Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.23 KB, 10 trang )

Quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự
Trần Thị Minh Nguyệt
97 tr.

The right to defend during the hearing at first instance within criminal cases
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Tư pháp hình sự; Mã số 60 38 40
Người hướng dẫn: TS. Chu Thị Trang Vân
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của Người bào chữa trong
đó tiếp cận vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự (TTHS) nói chung và trong phiên toà sơ
thẩm nói riêng. Tìm hiểu thực tiễn áp du ̣ng các quy đinh
̣ pháp luâ ̣t TTHS trong viê ̣c thực hiê ̣n
Quyề n bào chữa ta ̣i phiên tòa xét xử sơ thẩ m vu ̣ án hình sự trên

cơ sở số liệu thành phố Hồ

Chí Minh. Đề xuấ t phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao khả năng bảo vệ Quyền bào chữa
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Keywords. Quyền bào chữa; Xét xử sơ thẩm; Vụ án hình sự; Luật hình sự; Pháp luật Việt
Nam.
Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với quá trình tố tụng giải quyết bất kỳ vụ án hình sự nào thì hoạt động xét xử đóng
vai trò trọng tâm vì ở đây thể hiện đầy đủ bản chất tư pháp Nhà nước, hoạt động xét xử dựa
trên kết quả điều tra, truy tố và xét xử. Đây là giai đoạn quyết định tính đúng đắn, khách quan
của việc giải quyết vụ án, góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, quyền và lợi ích


hợp pháp của công dân, tổ chức. Để những điều này đạt được thì sự đòi hỏi về tính dân chủ tại
phiên tòa là điều cần thiết, cũng như các quy định của pháp luật TTHS phải phù hợp thực tiễn.
Trong hoa ̣t đô ̣ng xét xử vu ̣ án hiǹ h sự , Viê ̣n kiể m sát nhân danh Nhà nư ớc thực hành
quyền công tố đóng vai trò là bên buô ̣c tô ̣i trong khi đó Người bi ̣ta ̣m giữ , Bị can, Bị cáo có


Quyề n bào chữa cho viê ̣c buô ̣c tô ̣i của Viê ̣n kiể m sát . Viê ̣c thực hiê ̣n Quyề n bào chữa sẽ đươ ̣c
thực hiê ̣n dưới hai hình thức là bản thân Người bi ̣ta ̣m giữ , Bị can, Bị cáo sẽ thực hiện việc tự
bào chữa hoặc thông qua Người bào chữa đóng vai trò là bên gỡ tội . Trong hoa ̣t đô ̣ng xét xử ,
Tòa án đóng vai trò chính là đưa ra quyết định dựa trên chứng cứ của vụ án cũng như kết quả
từ viê ̣c xét hỏi và tranh luâ ̣n ta ̣i tòa . Do bản án , quyế t đinh
̣ của Tòa án có tác đô ̣ng đ ến mô ̣t số
quyề n chính yế u của bản thân Bi ̣cáo nên viê ̣c thực hiê ̣n hoa ̣t đô ̣ng bào chữa ta ̣i phiên tòa xét
xử là vô cùng quan tro ̣ng.
Ở Việt Nam, mục đích của TTHS được xác định tại Điều 1 của Bộ luật TTHS là
"Nhằm phát hiện chính xác nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội,
không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội". Để bảo vệ Quyền con người, những
người bị buộc tội phải được quyền chứng minh là mình vô tội hay trách nhiệm hình sự nhẹ
hơn bằng các chứng cứ và các tình tiết giảm nhẹ cụ thể trong pháp luật hình sự. Trong TTHS,
sự buộc tội của các Cơ quan tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội có thể tước đi hay hạn
chế một số quyền tự do thân thể hay các quyền khác của họ. Do vậy, bản chất của mô hình
"Tòa án – Công tố - Bào chữa" là nhằm đảm bảo công lý, quyền lực Nhà nước trong phạm vi
công tố sẽ trở nên lạm quyền nếu như không có người đối trọng, Tòa án từ việc đối trọng này
sẽ đưa ra quyết định đúng đắn nhất dựa trên việc quyết định hình phạt cho Bị cáo. Theo quy
định pháp luật Việt Nam hiện nay thì Người bào chữa có thể là Luật sư, Người đại diện hợp
pháp của người bị tạm giữ, Bị can, Bị cáo hoặc Bào chữa viên nhân dân (Điều 56 BLTTHS
năm 2003). Trong số đó, hoạt động của Người bào chữa là Luật sư mang tính chuyên nghiệp
hơn cả, tuy không phải là hoạt động tư pháp, nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động
tư pháp, hỗ trợ cho hoạt động tư pháp (bổ trợ tư pháp).
Ở nước ta, hoạt động của Luật sư đã được thể chế hóa bằng pháp luật từ rất sớm.

