tài
năng tại trường Đại học Bách khoa được ưu tiên đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa
học tại các phịng thí nghiệm, phịng thực hành của trường, được khuyến khích tham
gia các đề tài nghiên cứu khoa học của các giảng viên trong khoa/bộ môn.
- Trường Đại học Công nghệ Thông tin: Các sinh viên tài năng bắt buộc làm
luận văn/khóa luận tốt nghiệp và mang tính nghiên cứu khoa học để tạo tiền

đề cho việc phát triển đề tài về sau.
- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên: tham gia các kỳ thi học thuật cấp trường
và cấp quốc gia (Olympic Tin học SVVN,…) và tổ chức các buổi thuyết trình
chun đề,….
Các đơn vị đều có chính sách hỗ trợ, khuyến khích khi tham gia các đề tài nghiên
cứu khoa học do giảng viên hướng dẫn. Hiện nay, các đơn vị chỉ mới bắt đầu tuyển
sinh các sinh viên tài năng theo Đề án mới nên một số ngành/chương trình chưa có
hoạt động cụ thể.
d. Hoạt động ngoại khóa
Điều kiện tốt nghiệp chương trình tài năng là các sinh viên phải tham gia hoạt
động xã hội (như Trường Đại học Bách khoa quy định sinh viên phải hồn thành ít
nhất 15 ngày công tác xã hội,…).

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

6


Sinh viên chương trình tài năng phải tham gia các hoạt động ngoại khóa, cơng
tác xã hội, sinh hoạt khoa học/học thuật ở cấp trường hoặc cấp ĐHQG, hoặc cấp
thành phố.
3. Các điều kiện hỗ trợ khác
Sinh viên tài năng đều được hỗ trợ học bổng từ chương trình theo các mức độ
khác nhau (200.000 đồng đến 500.000 đồng/tháng). Ngoài ra, sinh viên tài năng vẫn
được tham gia xét học bổng khuyến khích dựa vào kết quả học tập theo quy chế học
vụ của trường như các sinh viên hệ đại trà và các học bổng khuyến khích sau khi kết
thúc học kỳ dựa vào kết quả học tập và kết quả rèn luyện.
4. Đầu ra của sinh viên chương trình KSCNTN
Với yêu cầu của chương trình KSCNTN, sinh viên tốt nghiệp sẽ đạt các chuẩn ra
như sau:

- Về kiến thức: sinh viên tốt nghiệp hệ tài năng có nền tảng kiến thức cơ bản, chuyên
ngành tốt và có khả năng áp dụng kiến thức trong nghiên cứu khoa học, phát triển
định hướng nghề nghiệp đã chọn.
- Về kỹ năng: sinh viên tốt nghiệp hệ tài năng có khả năng tư duy và xử lý cơng việc
tốt, có khả năng hịa nhập và làm việc trong tập thể ở mơi trường áp lực cao, địi
hỏi cao của các cơng ty, doanh nghiệp trong và ngồi nước, đạt trình độ ngoại
ngữ tương đương TOEIC 550 và sử dụng tốt ứng dụng công nghệ thông tin.
- Về thái độ: sinh viên tốt nghiệp hệ tài năng có đạo đức và trách nhiệm, thái độ
chuyên nghiệp cao trong nghề nghiệp, cuộc sống.
- Cơ hội việc làm: sinh viên tốt nghiệp hệ tài năng có thể phát triển cơng việc tại các
cơng ty, doanh nghiệp có uy tín hàng đầu trong và ngồi nước. Các sinh viên tốt
nghiệp hệ tài năng giành được nhiều học bổng du học tại nước ngoài và một số
trở thành nguồn nhân lực cán bộ giảng dạy, nghiên cứu nòng cốt tại các trường
đại học, cao đẳng.
5. Thuận lợi và khó khăn trong q trình triển khai chương trình
a. Thuận lợi
Chương trình đào tạo hệ chương trình KSCNTN dựa trên chương trình đào tạo
hệ chính quy. Các chương trình tài năng phát triển tối thiểu 25% tổng số tín chỉ để
phát triển thành các môn tài năng. Môn học thuộc chương trình tài năng đều được xây
dựng đề cương chi tiết và được Ban Điều hành cấp khoa/bộ môn và cấp trường giám
sát chặt chẽ. Sinh viên tài năng được học tập trong mơi trường học thuật cao, có giảng

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

7


viên có trình độ cao và có kinh nghiệm giảng dạy. Sinh viên tài năng được tạo mọi
điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học, tiếp cận tri thức mới và được tiếp cận
với môi trường làm việc thực tế thông qua các buổi thực tập tại các công ty, doanh

