Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.65 KB, 9 trang )

Nghiên cứu mở rộng thị trường du lịch quốc tế
của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh
Đặng Việt Hà
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Du lịch học
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Đức Thanh
Năm bảo vệ: 2013
Abtracts: Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng thị trường khách du
lịch quốc tế. Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường khách du lịch trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh: tình hình du khách quốc tế đến Quảng Ninh giai đoạn 2008-2012; khái quát
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh... Đề xuất giải pháp nhằm mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế đối với các
doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Keywords: Du lịch quốc tế; Doanh nghiệp lữ hành; Quảng Ninh; Du lịch
Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí thuận lợi, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và
phong phú, những di tích lịch sử nhân văn nổi bật cấp quốc gia, đặc biệt Vịnh Hạ Long được hai
lần UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, được thế giới bình chọn là Kỳ quan thiên
nhiên thế giới mới. Quảng Ninh được biết đến như hình ảnh của Việt Nam thu nhỏ bởi lợi thế
nổi bật về tài nguyên du lịch phong phú, độc đáo. Với những tiềm năng và thế mạnh sẵn có,
hoạt động du lịch tại Quảng Ninh đã và đang khẳng định vị thế quan trọng của mình trong cơ cấu
kinh tế xã hội Quảng Ninh. Cụ thể từ năm 2007 đến nay tốc độ tăng trưởng bình quân khách du
lịch đến Quảng Ninh đạt mức 15 - 20%/năm. Năm 2012 Quảng Ninh đã đón 7 triệu lượt, trong
đó có 2,4 triệu lượt khách quốc tế chiếm gần 40% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam


năm 2012 là gần 7 triệu lượt khách. Tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những trung tâm du
lịch trọng điểm của cả nước.


Trong hoạt động kinh doanh du lịch thì hoạt động lữ hành, đặc biệt là hoạt động kinh
doanh lữ hành quốc tế hết sức quan trọng. Trong những năm qua do chính sách mở cửa của nền
kinh tế, cùng với những chính sách, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế
đi lên đã tạo điều kiện phát triển lữ hành quốc tế vào Việt Nam và lượng khách Việt Nam đi ra
nước ngoài. Mặc dù đã có những bước phát triển đáng kể và tốc độ tăng trưởng cao, ổn định
nhưng sự phát triển của ngành Du lịch của Quảng Ninh trong thời gian qua vẫn chưa xứng với
tiềm năng, thế mạnh, tính chuyên nghiệp của du lịch Quảng Ninh chưa cao, chưa đáp ứng được
yêu cầu của du khách đặc biệt là khách quốc tế. Sự kém phát triển này là do sản phẩm du lịch
còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn được du khách, các công ty lữ hành quốc tế còn yếu về kinh
nghiệm quản lý, chưa xây dựng được sản phẩm đặc trưng, các chương trình du lịch chưa phong
phú và hấp dẫn...
Vì những lí do trên, “Nghiên cứu mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh
nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” là việc làm cấp bách nhằm thu hút, mở rộng thị
trường khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Ninh
nhanh, bền vững trong tương lai.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế đến Quảng
Ninh, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường khách du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp nhằm mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế đối với các doanh
nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng của các

doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Trong đề tài này, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa
bàn Quảng Ninh được hiểu là các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đăng ký kinh doanh và chịu sự
quản lý của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Quảng Ninh.
Do giới hạn về quy mô luận văn cũng như thời gian nghiên cứu nên tác giả lựa chọn 3 đối
tượng khách quốc tế là: Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản để nghiên cứu điển hình. Luận văn nghiên
cứu nhằm mở rộng thêm thị trường khách quốc tế các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, khảo sát số liệu trong khoảng thời gian từ năm 20082012. Các chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm
nhìn 2030.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thị trường được gắn liền với quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá . Trong quá triǹ h phát
triể n của nhân loa ̣i , khi phân công lao đô ̣ng xã hô ̣i đa ̣t đế n mô ̣t triǹ h đô ̣ cao sẽ xuấ t hiê ̣n chuyên
môn hoá . Thị trường được hình thành trong quá trình lưu thông , mua bán và trao đổ i hàng hoá
với sự hỗ trơ ̣ của các phương tiê ̣n thanh toán.
Theo quan điểm của kinh tế chính trị học: Thị trường là phạm trù của nền sản xuất và lưu
thông hàng hoá, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và
cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó.
Theo quan điểm của marketing: Thị trường bao gồm toàn bộ các khách hàng tiềm ẩn cùng
một số các nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả
mãn nhu cầu và mong muốn đó.


