Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Nghiên cứu mối liên kết giữa nông hộ với các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị của sản phẩm cam vinh tại xã minh hợp, huyện qùy hợp, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Khuyến Nông và Phát Triển Nông Thôn

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu mối liên kết giữa nông hộ với các tác nhân tham gia trong
chuỗi giá trị của sản phẩm cam vinh tại xã Minh Hợp, huyện Qùy Hợp, tỉnh
Nghệ An

Sinh viên thực hiện

: Hồ Trần Minh Trí

Lớp

: Khuyến nông 46

Địa điểm thực hiện

: Xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S. Nguyễn Thị Dạ Thảo

Bộ môn


: Khuyến Nông 46

NĂM 2016

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ các cơ
quan, đoàn thể và cá nhân.
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể quý thầy, cô giáo
khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông Lâm
Huế. Chính sự dạy dỗ và chỉ báo của quý thầy cô trong suốt 4 năm học tại
trường đã tạo nền tảng vững chắc về kiến thức để giúp tôi có thể hoàn thiện
được đề tài của mình.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Thạc sĩ
Nguyễn Thị Dạ Thảo người đã hướng dẫn, chỉ bảo và quan tâm sâu sát,
nhiệt tình nhất trong thời gian qua để tôi có thể hoàn thành đề tài của mình
đúng trọng tâm cũng như thời gian quy định.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cô, chú cán bộ Ủy ban nhân
dân xã Minh Hợp, công ty nông nghiệp Xuân Thành, công ty nông công
nghiệp 32 và các cô, các bác xã Minh Hợp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi có thể thu thập được các số liệu thứ cấp và sơ cấp phục vụ cho việc
hoàn thiện đề tài của mình.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè,
những người đã luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện khóa luận.
Huế, tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Hồ Trần Minh Trí

2


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình quân

Đ

Đồng

ĐVT

Đơn vị tính

KTCB

Kiến thiết cơ bản


Kg

Kilogam

SP

Sản phẩm

STT

Số thứ tự

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TLSX

Tư liệu sản xuất

V2

Valencia

%

Phần trăm

Ha


Hecta

3


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
- Tên đề tài: “Nghiên cứu mối liên kết giữa nông hộ với các tác nhân
tham gia trong chuỗi giá trị của sản phẩm cam vinh tại xã Minh Hợp, huyện
Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An”
- Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cam của nông hộ tại xã Minh
Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; tìm hiểu và phân tích chuỗi giá trị, các tác
nhân tham gia vào chuỗi sản phẩm cam tại xã; xác định phân chia lợi nhuận phát
sinh trong chuỗi giá trị sản phẩm cam; tìm hiểu mối liên kết giữa các tác nhân
tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm cam.
- Sinh viên thực hiện

: Hồ Trần Minh Trí

- Giáo viên hướng dẫn : Th.S. Nguyễn Thị Dạ Thảo
- Phần tóm tắt đề tài:
+ Giới thiệu đề tài:
Xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp là xã điển hình về hoạt động sản xuất cam,
với địa hình thuận lợi đất đai phù hợp cho cây cam sinh trưởng và phát triển tốt.
Hiện nay, trồng cam đã trở thành hoạt động sản xuất chủ lực của xã. Tuy nhiên,
các nông hộ trồng cam tại xã cũng đang gặp phải một số khó khăn trong sản
xuất và tiêu thụ cam. Đặc biệt, các hộ trồng cam ở địa phương chưa định hướng
được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cam, giá bán ra còn bấp bênh chưa ổn
định, không có hợp đồng trong mua bán, mối liên kết giữa các tác nhân tham gia
trong chuỗi sản phẩm cam còn lỏng lẻo và cũng có nhiều loại cam, nhiều vùng

trồng cam khác với số lượng lớn nên mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Vì vậy,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu mối liên kết giữa nông hộ với các
tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị của sản phẩm cam vinh tại xã Minh
Hợp, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An”.
+ Nội dung, phương pháp:
Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng ta thấy rõ được: Điều kiện tự nhiên và
tình hình kinh tế, xã hội của xã Minh Hợp; thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam
tại xã; đặc điểm chuỗi giá trị và các tác nhân tham gia vào chuỗi sản phẩm cam;
hình thành giá sản phẩm, chi phí, phân chia lợi nhuận của các tác nhân; đánh giá
được mối liên kết giữa nông hộ với các tác nhân trong chuỗi, cũng như những
khó khăn, trở ngại của từng tác nhân trong việc thực hiện liên kết; những thuận
lợi, khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất và tiêu
4


thụ cam của nông hộ, giải pháp để nâng cấp và hoàn thiện chuỗi giá trị cho sản
phẩm cam tại địa phương.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin
thứ cấp và thông tin sơ cấp; phương pháp phân tích định tính và định lượng; số
liệu điều tra được mã hoá, nhập và xử lý thống kê mô tả trên phần mềm Excel,
SPSS.
+ Kết quả nghiên cứu:
Minh Hợp là xã có diện tích trồng cam lớn nhất các xã, chiếm tới 91.8%
diện tích cam huyện Quỳ Hợp. Tuy nhiên, diện tích cam kinh doanh, năng suất
và sản lượng giảm so với những năm trước. Trong chuỗi sản phẩm cam tại xã có
5 tác nhân tham gia, bao gồm: tác nhân cung ứng đầu vào, hộ sản xuất, hộ thu
gom, hộ bán buôn bán lẻ và người tiêu dùng; mỗi tác nhân nắm giữ một vai trò
khác nhau, nhưng đều nhằm thu lợi nhuận, làm tăng thêm phần giá trị cho chuỗi.
Giá trị của sản phẩm cam được gia tăng khi đi qua mỗi tác nhân và hộ sản xuất
đạt cao nhất. Bình quân 1 kg cam, hộ sản xuất nhận được 24,180 đồng lợi nhuận

chiếm 54%; thu gom lớn được 9,160 đồng (20%), thu gom nhỏ được 6,870 đồng
(15%) và thấp nhất là tiểu thương nhận được 4,940 đồng (11%). mức độ liên kết
giữa nông hộ với các tác nhân còn khá lỏng lẻo, trong các tác nhân chỉ có liên
kết giữa hộ sản xuất với công ty nông nghiệp chiếm 24.4% và mức độ chặt
(60%). Bên cạnh đó, các mối liên kết với các tác nhân thu gom lỏng lẻo, ở mức
độ rất lỏng lẻo với thu gom lớn chiếm (15.6%) và lỏng lẻo (8.9%).
+ Kết luận:
Chuỗi giá trị sản phẩm cam ngày càng hoàn thiện, các tác nhận tham gia
vào chuỗi sản phẩm cam đều có được lợi ích phù hợp với hoạt động của mỗi tác
nhân. Tuy nhiên, cũng có sự chênh lệch lớn về lợi nhuận và mối liên kết giữa
các tác nhân tham gia trong chuỗi sản phẩm cam. Do đó, cần nghiên cứu sâu hơn
nữa để từ đó có thể đưa ra hướng giải quyết tối ưu nhằm nâng cấp, hoàn thiện
chuỗi giá trị cam và cân bằng lợi ích giữa các tác nhân.

