Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học (dùng cho sinh viên ngành GD mầm non – hệ từ xa) phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC V IN H
- - - - - - - ThS Phan Xuân Phồn

GIÁO TRÌNH
PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI
TÁC PHẨM VĂN HỌC
(Dùng cho sinh viên ngành GD Mầm non – hệ từ xa)

Vinh 2011

1


CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

I. KHOA HỌC VỀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM
QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với ngành giáo dục
Mầm non
Ngay từ những ngày đâu khi Cách mạng tháng 8 thành công và trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhà nước dân chủ nhân dân đã coi trọng việc
chống giặc dốt bên cạnh giặc đói, giặc ngoại xâm, đã quan tâm đến sự nghiệp
giáo dục thiếu niên nhi đồng, giành cho tuổi thơ một sự quan tâm đúng mực. Chỉ
8 ngày sau khi ra Tuyên ngôn độc lập, Nhà nước đã ban hành chủ trương mở các
lớp ấu trĩ viên, Nhà Bảo anh, Dục anh …Liên tiếp vào những ngày 1013/12/1946; 25/7/1946, Hội đồng cố vấn học chính của Bộ Quốc gia Giáo dục
mở những cuộc họp nghiên cứu các nguyên tắc tổ chức, mở lớp huấn luyện giáo
viên mẫu giáo, cử cán bộ phụ trách.
Ngày 02/01/1949, Bộ Quốc gia giáo dục đã tổ chức Hội nghị mẫu giáo toàn
quốc nhằm định ra đường lối phát triển ngành học. Ngày 9/11/1949, Hội nghị đã
xác định rõ mục đích, phương châm, phương pháp giáo dục mẫu giáo. Mục đích


ấy là “luyện tập cho các em mai sau trở nên người công dân của nước dân chủ
mới”. Các nhà quản lý cũng đã quan tâm đến phương pháp giáo dục khoa học
“cách dạy ở ở mẫu giáo hết sức linh hoạt, hoạt bát, chơi..mà học, hợp với lứa
tuổi 3 - 4” (Sơ thảo 40 năm xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non,
1991, nhiều tác giả, viện Nghiên cứu trẻ em).
Hai trích dẫn ngắn trên đủ cho ta hình dung được bước đi chập chững ban
đầu của ngành mẫu giáo, tuy chưa có cơ sở khoa học cụ thể nhưng đã thể hiện
được chủ trương tốt đẹp của Nhà nước muốn các cháu trở thành người công dân
tương lai của chế độ mới. Về phương pháp giáo dục, ngành học này còn gặp
nhiều lúng túng, đó là việc đề xuất phương pháp trong khi chưa xác định được
nội dung giáo dục thì chỉ có thể dừng lại ở quan niệm chung chung là “cách dạy
2


ở mẫu giáo hết sức linh hoạt, hoạt bát”. Ngày 4/7/1950, Ban mẫu giáo trung
ương được thành lập với nhiệm vụ “Nghiên cứu phương pháp, đặt chương trình,
kế hoạch dạy trẻ từ 3 - 7 tuổi…”.
Từ quan niệm trẻ em lứa tuổi mẫu giáo hoàn toàn như một tờ giấy trắng,
người lớn có thể vẽ gì lên ấy là tùy, mọi chủ trương về mục đích, phương châm,
phương pháp đều xuất phát từ quan điểm giáo dục chủ quan, chưa thấy rõ những
tiềm năng của trẻ. Người ta xem lứa tuổi này chỉ là giai đoạn chuẩn bị làm người
hoặc “sửa soạn chúng biết đọc biết viết, để cho chúng được lên học lớp trên
được linh lợi”. Suốt những năm tháng đó, Bộ giáo dục đã tiến hành mở các khóa
đào tạo, lớp bồi dưỡng những người làm công tác mẫu giáo, mở trường, lớp mẫu
giáo ở khắp các tỉnh thành…phong trào mẫu giáo phát triển nhanh chóng.
Giai đoạn ấu trĩ của ngành Mẫu giáo nhanh chóng đi qua. Bộ Giáo dục đã sớm
phát hiện ra sự bất hợp lý khi ngành Mẫu giáo vẫn đứng ngoài hệ thống giáo dục nhà
trường, ngày 19/1/1966. Vụ Mẫu giáo đã được thành lập và tập trung sức triển khai,
tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng giáo viên mẫu giáo, hướng dẫn thực hiện các
môn học và tổ chức hoạt động phù hợp với giai đoạn mới.

Sau năm 1966, Vụ Mẫu giáo ra đời, chịu trách nhiệm trước Bộ giáo dục
vạch kế hoạch và chương trình biên soạn tài liệu môn học và tổ chức đào tạo
giáo viên theo hệ thống nhà trường dân chủ nhân dân, ngành Mẫu giáo mới có
những bước tiến đồng bộ và cơ cơ sở khoa học. Tuy nhiên, tính chất chủ quan áp
đặt vẫn còn biểu hiện nặng nề.Người ta mới lo cho cô giáo và công việc của cô
giáo chứ chưa lo việc học, chưa thực sự coi trọng trẻ em. Lo dạy mà chưa lo
việc học của các cháu. Còn phương pháp dạy thì tùy theo cô giáo mà “linh
động”. Từ sau 1975, ngành học mẫu giáo đã có sự chỉ đạo thống nhất trong cả
nước, phong trào thi đua được đẩy mạnh. Công cuộc cải cách giáo dục đòi hỏi
ngành giáo dục mẫu giáo phải có những cải tiến trong nội dung, phương pháp
giáo dục. Một bộ phận cán bộ Vụ Mẫu giáo được giao nhiệm vụ “Nghiên cứu
những vấn đề về giáo dục mẫu giáo trong cải cách giáo dục”. Và ngày
21/01/1978, chương trình cải tiến ra đời đánh dấu một bước quyết định trong

3


việc nâng cao chất lượng giáo dục mẫu giáo không tách rời với công tác nghiên
cứu khoa học.
Ngày 10/02/1978, Ban Nghiên cứu cải cách mẫu giáo được thành lập đã
tiến hành nghiên cứu về trẻ em và xây dựng mục tiêu kế hoạch chương trình
mẫu giáo cải cách. Chương trình đã quán triệt nghị quyết về cải cách giáo dục
của Bộ Chính trị ngày 11/1/1979: “Giáo dục mầm non là một bộ phận rất quan
trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ ngày từ thời kì thơ ấu, nhằm tạo ra cơ sở
ban đầu rất quan trọng của con người mới, người lao động làm chủ tập thể, phát
triển toàn diện”.
Gần đây, các nhà giáo dục mẫu giáo cũng đang có rất nhiều những nghiên
cứu, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp tổ chức giáo dục trẻ ở
trường mầm non. Một trong những đổi mới có tính chất thời sự cấp thiết, đó là
vấn đề giáo dục trẻ em theo hướng tích hợp theo chủ điểm, chủ đề với những

