Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TIỂU LUẬN bản CHẤT của CHỦ NGHĨA cơ hội, xét lại và NHẬN DIỆN QUAN điểm SAI TRÁI PHỦ NHÂN CON ĐƯỜNG đi lên CHỦ NGHĨA xã hội ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.11 KB, 24 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
2

Bản chất, nguồn gốc chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong phong
1

1.1
1.2
2

2.1

2.2
2.3

2.4

trào cộng sản và công nhân quốc tế - những yêu cầu của việc
phê phán các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Sự hình thành, bản chất, nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội xét lại
trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Yêu cầu của việc phê phán các quan điểm sai trái phủ nhận con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Nhận diện những quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Xuyên tạc nhằm tiến tới phủ nhận, xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minhvới tư cách là nền tảng lí luận, tư duy


về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh
đạo của Đảng cộng sản, tán dương đa nguyên, đa đảng
Bác bỏ khả năng định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế thị
trường, phủ nhận chế độ sở hữu công hữu, tán dương tư hữu.
Xuyên tạc quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở
Việt nam, xuyên tạc động lực phát triển đất nước quá độ lên chủ

4

4
13
18

18

19
21

22

nghĩa xã hội.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

23
24

MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên

của lịch sử. Đó là quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ, sự vận động và phát triển
tất yếu của xã hội loài người. Trong quá trình đấu tranh ấy, giai cấp công nhân –
1


người đại diện và mang sứ mệnh lịch sử cao cả luôn phải tiến hành đấu tranh chống
lại giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng
của mình là xoá bỏ chế độ tư hữu, xoá bỏ áp bức bóc lột, giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc, giải phóng loài người. Để phong trào tồn tại và phát triển thì giai
cấp công nhân và các Đảng cộng sản còn phải tiến hành một cuộc đấu tranh rất gay
go và quyết liệt, quyết định sự sống còn của mình với một loại kẻ thù giấu mặt và
trá hình, núp dưới bóng chủ nghĩa Mác để chống lại chủ nghĩa Mác và phản bội lại
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế - chủ nghĩa cơ hội, xét lại.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là sự lựa chọn tất
yếu của lịch sử. 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới đã làm thay đổi toàn diện đất
nước, giúp ta nhìn xa trông rộng hơn, nắm bắt quy luật xoay vần của nhân loại để
vừa có thể lựa chọn hướng đi phù hợp và phát triển của lịch sử, vừa dự báo và định
đoán được những thách tức phức tạp, tránh được những vấp váp sai lầm trên đường
đi. Để không bị chao đảo, không bị cuốn trôi trước bão táp phong ba của đời sống
chính trị quốc tế cũng như những âm mưu và thủ đoạn của thành phần cơ hội, phản
động trong nước chúng ta cần phải nhận diện rõ ngay từ đầu những tư tưởng sai
lệch, quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác
Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn để từ đó có thái độ, biện pháp đấu tranh phù hợp,
góp phần giữ vững mặt trận tư tưởng trong giai đoạn toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế
sâu rộng hiện nay.

NỘI DUNG
1. Bản chất, nguồn gốc chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế - những yêu cầu của việc phê phán các quan điểm sai trái
phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

1.1. Sự hình thành, bản chất, nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội xét lại trong
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
2


