Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Báo cáo CTXH với cá nhân tại Thanh Tâm.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.58 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Nghề Công tác xã hội (CTXH) đã và đang có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia và nhân loại. Đặc biệt, nghề CTXH góp phần
giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và
cộng đồng những người yếu thế. Tuy nhiên, CTXH là một nghề khá mới ở Việt Nam và
chưa được nhiều người biết đến, hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của nghề. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, nghề CTXH đã được công nhận là một nghề
với nhiều công việc đáp ứng nhu cầu phục vụ xã hội.
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, CTXH đã phát triển trở thành một nghề
chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề CTXH mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa
được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh. Thực tế cho thấy, đa
phần nhân viên làm CTXH chưa được đào tạo cơ bản. Đội ngũ nhân viên này phát triển
có tính tự phát chủ yếu là của các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,
Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, cán bộ phường, xã đôi khi là những người dân
tự nguyện. Họ làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo kỹ năng khoa học
xã hội, kỹ năng nghề cần thiết về CTXH. Do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội,
vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư không cao, thiếu tính bền vững.
* Công tác xã hội – Nghề của lòng nhân ái
CTXH là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người
bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ
nữ, người già ...). Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu:
Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng. Tiến trình CTXH tập trung
vào việc:
· Phát hiện những mối quan tâm của con người: ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý-tình
cảm, ...;


· Xác định các nhu cầu của con người: ví dụ nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi,
giải trí...;
· Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong:
sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm


năng khác. Nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai...);
· Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu để đáp ứng các nhu cầu đó.
Thực chất của nghề CTXH là cung cấp dịch vụ cho người dân, nhân viên xã hội là
người phục vụ chứ không phải là người chủ. Đối tượng được chăm sóc, phục vụ đều là
những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, là những người cần chăm sóc sức khỏe, được bảo
vệ, che chở… Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên CTXH cần phải được đào tạo
nhiều về kỹ năng mềm. Ví dụ, trường hợp một người có tổn thương tâm lý và có ý định
tự tử, nhân viên xã hội cần tìm hiểu nguyên nhân và mức độ tổn thương của người đó và
giúp đỡ họ vượt qua khủng hoảng bằng cách tham vấn hoặc trị liệu tâm lý để người đó ổn
định lại và không có hành vi làm tổn hại đến bản thân nữa.
Mặt khác, do đối tượng được chăm sóc, phục vụ là những đối tượng đặc biệt nên
cũng rất cần các nhân viên làm CTXH có đạo đức nghề nghiệp. Ví dụ, đối tượng bị
khủng hoảng tâm lý hoặc không có khả năng tự vệ, nếu như nhân viên chăm sóc không
có đạo đức nghề nghiệp thì người được chăm sóc lại có thể bị xâm hại.
Một xã hội phát triển bền vững là một xã hội tạo được sự cân đối giữa phát triển
kinh tế và vấn đề an sinh xã hội. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, đã đến lúc chúng ta
đẩy mạnh phát triển CTXH như một nghề chuyên nghiệp. Và việc lựa chọn nghề CTXH
chính là lựa chọn nghề của lòng nhân ái.
Một sinh viên ngành CTXH cần được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, biết kết
hợp lý thuyết và thực hành. Thực hành CTXH với cá nhân là một vấn đề quan trọng trong
quá trình đào tạo CTXH, trong quá trình thực hành, sinh viên được rèn luyện các kỹ


năng, áp dụng lý thuyết vào ca thực tế và từ đó thu thập cho mình những kinh nghiệm
làm việc, những kỹ năng mới và nhận định rõ vai trò, vị trí của CTXH với các nhân.
Trong quá trình thực tập môn học “Thực hành công tác xã hội cá nhân” tại trường
chuyên biệt Thanh Tâm, bản thân tôi đã cố gắng, nổ lực rất nhiều. Bên cạnh đó, tôi nhận
được sự động viên, giúp đỡ rất nhiều cảu thầy cô và bạn bè. Để hoàn thành đợt thực tập,
tôi xin gởi lòi cảm ơn đến các sơ, các thầy cô giáo tại trường Thanh Tâm, đặc biệt là cô
Nguyễn Thị Loan và cô Nguyễn Thị Đoan Trang là hai cô chủ nhiệm lớp TNTT dự bị,

rong thời gian qua đã quan tâm giúp đỡ và hôc trợ tôi rất nhiều để thực hiện tốt kỳ thực
hành của mình. Đồng thời, xin gởi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Hằng Phương, giảng
viên bộ môn “thực hành công tác xã hội cá nhân” và là giảng viên kiểm huấn tại cơ sở, đã
giúp đỡ, động viên và kịp thời giải đáp thắc mắc trong quá trình thực hành tại cơ sở.


GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT THANH TÂM
Địa chỉ: 157b Phan Tứ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
I.