nghiệp,…Có một đội ngũ cố vấn học tập và trợ giảng để hỗ trợ sinh viên tài năng trong
quá trình học tập và nghiên cứu khoa học cũng như các hoạt động ngoại khóa khác,…
b. Khó khăn
Nhìn chung, do chương trình KSCNTN đã triển khai qua 2 giai đoạn 2002-2006
và 2007-2011 nên việc triển khai tại các đơn vị khơng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên,
các đơn vị cần triển khai kế hoạch giới thiệu về chương trình tài năng đến các cơng ty
doanh nghiệp nhằm hồn thiện hơn về công tác hướng nghiệp cho sinh viên tài năng.
Định hướng nâng cao chất lượng các chương trình KSCNTN
Trong thời gian tới, việc nâng cao chất lượng các chương trình KSCNTN là một
trong những nhiệm vụ thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển về đào tạo 2015 -2020.
Cần rà sốt, cập nhật chương trình, đề cương chi tiết mơn học: ứng dụng phương
thức CDIO thực hiện đồng bộ cho các chương trình KSCNTN. Đồng thời, nâng cao
năng lực giảng dạy, phát triển các kỹ năng, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu cho
giảng viên: tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp giảng dạy tích cực, thiết kế mơn
học cho giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình tài năng. Đẩy mạnh công tác
học tập, nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên tài năng. Đầu tư, chuẩn hóa khơng
gian và mơi trường học tập, giảng dạy cho giảng viên, sinh viên. Bên cạnh việc đầu tư
từ ngân sách cho 10 chương trình KSCNTN giai đoạn 2013-2017 của ĐHQG-HCM,
các trường cần huy động thêm nguồn lực từ bên ngoài (doanh nghiệp, địa phương,…)
để giúp các chương trinh KSCNTN phát triển về cả quy mô và chất lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đề án đào tạo chương trình KS, CN tài năng của ĐHQG-HCM 2013-2017.
[2] Đoàn Thị Minh Trinh & Nguyễn Hội Nghĩa (2013), Hướng dẫn thiết kế và phát triển
chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, Nhà Xuất bản ĐHQG-HCM.

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

8



CHƯƠNG TRÌNH KỸ SƯ TÀI NĂNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG TƯƠNG LAI
TS. Lê Thanh Hưng
Phòng Đào tạo – Trường Đại học Bách khoa – Đại Học Quốc gia TP.HCM

TÓM TẮT
Chương trình Kỹ sư Tài năng (KSTN) của trường ĐHBK đã phát triển tốt trong
những năm vừa qua. Từ 3 chương trình năm 2002 đến 2013 đã phát triển thành 11
chương trình. Lãnh đạo nhà trường đã quyết tâm duy trì và phát triển chương trình
KSTN bằng nguồn tài chính của trường khi kinh phí được cấp từ ĐHQG-HCM giảm
đi.Thành tựu trong những năm qua là đáng kể, tuy nhiên cũng có một số vấn đềcần
phải có những điều chỉnh để cho chương trình phát triển bền vững hơn.

GIỚI THIỆU
Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG-HCM hiện có 11 chương trình KSTN thuộc
05 khoa.
STT
KHOA
CHƯƠNG TRÌNH KSTN
Ngành kỹ thuật điện tử, truyền thông. (2002)
1 Kỹ thuật điện- điện tử
Ngành kỹ thuật điện – điện tử (từ 2013)
Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (2013)
Ngành kỹ thuật chế tạo (từ 2002)
2
Khoa Cơ khí
Ngành kỹ thuật cơ điện tử (từ 2009)
Ngành kỹ thuật hóa học (từ 2003)
3

Khoa Kỹ thuật Hóa học
Ngành cơng nghệ thực phẩm (từ 2013)
Khoa Kỹ thuật Xây
Ngành KTXD công trình giao thơng (từ 2013)
4
dựng
Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp (từ 2004)
Khoa Khoa học & Kỹ
Ngành khoa học máy tính (từ 2002)
5
thuật Máy tính
Ngành kỹ thuật máy tính (từ 2002)
Nhìn chung chương trình KSTN đã mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên học và
giảng viên tham gia chương trình. Ngồi những ưu đãi về tài chính, sinh viên học giỏi
có điều kiện phát huy hết khả năng học tập, nghiên cứu, giảng viên có điều kiện áp
dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, liên tục cải tiến bài giảng, giáo trình từ đó
ít nhiều cũng được áp dụng cho chương trình đại trà. Kết quả có khá nhiều sinh viên
tham gia nghiên cứu khoa học từ năm thứ ba, nhiều sinh viên đã có cơng trình cơng
bố trên các tạp chí khoa học và cơng nghệ, đặc biệt còn nhận được các giải thưởng

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

9


trong nghiên cứu khoa học. Nhiều ngành mới đã đề nghị được mở chương trình
KSTN.[1]
Tuy nhiên việc vận hành chương trình KSTN hiện tại vẫn có một số vấn đề cần
giải quyết để chương trình có thể phát triển bền vững.


CÁC VẤN ĐỀ
Mục tiêu chương trình chưa rõ ràng
Trong hồ sơ xin mở chương trình tất cả các ngành đều ghi mục tiêu mở chương
trình KSTN là để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với chuẩn đầu ra của CDIO
hoặc của ABET. Điều này không cho thấy khác biệt gì giữa chương trình KSTN và
chương trình đại trà, khơng nêu được những thành quả từ chương trình KSTN sẽ lan
tỏa như thế nào sang việc đào tạo cho chương trình đại trà. Đơn giản hiện nay chỉ là
một lớp tập trung các sinh viên giỏi dạy riêng.
Kinh phí phân bổ chưa hợp lý
Kinh phí được cấp từ dự KSTN được tính dựa trên số sinh viên với định mức:
10.000.000 đ (mười triệu đồng) /một sinh viên/một năm.Trong đó 29% chi cho học
bổng và khen thưởng sinh viên.Như vậy, sinh viên vừa được hưởng một chương trình
đào tạo chất lượng cao, vừa nhận được học bổng của chương trình, vừa nhận được
học bổng khuyến khích là q nhiều.
Cơng tác quảng bá chương trình cho doanh nghiệp chưa được quan tâm
Hoạt động quảng bá chương trình KSTN ra ngồi xã hội hầu như không nằm
trong các công việc của chương trình. Doanh nghiệp khơng biết nhiều về khả năng
của các sinh viên tốt nghiệp thuộc chương trình KSTN, do đó tác động ra xã hội khơng
thấy rõ (dù chương trình đã thực hiện hơn 10 năm), không hề thấy một kết luận nào
về việc đào tạo KSTN đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Việc theo dõi sinh viên sau khi ra trường cũng không được quan tâm. Khi cần
thống kê về vấn đề việc làm của KSTN rất khó khăn, trong khi đây mới là thước đo sự
hiệu quả của chương trình.
NHỮNG ĐỀ XUẤT
Cần xây dựng một chuẩn đầu ra rõ ràng chotừng môn học và cho chương trình
KSTN trên cơ sở so sánh với tương ứng với chương trình đại trà. Trong đó nêu rõ