Trong tất cả các Hiến pháp từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến
pháp 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung đều có các quy định về sự tham gia của Luật
sư trong các phiên tòa xét xử để bào chữa cho Bị cáo. Cùng với các quy định về sự tham gia
của Luật sư nêu trong các bản Hiến pháp, Việt Nam còn ban hành các văn bản quy định về tổ
chức và hoạt động của Luật sư làm cơ sở pháp lý cho sự tham gia của Luật sư trong TTHS
thực hiện nhiệm vụ bào chữa của mình. Sự ra đời của Pháp lệnh Luật sư năm 1987, 2001,
Luật Luật sư 2006 và sửa đổi bổ sung năm 2012 đã khẳng định sự hình thành và phát triển của
chế định Luật sư bào chữa trong pháp luật của nước ta. Từ góc độ quy định của pháp luật,
Điều 19 BLTTHS 2003 của Việt Nam cũng đưa ra nguyên tắc: “Đảm bảo quyền bình đẳng
trước Tòa án”, theo đó người Luật sư với vai trò là Người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều
có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luật
dân chủ trước Tòa án và Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ thực hiện các quyền trên


nhằm làm rõ sự thật khách quan của vụ án . Tuy đã trở thành mô ̣t nguyên tắ c rõ ràng nhưng
trong thực tiễn viê ̣c áp du ̣ng các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t TTHS vào hoa ̣t đô ̣ng bào chữa của
Luâ ̣t sư còn gă ̣p nhiề u ha ̣n chế , nhấ t là quá triǹ h điề u tra cũng như tham gia bào chữa ta ̣i
phiên tòa xét xử sơ thẩ m . Sự ha ̣n chế này có ảnh hưởng rấ t lớn đế n viê ̣c xem xét vu ̣ án và đưa
ra bản án , quyế t đinh
̣ vì kế t quả tranh luâ ̣n ta ̣i phiên tòa là mô ̣t

trong những căn cứ chiń h để

Hô ̣i đồ ng xét xử quyế t đinh
̣ tô ̣i danh và mức hình phạt.
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành cải cách tư pháp, hướng đến mục tiêu củng cố và
hoàn thiện bộ máy các Cơ quan tư pháp, hoàn thiện pháp luật về nội dung và pháp luật về
hình thức - cơ sở pháp lý của hoạt động tư pháp, nâng cao hiệu quả của quá trình giải quyết
các tranh chấp, kinh tế, dân sự, lao động, hành chính và các vụ án hình sự, bảo vệ có hiệu quả