Lịch sử hình thành:

Vào những năm 1990 của thế kỷ trước, ngôi Trường Chuyên Biệt Tự Thục Thanh
Tâm chỉ là một Cơ Sở Nuôi Dạy Trẻ Khuyết Tật thuộc tu viện Phao Lô, Đà Nẵng. Cơ
sở này được hình thành từ sự đồng cảm với nỗi đau của các bậc cha mẹ, đặc biệt là
các gia đình nghèo có con bị khuyết tật với nhiều dạng: “Bại liệt, Khiếm Thính,
Khiếm Thị, Thiểu Năng Trí Tuệ” đã gặp khó khăn mọi bề khi phải vừa lao động kiếm
kế sinh nhai, vừa chăm sóc cho đứa con khuyết tật của mình. Đau lòng nhìn con thơ,
đúng ra giờ này các con đang chạy nhảy tung tang vui đùa với bạn bè, được yên vui
trong mái ấm gia đình, đươc thi đua cố gắng học tập ở trường, nhưng vì kém may
mắn, các con phải quằn quại đau đớn vì bệnh tật, chịu nỗi tủi thân, bị người ta coi
khinh, xa lánh, phải lang thang xin ăn nơi đầu đường xó chợ vì không tự mưu sinh
trong xã hội hoặc không còn nhân được sự giúp đỡ của gia đình và người thân.
Cính từ những mối cảm thương ấy, ngày 09/09/1990 Tu Viện của đã quyết định cho
mượn hai phòng làm lớp học và nơi ăn chốn ngủ cho các cháu khuyết tật, giúp cho
các phụ huynh yên tâm gởi con em để lao động. Lớp đầu tiên chỉ là một lớp duy nhất
với 14 trẻ đủ mọi lứa tuổi và nhiều dạng tật.
Càng ngày số lượng các cháu càng gia tăng và nhu cầu của phụ huynh cũng ngày càng
lớn. Nhằm giúp cho phụ huynh và các cháu cũng như để công tác vào “ Chương Trình Vì
Trẻ Em Khuyết Tật Của Cả Nước và Thành Phố Đà Nẵng”, ngày 09/09/1999 Tu Viện đã

xin phép và được sự công nhân của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng và Sở Giáo
Dục Đào Tạo, Trường mầm non Ánh Dương của Tu Viện đã cho mượn 12 phòng để nhân
thêm các cháu khuyết tật. Từ năm 1999 đến 2002 Cơ Sở đã tiếp nhận 140 trẻ gồm: 40 trẻ
Thiểu Năng Trí Tụê, 24 trẻ Thiển Năng Vận Động, 76 trẻ Khiếm Thính, với 11 lớp học,
ngoài ra có 38 cháu ở các vùng sâu vùng xa không thể đến Cơ Sở, không thể bỏ các cháu,


cơ sở đã cử các giáo viên thường xuyên đến tận nơi tư vấn và trợ giúp cho phụ huynh
trong việc chăm sóc, phục hồi chức năng và cho trẻ.
Ngày 06/04/2007 Cơ sở đã được nâng chuẩn lên Trường với tên TRƯỜNG TIỂU
HỌC CHUYÊN BIỆT TƯ THỤC THANH TÂM theo quyết định số 797/QĐ – UBNN
của UBNN thành Phố Đà Nẵng.
Cũng từ đây, số lượng các trẻ em kém may mắn khuyết tật cơ nhiwx trên địa bàn
thành phố và các vùng lân cận được tập trung đưa đến đây nhiều hơn. Tuy nhiên, cơn sở
không thể tiếp nhận hết vì cở sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, chưa có đủ nhà ăn, phòng
ngủ, lớp học, các phòng dạy nghề, khu vui chơi, sinh hoạt cho trẻ để có thể đảm bảo sức
khoẻ cho các cháu và tạo mặt bằng cho các cháu học tập, vui chơi, học nghề, tham gia lao
động sản xuất. Với những thao thức đó, trong chương trình giải tỏa đền bù, Uỷ Ban
Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng giải quyết cho Tỉnh dòng 13.626 m2, Tỉnh dòng đã dùng
mảnh đất này để xây một Trung Tâm mới cho những trẻ em khuyết tật.
Ngày 1 tháng 10 năm 2009 dưới sự hỗ trợ của Tỉnh Dòng PhaoLo Đà Nẵng cùng nhà
tài trợ CSI cũng như ân nhân khắp nơi, nhà dòng bắt đầu đặt viên đá đầu tiên cho việc
xây dựng ngôi trường mới này.
Sau gần 1 năm khởi công xây dựng, vào ngày 15 tháng 07 năm 2010, Ngôi trường xây
xong và đã làm lễ khánh thành. Nhìn ngôi trường mới với khuôn viên rộng rãi, thoáng
mát, có sân chơi, phòng ăn, phòng học, phòng phục hồi chức năng, phòng ngủ riêng biệt,
tất thảy mọi người đều có chung một niềm vui khôn tả
Ngày 5/9/2010 trường chuyen biệt tư thục Thanh Tâm, ngụ tại số 157B Phan Tứ - P.
Mỹ An – Quận Ngũ Hành Sơn – TP Đà Nẵng đã tổ chức lễ Khai giảng năm học mới
2010 - 2011

Sau gần năm tháng hoàn tất các hồ sơ thủ tục, ngày 04/03/2011 trường chính thức
được Nhà Nước công nhận và đi vào hoạt động thông qua quyết định số 225/QĐ –
UBNN của UBNN Quận Ngũ Hành Sơn ban hành ngày 22 tháng 2 năm 2011.


