Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đề cương ôn tập môn lịch sử âm nhạc thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.18 KB, 14 trang )

Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Đề Cương Môn:

Lịch Sử Âm Nhạc Thế Giới.
Họ và tên: Đào Quốc Hưng
Lớp: K62A

Đề Cương Ôn Tập Môn Lịch Sử Âm Nhạc Thế Giới
Câu 1:


a, Trình bày nội dung tư tưởng, đặc điểm âm nhạc và những thành tựu của trường phái
âm nhạc cổ điển Wienner
b, Hãy cho biết tình hình nhạc kịch Châu Âu nửa đầu thế kỉ XVIII và những nguyên tắc
cải cách nhạc kịch của C.W.Gluck
Trả lời:
a,
- Nội dung tư tưởng:
+ Trong các tác phẩm thường thể hiện vào sự chiến thắng ở lý trí và tinh thần lạc quan
nhân đạo tiến lên phía trước. Những khát vọng tự do và tình yêu đã chắp cánh cho những
tác phẩm của họ vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật. Bên cạnh đó những bản nhạc bi
thương cũng phản ánh nỗi đâu và những mất mát của một nhạc sĩ hầu cận
+ Nhìn chung, những tác phẩm của họ là tiếng gọi người người lớp lớp vượt khỏi định
mệnh cường quyền, là hồi chuông thức tỉnh triệu triệu người vùng lên đấu tranh cho một
tương lai tốt đẹp hơn. Cho đến nay và ngày mai, những nội dung tư tưởng ấy nó vẫn có
một sức sống trường tồn vĩnh cửu.
-

Đặc điểm âm nhạc:


+ Chủ đề: Trong sang, hình tượng rõ ràng, giản dị, có cá tính
+ Thủ pháp: Phát triển lối tiến hành motif
+ Điệu thức: Dùng hệ thống điệu thức Dur và M moll
+ Hòa âm: Phát triển hòa thanh công năng, khai thác các bậc chính thuận chiều T- S - D –
T
+Cấu trúc: Chú ý tới tính cân đối, vuông vắn trong khúc thức
+ Chất liệu: Khai thác các chất liệu âm nhạc dân gian, Dân ca, Dân vũ
+ Phong cách và bút pháp: Dựa vào nguyên lý của âm nhạc chủ điệu có giai điệu và phần
đệm theo hòa âm chiều dọc. Ngoài ra cũng có những tác phẩm còn có sự đan xen cả phức
điệu và chủ điệu.
-

Những thành tựu

+ Hình thức: Kế thừa những bậc tiền bối, các nhạc sĩ cổ điển Wiener đã hoàn thiện nên “
Hình Thức Sonata” với một bố cục khác bao gồm 3 phần chính: Phần TB – phần PT –
phần TH
+ Thể loại: Sáng tạo ra thể loại gắn liền với cả một kho tàng phong phú trong lĩnh vực
nhạc thính phòng Tây Âu. Đó là “ liên khúc Sonata “ bao gồm từ 3 đến 4 chương (đôi khi
2 chương), được xây dựng theo nguyên tắc các chương đối tỷ tương phản nhau, song giữa
các chương đó có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một tổng thể sơ đồ điệu tính.
b,
- Tình hình nhạc kịch Châu Âu nửa đầu thế kỉ XVIII:


+ Nhạc kịch nghiêm chỉnh (operaseria): Dần dần rơi vào khuynh hướng “ Hình thức chủ
nghĩa “ với những quy ước cứng nhắc, kịch bản gò, tạo nên xa lạ với cuộc sống đương
thời. Nhạc kịch nghiêm chỉnh rơi vào tình trạng bế tắc không thể nào vượt lên được
+ Hài nhạc kịch (opera bufa) và nhạc kịch châm biếm Pháp (Opera Comica): Sự ra đời
của 2 loại nhạc kịch này đã dẫn đến đấu tranh giữa nhạc kịch nghiêm chỉnh và hài nhạc

kịch. Hài nhạc kịch trái ngược với nhạc kịch nghiêm chỉnh ở yếu tố dân chủ và dân tộc.
Hài nhạc kịch hướng vào các đề tài đương thời, đề cao tính dân tộc, tính nhân dân và chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Khuynh hướng trữ tình nảy sinh những năm 60 của Tk XVIII. Nó là tiền đề cho nền
nhạc kịch Châu Âu sau này. Nó chú ý đến vai trò của dàn nhạc và thay GH mở đầu 3
chương kiểu cổ bằng một Ouverture một chương viết theo “Hình thức sonata”.
Trong khi ở Ý và Pháp nhạc hài kịch và nhạc châm biếm phát triển thì:
+ Ở Anh có hình thức nhạc kịch thô sơ. “Nhạc kịch của những người nghèo.”
+ Ở Đức có loại hát trò. “Trò diễn” chưa được chuyện nghiệp hóa.
-