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Th.S Nguyễn Thị Dạ Thảo

Hồ Trần Minh Trí
5


6


7



PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Cây cam (Citrus sinensis) thuộc họ Rutaceae, họ phụ Aurantioideae, chi
Citrus, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Châu Á,
phân bố từ 35 vĩ độ Nam và Bắc bán cầu, có khi lên tới 40 vĩ độ Nam và Bắc
bán cầu. Cam là một trong những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế và dinh
dưỡng cao. Trong các loại cây ăn quả có múi thì giá trị hàng hoá của cam cao
hơn, do màu sắc trái cây và vị ngọt hấp dẫn, lượng sinh tố dồi dào (Thành phần
thịt quả có chứa 6 - 12% đường chủ yếu là đường saccaroza, hàm lượng Vitamin
C có từ 40-90mg/100g quả tươi, các axit hữu cơ có từ 0,4 - 0,7%, trong đó có
nhiều loại axit có tính sinh học cao cùng với các loại khoáng chất và dầu thơm).
Quả cam có thể dùng để ăn tươi, làm mứt, bánh kẹo, nước giải khát và làm thuốc
chữa bệnh,… Tinh dầu được chiết xuất từ vỏ quả, lá, hoa được dùng trong công
nghiệp thực phẩm và chế biến mỹ phẩm.
Ở Việt Nam cam đã được trồng phổ biến từ lâu đời với nhiều giống cam
nổi tiếng như: Cam Bù (Hà Tĩnh), cam Vinh (Nghệ An),… Cây cam mới thực
sự phát triển mạnh trên quy mô lớn, tập trung từ những năm 60 với các loại
giống cam nổi tiếng như cam Xã Đoài, cam Sông Con, cam Vân Du và một số
giống nhập nội. Nước ta là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm đã
tạo nên sự đa dạng về sinh thái, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nhiều loại
cây ăn quả trong đó có cây cam cho năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần vào
việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động
từ thành thị tới nông thôn. Một ha cam ở thời kỳ 8 năm tuổi cho năng suất bình
quân 16 tấn/ha, lợi nhuận đạt khoảng 200 - 250 triệu đồng/ha/năm. Nếu thâm
canh cao có thể đạt 20 tấn/ha, lợi nhuận đạt được từ 300 - 400 triệu
đồng/ha/năm.
Tại tỉnh Nghệ An, cây cam là cây chủ lực của một số xã vùng đồi núi ở

các huyện phía Tây Nghệ An như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Các yếu tố đất
đai, khí hậu vùng Phủ Quỳ (Nghệ An) nói chung thích hợp cho cây cam sinh
trưởng và phát triển tốt. Đất trồng cam chủ yếu là đồi núi thấp, quy mô lớn, đó
cũng là vùng trồng cam tập trung của tỉnh Nghệ An. Đầu thập kỷ 80 cây cam
cho năng suất trung bình 20 tấn/ha. Có những diện tích cho năng suất 40 tấn/ha
như nông trường Đông Hiếu, công ty nông nghiệp Xuân Thành... Tuy nhiên, ở
mỗi vùng sinh thái khác nhau các giống cam cho năng suất và phẩm chất khác


nhau. Những đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm đất đai và tiểu vùng
khí hậu đặc trung của vùng đó.
Xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An là xã điển hình về hoạt
động sản xuất cam, với địa hình thuận lợi đất đai phù hợp cho cây cam sinh
trưởng và phát triển tốt. Vì vậy, tại đây có thương hiệu “Cam Vinh” với chất
lượng thơm ngon nổi tiếng trong toàn quốc và được chỉ dẫn địa lý do cục trí tuệ
cấp phép. Điển hình tại xã đã có nhiều hộ trồng cam doanh thu trên 400 triệu
đồng/ha năm 2015. Năm 2013 và năm 2015 giá cam từ 30 đến 35 nghìn đồng/kg
riêng năm 2014 bình quân 45 nghìn đồng/kg. Với những thành quả đạt được
cam đang dần trở thành hoạt động sản xuất chủ lực của xã. Tuy nhiên, Hiện nay
các hộ gia đình trồng cam tại xã cũng đang gặp phải một số khó khăn trong sản
xuất và tiêu thụ cam. Đặc biệt trên thực tế các hộ trồng cam ở địa phương chưa
định hướng được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm cam, giá bán ra còn bấp bênh
chưa ổn định, còn tình cảnh được mùa mất giá. Mặt khác có nhiều trường hợp
chưa có hợp đồng trong mua bán rõ ràng, thường là thỏa thuận ngầm nên giá cả
còn bấp bênh, thị trường đầu ra chưa ổn định.
Do vậy, việc phân tích chuỗi giá trị và mối liên kết trong tiêu thụ sản
phẩm cam là rất cần thiết, nhằm hỗ trợ tiêu thụ cam tại địa phương, đồng thời
tạo cơ hội hợp tác để nâng cao giá trị trong mỗi công đoạn, gia tăng giá trị của
sản phẩm cam. Vì thế, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mối liên
kết giữa nông hộ với các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị của sản phẩm

cam vinh tại xã Minh Hợp, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu hiện trạng sản xuất và tiêu thụ cam của nông hộ tại xã Minh
Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
- Tìm hiểu và phân tích chuỗi giá trị, các tác nhân tham gia vào chuỗi sản
phẩm cam tại xã.
- Tìm hiểu mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản
phẩm cam.


PHẦN 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu chung cây cam
2.1.1 Giá trị của cây cam
* Giá trị dinh dưỡng của cam
Theo từ điển bách khoa Nông nghiệp nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội
năm1991: cây cam là cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới cây nhỡ, thân nhẵn,
không gai hoặc có ít gai. Lá cam hình trái xoan, cuống lá hơi có cánh eo lá. Hoa
mọc thành chùm 6-8 lá hoa mọc ở nách lá. Quả cam hình cầu, có nhiều tép, vị
chua ngọt, hạt có lá mần trắng, ra hoa tháng 3-4 và quả chín vào tháng10-12.
Cam là quả cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng phong phú và cao, ngoài hàm
lượng các vitamin như: vitamin C, vitamin A, Vitamin E, thì quả cam còn cung
cấp các nguyên tố vi lượng và Omega-3, Total Omega-6 [3].
* Giá trị kinh tế của cây cam
Cây cam là cây ăn quả có múi thuộc loại lâu năm, nhanh thu hoạch. Nhiều
cây có thể cho thu hoạch ngay từ năm thứ 2 sau khi trồng. Ở nước ta 1 ha cam
ở thời kỳ 8 tuổi, năng suất trung bình có thể đạt 16 tấn, người trồng cam có thể
thu nhập lên tới 200 triệu đồng năm 2011[3]
Trong những năm gần đây cam Vinh ở Quỳ Hợp được nhiều thương lái
đánh giá cao, chất lượng quả đều, ngọt. Hầu hết các vườn đang cho thu hoạch

