Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO TOÀN DIỆN về THỜI điểm LỊCH sử TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN , hà nội 1946

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.12 KB, 26 trang )

I/ LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN.
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng
nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng
phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ
quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc,
thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất
nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi
nhất định về dân tộc ta!
Việt nam độc lập và thống nhất muôn năm!
Kháng chiến thắng lợi muôn năm.
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
---------------------------------------------Theo “Hồ Chí Minh. Toàn tập. T.4”.- H.:
Chính trị quốc gia, 1995.

II/ THƯ GỬI CÁC CHIẾN SĨ CẢM TỬ QUÂN THỦ ĐÔ.
Cùng các chiến sĩ yêu quý Trung đoàn Thủ đô
Các em ăn tết thế nào? Vui vẻ lắm chứ? Tôi và nhân viên chính phủ nhớ đến
các em nên không ai nỡ ăn Tết. Còn 90 phần trăm đồng bào ở hậu phương cũng giảm
bớt 90 phần trăm mâm cỗ tiệc tùng, ai cũng tiết kiệm để dự bị công cuộc trường kỳ
kháng chiến.
Các em là đội Cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh. Các em là


đại biểu cái tinh thần tự tôn tự lập của dân tộc ta mấy nghìn năm để lại, cái tinh thần
quật cường đó đã kinh qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,
Quang Trung, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám truyền lại cho các em. Nay các
3


em gan góc tiếp tục cái tinh thần bất diệt đó, để truyền lại cho nòi giống Việt Nam
muôn đời về sau.
Chí kiên quyết dũng cảm, các em đã sẵn có, đây tôi chỉ nhắc lại một vài điều
mà các em phải nhớ luôn luôn:
1. Phải hết sức khôn khéo, nhanh chóng, bí mật, phải biết cách hoá chỉnh vi
linh.
2. Phải rút kinh nghiệm hàng ngày hàng giờ, phải đề phòng Việt gian, trinh
thám.
3. Phải hết sức cẩn thận. Phải luôn luôn có sáng kiến để dụng thời cơ.
4. Tuyệt đối đoàn kết.
Các em hăng hái tiến lên, lòng Già Hồ, lòng Chính phủ và toàn thể đồng bào
luôn luôn ở bên cạnh các em.
Tôi thay mặt Chính phủ và đồng bào gửi cho các em lời chào thân ái và quyết
thắng.
Ngày 27 tháng 1 năm 1947
Hồ Chí Minh
----------------------------------------------Theo cuốn “Hồ Chí Minh. Toàn tập. T.5.- H.: Chính trị quốc gia,
1995.

III/ TOÀN DÂN KHÁNG CHIẾN.
Ngày 12-12-1946
I
CUỘC TRƯỜNG KỲ KHÁNG CHIẾN CỦA DÂN TỘC TA.
1. Mục đích

- Đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập.
2. Tính chất
- Trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
3. Chính sách
- Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp.
- Đoàn kết với Mên, Lào và các dân tộc yêu tự do, hoà bình.
- Đoàn kết chặt chẽ toàn dân.
- Thực hiện toàn dân kháng chiến.
- Bảo vệ dân; được lòng dân.
- Nêu tên “Hội liên hiệp quốc dân” mà cổ động kháng chiến.
4


- Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt.
4. Cách đánh
- Triệt để dùng du kích, vận động chiến
- Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài.
- Phá hoại nhiều hơn bắn; triệt để làm cho địch đói, khát, què, mù, điếc, câm,
tiêu hao, mệt mỏi, chán nản.
- Vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ.
5. Giai đoạn kháng chiến
Ba giai đoạn:
a/ Giai đoạn phòng ngự: có thể vạn bất đắc dĩ phải tạm thời bỏ những thành
thị lớn sau khi kháng chiến quyết liệt ở đó. Chú ý: phải luôn luôn quấy nhiễu nơi tạm
bỏ.
b/ Giai đoạn cầm cự: giữ vững vị trí, tiêu hao lực lượng địch, bồi bổ thực lực
mình.
c/ Giai đoạn phản công: phản công toàn thể, lấy lại toàn bộ đất nước.
II
CHƯƠNG TRÌNH KHÁNG CHIẾN

1. Đoàn kết toàn dân.
2. Thực hiện quân, chính, dân nhất trí.
3. Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống bọn phản động thực dân Pháp.
4. Đoàn kết với hai dân tộc Mên, Lào và các dân tộc bị áp bức trong khối Liên
hiệp Pháp.
5. Thân thiện với các dân tộc Tàu, Xiêm, Diến Điện, Ấn Độ, Nam Dương và
các dân tộc yêu chuộng dân chủ, hoà bình trên thế giới.
6. Động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn
diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến.
7. Đánh Pháp, tiễu phỉ, trừ gian.
8. Giành quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất Trung, Nam, Bắc.
9. Củng cố chế độ cộng hoà dân chủ.
10. Bảo vệ sinh mệnh và tài sản cho toàn dân và ngoại kiều.
11. Tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc.
12. Hết sức sản xuất vũ khí.
III
CƠ QUAN CHỈ ĐẠO KHÁNG CHIẾN
1. Về đoàn thể: có “trung kiên chỉ đạo kháng chiến”.
2. Về Chính phủ: trên có Chính phủ kháng chiến và Ban Thường vụ Quốc hội.
5


Dưới có Uỷ ban kháng chiến các khu, các tỉnh, v.v. gồm đại biểu quân, dân,
chính họp thành.
3. Về mặt trận dân tộc thống nhất: có “Ủy ban Liên hiệp Quốc dân ủng hộ
kháng chiến” cho toàn quốc, do “Hội Liên hiệp Quốc dân” lập ra, bao gồm đại biểu
các đảng phái, các tầng lớp, các tôn giáo, các dân tộc.
Nhiệm vụ của Uỷ ban này là hiệu triệu nhân dân tham gia kháng chiến, cổ lệ
binh sĩ và làm cho cuộc kháng chiến thật là của toàn dân.
IV

NHỮNG ĐIỀU RĂN TRONG KHI KHÁNG CHIẾN
1. Dân
1- Không đi lính cho Pháp
Không nộp thuế cho Pháp.
Không bán lương thực cho Pháp.
Không mua hàng của Pháp.
Không dẫn đường cho Pháp.
Không làm việc cho Pháp.
Không lộ tin tức cho Pháp.
2- Phải đoàn kết chặt chẽ.
Phải đánh giặc, trừ gian.
Phải tăng gia sản xuất.
Phải ủng hộ Chính phủ kháng chiến.
Phải tiếp tế bộ đội.
Phải báo tin cho bộ đội.
Phải giúp đỡ đồng bào tản cư.
2. Quân
1- Không hàng giặc.
Không để mất súng.
Không bắn phí đạn.
Không xâm phạm tính mệnh, tài sản của dân.
Không xâm phạm tín ngưỡng của dân.
Không ngược đãi tù binh.
2- Phải ủng hộ Chính phủ kháng chiến và Hồ Chủ tịch.
Phải bảo vệ tính mệnh, tài sản cho dân.
Phải kính trọng và giúp đỡ dân.
Phải sĩ quan và binh lính một lòng.
Phải tuân lệnh cấp trên.
Phải phục tùng kỷ luật.


6


V
KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN
1. Những khẩu hiệu chính
1- Toàn dân đoàn kết!
Kháng chiến lâu dài!
2- Liên hiệp dân Pháp!
Đánh thực dân Pháp!
3- Bảo toàn lãnh thổ!
Giữ vững chủ quyền!
4- Đánh đổ chính quyền bù nhìn!
Củng cố cộng hoà dân chủ!
5- “Việt Nam nhất định độc lập!
Trung, Nam, Bắc nhất định thống nhất!”
(Hồ Chủ tịch)
2. Những khẩu hiệu lẻ tẻ
a/ Chính trị:
1- Hãy gia nhập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam!
2- Ủng hộ Chính phủ Hồ Chí Minh!
3- Thà chết không trở lại đời nô lệ!
4- Hoa - Việt tương trợ!
5- Bảo vệ ngoại kiều!
6- Việt Nam độc lập, thống nhất muôn năm!
7- Quân dân một lòng!
b/ Quân sự:
1- Toàn dân kháng chiến!
Kháng chiến khắp nơi!
2- Đuổi giặc, tiễu phỉ, trừ gian!

3- Triệt để dùng chiến thuật du kích!
4- Mỗi phố là một mặt trận!
Mỗi làng là một pháo đài!
5- Mỗi viên đạn là một quân thù!
6- Cướp súng giặc bắn giặc!
7- Hết sức quấy rối quân địch!
8- Giữ bí mật quân sự là cứu nước!
9- Theo gương kháng chiến anh dũng của đồng bào Nam Bộ!
10- Kháng chiến nhất định thắng lợi!
c/ Kinh tế:
1- Tăng gia sản xuất để kháng chiến!
2- Giữ gạo nuôi lính!
3- Vừa kháng chiến vừa kiến quốc!
7


d/ Văn hoá:
1- Chống mù chữ, chống xâm lăng!
2- Cần, kiệm, liêm, chính: kháng chiến thắng lợi!
3- Văn nghệ sĩ giúp kháng chiến!
------------------------------------------Theo cuốn “Đảng Cộng sản Việt Nam,
Văn kiện Đảng. Toàn tập. Tập 8 (1945 - 1947)”.- H.: Chính trị quốc gia,
2000.