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

10



những gì sinh viên đại trà có thể chưa làm được nhưng sinh viên chương trình KSTN
phải làm được. Việc này sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Khoa có cơ sở để đánh giá khách quan giảng viên có đáp ứng u cầu của
chương trình hay khơng.
-

Khoa có thơng tin cụ thể để giới thiệu sinh viên KSTN của mình cho doanh
nghiệp.

-

Nhà trường chứng tỏ được khả năng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội nếu có
điều kiện về kinh phí đầy đủ. Có cơ sở để các doanh nghiệp thường xuyên
tuyển dụng sinh viên KSTN tài trợ kinh phí đào tạo.

Phân bổ lại kinh phí hợp lý hơn. Trong đó nghiên cứu phương án giảm bớt học
bổng của sinh viên, dành nhiều hơn cho trang thiết bị, và cho cơng tác quảng bá
chương trình, hỗ trợ giới thiệu sinh viên cho doanh nghiệp và theo dõi sự nghiệp của
sinh viên sau tốt nghiệp. Vận động thêm các nguồn tài trợ khác cho chương trình từ
doanh nghiệp.

KẾT LUẬN
Chương trình KSTN là một đề án và đề án nào cũng phải có lúc kết thúc. Việc
duy trì để chương trình phát triển bền vững là một vấn đề phải được quan tâm hàng
đầu vào thời điểm này khi mà chương trình đã trải qua 12 năm. Chương trình đã có
sự phát triển tốt và trường Đại học Bách Khoa đã quyết tâm duy trì và phát triển
chương trình dù nguồn kinh phí cấp từ ĐHQG giảm đi. Mục tiêu của chương trình là
trong tương lai, chất lượng của chương trình sẽ đuợc xã hội cơng nhận, phần kinh phí

đóng góp từ xã hội, doanh nghiệp sẽ tăng dần. Chương trình sẽ dần mở rộng ra nhiều
ngành hơn góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tham luận của Khoa Cơ Khí, Khoa Kỹ Thuật Xây dựng, Khoa Điện-Điện tử, Khoa
Kỹ Thuật Hóa Học, Khoa Khoa Học & Kỹ thuật Máy tính Đại Học Bách Khoa – ĐHQG
TpHCM.

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

11


VÀI NÉT VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TÀI NĂNG
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
Phòng Đào tạo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT
Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM (ĐHQG-HCM) đã thực
hiện chương trình đào tạo Cử nhân tài năng từ năm 2002 theoĐề án đào tạo Kỹ sư,
Cử nhân tài năng của Đại học Quốc gia TP.HCM. Mỗi giai đoạn, thời kỳ đều có những
báo cáo, đánh giá. Bài viết nhằm giới thiệu một cách tổng quát về chương trình đào
tạo cử nhân tài năng (CNTN) của nhà trường hiện nay trên các khía cạnh: Mục tiêu
đào tạo và tiêu chí tuyển chọn sinh viên; cơ cấu tổ chức, quản lý; chương trình đào
tạo; một số kết quả đạt được và định hướng phát triển chương trình.

TỪ KHĨA
Đào tạo cử nhân tài năng, trường ĐH KHXH&NV.


Chương trình Cử nhân tài năng (CNTN) là mơ hình đào tạo đã được Trường Đại
học khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM (ĐH KHXH&NV) thực hiện từ nhiều năm
nay trong khuôn khổ Đề án đào tạo Kỹ sư, cử nhân tài năng của Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) từ năm 2002 đến nay. Chương trình tích cực
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy,
từng bước hội nhập với nền giáo dục đại học trong khu vực và quốc tế.
Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM đã xây dựng được chuẩn đào tạo chất lượng
thơng qua q trình xét chọn đầu vào và sàng lọc định kỳ hàng năm.Chương trình đào
tạo được chú trọng lấy người học làm trọng tâm, đảm bảo chất lượng cao cho sinh
viên khi tốt nghiệp.Có thể nhận thấy điều này qua mục tiêu đào tạo và tiêu chí tuyển
chọn sinh viên; cơ cấu tổ chức, quản lý; chương trình đào tạo; vàmột số kết quả đạt
được và định hướng phát triển chương trình.