hình thức tổ chức và phương pháp thích hợp, quán triệt quan điểm giáo dục hiện
đại lấy trẻ em làm trung tâm.
Đôi nét nêu trên để thấy đuợc những bước đi, lịch sử phát triển của ngành giáo
dục mầm non dưới sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục
nước nhà, sự nghiệp trồng người nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
2. Xây dựng chương trinh, quan niệm của các nhà giáo dục về văn học
dành cho trẻ em.
Chương trình một ngành học phải được xây dựng trên lý thuyết về chương
trình để đảm bảo sự cân đối giữa giáo dục và đào tạo. Một chương trình thuộc
lĩnh vực sư phạm bao giờ cũng có một hệ thống cac khái niệm, xác định mối
quan hệ giữa dạy và học, giữa giáo dưỡng và giáo dục. Những khái niệm khoa
học của ngành Mẫu giáo cần được làm rõ đó là khái niệm “học” và khái niệm
“chơi”, đó cũng là tiêu chuẩn và mục đích, nội dung phương pháp và nguyên tắc
thực hiện chương trình. Nhìn vào chương trình, người ta có thể biết được sự tiến
bộ và chất lượng của ngành học ấy.
Từ năm 1963, ngành học Mẫu giáo đã có chương trình thử nghiệm. Năm
học 1966, Bộ giáo dục ban hành chương trình tinh giản có nội dung môn học
4


như: Trò chơi, thể dục, hát múa, thơ ca, chuyện kể,…Để đáp ứng những yêu cầu
bức thiết của tình hình mới, ngày 21/01/1978, Bộ giáo dục chính thức ban hành
“chương trình giáo dục mẫu giáo”, còn gọi là chương trình cải tiến, áp dụng trên
phạm vi cả nước. Lần này, Bộ Giáo dục, Vụ Mẫu giáo chủ trương đi sâu cải tiến
chương trình và phương pháp các môn học. Bước tiến rõ rệt trong nhận thức của
ngành là phải có nội dụng đào tạo, giáo dục trẻ dựa trên những tri thức của các
môn học tự nhiên, xã hội, nghệ thuật. Môn “Chuyện và Thơ”, được đưa vào
chương trình với mục đích “nhằm phát triển ngôn ngữ, bao gồm việc làm giàu
vốn từ, tập cho trẻ phát âm chính xác, diễn đạt rõ ràng có ngữ điệu, đúng ngữ
pháp, tạo điều kiện cho trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và học

tập với chức năng giáo dục bằng phương tiện văn học. Chuyện và thời giờ cho
trẻ làm quen dần với ý hay lời đẹp, hình tượng trong sáng, tập cho trẻ tiếp xúc
với tác phẩm văn học, từng bước xây dựng cho trẻ lòng yêu thích văn học, phát
triển mạnh mẽ những tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mĩ… góp phần làm
phong phú hiểu biết của trẻ và phát triển các năng lực trí tuệ” (Chương trình
giáo dục Mẫu giáo, Nhà xuất bản Giáo dục - 1978).
Từ chỗ những nhà sư phạm mẫu giáo chỉ xem “chuyện và Thơ” như
phương tiện để phát triển ngôn ngữ là chính, đến nhận ra chức năng toàn diện
cuả văn học trong việc phát triển thẩm mĩ, trí tuệ và tình cảm, đã là cơ sở thuận
lợi để đưa “Làm quen với văn học” vào chương trình cải cách được ban hành
năm 1990 như một môn học có nội dung giáo dục toàn diện trẻ mẫu giáo. Nội
dung chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo cải cách được xây dựng dựa trên
cơ sở mục tiêu kế hoạch đào tạo nhà trẻ mẫu giáo. Báo cáo tổng kết công tác
nghiên cứu của Viện nghiên cứu trẻ em trước tuổi học đường đã đánh giá về bộ
chương trình mẫu giáo cải cách: “Đây là bộ chương trình đồ sộ nhất trong lịch
sử phát triển mẫu giáo nước ta, góp phần chuyển hướng về nội dung, phương
pháp giáo dục mẫu giáo, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục ở các trường
mẫu giáo theo phương hướng cải cách Giáo dục Mầm non” (60 năm giáo dục
Mầm non Việt Nam, Phạm Thị Sửu (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,
2006, trang 264). Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đã phong phú hơn lên rất
5


nhiều. Chương trình cũng đã xác định nguyên tắc hoạt động vui chơi là hoạt
động chủ đạo của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, lấy tình cảm mẹ con làm tình cảm
cô cháu, lấy hoạt động tiếp xúc với hiện tượng xung quanh và đồ chơi làm con
đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Những kết luận chỉ đạo
thực hiện như thế là kết quả của một quá trình nghiên cứu, tham khảo và đúc rút
kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục vào nhà trường Việt Nam. Cho đến nay nó
vẫn khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả.

Xác định văn học có nội dung giáo dục đào tạo trẻ mẫu giáo rất toàn diện,
hữu hiệu, nên những nhà sư phạm mẫu giáo chủ trương đưa dần văn học đến với
trẻ một cách khoa học, thận trọng và có mức độ. Tính khoa học ấy biểu hiện
trong việc lựa chọn các thể loại văn học, hình thức truyền đạt gần gũi, phù hợp
với sự phát triển của trẻ là: Đọc thơ và kể chuyện Nguồn xúc cảm trong thơ, tính
trực quan của hình ảnh và trí tưởng tượng kì thú trong thơ, trong truyện cũng tạo
ra sự hấp dẫn và đồng cảm với trẻ. Mỗi thể loại tác phẩm được chọn để đưa vào
chương trình cũng được cân nhắc kĩ lưỡng. Tác phẩm thuộc các thể loại phải có
giá trị nội dung giáo dục và hình thức nghệ thuật lôi cuốn, dễ hiểu, đồng thời đã
được thử thách và khẳng định qua thời gian.
Nếu trước kia tác phẩm văn học chỉ được xem là phương tiện giáo dục thì
bây giờ sự giáo dục đào tạo trẻ mẫu giáo không những chỉ thông qua tác phẩm
văn học mà còn để trẻ hiểu biết về tác phẩm văn học, tất nhiên chỉ là mức độ
“làm quen” với nó. Những cố gắng của những người làm chương trình được bộc
lộ rõ trong việc đề xuất một số hình thức tổ chức và những cách thức, biện pháp
thực hiện môn học trong phần hướng dẫn gợi ý thực hiện. Tuy chưa xây dựng
được một hệ thống phương pháp cụ thể nhưng những đề xuất ấy là có ý nghĩa
phương pháp, là những suy nghĩ gián tiếp về phương pháp. Nội dung chương
trình giáo dục mẫu giáo đã chú trọng đến các môn văn hóa, tuy nội dung đó còn
sơ lược và việc học con hòa vào chơi, nên việc đề ra nhưng phương pháp môn
học thật chính xác, cụ thể và phản ánh được tính đặc thù của nó cũng là một khó
khăn đối với các nhà sư phạm.

