Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

cách mạng 1848 1849

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.9 KB, 10 trang )

CÁCH MẠNG CHÂU ÂU 1848-1849 VÀ
PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI KHOA HỌC

Nhóm 2


I-

Mở đầu

Sau khi Napoleonoleon thất bại, các thế lực phản động tạm thời thắng thế ở
Pháp và Châu Âu. Sự thắng lợi tạm thời của các thế lực này có thể gây khó khăn,
nhưng không ngăn chặn được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. từ những năm 30
đến 40 của thế kỉ XIX; nền kinh tế các nước Châu Âu có nhiều bước phát triển
quan trọng. thời kì này công nghiệp bắt đầu lan rộng khắp các nước Châu Âu và
Bắc Mỹ. Và nước Anh đã hoàn thành cách mạng công nghiệp và phát triển mạnh
nền kinh tế của mình. Pháp thì đang tiến hành cách mạng công nghiệp. Ở những
nước nửa phong kiến, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy phát triển khó khăn hơn
nhưng hầu như không có nước nào là không có những vùng sản xuất công nghiệp
lớn như: Đức, Ý, Áo…
Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh những nguyện vọng
dân chủ, dân tộc… do sự phát triển kinh tế tư bản chủ ngĩa, thế lực kinh tế tư bản
chủ nghĩa, thế lực kinh tế của giai cấp tư sản tăng lên, họ tìm cách lôi kéo nhân
dân vào những cuộc đấu tranh chống phong kiến để giành lấy quyền chính trị. Vì
vậy trong nửa đầu thế kỉ XIX phong trào cách mạng tư sản đã bùng nổ ở các nước
Châu Âu, đặc biệt là cách mạng 1848 – 1849.
II-

Phong trào cách mạng châu Âu 1848-1849


Cách mạng 1848-1849 bắt đầu ở Pháp, và sau đó lan sang nhiều nước châu Âu
khác. Các cuộc cách mạng này nhìn chung có nhiệm vụ thủ tiêu quan hệ sản xuất
phong kiến và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Nhưng tùy điều kiện lịch
sử của từng nước mà nhiệm vụ cách mạng được thực hiện khác nhau: ở Pháp lật đổ
sự thống trị của tư sản tài chính. Ở Ðức thống nhất đất nước. Ở Ý giải phóng dân
tộc và thống nhất đất nước.
1. Một số cuộc cách mạng tiêu biểu
1.1 Cách mạng Pháp 1848.
Từ năm 1845 Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế tác động và tạo ra tiền đề
cho một cuộc cạch mạng để lật đổ chế thống trị chật hẹp của bọn tư sản tài chính.


Để khắc phục cuộc khủng hoảng và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho kinh tế
Pháp phát triển
Ngày 22-2-1848, nhân dân Pari và tiên phong là những người công nhân, kéo
xuống đường biểu tình chống chính phủ Louis Philippe. Những cuộc xung đột vũ
trang đã nổ ra giữa quần chúng nhân dân và quân chính phủ, và thế là cuộc cách
mạnh bùng nổ ở Pháp. Sau 3 ngày đấu tranh anh dũng, quần chúng nhân dân ở
Pháp đã giành được thắng lợi. Sáng ngày 24-2 quân khởi nghĩa đã chiếm được trại
lính và các kho vũ khí ở thủ đô. Louis Philippe trốn khỏi nước Pháp.
Kết quả tư sản đã giành lấy thành quả cách mạng của quần chúng nhân dân và
lập nên một chính phủ lâm thời. Dưới áp lực quần chúng nhân dân, chính quyền
tuyên bố nền Cộng Hòa II (24-2-1848).
Chính phủ lâm thời thực chất là một chính phủ thỏa hiệp giữa những giai cấp,
những tầng lớp làm cách mạng có quyền lợi đối địch nhau. Do đó quá trình tồn tại
của chính phủ lâm thời cũng là quá trình đấu tranh giai cấp phức tạp, đi từ hợp tác
giai cấp đến đối kháng giai cấp.
Quốc hội lập hiến khai mạc ngày 4-5-1848, đa số đại biểu là những người Cộng
Hòa ôn hòa, công nhân chỉ có 18/880 ghế, Chính phủ lâm thời từ chức. Quốc hội
lập hiến thành lập một chính phủ mới gọi là Ủy ban chấp hành, chiếm đa số trong