* Sự hình thành của chủ nghĩa cơ hội xét lại.
Chủ nghĩa cơ hội xét lại là trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa MácLênin là tàn dư tư tưởng tư sản, tiểu tư sản trong phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế. Là sự hi sinh lợi ích cơ bản lâu dài của giai cấp công nhân, của phong trào
công nhân vì lợi ích trước mắt của một bộ phận.Thực chất đó là sự đầu hàng trước
những trào lưu tư tưởng tư sản và phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin. Nó tồn tại
dưới nhiều hình thức biểu hiện: về lý luận, đó là sự triết trung, nguỵ biện sẵn sàng
thay đổi quan điểm tư tưởng cơ bản để trục lợi. Về kinh tế, chúng mang tư tưởng
thực dụng sẵn sàng đánh đổi cả phong trào vì lợi ích kinh tế trước mắt của một
nhóm người. Về hành động, hành động phiêu lưu, lúc tả lúc hữu, lúc thì nóng vội,
lúc thì chủ quan từ bỏ mục tiêu cách mạng, thủ đoạn thì tinh vi lắt léo sẵn sàng thoả
hiệp với mọi loại trào lưu khi có lợi. Chủ nghĩa cơ hội, xét lại có quá trình hình
thành gắn với quá trình đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng tư sản và vô sản, giữa chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
với các trào lưu phi xã hội chủ nghĩa, các quan điểm sai trái và các hành động
chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Cuộc đấu tranh này là một quá trình
thường xuyên liên tục có những lúc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phải
chịu đựng những hậu quả tai hại do chủ nghĩa cơ hội, xét lại gây lên làm kìm hãm
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản và chế độ tư
bản chủ nghĩa, cản trở sự phát triển của nhân tố cách mạng vô sản, làm chệch
hướng sự phát triển của phong trào cách mạng và phá vỡ tính thống nhất của phong
trào, cắt xén, bóp méo, xuyên tạc dẫn đến phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lê nin trên
nhiều phương diện.
Hiện nay trước tình hình chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng thoái
trào, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang gặp nhiều khó khăn thử thách,
chủ nghĩa Đế quốc và các thế lực phản động đang điên cuồng chống phá cách

mạng, hòng xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, bóp chết phong trào cách
3


mạng thế giới. Đây là cơ hội cho chủ nghĩa cơ hội, xét lại ngóc đầu dậy chống phá
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và đó cũng là điều kiện để chúng ta nhận
rõ bộ mặt nham hiểm xảo quyệt và những âm mưu thủ đoạn thâm độc của chủ
nghĩa cơ hội, xét lại được biểu hiện rất phong phú để chống phá Đảng, chống phá
chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa cơ hội và xét lại có nguồn gốc từ mâu thuẫn giai cấp. Trước tiên
đó là sự bổ sung vào hàng ngũ giai cấp vô sản những người xuất thân từ các tầng
lớp không vô sản. Những người “bạn đường” của giai cấp vô sản bao gồm cả
những phần tử tri thức và tiểu tư sản. Trong quá trình cách mạng cũng có những
người đã dũng cảm từ bỏ lập trường giai cấp, đứng trên lập trường cách mạng của
giai cấp công nhân, hoà mình trong phong trào đấu tranh vì mục tiêu lý tưởng cộng
sản chủ nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình cách mạng vẫn còn tồn tại những kẻ chưa
gột rửa được những tàn dư tư tưởng giai cấp cũ của mình lên khi cách mạng phát
triển thuận lợi thì những tàn dư đó bị đẩy lùi, hoặc tạm thời bị giấu kín nhưng khi
cách mạng gặp khó khăn, tổn thất thì những tàn dư ấy lại chỗi dậy làm nảy sinh
khuynh hướng cơ hội và xét lại chống phá hệ tư tưởng của giai cấp vô sản và phá
hoại phong trào vô sản và công nhân.
Mặt khác, do chính sách hai mặt của kẻ thù làm nảy sinh chủ nghĩa, cơ hội
xét lại trong phong trào công nhân. Một mặt chúng dùng bạo lực chấn áp làm cho
một bộ phận công nhân hoảng sợ, bị lung lay ý trí dời bỏ lập trường giai cấp, hoài
nghi dao động về con đường mục tiêu lý tưởng của giai cấp mình, dẫn đến thoả
hiệp chạy theo giai cấp tư sản. Hơn nữa chúng dùng sức mạnh kinh tế để mua
chuộc, dụ dỗ những phần tử cơ hội, xét lại từ đó hình thành nên tầng lớp “công
nhân quý tộc”, “công nhân tư sản hoá” và biến họ thành tay sai cho chúng ẩn trong
hàng ngũ công nhân, để phá hoại phong trào công nhân bằng những thủ đoạn thâm
độc.