Quyền con người. Hiệu quả của hoạt động tư pháp quyết định bởi nhiều yếu tố trong đó có vai
trò của Luật sư. Nhận rõ điều này, ngày 02/01/2002 Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương
Đảng đã ra Nghị quyết số 08/NQTƯ về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp.
Nghị quyết chỉ rõ cần phải nâng cao hiệu quả của các phiên toà xét xử: "Khi xét xử, các Toà
án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách
quan; việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa,
trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, Người bào
chữa... để ra bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp
luật quy định". Bên cạnh đó, Nghị quyết 49/2005/NQTƯ cũng đã đề ra Chiến lược Cải cách
tư pháp đến năm 2020 với mục tiêu kiện toàn hệ thống tư pháp nhằm đáp ứng công cuộc đổi
mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng. Cho đến nay, sau hàng loạt văn bản pháp luật bị
bãi bỏ hoặc thay thế, bổ sung, sửa đổi thì Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ
luật TTHS 2003, nên việc nghiên cứu về Quyền bào chữa nói chung và Quyền bào chữa của
Luật sư thực hiện Quyền bào chữa cho Bị can,Bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
nói riêng, là một việc làm cần thiết để đảm bảo Quyền con người, Quyền bào chữa, đảm bảo
tính khách quan và chính xác của vụ án. Từ đó, góp phần hoàn thiện đưa Bộ luật TTHS đi vào
đời sống xã hội một cách hợp lý.
Chính vì những lẽ đó, tác giả chọn đề tài “Quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự - Trên cơ sở số liệu TPHCM” làm nội dung nghiên cứu của Luận văn cao
học luật học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu mới
Trong những năm qua, đặc biệt là Nghị quyết 49-NQ/TW năm 2005 về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành đã đặt nền móng cho


quá trình nghiên cứu của các học giả nhằm đẩy mạnh tiến độ cải cách này. Xung quanh vấn
đề xét xử trong TTHS đã có nhiều bài viết cũng như công trình nghiên cứu có thể kể ra như:
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Hiệu quả của hoạt động xét xử trong TTHS - Luận án tiến
sĩ Luật học; TS Võ Thị Kim Oanh (2008), Xét xử sơ thẩm trong TTHS Việt Nam – Luận án
tiến sĩ Luật học; TS Nguyễn Văn Tuân (2001), Vai trò của Luật sư trong TTHS, Nhà xuất bản

Đại học quốc gia xuất bản năm… Trên cơ sở chức năng và vai trò của Luật sư trong vụ án
hình sự, có một số tác phẩm và bài viết của PGS.TS.LS Phạm Hồ ng Hải (1999), Bảo đảm
Quyề n bào chữa của người bi ̣ buộc tội, NXB Công an nhân dân; TS.LS Phan Trung Hoài
(2006), Hoàn thiện pháp luật về Luật sư ở Viê ̣t Nam của, NXB Tư pháp; Nguyễn Đức Mai
(2008), Hoàn thiện một số quy định của BLTTHS hiện hành nhằm nâng cao chất lượng tranh
tụng tại phiên tòa sơ thẩm, Tạp chí Luật học, số 7/2008. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây,
đã có một số bài viết cũng như các công trình nghiên cứu nhằm bổ sung, sửa đổi một số điều
của Bộ luật TTHS như: Kiế n nghi ̣ sửa đổ i bổ sung Bộ luật TTHS năm 2003 và các luận cứ,
Hà Nội, ngày 29/10/2012 của Liên đoàn Luật sư Viê ̣t Nam.
Các công trình trên đã góp phần không nhỏ vào việc đưa ra các luận điểm lý luận,
khoa học, luận giải cho những giải pháp thực tiễn góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp
hiện nay. Tuy nhiên do nhiệm vụ cải cách tư pháp rất rộng, tác động và dựa trên nhiều yếu tố
vĩ mô, các công trình nghiên cứu pháp luật về Quyền bào chữa trong đó có vai trò của Người
bào chữa là Luật sư một cách độc lập trong phiên tòa sơ thẩm của vụ án hình sự chưa có, chưa
làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của Luật sư một cách rõ ràng trong phiên tòa sơ
thẩm của vụ án hình sự. Chính vì vậy, tác giả đặt ra hướng nghiên cứu mới đó là nghiên cứu
Quyền bào chữa trong đó có vai trò của Người bào chữa là Luật sư trong phiên tòa sơ thẩm vụ
án hình sự, bên cạnh đó tác giả nghiên cứu giai đoạn trước đó là giai điều tra để làm rõ cho
nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự, bởi lẽ hai giai đoạn
này có tính tương hỗ cho nhau.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích tính hợp lý của các quy phạm pháp luật
TTHS khi so sánh với yêu cầu thực tiễn về vai trò của Quyền bào chữa trong phiên tòa sơ thẩm
của vụ án hình sự. Qua đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật TTHS ở Việt Nam
trên yêu cầu củng cố và phát huy hiệu quả vai trò của Người bào chữa là Luật sư trong vụ án
hình sự, đặc biệt là ở phiên tòa sơ thẩm.
Để thực hiện mục đích trên, Luận văn xác định nhiệm vụ nghiên cứu gồm:


- Quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của Người bào chữa trong

đó tiếp cận vai trò của Luật sư trong TTHS nói chung và trong phiên toà sơ thẩm nói riêng;
- Thực tiễn áp du ̣ng các quy đinh
̣ pháp luâ ̣t TTHS trong viê ̣c thực hiê ̣n Quyề n bào
chữa ta ̣i phiên tòa xét xử sơ thẩ m vu ̣ án hiǹ h sự;
- Đề xuấ t phương hướng , giải pháp nhằ m nâng cao khả năng bảo vê ̣ Quyề n bào chữa
tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về việc thực hiện Quyền bào chữa của Bi ̣cáo thông qua vai trò Luật
sư trong phiên tòa sơ thẩm của vụ án hình sự từ cả khía cạnh pháp luật thực định cũng như
thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật đó để tìm kiếm các biện pháp góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của Luật sư trong phiên toà sơ thẩm nói riêng cũng như trong các giai
đoạn TTHS nói chung.
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chọn địa bàn TP.Hồ Chí Minh làm thực trạng nghiên cứu. Đề tài giới hạn và tập
trung việc nghiên cứu vai trò của Luật sư chỉ tại phiên tòa sơ thẩm của vụ án hình sự. Tuy
nhiên, để làm rõ vai trò của Luật sư trong xét xử sơ thẩm đề tài có nghiên cứu cả giai đoạn
điều tra.
5. Ý nghĩa nghiên cứu
- Ý nghĩa lý luận:
Đề tài đưa ra những luận cứ và phân tích chặt chẽ các quy định hiện hành của pháp
luật TTHS, làm kết quả để hoàn thiện pháp luật TTHS và vai trò của Người bào chữa là
Luật sư trong phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự nói riêng và vụ án hình sự nói chung. Về
nguyên tắc, phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự là kết tinh của giai đoạn điều tra, phiên tòa
phúc thẩm vụ án hình sự là dựa trên kết quả của phiên tòa sơ thẩm, nên việc hoàn thiện vai
trò của Luật sư trong phiên tòa sơ thẩm phải phần nào dựa trên sự hoàn thiện vai trò của
Người bào chữa là Luật sư trong giai đoạn điều tra, cũng vừa góp phần hoàn thiện vai trò
Luật sư trong phiên tòa phúc thẩm vụ án hình sự.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài đưa ra những lý luận chặt chẽ để các chủ thể tham gia tố tụng nhận thức được

vai trò đúng đắn của Người bào chữa là Luật sư trong quá trình thực hiện Quyền bào chữa cho
Bị can,Bị cáo, đối với hiệu quả xét xử của phiên tòa sơ thẩm, khi Tòa án có quyết định hình


phạt đúng đắn nhất, công lý được đảm bảo.
6. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp luận: Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của triết
học Mác – Lênin làm phương pháp chủ đạo của đề tài;
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để hoàn thiện kết quả nghiên cứu, tác giả đã sử
dụng các phương pháp phổ biến như: Phân tích, thống kê, so sánh luật học, diễn dịch, quy
nạp, lấy ý kiến chuyên gia…
7. Bố cục đề tài
Cơ cấu của đề tài được quyết định bởi nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu, ngoài mục lục,
lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài gồm 3 Chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
vụ án hình sự.
Chương 2: Thực trạng Quyền bào chữa trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về Quyền bào chữa trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.

Reference
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1.

Bô ̣ luâ ̣t Hiǹ h sự năm 1999

2.


Bô ̣ Luâ ̣t TTHS Cô ̣ng hòa liên bang Đức

– Bản dịch của Trường đào tạo bồi dưỡng

nghiệp vụ Kiểm sát.
3.

Bô ̣ luâ ̣t TTHS năm 1988

4.

Bô ̣ luâ ̣t TTHS năm 2003

5.