IV/ TÓM TẮT DIỄN BIẾN 60 NGÀY ĐÊM CHIẾN ĐẤU Ở HÀ NỘI TRONG
NHỮNG NGÀY ĐẦU TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN.
Với tinh thần chủ động, chỉ ba phút sau khi nhận lệnh – lúc 20 giờ 3 phút ngày
19 tháng 12 năm 1946 quân dân Hà Nội đã đồng loạt nổ súng đánh địch, mở đầu cuộc
kháng chiến toàn quốc.
Pháo đài Láng có vinh dự được bắn những phát pháo đầu tiên mở màn cho

cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội và cũng chính là mở đầu kháng chiến toàn quốc.
Cuộc chiến đấu ở Thủ đô kéo dài 60 ngày đêm gồm bốn đợt:
1. Đợt một (từ 19-12-1946 đến 29-12-1946)
Theo kế hoạch quân ta mở một loạt trận tiến công 30 vị trí trong số 50 vị trí lớn
nhỏ và 60 trong số hàng trăm ổ chiến đấu độc lập của địch ngay trong đêm 19 tháng
12 năm 1946.
Sau ít phút ta diệt và đánh bật được 10 vị trí nhỏ lẻ, diệt trên 50 ổ chiến đấu
độc lập. Một số vị trí quan trọng của địch cũng bị thiệt hại nặng nề như trường Bưởi,
Đồn Thuỷ. Bằng những trận tiến công phủ đầu này ta đã đánh đòn có tích chất phản
chuẩn bị, làm phá sản hoàn toàn cuộc đảo chính mà địch dự định tiến hành vào sáng
ngày 20 tháng 12 hòng chiếm lấy Thủ đô trong vòng 24 giờ, dồn địch vào thế phải bị
động đối phó, ở đâu cũng bị đánh, ở đâu cũng kêu cứu, cũng xin tăng viện.
Phối hợp chiến đấu với lực lượng vũ trang, đông đảo nhân dân có tự vệ Thành
làm nòng cốt đã hăng hái tham gia các công tác kháng chiến; người đắp baricát,
người lập chướng ngại vật, ngả cây đánh ngã cột điện, người khiêng giường, sập, tủ,
bàn ghế ra đường, người đào hầm hố, giao thông hào, người đục tường xuyên từ nhà
nọ sang nhà kia, người úp nồi niêu xoong chảo, rổ rá ra đường phố giả làm mìn chống
tăng, người lo tổ chức tản cư, người phá hoại các máy móc không khiêng đi được.
Không ít người tự nguyện xung phong tham gia vào bộ đội, tự vệ, làm cứu thương,
8


trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các mặt trận... Tất cả mọi người không
phân biệt già trẻ, trai gái, học sinh, thầy giáo, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà nhiếp
ảnh, nhà sư, vũ nữ, cô đầu, ông chủ, người làm công... ai ai cũng hăng hái nhiệt tình
tham gia kháng chiến cứu nước. Cả Hà Nội biến thành một chiến trường ngay từ đêm
19 tháng 12.
15 phút sau khi ta nổ súng, địch tổ chức 4 mũi tiến công hòng đánh chiếm các
mục tiêu then chốt. Cánh quân thứ nhất có tăng thiết giáp dẫn đầu từ Cửa Bắc đánh
theo đường Hàng Đậu ra cầu Long Biên, nhưng đã bị quân ta phục sẵn chặn đánh

quyết liệt trên đường Hàng Đậu, buộc địch phải đưa cánh quân thứ hai vốn định đánh
chiếm Ô Yên Phụ quặt lại đánh về phía cầu Long Biên để hợp lực với cánh quân thứ
nhất mở thông cho được đường Hàng Đậu. Chỉ một quãng đường 300 mét, địch phải
tập trung đột phá nhiều lần, sau 3 giờ mở thông, nhưng thiệt hại khá lớn: 1 xe tăng, 2
xe bọc thép, 1 xe gíp bị phá hỏng, phá huỷ, mấy chục binh sĩ bị thương vong.
Cùng thời gian trên cánh quân thứ ba gồm 18 xe tăng, xe bọc thép và nhiều cơ
giới chở 500 quân theo đường Cửa Nam, Tràng Thi, Tràng Tiền, tiến đánh Bắc Bộ
Phủ. Đây là địa bàn tiếp giáp giữa Liên khu I và Liên khu II, lực lượng ta bố trí
mỏng, nên việc chặn đánh địch trên đường kém hiệu quả, ta chỉ diệt được một xe tăng
địch ở trước hiệu thuốc Hoàng Xuân Hãn.
Tại Bắc Bộ Phủ, trận chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt. Trong suốt 20 giờ quân
ta đã đánh lui 6 đợt xung phong của địch, buộc chúng phải dùng máy bay đến oanh
tạc.
Trước tình thế không thuận lợi, ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng... Kết
quả: sau gần một ngày chiến đấu ta đã tiêu diệt 122 tên địch, phá huỷ, phá hỏng 4 xe
tăng, xe thiết giáp, 1 ô tô, 1 xe gíp. Tại đây xuất hiện gương chiến đấu và hy sinh
oanh liệt của Lê Gia Định – chính trị viên đại đội, dũng cảm ôm bom ba càng lao vào
xe tăng và đã anh dũng hy sinh.
Riêng ở khu vực Nhà Hát Lớn thành phố, trung đội vệ quốc đoàn và tiểu đội tự
vệ tại chỗ, chiến đấu rất dũng cảm, bắn đến viên đạn cuối cùng và hầu hết hy sinh.
Cánh quân thứ tư xuất phát từ Cửa nam, đến đầu đường Hàng Lọng bị quân ta
phục kích chặn đánh quyết liệt phải quay sang hướng đường Quán Sứ tiến đánh sở
hoả xa Việt Điền. Ngày 20 tháng 12 năm 1946, chúng tập trung thêm lực lượng
phương tiện đánh thông đường Hàng Lọng ra ga.
Thực tế các trận Hàng Đậu, Bắc Bộ Phủ, Nhà Hát Lớn đã làm cho quân xâm
lược Pháp từ chủ quan, ngạo mạn, hung hăng nay hoang mang, dao động sợ bom ba
càng, sợ mìn, lựu đạn, sợ súng trường bắn tỉa và sợ tinh thần chiến đấu quả cảm sẵn
sàng hy sinh của quân và dân Thủ đô. Bộ chỉ huy quân đội Pháp phải rút quân ở Bắc
Giang, Bắc Ninh về, ra lệnh cho bộ phận quân chiếm đóng ở Hải Phòng, nhanh chóng
đánh thông đường 5 để đưa lực lượng, phương tiện lên ứng cứu cho cuộc tiến công

đánh chiếm Hà Nội. Mặt khác, tướng Valuy cũng điện gấp về Pari, yêu cầu chính phủ
Pháp khẩn cấp đưa thêm quân và phương tiện chiến tranh sang tăng cường cho Đông
Dương...
9


Ngày 20, sau khi trực tiếp đi thị sát mặt trận, đồng chí Tổng chỉ huy quyết định
tăng cường cho Hà Nội một tiểu đoàn và đề nghị Bác và Thường vụ cho sáp nhập
chiến khu Hà Nội vào chiến khu 2 để Hà Nội có một hậu phương rộng rãi làm chỗ
dựa.
Sau ba ngày, ta chuyển thế trận theo cách đánh đã định:
- Tiểu đoàn 101 (còn 2 đại đội) cùng tự vệ chiến đấu, tự vệ thành, công an
xung phong co về cố thủ Liên khu I.
- Các tiểu đoàn 77, 222 và tiểu đoàn 56 mới tăng cường cùng tự vệ, công an
chặn đánh địch ở Liên khu II trên các trục đường ra các cửa ô và ngoại ô phía Nam
thành phố.
- Tiểu đoàn 523 cùng tự vệ chặn đánh địch ở Liên khu III trên trục đường Hàng
Bột ra Ô Chợ Dừa, tây nam thành phố.
- Tiểu đoàn 145 cùng tự vệ chặn đánh địch trên các trục đường ra phía tây
thuộc Liên khu III và đê Yên Phụ, Nhật Tân thuộc Liên khu Trúc Lãng mới thành
lập.
- Đến 29 tháng 12, cùng với việc tăng cường, bổ sung thêm quân và vũ khí
địch lần lượt đánh chiếm được một số cơ quan đầu não: Bộ Quốc phòng, Toà thị
chính, Trại vệ quốc đoàn trung ương, Bộ Tổng tham mưu, v.v... hình thành thế bao
vây Liên khu I và đánh mở rộng xuống các cửa ô phía nam và nống ra phía tây...
Nhưng tiến quân đến đâu chúng cũng vấp phải sức đánh trả rất kiên quyết và mạnh
mẽ của ta.
Nổi bật là trận đánh ở Toà thị chính kéo dài suốt ngày 22, địch vẫn không
chiếm được. Ở Bắc Bộ Phủ, Nhà Hát Lớn, Toà Thị chính các đơn vị vệ quốc đoàn
vốn là giải phóng quân ở Việt Bắc về cùng với tự vệ Hà Nội đã tổ chức chiến đấu

phòng ngự kiên cường nhất.
Ngoài ra trong trận Ô Cầu Dền ngày 28, dựa vào baricát, ta đã chặn được các
mũi tiến công của địch. Đặc biệt, trong trận chiến đấu này có sự tham gia của 1 chiến
sĩ quốc tế người Nhật Bản đã dùng Badôka bắn cháy một xe tăng, 1 thiết giáp địch.
“Chiến luỹ” Cầu Dền đã ngăn chặn địch được trên 20 ngày đêm.
2. Đợt hai (từ 30-12-1946 đến ngày 14-1-1947)
Sau khi đánh thông đường 5, có thêm lực lượng tăng viện, quân Pháp được phi
pháo chuẩn bị hoả lực mãnh liệt, có xe tăng thiết giáp dẫn đầu và có xe chở bộ binh
lần lượt đánh chiếm các cửa ô.
Bộ Tổng chỉ huy đã tăng cường thêm cho Mặt trận Hà Nội 2 tiểu đoàn (d64,
d45) và lệnh cho Liên khu II và III chủ động chuẩn bị chặn đánh các mũi tiến công
của địch.
Ngày 30, địch từ nhà Gian Đa theo đường Hàng Bột và từ nhà Dầu Sen theo
đường Khâm Thiên tiến đánh Ô Chợ Dừa. dựa vào baricát, nhà cửa ngõ phố, bộ đội
và tự vệ ta chặn được địch. Nhưng sau đó chúng cho quân vu hồi đánh vào cạnh
sườn, ta buộc phải rút lui.
10