II.Chức năng – nhiệm vụ:
Cơ sở mở ra với mục đích giúp trẻ khuyết tật có một nơi để được chăm sóc, giáo dục và
phục hồi những khả năng còn lại, tạo cho các em có cơ hội hòa nhập vào cuộc sống.
Các hoạt động chính của trường:
- Giáo dục
- Chăm sóc – phục hồi chức năng
- Hoạt động ngoại khóa ( sinh hoạt, giao lưu, hội thảo)
- Các khóa bồi dưỡng chuyên môn cho Giáo viên dài hạn và ngắn hạn
Mục tiêu:
- Phục hồi, phát triển những kỹ năng còn lại cho học sinh
- Giáo dục văn hóa và những kỹ năng xã hội cho học sinh.
- Phát triển kỹ năng tự phục vụ thông qua những hoạt động vật lý trị liệu và hoạt động
ngoại khóa.
- Hướng nghiệp và đào tạo các ngành nghề phù hợp cho thanh thiếu niên khuyết tật có thể
vào đời tìm kế sinh nhai, sống tự lập hạnh phúc.
Trường Thanh Tâm là một môi trường chăm sóc giáo dục, rộng mở đón tiếp tất cả
trẻ khuyết tật kém may mắn ở khu vục Miền Trung,trong đó đa phần là trẻ khu vực
Quảng Nam-Đà Nẵng, thường xuyên cung cấp các dịch vụ kèm theo như: tư vấn, tiếp
cận, giới thiệu, chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho những trẻ có nhu cầu đặc
biệt.
Ngoài ra, với những trẻ không đến được trường vì hoàn cảnh gia đình cũng như
điều kiện của bản thân em, trường đã liên kết với các cộng tác viên ở các địa bàn phụ cận
cùng chung tay giúp các em các chương trình vật lý trị liệu tại cộng đồng.



Với mục đích tạo nên mô hình khép kín thực hiện can thiệp sớm, chăm sóc sức
khỏe, giáo dục hòa nhập và hướng nghiệp cho trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật,
hướng đến phát triển toàn diện, phát huy mọi tiềm năng của trẻ, nhất là giúp trẻ có cơ hội
học và làm việc với mô hình sống đọc lập. Trường Thanh Tâm quyết định mở thêm khối
hướng nghiệp để cho trẻ sau khi học văn hóa xong sẽ được tiếp tục hướng nghiệp để có
một nghề giúp nuôi sống bản thân.
Trường luôn tiếp tục tạo điều kiện để cán bộ quản lí – giáo viên – Kỹ thuật viên
của Trường Chuyên Biệt Tư Thục Thanh Tâm được tham dự các lớp đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ về chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng trẻ khuyết tật do ngành GD&ĐT tổ
chức
. Đồng thời, Nhà Dòng luôn bổ sung các nữ tu trẻ có năng lực, có khả năng sáng tạo, có
tâm huyết để quản lý Trường.
- Với sự đầu tư kinh phí của Tỉnh Dòng Phao Lô Đà Nẵng, đặc biệt là sự hổ Trợ của Nhà
Nước Luxembourg thông qua Hội CSI, , 80% giáo viên của Trường có bằng Cử Nhân
Khoa học Giáo Dục đặc biệt, bằng Sư phạm Mầm non, Sư phạm Tiểu học, được dự các
khoá bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn tại các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh, trường Cao đẳng Sư phạm Sông Bé, Trung tâm nghiên
cứu giáo dục trẻ em khuyết tật thành phố Hồ Chí Minh, 100% kỹ thuật viên phục hồi
chức năng vận động được đào tạo tại Trường Cao Đẳng Y Tế II Đà Nẵng, Trường Đai
Học Y Dược Huế, Đại Học Y Tế Dược thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đào tạo
chuyên môn, Trường Thanh Tâm còn chú ý xây dựng một đội ngũ giáo viên, kỹ thuật
viên giàu tình thương và trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ.
Đồng thời Trường cũng mời các chuyên gia trong và ngoài nước đến tập huấn và
nâng cao trình độ chuyên môn cho các giáo viên, nhân viên của Trường.


III.Cơ cấu tổ chức:
Trường được điều hành bởi các nữ tu dòng PhaoLô Đà Nẵng. Được quản lý bởi
các nhà giáo dục chuyên ngành, các chuyên gia trong lĩnh vực can thiệp sớm và các nhân
viên ưu tú dưới sự quản lý của phòng giáo dục quận Ngũ Hành Sơn.

Trường Thanh Tâm có:
- 1 Hiệu trưởng,
- 2 Phó Hiệu trưởng,,
- 25 giáo viên
- 2 Nhân viên văn phòng
- 8 Kỹ Thuật Viên vật lý trị liệu,
- 9 nhân viên khác.


TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
1. Chọn thân chủ:
Trong cuộc sống khi sinh ra, không phải ai cũng được khỏe mạnh, lành lặn
hay được phát triển một cách bình thường về thể chất và tâm thần. Đến với trường
chuyên biệt Thanh Tâm, chúng ta băt gặp những mảnh đời bất hạnh chịu khiếm
khuyết về cơ thể, nghe nhìn hay khiếm khuyết trí tuệ. Và nơi em được trực tiếp
quan sát và tiếp xúc là lớp thiểu năng trí tuệ, phần lớn các em thuộc độ tuổi tiểu
học. Trong thời gian thực hành ở cơ sở, được tiếp xúc trực tiếp với các em, đa
phần các em trong lớp mắc chững chậm phát triển, giảm chú ý, một số em kèm
theo những chứng khác như tăng động, tự kỷ hay down… Trong lớp có một em
em chú ý hơn và chọn làm thân chủ đó là em Trương Hoàng Nam, em ấy mắc
chững down bẩm sinh và chứng chậm phát tiển trí tuệ.
Chọn em Nam là thân chủ, em dựa vào sự quan sát của bản thân và có sự giới
thiệu của cô Nguyễn Thị Đoan Trang giáo viên chủ nhiệm lớp thiểu năng trí tuệ
dự bị.
Em Nam mắc hội chứng chậm phát triển, hội chứng Dowm, nhưng tiếp xúc với
em cũng không mấy khó khăn. Vì em có thể giao tiếp bằng lời nên có thể trò
chuyện với em, hỏi em một số câu đơn giản, tuy phát âm còn gặp nhiều khó khăn,
và một số từ phát âm chưa chuẩn. Ngoài ra, để quan sát và hiểu rõ hơn về Nam,
chúng ta còn có thể cùng chơi cùng học với em, như sử dụng tranh ảnh và hình
ảnh trực quan về đồ vật, cây cối, con vật… để xác định mực độ nhận biết của em

và xem sự hứng thú của em đói với môn học nào hơn.
2. Hồ sơ xã hội của Thân chủ:
a. Thông tin cá nhân thân chủ:
Họ tên: Trương Hoàng Nam
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 27/07/2005


Dạng tật: Down
Nơi cư ngụ hiện tại: Tổ 7A, Thành Vinh, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng.
b. Các thông tin khác:
*Tình trạng học vấn sức khỏe và tinh thần:
- Điểm mạnh: nhận biết được 29 chữ cái, dấu thanh, đánh vần dược một số bài,
viết từ theo yêu cầu, thực hiện phép tiính cộng trừ, giao tiếp bằng lời
- Khó khăn: học chậm, ít tập trung. Ngôn ngữ còn hạn chế. Còn rụt rè, đôi khi
không biết phục vụ nhu cầu bản thân. Hay cầm đồ trên tay cười vô cớ.
- Nhu cầu: được rèn luyện kỹ năng tự lập, tăng cường kiến thức, mở rộng giao
tiếp và vốn từ, nhu cầu được hòa đồng với bạn bè.
*Thông tin dạng tật
- Hội chứng Down
Hội chứng Down là một điều kiện nhiễm sắc thể gây ra bởi sự hiện diện của tất
cả hay một phần của m nhiễm sắc thể 21 thêm. Tên hội chứng được đặt theo
John Langdon Down, một thầy thuốc đã mô tả hội chứng này vào năm 1866.
Hội chứng này thường gặp nhất trong số các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể.
Cứ 800-1.000 trẻ mới sinh thì có 1 trẻ bị hội chứng Down.
Bình thường, người ta có 46 nhiễm sắc thể, đi thành từng cặp. Một nửa số này
được thừa hưởng từ cha, nửa kia được thừa hưởng từ mẹ. Còn trẻ bị Down lại
có 47 NST, nghĩa là có thêm một nhiễm sắc thể số 21. Chính kẻ thừa ra này đã
phá vỡ sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Một nửa số trẻ bị Down có những khuyết tật tim bẩm sinh, song phần lớn có

thể chữa được và sức khỏe của trẻ được cải thiện. Các vấn đề về hô hấp, tắc
nghẽn đường tiêu hóa sớm ở trẻ sơ sinh và ung thư máu ở tuổi ấu thơ cũng
thường gặp. Trẻ bị Down dễ nhạy cảm với các tác nhân nhiễm khuẩn. Nhờ
những tiến bộ vượt bậc của y học, ngày nay hầu hết các vấn đề này đã giải
quyết được, do vậy tuổi thọ trung bình của những người bệnh Down có thể đạt
tới 55 tuổi.


