Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm thức ăn 3840 dành cho heo thịt của công ty DE HEUS chi nhánh bình định tại xã hành đức huyện nghĩa hành tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Khuyến Nông Và Phát Triển Nông Thôn

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm thức
ăn 3840 dành cho heo thịt của công ty DE HEUS chi nhánh Bình
Định tại xã Hành Đức huyện Nghĩa Hành tỉnh Quảng Ngãi

Sinh viên thực hiện: Văn Bá Nghĩa lớp
Lớp: Phát triển nông thôn 46A
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Cao Thị Thuyết
Thời gian:
Địa điểm:
Bộ môn:

NĂM 2016


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành được bài khóa luận này, tôi nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người. Lời đầu tiên
tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám
hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Khuyến nông và
Phát triển nông thôn, các thầy giáo, cô giáo đã giành
nhiều tâm huyết truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt khóa học 2012-2016.
Tôi xin đặc biệt chân thành cảm ơn cô giáo Th.S.


Cao Thị Thuyết, đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, chỉ
bảo và động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Đồng thời, tôi cũng vô cùng cảm ơn đến Ban lãnh
đạo công ty, đặc biệt là anh Nguyễn Huỳnh Hiếu và anh
Phùng Nguyễn Văn Lưu đã tạo điều kiện cho tôi được
thực tập tại công ty, quan tâm giúp đỡ tôi trong su ốt
thời gian thực tập và hoàn thành đề tài.
Mặc dù trong quá trình thực tập, bản thân tôi đã
có nhiều cố gắng, nhưng do khả năng và kiến thức còn
hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, mong nhận được sự thông cảm và góp ý của thầy,
cô giáo để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm


2016
Sinh viên
Văn Bá
Nghĩa

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:

Thị phần các công ty TACN tại tỉnh Quảng Ngãi...Error: Reference
source not found

Bảng 4.1:


Chủng loại các sản phẩm của De Heus..Error: Reference source not
found

Bảng 4.2:

Bảng giá heo giống cung cấp ra thị trường..Error: Reference source
not found

Bảng 4.3:

Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty
De Heus 2013-2015......................Error: Reference source not found

Bảng 4.4:

Sản phẩm 3840 dành cho heo thịt.Error: Reference source not found

Bảng 4.5:

Gía bán sản phẩm 3840 từ năm 2013 – 2015Error: Reference source
not found

Bảng 4.6:

Tình hình tiêu thụ sản phẩm dành cho heo của công ty De Heus
2013-2015 chi nhánh Quảng NgãiError: Reference source not found

Bảng 4.8:

Thông tin chung về khách hàng điều traError: Reference source not

found

Bảng 4.9:

Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm 3840..........Error:
Reference source not found

Bảng 4.10: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của nông hộ về bao bì mẫu mã
của sản phẩm................................Error: Reference source not found
Bảng 4.11: Kết quả khảo sát mức độ đánh giá của khách hàng về giá


sản phẩm 3840..............................Error: Reference source not found
Bảng 4.12: Kết quả khảo sát thể mức độ hài lòng của nông hộ về hệ thống phân
phối của sản phẩm 3840...............Error: Reference source not found
Bảng 4.13: Bảng đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chương trình
khuyến mãi, ưu đãi của sản phẩm3840 công ty De Heus.........Error:
Reference source not found
Bảng 4.14: Các nhu cầu mong muốn cuả khách hàng đối với sản phẩm 3840
của công ty De Heus.......................................................................41

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng Error: Reference
source not found
Sơ đồ 2.2: Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng là tổ chức.........Error:
Reference source not found
Sơ đồ 2.3: Thang bậc nhu cầu của Maslow......Error: Reference source not found
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của nhà máy............Error: Reference source not found
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm. Error: Reference source not
found

Biểu đồ 4.1: Các hình thức tiếp cận của khách hàng đối với sản phẩm 3840 dành
cho heo thịt...................................Error: Reference source not found
Biểu đồ 4.2: Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm 3840 trong tương lai
......................................................Error: Reference source not found



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TACN

Thức ăn chăn nuôi

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

CP

Cổ Phần

ANT

Công ty dinh dưỡng Á Châu

ĐVT

Đơn vị tính

KCN


Khu công nghiệp

FCR

Chỉ số tiêu tốn thức ăn

TTP

Tổ chức kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................................................3
2.1.1 Vai trò của chăn nuôi Lợn..............................................................................................................3
2.1.2.Vai trò của nghành chế biến thức ăn đối với chăn nuôi.................................................................4
2.1.3 Lý luận cơ bản về khách hàng........................................................................................................5
2.1.4. Nhu cầu của khách hàng...............................................................................................................9
2.1.5. Sự thỏa mãn của khách hàng......................................................................................................11
2.2. Cơ sở thực tiễn..............................................................................................................................12
2.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam và thị trường TACN ở Việt Nam.......................................12
2.2.2.1 Tình hình chăn nuôi Lợn ở Việt Nam .......................................................................................12
2.2.1.2 Thị trường TACN ở Việt Nam....................................................................................................13
2.2.2.1 Số lượng các công ty và thị phần TACN ở tỉnh Quảng Ngãi.......................................................14
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................18
3.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu.................................................................................................18