Ngày 31, quân bộ binh địch tiến đánh Kim Liên, dựa vào baricát, ta cũng thực
hiện đánh ngăn chặn thành công, nhưng khi địch cho xe lội nước chở quân qua Hồ
Bảy Mẫu đổ bộ vào phía nam đánh lên ta phải rút.
Trong các trận chiến đấu này Liên khu III diệt trên 60 địch.
4 ngày sau (3-1-1947), địch mở cuộc tiến công theo 3 trục: Đội Cấn, Hoàng
Hoa Thám, Thủ Khoa Huân (tức Thuỵ Khuê) để nống ra phía tây.
Quân ta ở Liên khu III chặn đánh quyết liệt, nhất là trên đường Đội Cấn địch
không tiến được, buộc phải vu hồi đánh chiếm Liễu Giai, ta phải rút. Qua 1 ngày
chiến đấu ta diệt 116 địch, dùng bom ba càng phá huỷ 1 xe tăng, dùng chai xăng
cơrếp đốt 2 xe vận tải, phá huỷ 1 xe thiết giáp.
Ở Liên khu II, trong ngày 3 tháng 1 năm 1947, địch cũng tổ chức lực lượng

tiến công ra hướng đê Thanh Nhàn và bị quân ta phục sẵn đánh lui. Nhưng trong trận
đánh địch tập kích Giảng Võ ngày 6 tháng 1 ta bị bất ngờ và tổn thất khá nặng. Đại
đội trưởng Vũ Công Định phải tập trung lực lượng đột kích mở đường máu phá vây
rút được một phần lực lượng ra ngoài và đồng chí đã hy sinh anh dũng.
Về phía ta, từ tình hình thực tế địch sẽ tập trung lực lượng đánh vành đai ngoại
ô trước, sau mới chuyển vào đánh Liên khu I nên Bộ quyết định bố trí lực lượng để
sẵn sàng kéo dài thời gian giam chân địch ở Hà Nội.
3. Đợt 3 (15-1-1947 đến 6-2-1947)
Địch tập trung quân đánh Vĩnh Tuy, Ngã Tư Sở. Vì không có phố xá làm chỗ
dựa, ta chỉ chặn đánh một số nơi. Ở Vĩnh Tuy ta chặn được một thời gian. Địch cho
quân đổ bộ đường sông ở phía sau, ta phải rút.
Ở khu vực nhà thương Vọng trận chiến đấu diễn ra rất quyết liệt, quân ta có
phần bị động nhưng đã kiên quyết chặn đánh diệt khoảng 100 địch, nhưng ta cũng bị
thương vong nặng, khoảng 150 người hy sinh. Đây là trận đánh ta thương vong lớn
nhất.
Ngày 20 tháng 1, địch đánh tiếp quãng Ngã Tư Sở, Bưởi. Ta phục kích diệt 1
trung đội ở Nhân Mục và chặn đánh ở khu vực Bưởi, diệt khoảng 300 địch, phá 2 xe
tăng, 2 xe gíp. Do rút kinh nghiệm kịp thời, biết lợi dụng địa hình địa vật, biết phục
kích, biết chờ địch đến gần mới đánh nên ta hy sinh 15, bị thương 21 người.
Ngày 25 tháng 1, địch tiến công đánh chiếm Bưởi, Nhật Tân. Ta chặn đánh tốt
ở Trích Sài, Xuân Tảo. Riêng ở Nhật Tân ta đánh không tốt. Bộ đội không bố trí lại
theo chỉ thị của Bộ chỉ huy Hà Nội, nên bị vây ở Tứ Tổng, phải phá vây mà rút. Dân
chạy tán loạn, bị thương vong trên 100. Trong cuộc này ta diệt cũng được 140 địch
nhưng chủ yếu ở Trích Sài - Xuân Tảo.
Sau khi đánh chiếm vành đai ngoại thành, địch đánh nống ra một số khu vực
phía nam và phía tây để đẩy lùi lực lượng ta ra xa.
Như vậy, qua 2 đợt chiến đấu bảo vệ Thủ đô, Liên khu II và Liên khu III đã
chặn đánh 8 cuộc tiến công, gây cho địch nhiều tổn thất, tạo điều kiện cho Liên khu I
đánh dài ngày hơn.
11



Liên khu I sau khi co về khu cố thủ phải giải quyết rất nhiều vấn đề khó khăn
phức tạp. Lực lượng vũ trang có nhiều đầu mối: vệ quốc đoàn, tự vệ chiến đấu, tự vệ
xí nghiệp, tự vệ thành, công an xung phong, trong đó vệ quốc đoàn chỉ còn khoảng 2
đại đội lại chưa có sự chỉ huy thống nhất, do vậy Liên khu I đã tổ chức thành trung
đoàn Thủ đô, một trung đoàn chính quy, đó là một thành công, một sáng tạo quan
trọng.
Liên khu nằm trong vòng vây, việc tiếp tế rất khó khăn nên Uỷ ban kháng
chiến Thành đã ra lệnh cho Uỷ ban kháng chiến Trúc Lãng tổ chức đại đội tiếp tế
Hồng Hà, chui qua cầu Long Biên dưới chân bốt gác địch, lúc đầu đưa mỗi đêm hàng
tấn gạo, thực phẩm, đạn dược vào nội thành, nhưng do địch lùng sục, kiểm soát gắt
gao nên khối lượng hàng giảm dần, đến đầu tháng 2 thì không đưa vào được nữa.
Một vấn đề lớn là còn bốn vạn dân chưa tản cư được phải bảo đảm lương thực
thực phẩm. Qua trung gian Lãnh sự Trung Quốc, hai bên đồng ý ngày 15 tháng 1 và
ngày 30 tháng 1 ngừng bắn cho dân tản cư. lợi dụng thời cơ thuận tiện này ta kết hợp
đưa một phần lực lượng vũ trang ra khỏi thành phố theo đường công khai và bí mật,
chỉ để 500 người ở lại tiếp tục chiến đấu và làm các nhiệm vụ bí mật, nhưng anh chị
em vẫn bí mật ở lại nên quân số còn lại lên tới trên 1.200 người.
Liên khu I đã ngăn chặn nhiều cuộc tiến công của địch, đặc biệt đã đánh bại
được các trận tiến công của địch vào nhà Xôva và trường Ke, hai vị trí quan trọng để
giữ đường tiếp tế và rút lui ở phía sau.
4. Đợt 4 (7-2 đến 17-2-1947).
Địch đánh mạnh vào Liên khu I, trước hết là vào khu vực Hàng Thiếc. Ta
quyết định vẫn tiếp tục kéo dài giam chân địch thêm một thời gian.
Ngày 14, chúng tập trung quân và phi pháo, xe tăng thiết giáp tiến công khu
vực Đồng Xuân bị ta chặn đánh hết sức quyết liệt, diệt khoảng 200 địch, nhưng sau
đó địch chiếm lại được chợ Đồng Xuân.
Sau trận Đồng Xuân, Bộ Tổng chỉ huy, Bộ chỉ huy Mặt trận Hà Nội quyết định
cho Trung đoàn Thủ đô rút khỏi thành phố để bảo toàn lực lượng tiếp tục chiến đấu

lâu dài với địch. Đêm 17 Trung đoàn đã tổ chức cuộc rút lui an toàn mặc dù địch vây
khá chặt, ta phải vượt qua ba lần sông. Khi vượt lần sông cuối cùng vào sáng 19
tháng 2 đơn vị đã bị địch phát hiện và tổ chức truy kích dữ dội. Đồng chí Nguyễn
Ngọc Nại chỉ huy tiểu đội tự vệ dẫn đường đã chủ động đánh lạc hướng địch, bảo
đảm cho trung đoàn rút lui an toàn sang Dâu Canh, Phúc Yên (tiểu đội dẫn đường
trong đó có đồng chí Nại đã hy sinh, chỉ có một đồng chí trở về đơn vị).
Với việc rút Trung đoàn Thủ đô an toàn, đúng lúc cuộc chiến đấu 60 ngày đêm
ở Thủ đô Hà Nội kết thúc thắng lợi. Quân và dân Thủ đô đã thực hiện xuất sắc nhiệm
vụ bảo vệ an toàn được cơ quan đầu não. Tản cư được phần lớn dân, đưa được một
khối lượng lớn máy móc, thiết bị công nghiệp ra ATK. Tiêu diệt được gần 1.800
địch, bắt khoảng 400 tên, phá 22 xe tăng, thiết giáp, 31 xe vận tải, bắn rơi 1 máy bay,
bắn hỏng 7 máy bay, bắn chìm 2 ca nô. Đây là kết quả diệt địch lớn nhất trên toàn
12


quốc lúc bấy giờ và còn nhiều hơn so với một số chiến dịch trong kháng Pháp sau
này. Chúng ta đã giam chân địch một thời gian khá dài (gấp 4 yêu cầu đề ra). Đánh
giá thắng lợi của quân dân Hà Nội trong 60 ngày đầu toàn quốc kháng chiến, Bác Hồ
nói: “Giam chân địch ở Hà Nội được một tháng là thắng lợi, nay giữ được Hà Nội hai
tháng là đại thắng lợi”. Song, chúng ta vẫn bảo toàn và phát triển được lực lượng.
Trong suốt 60 ngày đêm chiến đấu ta hy sinh khoảng 800 người (riêng trung đoàn
Thủ đô hy sinh 160). Từ trong khói lửa của cuộc mở đầu toàn quốc kháng chiến, một
số Trung đoàn chủ lực của quân đội ta đã ra đời. Nhiều đơn vị sau này trở thành
Trung đoàn chủ công của các đại đoàn 308, 304, 320. Nhiều cán bộ, chiến sĩ của Mặt
trận Hà Nội chiến đấu trong ngày đầu toàn quốc kháng chiến, sau này đã trở thành
những tướng lĩnh rất tiêu biểu của quân đội.
Thắng lợi của nhân dân và lực lượng vũ trang Hà Nội trong những ngày đầu
toàn quốc kháng chiến có ý nghĩa hết sức to lớn: đã đánh đòn quyết định nhất, chủ
động mở đầu kháng chiến toàn quốc, đánh đòn có tính quyết định đánh bại chiến lược
đánh nhanh, thắng nhanh, đặc biệt là kế hoạch đảo chính chiếm Hà Nội trong vòng 24

tiếng và kế hoạch kết thúc chiến tranh trước mùa mưa năm 1947 của thực dân Pháp.
Thắng lợi này tạo điều kiện hết sức thuận lợi để chuyển đất nước sang thời chiến và
tạo niềm tin vũng chắc, động viên cổ vũ cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài
nhưng nhất định thắng lợi.
--------------------------------------Theo cuốn “Hà Nội mở đầu kháng chiến toàn quốc - Tầm
vóc và ý nghĩa”.- H.: QĐND, 1996.