Những nguyên tắc cải cách nhạc kịch của C. W. Gluck

+ Trước hết phải mang tính hồn nhiên đơn giản và gần gũi sự thật, đó là 3 nguyên tắc
quan trọng cho tất cả các tác phẩm nhạc kịch.
+ Nội dung: khai thác từ đề tài thần thoại, lòng nhân đạo và tình yêu thủy chung
+ Âm nhạc: âm nhạc trở thành một phương tiện hiệu quả để thể hiện nội dug tác phẩm.
+ Các Aria: Phải bám sát nội dung
+ Hát nói: Được tăng cường tính nhạc, sử dụng hát nói có nhạc đêm
+ Hợp xướng: Phục hồi lại vị trí và vai trò của hợp xướng trong nhạc kịch
+ Dàn nhạc: Các Ouverture được trình diễn lúc mở màn chuyển cảnh có mỗi liên hệ chắt
chẽ với nội dung
Câu 2:
a, Nêu những đặc điểm âm nhạc và những hiểu biết về lĩnh vực sáng tác cho: Giao
hưởng, thính phòng và thanh nhạc của F.J. Haydn.
b, Nêu những đặc điểm âm nhạc và những hiểu biết về lĩnh vực sáng tác cho: Giao
hưởng, thính phòng và nhạc kịch của W. A. Mozart
Trả lời:
a,
- Đặc điểm âm nhạc trong Giao hưởng của F. J. Haydn:

+ Chủ đề: Thường có tính chất vui vẻ, hồn nhiên, trong sáng, âm nhạc toát lên một niềm
lạc quan yêu đời.
+ Cấu trúc: Thông thường 4 chương và thường mở đầu bằng một đoạn dẫn nhập (Intro
duction)
+Chất liệu: Được khai thác từ dân ca, dân vũ Áo – Đức.


-

Sáng tác cho Giao Hưởng

+ Có 104 bản giao hưởng, 12 bản cuối đời được gọi là những bản giao hưởng “London”.
+ Chia giao hưởng của Haydn ra làm 4 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất: trước năm 1772 mang tính chất giải trí, bố cục còn nhỏ, âm nhạc
phục vụ cho sinh hoạt và mang tính thính phòng.
Giai đoạn thứ hai: sau năm 1772 là những bản giao hưởng việt ở giọng thứ mang âm
hưởng bi thương như bản giao hưởng “Vĩnh biệt” và “Tang Lễ”
Giai đoạn thứ ba: Những năm 80, 6 bản giao hưởng “Pari” và bản giao hưởng “Trẻ em”
Giai đoạn thứ tư: Là những bản giao hưởng “London” những tác phẩm tiêu biểu như:
“Đồng hồ”, “Chiến trận”, “Trống rung”
-

Sáng tác cho thính phòng:

+ Tứ tấu: 77 tứ tâu. Đề tài phong phú. Như những bản tứ tấu Nga (No.37 – No.42) hay tứ
tấu “Chim sơn ca” No.63. v.v..
+Sonata cho Piano: có 59 bản sonata. ảnh hưởng của Bach ở phong cách trang sức lộng
lẫy, nhưng nó phong phú và sinh động hơn. Như bản sonata No.46 in A flat major.
-


Sáng tác cho thanh nhạc:

+ Gồm có là 24 bản nhạc kịch, 14 Messe và nhiều ca khúc. Tiêu biểu nhất là 2 vở xuất
sắc:
“Đấng sáng tạo muôn loài”: Có cốt chuyện được rút ra từ kinh thành, tác phẩm mô tả sự
xuất hiện thiên nhiên và con người từ thửa ban đâu. và “ Bốn mùa” : là tác phẩm được
viết theo hình thức trường ca gồm 4 chương: Xuân – hạ - thu – đông miêu cả cảnh sinh
hoạt và lao động của người nông dân.
b,
-

Đặc điểm âm nhạc của W. A. Mozart:

+Nội dung: phản ánh những tư tưởng dân chủ tiến bộ của thế kỉ ánh sáng
+Chủ đề: giầu hình tượng, có cá tính và sức song
+ Giai điệu: Sáng sủa, đơn giản, giàu hình tượng, thường được sử dụng những nốt trang
sức, hoàn mĩ, luyến láy, giai điệu mượt mà bóng bẩy, mềm mại, trữ tình, gắn với chất ca
xướng
+Bố cục: Thường có kết cấu chặt chẽ, tính độc lập cao và sự phát triển tư duy logic
+Chất liệu: Là sự kết hợp tinh tế những chất liệu độc đáo từ những vũ điệu dân gian Áo
– Đức và những bài hát ý.
+ Phức điệu: Tiếp thu những kinh nghiệm của J. S. Bach và phát triển theo phong cách
của chủa nghĩa CĐV


+ Hòa âm: Vận dụng công năng T – S – D một cách sáng tọa bởi sự kết hợp liên tiếp và
xen kẽ những hợp âm chính phụ cùng với sự chuyển điệu mạnh bạo
-

Sáng tác cho giao hưởng:


+ Hơn 40 giao hưởng. Có 3 giao hưởng nổi tiến hơn cả là: No39 (Es – dur), No.40 (G –
moll), No.41 (C – dur).
+ Cấu trúc gồm 4 chương:
Chương 1: Allegro, hình thức sonata
Chương 2: Andante, hình thức sonata
Chương 3: Menuetto – Allegro
Chương 4: Allegro assai, hình thức sonata.
-

Sáng tác cho thính phòng:

Nhiều thể loại khác nhau. Đáng chú ý là những tác phẩm viết cho piano như: Sonata, biết
tấu, Fantasie, Rondo….
Trong 19 bản sonata viết cho piano nổi tiếng hơn cả là bản sonata No.11 in A major
-

Sáng tác cho nhạc kịch:

Số lượng trên 20 nhạc kịch. Trong đó có những tác phẩm viết vào những năm cuối đời
như: “ Đám cưới Figaro”, “Don juan”, “Cây sáo thần”, “Don Giovanni” là có giá trị hơn
cả.
Câu 3:
a, Trình bày những hiểu biết về lĩnh vực sáng tác cho Sonata và giao hưởng của L.V.
Beethoven.
b, Nêu đặc điểm nghệ thuật và trình bày những: Khuynh hướng, phương pháp diễn tả, đặc
điểm nghệ thuật, thẩm mỹ và thành tựu chính của chủ nghĩa lãng mạn.
Trả lời:
a,
- Sonata Beethoven:

+ Với số lượng đáng kể 32 sonata cho piano, 10 sonata cho violin, 5 sonata cho cello.
Người ta thường chia bản sonata của ông theo 3 giai đoạn sáng tác:
Giai đoạn 1: (1793 – 1802): No.1 đến No.17
Giai đoạn 2: (1803 – 1816): No.18 đến No.27
Giai đoạn 3: (1816 – 1822): No. 28 đến No.32
+ Một số bản sonata như là: “Bản sonata số 8 – Bi hùng”, Bản sonata rất nổi tiếng như là
“ Bản sonata số 14 – ánh trăng”, “Bản sonata số 23 – Appassionata”
- Giao hưởng Beethoven:


+ Cũng có một số lượng đáng kể như là: 9 bản giao hưởng, 11 Ouverture, hơn 40 vũ khúc
cho dàn nhạc, 5 concerto piano, 1 Concerto cho violon…. Có thể nói, từ bản giao hưởng
No.3 “Anh hùng” (1804) đã cho ta thấy như một lời tuyên ngôn đĩnh đạc, tiếp theo giao
hưởng No.5 “Định mệnh”(1808), giao hưởng No.9 “Hướng tới niềm vui” (1824) và
Overture “Coriolan” (1807), “Ecmon” (1809) ….tất cả đã hòa đòng như một lời kêu gọi
khẩn thiết hãy đứng lên với chí khí anh hùng thoát khỏi định mệnh.
+ Điểm nổi bật của những tác phẩm đó là những chủ đề “ Anh hùng”, “đấu tranh” và
“chiến thắng” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các tác phẩm.
b,
- Đặc điểm nghệ thuật chủ nghĩa lãng mạn:
+ Đề tài: dựa trên các cốt truyện truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, dân gian.
+ Chủ đề: Chủ đề trữ tình bao trùm trong sáng tác, chủ đề này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
trong toàn bộ nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn.
+ Giai điệu: Có nhiều đổi mới, âm điệu mang tính ca xướng, xu hướng xóa nhòa sự cân
đối trong cấu trúc.
+ Thể loại: Ra đời nhiều tác phẩm khí nhạc một chương và các vũ điệu phong tục đã trở
thành những thể loại độc lập như: Mazuka. Prelude, Polone…
+ Âm nhạc: rất ưa dung loại nhạc có tiêu đề (Programme)
+ Cấu trúc: Hay sử dụng nguyên tắc đơn chủ đề (Mono thematique) thay thế cho nguyên
tắc hai chủ đề trong cổ điển

+ Chất liệu: Luôn quan tâm đến tính dân tộc trong sáng tạo, khai thác chất liệu từ dân ca,
dân vũ và các phong tụp tập quán của các dân tộc.
+ Hòa âm: Tăng cường sự biến đổi màu sắc hòa âm, đề cao sự tương phản màu sắc điệu
tính, dùng phương pháp chuyển điệu đột ngột, dùng nhiều biến âm và vài trò công năng
phụ được đề cao.
- Khuynh hướng của chủ nghĩa lãng mạn:
+ Đề cao tự do cá nhân, khám phá và khai thác thế giới nội tâm của con người. Họ miêu
tả trong nghệ thuật những yếu tố khác thường của thế giới tình cảm và yếu tố trữ tình
trong nghệ thuật. Ngoài ra trong văn học cũng có những khuynh hướng tiêu cực, phản
động, chạy trốn thực tại, hoài nghi cắt đứt nghệ thuật khỏi thực tiễn hướng đến chủ nghĩa
duy tâm quay lại với quá khứ.
- Phương pháp diễn tả:
+ Phương pháp diễn tả điển hình của các tác phẩm nghệ thuật lãng mạn là ảo tưởng, hư
ảo và tìm đến những hình tượng trong truyền thuyết dân gian như nhạc kịch “ Mũi tên
thần” của C. Weber4 và các nhạc kịch của R. Wagner5.
- Thẩm mĩ:
+ Chú ý tới sự hỗn hợp chặt chẽ giữa các thể loại với nhau tạo nên sự sinh động, tự do
giải phóng khỏi những quy tắc gò bó của chủ nghĩa cổ điển. Âm nhạc có khuynh hướng
gần đén thơ ca, hội họa, đến sự tổng hợp của nghệ thuật như những bản Ouverture vủa F.
Mendelssohn, những bản giao hưởng thơ của F. Lizst….
-

