Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

KHÁI QUÁT VĂN H VIỆT NAM 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 32 trang )

KHÁI QUÁT
VĂN HỌC VIỆT NAM 1945-1975


I. Bối cảnh xã hội, lịch sử và văn hóa
 Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên
suốt là yếu tố trọng yếu chấm dứt sự phân hóa phức
tạp của văn hóa và văn học nước ta những năm trước
45, tạo nên một nền văn nghệ khá thống nhất về tư
tưởng.
 Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ suốt 30 năm
đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống tinh thần
nói chung và đời sống văn học nói riêng.
 Nền kinh tế chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn
hóa bị hạn chế đã có ảnh hưởng không nhỏ đến văn
học.





II. Quá trình phát triển và những thành tựu
chủ yếu
Chặng 1: Kháng chiến chống Pháp (1945- 1954)
 Nội dung chủ đạo:
1945-1946: Đây là thời kỳ văn học chuyển mình. Văn học
cách mạng là trào lưu chủ đạo, chi phối, nhưng vẫn còn
đan xen với những xu hướng văn học khác.
1946-1954: Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách
mạng và kháng chiến; hướng tới khám phá sức mạnh và
phẩm chất tốt đẹp của quần chúng công nông binh; thể


hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất
thắng của kháng chiến.


“Cái giờ nghiêm trọng của đời mày đang điểm. Bây giờ hoặc là không
bao giờ nữa, mày phải cương quyết. Không có thứ nhân đạo nào cấm
mày không được tàn nhẫn ngay với mày. Mày hãy diệt hết những con
người cũ ở trong mày đi – những con người mà mày mệnh danh là cố
nhân, theo một cái cố tật ưa du dương với kỷ niệm. Đào thải, chưa đủ.
Phải tàn sát. Giết, giết hết. Thò đứa nào ở dĩ vãng hiện về đòi hỏi bất cứ
một tí gì của mày bây giờ, là mày phải giết ngay. Mày phải tự hoại nội
tâm của mày đi đã. Mà hãy lấy mày ra làm lửa mà đốt cháy hết những
phong cảnh cũ của tâm tưởng mày”… Chàng chạy ra đường. Ngoài
đường, cuộc Cách Mệnh đang bước dài trên khắp ngả phố. Trên các cửa
sổ mở, gió đời lùa cờ máu bay theo một chiều… Nguyễn thấy mệt mỏi
trong lòng và trên thân chàng thì xót nhức vô cùng. Thì ra, lúc ở nhà ra đi,
chàng vừa chịu xong một cái nhục hình. Lý trí đã lột hết lượt da trên mình
Nguyễn… Cái luồng gió ban nãy thổi cờ máu, thổi mãi vào thịt non
Nguyễn đang se dần lại. Nguyễn thèm đến một con rắn mỗi năm thoát
xác một lần…
Trích “Lột xác” (1946)


II. Quá trình phát triển và những thành tựu
chủ yếu
Chặng 1: Kháng chiến chống Pháp (1945- 1954)
 Những thành tựu chủ yếu:
a/ Văn xuôi:
+ Mở đầu cho văn xuôi kháng chiến là truyện ngắn và ký (Một lần tới thủ
đô - Trần Đăng, Đôi mắt, Ở rừng - Nam Cao, Làng - Kim Lân, Vợ chồng A

Phủ - Tô Hoài…)
+ Từ 1951 mới xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết dày dặn (Vùng mỏ Võ Huy Tâm, Đất nước đứng lên – Nguyên Ngọc…)
b/ Thơ:
+ Đạt được những thành tựu bước đầu về cách tân nghệ thuật, phát triển
lối thơ tự do (Màu tím hoa sim – Hữu Loan, Tình sông núi, Nhớ máu Trần Mai Ninh, Không nói, Đêm mít tinh - Nguyễn Đình Thi…) và lối thơ
dân tộc (Cá nước, Bầm ơi - Tố Hữu…)


Ơ cái gió Tuy Hoà…
Cái gió chuyên cần
Và phóng túng.
Gió đi ngang, đi dọc,
Gió trẻ lại - lưng chừng
Gió nghĩ
Gió cười,
Gió reo lên lồng lộng.

TRẦN MAI NINH
(1917-1947)

Tôi đã thấy lòng tôi dậy
Rồi đây
Còn mấy bước tới Nha Trang
- A, gần lắm!
Ta gần máu,
Ta gần người,
Ta gần quyết liệt.
Ơi hỡi Nha Trang!
Cái đô thành vĩ đại
Biết bao người niệm đọc tên mi.