V/ KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CUỘC CHIẾN ĐẤU 60 NGÀY ĐÊM MỞ ĐẦU
TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CỦA QUÂN, DÂN HÀ NỘI.
A- KẾT QUẢ
Trong 60 ngày đêm đánh địch, Hà Nội đã đạt được những thành tích to lớn.
1. Góp phần rất quan trọng bảo vệ cơ quan đầu não được an toàn.
Địch muốn tiêu diệt các cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến để thắng
nhanh. Nhưng ngay từ sau Cách mạng tháng Tám, Hà Nội đã làm tốt việc bảo vệ cơ
quan đầu não trong tình thế thù trong giặc ngoài hết sức phức tạp. Khi kháng chiến
toàn quốc sắp bùng nổ, Hà Nội đã góp phần rất quan trọng vào việc tìm ATK, di
chuyển cơ quan đầu não kịp thời bí mật, an toàn, nhờ đó duy trì được sự lãnh đạo và
chỉ huy kịp thời, liên tục của Thường vụ và Bộ Tổng chỉ huy, không những đối với
Hà Nội, mà đối với toàn quốc. Đây là một thành tích hết sức quan trọng.
2. Tiêu hao tiêu diệt khá nhiều lực lượng tinh nhuệ của địch.
Với binh lực ít hơn địch nhiều lần, trang bị kém, trình độ bộ đội, cán bộ còn
thấp lại đánh địch trong thế cơ bản phải phòng ngự, Hà Nội vừa tiêu hao tiêu diệt
13


được khá nhiều địch, phá huỷ phá hỏng nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Số
địch bị tiêu diệt gần 2.000 tên. Tổng số xe bị phá là 22 xe tăng và xe thiết giáp, 31 xe
vận tải. ta còn bắn rơi và bắn hỏng 7 máy bay địch, bắn chìm 2 ca nô. Lực lượng địch
bị tiêu hao tiêu diệt thuộc những đơn vị tinh nhuệ bậc nhất đã từng tham gia giải
phóng nước Pháp, giải phóng Pari, đã từng đánh chiếm Tây Đức.

3. Giam chân địch được 60 ngày đêm vượt mức yêu cầu trên giao.
Tuy ta cố gắng đánh địch trong một tháng và trong mệnh lệnh chỉ nói trong 15
ngày, nhưng trên thực tế Bộ Tổng chỉ huy và Bộ chỉ huy mặt trận đã ba lần chủ
trương kéo dài thêm thời gian và quân dân Hà Nội đã đạt được mục tiêu đó.
Đúng như lời Bác khen: “Giam chân địch ở Hà Nội được một tháng là thắng
lợi, nay giữ được Hà Nội hai tháng là đại thắng lợi”.
Giam chân địch trong thời gian vượt mức yêu cầu là kết quả quan trọng nhất.
Nhưng có bảo vệ được cơ quan đầu não và tiêu hao tiêu diệt địch làm cho chúng bị
tổn thất ngoài dự kiến mới đạt được kết quả giam chân địch.
4. Giữ gìn và làm lớn mạnh lực lượng ta.
Qua 60 ngày đêm chiến đấu liên tục, Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn
thực lực để kháng chiến lâu dài. Tuy có một số nơi ta chủ trương chiến đấu quyết liệt
để ngăn chặn địch như ở Bắc Bộ Phủ, Toà Thị chính... nhưng nhìn chung ta không
đem lực lượng quyết chiến, không có một đại đội nào bị địch tiêu diệt hết. Mặc dù
chiến đấu dưới bom đạn khá ác liệt của địch nhưng số hy sinh không lớn (khoảng 800
người). Riêng trung đoàn Thủ đô chỉ có 160 người hy sinh.
Không những ta bảo toàn được lực lượng mà sau 60 ngày đêm lại lớn mạnh
thêm rất nhiều. Từ một số tiểu đoàn lúc đầu ta đã phát triển thành một số trung đoàn.
Trung đoàn Thủ đô vốn là hai đại đội của tiểu đoàn 101 được bổ sung thêm tự vệ
chiến đấu, tự vệ thành, công an xung phong và cả dân thường nên trở thành một
Trung đoàn quân chính quy. Sau này với phiên hiệu 102, Trung đoàn đã nằm trong
biên chế của đại đoàn Quân Tiên Phong 308.
Sau 60 ngày đêm, các tiểu đoàn 523, 145, 77 của Mặt trận Hà Nội được tập
hợp lại thành Trung đoàn 80 (Trung đoàn Thăng Long). Mấy năm sau Trung đoàn
này lại được chấn chỉnh thành trung đoàn 48, một Trung đoàn chủ công của đại đoàn
Đồng Bằng 320.
Tiểu đoàn 212 của Hà Nội chiến đấu trong phạm vi Liên khu II đã được điều đi
làm nòng cốt cùng tiểu đoàn 62 (Ký Con) của Chiến khu 3 và một tiểu đoàn mới xây
dựng của Chiến khu 2 để thành lập Mặt trận Tây Tiến, mấy tháng sau đổi thành
Trung đoàn 52 (trung đoàn Tây Tiến), một Trung đoàn của đại đoàn 320 sau này.

Tiểu đoàn 56 của Hà Đông tăng cường cho mặt trận Hà Nội, trải qua thử thách
trong chiến đấu đã trở thành cốt cán để xây dựng trung đoàn 35 có nhiệm vụ đánh
địch trên đường số 6 Hà Đông – Hoà Bình.
Tiểu đoàn 45 của Trung đoàn 13 (Hà Đông) và tiểu đoàn 69 của trung đoàn 9
(Sơn Tây) được rèn luyện trong khói lửa của mặt trận Hà Nội, đã cùng một tiểu đoàn
mới xây dựng để trở thành Trung đoàn 37 có nhiệm vụ đánh địch trên trục Hà Nội –
14


Sơn Tây. Hai trung đoàn 35 và 37 sau được sáp nhập thành Trung đoàn 66 – trung
đoàn chủ công của đại đoàn 304.
Một điểm quan trọng hơn là trong 60 ngày đêm chiến đấu, bộ đội Hà Nội đã
được thử thách trong khói lửa. Từ chỗ chiến sĩ cán bộ chưa hề có kinh nghiệm, họ đã
được đọ sức với địch trong nhiều trận nảy lửa, đã hiểu được địch một phần, có lòng
tin có thể đánh thắng địch.
Qua bốn điểm về kết quả nói trên, có thể nói quân dân Hà Nội đã hoàn thành
vượt mức nhiệm vụ Bác Hồ, Thường vụ, Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy giao cho.
Một điểm hết sức có ý nghĩa là 60 ngày đêm chiến đấu oanh liệt của Hà Nội đã
bồi dưỡng cho quân đội ta một bộ phận cán bộ sau này rất có tài năng.
B/ Ý NGHĨA CỦA THẮNG LỢI 60 NGÀY ĐÊM ĐÁNH ĐỊCH Ở HÀ NỘI.
Thắng lợi của 60 ngày đêm đánh địch ở Hà Nội có ý nghĩa hết sức to lớn. Có
thể nêu mấy điểm chủ yếu sau đây:
1. Về chiến lược, Hà Nội đã đánh đòn quyết định nhất trong chiến cuộc
chủ động mở đầu kháng chiến toàn quốc.
Chủ động hoặc bị động mở đầu chiến tranh xưa nay vẫn là vấn đề hết sức quan
trọng của nghệ thuật tiến hành chiến tranh. Nó ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình và kết
cục chiến tranh.
Ở nước ta, trong lịch sử, cha ông ta thường phải chống kẻ địch mạnh tiến công
mình. Nhưng việc mở đầu chiến tranh của ta nhìn chung chủ động.
Đời nhà Lý, quân ta chủ động “tiên phát chế nhân” tiến công Ung Liêm, rồi

chủ động rút quân về chặn địch ở sông Như Nguyệt và cuối cùng phản công buộc
Quách Quỳ phải rút quân về nước.
Đời nhà Trần, ba lần chống Mông Nguyên và đời Tây Sơn, một lần chống Mãn
Thanh. Đứng trước kẻ địch mạnh hơn, ta đều chủ động rút khỏi Thăng Long nhưng
đã nhanh chóng khôi phục kinh đô bởi vì nước ta hồi đó độc lập, đã có quân đội khá
mạnh.
Ngược lại đời An Dương Vương, do mất cảnh giác và đời Hồ Quý Ly, do
không được lòng người nên bị động phòng ngự, rút lui chạy dài rồi mất nước.
Ngày nay khi mở đầu kháng chiến toàn quốc, ta mới giành chính quyền, quân
đội còn ấu trĩ, địch mạnh ta yếu, địch lại có kế hoạch sắp sửa tiến công ta ở Thủ đô,
nhưng ta bất ngờ đánh phủ đầu chúng ở Hà Nội, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Hải Dương, Vinh, Huế, chủ động ngăn chặn, giam chân địch ở các thành phố, chủ
động mở đầu kháng chiến toàn quốc, buộc địch phải bị động đối phó khắp nơi, tạo
điều kiện thuận lợi để chủ động tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài, qua ba giai đoạn
càng đánh càng mạnh và cuối cùng kết thúc bằng đại thắng Điện Biên Phủ.
Trong chiến cuộc mở đầu kháng chiến toàn quốc, đòn đánh chủ động của Hà
Nội là đòn đánh quyết định nhất. Bởi vì Hà Nội phải đánh với bộ phận đông nhất và
mạnh nhất của địch trên chiến trường miền Bắc và trên toàn chiến trường Đông
15