Thành tựu:


+ Một trong những thành tựu chính của nghệ thuật thế kỉ XIX là khai thác một cách đáng
kể những hình tượng tâm lý trữ tình, màu sắc tinh tế những tình cảm và những mâu thuẫn
của con người luôn được phát triển biến đổi xung đột phức tạp về tâm lý là điển hình của
nghệ thuật lãng mạn.
Câu 4:

a, Trình bày những hiểu biết về lĩnh vực sáng tác cho giao hưởng và thanh nhạc của F.
Schubert.
b, Hãy nói về các thể loại và những sáng tác tiêu biểu nhất mang đặc điểm của phong
cách lãng mạn trong sự nghiệp sáng tác của F. Schubert
Trả lời:
a,
* Sáng tác cho thanh nhạc:
+ Để lại cho chúng ta khoảng 1500 tác phẩm bao gồm nhiều thể loại khác nhau. Thanh
nhạc chiếm vị trí đặc biệt quan trọng ở một số thể loại lớn như: messe, cantata. Oratorio,
chor và những tác phẩm sân khấu phần lớn là đang viết dở.
+ Ngoài ra phần lớn là ca khúc (trên 600 ca khúc). Tiêu biểu là hai tập liên ca khúc: “ Cô
thợ xay xinh đẹp” và “Con đường mùa đông”.
+ Đặc điểm âm nhạc của F. Schubert:
- Chủ đề: liên quan đến tình yêu và thể hiện tâm trạng con người thế kỷ XIX
- Giai điệu: có tính chất ngâm vịnh, du dương, uyển chuyển, sau sắc và đậm chất
dân gian
- Hình thức: thường có cấu trúc 3 phần hoặc loại ca khúc có phiên khúc (couplet)
khi nhắc lại thường biến tấu để phù hợp với sự phát triển của nội dung.
- Phần đệm: đạt đến trình độ cao, kết hợp với giai điệu một cách nhuần nhuyễn để
bổ sung cho hình tượng cho tác phẩm.


Sáng tác cho giao hưởng:

+ Ông đã viết 9 bản giao hưởng và một số bản ouverture. 7 bản giao hưởng đầu là chịu
ảnh hưởng của trường phái Wiener như: Bản giao hưởng No.5 in Bmajor. No.4 in C
minor “Bi thảm”. Hai bản giao hưởng tiếp theo: No.6 in C major và No,7 in E minor.
+ Bản giao hưởng No.8 in H minor (Bản giao hưởng bỏ dở) viết năm 1882 là bắt ngoặt
cho mở đầu cho kuynh hướng lãng mạn.
+ Bản giao hưởng No.8 in H minor đã đánh dấu một bước ngoặt mới của nền giao hưởng

thế giới. Đây là bước ngoặt chuyển giao từ chủ nghĩa cổ điển sang chủ nghĩa lãng mạn.
Bản giao hưởng này là khởi đầu cho sự hình thành nền giao hưởng lãng mạn trữ tình . Nó
là một trong số những tác phẩm mẫu mực và ưu tú nhất của chủ nghã lãng mạn. Tác
phẩm được xây dựng trên những cảm xúc trữ tình, đó là chân dung của con người thời đại
bấy giờ, với những nỗi dằn vặt, niềm lạc quan, những ước mơ không tưởng trước một
thực tế nặng nề.
b,




Các thể loại trong sự nghiệp sáng tác của F. Schubert:

+ Có rất nhiều thể loại chiếm vị trí quan trọng như là: mese, cantata, oratorio, chor và
những tác phẩm cho sân khấu phần lớn là đang viết dở.
+ Đối với giao hưởng: có 9 bản giao hưởng và một số bản ouverture.