Để đảm bảo cho các hoạt động trong du lịch không bị ách tắc thì nhiều loại hàng hoá vật
chất phải được mua và bán, nhiều loại hình dịch vụ phải được tạo ra, phải được mua, bán và
phải được tiêu dùng. Nhưng quá trình mua và bán có thể được diễn ra trên thị trường. Như vậy,
du lịch cũng tồn tại thị trường.
Trong lịch sử phát triển của du lịch, lúc đầu khách đến một vùng nào đó, đi lại hàng ngày, nơi
ăn-ở do khách tự lo. Nhưng cùng quá trình phát triển, du lịch trở thành một hiện tượng phổ biến,

lượng người đi du lịch tăng lên, nhu cầu về dịch vụ liên quan đến chuyến đi được hình thành. Từ
đó xuất hiện những tổ chức chuyên kinh doanh vận chuyển, ăn uống, lưu trú...Khách chi trả cho
những nơi chăm lo cho họ việc ăn uống, đi lại, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí... Thị trường du lịch đã
được hình thành như vậy trong quá trình đổi tiền-hàng giữa khách và các cơ sở chuyên doanh.
Thị trường hàng hoá chung có thể chia thành nhiều loại thị trường thành phần tuỳ thuộc
vào quan điểm, cách nhìn, mục đích nghiên cứu, quản lý hoặc kinh doanh. Dưới góc độ đặc
trưng giá trị sử dụng của các đối tượng mua bán trên thị trường, người ta thường phân chia thị
trường thành các thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường dịch vụ và thị
trường khác. Thị trường du lịch luôn được coi là bộ phận cấu thành của thị trường dịch vụ.
Theo cách nhìn của các nhà kinh doanh du lịch thì thị trường du lịch là các nhóm khách
hàng đang có mong muốn và có sức mua sản phẩm du lịch nhưng chưa được đáp ứng. Về bản
chất, thị trường du lịch được coi là bộ phận cấu thành tương đối đặc biệt của thị trường hàng hoá
nói chung. Nó bao gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế liên quan đến địa điểm, thời
gian, điều kiện và phạm vi thực hiện các dịch vụ, hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du
lịch.
Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu
thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người
bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối
quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch.
Khi đề cập đến thị trường du lịch cần chú ý đến ba khía cạnh quan trọng: Thứ nhất: Do thị
trường du lịch là bộ phận cấu thành của thị trường hàng hoá nói chung nên bản thân nó cũng chịu
sự chi phối của các quy luật kinh tế trong nền sản xuất hàng hoá như quy luật cung-cầu, quy luật
giá trị, quy luật cạnh tranh...Thứ hai: Thị trường du lịch là nơi thực hiện hàng hoá (cả hàng hoá
dưới dạng vật chất và hàng hoá dưới dạng dịch vụ) nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về du lịch, do
vậy nó có sự độc lập tương đối. Ba là: Để bán được một sản phẩm du lịch cần phải xác định cơ


chế kinh tế, chính trị đối với một địa điểm cụ thể, một thời gian xác định và các đối tượng khách
hàng rõ ràng.
Thị trường du lịch có những đặc trưng riêng biệt làm cho thị trường du lịch có tính độc

lập tương đối so với thị trường hàng hoá. Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với một
số thị trường hàng hoá thông thường, trong tiêu dùng du lịch không có sự di chuyển của hàng
hoá vật chất và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi thường trú của khách hàng. Trên thị trường
du lịch, cung cầu chủ yếu về dịch vụ bởi sản phẩm du lịch chủ yếu dưới dạng dịch vụ quyết
định. Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch không hiện hữu trước người mua nên các
khâu chào giá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá, quyết định mua, bán phải thông qua phương tiện
quảng bá, quảng cáo và kinh nghiệm, khác hẳn với mua, bán thông thường. Đối tượng mua, bán rất
đa dạng và khách du lịch không sở hữu hàng hoá mình đã mua, đồng thời mối quan hệ giữa người
mua và người bán trên thị trường du lịch diễn ra từ khi sản phẩm du lịch được bán ra đến khi kết
thúc và khách trở về nơi thường trú của họ. Đặc biệt sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ,
không bán được sẽ không có giá trị. Việc mua, bán, tiêu dùng du lịch được gắn với không gian
nhất định và thời gian cụ thể bởi thị trường du lịch sản xuất, lưu thông và tiêu dùng sản phẩm diễn
ra cùng một thời gian, cùng một địa điểm. Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tác giả đã sử dụng phương pháp này nghiên cứu các tài liệu đã thu thập được nhằm tìm ra
bản chất và thực trạng của đối tượng nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa các tài liệu đã được công
bố, những công trình nghiên cứu, tạp chí, internet, sách, báo, tài liệu thu thập từ các hãng lữ
hành, báo cáo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa thể thao và du lịch từ năm 2008-2012…để thu thập
thông tin, có những đánh giá, phân tích nhận định đúng đắn, khách quan.
Sử dụng phương pháp này sẽ giúp tác giả có sự nhìn nhận tổng quan về sự phát triển hoạt động
du lịch Quảng Ninh. Trên cơ sở đó đã tổng hợp các số liệu để có bức tranh chung về hiện trạng thị
trường du lịch của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành tham vấn các nhà quản lý
và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ở trung ương và địa phương để hoàn thiện kết quả
nghiên cứu.