Dương, Hà Nội phải trực tiếp đấu trí đấu lực với Bộ chỉ huy miền Bắc và Bộ tổng chỉ
huy của địch, phải liên tiếp đối phó với nhiều đợt tiến công của địch do được tăng
viện nhiều đợt từ các chiến trường khác đến và từ Pháp sang.
Theo đánh giá của Bộ, Hà Nội đã đánh nhiều trận quyết liệt nhất, đánh tiêu hao
tiêu diệt địch nhiều nhất, giam chân địch thời gian vượt xa mức yêu cầu lúc đầu.
Kháng chiến toàn quốc đã mở đầu bằng đòn đánh chủ động oanh liệt ở Hà Nội
và kết thúc bằng chiến công lừng lẫy trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-19545 mà
đỉnh cao là Điện Biên Phủ.
2. Hà Nội đã giáng một đòn quyết định đánh bại âm mưu đảo chính hòng

nhanh chóng lật đổ chính quyền Trung ương của ta, nhanh chóng kết thúc cuộc
xâm lược.
Cũng như mọi kẻ xâm lược khác, thực dân Pháp đã vận dụng chiến lược đánh
nhanh thắng nhanh.
Từ 23 tháng 9 năm 1945, chúng định chiếm miền Nam trong vòng 4 tuần lễ,
nhưng rút cuộc chúng phải mất trên 5 tháng mới chiếm được Nam Bộ và Cực Nam
Trung Bộ. Tuy âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch không thể thực hiện nhưng
quân ta cũng chưa giáng được một đòn nào đáng kể vào chiến lược ấy của chúng.
Đến kháng chiến toàn quốc, Hà Nội đã làm phá sản kế hoạch của địch định
đánh chiếm Thủ đô trong một thời gian rất ngắn (có tư liệu nói trong vòng 24 gìơ),
đánh bại âm mưu kết thúc bằng một màn đảo chính, tức âm mưu thắng nhanh, buộc
địch phải đi vào một cuộc chiến tranh lâu dài, hoàn toàn trái với chiến lược đánh
nhanh thắng nhanh của chúng.
3. Thắng lợi của Hà Nội góp phần chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho cả
nước chuyển sang thời chiến.
Chuyển đất nước sang thời chiến cũng là một vấn đề lớn của nghệ thuật mở
đầu chiến tranh.
Thường bên mạnh, bên tiến công có điều kiện thuận lợi để chuyển đất nước
sang thời chiến một cách có chuẩn bị, có kế hoạch và an toàn. Còn bên yếu, bên
phòng ngự thường ít có điều kiện như vậy. Có khi tuy rất mạnh, nhưng không có
chuẩn bị, bị bất ngờ nên cũng không làm được.
Ở nước ta mặc dù khi mở đầu kháng chiến toàn quốc, so sánh lực lượng giữa
địch và ta rất chênh lệch, địch ở thế tiến công, ta ở thế phòng ngự, thậm chí ta buộc
phải rút lui ở một số địa bàn, nhưng ta lại chuyển đất nước sang thời chiến một cách
chủ động, có tổ chức, có kế hoạch, bí mật, an toàn, không có tổn thất gì đáng kể.
Sở dĩ như vậy là vì ta có chuẩn bị chu đáo trước và ta chủ động mở một chiến
cuộc đánh địch đồng thời ở nhiều thành phố, thị xã, tích cực tiêu hao tiêu diệt địch,
giam chân chúng càng lâu càng tốt.
Hà Nội có vinh dự bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng và Chính phủ từ sau
Cách mạng tháng Tám và trước khi nổ súng, đã góp phần quan trọng vào việc di

chuyển các cơ quan ấy ra các ATK.
16


Hà Nội đã di chuyển được một khối lượng máy móc, nguyên vật liệu rất quan
trọng, di chuyển được nhiều cơ quan chính quyền và đoàn thể, nhà in, đài phát thanh
ra hậu phương rồi lên Việt Bắc.
4. Thắng lợi của Hà Nội đã động viên vào xây dựng lòng tin cho cả nước đi
vào cuộc kháng chiến lâu dài nhưng nhất định thắng lợi.
Từ 23 tháng 9 năm 1945, trong khoảng 5 tháng rưỡi, địch liên tiếp đánh chiếm
Nam Bộ, một phần Cực Nam Trung Bộ và một phần Tây Bắc. Nhân dân ta tuy kháng
chiến rất anh dũng nhưng do có nhiều khó khăn, chưa thấy được sẽ đánh thắng địch
bằng cách nào.
Theo đánh giá của Bộ, sau Hiệp định sơ bộ, địch đánh chiếm Tây Nguyên, một
phần Đông Bắc rồi Hải Phòng, Lạng Sơn cũng không gặp khó khăn lớn.
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, tuy lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của
Thường vụ Trung ương đã chỉ ra con đường đi đến thắng lợi và bước đầu xây dựng
được lòng tin vào thắng lợi, nhưng thực ra ta vẫn chưa có thực tiễn trên chiến trường
làm chỗ dựa cho lòng tin đó.
Phải trải qua quá trình đánh địch trong các thành phố mà Hà Nội là hướng chủ
yếu mới làm cho toàn dân, toàn quân thấy một điều vô cùng quan trọng và quý giá:
“Thực dân Pháp không phải mạnh đến mức ta không đánh nổi, các lực lượng vũ
trang ta không phải yếu đến mức không đánh được địch”. Ta hoàn toàn có điều kiện
lấy yếu thắng mạnh, càng đánh càng mạnh để giành lấy thắng lợi cuối cùng.
Đúng là việc giam chân địch trong các thành phố, trong đó nổi bật nhất là 60
ngày đêm ở Hà Nội đã động viên cổ vũ toàn dân ta, đã xây dựng lòng tin cho cả nước
đi vào cuộc kháng chiến lâu dài nhưng nhất định thắng lợi.
5. Thắng lợi của Hà Nội đã có ảnh hưởng lớn đối với quốc tế.
Chiến thắng của Hà Nội đã có tiếng vang lớn trên thế giới, nhất là ở các nước
Đông Nam Á và ở Pháp.

Tuy địch cố bóp méo sự thật, đổ vấy cho ta gây chiến, nhưng nhân dân nhiều
nước Đông Nam Á đang chống thực dân xâm lược và nhân dân Pháp đều hiểu rõ
chính nghĩa của ta.
Chưa bao giờ trong một thời gian rất ngắn Bác đã gửi nhiều thư ngoại giao cho
tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại, v.v... cho lãnh tụ các nước Ấn
Độ, Mianma, Thái Lan, v.v... như trong thời kỳ này. Các báo Ấn Độ, Mianma, Thái
Lan, Inđônêxia đã liên tiếp đăng tin ca ngợi chiến công của quân dân Việt Nam, nhất
là của Hà Nội. Nhân dân, nhiều nhân sĩ tiến bộ Pháp ủng hộ Việt Nam.
Dư luận Pháp lên tiếng phản đối chủ trương hiếu chiến của chính quyền Pháp.
Bản thân chính phủ Pháp cũng chê trách sự bất lực của bọn chỉ huy xâm lược ở Việt
Nam. Sau chiến cuộc Đông Xuân 1946-1947 mà trung tâm là trận hội chiến Hà Nội,
Đácgiăngliơ đã mất chức cao uỷ Đông Dương.
--------------------------------------------

17


Theo cuốn “Tổng kết 60 ngày đêm chiến đấu mở đầu toàn
quốc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Thủ đô Hà Nội
(19/12/1946 – 18/2/1947).- H.: QĐND, 1997.
VI/ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI TRƯỚC KHI BƯỚC
VÀO CUỘC KHÁNG CHIẾN.
Công việc xây dựng các lực lượng vũ trang tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng
dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự ủng hộ của nhân dân, đến tháng 12 năm 1946, Thủ
đô Hà Nội đã có những lực lượng bảo vệ sau đây: bộ đội chính quy, tự vệ chiến đấu,
công an xung phong, tự vệ thành.
Bộ đội chính quy: có 5 tiểu đoàn gồm 2.515 người, trong đó chỉ có 2 tiểu đoàn
đóng ở nội thành để bảo vệ các cơ quan chính phủ như Bắc Bộ Phủ, dinh Hồ Chủ
Tịch, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ... và một số công sở, xí nghiệp quan
trọng như toà án, Toà Thị chính, nhà ga, nhà máy điện, nhà máy nước, v.v. Các đơn

vị này được xây dựng sau Cách mạng tháng Tám, nguồn gốc là một đơn vị Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân, về Thủ đô ngày 29 tháng 8 năm 1945. Sau khi phát
triển thành bộ đội vệ quốc đoàn, nó được bổ sung một số đông công nhân, nông dân
và các đội viên du kích ở nội ngoại thành trong thời kỳ bí mật; ngoài ra còn một số
học sinh, sinh viên, tiểu thương, dân nghèo.
Về mặt kỹ thuật, chiến thuật vì thời gian xây dựng chưa được bao lâu, lại phải
phân tán canh gác bảo vệ cơ quan chính quyền, nên bộ đội vệ quốc đoàn mới chỉ
được học một số động tác chiến đấu cơ bản.
Về mặt trang bị vũ khí, cũng rất nghèo nàn. Khi cướp chính quyền, ta chỉ có
một số nhỏ vũ khí thu được của phát – xít Nhật, hoặc do chính tay công nhân của ta
chế tạo ra: 40 súng trường cũ, 1 súng máy, một số súng kíp, dao găm, giáo mác và
một số lựu đạn chất lượng không được tốt; tổng cộng chỉ đủ trang bị cho một đại đội.
Ở ngoại thành, bộ đội vệ quốc đoàn có 3 pháo đài đoạt lại từ tay giặc Nhật ở Láng,
Xuân Tảo, Xuân Canh. Lực lượng pháo binh này thành lập ngày 30 tháng 6 năm
1946 với 8 khẩu pháo 75 ly và 1 khẩu 25 ly bố trí thành một tuyến hoả lực từ Đông
Bắc đến Đông Nam và từ Tây đến Tây Bắc Hà Nội. Ngoài 9 khẩu pháo cũ kỹ ra, cả
đơn vị chỉ có một tấm bản đồ ô vuông 1/25.000 và một tấm 1/10.000 ghép lại thành
một bản đồ xạ kích; địa bàn và thước tính đều thiếu, mãi đến khi gần tác chiến mới
mượn được một chiếc địa bàn của một ông thầy địa lý và một cái thước dây đo vải
của thợ may.
Tự vệ chiến đấu và công an xung phong: gồm khoảng 8 trung đội do Mặt trận
Việt Minh tổ chức và lãnh đạo. Các đơn vị này được xây dựng từ giữa năm 1944,
dưới hình thức những tổ hoạt động nhỏ từ 3 đến 5 người, làm nhiệm vụ tuyên truyền
xung phong, bảo vệ cơ sở quần chúng, diệt trừ Việt gian... Sau cuộc Tổng khởi nghĩa
cướp chính quyền, từ ngày 25 tháng 8 năm 1945 các lực lượng tự vệ chiến đấu và
công an xung phong được tập trung lại thành từng đại đội và đảm đương từng nhiệm
vụ nặng nề cả về mặt quân sự lẫn chính trị. Khi quân Tưởng còn đóng ở Hà Nội, bọn
18