đều được các thương lái ở Vinh, Hà Nội, Bắc Ninh... đặt mua với giá từ 30-45
nghìn đồng/kg, dự báo trong thời gian tới có thể giá cam sẽ tiếp tục tăng, với
mức giá này trung bình người trồng cam có thể thu lãi từ 5-10 triệu đồng/sào.
Năm nay, mỗi sào cam ước tính cho năng suất 7-8 tạ/sào, trên những diện tích
chăm sóc tốt, năng suất cam có thể đạt 8 tạ -1 tấn/sào, cá biệt có những nơi cho
từ 1-1,2 tấn/sào. Vụ cam năm 2015, tổng diện tích cam có chất lượng tốt đạt gần
2000 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch đạt 998 ha, tăng so với năm 2013 là
278 ha. Năng suất bình quân đạt 13-15 tấn quả/ha. Sản lượng đạt 18,000 tấn
quả. Sản lượng tăng mạnh so với năm 2013 và giá bán ra thị trường cũng cao
hơn mọi năm và tổng số tiền thu được từ cây cam khoảng 450 tỉ đồng [6].
* Giá trị công nghiệp và dược liệu
Vỏ cam quýt có chứa tinh dầu. Tinh dầu được cắt từ vỏ, quả, lá, hoa được
dùng trong công nghiệp thực phẩm và công nghiệp mỹ phẩm. Đặt biệt là chanh


Yên, 1 tấn quả có thể cất được 67 lít tinh dầu. Tinh dầu cam quýt có giá trị dinh
dưỡng khá cao trên thị trường quốc tế (1 kg tinh dầu cam, quýt có giá trị trên
dưới 300 USD).
Ở nhiều nước trên thế giới, từ những thời xa xưa, người ta đã dùng các
loại quả thuộc chi Citrus làm thuốc chữa bệnh. Ở thế kỷ XVI, các thầy thuốc
Trung Quốc, Ấn Độ đã dùng quả cam quýt để phòng chống bệnh dịch
hạch,chữa bệnh phổi, bệnh chảy máu dưới da. Ở Mỹ vào những năm ba mươi
của thế kỷ XX, các thầy thuốc đã dùng quả cam quýt kết hợp với insulin để chữa
bệnh đái tháo đường. Ở Nga bắt đầu từ thế kỷ XI, các loại cây ăn có múi đã
được sử dụng để phòng ngừ và chữa trị bệnh trong y học dân gian. Ở nước
ta,nhân dân đã dùng cây lá và hoa quả của các loài cây ăn quả có múi để phòng
chữa và chữa bệnh từ thửa xa xưa [3].
2.1.2 Một số giống cam đang trồng phổ biến ở Việt Nam
* Cam Vinh (Xã Đoài)
Cam Vinh Là giống cam được chọn lọc ở vùng Nghi Lộc-Nghệ An,

giống cam này chịu hạn tốt, chịu đất xấu, đất ven biển, có 2 dạng: quả tròn và
quả tròn dài. Dạng tròn dài có năng suất cao hơn. Khối lượng quả trung
bình 180-200g, quả chín vàng có 10-12 múi. Quả có hương vị thơm ngon, hấp
dẫn, nhưng có nhược điểm là nhiều hạt, xơ bã nhiều. Cây cao 3-4m, lá to, rộng,
nhạt màu, tán lá cách mặt đất 70-1000cm [3].
* Cam Vân Du
Được nhập nội từ những năm của thập kỷ 40 thế kỷ XX. Đây là một trong
các giống cam chủ lực của nước ta. Cây phân cành khỏe, tán hình trụ, cành dày,
có gai, lá hơi thuôn, mành xanh đậm, eo lá hơi to, quả hình tròn hay ô van, vỏ
dày, mọng nước, giòn, ngọt, nhiều hạt. Giống cam này cho năng suất khá cao,
chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại, chịu hạn và được phổ biến rộng [3].
* Cam Sành (Citrus reticulata)
Ở Việt Nam, cam sành được trồng ở tất cả các vùng trồng cây có múi
khắp cả nước. Sản lượng cam Sành ở miền Nam cao hơn miền Bắc. Ở các tỉnh
phía Bắc, cam sành thương được mang theo tên địa phương trồng nhiều. Điều
đáng chú ý là các vùng cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), Bắc Quang (Hà
Giang), Bố Hạ (Bắc Giang), Yên Bái. Sản lượng cam sành các tỉnh phía
Bắc nhiều nhất là ở Hàm Yên, Bắc Quang [3].


* Cam V2 (Valencia)
Giống cam này được nhập nội từ Mỹ, do viện Di truyền nông nghiệp thực
hiện khảo nghiệm tại các vùng trồng cam Phủ Quỳ (Nghệ An), Cao Phong (Hòa
Bình), Bố Hạ (Bắc Giang) và một số vùng sinh thái khác. Đây là giống cam chín
muộn, ngọt, sinh trưởng tốt, phân cành đều. Quả to trung bình đạt 190g/quả,
nhiều nước, không có hạt hoặc rất ít hạt; khi quả chín vỏ nhẵn, màu vàng tươi,
thịt và nước quả màu vàng đậm, vị ngoạt đậm, thơm. Năng suất bình quân năm
thứ 5 đạt 14,7 tấn/ha [3].
.
2.2 Chuỗi giá trị và mối liên kết trong chuỗi giá trị

2.2.1 Khái niệm chuỗi giá trị
Trong cuốn: “ Phân tích chuỗi giá trị - Lý thuyết và kinh nghiệm từ
nghiên cứu ngành chè Việt Nam” thì chuỗi giá trị giản đơn là chuỗi hoạt động
trong các khâu cơ bản từ điểm khởi đầu đến khâu kết thúc của sản phẩm, ví dụ:
thiết kế > sản xuất > phân phối > tiêu dùng.
Một khái niệm khác của chuỗi giá trị đó là: Chuỗi giá trị là một loạt các
hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào,
sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
Chúng ta gọi định nghĩa này là định nghĩa chuỗi giá trị theo chức năng. Trong
chuỗi giá trị các hoạt động được tiến hành theo từng khâu. Mỗi khâu sẽ có các tác
nhân đảm nhận và cũng chính là những người thực hiện các chức năng của chuỗi
giá trị, ví dụ như: nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất, thương
lái vận chuyển hàng hóa,... Bên cạnh các tác nhân, chuỗi giá trị còn có các “nhà
hỗ trợ chuỗi giá trị”. Nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi là giúp phát triển của
chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp chuỗi giá trị.
Chuỗi giá trị mở rộng là việc chi tiết hoá các hoạt động và các khâu của
chuỗi giá trị giản đơn. Mức độ chi tiết càng cao thì sẽ càng thấy rõ nhiều bên
tham gia và liên quan đến nhiều chuỗi giá trị khác nhau [8].
2.2.2 Đặc điểm của chuỗi giá trị
* Đặc điểm chung của chuỗi giá trị:
- Tạo ra liên kết doanh nghiệp thông qua việc những bên tham gia vào
chuỗi giá trị làm việc cùng nhau. Điều này cần phải có sự điều phối tốt trong quá
trình điều tra và trao đổi.
- Cần phải quản trị tốt để điều phối.