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................18
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu...................................................................................................................18
3.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................................18
3.3 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................................18
3.3.1 Chọn mẫu nghiên cứu..................................................................................................................18
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin ................................................................................................18
3.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp......................................................................................................18
3.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp........................................................................................................19
3.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..........................................................................................19
3.5 Nội dung nghiên cứu......................................................................................................................19
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................................................20
4.1 Thông tin chung về công ty TACN De Heus.....................................................................................20
4.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển..................................................................................20
4.1.2 Cơ cấu bộ máy điều hành của nhà máy.......................................................................................21
4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ TACN của công ty De Heus..............................................................25
4.2.1 Chủng loại sản phẩm sản xuất của công ty De Heus....................................................................25
4.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty De Heus trong 3 năm qua.........................................29
4.2.3 Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty De Heus...........................................................30


4.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 3840 của công ty tại tỉnh Quảng Ngãi.............................30
4.3.1 Đặc tính chung của sản phẩm 3840 dành cho heo thịt................................................................30
4.3.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm 3840 dành cho heo thịt của công ty De Heus chi nhánh Quảng Ngãi
..............................................................................................................................................................32
4.3.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm dành cho heo của công ty De Heus chi nhánh Quảng Ngãi.........32
4.3.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm 3840 dành cho heo thịt của công ty De Heus chi nhánh Quảng
Ngãi......................................................................................................................................................33
4.4 Đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm thức ăn 3840 dành cho heo thịt của công ty ............34
4.4.1 Thông tin chung của khách hàng điều tra....................................................................................34
4.4.2 Tiếp cận thông tin về sản phẩm TACN 3840 dành cho heo thịt của khách hàng..........................36

4.4.3 Đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm TACN 3840 dành cho heo thịt.................................37
4.4.3.1 Đánh giá về chất lượng của sản phẩm......................................................................................37
4.4.3.2 Đánh giá của khách hàng về mẫu mã sản phẩm.......................................................................38
4.4.3.3 Đánh giá của khách hàng về giá cả của sản phẩm.....................................................................38
4.3.4 Ý kiến đánh giá của khách hàng về hệ thống phân phối đối với sản phẩm 3840 dành cho lợn thịt.
..............................................................................................................................................................39
4.4.3.5 Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về các chương trình khuyến mãi và dịch vụ đi kèm
..............................................................................................................................................................40
4.5.2 Kết quả nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ sản phẩm 3840 của khách hàng điều tra trong tương lai..44
4.6 Một số thuận lợi và khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm 3840 dành cho heo thịt của công ty
TACN De Heus.......................................................................................................................................45
4.7 Một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng đối với sản
phẩm thức ăn 3840 dành cho heo thịt của công ty De Heus................................................................47
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................................................................48
5.1 Kết luận...........................................................................................................................................48
5.2 Kiến nghị.......................................................................................................................................49
PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................51
PHẦN 7: PHỤ LỤC.................................................................................................................................52



TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Sau Đổi Mới (1986), sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất lương thực
của nước ta tăng nhanh, an ninh lương thực được đảm bảo, đưa nước ta từ một
nước nhập khẩu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới
trong nhiều năm liên tiếp. Trong nền nông nghiệp nước ta, phát triển ngành chăn
nuôi được coi là mục tiêu trọng tâm.
Hiện nay ngành chăn nuôi nước ta đang có sự phát triển nhanh chóng và
có giá trị đóng góp lớn vào tổng giá trị chung của các ngành nông nghiệp. Chăn
nuôi ở nước ta đang chuyển dần tích cực theo hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ,

phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng
công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, thị trường còn
cho thấy nhu cầu tiêu thụ TACN từ nay đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi. Chính vì
vậy, thị trường TACN đang chứng kiến sự cạnh tranh giành thị phần từ những
công ty lớn như CP, PROCONCO, Japfa, Cargill, New Hope, ANT Group,
GreenFeed, De Heus... De Heus được cho là một trong những công ty ngoại có
được thị phần lớn trong ngành TACN chỉ sau gần 8 năm xuất hiện tại Việt Nam
và hiện công ty này đứng trong top 5 công ty sản xuất TACN tại Việt Nam. Tuy
nhiên, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, một doanh
nghiệp muốn tồn tại và có thể phát triển được thì doanh nghiệp đó phải tiến hành
huy động mọi nguồn lực, phải biết điều hành kết hợp các yếu tố đó để đạt được
những mục tiêu đã định sẵn.
Người chăn nuôi luôn mong muốn vật nuôi lớn nhanh,tiêu tốn thức ăn ít
và vật nuôi có phẩm chất thịt tốt. Nên những biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc và
thức ăn tốt sẽ góp phần giúp cho nhà chăn nuôi đạt được mục tiêu. Nhu cầu của
khách hàng luôn biến đổi đòi hỏi công ty không ngừng phải có những điều chỉnh
thích hợp về chủng loại, chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm để đáp ứng được
các nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, hiện nay trên thị trường có nhiều sản
phẩm của các công ty khác đang cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của công
ty De Heus. Nếu khách hàng không được đáp ứng tốt những nhu cầu khi sử
dụng sản phẩm thì khách hàng có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm của các
công ty khác. Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là một việc làm cần thiết có
liên quan đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Với mong muốn tìm hiểu những
nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của công ty củng như thức ăn 3840
dành cho lợn thịt tôi đã chọn thực hiện đề tài“Nghiên cứu nhu cầu của khách
hàng đối với sản phẩm thức ăn 3840 dành cho lợn thịt của công ty DE HEUS