Việt - quốc, Việt – cách hoạt động mạnh thì chính tự vệ chiến đấu và công an xung
phong là những lực lượng chủ yếu đứng ra bảo vệ các cơ quan Mặt trận, đoàn thể,
bảo vệ cán bộ, chống lại các hoạt động ám sát, bắt cóc, tống tiền của bọn côn đồ. Sau
khi quân Tưởng cuốn xéo, tự vệ chiến đấu và công an xung phong đã phối hợp với bộ
đội vệ quốc đoàn và tự vệ thành tiêu diệt các ổ phản động của bọn Việt - quốc, Việt –
cách ở Quan Thánh, hiệu sách Trường Xuân ( phố Huế), Ôn Như Hầu, v.v. Lúc quân
Pháp vào Hà Nội đóng quân, tự vệ chiến đấu và công an xung phong cũng lại giữ
nhiệm vụ rất nặng nề trong việc chống các âm mưu khiêu khích của binh lính thực
dân, diệt trừ bọn Việt gian, phản quốc và bọn Trốtkít. Sau này đại bộ phận tự vệ
chiến đấu chuyển thành “đại đội đặc vụ của vệ quốc đoàn Hà Nội” và phiên chế vào
Bộ Quốc phòng, một số anh em khác được đặc phái xuống các khu phố để huấn luyện
quân sự cho tự vệ khu phố.
Tự vệ Hoàng Diệu: tổ chức để tự vệ của nhân dân Thủ đô, thành lập sau Cách
mạng tháng Tám với số lượng 5.000 thanh niên, gồm các tầng lớp xã hội như công
nhân, nông dân, trí thức, học sinh, viên chức, v.v. Lúc đầu tổ chức này lấy tên là “
Việt – dũng đoàn”.
Nhân dân Thủ đô nhiệt liệt ủng hộ việc xây dựng tự vệ khu phố, có bữa toàn
thành đã nhịn ăn góp gạo, bán lấy tiền mua sắm vũ khí. Từ đầu năm 1946, Việt –
dũng đoàn đổi tên là “ Thanh niên tự vệ Hoàng Diệu”. Mỗi khu phố tuỳ theo tầm
quan trọng và sự cần thiết có từ 1 trung đội đến 1 đại đội tự vệ.
Việc vũ trang tự vệ chủ yếu dựa vào nhân dân và do từng đội viên tự túc tiền
mua sắm. Ai có thứ vũ khí gì thì được sử dụng coi như của riêng, nhưng chỉ khi nào
làm nhiệm vụ chung mới được mang vũ khí.
Vì do mọi người tự mua sắm lấy nên vũ khí chỉ có hạn: 500 súng trường, 600
các bin , 2 súng máy và một số lựu đạn Nhật, Mỹ, hoặc lựu đạn do xưởng Phan Đình
Phùng của ta chế tạo. Còn đại bộ phận vũ trang bằng dao găm, kiếm, mã tấu, giáo,
mác.
Lực lượng tự vệ Hoàng Diệu cho tới trước ngày toàn quốc kháng chiến đã có
tới 8.500 người, đặt dưới sự chỉ đạo của Ban chấp hành tự vệ toàn thành.


--------------------------------------------Theo cuốn “ Trung đoàn Thủ đô”/ Duy Đức. – H. : QĐND, 1962.

VII/ TRUNG ĐOÀN THỦ ĐÔ VÀ ĐỘI QUÂN CẢM TỬ RA ĐỜI
19


Ngày 7 tháng 1 năm 1947, Trung đoàn Liên khu I chính thức ra đời. Đây là
một thắng lợi lớn của Tổ quốc và cũng là thắng lợi của các chiến sĩ vệ quốc đoàn, tự
vệ chiến đấu, tự vệ thành Hoàng Diệu và công an xung phong. Ngày hôm đó, các
chiến sĩ tự vệ vui sướng tháo chiếc phù hiệu “sao vuông” và hãnh diện gắn lên mũ
sắt, mũ calô, mũ phớt, mũ bêrê chiếc phù hiệu “sao tròn” của bộ đội chính quy. Toàn
thể thanh niên tự vệ, phụ nữ, thiếu nhi đều tình nguyện nhập ngũ. Trong lịch sử quân
đội các nước chưa bao giờ người ta thấy có một đơn vị nào lại gồm đủ thành phần
nam, phụ, lão, ấu như vậy. Đó cũng là đặc điểm đáng tự hào của Liên khu I, vì nó
tiêu biểu cho truyền thống chống xâm lăng của dân tộc ta - một dân tộc anh hùng, bất
khuất.
Trung đoàn Liên khu I được thành lập với các thành phần sau đây:
Trung đoàn trưởng: Hoàng Siêu Hải
Chính uỷ
: Lê Trung Toản
Tham mưu trưởng: Hoàng Phương
Khu Đồng Xuân: Tiểu đoàn 101 do đồng chí Mộng Hùng làm tiểu đoàn
trưởng, Lê Thản chính trị viên.
Khu Đông Thành: Tiểu đoàn 102 do đồng chí Vũ Yên làm tiểu đoàn trưởng,
Quốc Tuấn chính trị viên ( sau một thời gian, nữ đồng chí Tuyết Minh, bí thư chi bộ
khu, lên thay đồng chí Quốc Tuấn làm chính trị viên).
Khu Đông Kinh Nghĩa Thục: Tiểu đoàn 103 do đồng chí Tấn Công làm tiểu
đoàn trưởng, Vũ Lăng tiểu đoàn phó, Phạm Văn Trừng chính trị viên ( sau một thời
gian, đồng chí Quốc Tuấn ở tiểu đoàn 102 sang thay đồng chí Trừng làm chính trị
viên).

Lực lượng nòng cốt để xây dựng Trung đoàn là các đơn vị vệ quốc đoàn và tự
vệ chiến đấu. Các cán bộ từ tiểu đội trở lên đều là những đồng chí đã được thử thách
trong chiến đấu, được anh em tín nhiệm. Ở mỗi tiểu đoàn và Trung đoàn bộ có một
chi bộ Đảng. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Trung đoàn là Trung đoàn uỷ do đồng
chí Lê Trung Toản làm bí thư. Ngoài ra còn có một số cơ quan các ngành thuộc Liên
khu bộ như: phòng quân pháp và toà án quân sự, ban quân nhu, ban trưng dụng, ban y
tế, ban tuyên truyền, v.v.
Tin Trung đoàn Liên khu I ra đời bay về hậu phương rất nhanh. Hàng trăm bức
thư, điện văn của Chính phủ và các cơ quan đoàn thể, đảng phái chính trị gửi vào
hoan hô, khích lệ các chiến sĩ. Báo Chiến thắng tại Liên khu I đã đăng một bức thư
ngắn của đồng chí Võ Nguyên Giáp, trong đó có đoạn viết: “... Tôi báo cho anh chị
em biết rằng nhân dân toàn quốc đang nô nức với cuộc chiến đấu anh dũng của anh
chị em. Tấm gương anh chị em cần giữ cho sáng, nêu cho cao, sáng hơn nữa, cao
hơn nữa trong lịch sử nước Việt Nam”.
Ngày 13 tháng 1 năm 1947, các chiến sĩ Liên khu 1 nhận được một bức điện
ngắn của Uỷ ban kháng chiến thành phố Hà Nội:
20


“ Gửi Trung đoàn bộ Trung đoàn Liên khu 1
Hội nghị quân sự toàn quốc họp ngày 12 tháng 1 năm 1947 quyết định tặng
Trung đoàn Liên khu 1 là: ĐOÀN THỦ ĐÔ. Sẽ có điện riêng của ông Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng trực tiếp khen tặng”.
Bức điện được phổ biến tới từng tổ chiến đấu. Các nữ tuyên truyền viên đem
tin đi đến đâu là tiếng reo hò ca hát rộn ràng đến đấy. Sự săn sóc của Đảng, Chính
phủ và nhân dân khiến cho các chiến sĩ Liên khu I rất cảm động. Những tin vui khác
lại liên tiếp truyền đi: Các chiến sĩ Nam Bộ tặng Trung đoàn một lá cờ thêu chữ
QUYẾT TỬ, hội phụ nữ Cứu quốc tỉnh Hải Dương tặng một lá cờ thêu dòng chữ
vàng TỔ QUỐC NHỚ ƠN. Anh chị em chiến sĩ Liên khu I ôm nhau sung sướng đến
trào nước mắt. Họ nắm tay nhau hứa hẹn đoàn kết chặt chẽ, vượt qua mọi khó khăn

gian khổ để tiêu diệt quân thù, làm cho thanh danh của Thủ đô càng thêm rạng rỡ.
Trong khi bộ đội vui mừng với việc thành lập Trung đoàn, chưa ai kịp nghĩ tới
khó khăn thì Trung đoàn uỷ đã họp bàn và đi tới một chủ trương: Giảm bớt số nhân
khẩu trong Liên khu, chỉ để lại 500 tay súng và 15 đảng viên. Số còn lại gồm cả nhân
dân và bộ đội chừng hơn 1 vạn người sẽ tìm cách đưa ra ngoài hậu phương. Đối với
những chiến sĩ ở lại chiến đấu trong Liên khu cần phải chọn lọc kỹ, phải có tinh thần
gan dạ và lòng trung thành thật cao. Có thể lập ra các ĐỘI QUYẾT TỬ để đối phó
với những cuộc chiến đấu một mất một còn sau này. Chủ trương của Trung đoàn uỷ
đã được Đảng uỷ thành phố và Bộ chỉ huy chiến khu 2 đồng ý. Người đi, người ở đã
được chỉ định. Cơ quan “ ngoại kiều vụ” của Liên khu đã liên hệ với lãnh sự Trung
Hoa để họ đứng ra đề nghị hai bên Việt – Pháp ngừng bắn trong ngày 15 tháng 1 năm
1947 cho nhân dân cùng ngoại kiều tản cư công khai ra khỏi vùng chiến sự.
Ngày 14 tháng 1 năm 1947, tại khu Đông Kinh Nghĩa Thục, đại đội quyết tử
quân của Liên khu I làm lễ tuyên thệ tại rạp hát Tố Như. Lễ ra mắt của đội quyết tử
được tổ chức một cách trang nghiêm, có bàn thờ Tổ quốc, ảnh Hồ Chủ Tịch, lư trầm
bốc khói nghi ngút; bên cạnh đó trên một chiếc bàn rộng bày la liệt những quả bom
ba càng, những quả mìn đủ các cỡ, những thanh kiếm sáng loáng.
Rất đông đủ các đại biểu nhân dân, cơ quan và các đơn vị tới dự. Các chiến sĩ
quyết tử đeo khăn quàng đỏ tượng trưng cho tinh thần hy sinh vì dân tộc, tập hợp
chỉnh tề trước bàn thờ Tổ quốc. Phần đông họ là những thanh niên công nhân ở khu
Long Biên, số còn lại là các chiến sĩ quyết tử quân của bộ đội vệ quốc đoàn đóng tại
Toà Thị chính và Bắc Bộ Phủ trước kia. Nét mặt họ toát lên một khí tiết anh hùng, họ
tự hào có những người bạn chiến đấu đáng tin cậy. Chỉ huy đội quyết tử này là đồng
chí Phúc Ánh, đại đội trưởng vệ quốc đoàn cũ và đồng chí đội trưởng tự vệ khu Long
Biên được cử làm chính trị viên. Nhiệm vụ của đội quyết tử là có mặt ở nơi nào chiến
đấu gay go nhất, đánh thì đi trước, rút thì đi sau, hễ đánh thì phải thắng. Nơi đóng
quân đặt tại phố Mã Mây và giáp phố Hàng Buồm để tiện cơ động. Trong buổi lễ
tuyên thệ, sau khi phát vũ khí cho các chiến sĩ, đồng chí Vũ Lăng, phó chỉ huy khu
Đông Kinh Nghĩa Thục đã nói trước đông đủ các đại biểu nhân dân và bộ đội: “ Hôm
21