Sáng tác tiêu biểu nhất mang đặc điểm của phong cách lãng mạn trong sự nghiệp
sáng tác của F. Schubert:

+ Đối với sáng tác cho thanh nhạc phải kể đến 2 tập liên ca khúc: “ Cô thợ xay xinh đẹp”
và “ Con đường mùa đông”.
+ Liên khúc thứ nhất “Cô thợ xay xinh đẹp” (1823) gồm 20 bài, chủ đề nói về mối tình
bất hạnh của một chàng trai nghèo với cô chủ thợ xay giàu có. Những tình cảm của nhân
vật là những ước mơ của tuổi trẻ về hạnh phúc, về tình yêu, về niềm vui trong cuộc sống
về cả nỗi buồn, sự lo âu cũng như nỗi khổ đau. Tất cả đều được phát triển theo dàn ý
mang tính trữ tình, kịch độc đáo.
+ Liên khúc thứ hai “Con đường mùa đông” (1827) gồm 24 bài được viết sau bốn năm lại
bao trùm những tình cảm bi thương. Thế giới của mùa xuân tươi mát những chỗ cho

những nỗi buồn, sự hoài nghi, sự mâu thuẫn giữa ước mơ và thực tại. Đó là những cơ sở
triết lý được biểu hiện trong liên khúc đã được tác giả tìm tòi sáng tạo qua phương pháp
chuyển điệu đột ngột kết hợp với sử dụng các nốt biến âm và sự tương phản về điệu tính
tạo hiệu quả rõ nét cho sự phát triển chung của âm nhạc. Hầu như các bài trong hai tập
này thường viết theo hình thức hai hay ba đoạn. Toàn liên khúc có thể phân chia thành 2
đoạn.
+ Đối với sáng tác cho giao hưởng: Đó là bản giao hưởng No.8 in H minor. Tác phẩm
được xây dựng trên những cảm xúc trữ tình, đó là chân dung của con người thời đại bấy
giờ, với những nỗi dằn vặt, niềm lạc quan, những ước mơ không tưởng trước một thực tế
nặng nề. Bản giao hưởng gồm có 2 chương:
- Chương I: là hình thức sonata, phần trình bày được xây dựng trên ba chủ đề. Chủ
đề mở đầu là một nét giai điệu đồng âm đi xuống được vang lên ở bè cello và
contrebasse mang màu sắc ảm đạm, diễn tả sự trầm ngâm suy nghĩ của con người
trước một thực tế đen tối và nặng nề. Chủ đề 2 gần với âm nhạc phong tục dân
gian.
- Chương II: Hình thức sonata không có phần phát triển, âm nhạc ở đây như đưa ta
vào thế giới mộng tưởng. Toàn bộ chương nhạc được xây dựng trên hai chủ đề
tương đối giống nhau về cảm xúc.
Câu 5:
a, G. Bizet là nhạc sĩ có những cống hiến gì cho nền âm nhạc sân khấu Pháp nứa sau thế
kỉ XIX.
b, Trình bày những hiểu biết về hai đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của G. Verdi.
c, Trình bày tóm tắt nội dung vở nhạc kịch: “La Traviata” của G. Verdi.
Trả lời:


a,


Những cống hiến gì cho nền âm nhạc sân khấu Pháp nứa sau thế kỉ XIX của nhạc

sĩ G. Bizet:

+ 1863, B sáng tác vở kịch “ Những người mò ngọc trai”.
+ Bốn năm sau tác giả viết tiếp vở “Cô gái đẹp thành Pec-mơ” (1867).
+ Những năm 70 thì B có những tác phẩm hòa tấu như: Ouverture cho vở kịch “ Tổ
quốc”, 12 tác phẩm tiêu biểu cho piano sau gộp lại thành tổ Suite for orchestra.
+ 1872 ra mắt một vở nhạc kịch một màn “Giamila”.
+ Mùa thu năm 1872, B sáng tác phần âm nhạc cho vở kịch nói “Aledien”. Đây là một tác
phẩm xuất sắc của B.
+ Sau “Aledien” B viết tiếp vở nhạc kịch “Caramen” (1875). Một trong những sáng tác
bất hủ nhất trong toàn bộ sự nghiệp nhạc kịch của B.
b,


Đỉnh cao thứ nhất của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Verdi:

+ Có các vở nhạc kịch nổi tiếng: “Macbeth” UA: Florenz 1847, “ Rigoletto” UA:
Venedig 1951, “Der Troubadour UA. Rom 1854” và “La Traviata UA: Venedig 1853”
+ Macbeth: Dựa theo kịch bản của nhà viết kịch người Anh William Shkespeare.
+ Rigoletto: Là hình ảnh đấy bi kịch của người hề cùng tên, tác phẩm lên án xã hội bất
công, giả dối.
+ Trubada: Có nội dung khuynh hướng hiện thực.
+ La Traviata: Nội dung nói về cuộc đời cô kĩ nữ thượng lưu Marguerite Gauthier đã hy
sinh cả mối tình chân thật để cứu vớt thanh danh của người tìn là con của một gia đình
gia giáo.