chi nhánh Quảng Ngãi”
* Mục tiêu chính của đề tài

- Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôicủa công ty De
Heus
- Phân tích ý kiến đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm thức ăn 3840
dành cho lợn thịt của công ty De Heus
- Đánh giá nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm thức ăn 3840 dành
cho heo thịt của công ty De Heus
* Nội dung nghiên cứu
- Giới thiệu sơ lược về công ty TACN De Heus
- Tình hình sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi của công ty
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi do công ty De Heus sản
xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
+ Sản lượng tiêu thụ, chủng loại tiêu thụ, số lượng các đại lý.
- Các ý kiến đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm thức ăn3840 dành
cho lợn thịt của công ty
+ Bao gồm các ý kiến đánh giá về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại,
giá cả, chương trình khuyến mãi và ưu đãi, hệ thống phân phối và cung ứng.
- Các nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm thức ăn 3840 dành cho
lợn thịt của công ty
+ Nhu cầu về thay đổi, cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã, chủng loại, giá
cả, chương trình khuyến mãi và ưu đãi, hệ thống phân phối và cung ứng sản phẩm.
+ Nhu cầu sử dụng sản phẩm trong tương lai của khách hàng về việc tiếp
tục sử dụng sản phẩm; chủng loại và sử dụng.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn mẫu, thu thập thông tin sơ cấp, thứ cấp; phỏng vấn
30 hộ chăn nuôi và 4 đại lý phân phối TACN gia súc của công ty De Heus trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: phân tích định tính, thông tin
định lượng sẽ được tổng hợp, xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm xử lý số
liệu excel và thể hiện dưới dạng các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ.



∗ Kết quả đạt được
Qua thời gian nghiên cứu, tôi đã thu được một số kết quả chủ yếu sau:
- Tìm hiểu về công ty TACN De Heus và biết được thị phần của công ty
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Tìm hiểu và biết được tình hình sản xuất củng như tiêu thụ TACN của
công ty De Heus trong những năm qua và tình hình tiêu thụ sản phẩm thức ăn
3840 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Tìm hiểu được đánh giá và sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm
3840 dành cho heo thịt.
- Tìm hiểu và phân tích nhu cầu của khách hàng đối với dòng sản phẩm
3840 dành cho heo thịt và nhu cầu trong tương lai của họ đối với sản phẩm.
- Đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường sự hài lòng và tiêu thụ của
khách hàng đối với sản phẩm 3840 dành cho heo thịt.
* Đề xuất
- Công ty cần có những chính sách giá linh hoạt hơn, cải tiến về chất
lượng và mẫu mã sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, ưu đãi và hệ thống
phân phối nhằm thỏa mãn nhu cầu của những khách hàng đã và sẽ sử dụng sản
phẩm của công ty.
- Cần có những chính sách hỗ trợ hơn nữa như: hỗ trợ vốn cho đại lý, hỗ
trợ xây chuông trại, thưởng theo sản lượng,…
- Đại lý cần tích cực tìm kiếm thị trường, tăng cường khả năng tiêu thụ
sản phẩm, hổ trợ khách hàng trong quá trình chăn nuôi về vốn và kỹ thuật …



PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau Đổi Mới (1986), sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất lương thực