- Hội chứng chậm phát triể trí tuệ:
Nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ : rất đa dạng và thường do yếu tố xã hội,
yếu tố tình thương và yếu tố bệnh lý, các yếu tố này có tác dụng qua lại lẫn
nhau và đều có ảnh hưởng tốt hay xấu đến sự phát triển của trí tuệ cũng như
khả năng thích ứng với xã hội của con người.
Yếu tố xã hội : có tác động rất lớn đến sự phát triển của con người. Môi trường
xã hội, sự giáo dục học đường ở tuổi thơ ấu và thời niên thiếu giúp cho con
người trong việc hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ cũng như các khả năng
thích ứng khác.
Yếu tố tình thương : cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trí thông
minh, nhân cách và hành vi của con người. Nếu đứa bé lớn lên trong 1 gia đình
có nhiều mâu thuẫn, xung đột gay gắt giữa cha và mẹ, giữa các anh chị em, bị
hắt hủi, lạnh nhạt… thì lớn lên chúng có những rối loạn về nhân cách và hành
vi phi xã hội.
Spritz đã nghiên cứu sự phát triển của nhiều nhóm trẻ ở những lứa tuổi khác
nhau trong trại mồ côi và nhận thấy rằng ở các trại này, dù điều kiện vật chất
có tốt đến đâu mà thiếu tình thương thì các em cũng có rối loạn về khí sắc,
hành vi cũng như bị chậm phát triển trí tuệ. Thiếu sự kích thích tâm lý ngay cả
sự phát triển của cơ thể cũng bị đình trệ.
Yếu tố bệnh lý : những thương tổn thực thể trên não bộ là nguyên nhân quan
trọng trong việc gây ra các trạng thái chậm phát triển trí tuệ. Thương tổn não
càng lớn, càng lan rộng, càng nghiêm trọng thì chậm phát triển càng nặng nề.

Các yếu tố bệnh lý thường gặp :
Trước khi mang thai : yếu tố di truyền : đơn yếu tố, đa yếu tố, nhiễm sắc thể.
Các yếu tố chưa rõ khác.
-

Trước khi sinh :

Nhiễm trùng : vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng
Yếu tố vật lý : chiếu chụp quang tuyến.
Yếu tố hóa học : ngộ độc thuốc, rượu, tăng urê mạn tính, nhiễm độc thai nghén.


Yếu tố dinh dưỡng : suy dinh dưỡng.
Yếu tố miễn nhiễm : không phù hợp với nhóm máu.
Rối loạn nội tiết ở mẹ : cường giáp, nhược giáp, tiểu đường.
-

Trong khi sinh :

Sinh non : <32 tuần, trẻ sinh ra cân nặng <1500g.
Chấn thương não do sinh khó, do can thiệp bằng máy hút, bằng Focxep
(forceps).
Ngạt : do mẹ lạm dụng thuốc tăng co bóp, thuốc mê, do hít phải nước ối.
-

Sau khi sinh :

Vàng da nhân do bất đồng nhóm máu.
Nhiễm trùng : viêm não, viêm màng não.
Chấn thương sọ não : do té ngã.

Suy dinh dưỡng nặng.
Khuyết tật các giác quan (mắt lác, tai nghễnh ngãng).
Các yếu tố khác : động kinh, nhược giáp.
Em Nam là trẻ mắc chứng down bẩm sinh nên cơ thể có những biểu hiện bất
thường về hình thái và chức năng như:
- Đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn.
- Mặt dẹt, trông ngốc.
- Đôi tai thấp nhỏ, dị thường, kém mềm mại.
- Mắt xếch, mí mắt lộn lên, đôi khi bị lác, nếp gấp da phủ trong mí mắt, mắt
hơi sưng và đỏ. Trong lòng đen có nhiều chấm trắng nhỏ như hạt cát và thường
mất đi sau 12 tháng tuổi.
- Mũi nhỏ và tẹt.
- Miệng trễ và luôn luôn há, vòm miệng cao, lưỡi dày thè ra ngoài.
- Chân tay ngắn, bàn tay ngắn, to. Các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo.
Lòng bàn tay có nếp sâu nằm nghiêng. Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón
cái tòe ra; khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng. Các


khớp khuỷu, háng, gối, cổ chân lỏng lẻo; đôi khi trật khớp háng, trật xương
bánh chè.
Ngoài ra, em Nam còn nhỏ hơn các bạn cùng trang lứa. Nam sinh năm 2005,
đến nay (2015) đã được 10 tuổi nhưng ngoại hình ngang tầm với trẻ học lớp
một, lớp hai bình thường.
Cũng như những trẻ mắc hội chứng down khác, em Nam gặp vấn đề về phát
triển, en phát triển chậm hơn so với các trẻ bình thường cùng độ tuổi, tuy nhiên
em được đi học và hiện đang là học sinh của lớp thiểu năng trí tuệ được 4 năm.
Bây giờ, Nam đã nhận biết được 29 chữ cái, dấu thanh, đánh vần được một số
bài, viết được chữ cái theo yêu cầu, nhận biết số 0 đến 50, nhận biết màu sắc,
hình khối, thực hiện phaesp tính cộng trừ và phân biệt so sánh. Song, em học
còn chậm và ít tập trung chú ý. Nam có thể giao tiếp bằng lời, tuy nhiên vốn từ