Đỉnh cao thứ hai của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Verdi:

+ Là những vở nhạc kịch cuối đời: “Aida”, “Othello”, “Falstaff”

+Adia UA: Kairo 1871: Là vở kịch với đề tài truyền thuyết, ca ngợi tình yêu chân thành,
niềm khát khao hạnh phúc, bóc trần lực lượng đen tối và áp chế.
+16 năm sau viết vở “Adia”, một vở nhạc kịch thiên tài khác của Verdi ra đời đó là
Othello UA: Miland 1887
+ Tác phẩm cuối cùng vở “Falstaff UA: Miland 1893 là sự kết hợp tài tình giữa cái hài
hước và cái châm biếm sắc sảo.
c,


Tóm tắt nội dung vở nhạc kịch: “La Traviata” của G. Verdi:

Đó là câu chuyện – và là câu chuyện lãng mãn – về một mối tình đặt trong bối cảnh
những năm 1850. Vở kịch xoay quanh một chàng trai trẻ xuất thân từ gia đình quyền thế
đã đem lòng yêu một cô gái điếm. Người bố đã can thiệp vào mối tình này để bảo vệ


thanh danh của gia đình dẫn đến việc hiểu nhầm, khiến tất cả các nhân vật có liên quan
đều mắc các sai lầm.
Violetta Valéry là một cô gái điếm có cuộc sống giàu sang. Vì mắc bệnh lao nên Violetta
luôn luôn thực tế, không trông mong gì một tình yêu đích thực cho đến khi nàng gặp
Alfredo Germont – chàng trai đến từ miền Provence.
Nàng bán hết tư trang, vứt bỏ cuộc sống giàu sang ở Paris để theo Alfredo về miền quê
sống. Nhưng Alfredo chỉ biết yêu nàng mà không có việc gì làm ra tiền nên khi biết nhà
hết tiền, Alfredo đã lên Paris vay nợ. Trong thời gian đó, Violetta nhận được thiệp mời
lên Paris dự tiệc của bạn cũ cùng lúc bố của Alfredo, ông Giorgio Germont xuất hiện và
yêu cầu cô hãy buông tha con trai ông. Violetta nhận lời và không cho Alfredo biết.
Khi Alfredo về nhà, nhận được bức thư vĩnh biệt của Violetta, anh ta chạy lên Paris để
phục hận con người bạc tình. Khi thấy Violetta xuất hiện cùng bá tước Douphol, Alfredo
đã chơi bạc và thắng ông bá tước một số tiền lớn đồng thời hẹn đấu kiếm với Douphol.
Nhưng việc đó không ngăn được căn bệnh lao càng lúc càng nặng của Violetta. Khi

Alfredo biết mọi chuyện thì cũng là lúc Violetta chết trên tay chàng.

Câu 6:
a, Trình bày những hiểu biết về lĩnh vực sáng tác cho đàn Piano của F. Chopin.
b, Thành công trong sáng tác của M. I. Glinka được thể hiện rõ nhất ở những lĩnh vực
nào?
c, Nhóm “ Hùng mạnh” ở Nga được hình thành như thế nào và họ có những đóng góp gì
cho nên âm nhạc Nga nửa sau thế kỉ XIX?
Trả lời:
a,


Sáng tác cho đàn piano:

+ Nó chiếm vị trí số 1 trong sự nghiệp sáng tác với nhiều thể loại: 58 Mazuka, 16 Polone,
17 Valse, 19 Nocturnes, 27 Etude, 3 sonata, 4 Ballade, 2 Concerto và hàng loạt các tác
phẩm ở các thể loại khác như : Fantasia, Schezo, Intromezo….
+ Mazuka: Điệu nhảy phong tục Ba Lan thế kỉ XIX đã được Chopin khai quát thành
những khúc nhạc điển hình thể hiện những ý nghĩa, tình cảm với những nội dung tâm lý
khác.
+ Polone: Thể hiện những hình ảnh bất tử của Tổ Quốc, hình thức đồ sộ
+ Prelude: Được coi là thành tựu cao nhất trong lĩnh vực những khúc nhạc cho đàn Piano
được thể hiện ở trình độ Nghệ Thuật cao.
+ Schezo: khác với truyền thong, được xây dựng ở hình thức 3 đoạn phức kết hợp với
nguyên tắc của hình thức Sonata.
+ Ballade: Là sự tổng hợp phức tạp những nguyên tắc cấu trúc khác nhau.
+ Fantasia: Được viết ở hình thức tự do trong đó tổng hợp những đường nét chính của
hình thức Sonata với Rondo Sonata



+ Sonata: Thể hiện sự đổi mới thời kì cuối với nội dung diễn tả tư tưởng của nhạc sĩ về số
phận bi thương của Tổ Quốc.
+ Concerto: Trong 2 concerto đã thể hiện sự sáng tạo của Chopin biểu hiện ở tính trữ
tình, tươi sáng, ước mơ, thơ mộng găn với truyền thống cổ điển. Chương một cả 2
concerto đều sử dụng nguyên tắc của hình thức Sonata cổ điển. Các chương kết đều mang
đặc điểm phong tục sinh hoạt
b,


Thành công trong sáng tác của M. I. Glinka được thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực Nhạc
kịch:

+Từ Iwan Sussanin đến Ruslan an Ludmilla đã khẳng định con đường của 2 thể loại:
“Nhạc kịch bi hùng lịch sử” và “Nhạc kịch cổ tích sử thi”.
+ Nhạc kịch Iwan Sussanin là nhạc kịch thuộc thể loại “ Bi hùng lịch sử”, tác phẩm được
hoàn thành và biểu diễn lần đầu tiên tại Petersburg năm 1836. Nội dung ca ngợi những
chiến công của người nông dân anh hung Iwan Sussanin trong thời kì kháng chiến chống
quân xâm lược Bala thế kỷ XVII để giải phóng nhân dân Rusian, chủ đề tình yêu Tổ quốc
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm.
c,
“Nhóm Hùng Mạnh” hay gọi là “Nhóm Khỏe” được hình thành vào khoảng giữa những
năm 50 – 60 của thế kỉ XIX, đó là thời kì phát triển nhảy vọt của nền Russian ats nói
chung và âm nhạc Nga nói riêng. Họ liên kết với nhau để đấu tranh cho những tư tưởng
tiến bộ và những nguyên tắc arts dân chủ.
Đóng góp:
+Họ đấu tranh cho sự phát triển nên Âm nhạc Nga và tuyên truyền giáo giục âm nhạc phổ
cập cho quần chúng như mở trường học âm nhạc không thu học phí đồng thời tổ chức các
buổi biểu diễn tuyên truyền cho các Russian musician và giới thiệu các musician nước
ngoài đặc biệt là Berlioz, Schuman and List….
Câu 7:

a,Trình bày những hiểu biết về lĩnh vực sáng tác cho: Nhạc kịch, giao hưởng và Piano
của P. I. Tchaicovsky
b, Nói về những sáng tác cho đàn Piano của F. Liszt
c, Những sáng tác cho giao hưởng của F.Liszt có những đặc điểm gì?
Trả lời:
a,


Sáng tác cho nhạc kịch:


+ Tchaicovsky sáng tác nhạc kịch trong suốt cả cuộc đời mình với số lượng 10 vở và có
thể chia thành 2 dòng chính là nhạc kịch lịch sử và nhạc kịch tâm lý xã hội:
- Nhạc kịch lịch sử gồm có những vở như: “ Cô gái Orleang”, “Serevisky”,
“Mazeppa”,….
- Nhạc kịch tâm lý xã hội bao gồm những vở như: “ Eugen Onegin”, “Con đầm
Pic”
+ Trong nhạc kịch Tchaikovsky thường quan tâm đến những đề tài bi kịch xã hội nêu ra
những xung đột trong cuộc sống, trong tình yêu và khát vọng của con người. Đó là những
mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa các cá nhân và cuộc sống xung quanh, giữa cái
thế giới nội tâm phức tạp của các nhan vật được thông qua thủ pháp đối chiếu và tương
phản giữa các hình tượng, các nhân vật. Nhạc kịch “ Eugen Onegin” là một trong những
tác phẩm xuất sắc nhật của Tchaikovsky dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Pushkin.


Sáng tác cho giao hưởng:

+ Ông có khoảng 30 tác phẩm cho suymphone orchestra bao gồm: 6 bản symphony,
nhiều bản concerto cho piano, vlolin, ouverture, symphone poem 1 and symphony suite.
+ Bản Symphony No.6 in H minor Op. 74 và Symphony No.1 G minor Op. 13 “ Những

giấc mơ về con đường mùa đông” là 2 tác phẩm tiêu biểu.


Sáng tác cho Piano:

+ Đó chính là tập 4 mùa viết cho đàn Pianp. Tháng giêng: “ Bên lò sưởi nhỏ”, Tháng 2:
“Ngày lễ cổ”, Tháng ba: “Bài hát chim sơn ca”, Tháng 4: “Hoa tuyết”, Tháng 5: “Những
đêm trắng”, Tháng 6; “Chèo thuyền” (một trong những bản nhạc nổi tiếng hiện nay),
Tháng 7: “Bài hát của người cắt cỏ”, Tháng 8: “Mùa gặt”, Tháng 9: “Đi săn”, Tháng 10:
“Bài ca mùa thu”, Thang 11: “Cỗ xe tam mã”, Tháng 12: “Ngày lễ giáng sinh”.
b,


Những sáng tác cho đàn Piano của F. Liszt:

+Những tác phẩm cải biên dựa trên các chủ đề trong các nhạc kịch.
+Những tác phẩm chuyển thể từ giao hưởng cho đàn Piano
+Những Etude lớn có tiêu đề ( Etude cao cấp) và những Etude phỏng theo phong cách
của Paganini
+ Những tiểu phẩm bao gồm 3 tập “Những năm chu du”
+ Đặc biệt hơn cả là 19 bản Rapsodi Hunggarian chiếm một vị trí quan trọng trong toàn
bộ sáng tác cho Piano của Liszt.
c,
• Đặc điểm của những sáng tác cho giao hưởng của F. Liszt:
+ Phần lớn là những tác phẩm có tiêu đề với quy mô lớn được viết dưới hình thức một
chương tự do, trong đó có sự kết hợp của nhiều khúc thức: Sonata, biến tấu, Rondo và


thường sử dụng kết hợp giữa hai nguyên tắc đơn chủ đề Monotheme và hai chủ đề (Quy
tắc Sonata).