của nước ta tăng nhanh, an ninh lương thực được đảm bảo, đưa nước ta từ một
nước nhập khẩu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới
trong nhiều năm liên tiếp. Trong nền nông nghiệp nước ta, phát triển ngành chăn
nuôi được coi là mục tiêu trọng tâm.[3]
Hiện nay ngành chăn nuôi nước ta đang có sự phát triển nhanh chóng và
có giá trị đóng góp lớn vào tổng giá trị chung của các ngành nông nghiệp. Chăn
nuôi ở nước ta đang chuyển dần tích cực theo hướng chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ,
phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng dụng
công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Trong khi đó, thị trường còn
cho thấy nhu cầu tiêu thụ TACN từ nay đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi. Chính vì
vậy, thị trường TACN đang chứng kiến sự cạnh tranh giành thị phần từ những
công ty lớn như CP, PROCONCO, Japfa, Cargill, New Hope, ANT Group,
GreenFeed, De Heus... De Heus được cho là một trong những công ty ngoại có
được thị phần lớn trong ngành TACN chỉ sau gần 8 năm xuất hiện tại Việt Nam
và hiện công ty này đứng trong top 5 công ty sản xuất TACN tại Việt Nam. Tuy
nhiên, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, một doanh
nghiệp muốn tồn tại và có thể phát triển được thì doanh nghiệp đó phải tiến hành
huy động mọi nguồn lực, phải biết điều hành kết hợp các yếu tố đó để đạt được
những mục tiêu đã định sẵn.
Người chăn nuôi luôn mong muốn vật nuôi lớn nhanh,tiêu tốn thức ăn ít
và vật nuôi có phẩm chất thịt tốt. Nên những biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc và
thức ăn tốt sẽ góp phần giúp cho nhà chăn nuôi đạt được mục tiêu. Nhu cầu của
khách hàng luôn biến đổi đòi hỏi công ty không ngừng phải có những điều chỉnh
thích hợp về chủng loại, chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm để đáp ứng được
các nhu cầu của khách hàng. Mặt khác, hiện nay trên thị trường có nhiều sản
phẩm của các công ty khác đang cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của công
ty De Heus. Nếu khách hàng không được đáp ứng tốt những nhu cầu khi sử
dụng sản phẩm thì khách hàng có thể chuyển sang sử dụng các sản phẩm của các
công ty khác. Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là một việc làm cần thiết có
liên quan đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Với mong muốn tìm hiểu những

nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của công ty củng như thức ăn 3840
1


dành cho lợn thịt tôi đã chọn thực hiện đề tài“Nghiên cứu nhu cầu của khách
hàng đối với sản phẩm thức ăn 3840 dành cho lợn thịt của công ty DE HEUS
chi nhánh Quảng Ngãi”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôicủa công ty De Heus
- Phân tích ý kiến đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm thức ăn 3840
dành cho lợn thịt của công ty De Heus
- Đánh giá nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm thức ăn 3840 dành
cho heo thịt của công ty De Heus

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Vai trò của chăn nuôi Lợn
Ngành chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi nói
riêng và ngành nông ngiệp nói chung, cùng với trồng lúa nước, chăn nuôi đã
khẳng định mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau phát triển, phát triển nền kinh
tế hộ vững mạnh và đóng góp không nhỏ vào việc đảm bảo an ninh lương thực,
thực phẩm của nước ta thời gian qua và những kỳ tiếp theo trên con đường bảo
vệ và xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu mạnh. Chăn nuôi lợn có một
số vai trò nổi bật như sau:
Chăn nuôi lợn cải thiện rõ rệt mức thu nhập cho các hộ nông dân, nâng cao
đời sống và đảm bảo tính an ninh cho chọ trong xã hội và chi tiêu gia đình. Ngành
chăn nuôi đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động góp phần

làm tăng thu nhập, và cũng từ đó các hộ nông dân có được thêm nguồn vốn chủ
động để phục vụ cho con cái học hành và tổ chức các hoạt động văn hóa trong đời
sống. Tác động mạnh mẽ đến công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn,
hướng tới hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Chăn nuôi lợn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con
người. Chăn nuôi lợn cung cấp một lượng thịt lớn cho con người, cung cấp
nguồn protein động vật và là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cân
đối các axit amin vô cùng quan trọng trong khẩu phần ăn của con người. Gs
Harris cho biết cứ 100g thịt lợn nạc có 367 kcal, 22 gam Protein
Chăn nuôi lợn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến thịt xông
khói, thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như:
Giò nạc, giò mỡ, thịt đông, thịt kho tàu.[1]
Chăn nuôi lợn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt. Phân lợn là một
trong những nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cái tạo và nâng cao độ phì nhiêu của
đất nông nghiệp. Một con lợn trong một ngày đêm có thể thải 2,5 – 4 kg phân,
ngoài ra còn có lượng nước tiểu chứa hàm lượng Nitơ và Phốtpho cao.[2]
Lượng phân lợn còn cung cấp cho hầm Bioga tạo ra nhiên liệu đốt cháy
và thắp sáng giúp tiết kiệm năng lượng điện lực và giữ được vệ sinh môi trường.
Chăn nuôi lợn góp phần giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật
nuôi và con người. Trong các nghiên cứu về môi trường, lợn là con vật quan
3


trọng và là thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp. Chăn
nuôi lợn có thể tạo ra các loại giống lợn ở các vườn cây cảnh hay các giống lợn
nuôi cả trong nhà góp phần làm tang thêm sự đa dạng sinh thái tự nhiên.
Chăn nuôi lợn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu trong công nghiệp sinh
học. Lợn đã được nhân bản (cloning) để phục vụ cho mục đích nâng cao sức
khỏe cho con người.[1]