Ủy ban là những người Cộng Hòa ôn hòa liên hệ chặt chẽ với đại tư sản. Những
hoạt động của Quốc hội lập hiến ngày càng tỏ rõ bản chất giai cấp tư sản. Chính
phủ bác bỏ đề nghị thành lập Bộ Lao động, quyền tự do báo chí bị hạn chế gây ra
những bất mãn trong nhân dân.
Ngày 15-5-1848, hàng ngàn công nhân tổ chức từng hành trên đường phố Pari,
tuyên bố thành lập chính phủ mới, đồng thời đòi lập lại các tổ chứ của công nhân,
đưa quân đội ra khỏi Pari, giúp đở những người nghèo khổ, thất nghiệp,… những
yêu cầu của công tất cả điều bị chính phủ bất bỏ.
Trước tình hình đó quần chúng nhân dân mà nòng cốt là công nhân tiến hành
cuộc cách mạng mới ngày 22-6. Đến ngày 26-6 cuộc khởi nghĩa đã bị chính phủ
Cộng hòa dìm trong biển máu. Cuộc khởi nghĩa tháng 6 bị thất bại vì thiếu một
trung tâm chỉ đạo thống nhất, các chỉ huy ở các trung tâm chiến đấu thiếu liên hệ
với nhau. Trong cuộc chiến đấu này giai cấp công nhân đã chiến đấu một cách đơn


độc vì không có sự ủng hộ của nông dân. Tuy nhiên trong thất bại đó, giai cấp vô
sản đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu. Mác đã cho rằng Cách mạng thất
bại, nhưng thất bại trong quang vinh, "Cách mạng thất bại, nhưng cách mạng muôn
năm" .
1.2 Cách mạng Đức 1848
Trong khi các hầu hết các nước ở châu Âu CNTB đã phát triển mạnh mẽ, thì
nước Đức vẫn còn nằm trong tình tạng chia cắt làm cản trở sự phát triển của đất
nước, hơn thế tình trận này còn đưa nước Đức vào cuộc khủng hoàng kinh tế chính trị ngày càng trầm trọng.
Tháng 2-1848 cách mạng bùng nổ ở hầu hết các tiểu quốc miền Nam nước Đức.
Những cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân miền Nam nước Đức đã giành được
một số thắng lợi nhất định, buộc phong kiến phải thay thế chính phủ tư sản phản
động bằng một chính phủ tư sản tự do.
Phong trào của quần chúng nhân dân miền Nam nước Đức ngày càng lôi cuốn
được đông đảo công nhân và nông dân tham gia, hơn nửa phong trào có ảnh hưởng
lớn đến quần chúng ở Beclin thủ đô nước Phổ, làm bùng lên cuộc cách mạng ở

đây. Trước khí thế sục sôi của cách mạng chính phủ Phổ buộc phải nhượng bộ thực
hiện dần một số chính sách dân chủ. Ngày 19-3 Winhem IV chấp nhận thành lập
một chính phủ mới do đại biểu của giai cấp tư sản tự do tham gia. Nhưng ngay sau
khi lên nắm quyền, đại diện của giai cấp tư sản tự do đã phản bội cách mạng, từng
bước bắt tay, thương lượng với chế độ quân chủ.
Do sự phản bội của bọn tư sản và thất bại của cuôc cách mạng tháng Mười Viên
ở nước Áo nên cán cân cách mạng đã nghiên hẵn về phía phản cách mạng. Tháng
12-1848, Winhem IV quyết định xóa sổ nội các tư sản và lập ra nội các mới đứng
đầu bọn phong kiến quan liêu phản động, từng bước mở rộng quyền hạn của bọn
địa chủ và quân đội quý tộc. Ngày 5-12 Quốc hội Beclin bị giải tán đã kết thúc
cuộc cách mạng đầu tiên của nước Đức.
1.3 Cách mạng Ý 1848-1849
Nhiệm vụ chủ yếu của cuộc cách mạng tử sản dân chủ ở Ý 1848-1849 là thống
nhất đất nước, và giải phóng các tiểu quốc của Ý khỏi ách thống trị của Áo, thủ
tiêu chế độ chính trị và nền kinh tế phong kiến lạc hậu. Trước cách mạng , Ý chia