6


3. Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là
một khoa học.
Một khoa học chỉ được thừa nhận khi nó xác định được đối tượng, nhiệm
vụ và phương pháp nghiên cứu riêng của mình. Phương pháp tổ chức hoạt động

làm quen với tác phẩm văn học là một khoa học. Vậy đối tượng, nhiệm vụ và
phương pháp nghiên cứu của khoa học này là gì?
3.1. Đối tượng
Vấn đề xác định đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Phương
pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là một quá trình tìm tòi
của các nhà khoa học và cũng là kết quả của một quá trình trưởng thành từng
bước của khoa học giáo dục nói chung, khoa học giáo dục Mầm non nói riêng và
các chuyên ngành phương pháp dạy các bộ môn.
Có thể quan niệm, Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm
văn học là một bộ phận của khoa học giáo dục nói chung và khoa học Giáo dục
Mầm non nói riêng, có đối tượng nghiên cứu riêng, có nội dung và cách giải
quyết riêng. Nó căn cứ vào nội dung, kết cấu môn học (tổ chức hoạt động) , hệ
thống các dạng thức tiết học ở trường Mầm non mà khoa học sư phạm mới chỉ
nêu ra lý thuyết chung về các phương pháp dạy học. Đối tượng của khoa học
phương pháp tổ chức hoạt động làm quyen với tác phẩm văn học là nghiên cứu
đặc điểm quy luật của quá trình dẫn dắt trẻ vào thế giới của các giá trị phong
phú chứa đựng trong tác phẩm văn học, một trong những lĩnh vực cơ bản của
nghệ thuật ngôn từ dưới góc độ sư phạm và quá trình tổ chức cho trẻ tự hoạt
động văn học nghệ thuật. Quá trình này bao gồm quá trình dạy của cô và học
của trẻ, thông qua tác phẩm văn học và về tác phẩm văn học. Nghĩa là một quá
trình bao gồm những mỗi liên hệ giữa dạy và học, giữa mục đích - nội dung phương pháp - hình thức tổ chức để trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học và tái tạo
lại tác phẩm một cách sáng tạo, góp phần hình thành phát triển toàn diện nhân
cách trẻ. Đây là một quá trình phức tạp bao gồm ngôn ngữ và văn học, tâm lí và
sư phạm…

7


Nói theo cách khác, Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học
giải đáp ba câu hỏi cơ bản: Thế nào là tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm

văn học? Tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học? Tổ chức hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học để làm gì (ý nghĩa, nhiệm vụ)? Làm thế nào để
tổ chức tốt hoạt động làm quyen với tác phẩm văn học (nguyên tắc, phương
pháp)?
Xác định rõ đối tượng của phương pháp tổ chức hoạt động làm quen tác
phẩm văn học, chúng ta mới có biện pháp tác động thích hợp nhằm ngày càng
hoàn thiện mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa
giáo dục Mầm non ở các trường Đại học Sư phạm, đồng thời nâng cao chất
lượng tổ chức hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non.
3.2. Nhiệm vụ
Từ thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ Làm quen với tác phẩm văn học ở trường
Mầm non và đặc điểm môn học này, từ những quan điểm lí thuyết về tâm lí học
hiện đại, tâm lí học dạy học và lí luận dạy học đại cương, lí luận giáo dục trẻ em
trước tuổi học đường…, tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học có
nhiệm vụ chung là.
- Tìm ra những quy luật chung của quá trình tổ chức hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học ở trường mầm non.
- Xây dựng cơ sở lí luận để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tác
phẩm văn học từng bước đưa phương pháp này thoát khỏi chủ nghĩa kinh
nghiệm.
Từ những nhiệm vụ chung trên, dựa vào yếu tố cấu thành của quá trình dạy
học, phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học đề ra các
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đúc kết những tư tưởng và kinh nghiệm tốt, khái quát những quan điểm
lý luận khoa học, đồng thời nghiên cứu, vận dụng sáng tạo những thành tựu mới
của phương pháp giáo dục, dạy học thuộc khoa học giáo dục trẻ em trước tuổi
học đường của các nước phù hợp với nền giáo dục Việt Nam.

8



- Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng chương trình làm quen với
tác phẩm văn học, góp ý cải tiến, xây dựng hoàn thiện nội dung hoạt động này ở
trường Mầm non phù hợp với nền giáo dục hiện đại. Nội dung làm quen với tác
phẩm văn học phải được biên soạn trong mỗi quan hệ với các môn học (lĩnh vực
văn hóa khác) thể hiện tính tích cực cao. Nhà sư phạm cần am hiểu đầy đủ tư
tưởng chiến lược, nguyên tắc xây dựng nội dung chương trình, từ đó thường
xuyên tìm cách cải tiến, sáng tạo trong việc dạy học “môn học” mang tính nghệ
thuật này.
- Trên cơ sở tổng kết vận dụng những kinh nghiệm của các giáo viên ở các
trường Mầm non, cải tiến hoàn thiện phương pháp dạy học theo hướng tăng cường
tổ chức cho trẻ hoạt động phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, tìm ra
những cách thức dạy học tốt nhất để giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm
đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước, năng động sáng tạo.
- Nghiên cứu cải tiến những phương tiện dạy học phù hợp với nội dung và
phương pháp dạy học trong từng giai đoạn phát triển của xã hội.
- Nghiên cứu quy luật hình thành cho trẻ kĩ năng, kĩ xảo tiếp nhận tác phẩm
văn học và thể hiện lại tác phẩm một cách sáng tạo.
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển khoa học phương pháp tổ
chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở nước ta. Sự phát triển của
khoa học này được nhìn nhận trong mỗi quan hệ với lịch sử xã hội, lịch sử giáo
dục và kinh nghiệm của các nước.
Tóm lại, nhiệm vụ của phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác
phẩm văn học là nghiên cứu về nội dung môn học, phương pháp dạy và học
trong mỗi quan hệ giữa mục đích - nội dung - phương pháp. Đồng thời, xác lập
quy luật hình thành kiến thức - kĩ năng - kĩ xảo trong quá trình tổ chức hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học.
3.3. Phương pháp nghiên cứu.
Cũng như các khoa học khác, phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học cũng vận dụng hai hình thức nghiên cứu: nghiên cứu một số

phương pháp chủ yếu thường áp dụng cho nghiên cứu lý luận dạy học môn học
9


trong đó có phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở
trường mầm non.
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Thực chất của phương pháp nghiên cứu
lý thuyết là thu nhập tất cả những loại tài liệu có liên quan đến chủ đề, nhờ đó
định hướng được nội dung và phạm vi, mức độ nghiên cứu của đề tài. Cũng qua
đó, ta hiểu có những vấn đề đã được nghiên cứu, được giải quyết, những vấn đề
còn tồn tại, những quan điểm lý thuyết của những vấn đề nghiên cứu. Dựa vào
các tài liệu thu nhập được, lý giải, so sánh phân tích để xác nhận số liệu khoa
học, nhờ đó mà dữ liệu đưa ra có cơ sở, có độ tin cậy, có sức thuyết phục. Do
vậy, phương pháp nghiên cứu lý thuyết được sử dụng ngay từ khi xác lập đề tài
cho đến khi kết thúc đề tài. Nghiên cứu phương pháp tổ chức hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học luôn tìm tòi phân tích, đánh giá những cái mới, đưa
ra những cái mới, đưa ra những cái cần thiết vào hệ thống của nó để ngày càng
hoàn thiện việc xây dựng cơ sở lý luận của môn học . Vì vậy, để nghiên cứu lý
luận phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học có kết quả,
cần phải có vốn tri thức vững vàng về tâm lý sư phạm, giáo dục học, mĩ học,
nghiên cứu phê bình văn học, ngôn ngữ học và các ngành khoa học xã hội khác..
Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học vốn là một
khoa học ứng dụng lại càng phải chú ý phương pháp thực nghiệm. Hình thức
nghiên cứu thực nghiệm có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau:
Phương pháp điều tra: Phương pháp điều tra cơ bản dựa vào số liệu thống
kê. Thực chất của phương pháp này là người ta thu thập số liệu đặt câu hỏi cho
đối tượng điều tra trả lời hay viết (thường là giáo viên). Kết quả điều tra là nội
dung trả lời trung thực của người được điều tra.
Đối tượng cần điều tra có thể là giáo viên, phụ huynh của trẻ, người quản lý
giáo dục trẻ em, tùy mục đích đề tài nghiên cứu. Để thu được sự trả lời trung