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

12


MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ TIÊU CHÍ TUYỂN CHỌN SINH VIÊN CHO CHƯƠNG
TRÌNH CỬ NHÂN TÀI NĂNG (CNTN)
Chương trình CNTN là mơ hình đào tạo chất lượng cao, nhằm thu hút và đào tạo
sinh viên giỏi trở thành những cán bộ khoa học, cán bộ giảng dạy có trình độ chun
mơn cao, say mê nghiên cứu sáng tạo, góp phần bổ sung đội ngũ cán bộ khoa học xã
hội và nhân văn cho đất nước.
Quy trình tuyển chọn bắt đầu từ giai đoạn sinh viên năm học thứ nhất. Đối tượng
tuyển chọn là các sinh viên năm thứ nhất đáp ứng một trong các điều kiện như: đạt
giải trong kỳ thi Olympic quốc tế hoặc kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia; có điểm thi
tuyển sinh đại học cao (theo quy định của ĐHQG-HCM). Bên cạnh đó, nguồn tuyển
chọn còn xét tuyển từ những sinh viên các lớp đại trà có kết quả học tập năm thứ nhất,
năm thứ hai đạt từ loại giỏi trở lên sẽ được tuyển bổ sung vào chương trình.

Từ năm 2011 trở về trước, Trường ĐHKHXH&NV tuyển chọn đào tạo sinh viên
chương trình CNTN từ 4 khoa Ngữ văn Anh, Lịch sử, Văn học & Ngôn ngữ, Đông
phương học. Năm 2012, việc tuyển chọn đào tạo cử nhân tài năng của trường
ĐHKHXH&NV tạm ngưng theo chương trình chung của ĐHQG. Giai đoạn 2013 –
2017, Nhà trường tiếp tục tuyển chọn sinh viên theo học chương trình đào tạo cử nhân
tài năng. Hiện nay, Nhà trường chỉ còn tuyển hai khoa đào tạo CNTN là khoa Lịch sử
và khoa Văn học và Ngôn ngữ.

VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
Nhằm tổ chức thực hiện tốt chương trình đào tạo CNTN, Trường ĐHKHXH&NV
đã thành lập ban điều hành chương trình theo hai cấp là cấp trường và cấp khoa. Ban
điều hành cấp trường có trách nhiệm chỉ đạo đơn đốc tồn diện mọi mặt hoạt động
liên quan đến công tác đào tạo CNTN của trường và các khoa đào tạo. Ban điều hành
chương trình CNTN cấp khoa quản lý trực tiếp tổ chức việc giảng dạy; Tổ chức xét
tuyển/ tuyển bổ sung sinh viên đủ tiêu chuẩn vào chương trình đào tạo, loại khỏi
chương trình những sinh viên khơng cịn đủ chuẩn theo học, đề xuất danhsách sinh
viên được khen thưởng… Sinh viên theo học chương trình CNTN sẽ bị loại khỏi
chương trình nếu điểm tích lũy tại thời điểm xét thấp hơn 6,5, hoặc số điểm tích lũy
chương trình đào tạo nhỏ hơn 80% (nếu là SV năm thứ nhất, năm thứ hai) hoặc nhỏ
hơn 90% (nếu là SV học năm thứ ba và năm thứ tư), hoặc điểm rèn luyện dưới mức
khá. Nếu bị loại khỏi chương trình, sinh viên sẽ trở về học tập với lớp đại trà theo
ngành đào tạo.
Việc tổ chức lớp được chia thành hai loại: Lớp môn học (được sắp xếp cho học
chung với sinh viên đại trà) và lớp chuyên môn (học các môn nâng cao và chuyên

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

13



sâu). Các lớp học chương trình CNTN đều được sắp xếp các phòng học riêng với
trang thiết bị kỹ thuật hiện đại theo điều kiện của nhà trường.

VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo CNTN được xây dựng trên nền tảng của chương trình đào
tạo đại trà (bao gồm khối kiến thức đại cương và khối kiến thức chuyên ngành), đồng
thời sinh viên chương trình CNTN sẽ được học một số môn riêng theo hướng nâng
cao và chuyên sâu. Thời lượng các môn học nâng cao và chuyên sâu của sinh viên
CNTN được quy định bằng 30 tín chỉ và được thay thế cho các môn học đại trà với số
lượng tín chỉ tương đương. Sinh viên chỉ cần học đủ số tín chỉ quy định quy định như
với sinh viên đại trà, trong đó có 30 tín chỉ chuyên sâu là đủ điều kiện tốt nghiệp. Danh
mục các môn học đại trà được thay thế do Hội đồng khoa học và đào tạo của các khoa
quy định và thông qua. Đầu mỗi năm học, (cuối tháng 9), Ban điều hành cấp Khoa báo
cáo với Ban điều hành cấp Trường về kế hoạch giảng dạy và thời khóa biểu của tất
cả các lớp CNTN.
Giảng viên các lớp CNTN do Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa thông qua danh
sách và khoa đào tạo bố trí, sắp xếp lịch giảng dạy. Các giảng viên giảng dạy chương
trình CNTN phải có học vị từ tiến sĩ trở lên, một số mơn học đặc thù thì có thể sắp xếp
để giảng viên có bằng thạc sĩ giảng dạy. Thâm niên giảng dạy của các giảng viên
chương trình CNTN phải từ 3 năm trở lên; đã soạn thảo sách/ giáo trình/ tài liệu tham
khảo/ đề cương chi tiết cho môn học được phân cơng giảng dạy. Việc chuẩn bị chương
trình đào tạo, nội dung môn học đã được nhà trường triển khai để giảng viên thực hiện
theo xu hướng chuẩn đầu ra với các thang đo cụ thể trong đề cương chi tiết mơn học.
Bên cạnh các mơn học thuộc chương trình CNTN do khoa quản lý và đào tạo,
nhằm đảm bảo chuẩn đầu ra cho sinh viên chương trình CNTN, từ năm 2006 đến nay,
Trung tâm Ngoại ngữ của trường đảm nhiệm việc giảng dạy môn Anh văn, mở lớp
đào tạo riêng, khơng thu học phí cho sinh viên CNTN các ngành Văn học và Ngơn
ngữ, Lịch sử (vì sinh viên hai ngành này có đầu vào tiếng Anh thấp). Chuẩn đào tạo
đảm bảo sinh viên khi tốt nghiệp có trình độ từ B1.3 trở lên, đây cũng là chuẩn ngoại
ngữ đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ hiện nay, và cao hơn chuẩn đầu ra