Và Khánh Hoà vĩ đại!
Mắt ta căng lên
Cả mặt
Cả người,
Cả hồn ta sát tới
Nhìn mi!
Ta có nhớ
Những con người
Đã bước vào bất tử!
Ơ, những người!
Đen như mực, đặc thành keo
Tròn một củ
Hay những người gầy sắt lại
Mặt rẹt một đường gươm
Lạnh gáy
Lòng bàn tay
Khắc ấn chuỗi dao găm.
Chân bọc sắt,
Mắt khoét thủng đêm dày …

Nhớ máu – Trần Mai Ninh


NHỚ

Ba năm rồi gửi lại quê hương.
Hồng Nguyên

Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau từ hồi chưa biết chữ
Biết nhau từ buổi “một hai”
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến

Mái lều gianh,
Tiếng mõ đêm trường,
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn mép ba lô,
Tháng năm bạn cùng thôn xóm.
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng.

Lột sắt đường tàu,

Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng.

Rèn thêm đao kiếm,

Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.

Áo vải chân không,

- Đằng nớ vợ chưa?


Đi lùng giặc đánh.

- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ độc lập.
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.



NHỚ
Hồng Nguyên
[…]
Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu động,
Qua nhiều nơi không nhớ hết tên làng.
Đã nghỉ lại rất nhiều nhà dân chúng

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.

Đêm đó chúng tôi đi
Nòng súng nghiêng nghiêng,
Làng xuôi xóm ngược mái rạ như nhau
Đường mòn thấp thoáng…
Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau.
Trong điếm nhỏ,
Có tiếng gà gáy xóm,
Mươi người trai tráng,
Sờ chuôi lựu đạn.
Có “Khai hội, yêu cầu, chất vấn!”

Có mẹ hiền bắt rận cho những đứa con xa. Ngồi thổi nùn rơm
Thức vừa rạng sáng.
Trăng lên tập hợp hát om nhà.
Nhìn trời sương nhẩm bước chúng tôi đi
Tôi nhớ
Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni:
Giường kê cánh cửa,
Dân chúng cầm tay lắc lắc:
Bếp lửa khoai vùi
“Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc!”
Đồng chí nứ vui vui,
Tôi nhớ bờ tre gió lộng

Đồng chí nứ dạy tôi dăm tối chữ,
Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình – Trị – Thiên,
Cho bầy tôi nghe ví,


KHÔNG NÓI
Nguyễn Đình Thi

Dừng chân trong mưa bay
Liếp nhà ai ánh lửa
Yên lặng đứng trước nhau

Dừng chân trong mưa bay

Em em nhìn đi đâu


ướt đầm mái tóc

Em sao em không nói

Em em nhìn đi đâu

Mưa rơi ướt mái đầu
Mỗi đứa một khăn gói

Môi em đôi mắt
Còn ôm đây
Nhìn em nữa
Phút giây
Chiều mờ gió hút
Em
Bóng nhỏ
Đường lầy.

Ngày nào lần gặp sau
Ngập ngừng không dám hỏi
Chuyến này chắc lại lâu
Đoàn thể gọi
Chiều mờ gió hút
Nào đồng chí - bắt tay
Em
Bóng nhỏ

1948

Đường lầy.



BẦM ƠI
Tố Hữu
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm...
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

Nhớ thương con bầm yên tâm nhé
Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.
Con đi xa cũng như gần
Anh em đồng chí quây quần là con.
Bầm yêu con, yêu luôn đồng chí
Bầm quý con, bầm quý anh em.
Bầm ơi, liền khúc ruột mềm

Có con có mẹ, còn thêm đồng bào
Con đi mỗi bước gian lao
Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!
Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra.
Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.
Con đi, con lớn lên rồi
Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!
Nhớ con, bầm nhé đừng buồn
Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.
Mẹ già tóc bạc hoa râm
Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con...


II. Quá trình phát triển và những thành tựu
chủ yếu
Chặng 1: Kháng chiến chống Pháp (1945- 1954)

Giai đoạn này chứng kiến sự hình thành
của NỀN VĂN NGHỆ MỚI: Văn học bật lên
từ cuộc sống đời thường nhộn nhịp và gian
khổ của kháng chiến, khắc họa hình ảnh
nhân dân kháng chiến.