Chăn nuôi lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nông dân trong
các hoạt động xã hội và chi tiêu trong gia đình. Đồng thời thông qua chăn nuôi
lợn, người nông dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và hoạt động văn
hóa khác như cúng giỗ, cưới hỏi, ma chay, đình đám..
Nói tóm lại, con lợn rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần
của của người nông dân. Vì vậy, rất cần có các chỉnh sách và giải pháp phát triển
chăn nuôi lợn một cách hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập cho người dân đồng
thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng thịt lợn
2.1.2.Vai trò của nghành chế biến thức ăn đối với chăn nuôi
Sản phẩm thức ăn chăn nuôi là nhân tố chính quyết định đến hiệu quả sản
xuất chăn nuôi. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi, chi phí thức ăn
chiếm tỷ trọng 65% - 70% giá thành sản phẩm và được xem là nhân tố quyết
định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và sự phát triển của ngành chăn nuôi. Ở
một số nước nông nghiệp phát triển, ngành chăn nuôi đã từng bước được công
nghiệp hóa và hiện đại hóa. Thức ăn chính sử dụng cho vật nuôi là thức ăn công
nghiệp chứa đựng đầy đủ các chất dinh dưỡng, đảm bảo vật nuôi phát triển tốt,
sản phẩm từ ngành chăn nuôi đáp ứng đầy đủ chất lượng cũng như vệ sinh an
toàn thực phẩm. Và một thực tế cho thấy rằng, trong cùng một điều kiện nuôi
nhốt, nếu tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong ngành chăn nuôi càng cao thì
hiệu quả kinh tế càng lớn bởi tốc độ tăng trọng vật nuôi nhanh và thời gian chăn
nuôi được rút ngắn.
Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi góp phần thúc đẩy sự
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại. Với mục
tiêu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đưa tỷ trọng chăn nuôi từ 23% lên 30% vào năm 2010, cụ thể từ nay đến 2010,
ngành chăn nuôi dự kiến nâng mức sản xuất thịt hơi từ 35 kg/ người năm 2005
tăng lên 45kg/ người năm 2010, 70 quả trứng/ người năm 2005 tăng lên 100
quả/ người năm 2010 và sản lương thịt hơi xuất khẩu dự kiến vào khoảng 50.000
- 100.000 tấn. Đó là một nhiệm vụ đòi hỏi ngành chăn nuôi không ngừng gia
4



tăng năng suất, nâng cao mức độ sử dụng tỷ lệ thức ăn công nghiệp trong sản
xuất chăn nuôi. Như vậy, ngoài nỗ lực của ngành chăn nuôi, sự phát triển đột
phá và mang tính đồng bộ của ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi là
một đòi hỏi không thể thiếu trong mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi.
Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là ngành công nghiệp có khả năng thu
hút vốn đầu tư trong và ngoài nước với số lượng lớn. Ở nước ta hiện nay, nhu
cầu thức ăn tinh cần thiết cho ngành chăn nuôi khoảng 10 triệu tấn/ năm, nhưng
công suất của tất cả các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi chỉ khoảng 5,5 triệu
tấn, phần còn lại do các cơ sở sản xuất thủ công cung cấp hoặc tận dung nguồn
thức ăn tự nhiên sẵn có. Như vậy, thị trường tiềm năng thức ăn chăn nuôi công
nghiệp là rất lớn và sẽ phát triển nhanh cùng với phương pháp chăn nuôi công
nghiệp ngày càng phổ biến. Điều đó cho thấy ngành chế biến thức ăn chăn nuôi
đang là ngành công nghiệp đầy tiềm năng và đang có sức hút rất lớn đối với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách quản lý vĩ
mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và đồng bộ với tiến trình phát
triển tổng thể nền kinh tế quốc dân.
Sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn ảnh hưởng đến môi
trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng. Đi đôi với mục tiêu phát triển ngành
chăn nuôi từ nay đến năm 2010, ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi
đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp
theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá. Ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích
kinh tế của các doanh nghiệp chế biến và người chăn nuôi, chất lượng thức ăn
chăn nuôi còn là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn
thực phẩm và sức khỏe người sử dụng sản phẩm chăn nuôi. Chính vì thế, đòi hỏi
Nhà nước phải có những chính sách đầu tư hợp lý cho công tác nghiên cứu và
ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Phải có cơ chế quản lý vĩ mô phù hợp
đảm bảo ngành chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển một cách bền vững, phù
hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

2.1.3 Lý luận cơ bản về khách hàng
a. Khái niệm khách hàng
Theo từ điển Wikipedia: “Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà
doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực marketing vào. Họ là người có điều kiện ra
quyết định mua sắm.Khách hàng là đối tượng được thừa hưởng các đặc tính,
chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ.”
5


Theo Philip Kotler: “Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ
và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp”.
b. Phân loại khách hàng
Nhiều nhà nghiên cứu chia làm 2 loại khách hàng là khách hàng tổ chức
và khách hàng cá nhân. Điểm khác biệt cơ bản của các khách hàng tổ chức so
với khách hàng tiêu dùng cá nhân là các tổ chức mua hàng hoá và dịch vụ để
phục vụ cho các hoạt động của tổ chức đó
c. Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng
* Quá trìnhquyết định mua hàng của người tiêu dùng
Quá trình quyết định mua của người tiêu dùng có thể được mô hình hóa
như sau:
Nhận thức
vấn đề