nay theo chỉ thị của Trung ương Đảng, của Chính phủ, giữa khói lửa, chúng ta làm
lễ khai sinh cho đội quyết tử đồng thời cũng làm lễ khai tử cho chúng ta. Chúng ta
thề sống chết với thủ đô Hà Nội, con cháu chúng ta sẽ lấy ngày này làm giỗ chúng ta.
Giặc Pháp muốn chiếm thủ đô Hà Nội, nhưng chúng ta còn thì thủ đô không bao giờ
mất”.
Buổi lễ tuyên thệ nói nhiều đến cái chết, nhưng không ai nghĩ là mình sẽ chết
mà phải sống, sống mãi để giành lấy thắng lợi cuối cùng.
------------------------------------------Theo cuốn “Trung đoàn Thủ đô”/ Duy Đức. – H. : QĐND,
1962.

VIII/ GƯƠNG CHIẾN ĐẤU VÀ TRẬN ĐÁNH ÁC LIỆT TRONG 60 NGÀY ĐÊM
BẢO VỆ HÀ NỘI CUỐI NĂM 1946.
A - NHỮNG NGƯỜI ĐIỂM GIỜ G
ĐỖ CHÍ
Giờ G chính là 20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946. Nhưng đúng giờ đó vẫn
chưa thấy gì. Tất cả cán bộ của Sở chỉ huy đều ngạc nhiên nhìn nhau: “ Kìa, sao chưa
có hiệu lệnh chiến đấu?”. Rồi một phút hồi hộp qua đi. Có tiếng chuông điện thoại.
Từ trong nhà đèn Bờ Hồ, trung đội trưởng Phúc Ánh, người được giao trách nhiệm
chỉ huy một tốp công nhân nhà máy tắt điện, hỏi tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Triệu:
“ Sao chưa thấy gì?”. Phúc Ánh cũng đang sốt ruột chờ hiệu lệnh, chờ đại bác ở
ngoại thành lên tiếng, chờ nhà máy điện Yên Phụ, nguồn điện chính của thành phố tắt
trước.
20 giờ 30 phút. Điện tắt.
Công nhân nhà máy điện Yên Phụ hoàn thành nhiệm vụ phá điện rất xuất sắc.
Đồng chí Nguyễn Giang, cán bộ công vận kể lại trận đánh rất quan trọng mở đầu đêm
lịch sử 19/12/1946 như sau:
Trung tâm Yên Phụ cung cấp điện cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. Từ đầu
tháng 12/1946, đồng chí Nguyễn Văn Trân giao cho tôi nhiệm vụ làm kế hoạch phá

điện Yên Phụ. Trong buổi giao nhiệm vụ này, còn có đồng chí Trần Quốc Hoàn, đồng
chí Vương Thừa Vũ, đồng chí Trần Độ. Các anh dặn đi dặn lại: “Điện tắt là hiệu lệnh
chiến đấu, hiệu lệnh kháng chiến toàn quốc. Nhiệm vụ rất quan trọng. Nhưng khi ta
22


nổ súng thì địch nó sẽ tấn công chiếm nhà máy điện ngay, cho nên phá thế nào mà
chúng không thể sử dụng ngay được, phải phá thật hiểm”. Các anh còn dặn: “Bí mật
tuyệt mật”. Bấy giờ ở nhà máy điện Yên Phụ, ta và địch cùng gác chung, lính địch
canh gác bên trong, bên ngoài nhà máy rất cẩn mật. Tất nhiên lính nó đứng ở đâu thì
cũng có một vài đồng chí Vệ quốc quân đứng kèm. Tôi suy tính, chỉ phá tuyếc-bin là
hiểm nhất. Nhưng nhà máy có những 4 tuyếc-bin: 2 máy sống ( tức là máy đang
chạy) và 2 máy chết ( tức là máy dự phòng) làm thế nào phá tất cả, lại phải thật
nhanh. Giả dụ mỗi người phá một máy thì gọn quá, song không thể vào nhiều người
được: địch nó gác ngay cạnh máy, hơn nữa nhiệm vụ tuyệt mật không thể dùng nhiều
người. Cuối cùng ý đồ được duyệt như sau: Dùng axít đổ vào 2 máy dự phòng, song
đặt mìn vào 2 máy sống. Như vậy vào phá máy chỉ cần 2 người, tôi là một rồi, người
thứ hai thì đến phút cuối cùng mới gọi cũng được, giữ bí mật đến cùng.
5 giờ chiều ngày 19/12/1946 tôi mới nhận được vũ khí: 2 chai axít, 2 quả mìn.
Đồng chí Trần Quốc Cư ra lệnh: đúng 8 giờ tối phá máy. Tôi hỏi: “ Bộ đội toàn
thành phố đã được lệnh. Tối nay điện tắt thì nổ súng!”.
Cùng làm nhiệm vụ với tôi có đồng chí Dung, công nhân điện. Chúng tôi đem
vũ khí vào phá máy. Và người thứ ba nữa, Cai Thăng, phải có ông này, người có
trách nhiệm kiểm tra máy, để đưa chúng tôi qua cửa buồng máy, trước mặt tên địch
canh gác.
Chúng tôi vào buồng máy lúc 19 giờ 50 phút, làm các động tác bình thường
của người kiểm tra máy. Trước hết, đồng chí Dung và tôi mỗi người một chai axít đổ
vào 2 tuyếc-bin dự phòng, sau đó đặt mìn vào 2 máy sống. Mọi việc xong xuôi, bên
ngoài từ cái loa phóng thanh của nhà máy vang vang giọng nói thân thuộc: “Đây là
tiếng nói Việt Nam...” 20 giờ rồi, đến giờ rồi, tôi xúc động nóng bừng cả người, giơ

tay làm hiệu cho ông Cai Thăng giật cầu dao cắt điện. Rồi cùng đồng chí Dung mỗi
người điểm hoả một quả mìn...
20 giờ 03 phút. Điện tắt. Toàn thành phố chìm trong đêm tối, ắng lặng đi trong
giây lát. Rồi tiếng súng nổ, tiếng lựu đạn, tiếng mìn, tiếng thét xung phong. Cây cối
vặn mình đổ ầm ầm. Cả Hà Nội vùng lên dội xuống đầu quân xâm lược một trận bão
lửa bất ngờ, choáng váng.
B - TRẬN BẮC BỘ PHỦ
Sáng ngày 20, địch chiếm xong trục đường huyết mạch Cửa Nam – Nhà Hát
Lớn. Từ đây, chúng liên tiếp tấn công vào khu Hoàn Kiếm.
Ngày 20, lực lượng địch có khoảng 1 đại đội, 4 xe tăng, 8 xe bọc thép, dàn đội
hình từ Nhà băng Đông Dương ( nay là Ngân hàng Trung ương) qua vườn hoa Con
Cóc ( còn gọi là vườn hoa Cóc Phun) đến khách sạn Mêtrôpôn.

23


Mở đầu trận đánh lúc 6 giờ 30, địch tập trung các cỡ súng bắn dồn dập vào
chính diện khu vực Bắc Bộ Phủ gồm có Dinh Chủ Tịch và Bộ Nội Vụ. Tiếp đó, hai
xe tăng xông lên hàng rào sắt phía trước Dinh Chủ Tịch mở đường cho bộ binh xung
phong. Ta bắn mạnh, địch không vượt qua được hàng rào, phải kéo nhau lui về vườn
hoa Con Cóc.
9 giờ, địch tấn công lần thứ hai. Chúng dồn hoả lực tập trung vào Dinh Chủ
Tịch. Hai xe tăng húc đổ hai đoạn hàng rào xông vào trong sân và theo sau mỗi chiếc
xe có khoảng một trung đội bộ binh. Các chiến sĩ Vệ quốc đoàn bình tĩnh bắn chặn
địch diệt hơn chục tên và hầu như cùng lúc hai tổ bom ba càng đánh gục cả hai chiếc
xe tăng. Nhân đà thắng lợi, ta phản kích mạnh. Địch rối loạn tháo lui.
Đến gần trưa, địch tấn công lần thứ ba. Nhưng hàng giờ bắn phá, xông lên rồi
lại lùi xuống mấy lần xung phong thất bại, chúng chuyển hướng đột phá lướt qua bên
sườn Dinh Chủ Tịch, theo dọc vườn hoa Chí Linh, đánh vào nhà Bưu điện nhằm
chiếm lấy đó làm bàn đạp thọc sau lưng khu vực Bắc Bộ Phủ. Ở đây ta có một tiểu