thực, đúng đắn, người điều tra cần đi vào công tác dạy học của giáo viên và có
kỹ thuật đặt câu hỏi.
Phương pháp này thường được dùng để tìm hiểu chất lượng dạy học một
vấn đề nào đó trong chương trình, hoặc thăm dò ý kiến của giáo viên về một nội
10


dung hay phương pháp dạy học nào đó hoặc để thăm dò hiệu quả dạy học nội
dung, phương pháp mới được thí điểm.
Câu hỏi nêu ra có thể dưới dạng trắc nghiệm (test) hay dạng câu hỏi truyền
thống, tuy nhiên mỗi dạng đều có ưu, nhược điểm. Chẳng hạn câu hỏi truyền
thống trong thời gian ngắn chỉ kiểm tra được ít vấn đề, mất nhiều thời gian của
người kiểm tra nhưng lại đánh giá được dòng suy nghĩ và cách lập luận của
người trả lời. Câu hỏi trắc nghiệm sẽ kiểm tra được nhiều vấn đề trong cùng một
thời gian, thời gian kiểm tra và đánh giá kết quả nhanh, nhưng câu trả lời có thể
mang tinh ngẫu nhiên. Do vậy, ngày nay người ta thườn sử dụng phối hợp cả
hai dạng câu hỏi, đăc biệt dạng câu hỏi test cần được soạn công phu, trong một
phiếu đặt nhiều câu hỏi.
Có thể nói ý nghĩa chính của phương pháp điều tra là đưa ra những chỉ số
để phát hiện tình hình và định hướng nghiên cứu những vấn đề cụ thể và sâu hơn
trong quá trình cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.
Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát sư phạm là quá trình tri giác một
hiện tượng, một quá trình sư phạm trong hay ngoài lớp học theo một kế hoạch
cụ thể, nhằm rút ra những kết luận cần thiết. Quan sát tự nhiện phát hiện ra
những biến đổi tinh tế, khách quan trong thái độ của trẻ đối với môn học, với tiết
học, với cô giáo, với tác phẩm văn chương. Phương pháp này có ưu thế đảm bảo
tính tự nhiên khách quan. Nhờ có quan sát sư phạm mà người nghiên cứu thu
thập được nhiều sự kiện quá trình dạy học và giáo dục. Từ những sự kiện riêng
lẻ, đơn nhất nhưng được lặp lại nhiều lần, người nghiên cứu có thể phát hiện ra
cái chung, cái bản chất, nhờ đó mà tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc

cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học, tránh được những sai lầm, nâng cao
được hiệu quả dạy học.
Để ghi lại được thực trạng các sự kiện, các hiện tượng quan sát, người ta
dùng camera để ghi lại hình ảnh, âm thanh cùng toàn bộ hoạt động diễn ra ở nơi
quan sát. Nếu không có phương tiện kỹ thuật trên thì ghi lại biên bản của cuộc
quan sát, nghĩa là ghi lại toàn bộ khung cảnh, trình tự diễn biến của các hiện
tượng, sự kiện xảy ra ở nơi quan sát đúng trình tự thời gian. Những sự kiện, hiện
11


tượng càng được ghi đầy đủ, chính xác bao nhiều thì việc phân tích kết luận rút
ra càng phong phú, chính xác, có giá trị bấy nhiêu.
Quan sát sư phạm đòi hỏi tỉ mỉ, khách quan. Do đó, người nghiên cứu phải
có kinh nghiệm và phải có hiểu biết sâu sắc về phương pháp nghiên cứu.
Gắn với phương pháp này là phương pháp trưng cầu ý kiến (thường được
thực hiện trên giấy). Tùy từng vấn đề mà việc trả lời cần công khai hoặc kín đáo.
Phương pháp trưng cầu ý kiến được bổ sung bằng phương pháp phỏng vấn. Đó
là dạng trưng cầu ý kiến trực tiếp bằng lời. Do tính bất ngờ, nhanh chóng trong
phỏng vấn, phương pháp này đã cho ta nhận ra những ấn tượng mạnh mẽ nổi
bật, cảm tính, ít suy luận ở người được phỏng vấn nên nó vẫn thiên về những
vấn đề thuộc cá nhân. Có thể dùng phương pháp này để kiểm tra hứng thú văn
học, trình độ tri thức, thói quen và kĩ năng của trẻ và thái độ của giáo viên đối
với trẻ.
Muốn đạt được kết quả khách quan, việc soạn thảo những câu hỏi hoặc nêu
vấn đề trong khi phỏng vấn phải kĩ lưỡng, tập trung và gợi mở bằng nghệ thuật
phỏng vấn hoặc trưng cầu ý kiến.
Phương pháp khảo sát tiết dạy: Phương pháp khảo sát tiết dạy (tổ chức hoạt
động) Làm quen với tác phẩm văn học là phương pháp đảm bảo điều kiện sư
phạm tự nhiên và tương đối thống nhất từ quy mô, tiêu chuẩn, trình độ, lứa tuổi,
không gian, thời gian, nội dung, phương pháp… Đây là phương pháp thực

nghiệm tổng hợp nhằm khảo sát diễn biến của nhiều mối quan hệ trong quá trình
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Phương pháp khảo sát tiết dạy trọn vẹn
tuân thủ một hệ thống chặt chẽ các vấn đề nghiên cứu. Người nghiên cứu phải
xác định mục đích đạt được một vài vấn đề nghiên cứu cụ thể, lựa chọn phương
pháp khảo sát thích hợp. Khi vận dụng phương pháp khảo sát tiết dạy, cần phải
tính toán kĩ đến những điều kiện sư phạm để đảm cho kết quả được chính xác.
Từ đó phân tích kết quả, đánh giá kết qủa một lần nữa.
Tóm lại, dùng phương pháp khảo sát tiết dạy có thể nghiên cứu chi tiết,
tổng hợp các quá trình xẩy ra trong tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn
học, nhìn nhận các mỗi quan hệ tất yếu trong một vùng, khâu hoàn chỉnh, nhờ
12


đó phát hiện ra được những đổi thay đáng kể về mặt nội dung và các phương
pháp đạt tới mục đích nghiên cứu.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp này đảm bảo sự thống
nhất từ chỉ đạo đến thực hiện, từ “thiết kế” đến “ thi công” và có giá trị nghiên
cứu khoa học sâu sắc. Nó được phép vạch hướng, dự kiến, điều chỉnh, bổ sung,
sửa đối trong những điều kiện sự phạm ổn định và chủ động.
Những kết quả rút ra lại có ý nghĩa hình thành và bổ sung cho lí thuyết
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Phương pháp thực nghiệm
trong các trung tâm sư phạm phải tiến hành trong một thời gian dài, có quy mô
to lớn, tốn kém, nhưng kết quả thu được có giá rị chỉ đạo thực tiễn sư phạm phổ
biến, có giá trị kinh tế và tạo nên những thay đổi cơ bản trong việc cho trẻ làm
quen với tác phẩm văn học. Chính phương pháp thực nghiệm tập trung này lại
gợi ra nhiều hướng cho nghiên cứu lí thuyết.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm có nhiều hình thức và nhiều mức độ.
Thực ngiệm để rút kinh nghiệm cho một đề xuất cải tiến nội dung và phương
pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Thực nghiệm để kiểm
chứng một giả thiết khoa học hoặc vận dụng một hệ phương pháp mới, thậm chí