còn hạn chế, ít mở rộng, ngôn ngữ chưa rõ, nói còn nhỏ, một số từ không nghe
được. Về mặt xã hội, en ít hòa đồng với bạn, thỉnh thoảng hay chơi một mình,
rụt rè, chưa biết phục vụ nhu cầu bản than, cần có sự trợ giúp của cô giáo. Em
ít khi vận động và vận động chậm.Nam có thỏi quen, thỉnh thoảng cầm món đồ
trên ta và cười vô cớ.
*Thông tin môi trường thân chủ:
-Gia đình:
Họ tên cha: Trương Thanh Hải
Nghề nghiệp: Lái xe
Địa chỉ gia đình: Tổ 7A, Thành Vinh, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng
Số điện thoại: 0905083136
Họ tên mẹ: Ngô Thị Thu Vân
Só điện thoại: 0905520986
+Nam là con trai đầu trong gia đình có 2 anh em
-Trường học, bạn bè: lớp Nam đang theo học là lớp thiểu năng trí tuệ dự bị,
hiện nay lớp có 16 em, mắc các chứng chậm phát triển, giảm chú ý, một số hội
chứng đi kèm như Down, tăng động, rối loạn ADHD…. Ở lớp, Nam được sự


quan tâm chú ý của cô giáo, em chơi khá hòa đồng với bạn bè, cùng bạn trong
lớp học tập, vui đùa với nhau. Giữa các em có sự gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau.
Nam sinh ra trong một gia đình khá đầy đủ về vật chất và tinh thần. Nhận được sự yêu
thương của bố mẹ. Tuy nhiên, bà nội và cô của Nam ít khi quan tâm chăm sóc, chỉ hỏi
han cho có còn tình cảm thì dành hết cho đứa em trai của Nam. Không may mắc phải
chứng chậm phát triển và hội chứng Down bẩm sinh. Em được bố mẹ cho đi học tại
trường chuyên biệt Thanh Tâm, lớp thiểu năng trí tuệ. Tại đây, em nhận được sự quan
tâm, day bảo của 2 cô giáo chủ nhiệm. Em chơi khá hòa đồng với bạn bè, biết giúp đỡ
bạn, tuy nhiên, đôi khi lại chơi 1 mình, không thích bạn lại gần và có lúc xảy ra mâu
thuẫn, đánh nhau với bạn. Nhà trường cũng quan tâm và tạo điều kiện cho em rất nhiều,
em được hỗ trợ các bài tâm vận động để rèn luyện thể chất. Song, em chưa được đáp ứng

đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh, việc kiểm tra sứa khỏe định kỳ chưa đảm bảo, em chỉ đi
bác sĩ khi ốm đau, ngoài ra không được kiểm tra thường xuyên về dạng tật của mình.


*Sơ đồ sinh thái:

Nhà trường

Y tế
Cô giáo chủ nhiệm

Bạn bè

Nam
Bố mẹ
(10 tuổi)


Em trai
Bà nội

Địa phương

Chú giải:

: quan hệ tốt
: quan hệ một chiều
: mâu thuẫn
: quan hệ không thường xuyên, ít quan tâm



*Sơ đồ phả hệ:

(Nam)

Chú giải:

: quan hệ tốt, thường xuyên
: quan hệ một chiều
: hờ hợt, ít quan tâm


QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC VỚI THÂN CHỦ:
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và nhận diện vấn đề của thân chủ:
-

Tiếp cận với thân chủ gặp những thuận lợi:
+ Có sự giới thiệu của cô giáo chủ nhiệm
+ Thân chủ có thể giao tiếp bằng lời, điều này giuos rất nhiều trong việc trò
chuyện với thân chủ.
+ Thân chủ ít rụt rè, khá dễ gần và tiếp xúc được.

-

Tuy nhiên, Việc tiếp cận ới thân chủ ban đầu còn gặp một só khó khăn:
+ Chưa biết rõ về dạng tật của thân chủ nên chưa nắm băt được các đặt điểm về
hình thái cũng như đặc điểm tâm thần.
+ Thân chủ giao tiếp khá khó khăn như phát âm chưa chuẩn, lời nói lộn xộn,
không có thứ tự, mục đích.


-

Thân chủ đang mắc phải hai dạng tật là Hội chứng Dowm và chứng chậm phát
triển trí tuệ. Do đó, các biểu hiện hình thái khác người bình thường, các nhu cầu
xã hội của em cũng cao hơn và khí được đáp ững đầy đủ, như nhu cầu học tập, rèn
luyện, nhu cầu tự phát triển, nhu cầu thực hiện các chức năng sinh lý, và cac nhu
cầu xa hội khác.

*Mô tả vấn đề:
- Tên vấn đề: mắc hội chứng Down và chứng chậm phát triển
- Nguyên nhân: bẩm sinh
- Hậu quả: ảnh hưởng đến thân chủ: các nhu cầu chưa được đap ứng đầy đủ. Thân chủ
gần như không thể tự giải quyết được vì không tự thể hiện được những nhu cầu xã hồi
của mình (ví dụ như nhu cầu vệ sinh). Việc học tập và sinh hoạt của thân chủ gặp
nhiều khó khăn, cần đến sự trợ giuos của cô giáo và người thân.


Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoac hoạch giúp đỡ:
Việc mắc hội chứng Down và chứng chậm phát triển ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và
sinh hoạt của thân chủ. Việc sinh hoạt và học tập gặp nhiều khó khăn. Biểu hiện bên
ngoài không bình, thể chất yếu hơn những người bình thường. Học tập chậm tiếp thu và ít
chú ý.