Cùng với đó, trong quá trình lãnh đạo các Đảng cộng sản ở một số nước đã
sai lầm về đường lối và phương pháp tiến hành cách mạng không kịp thời khắc
4


phục và sửa chữa khuyết điểm dẫn đến tình trạng bất ổn, khủng hoảng. Đây là cơ
hội tốt và là mảnh đất màu mỡ cho kẻ thù của chủ nghĩa xã hội nổi lên chống phá
trong đó có những phần tử cơ hội, xét lại. Đồng thời trong quá trình xây dựng Đảng
cộng sản ở một số nước đã xem nhẹ, hoặc từ bỏ nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu
mới của chủ nghĩa Mác-Lê nin, buông lỏng công tác cán bộ tạo cơ hội cho các phần
tử cơ hội, xét lại chui sâu, leo cao vào trong hàng ngũ của Đảng, chống phá Đảng
từ bên trong làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở nhiều nước.
Trong tình hình hiện nay, lợi dụng chủ nghĩa xã hội hiện thực đang lâm vào
khủng hoảng, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch càng ra sức chống phá, gây
áp lực với các Đảng cộng sản đang cầm quyền ở một số nước xã hội chủ nghĩa còn
lại. Đây cũng là cơ sở nảy sinh chủ nghĩa cơ hội xét lại.
* Bản chất và những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại.
Ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, hình thức của chủ nghĩa cơ hội, xét lại khác
nhau nhưng về bản chất của chúng chỉ là một: Đó là sự phản bội lại chủ nghĩa MácLê nin và lợi ích của giai cấp công nhân, là sự đầu hàng trước hệ tư tưởng tư sản và
các thế lực tư sản, là trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác-Lênin, là tàn dư
tư sản và tiểu tư sản, là sự hy sinh lợi ích căn bản của quần chúng cho lợi ích tạm
thời của một số người ít ỏi, và thực chất nó là sự liên minh giữa một bộ phận công
nhân với giai cấp tư sản. Như vậy, chủ nghĩa cơ hội, xét lại vừa là kẻ thù của chủ
nghĩa Mác-Lênin vừa là kẻ thù nguy hiểm của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế.
Ngày nay, nhiều phần tử cơ hội, xét lại vẫn đang khoác áo chủ nghĩa Mác, tự
xưng là trung thành với chủ nghĩa Mác, nhưng thực chất họ lại phản bội lại chủ
nghĩa Mác, tìm cách chống phá chủ nghĩa Mác và phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế. Những phần tử này hoang mang dao động trước những khó khăn,
những bước ngoặt của cách mạng, không phân biệt được cái hiện tượng và cái bản

chất trong những thay đổi của tình hình, tỏ ra mơ hồ trước các thủ đoạn tinh vi của
chủ nghĩa đế quốc, choáng ngợp trước những ánh “hào quang” của chủ nghĩa tư
5


bản, từ đó quay lại chống lại Đảng cộng sản, phản bội lại phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân. Lê-nin đã khẳng định chủ nghĩa cơ hội, xét lại chính là bọn“ôm
hôn chủ nghĩa Mác để bóp chết chủ nghĩa Mác”, họ đã đánh giá quá mức những cố
gắng và kết quả tạm thời của chủ nghĩa tư bản trong việc khắc phục những khó
khăn của nó, lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền để vào hùa với chúng để chống
lại chủ nghĩa xã hội.
Với nguồn gốc bản chất của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại, đấu tranh
chống chủ nghĩa cơ hội xét lại là vấn đề thường xuyên, cấp bách trong suốt quá
trình phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của các Đảng cộng
sản để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ mục tiêu cách mạng
của giai cấp công nhân củng cố tình đoàn kết quốc tế của giai cấp trên toàn thế giới,
làm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đi đến thắng lợi hoàn toàn.
*Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội xét lại trong phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế là quy luật phát triển của chủ nghĩa Mác Lênin.
Đấu tranh chống các trào lưu đối lập với chủ nghĩa Mác-Lênin không thể
tách rời quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản là điều kiện có ý nghĩa quyết
định để củng cố sự thống nhất và phát triển của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế, tăng cường tình đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân. Thông qua cuộc
đấu tranh này những người cộng sản không những loại bỏ được những tư tưởng phi
Mác xít kẻ thù của giai cấp công nhân, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa MácLênin mà còn tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong phong trào
công nhân biến phong trào công nhân phát triển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh
tự giác. Cuộc đấu tranh này mang tính chất quyết liệt và rõ nét là từ khi chủ nghĩa
Mác ra đời. Đặc biệt là trong những thời điểm phong trào cách mạng gặp nhiều khó
khăn, những thời điểm mang tính chất bước ngoặt thì chủ nghĩa cơ hội, xét lại lại
nối lên chống phá phong trào cách mạng một cách quyết liệt hơn.

Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế những năm 1850-1860 của thế
kỷ thứ XIX: là giai đoạn chủ nghĩa tư bản thời kỳ tự do cạnh tranh đã phát triển cao,
6


tiến hành xâm lược thuộc địa, mở rộng thị trường. Phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế có bước phát triển mới nhưng vẫn còn lệ thuộc vào những tư tưởng
của giai cấp tư sản. Giai cấp công nhân đã trưởng thành và lớn mạnh cả về số lượng
và chất lượng, tuy nhiên trong phong trào công nhân còn ảnh hưởng nhiều của chủ
nghĩa cơ hội, bè phái như: Fruđông, Latxan, chủ nghĩa Baculin ở Nga. Sự phát triển
của phong trào công nhân thời kỳ này đòi hỏi phải khắc phục một cách kiên quyết
nạn bè phái nhằm thống nhất giai cấp công nhân, Đồng thời tích cực đấu tranh
chống các khuynh hướng, các trào lưu phi vô sản. Ngày 28/9/1864 Hội liên hiệp
công nhân quốc tế được thành lập tại Luân đôn nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Đây là
kết quả của sự đấu tranh không mệt mỏi của C.Mác- Ph. Ăng ghen cho sự thống
nhất của phong trào và đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng sai trái, các biểu hiện
của chủ nghĩa cơ hội, xét lại
Giai đoạn này với các hoạt động của C.Mác- Ph. Ăng ghen nên hoạt động
của Quốc tế I đã góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác vào trong phong trào công
nhân, giác ngộ giai cấp công nhân, làm cho phong trào công nhân chuyển biến về
tư tưởng và tổ chức. Đồng thời cũng trong giai đoạn này những tư tưởng phi xã hội
chủ nghĩa, những tư tưởng bè phái trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
đã bị đánh bại, tiêu biểu là Fruđông và Baculin...
Những năm 1870-1890 của thế kỷ thứ XIX: Công xã Pari nổ ra nổ ra ngày
18/3/1871 và giành thắng lợi, lập nên một hình thức chuyên chính vô sản đầu tiên
trên thế giới, đánh dấu sự phát triển lớn mạnh vượt bậc của phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, chấm dứt thời kỳ giai cấp công nhân đi theo giai cấp tư sản để
tiến hành cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan
và khách quan nên công xã Pari đã nhanh chóng thất bại. Sự thất bại đó đã dẫn đến
thắng lợi tạm thời của các thế lực phản động. Làm cho phong trào đấu tranh của

giai cấp công nhân trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn thử thách. Mặt khác
chủ nghĩa tư bản sau công xã Pa-ri bước vào giai đoạn phát triển tương đối hoà
7