Tìm kiếm
thông tin

(nhu cầu)

Đánh giá
phương án

thay thế

Quyết định
mua

Hành vi
sau mua

Sơ đồ 2.1: Quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Theo mô hình trên, khi người tiêu dùng mua sản phẩm, người tiêu dùng
phải trải qua 5 giai đoạn: Ý thức về nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các
phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua. Tuy nhiên trên thực tế có
thể không như vậy, đặc biệt là trong những trường hợp mua những sản phẩm
tiêu dùng hàng ngày, người mua ít để tâm.Người mua có thể bỏ qua hoặc đảo lại
một số giai đoạn.
- Nhận thức vấn đề
Tiến trình mua khởi đầu với việc người mua ý thức được nhu cầu.Người
mua cảm thấy có sự khác biệt giữa trạng thái thực tế và trạng thái mong
muốn.Nhu cầu có thể bắt nguồn từ các tác nhân kích thích bên trong và bên
ngoài của chủ thể.Người làm marketing phải phát hiện ra những hoàn cảnh gợi
lên một nhu cầu cụ thể.
- Tìm kiếm thông tin
Sau khi nhận ra nhu cầu, người tiêu dùng phải tìm kiếm thông tin về sản
phẩm.Nguồn thông tin có thể là từ cá nhân, công cộng, thực nghiệm, thông tin
thương mại. Nhìn chung người tiêu dùng nhận được nhiều thông tin nhất về sản
6


phẩm từ nguồn thông tin thương mại. Tầm quan trọng tương đối của các nguồn

thông tin đối với từng sản phẩm cụ thể là điều quan trọng trong việc lập kế
hoạch truyền thông marketing của doanh nghiệp.
- Đánh giá các phương án thay thế
Người tiêu dùng sẽ tìm kiếm sản phẩm cónhững lợi ích nhất định thỏa
mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng có khuynh hướngxây dựng một tập hợp
niềm tin vào các sản phẩm. Niềm tin này tạo nên hình ảnh vềsản phẩm. Niềm tin
này thay đổi theo kinh nghiệm của người tiêu dùng và tác độngcủa nhận thức có
chọn lọc, bóp méo có chọn lọc và ghi nhớ có chọn lọc.
- Quyết định mua
Khi đánh giá các phương án thay thế, người tiêu dùng đã hình thành nên
sở thích đối với sản phẩm. Người tiêu dùng có thể hình thành ý định mua những
thương hiệu nhất định. Tuy nhiên, người làm marketing cần phải chú tới 2 nhân
tố có thể xen vào giữa ý định mua và quyết định mua đó là thái dộ của người
khác và tình huống bất ngờ.
Thái độ của người khác sẽ làm người tiêu dùng suy nghĩ lại quyết định
mua của mình.Nếu có sự phản đối mạnh từ người khác thì người tiêu dùng có
thể dừng quyết định mua.Tình huống bất ngờ làm cản trở quá trình biến ý định
mua thành quyết định mua. Người tiêu dùng hình thành ý định mua dựa trên thu
nhập, lợi ích của sản phẩm,…Khi người tiêu dùng chuẩn bị quyết định mà tình
huống bất ngờ xảy ra (nhận được thông tin tiêu cực về sản phẩm, mất việc làm)
sẽ làm cho người tiêu dùng dừng quyết định mua.
- Hành vi sau mua
Sau khi đã mua sản phẩm, trong quá trình tiêu dùng người tiêu dùng sẽ
cảm nhận được mức độ hài lòng hay không hài lòng về sản phẩm đó.Nếu những
tính năng sử dụng của sản phẩm không tương xứng với những kỳ vọng của
người mua thì người mua đó sẽ không hài lòng. Nếu sản phẩm thỏa mãn được
các kỳ vọng đó của người mua thì họ cảm thấy hài lòng, và nếu nó đáp ứng được
nhiều hơn thế nữa thì người mua sẽ rất hài lòng. Những cảm giác này của người
mua sẽ dẫn đến hai hệ quả đối lập, hoặc là người mua sẽ tiếp tục mua sản phẩm
đó và nói tốt về nó, hoặc là thôi không mua sản phẩm đó nữa và nói những điều

không tốt về nó với những người khác.
*Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng là tổ chức
So với người tiêu dùng cá nhân thì các tổ chức thường mua hàng với số
lượng lớn hơn và có nhiều người tham gia vào quá trình ra quyết định mua
7


hàng.Kết quả là quá trình mua hàng của tổ chức phức tạp hơn so với quá trình
mua hàng của người tiêu dùng. Có thể xác định được 8 giai đoạn trong quá trình
mua hàng của khách hàng là tổ chức như sau:
Nhận biết vấn
đề