- Để tăng giá trị chuỗi giá trị cần phải đáp ứng những nhu cầu của người
tiêu dùng và có tính cạnh tranh với các chuỗi giá trị khác trong cùng ngành
hàng.
- Để có giá trị cạnh tranh, chuỗi giá trị phải luôn cải tiến.

- Để tạo được các mối liên kết hiệu quả, chuỗi giá trị cần phải chia sẽ lợi
nhuận hợp lý để khuyến khích các bên tham gia.
* Đặc điểm của chuỗi giá trị hiệu quả:
- Là một chuỗi giá trị hiệu quả, các yếu tố nêu trên cần được đảm bảo tốt,
thêm vào đó là các đặc trưng như: tạo ra sự khác biệt sản phẩm, liên tục cải tiến,
tạo giá trị cao hơn, tổ chức trong chuỗi tốt, tạo liên minh và điều phối, rộng hơn
phạm vi các giao dịch thị trường tại chỗ, đưa những cách làm việc đáp ứng được
những yêu cầu về môi trường và trách nhiệm xã hội [8].
2.2.3 Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là vẽ một sơ đồ về hệ thống chuỗi giá trị.
Sơ đồ thể hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh (chức năng), các tác nhân
chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Thể hiện qua sơ đồ chuỗi giá trị
dưới đây [7]:


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thể hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tác
nhân chính trong chuỗi
2.2.4 Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị
Nói chung, giá trị gia tăng là cách mức độ thịnh vượng được tạo ra trong
nền kinh tế. Giá trị gia tăng trong một chuỗi giá trị được tính bằng:
Giá trị gia tăng = Tổng giá bán sản phẩm – Giá trị hàng hóa trung gian
Giá trị gia tăng được tạo ra bởi tác nhân của từng khâu trong chuỗi giá trị.
Hàng hóa trung gian, đầu vào và dịch vụ vận hành được cung cấp bởi các nhà
cung cấp mà họ không phải là tác nhân của khâu. Chuỗi giá trị chỉ mang lại lợi
nhuận cho các tác nhân nếu người tiêu dùng sẵn sàng chi trả giá sản phẩm cuối
cùng, bản thân người tiêu dùng không tạo ra giá trị gia tăng [9].
Các hoạt động chính tạo giá trị gia tăng:
+ Hậu cần đến: Những hoạt động này liên quan đến việc tiếp nhận, lưu trữ
và dịch chuyển đầu vào sản phẩm : cung cấp nguyên vật liệu theo yêu cầu, kho
bãi, kiểm soát tồn kho, trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp.

+ Sản xuất: các quy trình xử lý đầu vào tạo ra sản phẩm và dịch vụ hoàn
thiện
+ Hậu cần ngoài ra : Đây là những hoạt động kết hợp với việc thu nhập,
lưu trữ và phân phối đến sản phẩm người mua.
+ Tiếp thị và bán hàng: Những hoạt động đến liên quan đến quảng bá,
khuyến mại, lựa chon kênh phân phối, mối quan hệ giữa các tác nhân trong kênh
và định giá như tiếp thị sản phẩm, bán hàng.
+ Dịch vụ: Các hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia
tăng và duy trì sản phẩm, chăm sóc khách hàng khi cung cấp sản phẩm/dịch vụ,
điều chỉnh sản phẩm.
2.2.5 Công cụ phân tích chuỗi giá trị
Công cụ phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta thay đổi cách nhìn và cách
làm khi chúng ta sản xuất hoặc kinh doanh. Chuỗi giá trị giúp chúng ta nhắm
đến thị trường tiêu thụ sản phẩm trước khi sản xuất. Nó giúp xác định nhu cầu
và yêu cầu của thị trường. Thông qua đó quản lý được sản xuất kinh doanh, xác
định nhu cầu đầu tư hỗ trợ để nâng cấp chuỗi [7].
* Công cụ: Lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích


Quá trình lập thứ tự ưu tiên tuân theo 4 bước như trong quy trình tiến
hành lựa chọn trong một tình huống có nguồn lực khan hiếm. Bốn bước này bao
gồm việc xác định một hệ thống các tiêu chí sẽ được áp dụng để lập thứ tự ưu
tiên các chuỗi giá trị, đánh giá tương đối mức độ quan trọng của các tiêu chí đó,
xác định các tiểu ngành, sản phẩm, hàng hóa tiềm năng có thể xem xét và sau đó
lập một ma trận để xếp thứ tự các sản phẩm theo các tiêu chí trên. Lựa chọn ưu
tiên cuối cùng có thể xác định dựa vào kết quả xếp loại đạt được [7].
* Công cụ: Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Lập sơ đồ chuỗi giá trị có ba mục tiêu chính:
- Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về các kết nối giữa các
tác nhân và các quy trình trong một chuỗi giá trị.

- Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và quy trình trong
chuỗi giá trị.
- Cung cấp cho các bên có liên quan hiểu biết ngoài phạm vi tham gia của
riêng họ trong chuỗi giá trị.
Không có sơ đồ chuỗi gía trị nào hoàn toàn toàn diện và bao gồm tất cả
mọi yếu tố. Việc quyết định lập sơ đồ những gì phụ thuộc vào các nguồn lực ta
có, phạm vi và mục tiêu của nghiên cứu và nhiệm vụ của tổ chức. Một chuỗi giá
trị, cũng như thực tiễn, có rất nhiều khía cạnh: dòng sản phẩm thực tế, số tác
nhân tham gia, giá trị tích luỹ được... Vì vậy, việc chọn xem sẽ đưa vào những
khía cạnh nào mà ta muốn lập sơ đồ là rất quan trọng [7].
* Công cụ: Chi phí và lợi nhuận
Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị, bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một số
khía cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên
cứu tiếp. Một trong những số đó là chi phí và lợi nhuận, hay nói một cách đơn
giản hơn, là số tiền mà một người tham gia trong chuỗi giá trị bỏ ra và số tiền
mà một người tham gia trong chuỗi giá trị nhận được.
Tính chi phí và lợi nhuận cho phép nhà nghiên cứu xác định chuỗi giá trị
vì người nghèo đến mức độ nào. Cần cân nhắc việc nghiên cứu chi phí và lợi
nhuận thực tế khi một nhà nghiên cứu muốn biết liệu chuỗi giá trị có phải là một
nguồn thu nhập tốt cho người nghèo hay không, và thứ hai là liệu người nghèo
có tiếp cận được một chuỗi giá trị hay không. Chi phí và lợi nhuận cho phép nhà
nghiên cứu biết đã có những xu hướng tài chính nào trong chuỗi giá trị và liệu
chuỗi giá trị đó có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai hay không [7].


* Công cụ: Phân tích công nghệ, kiến thức và nâng cấp
Những mặt quan trọng vì người nghèo trong việc phân tích công nghệ và
kiến thức đó là:
- Liệu người nghèo có thể làm được điều đó? Nói cách khác liệu họ có
trình độ kiến thức cần thiết để hiểu công nghệ và thực hiện hoặc vận hành nó?