ngoại ngữ của lớp đại trà (B1.2).
Đối với các sinh viên chọn ngoại ngữ khơng chun khác (ngồi tiếng Anh) Nhà
trường cũng đã đề ra chuẩn ngoại ngữ cụ thể. Các quy định khác đều tuân theo quy
định chung của ĐHQG-HCM.

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

14


MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH
Đến nay, chương trình đào tạo của hệ CNTN đã đạt được một số kết quả đáng
ghi nhận. Các chương trình được thiết kế chuyên sâu hơn, nguồn tài liệu học tập được
trang bị đầy đủ hơn, Lực lượng giảng viêncó nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghiên
cứu khoa học được ưu tiên bố trí giảng dạy cho chương trình với phương pháp giảng
dạy hiện đại, chú trọng đến chuẩn đầu ra, giúp sinh viên chủ động tích cực trong học
tập, nghiên cứu; tăng cường khả năng tư duy phê phán, phản biện của sinh viên. Song
song đó, các phương pháp đánh giá sinh viên được thực hiện bằng nhiều hình thức,
đảm bảo đánh giá theo quá trình học tập đối với từng môn học của sinh viên.
Hàng năm Trường và Khoa đều kiểm tra, rà soát và tuyển chọn lại các sinh viên
đạt yêu cầu tiếp tục theo học chương trình CNTN nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo
(thể hiện bằng kết quả học tập của sinh viên thuộc chương trình này khi tốt nghiệp).
Tất cả các sinh viên đều tốt nghiệp loại giỏi hoặc khá, không có sinh viên nào tốt nghiệp
loại trung bình – khá hoặc trung bình. Tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp và tiếp tục
tham gia chương trình học tập ở bậc đào tạo cao hơn (thạc sĩ và tiến sĩ) khá cao. Số
liệu thống kê từ tháng 10 năm 2014 của Phòng Đào tạo nhà trường cho thấy điều này.
Cụ thể như sau:
Bảng thống kê số lượng tốt nghiệp và việc làm của sinh viên chương trình cử nhân tài
năng trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM
Xếp loại

Năm
Stt
tốt
nghiệp

1

2012

2
3
4
5

2013

6
7
8
9

2014

Ngành/Nhóm
ngành

Ngữ văn Anh
Đơng
Phương
Lịch Sử

Văn học và
ngôn ngữ
Ngữ văn Anh
Đông
Phương
Lịch Sử
Văn học và
ngôn ngữ
Ngữ văn Anh

Số
lượng

Xuất
sắc

Giỏi Khá

TB-K

TB

% SV có việc làm, học
nâng cao trình độ sau
khi tốt nghiệp
Học cao
Có việc
học,
làm
nghiên cứu

sinh
95,65
34,78

23

0

8

15

0

0

10

0

4

6

0

0

80


20

11

0

2

9

0

0

72,72

27,27

14

0

10

4

0

0


92,86

14,29

16

0

10

6

0

0

100

37,65

14

0

9

5

92,86


7,14

19

0

7

12

26,31

57,89

11

0

7

4

0

0

63,63

36,36


20

0

9

11

0

0

100

0

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

15


10
11
12

Đông
Phương
Lịch Sử
Văn học và
ngôn ngữ


9

0

4

5

0

0

33

0

13

0

5

8

0

0

7,69


7,69

14

0

5

9

0

0

57,14

14,29

Kết quả trên bảng thống kê cho thấy sinh viên CNTN tốt nghiệp có việc làm và
theo học chương trình cao học, nghiên cứu sinh với tỷ lệ khá cao, đặc biệt 100% sinh
viên CNTN ngành Ngữ văn Anh tốt nghiệp vào năm 2013 và 2014 đều có việc làm sau
khi tốt nghiệp. Thành quả quan trọng này cho thấy hiệu quả của việc đào tạo theo
chương trình CNTN tại nhà trường trong những năm gần đây.
Có thể khẳng định, việc phát triển chương trình đào tạo CNTN tại trường ĐH
KHXH&NV là định hướng đúng đắn, phù hợp với chiến lược phát triển của ĐHQGHCM, tạo cơ sở cho việc xây dựng ĐHQG-HCM nói chung và ĐHKHXH&NV nói riêng
thành đại học nghiên cứu đa ngành, có chất lượng đào tạo đạt chuẩn mực quốc tế.
Nhà trường sẽ tiếp tục thực hiện chương trình CNTN theo quan điểm lấy người học
làm trung tâm, tạo điều kiện để người học thể hiện vai trò chủ động trong tiến trình học
tập. Chương trình đào tạo sẽ tiếp tục được rà soát và điều chỉnh dựa vào chuẩn đầu