*Cây vấn đề:

Học tập chậm

Không theo
kịp bạn bè


chậm phát triển

Bị kì thị

thể chất yếu

thua kém
trí tuệ

bạn bè

chậm phát triển

Down
Chậm
phát triển
trí tuệ

Bẩm sinh


*Mục đích trợ giúp: nhằm giúp thân chủ rèn luyện thể chất, giúp tập trung chú ý trong
học tập và tạo thói quen thể hiện nhu cầu sinh lý.
*Điểm mạnh của thân chủ:

có thể giao tiếp bằng lời
có mong muốn thay đổi
nhận diện được chữa cái và có thể đánh vần


 Kế hoạch giúp đỡ:
Mục tiêu

Hoạt động

Thời gian dự kiến Người chịu trách
hoàn thành

Rèn

luyện -Tập luyện cac bài tập 3 tuần

nhiệm
Thân chủ

nâng cao thể tâm vận động
chất

-Chơi một số trò vận động
nhẹ,ở cường độ nhẹ =>
vừa
-Liên hệ phụ huynh tập

-Sinh viên

thêm bài tập ở nhà

-Phụ huynh

Chú ý trong -Thiết kế giờ học thú vị 4 tuần

học tập

với

những

đồ

dung,

những điều mới lạ mà
thân chủ quan tâm
-Kết hợp vừa học vừa
chơi
-Dùng hình ảnh trực quan
và tranh ảnh màu

Sinh viên và thân
chủ


Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch: sinh viên và thân chủ cùng tiến hành thực hiện kế
hoạch.
Bươc vào thực hiện kế hoạch, sinh viên và thân chủ cùng thực hiện, kết hợp cả hai
mục tiêu, để thân chủ vừa rèn luyện thể chất vừa học tập tích cực.
-

Cho thân chủ tập một số bài tập tâm vận động, tăng cường cường độ và thời gian
tập, giúp cải thiện thể chất, tạo cho thân chủ một nhịp điệu vận động.


-

Cho thân chủ chơi một số trò vận động đơn giản, có thể tổ chức cho thân chủ hoặc
cho cả lớp, vì có bạn bè, sự vận động của bạn bè sẽ kéo thân chủ theo. Một số hoạt
động như thể dục với những động tác di chuyển, gập người, vận động; hoặc trò
chơi chuyền banh, trò đá bóng vào khung thành, trò đếm bước đi….. Việc chơi trò
chơi cùng bạn bè sẽ kích thích sự tham gia tập luyện của thân chủ, tạo hứng thú và
tinh thần để than chủ tập luyện hang say.

-

Liên hệ phụ huynh, hướng dẫn phụ huynh một số bài tập nhẹ ở nhà, để thân chủ
tập vào buổi sáng, tối hoặc vào ngày nghỉ. Động viên thân chủ đi bộ thể dục buổi
sáng cùng bố mẹ.

-

Đối với việc học tập:
+ Khi thân chủ học tập trên lớp, việc chú ý khá khó khăn, cần tạo ra những điều
gây hứng thú với thân chủ.
+Tạo những giờ học kết hợp hát múa, thơ (thế mạnh của thân chủ), giờ học có đề
cập đến vấn đề thân chủ quan tâm hay những sở thích sở trường như:robot, nghề
nghiệp, mơ ước của bé, du lịch, phi thuyền, người ngoài hành tinh….
+ Sử dụng hình ảnh trực quan trong giờ học để làm giờ học thêm sinh động
+ Sử dụng cac hình ảnh màu về những sự vật gần gũi với thân chủ, với cuộc sống
+ Khuyến khích sự tham gia của thân chủ trong giờ học bằng cách gọi thân chủ lên
bảng và hướng dẫn làm bài, mời thân chủ thể hiện văn nghệ trước lớp
+ Có tuyên dương và có quà khích lệ, để thân chủ có động lực và cố gắng hơn.



Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc:
Lượng giá cho cả quá trình thực hiện.
Thân chủ tham gia đầy đủ các buổi học và các buổi rèn luyện , trọe giuos theo kế hoạch
Kết quả:
+ Thân chủ cải thiện được một phần nhỏ về thể chất của mình:
 Buổi sáng đến lớp đã tích cực tập thể dục hơn


Tham gia các trò chơi vận động cùng bạn bè: đá bóng trong giờ ra chơi, khá nhiệt
tình, chạy theo bóng và đá bóng, dù lực còn yếu và đá chưa chính xác.

 Thích chạy nhảy và nô đừa với cac bạn
 Trong giờ học đã chú ý hơn
 Đôi lúc còn đưa tay phát biểu và xung phong lên trước lớp hát múa.
 Mạnh dạn hơn.
 Tập trung nghe cô giáo giảng bài, viết bài, ít bị phân tán hơn trước.


KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
Trong quá trình làm việc với thân chủ gặp nhiều thuận lợi cũng như khó khăn.
Với một thân chủ, có thể có nhiều vấn đề cùng một lúc hoặc một vấn đề mà nảy
sinh vấn đề khác, tuy nhiên, cần chon vấn đề quan trọng, cấp bách lên trên, làm vấn đề
cần can thiệp để đưa ra mục tiêu giải quyết. Nếu chọ đúng vấn đề can thiệp thì khi vấn đề
này được giải quyêt, vấn đề khác có thể tự triệt tiêu hoặc có chuyển biến tích cực hơn.
Trong quá trình làm việc, bản thân đã rèn luyện cho mình được một số kỹ năng và
những kinh nghiệm:
-Kỹ năng giao tiếp
-Kỹ năng làm việc tích cực
-kỹ năng nhận diện vấn đề
Em nhận thấy việc thực hành cũng như công việc sau này của một nhân viên xã

hội có rất nhiều khó khăn. Và một nhân viên xã hội cần phải cố gắng rất nhiều để vượt
qua những khó khăn và hoàn thành tốt côn việc của mình. Và quan trọng cần có lòng yêu
nghề và gắn bó với nghề.
*Kiến nghị:
- Thầy cô giáo thường xuyên xuống cơ sở để hỗ trợ sinh viên
- Giải đáp các thắc mắc kịp thời
- Hướng dẫn cho sinh viên một số trò chơi và hoạt động phù hợp với từng đối tượng.
- Dạy ngooin ngữ ký hiệu cho sinh viên trược khi đến cơ sở thực hành để thuận tiện cho
việc trao đổi và làm việc với thân chủ.


PHỤ LỤC
Mô tả trường hợp:
a. Thông tin cá nhân thân chủ:
Họ tên: Trương Hoàng Nam
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 27/07/2005
Dạng tật: Down
Nơi cư ngụ hiện tại: Tổ 7A, Thành Vinh, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng.
b. Các thông tin khác:
*Thông tin dạng tật
- Hội chứng Down
Hội chứng Down là một điều kiện nhiễm sắc thể gây ra bởi sự hiện diện của tất
cả hay một phần của m nhiễm sắc thể 21 thêm. Tên hội chứng được đặt theo
John Langdon Down, một thầy thuốc đã mô tả hội chứng này vào năm 1866.
Hội chứng này thường gặp nhất trong số các bệnh do rối loạn nhiễm sắc thể.
Cứ 800-1.000 trẻ mới sinh thì có 1 trẻ bị hội chứng Down.
- Hội chứng chậm phát triể trí tuệ:
Nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ : rất đa dạng và thường do yếu tố xã hội,
yếu tố tình thương và yếu tố bệnh lý, các yếu tố này có tác dụng qua lại lẫn

nhau và đều có ảnh hưởng tốt hay xấu đến sự phát triển của trí tuệ cũng như
khả năng thích ứng với xã hội của con người.
Em Nam là trẻ mắc chứng down bẩm sinh nên cơ thể có những biểu hiện bất
thường về hình thái và chức năng như:
- Đầu ngắn và bé, gáy rộng và phẳng; cổ ngắn, vai tròn.
- Mặt dẹt, trông ngốc.


- Đôi tai thấp nhỏ, dị thường, kém mềm mại.
- Mắt xếch, mí mắt lộn lên, đôi khi bị lác, nếp gấp da phủ trong mí mắt, mắt
hơi sưng và đỏ. Trong lòng đen có nhiều chấm trắng nhỏ như hạt cát và thường
mất đi sau 12 tháng tuổi.
- Mũi nhỏ và tẹt.
- Miệng trễ và luôn luôn há, vòm miệng cao, lưỡi dày thè ra ngoài.
- Chân tay ngắn, bàn tay ngắn, to. Các ngón tay ngắn, ngón út thường khoèo.
Lòng bàn tay có nếp sâu nằm nghiêng. Bàn chân phẳng, ngón chân chim, ngón
cái tòe ra; khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai quá rộng. Các
khớp khuỷu, háng, gối, cổ chân lỏng lẻo; đôi khi trật khớp háng, trật xương
bánh chè.
Ngoài ra, em Nam còn nhỏ hơn các bạn cùng trang lứa.
*Thông tin môi trường thân chủ:
-Gia đình:
Họ tên cha: Trương Thanh Hải
Nghề nghiệp: Lái xe
Địa chỉ gia đình: Tổ 7A, Thành Vinh, Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng
Số điện thoại: 0905083136
Họ tên mẹ: Ngô Thị Thu Vân
Só điện thoại: 0905520986
+Nam là con trai đầu trong gia đình có 2 anh em
-Trường học, bạn bè: lớp Nam đang theo học là lớp thiểu năng trí tuệ dự bị,

hiện nay lớp có 16 em, mắc các chứng chậm phát triển, giảm chú ý, một số hội
chứng đi kèm như Down, tăng động, rối loạn ADHD…. Ở lớp, Nam được sự
quan tâm chú ý của cô giáo, em chơi khá hòa đồng với bạn bè, cùng bạn trong
lớp học tập, vui đùa với nhau. Giữa các em có sự gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau.
*Đánh giá của sinh viên:


×