- Liệu người nghèo có đủ tiền để làm điều đó? Liệu đòi hỏi đầu tư công
nghệ có nằm trong tầm với của người nghèo?
- Liệu người nghèo có bắt chước một cách mù quáng? Khi công nghệ
được giới thiệu tới những khán giả được lựa chọn thì nó có dễ để bắt chước?
- Liệu người nghèo có thể tiếp cận nó? Điều này đặc biệt đúng trong
trường hợp người nghèo là lao động ở những trang trại hoặc các doanh nghiệp [7].
* Công cụ: Phân tích các thu nhập trong chuỗi giá trị
Phân tích tác động của việc tham gia vào các chuỗi giá trị tới việc phân bổ
thu nhập trong và giữa các mức khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp bậc của người
tham gia đơn lẻ.
Phân tích tác động của các hệ thống quản trị chuỗi giá trị khác nhau tới sự
phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối cùng.
Miêu tả sự tác động của sự phân bổ thu nhập tới người nghèo và những
nhóm người yếu thế và tiềm năng đối với sự giảm nghèo từ các chuỗi giá trị
khác nhau [7].
* Công cụ: Phân tích việc làm trong chuỗi giá trị
Để phân tích tác động của chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa và
trong các cấp khác nhau của chuỗi giá trị ở cấp người tham gia cá nhân.
Miêu tả sự phân bổ việc làm theo chuỗi giá trị và trong số những tầng lớp
giàu khác nhau và làm thế nào để người nghèo và nhóm yếu thể có thể tham gia
vào chuỗi.
Miêu tả sự năng động của việc làm trong và dọc theo chuỗi giá trị và sự
bao gồm, tách rời người nghèo và các nhóm yếu thế.
Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá trị đến
sự phân bổ việc làm.
Phân tích sự tác động của các chiến lược nâng cao khác nhau của chuỗi
giá trị lên sự phân bổ việc làm [7].


* Công cụ: Quản trị và các dịch vụ

Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm điều tra các quy tắc hoạt động
trong chuỗi giá trị và đánh giá sự phân phối quyền lực giữa những người tham gia
khác nhau. Quản trị là một khái niệm rộng bao gồm hệ thống điều phối, tổ chức
và kiểm soát mà bảo vệ và nâng cao việc tạo ra giá trị dọc theo chuỗi. Quản trị
bao hàm sự tác động qua lại giữa những người tham gia trong chuỗi là không
ngẫu nhiên, nhưng được tổ chức trong một hệ thống cho phép đáp ứng những đòi
hỏi cụ thể về sản phẩm, phương pháp và hậu cần. Ví dụ: việc tham gia thị trường
quốc tế thường phụ thuộc vào sự tuân thủ những quy định và chuẩn mực quốc tế.
Một hệ thống quản trị hiệu quả đảm bảo rằng những chuẩn mực yêu cầu có thể
được đáp ứng bởi tất cả các khâu trong chuỗi [7].
2.2.6 Khái niệm về tác nhân
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự
quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng, tác nhân là những hộ, những
doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành hàng thông qua hoạt động
kinh tế của họ. Tác nhân được phân ra làm hai loại:
Tác nhân là người thực hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng.
Nếu theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có
cùng một hoạt động [13].
2.2.7 Khái niệm nông hộ
Hộ nông dân là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh bao gồm một
nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết thống sống chung trong một
máu nhà, chung một nguồn thu nhập, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
nông nghiệp.
Hộ nông dân hiện nay đang có xu hướng chuyển từ tự cấp tự túc sang sản
xuất hàng hóa với nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm:
Các hộ nông dân sản xuất tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hóa
nhỏ. Số hộ này ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặt biệt khó khăn là chủ yếu. Họ
thừa hưởng các lợi ích từ các chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng và nhà
nước nhưng do quy mô sản xuất nhỏ, diện tích đất nông nghiệp nhỏ không có
điều kiện trở thành các chủ tang trại hoặc những người sản xuất hàng hóa quy

mô lớn.
Các hộ nông dân sản xuất tự cấp, tự túc chuyển sang các hộ có tỷ suất
hàng hóa cao, nhưng chưa phải là trang trại. Nhóm này tập trung chủ yếu ở vùng


Đồng Bằng Sông Hồng, trung du và miền núi trồng cây công nghiệp chuyên
môn hóa.
Các hộ nông dân sản xuất có tỷ suất hàng hóa cao trở thành trang trại. Chủ
hộ có trình độ, kinh nghiệm sản xuất và tích lũy đủ lớn để chuyển sang trang
trại.
Một số hộ nông dân có thêm nghề phụ và vào chính sách chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đã chuyển hẳn sang kinh doanh ngành nghề nông thôn.
Như vậy, hộ sản xuất là một lực lượng sản xuất to lớn ở nông thôn. Hộ
sản xuất trong nhiều ngành nghề hiện nay phần lớn hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các hộ này tiến hành sản xuất kinh doanh
ngành nghề phụ. Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề mới trên đã
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nước ta trong thời
gian qua.
2.2.8 Khái niệm sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra một sản phẩm riêng của
mình, trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác
chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả của hoạt
động kinh tế, là đầu ra quá trình sản xuất, của từng tác nhân. Do tính chất phong
phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân
tích sự vận hành của các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy
tên sản phẩm của tác nhân của tác nhân đầu tiên [13].
2.2.9 Mối liên kết trong chuỗi giá trị
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là một vấn đề hết sức cần
thiết và thu hút sự quan tâm chú ý của xã hội. Phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ
thông qua hợp đồng sẽ khắc phục tình trạng sản xuất đơn lẻ, phân tán của các hộ

nông dân, hình thành các mô hình liên kết ngang và liên kết dọc theo ngành
hàng và theo lãnh thổ, giải quyết được vấn đề về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn
vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc…
Liên kết chuỗi trong cung ứng nông sản là con đường tất yếu để nâng cao
hiệu quả sản xuất và thiết lập thị trường tiêu thụ ổn định. Việc hình thành chuỗi
liên kết sản xuất, tiêu thụ không chỉ giúp giảm tầng trung gian, mà còn tạo điều
kiện tiếp cận nông sản, bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dung [2].
* Mục đích, nguyên tắc của liên kết


Liên kết nhằm mục đích để các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu và
hàng hóa ổn định phục vụ chế biến và xuất khẩu, người nông dân được chuyển
giao khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, được hỗ trợ vật chất và sản phẩm
được tiêu thụ ổn định. Nguyên tắc liên kết là sự thỏa thuận, đôi bên hoặc nhiều
bên cùng có lợi [2].
* Hạn chế của việc thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Sản xuất không theo quy hoạch và kế hoạch, sản phẩm tuy nhiều nhưng
các nhà máy chế biến không đủ nguyên liệu để sản xuất, trong khi sản phẩm
nhiều lúc ế thừa khó tiêu thụ.
Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp lỏng lẻo, nông dân chậm
được chuyển giao các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, chi phí sản xuất cao, hiệu
quả sản xuất thấp, sản phẩm khó tiêu thụ, mặt trái của thị trường có điều kiện
phát triển.
Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu đạt rất thấp, nhất là rau, hoa
và sản phẩm cây công nghiệp dài ngày.
Một số sản phẩm chưa đạt chất lượng về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hàm lượng Nitrat, vi sinh vật
vượt mức giới hạn cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Kênh tiêu thụ nông sản đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp
thiếu ổn định, khi thị trường cần số lượng lớn thì sản xuất nguyên liệu không