ra, tăng cường trang bị phương pháp luận, tư duy và kỹ năng nghiên cứu; gắn lý thuyết
với thực hành và tập sự nghiên cứu khoa học. Cải tiến phương thức đào tạo theo
hướng giảm giờ lên lớp lý thuyết, chú trọng thực hiện phương thức thầy hướng dẫn,
dìu dắt trị trong quá trình học tập – nghiên cứu, phù hợp với đặc thù của các ngành
khoa học xã hội và nhân văn. Chú ý bố trí đội ngũ giảng viên có trình độ chun mơn
cao, giàu kinh nghiệm tham gia đào tạo cử nhân tài năng; song song với việc tranh thủ
sự hợp tác của các chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị
- xã hội liên quan đến ngành đào tạo, làm tăng hàm lượng khoa học và tính phong
phú, thiết thực trong nội dung đào tạo, chú trọng hơn đến sự phát triển khoa học mang
tính liên ngành. Theo Đề án chương trình đào tạo Kỹ sư, cử nhân tài năng giai đoạn
2013 – 2017 của Đại học quốc gia, Nhà trường sẽ hỗ trợ sinh viên chương trình CNTN
bổ sung tiếng Anh với tiêu chí khi tốt nghiệp phải đạt trình độ tối thiểu trình độ VNUEPT cấp độ 10, chứng chỉ VNU-EPT 330; từng bước đưa vào giảng dạy bằng ngoại
ngữ (tiếng Anh) vào chương trình.
Tóm lại, chương trình đào tạo cử nhân tài năng là một mắt xích quan trọng trong
chiến lược nâng cao chất lượng của ĐHQG-HCM nói chung, cũng như của trường
ĐHKHXH&NV nói riêng, với việc sử dụng đầu tư của nhà nước cho các chương trình
tiên tiến một cách hiệu quả nhất. Chương trình CNTN đã đóng một vai trò quan trọng
trong việc tuyển sinh của Nhà trường, tăng tính hấp hẫn nhằm thu hút nhân tài về
trường ĐH KHXH&NV. Bên cạnh đó, vẫn cần nhận diện một số tồn tại cần khắc phục,
cụ thể là: Chương trình đào tạo, nhìn chung, vẫn cịn thiếu linh hoạt, mềm dẻo, khả
năng ứng dụng chưa cao. Các ngành đào tạo CNTN hiếm có được những giáo sư,

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

16


những nhà khoa học danh tiếng, những doanh nghiệp tầm cỡ… tham gia giảng dạy,
hướng dẫn khoa học, trao đổi kinh nghiệm… Phương pháp giảng dạy, tuy đã mang
nhiều yếu tố hiện đại vẫn chưa theo kịp tiến bộ của các trường đại học có uy tín. Cơ

sở vật chất phục vụ đào tạo còn thiếu đồng bộ. Một điều hết sức quan trọng khác cần
được lưu tâm là phải thiết kế chính sách, chế độ nhằm bồi dưỡng, hỗ trợ cho các
CNTN sau khi tốt nghiệp để phát huy năng lực khoa học của họ một cách hiệu quả
nhất (nếu chúng ta không muốn những tài năng này bị mai một bởi những khó khăn
trong cuộc sống đời thường).

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

17


ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TÀI NĂNG NGÀNH KINH TẾ HỌC
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT, ĐHQG-HCM
PGS. TS. Nguyễn Chí Hải - ThS. Huỳnh Thị Ly Na
Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu đánh giá hiện trạng đào tạo chương trình Cử nhân tài năng ngành
Kinh tế học tại trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM). Kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng, lựa chọn đào tạo chương trình Cử nhân tài năng là một lựa chọn đột phá
và có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo ở ĐHQG TP.HCM. Bài
viết cũng đề nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo chương trình Cử nhân
tài năng ngành Kinh tế học giai đoạn 2013 – 2017.

TỪ KHÓA:
Cử nhân tài năng, Kinh tế học, Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục đại học, đặc biệt là giáo dục đại học chất lượng cao có vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, nhất là trước sự cạnh tranh

khốc liệt của nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ đào tạo
cử nhân, kỹ sư tài năng của Đại học quốc gia TP. HCM cũng khơng nằm ngồi tiêu
chí đó. Đây là một phương thức đào tạo đặc biệt nhằm tiếp cận ngay chuẩn mực chất
lượng khu vực, quốc tế đối với một bộ phận sinh viên giỏi trong một số ngành đào tạo
mũi nhọn của Đại học Quốc gia TP. HCM. Bài viết này dựa trên cơ sở phân tích thực
trạng hoạt động cũng như hiệu quả mang lại của đề án Cử nhân tài năng ngành Kinh
tế học giai đoạn 1 (2005 – 2010) để đưa ra một số giải pháp góp hồn thiện đề án giai
đoạn 2 (2013 – 2017), đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho việc đào tạo Cử nhân
tài năng của Trường Đại học Kinh tế - Luật nói riêng và Đại học quốc gia TP. HCM nói
chung trong những năm tiếp theo.