thành 7 nước lớn nhỏ khác nhau. Trong số 7 vương quóc này, có 2 bộ phận chịu sự
thông trị trực tiếp của Áo, cố còn lại chịu ảnh hưởng gián tiếp. ách áp bức nặng nề
của phong kiến Áo và phong kiến Ý cùng với sự chia cắt đất nước làm cho nền
kinh tế Ý phát triển chậm chạp.
Tuy nhiên từ giữa thế kỉ XIX, nền kinh tế Ý có những thay đổi nhất định, đặc
biệt là ở Bắc Ý. ở vùng Píemont, máy móc được sử dụng trong công nghiệp, nhiều
nhà máy luyện kim, cơ khí dược xây dựng. nông nghiệp cũng có những phát triển
đáng kể: một số quý tộc đã kinh doanh nông nghiệp theo lối tư bản chủ nghĩa. Tuy
nhiên, sự tồn tại của chế độ phong kiến và sự chia cắt đất nước là những trở ngại
lớn cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Ý. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho nước
Ý là giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của Áo và cả phong kiến Ý, xóa bỏ sự
chia cắt đất nước, thủ tiêu chế độ phong kiến, lập nên một quốc gia thống nhất để
phát triển chủ nghĩa tư bản

Phong trào bùng nổ ở miền Nam nước Ý vào những năm 40 của thế kỉ XIX.
Ngày 12-1-1848, nhân dân lao động trong thành phố Palecmo đã nổi dậy khởi
nghĩa vũ trang và chiếm được gần hết đảo Xixilia. Sau đó phong trào cách mạng đã
lan rộng trong cả nước, đặc biệt là vùng Bắc Ý, nơi chịu đựng ách cai trị của đế
quốc Áo. Ngày 18-3 khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Milano, quân Áo bị đuổi khỏi
thành phố, chính quyền chuyển sang tay chính phủ lâm thời mới thành lập gồm
những người cộng sản tự do.
Ngày 22-3 sau hai ngày chiến đấu anh dũng, nhân dân Venedia đã làm chủ được
thành phố, tuyên bố thành lập nước cộng hòa thần thánh Macca. Ngày 15-9 quần
chúng khởi nghĩa ở Roma đuổi giáo hoàng tuyên bố thành lập nước công hòa
Roma. Nhưng sau đó cả 2 nước Cộng hòa này đều đã liên minh với Pháp, Áo, Tây
Ban Nha thủ tiêu phong trào cách mạng 1848 ở Ý.
2. Bản chất và đặc điểm của cách mạng 1848-1849 ở châu Âu
2.1 Bản chất của cách mạng 1848-1849
Cách mạng 1848-1849 ở châu Âu là những cuộc cách mạng tư sản điển hình.
Mục tiêu của phong trào cách mạng 1848-1849 là gạt bỏ những nền chuyên chế và
phương thức sản xuất kinh tế lạc hậu phong kiến cùng với những cản trở cho sự
phát triển của nền kinh tế tư bản. Dù trong tiến trình của những cuộc cách mạng nổ


ra ở châu Âu 1848-1849 hầu như không có bóng dáng của giai cấp tư sản nhưng
cuối cùng tư sản vẫn giành lây được quyền lãnh đạo và thành quả cuộc đấu tranh
của quần chúng lập nên cách nền Cộng hòa, trong khi giai cấp công nhân dù tích
cực đấu tranh nhưng do vẫn chưa thấy được sứ mệnh lịch sử của mình và cũng
chưa có một chính Đảng nên cuối cùng đã để thành quả cách mạng vào tay của giai
cấp tư sản. Các nền Cộng hòa được lập ra đã làm cho cách mạng dần thoái trào,
thực hiện các chính sách phục vụ cho quyền lợi giai cấp tư sản đông thời hạn chế
dân chủ, quay sang đàn áp phong trào của quần chúng.
2.2 Đặc điểm của cách mạng 1848-1849
Phong trào cách mạng 1848-1849 diển ra ở nhiều nước châu Âu như Pháp, Đức,