thực nghiệm cả cách thức thực nghiệm.
Công thức thực nghiệm: Thường chọn từng cặp lớn tương đương (một lớp
chọn làm thực nghiệm, một lớp chọn làm đối chứng) về mọi phương diện: số
lượng, địa dư, giới tính, lực học,… chỉ có yếu tố thực nghiệm là thay đổi . Ví dụ
muốn khảo sát về hiệu quả của phương pháp trao đổi gợi mở (trò chuyện với trẻ
về tác phẩm) thì lớp thực nghiệm có hệ thống câu hỏi kết hợp với đọc, kể tác
phẩm diễn cảm, còn lớp đối chứng thì chỉ sử dụng phương pháp đọc, kể tác
phẩm diễn cảm. Như vậy, cả hai lớp chỉ khác nhau về phương pháp dạy học, còn
các yếu tố khác hoàn toàn tương đương nhau.
Để nâng cao độ chính xác, giảm bớt yếu tố ngẫu nhiên thì công thức thực
nghiệm được lặp lại nhiều lần(thường là 3 lần) ở trường thực nghiệm hoặc ở một
số trường tiêu biểu.

13


Phân tích kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học: Thống kê toán học có
đối tượng nghiên cứu là sự thu thập, phân tích số liệu và rút ra kết luận từ những
số liệu thống kê. Các số liệu thu được trong nghiên cứu như: Mức độ trẻ đạt(có
thể dùng loại: Tốt - Khá - Trung bình - Kém hoặc điểm số của trẻ), kết quả trả
lời trong các cuộc điều tra trao đổi…Những kết quả trong thực nghiệm sư phạm
là những đại lượng ngẫu nhiên và giá trị của chúng dao động do chúng phụ
thuộc vào nhiều yếu tố tác động trong quá trình dạy học. Do vậy dùng thống kê
toán học, phân tích trên vô số những giá trị ngẫu nhiên đó tìm ra một số ít những
đại lượng đặc trưng giúp mô tả toàn bộ hiện tượng.
Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và mặt yếu riêng. Người sử dụng
phương pháp phải làm chủ được phương pháp và biết phối hợp các phương pháp
khác nhau để đạt hiệu quả tối ưu.
3.4. Mỗi liên hệ của môn phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học với các khoa học khác.

Bộ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học có liên
hệ rộng rãi và nhiều mặt với các khoa học khác. Trong đó, khoa học ngữ văn có
liên quan chặt chẽ và trực tiếp nhất cụ thể là tác phẩm văn học được chọn lọc
dùng trong trường mầm non, giáo dục học mầm non, tâm lí học trẻ em (từ 0 đến
6 tuổi), sinh lí học, lôgíc học,…
Bọ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học liên hệ với
khoa học ngữ văn - trực tiếp là tác phẩm văn học được chọn lọc dùng trong
trường mầm non. Bất kì một phương pháp dạy học môn học nào đều phải phù
hợp với nội dung của nó. Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học
lấy tác phẩm văn học xây dựng thành nội dung môn Làm quen với văn học
nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trọng tâm là giáo dục thẩm mĩ, giáo dục nghệ
thuật và hoạt động ngôn ngữ, ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy nội dung và
nghệ thuật tác phẩm văn học quy định nội dung và phương pháp cho trẻ làm
quen với văn học ở trường mầm non.
Bộ môn phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học liên hệ với
Giáo dục mầm non. Các quy luật chung của lí luận đại học đại cương được vận
14


dung cho dạy học ở ngành học này. Bộ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm
quen với văn học sử dụng các nguyên tắc dạy học, các phương pháp, biện pháp
dạy học và giáo dục sao cho phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và hoạt động văn
học nghệ thuật của trẻ em.
Bộ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học liên hệ Tâm
lí học trẻ em. Lí luận dạy học môn học phải dựa trên những thành tựu nghiên
cứu của Tâm lí học lứa tuổi, Tâm lí học sư phạm…Sự lĩnh hội tri thức, kĩ năng,
kĩ xảo chỉ được vững chắc nếu được tiến hành phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa
tuổi trẻ em. Về vấn đề này C.D.Usinxki, nhà sư phạm Nga lỗi lạc, đã coi đó là
khoa học tri thức về trẻ em mà nhà sư phạm cần phải rút ra được.
Bộ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học liên hệ với

Sinh lí học trẻ em. Hoạt động văn học nghệ thuật đòi hỏi được đảm bảo bằng
những cơ quan sinh lí phức tạp khác nhau như thị giác, thính giác, bộ máy phát
âm, hệ hô hấp, bộ não của trẻ…Bộ môn phương pháp tổ chức hoạt động làm
quen với văn học sử dụng các tài liệu của khoa học sinh lí trẻ.
Bộ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học liên hệ đến
ngôn ngữ học, sử dụng các phần sau đây của khoa học ngôn ngữ: văn bản, ngữ
pháp, từ vững, ngữ âm, phong cách, tu từ… nhằm hình thành khả năng cảm thụ
văn học và phát triển tiếng mẹ đẻ cho trẻ em.
Bộ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học liên hệ với
Lôgíc học thì mới có thể trình bày một cách hệ thống chặt chẽ nội dung cấu trúc
của toàn bộ giáo trình phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm
văn học, cũng như trình bày một cách mạch lạc nội dung từng chương mục.
Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học với tư cách là một
môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Khi hình thành và
phát triển, củng cố vững chắc hệ thống các khái niệm cho trẻ thông qua môn học
(lĩnh vực văn hóa) này, cần dựa trên Lôgíc học để tổ chức đúng đắn hoạt động
nhận thức, tập cho trẻ biết so sánh, nhận xét, tổng hợp, suy luận,… từ đó tư duy
của trẻ được phát triển.

15


CÂU HỎI
1. Hãy nêu đối tượng - nhiệm vụ và những phương pháp nghiên cứu của
khoa học Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở
trường mầm non.
2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm được tực hiện như thế nào mới đảm
bảo độ tin cậy?
BÀI TẬP
1. Hãy sưu tầm hai khóa luận tốt nghiệp về bộ môn Phương pháp tổ chức

hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, nhận xét ưu, nhược điểm về phương
pháp nghiên cứu của từng khóa luận đó? Bổ sung những thiếu sót về phương
diện dạy học và nghiên cứu của mỗi khóa luận đó.
2. Thử xác định một đề tài nghiên cứu về phương pháp tổ chức hoạt động
làm quen tác phẩm văn học trong đó có dùng thực nghiệm sư phạm, trình bày rõ
phương pháp tiến hành thực nghiệm đề tài.
II. KHÁI NIỆM LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc
cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô
giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội
dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng
thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái
đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất
văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch; cao hơn là
tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp
phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Tác phẩm văn học là khâu quan trọng nhất của khoa nghiên cứu văn học.
Với đối tượng là trẻm em mầm non (0-6 tuổi), cho trẻ làm quen với văn học là
giúp trẻ cảm nhận sự độc đáo của phong cách nghệ thuật và vè đẹp riêng của nội
dung hình thức văn chương. Chỉ văn chương thôi chứ chưa phải là văn học với
tư cách một môn văn hóa đầy đủ. Cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương
được thể hiện trước hết là ở sự miêu tả hiện thực cuộc sống xung quanh với
16


những màu sắc đa dạng, phong phú. Bằng cảm quan, tài năng của mình, người
nghệ sỹ đã làm đẹp thêm cảm quan, tài năng của mình, người nghệ sĩ đã làm đẹp
thêm bức tranh cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật. Trong mỗi tác
phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội,
con người được diễn tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng độc

đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên,
vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì cần gũi trong môi trường
sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu
phố,…Qua tác phẩm văn học, trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan
hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn, tình cô cháu,…Trẻ cũng dần nhận ra có
một xã hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng,
trong tình làng nghĩa xóm. Văn học có thể đề cập đến những lực lượng siêu
nhiên như thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả những phép màu
còn đọng trong tâm thức dân tộc. Đây cũng là đối tượng miêu tả của văn học
làm nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống tinh thần.
Nhờ được nghe, tiếp xúc với một số lượng văn học đáng kể, trẻ sẽ nhận
dạng được văn học, có những biểu hiện sơ đẳng về văn học - đó là khả năng mô
tả cuộc sống xung quanh phong phú, hấp dẫn những dạng thức khác nhau. Bước
đầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác nhau về nội dung và hình thức giữa các thể
loại thơ, truyện. Không những giúp trẻ cảm nhận được cái đặc sắc của cách diễn
đạt hình tượng, nhà sư phạm còn cần giúp trẻ phân biệt được hình tượng nghệ
thuật với hiện thực, hình thành một số khái niệm văn học như: thơ, truyện, nhân
vật, hình ảnh…, giúp trẻ trao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ những suy
nghĩ của mình về tác phẩm, nhằm phát triển đời sống tinh thần của trẻ.
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết các
mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái tình huống và nhân vật, giữa
không khí, âm sắc, giọng điệu chung của tác phẩm văn học. Chưa yêu cầu trẻ
phải nhớ hết mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chính
phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra tính liên tục của cốt truyện trong
các mối quan hệ liên quan đến nhân vật trung tâm của tác phẩm.
17


Với truyện kể, ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng
kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn

ngữ đời thường (khẩu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Qua tác phẩm văn
học, trẻ quen dần tính chất nhiều nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn học, dần
dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng
nhà văn muốn truyền đạt.
Trẻ nhỏ tiếp nhận tác phẩm văn học chỉ bằng con đường gián tiếp (vì trẻ
chưa tự đọc được mà chỉ nghe người lớn đọc, kể) nên phải tằng cường rèn luyện
sức nghe cho trẻ. Đó là sức nghe tối đã về nhạc cảm và sự đã thanh; nghe được
hết những cung bậc âm thanh mới lạ truyền diệu của thiên nhiên như tiếng chim
hót: “mỗi khi Sơn ca hót, cỏ cây hoa lá rì rào theo” (Giọng hát chim Sơn ca),
tiếng suối róc rách, tiếng “gió từ biển khơi phía đông, từ núi cao phía tây rì rào
nhè nhẹ” (Nai Ngọc); nghe ra những âm sắc biểu cảm, những rung cảm của trái
tim cùng nhịp điệu hài hòa giữa vũ trụ và con người. Ngay từ khi còn trong bào
thai, ở tháng thứ sáu con người đã sống trong nhịp điệu, lời ru, tiếng hát, vũ điệu
âm nhạc, những mối dây liên hệ tưởng như vô hình giữa con người với trời đất.
Cần phải dạy trẻ biết lắng mình với tác phẩm văn học, hài hòa vào cõi
mộng mơ, trau dồi thói quen đón nhận được các hòa âm tinh tế thoáng qua, bất
chợt đến từ các nguồn sống khác, nghĩa là dạy trẻ tập trung rung động, cái rung
động của mình chữ không phải của người khác. Lắng mình an tĩnh đến mức
quên tất cả xung quanh và thậm chí quên tất cả bản thân mình thì khả năng sáng
tạo trong sức nghe sẽ biểu lộ. Đó là sự đồng hóa của cá nhân trẻ vào đối tượng
nghệ thuật và cũng là sự bột phát của tâm linh, là nhu cầu bộc lộ những khát
khao sống, những khát vọng mơ ước của tuổi thơ. Trẻ mẫu giáo là một sinh thể
toàn khối có cái nhìn nguyên hợp đó với hiện thực, đó cái nhìn “vật ngã đồng
nhất” với cuộc đời và nghệ thuật nên việc tiếp thu, cảm nhận thế giới cái đẹp
được xây dựng trong văn học nghệ thuật nên việc tiếp thu, cảm nhận thế giới cái
đẹp được xây dựng trong văn học nghệ thuật thì không ai lợi thế bằng trẻ em,
những con người sống nặng nề về cảm xúc hồn nhiên, trực giác, dễ cảm thông
hòa đồng vào ngoại vật.
18



Dù chỉ giới hạn trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, cô giáo
vẫn phải chỉ ra cho trẻ những nội dung bản chất và vẻ đẹp văn chương trong
hình tượng nghệ thuật. Hình tượng văn học là nguồn thông tin thẩm mĩ về con
người trong mối quan hệ với cái đẹp thiên nhiên, cái đẹp của xã hội con người,
cái đẹp của nghệ thuật. Trong nguồn thông tin thẩm mĩ đó, chúng ta cần chỉ ra
cho trẻ cái có thể và cái cần phải học có ý nghĩa giáo dục tâm hồn, tình cảm đạo
đức cho trẻ.
Cái cần và có thể dạy trẻ, theo chúng tôi, là cái cụ thể gần gũi với trẻ, xuất
phát từ những vẻ đẹp “bản chất người của văn học”. Đã nói đến bản chất văn
học là phải nhấn mạnh “tính người” trong thế giới tinh thần của nó. Con người,
số phận con người luôn là điều quan tâm muôn thuở của văn học. Tác phẩm có
thể không có nhân vật con người như trong ngụ ngôn, cổ tích loài vật, truyện
đồng thoại, trong thơ trữ tình phong cảnh nhưng vẫn phải khám phá ra vấn đề
cuộc sống trần gian với cả những ràng buộc xã hội, tự nhiên phức tạp, bí ẩn của
tình người. Một trong những nội dung bí ẩn ấy là vẻ đẹp đơn chất cá thể cả con
người. Vẻ đẹp riêng của mỗi người thể hiện tính người bên cạnh tính cộng đồng
xã hội, tính dân tộc và tính quốc tế…Cũng vì thế mà Chủ tịch nước - nhà thơ Hồ
Chí Minh là con người quốc tế nhất, Người chịu ảnh hưởng sâu sắc hai luồng tư
tưởng Đông Tây - vừa Khổng Mạnh vừa Mác Lênin mà vẫn là một cá thể độc
đáo có tính có tính cách và tác phong ưu mĩ, một bản lĩnh giản dị đến phi
thường. Một Bác Hồ không thể trộn lẫn.Cũng vì lẽ đó, người ta nhận thấy trong
tình yêu thương của Bác đối với thiếu nhi, không có sự cách biệt giữa vị Nguyên
thủ quốc gia với những công nhân nhỏ tuổi mà như người ông với bầy cháu nhỏ.
Bởi vậy mà khi nghe tin Bác Hồ mất, Trần Đăng Khoa, em thiếu niên 11 tuổi, đã
bật lên tiếng khóc đau xót:
“Cháu buốt ở trong tim này
Chỗ deo tang suốt đêm ngày Bác ơi.”
Tiếng thơ chân thật giản dị mà sâu sắc của Khoa là tiếng lòng của triệu
triệu người dân và thiếu nhi Việt Nam đối với Bác.