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ ÁN
Đề án đào tạo Cử nhân tài năng (CNTN) ngành Kinh tế học – Khoa kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế - Luật được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển của
Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

18


Trường và kinh nghiệm của Khoa Kinh tế trong việc đào tạo hệ Cử nhân tài năng. Cụ
thể: tuyển chọn và tạo điều kiện nhằm đào tạo các sinh viên ưu tú, đáp ứng yêu cầu
nguồn nhân lực chất lượng cao theo sứ mệnh, tầm nhìn của Khoa Kinh tế là “Đến năm
2020, trở thành trung tâm đào tạo đại học và sau đại học chất lượng cao; nghiên cứu
khoa học, tư vấn và phản biện chính sách kinh tế có uy tín trong nước và quốc tế trong
lĩnh vực Kinh tế học”. Đào tạo Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học, Khoa Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế - Luật hướng đến các mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, trong điều kiện nguồn ngân sách của Nhà nước còn nhiều hạn chế,
không thể đầu tư dàn trải mà cần lựa chọn các lĩnh vực khoa học vừa có vai trị nghiên
cứu cơ bản, vừa có tính ứng dụng thực tiễn cao, tạo ra sự đột phá trong đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao của Đại học Quốc gia TP. HCM. Ngành Kinh tế học đã được

lựa chọn vì đáp ứng được các yêu cầu này.
Thứ hai, đào tạo CNTN ngành Kinh tế học gắn liền với hiện thực hóa chương
trình đào tạo, áp dụng các phương pháp nghiên cứu tiên tiến, nâng cao trình độ chun
mơn đội ngũ giảng viên, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ ở Khoa Kinh
tế, mà ở cả các ngành học khác thuộc Đại học Kinh tế - Luật.
Thứ ba, đào tạo Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học tạo tiền đề cần thiết để
Khoa Kinh tế nâng cao năng lực và cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Kinh tế học,
cả về trình độ chun mơn và đội ngũ.
Thứ tư, Khoa Kinh tế đang trong quá trình hồn thành đánh giá chương trình đào
tạo ngành Kinh tế học theo bộ tiêu chí AUN-QA, cho nên việc tiếp tục đào tạo hệ Cử
nhân tài năng đối với ngành Kinh tế học là hết sức cần thiết và khách quan.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN TÀI NĂNG NGÀNH KINH TẾ HỌC
TẠI KHOA KINH TẾ
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập dữ liệu: phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng trong bài viết là
khảo sát bằng bảng hỏi các bên có liên quan, cụ thể ở đây là Sinh viên đã tốt nghiệp
hệ Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học của Khoa Kinh tế các khóa 2006, 2008 và
2010. Do đó, bài viết này đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi 42 trong tổng số 47 sinh
viên Cử nhân tài năng đã tốt nghiệp ở cả ba khóa nói trên. Các đối tượng khảo sát sẽ
trả lời dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn gồm 10 câu hỏi trong đó có 3 câu hỏi lựa
chọn và 7 câu hỏi theo thang đo Likert 5 điểm.

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

19


Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong bài tham luận là phân
tích định tính dựa trên số liệu thống kê thu thập từ kết quả khảo sát. Dữ liệu này sau

khi được thu thập, xử lý thống kê sẽ là căn cứ cho những nhận định và đánh giá trong
bài nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở đề án, từ năm 2006, Đại học quốc gia TP. HCM đã quyết định triển
khai chương trình Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học tại trường Đại học Kinh tế Luật (Tiền thân là Khoa Kinh tế - Đại học quốc gia TP. HCM) với hai ngành trọng điểm
là Kinh tế học và Tài chính – ngân hàng. Tính đến thời điểm này (11/2014), ngành
Kinh tế học đã và đang đào tạo 5 khóa Cử nhân tài năng. Trong số đó, có 3 khóa đã
tốt nghiệp.
Bảng 1: Đào tạo Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học tại Khoa Kinh tế
Kết quả tốt nghiệp
STT
Khóa học
Số lượng sinh viên
Khá
Giỏi
1.
Khóa 6 (2006 – 2010)
15
4
11
2.
Khóa 8 (2008 – 2012)
15
6
9
3.
Khóa 10 (2010 – 2014)
17
3
14

4.
Khóa 11 (2011 – 2015)
15
5.
Khóa 12 (2012 – 2016)
16
6.
Khóa 13 (2013 – 2017)
18
(Nguồn: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - Luật)
Các đánh giá của nhóm nghiên cứu dựa vào số liệu thống kê từ kết quả khảo sát
đối với cựu sinh viên 3 khóa đã tốt nghiệp. Số liệu thống kê từ kết quả đánh giá của
42 sinh viên đã tốt nghiệp của 3 Khóa Cử nhân tài năng gồm Khóa 6, Khóa 8, Khóa
10 cho thấy: phần lớn sinh viên Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học khi tốt nghiệp ra
trường tập trung làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, Sở kế hoạch đầu
tư, các cơ quan ban ngành của các tỉnh thành trên cả nước, ngân hàng và các doanh
nghiệp nước ngoài. Nổi bật trong đó, một số sinh viên hiện đang nắm một số vị trí
quan trọng tại các đơn vị này và được doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá rất cao.