Ý, Áo,… song các cuộc các mạng ở châu Âu có nhiều điểm chung:
Quần chúng nhân dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cách
mạng, đặc biệt trong các cuộc cách mạng này, có sự tham gia của giai cấp vô sản.
Lần đầu tiên công nhân ở Pháp đã đấu tranh với tư cách là một giai cấp độc lập.
Cách mạng ở các nước thất bại, phong trào tự do, dân chủ bị đàn áp. Nguyên
nhân chủ yếu là do sự phản bội của tư sản tự do. Tư sản tự do đã lợi dụng lực
lượng cách mạng của quần chúng để đấu tranh đòi mở rộng quyền lợi cho mình,
sau đó quay sang thỏa hiệp với những thế lực phản động để chống lại nhân dân.
Sự do dự và dao động của tiểu tư sản cũng đưa cách mạng đến thất bại: họ tỏ ra
lo ngại trước hoạt động của giai cấp công nhân, không có những quyết định đúng
đắn về chính sách ruộng đất.
Giai cấp vô sản châu Âu chưa phải là một giai cấp lớn mạnh, chưa đủ lực lượng
và trình độ chính trị để tập họp chung quanh mình lực lượng cách mạng; và họ
chưa đủ khả năng để lãnh đạo cách mạng dân chủ tư sản.
Ðồng minh Thần Thánh là một thế lực phản động, đóng vai trò phản động trong
việc đàn áp các phong trào dân tộc, dân chủ ở châu Âu.
Tuy cách mạng thất bại, nhưng nó đã có một ý nghĩa rất lớn đối với giai cấp vô
sản ở Châu Âu. Giai cấp vô sản châu Âu đã rút ra những bài học kinh nghiệm quý
báu qua các cuộc đấu tranh này. Mà nhờ thực tiển của cuộc cách mạng Mác và
Ăngghen đã phát triển thêm hệ thông các quan điểm lý luân của mình


III-

Thực tiễn cách mạng 1848 – 1849, đòi hỏi khách quan sự tổng kết và
phát triển lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trước cách mạng 1848 – 1849, Mác và Ăngghen kết luận rằng: cách mạng là
không thể tránh khỏi. Hai ông đã vạch ra sự phát triển của những tiền đề khách
quan và chủ quan của cách mạng và chứng minh sự cần thiết phải giải quyết bằng

cách mạng những mâu thuẫn khách quan của xã hội. Những tiền đề khách quan để
cách mạng nổ ra và phát triển thắng lợi ở các nước tiên tiến như ở Anh, Pháp, Đức
đã chín muồi. Nhưng tại sao cách mạng mở đầu thắng lợi ở một số nước vào năm
1848 – 1849 cuối cùng lại thất bại. Chỉ có vận dụng quan niệm duy vật lịch sử quan niệm Mácxít vào phân tích thời kỳ cách mạng đã qua, đồng thời phát triển
hơn nữa lý luận đó thì mới có thể giải đáp được những vấn đề thực tế mà lịch sử
đặt ra.
Qua tổng kết cách mạng 1848 -1849 Mác – Ăngghen đã phát triển những nội
dung cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học sau:
1.

Sứ mệnh của giai cấp công nhân

Mác –Ăngghen nhìn giai cấp vô sản không chỉ là giai cấp đau khổ, mà con là
giai cấp sáng tạo ra các giá trị lịch sử, giai cấp vô sản có sứ mệnh cải tạo xã hội
bằng một cuộc cách mạng xã hội. Từ thực tiển của cách mạng 1848-1849, sứ mệnh
của giai cấp công nhân được Mác - Ăngghen bổ sung vào hệ thống lý luận của
mình.
Về cơ bản sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là tổ chức và lãnh đạo một
cuộc cách mạng xã hội để xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa , xóa bỏ xã hội mà ở đó
tồn tại nhiều bất công, xã hội người bóc lột người. Đồng thời giải phóng giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi những áp bưc, bóc lột,
nghèo nàn lac hậu, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và xã hội đó là
xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Theo Ăngghen: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy đó là sứ mệnh lịch
sử của giai cấp vô sản hiện đại.” Lênin cũng chỉ rõ “Điểm chủ yếu trong học thuyết
Mác là ở chỗ nó làm rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.