bình và chuyển dần sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Hoàn cảnh đó đã tạo ra cơ
hội tốt cho chủ nghĩa cơ hội, xét lại chống phá chủ nghĩa Mác và phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế. Trước tình hình đó cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ
hội và xét lại tiếp tục phát triển. Năm 1789, Đại hội III của giai cấp công nhân Pháp
đã ra nghị quyết thành lập một Đảng độc lập để đấu tranh với khuynh hướng cơ hội
của phái Pruđông cánh tả và chủ nghĩa vô chính phủ của Baculin. Ở Đức năm 1875
hai phái Aizơnếc và Latxan đã thống nhất thành lập ra Đảng công nhân xã hội dân
chủ Đức, để đấu tranh với nhiều luận điểm cơ hội chống Đảng như nhóm của
Becstanh và Môstơ. Tuy nhiên cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cũng nảy
sinh nhiều khuynh hướng cơ hội, cải lương xét lại, xuyên tạc chống phá chủ nghĩa
Mác và phong trào công nhân.
Trước tình hình đó theo đề nghị của P.Ăngghen ngày 14/7/1889, tại Pari một
tổ chức quốc tế mới gọi là Hội liên hiệp các Đảng xã hội chủ nghĩa được thành lập,
gọi tắt là quốc tế II. Sự ra đời của quốc tế II đã xác định mục đích hoạt động là tiếp
tục truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân, đấu tranh bảo vệ chủ
nghĩa Mác, chống chủ nghĩa cơ hội xét lại, cải lương và các khuynh hướng phi Mác
xít khác, khảng định: Đảng công nhân nào thừa nhận đấu tranh chính trị, đấu tranh
giai cấp mới được kết nạp vào quốc tế II. Với hoạt động của quốc tế II, đã tiến hành
cuộc đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại ở Tây ban nha, Pháp,
Thuỵ sỹ…
Sau khi PH.Ăngghen mất các lãnh tụ của chủ nghĩa cơ hội tăng cường hoạt
động làm lũng đoạn quốc tế II phá hoại phong trào công nhân, tiêu biểu là Becstanh
và Kauxky. Bọn chúng đã phủ nhận chuyên chính vô sản, phủ nhận đấu tranh chính
trị của giai cấp công nhân, phủ nhận khối liên minh công- nông trong cách mạng vô
sản, tán thành liên minh với giai cấp tư sản. Vì vậy quốc tế II dưới sự lãnh đạo của

những kẻ cơ hội đã bị phá sản. Trước tình hình đó Lênin và Đảng Bôsơvích Nga đã
tiến hành một cuộc đấu tranh không khoan nhượng, kiên quyết làm thất bại bản
8


chất ý đồ của chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong quốc tế II bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa Mác trong điều kiện mới.
Từ những năm 1895-1917: Lênin và Đảng Bônsêvích đã tích cực đi tiên
phong trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Thành lập Đảng
Macxít ở Nga, đồng thời lãnh đạo phong trào cách mạng Nga đấu tranh chống phái
“Dân tuý” phái “Macxít hợp pháp” và phái “ kinh tế” ở Nga.
Lênin cùng với Plêkhanốp và nhóm “giải phóng lao động ở Nga”đã đập tan
chủ nghĩa dân tuý vạch trần sự mơ hồ không tưởng và cho rằng: Thực chất đó là
thái độ thoả hiệp với Nga hoàng phản bội lại giai cấp công nhân, kịch liệt phê phán
phái “Macxít hợp pháp” và cho rằng chúng đã cắt xén chủ nghĩa Mác, xét lại chủ
nghĩa Mác về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản. Đấu tranh chống phái
“kinh tế” và khẳng định rằng nó là biến tướng của chủ nghĩa xét lại trong quốc tế
II, là sự phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, phủ nhận việc
cần thiết phải có một chính Đảng của giai cấp công nhân. Trong thời gian này
Lênin và Đảng Bônsêvích Nga cũng kiên quyết tiến hành đấu tranh chống chủ
nghĩa cơ hội, xét lại trong quốc tế II, mà đại biểu là Kauxky và Becxtanh.
Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga năm 1917 đã mở ra một thời đại
mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, thơi đại của những
thắng lợi lớn lao của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít và trào lưu cơ hội, xét lại trong
phong trào công nhân.
Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế từ sau 1917 đến nay.
Những năm 1918-1945, Lênin cùng nhiều Đảng cộng sản ở các nước trên thế
giới phải tiến hành đấu tranh chống những biểu hiện mới của chủ nghĩa cơ hội, xét
lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như trong bản thân mỗi

Đảng cộng sản, đó là tư tưởng tả khuynh trong phong trào công sản và công nhân
quốc tế mới được thành lập, biểu hiện là thái độ bất hợp tác, không liên kết, không