Mô tả nhu
cầu chung

Đánh giá hoạt
động

Quy định
giao hàng

Đặc điểm kỉ
thuật của sản
phẩm

Tìm người
cung ứng

Lựa chọn

người cung
ứng

Đề nghị gửi
hồ sơ chào
hàng

Sơ đồ 2.2: Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng là tổ chức

- Nhận biết vấn đề
Việc mua hàng của khách hàng bắt đầu khi nhận thấy mình gặp phải một
vấn đề hay phát sinh nhu cầu có thể được đáp ứng bằng một sản phẩm hay dịch
vụ. Kế hoạch sản xuất quy định những yêu cầu mua hàng hóa, dịch vụ (đây là
động cơ bên trong).Một nhân viên marketing thấy có sản phẩm cạnh tranh có thể
bắt đầu quá trình mua hàng để có được sản phẩm này (động cơ bên ngoài).
- Mô tả nhu cầu chung
Doanh nghiệp mua hàng cần phải xác định được số lượng và đặc tính chung
của các mặt hàng cần thiết. Những mặt hàng phức tạp có thể đòi hỏi phải có kỹ sư
hay người sử dụng cùng xác định. Người cung ứng muốn tham gia vào giai đọan này
để cung cấp thông tin về giá trị các đặc tính khác nhau trong sản phẩm
- Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm
Doanh nghiệp mua hàng phải lựa chọn và xác định các đặc điểm kỹ thuật
của sản phẩm. Đây là căn cứ để doanh nghiệp đề nghị một số người cung ứng
được lựa chọn gởi hồ sơ chào hàng. Người cung ứng nào có thể cung cấp được
thông tin giúp hình thành các đặc điểm kỹ thuật cho sản phẩm của khách hàng sẽ
có lợi thế.
- Tìm người cung ứng
Nhiệm vụ tiếp theo của người mua là xác định những người cung ứng
tiềm năng. Nếu đây là lần mua đầu tiên hay mặt hàng đắt tiền hay thông số kỹ
thuật phức tạp thì người mua phải mất nhiều thời gian cho công việc này.

- Đề nghị gởi hồ sơ chào hàng
8


Tổ chức mua hàng đề nghị những người cung ứng đủ tiêu chuẩn gởi hồ sơ
chào hàng.
- Lựa chọn người cung ứng
Tổ chức mua hàng xem xét lại tiêu chuẩn lựa chọn và chọn người cung
ứng mà họ tin rằng sẽ cung cấp giá trị và dịch vụ tốt nhất. Mỗi tổ chức sử dụng
các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng nói chung đều đánh giá cao khả năng của
người cung ứng trong việc thích ứng với những thay đổi về nhu cầu.
- Quy định giao hàng
Đây là giai đoạn người mua đàm phán với những người cung ứng được
chọn về các yêu cầu về kỹ thuật, số lượng, thời hạn giao hàng, quy định về việc
trả lại hàng, bảo hành, bảo trì và sửa chữa. Thực chất đây chính là điều khoản
hợp đồng giữa người cung ứng và người mua hàng.
- Đánh giá hoạt động.
Tổ chức mua hàng đánh giá hoạt động của người cung ứng và xác định
mức độ thỏa mãn của mình đối với các sản phẩm và dịch vụ.Việc đánh giá này
sẽ là tiền đề để tổ chức khách hàng có tiếp tục mua hàng của người cung ứng đó
hay không, điều chỉnh hợp đồng cung ứng hay hủy hợp đồng.
2.1.4. Nhu cầu của khách hàng
a. Khái niệm nhu cầu
Theo Philip Kotler thì khái niệm nhu cầu được phát biểu như sau: “Nhu
cầu của con người là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà họ cảm nhận được”.
Trong Marketing có thể hiểu nhu cầu của khách hàng là sự thiếu hụt của
họ về một số hài lòng cơ bản, là khoảng cách giữa cái khách hàng có và cái
khách hàng muốn có.
Nhà tâm lý học Maslow đã phân loại nhu cầu của con người thành 5 bậc
khác nhau. Theo đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ

bậc hình tháp kiểu kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải
được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn.Các nhu cầu bậc cao sẽ
nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu
cầu cơ bản ở dưới đáy tháp đã được đáp ứng đầy đủ.

9


Nhu cầu tự
khẳng định mình
Nhu cầu được tôn trọng
Nhu cầu xã hội (tình cảm, giao lưu…)
Nhu cầu an toàn (được bảo vệ, yên ổn…)

Nhu cầu tự nhiên (ăn, uống, thở, duy trì nòi giống…)