Trên thực tế sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ tư hữu về

tư liệu sản xuất. Không phải là sự thay thế của chế độ tư hưu này bằng một chế độ
tư hữu khác, mà phải xóa bỏ hoàn toàn thay thế nó bằng một chế độ công hữu mới.
Giai cấp vô sản thực hiện triệt để sứ mệnh lịch sử của mình để giải phóng giai cấp
mình, giải phóng dân tộc và cả nhân loại. Giai cấp vô sản chỉ hoàn thành sứ mệnh
của mình khi xây dựng thành công giai đoạn cao nhất của hình thái kinh tế xã hội
Cộng sản chủ nghĩa.
Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì theo Mác và Ăngghen giai cấp vô
sản phải cần có một chính Đảng của mình dần dần tổ chức và lãnh đạo cách mạng
xã hội, đồng thời giai cấp công nhân phải bố kết được với giai cấp nông dân để
hình thành nên liên minh công nông.
2.

Tư tưởng về liên minh công nông

Từ sự thất bại của cách mạng 1848 – 1849, Mác – Ăngghen đã đi sâu nghiên
cứu cơ sở giai cấp – xã hội của các sự kiện lịch sử. Hai ông đi đến kết luận: muốn
cho cách mạng ở các nước đông nông dân thành công thì phải cần có sự liên minh
giữa giai cấp vô sản và nông dân. C.Mác viết: “công nhân Pháp không thể tiến lên
một bước nào và cũng không thể động đến một sợi tóc nào của chế độ tư sản trước
khi nông dân Pháp đứng giữa giai cấp tư sản và vô sản, tức là nông dân và giai cấp
tiểu tư sản”. Vai trò của nông dân trong tiến trình cách mạng được C.Mác –
Ph.Ănghen đánh giá cao: cán cân lên hay xuống ra sao, đó là tùy theo vào lá phiếu
của nông dân.
Đến năm 1852, trong lần đầu xuất bản tác phẩm “Ngày 18 tháng sương mù của
Lu I Bô-na-pác-tơ”, C.Mác nhấn mạnh: khi nông dân trở thành đồng minh của giai
cấp vô sản thì cách mạng vô sản mới thực hiện được bài đồng ca, mà nếu không
thực hiện được bài đồng ca này, thì trong tất cả các nước nông dân, bài đơn ca của
giai cấp vô sản sẽ trở thành một bài ai điếu. Về cách mạng ở Đức C.Mác viết: tất
cả những vấn đề ở Đức sẽ tùy thuộc vào khả năng ủng hộ cuộc chiến tranh nông
dân. Chỉ trong trường hợp ấy thì mọi việc mới trôi chảy.

Từ sự phân tích về lợi ích của giai cấp nông dân và lợi ích cảu giai cấp vô sản,
C.Mác cho rằng về cơ bản là thống nhất và không ai khác ngoài giai cấp vô sản là
người đại biểu cho lợi ích của giai cấp nông dân, từ đó C.Mác khẳng định: đứng
trước giai cấp tư sản đã liên minh lại thì lẽ dĩ nhiên là những phần tử đã được cách


mạng hóa của giai cấp tiểu tư sản và của nông dân phải liên minh với người đại
biểu chủ yếu cho lợi ích cách mạng, tức là giai cấp vô sản cách mạng.
Trong khi khẳng định vai trò và tính tất yếu của liên minh công nông, Mác –
Ăngghen nhấn mạnh rằng: trong khối liên minh đó quyền lãnh đạo phải thuộc về
giai cấp công nhân, người nông dân thấy rằng giai cấp vô sản thành thị, giai cấp có
sứ mệnh lật đổ chế độ tư sản là người bạn đồng minh, người lãnh đạo tự nhiên của
mình.
Tư tưởng về liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong
giai đoạn những năm 50-60 của thế kỷ XIX là một thành tựu xuất sắc của Mác –
Ăngghen trong sự phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học, nó đã mở ra
triển vọng thắng lợi của cách mạng dân chủ tư sản, sau đó tiến lên cách mạng xã
hội chủ nghĩa.
3.