II. Quá trình phát triển và những thành tựu
chủ yếu
Chặng 2: Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam và xây dựng XHCN ở miền Bắc
(1955- 1964)

 Nội dung bao trùm: Hình ảnh con người mới xã hội chủ nghĩa.
 Những thành tựu chủ yếu:
a/ Văn xuôi: mở rộng đề tài
- Đề tài kháng chiến chống Pháp (Sống mãi với thủ đô - Nguyễn Huy
Tưởng, Cao điểm cuối cùng - Hữu Mai…)
- Đề tài hiện thực đời sống trước cách mạng tháng Tám (Vợ nhặt - Kim Lân,
Vỡ bờ - Nguyễn Đình Thi, Cửa biển – Nguyên Hồng …)
- Đề tài công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội gắn với sự đổi đời của con
người (Sông Đà - Nguyễn Tuân, Mùa lạc - Nguyễn Khải, Cái sân gạch - Đào
Vũ…)


II. Quá trình phát triển và những thành tựu
chủ yếu
Chặng 2: Kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam và xây dựng
XHCN ở miền Bắc (1955- 1964)
 Những thành tựu chủ yếu:
b/ Thơ: tiếp tục đẩy mạnh những tìm tòi, đổi mới về nghệ
thuật. Thơ tự do ngày càng mở rộng, phong phú về hình
thức (Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên)


Xanh biếc màu xanh, bể như hàng nghìn mùa thu
qua còn để tâm hồn nằm đọng lại
Sóng như hàng nghìn trưa xanh trời đã tan xanh
ra thành bể và thôi không trở lại làm trời
Nếu núi là con trai thì bể là phần yểu điệu nhất
của quê hương đã biến thành con gái
Mỗi đêm hè, da thịt sóng sinh sôi.
(Cành phong lan bể - Chế Lan Viên)



Quê hương
Giang Nam

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích…
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên – (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…

Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em

Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng…
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.


II. Quá trình phát triển và những thành tựu
chủ yếu
Chặng 3: Toàn quốc chống Mỹ (1965 - 1975)
 Nội dung chủ đạo: phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ và xây dựng hình ảnh
anh bộ đội cụ Hồ.
 Những thành tựu chủ yếu:
a/ Văn xuôi: Truyện và ký phát triển mạnh ở cả 2 miền Nam Bắc nhằm phản
ánh chính xác và kịp thời hiện thực kháng chiến (Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi –
Nguyễn Tuân, Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi, Hòn Đất – Anh Đức…)
b/ Thơ:
+ Đào sâu chất hiện thực, suy tưởng, chính luận.
+ Hình thành một lớp nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ
(Bằng Việt, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật, Trần Đăng Khoa,
Nguyễn Khoa Điềm…)

+ Thơ tự do và trường ca là hai thể loại phát triển mạnh mẽ.


BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái.

Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

PHẠM TIẾN DUẬT (1941-2007)


LƯU QUANG VŨ (1948-1988) – XUÂN QUỲNH (1942-1988)


Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
"Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái tơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:

- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.



HẠT GẠO LÀNG TA
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay.

Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…

Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông…
Hạt gạo làng ta

Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quét đất…
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta.

TRẦN ĐĂNG KHOA (1958-)


III. Những đặc điểm cơ bản
1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng
hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
 Mô hình nhà văn – chiến sĩ
 Nội dung phản ánh những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất
nước và cách mạng (tất cả các nội dung đời tư đều được nhìn
nhận lại từ góc độ này)
 Sự hình thành CÁI TÔI QUẦN CHÚNG (cái tôi cá nhân tan hòa
vào tập thể, nhân dân, phát ngôn nhân danh dân tộc, thời đại
và nhân loại tiến bộ)


Là thi sĩ phải là hồn cao khiết,
Chí kiên cường và sứ mệnh cao siêu;

Ca tự do, tiến bộ với tình yêu
- Yêu nhân loại, hòa bình và công lý Cao giọng hát những bài ca chính khí
Của anh hùng đã vì nước quên mình,
Sống quang vinh mà chết cũng quang vinh,
Của Bãi Sậy, Thái Nguyên và Yên Bái...
[…]
Là thi sĩ nghĩa là cao khúc họa
Cuộc đấu tranh vĩ đại của hoàn cầu
Chống hung tàn xâm lược khắp năm châu,
Trên trái đất dựng cao cờ dân chủ.
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ,
Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền,
Và lúc cần, quẳng bút lấy long tuyền.
Là thi sĩ – Sóng Hồng


×