19


Vẻ đẹp của tính người trong cá nhân đơn nhất ở văn học trẻ em có thể nhận
ra từ cách cư xử tế nhị, nhân hậu giữa đồng loại (Bác Gấu đen và hai chú Thỏ),
đôi khi lại bộc lộ trong sự thành thực đối với bản thân và người khác. Vẻ đẹp ấy
còn thấp thoáng thực đối với bản thân và người khác. Vẻ đẹp ấy còn thấp thoáng
trong cử chỉ biết ơn (Hạt gạo làng ta - Trần Đăng Khoa). Cần dạy trẻ nghệ thuật
tự đặt mình vào chỗ đứng và tình thế của người khác như hiểu cực nhọc của mẹ,
nỗi ưu tư của cha, hiểu sự cô đơn nghèo khó của bạn bè, nỗi bất hạnh của con
người, rồi tận tình làm nhẹ, với gánh nặng đó. Đó là bước đi đầu tiên để trẻ biết
chia sẻ trải nghiệm và đồng cảm với văn học như trên đã nói. Từ những vẻ đẹp
nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mang “tính người” ấy sẽ nảy sinh ra những
hành động cao thượng nhân ái vì con người.
Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớn. Trong quá trình cho
trẻ tiếp xúc với tác phẩm, bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kể
chuyện văn học, cô giáo ở trường Mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẻ đẹp nội
dung và nghệ thuật tác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ
thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc. Cô giáo khơi gợi ở trẻ hứng thú
bước vào hoạt động văn học nghệ thuật một cách tự nhiên, như đọc diễn cảm
thơ, kể lại truyện một cách sáng tạo, hóa thân vào các vai diễn trong trò chơi
đóng kịch. Nhà sư phạm cần ý thức rõ ràng vấn đề này, để tổ chức cho trẻ trở
thành chủ thể hoạt động văn học nghệ thuật một cách tích cực, sáng tạo.
Việc cho trẻ làm quen với văn học tuy mới chỉ là nhu vậy nhưng đó là việc
làm cao cả, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành ở trẻ em những phẩm chất cao
quý, đẹp đẽ của con người, đặc biệt tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật. Các
em sẽ mang tình yêu đó bước đến trường phổ thông và mai sau sẽ yêu văn học
nước nhà.
III. Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN

VỚI TÁC PHẨM, VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON.
Từ lâu, người ta đã nhận thấy văn học là nguồn suối không cạn của tri thức,
là kinh nghiệm sống mà con người cần tiếp thu và phát triển. Người ta cũng thấy
rõ vị trí sức mạnh riêng của tác phẩm văn học trong sự nghiệp giáo dục nói
20


chung và giáo dục trẻ em mầm non nói riêng. Nó trở thành nội dung và phương
tiện hữu hiệu để giáo dục trẻ. Nhà nghiên cứu và phê bình văn học Nga lỗi lạc
V.G.Bielinxki đã từng nói: “Một tác phẩm viết cho thiếu nhi là để giáo dục mà
giáo dục là một sự nghiệp vĩ đại vì nó quyết định số phận con người”.
(V.G.Bielinxki toàn tập, Tập IV, Mátxcơva, NXB Viện hàn lâm khoa học Liên
Xô, 1954, trang 79).
Văn học xây dựng hình tượng bằng chất liệu ngôn từ. Ngôn từ với tư cách
là chất liệu của văn học có những khả năng ưu thế đặc biệt đối với mỗi người.
Trong đời sống, ngôn từ cũng là phát ngôn của một chủ thể lời nói mà ai cũng có
thể hiểu và tiếp thu. Trong thơ ca và truyện kể chứa đầy những nội dung lí thú,
những hình tượng nghệ thuật trong sáng, vốn ngôn từ giàu chất mĩ cảm, nguồn
tưởng tượng giàu có. Trí tưởng tượng là nhiên liệu của sự sáng tạo, đổi mới. Nếu
chỉ xét riêng tác dụng kích thích trí tưởng tượng thôi cũng đã thấy văn học cần
thiết biết chừng nào đối với lứa tuổi mẫu giáo, “Lứa tuổi cần hoạt động thật
nhiều để cho trí tưởng tượng trần ngập tâm hồn.” (Karen Eden Haumare, những
phương pháp và điều kiện cho trẻ vui chơi, tổ chức radda Barnen).
Chính những yếu tố đó đã lôi cuốn trẻ em, đem lại cho các em niềm vui
sướng và cũng vì thế nó có ý nghĩa lớn trong giáo dục trẻ em trước tuổi đến
trường phổ thông.
Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích, ý nghĩa xã hội của văn
học. Mĩ học và lí luận nghệ thuật Mácxít hiện nay cho rằng văn học có nhiều
chức năng, song có các chức năng chủ yếu sau: Chức năng nhận thức, chức năng
giáo dục và chức năng thẩm mĩ. Với các chức năng ấy, văn học có ưu thế đặc

biệt trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trẻ em trước tuổi học đường.
Như vậy, có thể nói cho trẻ làm quen với văn học góp phần mở rộng nhận thức
phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, hứng
thú “đọc” sách, kĩ năng đọc và kể tác phẩm cho trẻ.
Cũng cần lưu ý thêm rằng: Một nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ tổ chức
hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trong trường mầm non chỉ thực sự có
được trên cơ sở những hiểu biết thấu đáo về bản chất tác phẩm văn học, về đặc
21


điểm đối tượng giáo dục, về nhiệm vụ chính trị xã hội đặt ra trong những giai
đoạn lịch sử cụ thể, về đặc điểm xã hội vùng miền (địa phương) nơi trường mầm
non được xây dựng.
Quan điểm hệ thống, quan điểm tiếp cận tích hợp của giáo dục mẫu giáo
cũng đã chỉ ra phải xác lập mỗi liên hệ gắn bó chặt chẽ giữa môn “Làm quen với
văn học” với các môn học khác, có như vậy mới tạo nên sức mạnh đồng bộ, tổng
hợp, tác động đến sự phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện.
1. Tổ chức hoạt động làm quen với tác phảm văn học góp phần mở
rộng nhận thức, phát triển trí tuậ cho trẻ.
Ý nghĩa nhận thức của văn học nghệ thuật là ở chỗ giúp con người biết cái
gì, có thêm cái gì, những tri thức gì?
Trẻ em luôn khao khát nhận thức, khám phá thế giới hiện thực xung quanh.
Các em muốn biết tất cả, muốn thâu tóm tất cả lí do tồn tại của cuộc sống vào
khối óc bé nhỏ của mình. Thế giới xuất hiện trước mắt trẻ với toàn bộ sự phong
phú, phức tạp của nó. Trong điều kiện đó, những câu ca dao, bài thơ, truyện kể
của nó. Trong điều kiện đó, những câu ca dao, bài thơ, truyện kể là những bài
học đầu tiên giúp các em nhận thức thế giới, định hướng cơ bản trong môi
trường xung quanh, giúp các em chính xác hóa những biểu tượng đã có về thực
tế xã hội, dần dần từng bước cung cấp cho các em những khái niệm mới và mở
rộng kinh nghiệm sống.