Tư tưởng về chính Đảng của giai cấp công nhân

Qua thực tiễn và kinh nghiệm của cách mạng 1848 -1849 ở châu Âu, Mác –
Ăngghen đã cho thấy cần thiết phải thành lập những đảng công nhân độc lập ở
từng nước. Khi phân tích những sự kiện trong cuộc cách mạng lúc đó, hai ông đã
chỉ ra một trong những nguyên nhân của sự thất bại là vì thiếu sự lãnh đạo thống
nhất, chặt chẽ của Đảng vô sản cách mạng đối với quần chúng, do vậy phong trào
cách mạng ở nhiều nước đã đi đến tự sát, bị tư sản lợi dụng phục vụ cho mục đích
của chúng. Trong khi nêu lên tính cấp thiết về giai cấp công nhân cần có một đảng
độc lập của riêng mình (bí mật và công khai) song song với những đảng dân chủ

hình thức, Mác – Ăngghen đã đòi hỏi phải gắn liền hoạt động của Đảng trong các
tổ chức quần chúng công nhân và hạt nhân của hiệp hội công nhân lúc đó, trong đó
có thể thảo luận vấn đề lập trường và lợi ích của giai cấp vô sản một cách độc lập
chứ không chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản. C.Mác đã chỉ rõ trong điều lệ của
Quốc tế I: trong cuộc đấu tranh của mình chống lại quyền liên hiệp của các giai cấp
hữu sản chỉ có khi nào giai cấp vô sản tự mình tổ chức được một chính đảng độc
lập để đối lập với tất cả mọi chính đảng cũ do các giai cấp hữu sản sáng lập ra thì
mới có thể hành động với tư cách một giai cấp được.
Trong tình hình cụ thể của nước Đức năm 1848, Mác – Ănghen đã nêu lên mối
quan hệ giữa nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc vô sản trong cách mạng. Trong
thực tiễn, hai ông đã chỉ đạo cho Đảng phải liên minh với mọi lực lượng tiến bộ


của đất nước để phối hợp hành động chung trong cách mạng. Một đảng vô sản
cách mạng phải là một đảng quần chúng, hành động theo những điều kiện khách
quan của sự phát triển xã hội chứ không thể là một đảng bè phái. Với giai cấp tư
sản Đức lúc đó, Mác – Ănghen chỉ rõ: phải ủng hộ nó trong cuộc đấu tranh chống
các phần tử phản động, bởi vì bất cứ thành quả nào mà giai cấp tư sản giành được
từ thế lực phản động, xét cho cùng đều có lợi ích của giai cấp công nhân. Tuy
nhiên, sự ủng hộ đó trong trường hợp phong trào của giai cấp tư sản có tính chất
tiến bộ và phù hợp với lợi ích của giai cấp công nhân. Nhưng trong mọi trường
hợp, đảng công nhân phải là đảng độc lập về chính trị và không bao giờ được theo
theo đuôi giai cấp tư sản. Đảng phải luôn giáo dục cho giai cấp công nhân là lợi ích
của họ đối lập trực tiếp với lợi ích của gai cấp tư sản.
Sự phát triển tư tưởng về Đảng của giai cấp công nhân trong giai đoạn 1848 1870 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng của giai cấp
công nhân, nó thúc đẩy phong trào của giai cấp công nhân sang một giai đoạn mới,
giai đoạn kết hợp lý luận cách mạng với phong trào công nhân.
IV-

Kết luận


Tóm lại, từ thực tiễn của cách mạng 1848-1849 kết trên sự lý luận của Mác –
Ăngghen đã đưa ra những điểm mới trong việc nhận thức vai trò, sứ mệnh của giai
cấp vô sản, tư tưởng về liên minh công nông, cũng như tư tưởng về chính Đảng
của giai cấp công nhân. Điều đó, đã chứng minh tính đúng đắn, khoa học trong
những luận điểm mà Mác – Ăgghen đã dày công nghiên cứu và vạch ra toàn diện lí
luận cách mạng không ngừng của giai cấp vô sản.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×