5.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này được sử dụng để điều tra tổng hợp về tình hình khách du lịch quốc tế đến

Quảng Ninh nhằm bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập. Đồng thời việc
trực tiếp tham quan, khảo sát tại các điểm du lịch đông khách quốc tế của Quảng Ninh như vịnh
Hạ Long, khu vui chơi quốc tế Tuần Châu, Móng Cái... đã giúp tác giả đánh giá chính xác hơn
về thực trạng thị trường du lịch quốc tế của các DNLH quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh,
trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp nhằm mở rộng thêm thị trường du lịch quốc tế đến Quảng
Ninh.
5.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Sử dụng phương pháp tham vấn chuyên gia, tham khảo ý kiến của một số người có chuyên
môn về hoạt động du lịch, lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm làm căn cứ cho những
nhận xét, đánh giá của luận văn.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn, đánh giá nhanh và điều tra bảng hỏi. Cụ thể tác giả tiến
hành điều tra bằng bảng hỏi đối với một số thị trường khách du lịch: Trung Quốc, Nhật Bản,
Pháp để đánh giá được sở thích, tâm lý, thị hiếu, khả năng tiêu dùng...Trên cơ sở đó đưa ra
những giải pháp nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh.
Các thông tin thu thập trên thực tế giúp tác giả có sự đánh giá khách quan thực trạng thị
trường khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh, qua đó sẽ tổng hợp được các ý kiến, quan điểm đa
dạng nhằm đề ra các giải pháp nhằm mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các DNLH quốc tế
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có hiệu quả nhất.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành
Chương 2. Thực trạng thị trường du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh


Chương 3. Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường du lịch quốc tế của các doanh
nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

References

A. Tài liệu tiếng Việt
1. Dự thảo Nghị quyết phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2012 – 2020, tầm nhìn đến 2030.
2. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương (1998), Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB Thống kê,
Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương (1999), Hướng dẫn du lịch, NXB Thống kê, Hà Nội.
4. Trần Sơn Hải (2011), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên. Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý hành chính Công, Học viện
Hành chính Quốc gia.
5. Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động – Xã
hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
7.

Trần Văn Mậu (1998), Lữ hành du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Lê Văn Minh (2001), Lựa chọn thị trường nào cho du lịch Việt Nam phát triển bền vững, Tạp
chí Du lịch Việt Nam số 6 - 2001.
9. Vũ Đức Minh (2008), Giáo trình Tổng quan về Du lịch, Nhà xuất bản Thống kê.
10. V.I Lê Nin - Toàn tập - Tiếng Việt, Nhà xuất bản Tiến bộ, Maxcơva, 1974, Tập I).
11. Nguyễn Doãn Thị Liễu (2011), Giáo trình Quản trị tác nghiệp doanh nghiệp du lịch, Nhà
xuất bản Thống kê.
12. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thị trường du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.


13. Khoa Du lịch (2001), Tour du lịch trọn gói và hướng dẫn đoàn, Giáo trình giảng dạy, Đại học
Mở Hà Nội.
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
15. Quyết định số 201/QĐ - TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính
16. Sở Du lịch Quảng Ninh (2000), Quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 2010, định hướng đến 2015.

17. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Du Quảng Ninh (2008), Báo cáo Công tác quản lý hoạt
động du lịch năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009.
18. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Du Quảng Ninh (2009), Báo cáo Công tác quản lý hoạt
động du lịch năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010.
19. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Du Quảng Ninh (2010), Báo cáo Công tác quản lý hoạt
động du lịch năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Du Quảng Ninh (2011), Báo cáo Công tác quản lý hoạt
động du lịch năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012.
21. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Du Quảng Ninh (2012), Báo cáo Công tác quản lý hoạt
động du lịch năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
22. Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam- Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
(2010), Giáo trình Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông.
23. Lê Văn Tâm, Ngô Kim Thanh (2008), Giáo trình Quản trị tác nghiệp Doanh nghiệp du lịch,
Nhà xuất bản Thống kê.
24. Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh (2001), Nghị quyết về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh, số
08-NQ/TU.
25. Tỉnh ủy Quảng Ninh (2005), Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ đến năm
2010 và định hướng đến 2015, số 21-NQ/TU.


26. Tỉnh ủy Quảng Ninh (2011), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Quảng Ninh
lần thứ XIII.
27. Tỉnh uỷ Quảng Ninh (2012), Dự thảo Nghị quyết phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn
2013 - 2020, tầm nhìn 2030.
28. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
29. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2008), Báo cáo tình hình Kinh tế- Chính trị - Xã hội
2008.
30. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2009), Báo cáo tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội
2009.

31. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2010), Báo cáo tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội
2010.
32. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2011), Báo cáo tình hình Kinh tế- Chính trị - Xã hội năm
2011.
33. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2012), Báo cáo tình hình Kinh tế- Chính trị - Xã hội năm
2012.
B. Tài liệu tiếng Anh
34. Burkart và Medlik (1986), Tourism: Past, present and future, William Heineman Ltd. Great
Britain.
35. Foster D. (1985), Tourism and Travel Management, Macmilian Education Ltd. Great Britain.
36. Kotler, Phillip (1991), Marketing management: analysis, planning, emplementation and
control, 7th edition, Prentice Hall, New Jersey.



×