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

20


Thống kê công việc sau khi tốt nghiệp của cựu sinh viên Cử nhân tài năng
ngành Kinh tế học
2.100%

4.300%


4.300%
Giảng viên

14.900%
12.700%

Nghiên cứu viên
Cơ quan Nhà Nước
Ngân hàng

17%
44.700%

Doanh nghiệp trong nước
Doanh nghiệp nước ngoài
Du học sau tốt nghiệp

(Nguồn: Kết quả Khảo sát cựu sinh viên Cử nhân tài năng Kinh tế học tháng 11/2014)
Dựa vào kết quả thống kê, có thể thấy, nhiều sinh viên Cử nhân tài năng Kinh tế
học sau khi ra trường, ngoài một số sinh viên trở thành giảng viên đại học (4,3%),
nghiên cứu viên (4.3%), thì bộ phận lớn số sinh viên này nắm giữ vị trí chuyên gia kinh
tế trong các cơ quan nhà nước (12.7%), ngân hàng (17%) và các doanh nghiệp lớn
trong nước (44.7%) cũng như nước ngoài (14.9%).Qua khảo sát cũng cho thấy, một
số sinh viên đã giữ các vị trí quản lý chỉ sau một vài năm sau khi ra trường. Từ đó, có
thếthấy rằng, chất lượng đào tạo của chương trình Cử nhân tài năng ngành Kinh tế
học đã đáp ứng cơ bản mục tiêu đề ra và góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao không chỉ cho khu vực Nam và Tây Nam Bộ mà cho khắp cả nước.
Số liệu khảo sát cũng cho thấy phần lớn sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử
nhân tài năng chuyên ngành Kinh tế học đều có việc làm ngay khi ra trường, chiếm tỷ
lệ 91.4%, 6.5% số sinh viên còn lại tìm được việc làm trong từ 1 – 3 tháng và có 1 sinh

viên du học nước ngồi ngay khi vừa tốt nghiệp, chiếm tỉ lệ 2.1%. Điều đáng nói là
100% sinh viên đều có cơng việc phù hợp với chun mơn và chun ngành đào tạo
của mình.
Khơng dừng lại ở đó, gần 70% sinh viên Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học
được khảo sát tiếp tục học lên bậc sau Đại học cả trong và ngoài nước. Điều này một
lần nữa khẳng định chất lượng Đào tạo Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học đã trang
bị nền tảng vững chắc để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên, nghiên
cứu sâu hơn, phục vụ tốt cho cơng việc và vị trí chun mơn mình đang nắm giữ. Hay
nói khác hơn, đào tạo Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học đã tạo ra những tiền đề,
nền tảng vững chắc, phần nào đáp ứng được u cầu đào tạo cử nhân có trình độ
cao của Đại học quốc gia TP.HCM.
Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

21


Ngồi ra, q trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi nền giáo dục đại học, cụ thể
là các chuyên ngành Kinh tế cũng phải cải cách và hội nhập phù hợp. Ở các nước,
đặc biệt là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, ngành Kinh tế học là ngành
cực kỳ quan trọng, nơi đào tạo và phát hiện ra các nhà kinh tế hàng đầu. Do vậy, ở
Việt Nam, việc đào tạo các lớp Cử nhân tài năng ngành Kinh tế học là việc làm hết
sức cần thiết, đáp ứng nhu cầu bức xúc hiện nay.
Điều này, một phần nữa được khẳng định qua kết quả khảo sát được tính theo
thang đo từ 1 đến 5 tương ứng với các mức độ từ rất không hài lòng đến rất hài lòng
Bảng 2: Đánh giá của cựu sinh viên về tính thiết thực của chương trình Cử nhân tài
năng Kinh tế học
1. Bằng Cử nhân tài năng giúp sinh viên tìm được việc làm tốt, phù hợp 3.48
2. Nội dung giảng dạy định hướng tốt cho công việc thực tế của sinh viên 3.42
3. Nội dung chương trình tạo nền tảng vững chắc cho sinh viên học tốt 3.44
chương trình sau Đại học trong và ngồi nước

4. Kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của Giảng viên đáp ứng được 3.57
nhu cầu học tập của sinh viên
5. Hướng dẫn khoa học của đội ngũ giảng viên tạo động lực cho sinh viên 3.43
học tập và nghiên cứu
6. Nhà tuyển dụng đánh giá tốt những sinh viên tốt nghiệp hệ Cử nhân tài 3.53
năng
7. Bản thân sinh viên tự hào khi tốt nghiệp chương trình Cử nhân tài năng 4.1
(Nguồn: Kết quả Khảo sát cựu sinh viên Cử nhân tài năng Kinh tế học tháng 11/2014)
Từ bảng số liệu thống kê cho thấy, hầu hết các tiêu chí đều được sinh viên đánh
giá cao.Trong đó, được đào tạo hệ Cử nhân tài năng đối với các cựu sinh viên Kinh tế
học là một niềm tự hào, và điều này được đánh giá ở mức cao nhất với mức điểm
trung bình là 4.1 điểm.
Bên cạnh đó, phần lớn sinh viên Cử nhân tài năng Kinh tế học đánh giá cao kinh
nghiệm, năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên Khoa Kinh tế (3.57) và sinh viên
Cử nhân tài năngđược nhà tuyển dụng đánh giá khá tốt (3.53). Đồng thời, đa số sinh
viên này đánh giá cao khả năng tốt nghiệp Cử nhân tài năng giúp họ tìm việc làm tốt
và phù hợp với chun mơn (3.48). Có thể nói, trong giai đoạn khó khăn của nền kinh
tế nói chung và thị trường lao động nói riêng như hiện nay, tìm được một cơng việc đã
là một vấn đề khó khăn, nhưng tìm được cơng việc tốt và phù hợp với chun mơn
của mình thì khơng phải là một điều đơn giản. Chính vì vậy, sự khác biệt về chất lượng
của sinh viên Cử nhân tài năng phần nào cũng đã được thể hiện rõ ở kết quả đánh
giá này.

Đào tạo KS, CNTN tại ĐHQG-HCM - Hiện trạng và Phát triển

22


×