Câu 8:
a, Chủ nghĩa ấn tượng được hình thành trên cơ sở nào? Nêu những đặc điểm chung của
nghệ thuật âm nhạc ấn tượng.
b, Trình bày một cách tổng quát những trào lưu, khuynh hướng chính của âm nhạc thế kỉ
XX.
Trả lời:
a,
Chiến tranh thế giới Pháp – Phổ (1870 – 1871). Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đã tác
động tới các nhạc sĩ. Trong số đó có một số ít hòa nhập vào cuộc chiến. Số đông còn lại
tỏ vẻ đồng tình với phong trào ở một số phương thức khác. Họ đấu tranh chống lại thẩm
mỹ của tầng lớp thống trị, chông lại nền nghệ thuật hàn lâm chính thống, cứng nhắc
đương thời. Từ đó xuất hiện một xu hướng nghệ thuật mới đòi hỏi sự thay đổi hình thức
biểu cảm, tìm ra một cách nhìn mới trước thiên nhiên và cuộc đời. Trong điều kiện lịch
sử giao thời của những chuyển biến xã hội sâu sắc, Chủ nghĩa ấn tượng đã hình thành ở
Pháp.
Đặc điểm:
+ Đề tài: Nối tiếp truyền thống của âm nhạc romantic.
+ Thể loại: Thiên về các tác phẩm piano và hát.
+ Cấu trúc hình thức: Thay cho những giao hưởng lớn nhiều chương là những tác phẩm
mang tính phác họa đặc trưng bởi âm hưởng mềm mại nhằm biểu hiện trạng that tâm lý
chớp nhoáng mang màu sắc huyền bí
+Hòa âm: Mở rộng hệ thống cấu trúc điệu tính, kết hợp lối nối tiếp các hợp âm nghịch
làm lu mời khoảng cách giữa các công năng hòa âm và phức tạp hóa các hình thức kết
hợp âm hưởng, chồng âm nhằm biểu hiện tinh tế các âm thanh đa tầng.
+Phối kí: Nghệ thuật phối khí chưa bao giờ đạ đến độ phong phú về âm sắc như trong
giao hưởng của trường phái ấn tượng.
+Giai điêu: Vô cùng phức tạp về mặt tiết tấu. Khá trìu tượng
+ Phạm vi mở rộng: Bắt đầu ở Pháp. Sang đầu thế kỉ 20 đã vượt xa biên giới của Pháp và
đến với nhiều nền âm nhạc khác và sản sinh ra hàng loạt các ca sĩ như: Scott, Manuel de
Falla…

b,


Các trào lưu khuynh hướng:

+ Chủ nghĩa biểu hiện và Trường phái Wiener mới (Expressionism):
Có thể nói Expressionism chính là tấm gương phản chiếu thế giới quan của trí thức Châu
Âu trong giai đoạn đại chiến thế giới lần thứ nhất và những suy tưởng của họ sau cuộc
chiến tranh tàn khốc mà ảnh hưởng của nó còn sâu đậm đến các thế hệ kế tiếp.


Expressionism được coi như một trong những hình thái nổi loạn cá nhân chủ nghĩa chống
lại chủ nghĩa sô – vanh, chủ nghĩa quan lieu, chủ nghĩa quân phiệt và thói tự mạn tiểu tự
sản vốn đang được thịnh hành lúc bấy giờ.
+ Chủ nghĩa tân cổ điển (New classic) (1919 – 1950).
Nó là sản phẩm của một giai đoạn xã hội tương đối đặc biệt, các nhạc sĩ có quan điểm trở
lại khái niệm ban đầu về nghệ thuật cổ điển nhưng mang hơi thở của thời đại.
Quan điểm sáng tác:
- Ý tưởng về phong cách và hình thức
- Khai niệm về thể loại, về độ hoàn hảo, về thẩm mỹ.
- Không khai thác cái đẹp từ thời La – Mã cổ đại mà chỉ khai thác những cái đẹp từ
thế kỉ XVIII.
+ Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa:
Khuynh hướng: Kế thừa truyền thống nghệ thuật thế giới đồng thời mở ra một khuynh
hướng mới hiện thực, gắn liền với sự nghiệp của nhân dân.
+ Chủ nghĩa Tiên Phong (Avant – Gardisme):
Khuynh hướng: các nhạc sĩ tiên phong luôn cố gắng thay đổi một cách triệt để và đảo
ngược những nguyên lý kinh điển hướng tới những phát triển mới về mặt ngôn ngữ và
hình thức để phù hợp với thời đại Khoa học – Kĩ Thuật…




×