đáp ứng đủ, khi thị trường tiêu thụ bị thu hẹp thì nguyên liệu sản xuất thừa, một
số doanh nghiệp phải chuyển hướng sản xuất [2].
* Sự cần thiết của việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản
Hiện nay, do sản xuất còn nhỏ lẻ, sản lượng nông sản hàng hóa của từng
hộ nông dân thấp, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn khá lỏng lẻo
được xem là nguyên nhân chính làm cho giá cả nông sản, thực phẩm luôn rơi
vào cảnh bấp bênh. Trong bối cảnh đó, liên kết, đầu tư và tiêu thụ hàng nông
sản, thực phẩm là vấn đề hết sức cần thiết. Phát triển liên kết sản xuất tiêu thụ
thông qua hợp đồng sẽ khắc phục được tình trạng sản xuất đơn lẻ, phân tán, qua
đó hình thành các mô hình liên kết và vùng sản xuất tập trung. Khi giải quết
được các vấn đề về tiêu chuẩn an toàn, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm sẽ
hạn chế được sự độc quyền ép giá, thiếu liên kết trong sản xuất là nguyên nhân
chính của tình trạng “trồng – chặt”, sản xuất manh mún thiếu tập trung dẫn đến
cạnh tranh không lành mạnh, rủi ro thị trường dầu ra…[2].


Khi doanh nghiệp và nông dân liên kết lại với nhau sẽ tạo điều kiện để cả
2 cùng phát triển: người nông dân không phải lo đầu ra cho sản phẩm nông sản
thực phẩm, trong khi đó doanh nghiệp yên tâm khi có vùng nguyên liệu sản xuất
lâu dài, ổn định và sẽ tập trung đầu tư sản xuất, xây dựng các chính sách hỗ trợ
nông dân để nâng cao chất lượng nông sản”. Trong mối liên kết này, hợp đồng
tiêu thụ được xem là sợi dây gắn kết giữa người nông dân và doanh nghiệp.
Thông qua ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản đã làm thay đổi nhận thức, phương
thức làm ăn của doanh nghiệp và các hộ nông dân. Doanh nghiệp đã mở rộng
hơn quy mô sản xuất, chủ động hơn nguồn nguyên liệu, năng lực cạnh tranh
được tăng cường. Ngược lại, người sản xuất có điều kiện tiếp nhận hỗ trợ về đầu
tư (vốn, giống, phân bón…), các biện pháp kỹ thuật, giá cả hợp lý. Qua đó, nông
dân phấn khởi, yên tâm sản suất, sản xuất ổn định, thu nhập từng bước được
nâng cao [2].
2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam

2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên Thế giới
Hiện nay cam quýt được phát triển khắp các lục địa, sự phát triển của các
vùng cam quýt trên thế giới có sự tương quan với các cuộc cách mạng công
nghiệp ở các vùng. Vùng nào sớm phát triển công nghiệp thì nghề cam quýt
cũng sớm phát triển và ngược lại.
Năm 2010 diện tích là 4.059.105 ha và sản lượng là 69.045.495 tấn đều
tăng, có năng suất hơi giảm đạt 170.100 tạ/ha. Đến năm 2012 diện tích cam
quýt của toàn thế giới là 3.816.692 ha , sản lượng đạt 68.223.759 tấn có xu
hướng giảm, còn năng suất trung bình tăng đạt 178,751 tạ/ha, .(FAO, 2012).
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang quan tâm phát triển cây ăn quả
trong đó có cam nhằm hướng đến xuất khẩu quả tươi và sản phẩm đã qua chế
biến đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới. Kết quả thống kê
của FAO cho thấy Braxin là nước có sản lượng cam thu hoạch cao nhất trên thế
giới với hơn 18,01 triệu tấn quả trong năm 2012, giá trị ước tính là hơn 4 tỉ Đôla; sản lượng này cao gấp đôi so với nước đứng thứ hai là Mỹ. Các nước Ấn Độ,
Trung Quốc, Tây Ban Nha cũng là các nước có sản lượng cam quýt thu hoạch
cao trên thế giới [1].
Trong khu vực Đông Nam Á, Indonexia và Việt Nam là hai nước có sản
xuất cam quýt nhiều nhất với sản lượng tương ứng là 1.611.784 triệu tấn và 0.52
triệu tấn trong năm 2012 và giá trị thu được ước tính là 350 triệu Đô la và 115
triệu Đô la. Sản lượng cam quýt thu hoạch của nước ta có xu giảm nhẹ so với


năm 2005. Với mức sản lượng này nước ta được xếp thứ 17 trong tổng số 20
nước sản xuất cam quýt nhiều nhất trên thế giới và đã duy trì vị trí này trong một
thời gian dài.
Niên vụ 2012-2013, sản lượng cam thế giới đạt 69,04 triệu tấn, trong đó
Brazil 18,02 triệu tấn, Mỹ 8,1 triệu tấn, các nước thuộc EU 5,7triệu tấn, Trung
Quốc 6,5 triệu tấn, Ấn độ 5 triệu tấn và Việt Nam 520.846 tấn. Lượng cam tham
gia thị trường thế giới 3,8 triệu tấn, trong đó Nam Phi 1,13 triệu tấn, Ai Cập 800
ngàn tấn, Mỹ 525 ngàn tấn, EU 240 ngàn tấn, Morocco 215 ngàn tấn và Trung

Quốc 185 ngàn tấn. Việt Nam nhập khẩu 60.000 tấn từ Trung Quốc và Mỹ [12].
2.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Việt Nam
Cam quýt được đưa vào Việt Nam từ thế kỷ XVI, cho đến nay đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm và đã chọn ra được nhiều giống cho năng suất
cao, phẩm chất tốt đem trồng ở một số vùng trên cả nước. Từ những năm hoà
bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam quýt ở Việt Nam còn rất
hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh như Xã Đoài
(Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang) đây là 2 vùng chuyên canh cam có kinh
nghiệm, một số gia đình cũng đã biết làm giàu từ cây cam nhưng trên thị
trường cam quýt vẫn là một mặt hàng vô cùng quý hiếm.
Thời kỳ này có khoảng 3.000 ha cam quýt và phát triển khá mạnh mẽ, sản
lượng hàng năm đã đạt vài nghìn tấn. Trên thị trường cam quýt đã có giá phải
chăng, người dân đã biết đến hương vị của chúng. Năng suất bình quân những
năm đó vào khoảng 135-140 tạ/ha. Thời kỳ này vùng cam đất đỏ bazan Phủ Quỳ
(Nghệ An) đạt bình quân toàn nông trường 220 tạ/ha . Thời kỳ từ năm 1975 trở
lại đây ở miền Bắc diện tích và sản lượng cam ó xu hướng giảm dần, những
diện tích được trồng vào thời kỳ 1960-1965 thì nay đã già cỗi, sâu bệnh rất nặng.
Vì vậy, đã chuyển sang trồng các loại cây khác hoặc trồng lại. Tuy nhiên vào
thời điểm đó, ở miền Nam, diện tích và sản lượng cam quýt lại tăng lên nhất là
khu vực tư nhân, các tỉnh có diện tích cam nhiều như Vĩnh Long, Tiền Giang,
Bến Tre, Đồng Tháp...[1].
Ở nước ta hiện nay, có nhiều vùng trồng cam quýt, song những vùng cho
năng suất cao, phẩm chất tốt có tiếng trong nước phải kể đến vùng cam đồng
bằng sông Cửu Long, vùng cam Trung du miền núi phía Bắc với nhiều giống
cam đặc sản, chất lượng như: cam Yên Bái, cam Bắc Quang, quýt Bắc Sơn, cam
sành Hàm Yên... với tổng diện tích của cả nước năm 2007 là 86.700ha,
phân bố ở 8 vùng sản xuất bao gồm Đ bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc, vùng


Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đ bằng

sông Cửu Long. Các vùng trồng cam có diện tích lớn là Đ bằng sông Cửu Long
47.900 ha, vùng Đông Bắc 13.100 ha và vùng BắcTrung bộ 8.600 ha [12].
Trong những năm gần đây nhìn chung xu thế phát triển cam quýt chậm
lại, giảm đi nhất là miền Bắc. Nguyên nhận chính là sâu, bệnh nhiều, chưa có
biện pháp phòng trừ hiệu quả, chưa tạo ra được những giống tốt có khả năng
chống chịu sâu bệnh, để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
2.3.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam tại Nghệ An
Nghệ An diện tích cam 3.600 ha chiếm 60% tổng diện tích toàn vùng. Các
huyện có diện tích trồng cam, quýt lớn chủ yếu tập trung tại các huyện Nghĩa
Đàn, Quỳ
Hợp, Tân Kỳ, Con Cuông và Anh Sơn khoảng 2.850 ha, năng suất 150
tạ/ha; sản lượng 30.000 tấn, Các giống chủ lực là: Cam Vân Du, cam Xã Đoài,
quýt PQ1, cam Giấy (quýt đỏ). Tính đến năm 2015, huyện Quỳ Hợp là vùng
trồng cam, quýt trọng điểm nhất, diện tích gần 2000 ha, trong đó diện tích cam
thời kỳ kinh doanh: 750 ha, sản lượng 18000 tấn. Ở cả vùng Phủ Quỳ, diện tích
trồng cam khoảng 1.927 ha, tập trung ở các Công ty Rau Quả 19/5 (166 ha),
nông trường 3/2 43 ha, Nông trường Tây Hiếu 215 ha và Nông trường Xuân
Thành 13 ha; cơ cấu giống cam Vân Du chiếm 39%, cam Xã Đoài 19%, cam
Sông Con 20%, cam Valencia 13%, còn lại là các giống khác. Sản xuất cam Xã
Đoài ở vùng nguyên sản Nghi Lộc (Nghệ An) vào những năm 1980 diện tích
khoảng 400 ha, đến năm 2006 chỉ duy trì chỉ khoảng 25-30 ha, năng suất chỉ
khoảng 8 tấn/ha vào năm 2006, cá biệt vẫn còn vườn cam trên 15 năm tuổi cho
năng suất 250-350 quả/cây. Công ty Nông nghiệp Xuân Thành đã trồng thử
nghiệm 6 ha cam V2 ở vùng cam truyền thống Phủ quỳ (Nghệ An). Kết quả sau
khi trồng 4 năm, cam mới cho quả chín bói, nhưng đã cho thu hoạch từ 10-12
tấn/ha. Giá bán cam chọn lựa tại vườn 25 nghìn đồng/kg, số còn lại thấp nhất
cũng bán được 15 nghìn đồng/kg, doanh thu trung bình 200 triệu đồng/ha. Đồng
thời cam V2 được bán vào dịp tết Nguyên đán và rằm tháng giêng nên khách
hàng rất ưa chuộng (Báo Nghệ An, 09/03/2009). Tuy nhiên việc phát triển cam
quýt tại Nghệ An cũng gặp rất nhiều khó khăn, theo Chi cục Bảo vệ thực vật

Nghệ An, mỗi năm có trên 590 ha cam quýt bị sâu bệnh gây hại, làm thiệt hại
hàng tỷ đồng cho nông dân [1], [12].


2.3.4 Thị trường tiêu thụ cam
2.3.4.1 Thị trường tiêu thụ cam trên thế giới
Brazil và Mỹ đứng đầu thế giới về sản xuất cam trong đó sản lượng cam
của Brazil trong năm 2013 là trên 18.01 triệu tấn, gấp đôi sản lượng của Mỹ và
hơn gấp 3 lần sản lượng cam của Ấn độ, nước đứng thứ 3 trên thế giới về sản
xuất cam. Tuy nhiên xét về mặt thương mại, Tây Ban Nha là nước đứng đầu về
xuất khẩu cam tươi với 1,4 triệu tấn trong năm 2009. Vị trí thứ hai và ba về sản
lượng cam tươi xuất khẩu là Nam Phi và Ai Cập với sản lượng ương ứng là trên
0,95 và 0,82 triệu tấn. Tuy nhiên xét về mặt giá trị, giá trị xuất khẩu cam của
Nam Phi chỉ đứng thứ 4, sau Mỹ, nước chỉ xuất khẩu hơn 0,5 triệu tấn cam trong
năm 2009. Có thể thấy rõ sự chênh lệch rõ rệt về giá xuất khẩu cam của các
nước phát triển và đang phát triển với giá trị tương ứng từ $600-$980/tấn và
$390-$450/tấn. Điều này đã phản ánh sự khác biệt đáng kể trong chất lượng sản
phẩm (FAO, 2011).
Không tập trung nhiều cho thị trường cam tươi, Brazil hướng đến thị
trường sản phẩm nước cam. Do đó thật dễ hiểu khi Brazil đứng đầu về xuất khẩu
nước cam với sản lượng vượt trội (1,5 triệu tấn nước cam dung dịch và trên 0,5
triệu tấn nước cam cô đặc). Trong khi lượng xuất khẩu của Tây Ban Nha và Mỹ
đối với loại mặt hàng này lần lượt là trên 78.000 tấn và 69.000 tấn nước cam cô
đặc và 171.000 tấn và 309.000 tấn nước cam dung dịch (FAO, 2011).
Theo thống kê của FAO, EU là thị trường chính của cam tươi với trên 0,5
triệu tấn cam nhập vào Đức trong năm 2009. Hà Lan và Pháp và Nga cũng đã
nhập khẩu trên hơn 0,45 triệu tấn trong năm này. Đối với sản phẩm nước ép cô
đặc, Mỹ và Anh là hai nhà nhập khẩu lớn với trên 0,28 triệu tấn và 0,23 triệu tấn
trong cùng năm, trong khi Bỉ, Pháp, Hà Lan lại dẫn đầu về nhập khẩu nước ép
tươi.