Theo H.Read, một đại diện lớn của nền giáo dục Anh nhận định rằng: Mục
đích của giáo dục thông qua tác phẩm nghệ thuật chính là khả năng nhận thức
các mỗi liên hệ trong thế giới. Đọc “Chú đỗ con” của Viết Linh, trẻ sẽ nhận thấy
được quá trình nảy mầm của hạt thành cây dưới mưa xuân và ánh nắng mặt trời:
“Một chú Đỗ con ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om suốt một năm.
Một hôm tỉnh dậy, chú thấy mình nằm giữa những hạt đất li ti, xôm xốp. Chợt
có tiếng lộp độp bên ngoài…Thì ra cô Mưa xuân đem nước đến cho Đỗ con
được tắm mát chú lại ngủ khì. Có tiếng sáo vi vu trên mặt đất làm chú tỉnh giấc.
Chú khẽ cựa mình hỏi: Ai đó?”

22


Tiếng thì thầm dịu dàng trả lời chú: “Chị đây mà, chị là Gió xuân đây. Dậy
đi em, mùa xuân đẹp lắm”. Đỗ con lại cựa mình. Chú thấy mình lớn phổng lên
làm nứt cả chiếc áo ngoài.
Chị Gió xuân bay đi. Có những tia nắng ấm áp khẽ lay chú Đỗ con. Đỗ con
hỏi: “Ai đó?”
Một giọng nói ồm ồm, âm ấm vang lên: “Bác đây! Bác là Mặt trời đây,
cháu dậy đi thôi, sáng lắm rồi. Các cậu học trò cắp sách tới trường rồi đấy”.
Đỗ con rụt rè nói: “Nhưng mà trên ấy lạnh lắm.”
Bác Mặt trời khuyên: “Cháu cứ vùng dậy đi nào. Bác sẽ suởi ấm cho cháu,
cựa mạnh vào.”
Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh. Chú trồi lên khỏi mặt đất. Mặt đất sáng
bừng ánh nắng xuân. Đỗ con xòe hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời
ấm áp.”
Rất nhiều tác phẩm văn học thiếu nhi khác nữa viết về đề tài thiên nhiên và
con người với quan hệ xã hội. Sự tiếp xúc với tác phẩm sẽ mở ra trước mặt trẻ
thiên nhiên quê hương, đất nước, vũ trụ bao la, những con người với mỗi quan
hệ xã hội và lịch sử dân tộc trong quá khứ và hiện tại.

Thiên nhiên phong phú từ bao đời đã là đối tượng miêu tả của văn học.
Trong văn học dành cho thiếu nhi, chúng ta gặp không ít những tác phẩm miêu
tả, phản ánh thế giới thiên nhiên tươi đẹp. Qua đó các tác phẩm ấy, trẻ em nhận
ra được phong cảnh thiên nhiên quen thuộc như mùa xuân, Tết:
“Cây đào trước ngõ
Cười vui sáng hồng
Hoa mai trong vườn
Rung rinh cánh trắng”…
(Tết đang vào nhà- Nhược Thủy)
Mùa hè sang:
“Hoa sen đã nở
Rực rỡ đầy hồ
Thoang thoảng gió đưa
23


Mùi hương thơm ngát
Lá sen xanh mát
Đọng hạt sương đêm
Sương long lanh chạy.”
(Hồ sen - Nhược Thủy)
Thiên nhiên là mảnh đất chứa đựng bao nhiêu điều cần được phát hiện, là
nơi quan sát không bao giờ chắn cuộc sống của các loại động vật, thực vật. Trẻ
em hứng thú nghe đọc, nghe kể về đặc điểm đời sống, sự sinh sôi nảy nở, bản
tính của các con vật trong tác phẩm.
“Mười quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ
Mười chú gà con
Hôm nay ra đủ
Lòng trắng lòng đỏ

Thành mỏ thành chân
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu
Lông vàng mát dịu
Mắt đen sáng ngời.”
(Đàn gà con - Phạm Hổ)
Cuộc sống xã hội con người với nhiều mối quan hệ, hoạt động phong phú
được miêu tả khá sinh động trong các tác phẩm. Những mối quan hệ đầu tiên
thân mật gần gũi, gắn bó như tình mẹ con, bà cháu, anh em,… Cả những mâu
thuẫn tồn tại trong cuộc sống cùng với sự lựa chọn trước các tình huống. Càng
ngày trẻ càng bị lôi cuốn bởi nội dung phản ánh trong tác phẩm và bị lôi kéo vào
một loạt các mỗi quan hệ mang tính người phức tạp, đặc biệt là sự thâm nhập
vào thế giới bên trong, vào đời sống tinh thần, vào quá trình tư duy, tình cảm, số
phận riêng của con người. Tất cả những yếu tố đó sẽ mở rộng khả năng nhận
thức cho các em.

24


Mỗi bài thơ, câu chuyện đều giới thiệu với các em về một góc, một mặt của
đời sống: có khi là quá khứ lịch sử hào hùng của các dân tộc; có khi là sinh hoạt
trong gia đình, hoạt động của bác nông dân, chú bộ đội, chú công nhân, sinh
hoạt ở trường mẫu giáo; có khi là cuộc sống ở một đất nước xa xôi với những
phong tục tập quán, không gian của những châu lục, quốc gia…Tiếp xúc với tác
phẩm, trẻ không chỉ được thỏa mãn nhu cầu nhận thức mà còn được mở rộng
tầm nhìn, làm giàu có lượng thông tin tri thức, làm sâu sắc hơn quá trình quan
sát xã hội, môi trường xung quanh. Từ sự quan sát, thúc đẩy quá trình phân tích,
so sánh tìm hiểu nguyên nhân kết quả, rút ra những kết luận, những tri thức, khái
niệm cơ bản, góp phần rèn luyện trí nhớ, phát triển khả năng tư duy và các năng
lực tâm lí khác như: tưởng tượng, ngôn ngữ,…Quá trình tiếp xúc với tác phẩm

văn học dần dần đã giúp trẻ nắm được rất nhiều điều thú vị, bổ ích, có được
lượng tri thức và kinh nghiệm sống đáng kể, cùng với nó là năng lực trí tuệ nhất
định để trẻ có thể bước vào trường phổ thông. Cũng vì thế, nhiều tác phẩm văn
học được coi là sách giáo kể về cuộc sống. Nhà văn M.Goócki trong bút kí “Tôi
đã học như thế nào” đã hồi tưởng lại “Chắc chắn tôi không truyền đạt lại cho
được thật đầy đủ và rõ ràng nỗi kinh ngạc của tôi lớn lao như thế nào, khi tôi
cảm thấy rằng hầu như mỗi quyển sách mở ra trước mắt tôi cánh cửa nhìn vào
một thế giới kì lạ chưa từng biết, kể cho tôi nghe những con người, những tình
cảm, những suy nghĩ những mối quan hệ mà xưa nay tôi chưa từng hay”.
2. Tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học góp phần giáo
dục đạo đức.
Giáo dục đạo đức cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường
mần non. Giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi Mẫu giáo phải được coi là một
quá trình rèn luyện có múc đích nhân cách trẻ. Trong khoa học sư phạm, giáo
dục được coi trọng là một quá trình rèn luyện sự phát triển đạo đức của mỗi cá
nhân. Ma - ca - ren - cô gọi thời kì mẫu giáo là thời kì hình thành cá nhân ở giai
đoạn đầu tiên. Vì vậy, giáo dục đạo đức cho trẻ trở thành một nhiệm vụ quan
trọng ở trường mầm non, nó hình thành phẩm chất đạo đức, tạo nền móng nhân
cách của mỗi con người.
25


×