Bô ̣ Tư pháp (2010), Báo cáo năm năm tổng kết năm năm thi hành Luật Luật sư, Hà Nội.

6.

Chương triǹ h phát triể n Liên Hiê ̣p Quố c UNDP (2010), Báo cáo Quyền bào chữa trong
pháp luật hình sự và thực tiễn tại Việt Nam, Hà Nội, trang 20

7.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (2007), Văn bản số 752/C16 (P6


8.

Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế, 1155 UNTS 331, có hiệu lực từ ngày 27

tháng 1 năm 1980, Điều 53). Xem thêm, R.Y. Jennings and A. Watts (eds.), Luật Quốc
tế của Oppenheim (9th ed. 1992), 7-8; C.L. Rozakis, Khái niệm về Jus Cogens trong
Luật Điều ước quốc tế (1976).

9.

Dự thảo sửa đổ i Hiế n pháp năm 1992

10. F.F. Martin và các tác giả khác (2006), Luật Quyền con người và Nhân văn quốc tế:
Điều ước quốc tế, Các vụ án, & Phân tích.
11. Gideon Boas (2007), Phiên tòa xét xử Milošević: Bài học về tiến hành các thủ tục TTHS
quốc tế, Chương 1 và Chương 5.
12. Hiế n pháp Nhâ ̣t Bản - Bản dịch của Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát.
13. Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Bản dịch của Trường đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát.
14. Hiế n pháp nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam năm 1980
15. Hiế n pháp nước Cô ̣ng hòa xã hô ̣i chủ nghiã Viê ̣t Nam năm

1992 (Đã đươ ̣c sửa đổ i , bổ

sung năm 2001)
16. Hiế n pháp nước Viê ̣t Nam Dân chủ Cô ̣ng hòa năm 1946
17. Hiế n pháp nước Viê ̣t Nam Dân chủ Cô ̣ng hòa năm 1959
18. Hội đồng các quốc gia thành viên, Quy chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế - Điều 67
(„ICC‟) (ICC-ASP/1/3)
19. Phạm Hồng Hải (1990), Bảo đảm Quyền bào chữa của người bị buộc tội , NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.
20. Phạm Hồ ng Hải (2011), Bàn về sự tham gia của Người bào chữa trong giai đoạn điều
tra. Tham khảo tại trang: />21. />d=337:mhtthsvnnvllvtt&catid=118:ctc20075&Itemid=110
22. Ira Belkin (2nd ed., 2007), China in Craig M. Bradley (ed.).

23. Nguyễn Ngo ̣c Khanh (2008), “Nâng cao vi ̣thế của Người bào chữa ta ̣i phiên tòa hiǹ h
sự”, Tạp chí Luật học số 07.
24. Hoàng Thế Liên (2002), Một số quan điể m của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp
từ năm 1986 đến nay, Hô ̣i thảo về Cải cách tư pháp Viê ̣t Nam – Hà Nội, năm 2002.
25. Liên đoàn Luâ ̣t sư Viê ̣t Nam (2012), Kiế n nghi ̣ sửa đổ i bổ sung Bộ luật TTHS năm 2003
và các luận cứ, Hà Nội.
26. Luâ ̣t Luâ ̣t sư năm 2006
27. Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bô ̣ luâ ̣t Hình sự năm 2009


28. Luâ ̣t sửa đổi bổ sung một số điều Luật Luâ ̣t sư năm 2012
29. M.Chen – Txôp M.A (1954), Luật sư trong tố tụng hình sự Xô Viết.
30. Hồ Chí Minh (1985), Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản pháp lý, Hà Nội.
31. Nghị quyế t 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC
hướng dẫn thi hành mô ̣t số quy đinh
̣ đinh
̣ trong phầ n thứ nhấ t :”Những quy đinh
̣ chung”
của Bộ luật TTHS năm 2003
32. Nghị quyết 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thảm phán TANDTC
hướng dẫn thi hành mô ̣t số quy đinh
̣ trong phầ n thứ ba “Xét xử sơ thẩ m” của Bô ̣ luâ ̣t
TTHS năm 2003
33.