đội Vệ quốc đoàn và hơn chục anh chị em tự vệ. Địch lọt vào được, nhưng đến 14 giờ
ta lại đánh bật chúng ra.
15 giờ, địch xung phong lần thứ tư. Chúng vượt được qua hàng rào, chiếm dải
hào giao thông trong sân Dinh Chủ Tịch. Địch vào được là do hoả lực ta yếu dần, đạn
dược đã cạn, và cũng lúc này, bộ đội được lệnh phải lui về tuyến 2, phía sau Dinh,
giữ hầm nhà Bưu điện. Tuy nhiên, không phải thế là trận Bắc Bộ Phủ đã kết thúc mà
ta đổi cách đánh.
Trên đường lên cửa lớn vào Dinh Chủ Tịch, ta chôn sẵn hai quả bom. Tổ đánh
bom chờ cơ hội giật bom nổ đúng lúc quân địch đang reo hò xung phong. Khói bụi
tung lên mù mịt, ta không quan sát được thiệt hại của địch, chỉ biết rằng chúng chết
lặng đi hồi lâu. Tổ đánh bom lại rình tiếp một cơ hội nữa, giật kíp quả bom lớn đặt ở
trong Dinh khi quân địch xung phong vào đây.
Nhưng bom không nổ. Anh chiến sĩ đánh quả bom này đang tức ứa nước mắt
vì những tiếng reo hò đắc thắng của quân địch từ trong Dinh vọng ra, thì chính trị
viên Lê Gia Định xộc tới: “Để quả bom ấy cho tôi, chúng nó sẽ biết!”. Anh nói rất
bình tĩnh rồi một mình xông lên.
Tổ đánh bom nhoà nước mắt nhìn người chính trị viên đại đội Bắc Bộ Phủ lao
vút vào Dinh Chủ Tịch, chờ đợi một tiếng nổ long trời và sau đó là cái nóc nhà to lớn
đổ ập xuống vùi xác quân thù. Nhưng chẳng thấy bom nổ, mà kỳ lạ thay, địch tháo lui
tán loạn, xô nhau chạy như bị đuổi đánh. Chúng chạy bạt ra ngoài hàng rào, lao qua
đường sang bên kia vườn hoa Con Cóc, cả xe tăng, xe thiết giáp cũng nổ máy lùi ra
xa. Thì ra, hành động xung phong quyết tử của Lê Gia Định đã khiến cho kẻ thù bạt
vía kinh hồn. Tiểu đội trưởng Nguyễn Hữu Quế vào trong Dinh trinh sát thấy Lê Gia
Định đã tắt thở nằm bên cạnh quả bom lớn. Anh bị trúng đạn khi xông tới quả bom
này. Nhưng những kẻ bắn anh đã hốt hoảng tháo chạy, có đứa nào ngoái cổ trông lại
để biết được rằng anh không dập được kíp bom, hoặc đuối sức dập trượt!
24


Địch không dám xung phong nữa. Chúng gọi máy bay, 4 chiếc khu trục Hencát

kéo đến bổ nhào, bắn phá các hầm của ta ở sân trước, sân sau Dinh Chủ Tịch. Máy
bay địch hoạt động trên bầu trời khu vực Bắc Bộ Phủ, vườn hoa Chí Linh, Toà Thị
Chính... cho đến lúc sẩm tối.
----------------------------------------------Theo cuốn “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. – H. : Nxb.
Hà Nội, 1997.

IX/ MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ CỦA HÀ NỘI TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP.
- Di tích phố Hàng Bún khắc sâu căm thù thực dân xâm lược Pháp đã tàn sát
đồng bào ta ngày 17 tháng 12 năm 1946 - mở đầu cuộc gây hấn của Pháp ở Thủ đô
Hà Nội.
- Di tích nhà số 8 phố Lê Thái Tổ - nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Thường vụ Trung ương Đảng từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 12 năm 1946.
- Nhà số 107 phố Trần Hưng Đạo – nơi thành lập đội tự vệ thành Hoàng Diệu.
- Pháo đài Láng – nơi đây đã nổ súng đầu tiên mở đầu ngày toàn quốc kháng
chiến chống thực dân Pháp 19 tháng 12 năm 1946.
- Bưu điện thành phố - nơi đã diễn ra trận chiến đấu ác liệt đêm 19 và ngày 20
tháng 12 năm 1946.
- Rạp hát Tố Như (phố Hàng Bạc). Ngày 7 tháng 1 năm 1947, thành lập trung
đoàn Liên khu I, sau đổi thành Trung đoàn Thủ đô.
- Chợ Đồng Xuân – nơi tiểu đoàn 101 đã chiến đấu ác liệt với thực dân Pháp
ngày 14 tháng 2 năm 1947, trước khi Trung đoàn Thủ đô rút lui về hậu cứ.
NHÀ SỐ 8 LÊ THÁI TỔ
NƠI Ở CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA
CUỘC KHÁNG CHIẾN
Di tích này chính là ngôi nhà số 8 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nơi đây trước kia gọi là đường vua Lê hay đường Bờ Hồ, thuộc phần đất của các

25



thôn Khánh Thuỵ tả, Khánh Thuỵ hữu, Tự Tháp, Phúc Phố, Tô Mộc. Tất cả những
thôn này đều thuộc Tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương cũ.
Di tích nhà số 8 phố Lê Thái Tổ hiện nay không còn nữa nên việc xác định
niên đại xây dựng của ngôi nhà chưa cụ thể, song vì đây là ngôi nhà của viên Chánh
án toà Thượng thẩm Moocse ( Toà án tối cao của Pháp tại Hà Nội) nên có thể đoán
định niên đại xây dựng nó cùng thời với ngôi nhà của Toà án Tối cao ở phố Lý
Thường Kiệt, vào những năm 20 của thế kỷ XX.
Theo lịch sử phát triển của Cách mạng, ngày 24 tháng 8 năm 1945, Bác Hồ từ
căn cứ địa Việt Bắc về tới Hà Nội. Đêm 24 tháng 8, Bác nghỉ tại thôn Phú Gia ( xã
Phú Thượng - Từ Liêm). Hôm sau, Bác được đưa về nội thành, ở tại nhà số 48 phố
Hàng Ngang. Tại đây Bác đã dự thảo một văn kiện lịch sử quan trọng đó là “ Tuyên
ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”.
Nhưng Bác Hồ ở ngôi nhà này không được bao lâu lại chuyển đi nơi khác để
đảm bảo an toàn.
Ngôi nhà số 8 Lê Thái Tổ đã được chọn làm nơi ở của Bác trong những ngày
đầu kháng chiến. Cũng tại đây, Trung ương đã quyết định nhiều chủ trương lớn:
Việc chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam để bầu ra Quốc hội đầu
tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
− Vấn đề tăng gia sản xuất để cứu đói.
− Diệt giặc dốt.
− Chống bọn phản động Việt quốc, Việt cách.
− Chống âm mưu trở lại của thực dân Pháp
Cũng tại nơi đây, Hội nghị Trung ương còn bàn nhiều việc quan trọng khác:
− Việc chuẩn bị cho Hội nghị ở Đà Lạt
− Việc cử đại diện của Chính phủ mà người trực tiếp sang đàm phán với chính
phủ Pháp ở Phông ten nơ bơ lô là Bác Hồ
Với những đóng góp lớn lao mang ý nghĩa lịch sử của Cách mạng dân tộc, nhà
số 8 phố Lê Thái Tổ, tuy bị thực dân Pháp bắn nát từ ngày đầu toàn quốc kháng chiến
( 12-1946), nay trên toàn bộ diện tích của ngôi nhà là Câu lạc bộ Thể dục thể thao.

Song việc bảo tồn những dấu vết xưa cũ và ghi tóm tắt ý nghĩa lịch sử của di tích để
giới thiệu với đồng bào cả nước cùng khách quốc tế là điều không thể thiếu trong
chặng đường lịch sử.
DI TÍCH CHỢ ĐỒNG XUÂN
Chợ Đồng Xuân xưa ở phường Đồng Xuân, tổng Hậu Trúc, sau đổi thành tổng
Đồng Xuân, huyện Thọ Xương.
26


Chợ xưa kia nằm bên lẻ của phố Đồng Xuân. Phố này còn có tên là phố Hàng
Gạo. Sau Cách mạng tháng 8-1945, ta đã đặt tên là phố Đồng Xuân, tiếp nối là phố
Hàng Giấy, thông sang phố Hàng Đường.
Chợ Đồng Xuân trải qua nhiều biến đổi, từ mảnh đất rào tre nứa 5 quán chợ,
cho đến ngày nay đã được dựng mới hoàn toàn, vẫn trên nền chợ cũ. Dưới đây là mấy
nét ghi lại về chợ vào cuối năm 1947 đầu năm 1948, tức là trong thời gian Pháp tạm
chiếm (cuối tháng 2-1947 đến tháng 10-1954)
Theo lời kể của các cụ cao tuổi Hàng Giấy cho biết: Chợ có 3 cổng vào, cổng
chính đi từ phía Đồng Xuân vào, 1 cổng ở phố Hàng Chiếu, và 1 cổng ở phía Hàng
Khoai.
Trước khi bị hoả hoạn (1994) chợ Đồng Xuân về cơ bản vẫn như trước kia, có
5 cầu được xây dựng nối tiếp nhau, toàn bộ diện tích: 52m x 70m = 3640m2
Phía trước cửa chợ có bức phù điêu thể hiện hình tượng các chiến sĩ Cảm tử
quân đang trong tư thế chiến đấu, cùng các lớp người ở nội thành tham gia chiến đấu
sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), thể hiện tinh thần “ Quyết tử cho tổ
quốc quyết sinh”.
Phía trên bức phù điêu bằng gỗ có đề: “Nơi đây xảy ra cuộc chiến đấu rất anh
dũng của quân và dân Liên khu I chống thực dân Pháp xâm lược ngày 14-1-1947”.
Ở Liên khu I ( gồm các khu Hoàn Kiếm, Long Biên, Đồng Xuân, Đông Kinh
Nghĩa Thục và Đông Thành), khu Đồng Xuân là cửa ngõ của Liên khu I. Địch mưu
mô tập trung hàng mấy tiểu đoàn trang bị tối tân định sẽ đè bẹp chớp nhoáng, giữa

chợ Đồng Xuân rồi tấn công Liên khu I, tiêu diệt toàn bộ lực lượng kháng chiến của
ta ở Thủ đô.
Về phía ta ở chợ chỉ có 19 chiến sĩ với 2 khẩu trung liên và một tiểu liên, vài
súng trường còn toàn lựu đạn, dao, kiếm, nhưng các chiến sĩ đều quyết tâm chặn
địch, phá tan âm mưu của chúng.
Trận chiến đấu ở chợ Đồng Xuân là một trong những trận đánh oanh liệt nhất
của chúng ta trong hai tháng đầu kháng chiến ở Thủ đô.
Trong trận chiến đấu ở chợ Đồng Xuân, ta đã tiêu diệt được hơn một trăm tên
địch, phá tan âm mưu của chúng, bảo toàn được lực lượng để sau đó rút ra ngoài tiếp
tục cuộc kháng chiến trường kỳ.
Tinh thần chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ chợ Đồng Xuân đã cổ vũ ý chí
quyết chiến quyết thắng của quân dân Thủ đô và mãi mãi ghi sâu trong lòng nhân
dân, mãi mãi tô thắm thêm truyền thống anh hùng của Thủ đô Hà Nội
Chợ Đồng Xuân không chỉ là di tích thương mại, mà còn là di tích cách mạng,
đáng tự hào của Thủ đô Hà Nội.
---------------------------------------------

27


×