Sơ đồ 2.3: Thang bậc nhu cầu của Maslow

( Nguồn: Bách khoa toàn thư )
Trong thực tế người ta hay nhầm lẫn khái niệm “nhu cầu” với “mong muốn”
và “yêu cầu”. Philip Kotler đã phân biệt với những khái niệm này như sau:
- Mong muốn
Mong muốn của con người là một nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với
trình độ văn hóa và nhân cách của mỗi người. Mong muốn được biểu hiện ra
thành những thứcụ thể có khả năng thỏa mãn nhu cầu bằng phương thức mà nếp
sống văn hóa của xã hộiđó vốn quen thuộc.
- Yêu cầu
Yêu cầu là những mong muốn kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán.
Mong muốn của con người thực tế là vô hạn, thế nhưng nguồn tài lực thỏa mãn lại
có hạn. Cho nên con người sẽ lựa chọn những thứ hàng hóa nào thỏa mãn tốt nhất

mong muốn của mình trong khuôn khổ khả năng tài chính cho phép.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự phân biệt trên chỉ mang tính chất tương đối
và theo Oliver thường thì hai khái niệm “nhu cầu” và “mong muốn” khó phân
10


biệt một cách hoàn toàn và đôi khi nó có thể thay thế cho nhau.

b. Phân loại nhu cầu
Nhu cầu của khách hàng được phân thành 2 loại chính sau:
- Nhu cầu hiện tại là nhu cầu thiết yếu đã và đang được đáp ứng ở hiện
tại.
- Nhu cầu tiềm năng bao gồm nhu cầu tiềm năng đã xuất hiện và chưa
xuất hiện.
+ Nhu cầu tiềm năng đã xuất hiện là nhu cầu đã xuất hiện nhưng chưa
được đáp ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
+ Nhu cầu tiềm năng chưa xuất hiện là nhu cầu mà bản thân người tiêu
dùng chưa biết đến.
c. Phương pháp đánh giá nhu cầu
Theo Zeithaml và Bitner (2000), các đánh giá của khách hàng đối với một
sản phẩm bao gồm các đánh giá về: chất lượng sản phẩm; mẫu mã, chủng loại;
giá sản phẩm;chương trình khuyến mãi, ưu đãi; hệ thống phân phối, cung ứng.
TheoKotler và Armstrong (2004), các phương pháp đánh giá nhu cầu
khách hàng được sử dụng là:
- Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để tìm ra các thuộc tính
ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng.
- Sử dụng phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn để có được thông tin
về nhu cầu mà khách hàng đang mong muốn.
- Phương pháp khảo sát ý kiến của khách hàng để lấy thông tin nhằm có
hướng giải quyết, thỏa mãn nhu cầu mà khách hàng đòi hỏi.

- Sử dụng phương pháp thống kê để phân tích tình hình hoạt động và
chiến lược cung ứng của công ty để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
2.1.5. Sự thỏa mãn của khách hàng
a. Khái niệm sự thỏa mãn của khách hàng
Theo Tse và Wilton (1988), sự thỏa mãn là mức độ phản ứng của người
tiêu dùng đối với việc ước lượng sự khác nhau giữa những mong muốn trước đó
(hoặc những tiêu chuẩn cho sự thể hiện) và sự thể hiện thực sự của sảnphẩm như

11


là sự chấp nhận sau khi dùng nó.
Theo Zeithaml & Bitner (2000), sự thỏa mãn của khách hàng là sự đánh
giá của khách hàng về một sản phẩm hay một dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu
và mong đợi của họ.
Theo Philip Kotler (2001), sự thỏa mãn là mức độ của trạng thái cảm giác
con người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ
vọng của người đó.
b. Các nhân tố tác động đến sự thỏa mãn của khách hàng
Theo Zeithaml và Bitner (2000), sự thỏa mãn của khách hàng chịu sự tác
động bởi các nhân tố chủ yếu sau đây: chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm,
giá cả, nhân tố tình huống và nhân tố cá nhân.
Theo Parasuraman & cộng sự (1988), chất lượng dịch vụ là khoảng cách
giữa chất lượng kỳ vọng và chất lượng cảm nhận về dịch vụ của khách hàng.
Parasuraman đã đưa ra 5 nhân tố đánh giá chất lượng dịch vụ và được biết đến là
thang đo SERVQUAL gồm: Độ tin cậy, Độ đáp ứng, sự đảm bảo, sự cảm thông
và sự hữu hình.
+ Độ tin cậy: Thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng
thờ hạn ngay lần đầu tiên.
+ Độ đáp ứng: Thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng cung cấp dịch vụ

kịp thời cho khách hàng.
+ Sự đảm bảo: Thể hiện khả năng tạo sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng.
+ Sự cảm thông: Thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân khách hàng.
+ Sự hữu hình: Thể hiện mức độ hấp dẫn, hiện đại của các trang thiết bị
vật chất, giờ phục vụ thích hợp cũng như trang phục của nhân viên.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam và thị trường TACN ở Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình chăn nuôi Lợn ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra sơ bộ tại thời điểm 1/4/2014 của Tổng cục Thống
kê, cả nước có 26,39 triệu con lợn, tăng nhẹ (0,3%) so với cùng kỳ. Hiện tại
chăn nuôi lợn khá thuận lợi do giá lợn hơi tăng và dịch lợn tai xanh không xảy
ra đã kích thích người chăn nuôi đầu tư tái đàn. Sản lượng thịt lợn hơi xuất
chuồng 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1963,3 nghìn tấn, tăng 1,65% so với cùng

12


×