Nghị quyết 48-NQ/TW ngày24/5/2005 của Bộ Chính trị ềv Chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

34. Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng
tâm công tác tư pháp trong thời gian tới

35. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cả i cách tư
pháp đến năm 2020
36. Pháp lệnh Luật sư năm 2001
37. Pháp lệnh Tổ chức Luật sư năm 1987
38. Nguyễn Thái Phúc (2007), “Mô hình TTHS Viê ̣t Nam - Những vấ n đề lý luâ ̣n và thực
tiễn”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 05(42).
39. Nguyễn Thái Phúc (2007), “Sự tham gia bắ t buô ̣c của Người bào chữa trong TTHS”

,

Tạp chí khoa học pháp lý số 4(41).
40. Quyết định của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc về việc sửa đổi Luật Tố tụng
Hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Lệnh của Chủ tịch nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa số 55, được thông qua tại phiên họp thứ 5 Đại hội Đại biểu Nhân
dân Toàn quốc lần thứ 11 ngày 14 tháng 3 năm 2012. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1
tháng 1 năm 2013.
41. Hoàng Thị Sơn (2003), Thực hiê ̣n nguyên tắ c đảm bảo Quyền bào chữa của Bị can , Bị
cáo trong TTHS, Luận án Tiế n si.̃
42. TAND TP.Hồ Chí Minh (2011), “Mô ̣t số ý kiế n về hoa ̣t đô ̣ng của Luâ ̣t sư trong TTHS” ,
Tham luận tại Hội nghi ̣ tổ ng kế t

5 năm thi hành Luật Luậ t sư do UBND TP.Hồ Chí

Minh tổ chức.
43. Thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 của Bộ Công an về việc quy định chi tiết
thi hành các quy đinh
̣ của bô ̣ luâ ̣t TTHS liên quan đế n viê ̣c bảo đảm Quyề n bào chữa
trong giai đoa ̣n điề u tra vu ̣ án hiǹ h sự
44. Lại Văn Trì nh (2011), Bảo đảm Quyền con người của Người bị tạm giữ , Bị can, Bị cáo



trong TTHS Viê ̣t Nam, Luâ ̣n án Tiế n si,̃ ĐH Luâ ̣t TP.Hồ Chí Minh.
45. Lê Hữu Thể và Nguyễn Thi Thu
̣ ́ y (2012), “Hoàn thiê ̣n mô hình TTHS Viê ̣t Nam theo
yêu cầ u của cả i cách tư pháp” , Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử , website Ta ̣p chí
Nghiên cứu lâ ̣p pháp điê ̣n tử www.nclp.org.vn.
46.

Nguyễn Đình Thơ(2012), Thực trạng tham gia tố tụng của Luật sư và mộ
kiế
t số
n nghi ̣ đề xuấ t sửa
đổ i,

bổ sung Luật Luật sư

,

Tham

khảo:

/>G_VA_KIEN_NGHI_SUA_DOI_LUAT_LUAT_SU.doc.
47. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà
xuất bản Tư pháp, Hà nội.
48. UBKHXH (1982), “Những vấn đề lý luận về luật hình sự, Luật tố tụng hình sự và tội
phạm học,
49. VKSNDTC (1995), Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của Luật tố tụng hình
sự – Kỷ yếu đề tài khoa học.
50. Điền Văn Xương - Trần Thụy Hoa (đồng chủ biên) (2006), Bản kiến nghị sửa đổi Bộ

luật TTHS nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhà xuất bản Pháp luật, Bắc Kinh
(bản dịch Phan Đình Hòe)
51. WEBSITE
52. />p_tai_TPHCM_Con_lam_gian_nan
53. />54. />55. />56. />57. />58. />59. />60. />66 />

to-tung-hinh-su/1279-ve-hoat-dong-bao-chua-cua-luat-su-trong-giai-doan-dieu-tra-vuan-hinh-su.html
61. />=6
62. />63. />64. />65. />66. />751909&article_details=1&item_id=21316837
67. t />1751909&article_details=1&item_id=21316837
68. />751909&article_details=1&item_id=21316837
69. />


×