2.3.4.2 Thị trường tiêu thụ cam của Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, sản lượng trái
cây cả nước đạt khoảng hơn 7 triệu tấn/năm, xếp thứ 5 Châu Á. Tuy nhiên, chỉ
có 10% sản lượng được xuất khẩu, còn lại 90% phải trông đợi vào thị trường
tiêu thụ nội địa nhưng hiện đang bị trái cây ngoại lấn lướt. Trong năm 2008, cả
nước nhập khẩu gần 400.000 tấn trái cây, với kim ngạch 107,5 triệu USD. Trong
khi đó, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 277.000 tấn. Theo số liệu từ Tổng cục Hải


quan, 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch nhập khẩu các loại trái cây đạt 74 triệu
USD. Con số này chưa bao gồm lượng hoa quả nhập theo đường tiểu ngạch.
Với kim ngạch xuất khẩu trên 170 triệu Đô la năm 2009 (FAO, 2011).
Việt Nam được xếp trong những nước đi đầu về xuất khẩu trái cây tươi ở trên
thế giới. Đối với sản phẩm cam, nước ta nằm trong nhóm 20 nước có sản lượng
cam sản xuất ra lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên lượng sản phẩm xuất ra thị
trường nước ngoài còn rất hạn chế và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Bên cạnh đó, hàng năm nước ta lại nhập khẩu khoảng trên 60 nghìn tấn cam từ
Trung Quốc và Mỹ để phục vụ thị trường nội địa.
Thị trường chính của trái cây Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật
Bản, Hồng Kông và Nga, trong đó phần lớn trái cây tươi được tiêu thụ ở thị
trường Trung Quốc còn các sản phẩm đóng hộp và đông lạnh được xuất khẩu
sang Châu Âu và Mỹ.
Riêng sản lượng cam, quýt đạt 520.846 nghìn tấn trong năm 2012, tăng
1% so với cùng kỳ 2009. Ở Trà Vinh, cây cam sành được trồng rộng rãi do năng
suất cao và giá cả ổn định, giá bán bình quân từ 22.000 - 30.000 đ/kg, bình quân
mỗi công trồng cam sành nhà vườn lãi ròng hơn 100 triệu đồng. Tuy nhiên, việc
các nhà vườn nhiều nơi như huyện Châu Thành và thị xã Ngã Bảy ở Hậu Giang
ồ ạt thi nhau mở rộng diện tích trồng cam sành trong thời gian qua cũng đang
chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Việc các hộ trồng cam mang tính tự phát và thiếu kiến thức về kỹ thuật đã

dẫn đến năng suất thấp và sản lượng, chất lượng không ổn định. Theo Cục
Trồng trọt, hiện năng suất nhiều loại trái cây ăn quả của Việt Nam rất thấp, cụ
thể năng suất cây ăn quả bình quân cả nước năm 2009 đạt 10 tấn/ha, trong đó,
bình quân năng suất cam chỉ bằng 55 – 60% so với Thái Lan, Ấn Độ.
Do năng xuất thấp và chất lượng không đều, đầu ra không ổn định, trái
cây Việt chủ yếu dựa vào thị trường nội địa. Trái cây nói chung và trái cam nói
riêng phần lớn đang được tiêu thụ thông qua nhiều khâu trung gian từ nhà vườn
đến thu gom, thương lái đến người bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng người
tiêu dùng. Chỉ một số ít nhà vườn ký được hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các
hệ thống bán lẻ lớn trong nước như Saigon Co.op, Big C, chợ đầu mối. Lưu
thông qua nhiều khâu đã khiến giá sản phẩm đội lên 2 đến 3 lần so với giá bán
tại vườn. Thêm vào đó, do sản lượng không đều trong năm nên dẫn đến tình
trạng rớt giá khi chính vụ và tăng giá khi trái vụ. Vào mùa thuận (từ tháng 8 đến
tháng 11) giá cam dao động từ 12.000 - 14.000 đ/kg. Còn mùa nghịch (tháng 2


đến tháng 6), giá cam luôn ở mức từ 18.000 - 22.000 đ/kg, có lúc lên đến 26.000
- 27.000 đ/kg (FAO, 2011).
2.3.5 Tình hình sản xuất cam tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cam tại huyện từ năm 2013 – 2015
Chỉ tiêu
Năm

Tổng diện tích Diện tích cam
kinh doanh
(ha)

Năng suất
bình quân


(ha)

(tấn/ha)

Sản lượng
(tấn/ha)

2013

1021

520

15,0

7.800

2014

1312

550

17,5

8.800

2015

2000


850

14

11900

(Nguồn: Báo cáo thống kê huyện Quỳ Hợp, 2013 – 2015)
Theo bảng thống kê về tình hình sản xuất cam tại huyện Quỳ Hợp cho thấy:
Diện tích cam toàn huyện tăng nhanh, vào năm 2013 toàn huyện có 1021 ha cam
đến năm 2015 tăng lên 1.336 ha, nhưng diện tích cam của toàn huyện chủ yếu
được trồng tại xã Minh Hợp 938 ha (2015) chiếm 91,8% diện tích toàn huyện,
còn lại phân bố ở các xã như: Nghĩa Xuân, Văn Lợi, Yên Hợp,… Và diện tích
cam kinh doanh cũng tăng mạnh từ 520 ha (2013) lên 830 ha (2015). Diện tích
cam kinh doanh tăng mạnh vì diện tích cam kinh doanh tại xã Minh Hợp tăng ,
bởi vì diện tích cam kinh doanh của huyện hầu hết cũng tập trung ở xã Minh Hợp
chiếm 87,3 % diện tích cam kinh doanh của toàntăng huyện.
Ở huyện Quỳ Hợp, diện tích cam được sản xuất tập trung tại xã Minh Hợp
nên sự thay đổi tình hình sản xuất và tiêu thụ cam của toàn huyện cũng có xu
hướng thay đổi theo xã Minh Hợp. Trong những năm gần đây, năng suất cam tại
huyện Quỳ Hợp năm 2015 đạt 14 tấn/ha, thấp hơn 3,5 tấn/ha so với 2013 và 1
tấn so với năm 2013. Nguyên nhân sự thay đổi này là do năm 2015, diện tích
cam tại huyện bị sâu, bệnh nhiều, thời tiết không thuận lợi như mưa, nắng thất
thường làm cam rụng nhiều, bên cạnh đó diện tích cam kinh doanh chủ yếu
trong độ tuổi cam mới bắt đầu kinh doanh và thời kỳ cam già nên năng suất
không được cao so với các năm trước.
* Giới thiệu thương hiệu cam vinh
+ Quá trình xây dựng thương hiệu cam Vinh.
Nhắc tới Nghệ An người ta lại nhắc tới cam Vinh đặc sản nổi tiếng, dưới
bàn tay chăm sóc của con người xứ nghệ, nơi đây dù khô cằn, nắng gió nhưng



×