9


hoà hoãn trong bất kỳ trường hợp nào, trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế
quốc và các Đảng phái đối lập.
Giai đoạn từ 1946-1980, phong trào công sản và công nhân quốc tế đã đấu
tranh chống nhiều trào lưu chủ nghĩa cơ hội xét lại nhằm xuyên tạc, bóp méo chủ
nghĩa Mác-Lênin, gây hoả mù làm chệch hướng phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân và các lực lương tiến bộ trên thế giới, đấu tranh chống chủ nghĩa
Khơrutxốp với tệ nạn sùng bái cá nhân, giáo điều dập khuôn máy móc, chống chủ
nghĩa Braonơ khi cho rằng trong điều kiện hiện nay cần bỏ đấu tranh giai cấp, bỏ
chuyên chính vô sản và không cần tiến hành cách mạng vô sản…
Thông qua các hình thức đấu tranh mới của các Đảng cộng sản như hoạt
động của “Hội nghị các Đảng cộng sản, công nhân” những năm 1957, 1960, 1969,
và các cuộc gặp gỡ trao đổi đánh giá tình hình, thống nhất hành động trong phong
trào công nhân đã vạch trần sự sai lầm và xét lại của chủ nghĩa cơ hội, xét lại định
hướng cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đi đúng hướng.
Những năm 1980 đến nay, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở các nước
Liên xô và Đông âu, phong trào cách mạng thế giới càng nhận rõ thủ đoạn, bản
chất và mức độ nguy hiểm của chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Các nước xã hội chủ nghĩa
đã và đang tiến hành công cuộc cải cách, củng cố đất nước để tiến hành đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc và các trào lưu chủ nghĩa cơ hội, xét lại nhằm đưa cuộc
đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đi đến thắng lợi cuối cùng.
Với chiều dài lịch sử của phong trào công sản và công nhân quốc tế đã khẳng
định rằng: Quá trình phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là quá
trình đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong nội bộ phong trào, trong bản
thân các Đảng cộng sản và công nhân. Quá trình đó có lúc phải trải qua những

bước quanh của lịch sử, cách mạng tiến lên hay tổn thất đều phụ thuộc rất lớn vào
cuộc đấu tranh của các nhà Mác xít chân chính với bọn cơ hội, xét lại. Do đó phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế phải luôn lấy việc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ
hội, xét lại là vấn đề mang tính quy luật trong quá trình phát triển của phong trào.
10


Đồng thời chủ nghĩa cơ hội xét lại cố nguồn gốc lịch sử của nó, do vậy chúng ta
không nên cho rằng chủ nghĩa cơ hội, xét lại là “định mệnh” là “thuộc tính tự
nhiên” nảy sinh trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế mà từ đó buông
lỏng hoặc từ bỏ đấu tranh với chúng. Mặt khác trong quá trình đấu tranh chống chủ
nghĩa cơ hội, xét lại các Đảng công sản cần phải tuân thủ theo nguyên lý của chủ
nghĩa Mác về xây dựng Đảng kiểu mới, kiên trì và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin, có đường lối chiến lược sách lược đúng đắn, tấn công kiên quyết, triệt
để vào kẻ thù thì chủ nghĩa cơ hội, xét lại sẽ bị đẩy lùi và bị tiêu diệt.

1.2. Yêu cầu của việc phê phán các quan điểm sai trái phủ nhận con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường mà Đảng, Bác Hồ và toàn
dân tộc ta đã lựa chọn, đó cũng là sự lựa chọn tất yếu của lịch sử, sự kết thừa và kết
tinh của truyền thống và những giá trị thời đại. Nó vừa có tính phổ biến vừa có tính
đặc thù như Lê nin đã khẳng định: “tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã
hội, đó là điều không tránh khỏi, nhưng không phải một cách hoàn toàn giống
nhau, mỗi dân tộc sẽ đưa ra những đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình
thức khác của chế độ dân chủ, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã
hội chủ nghĩa đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội” (3-tr.160).
Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại phải kinh qua các cuộc chiến
tranh lâu dài để giành được độc lập dân tộc, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta hiện nay cần được vận dụng sáng tạo hơn bao giờ hết chủ nghĩa Mác – Lê
nin, tư tưởng Hồ Chính Minh, nó được thể hiện qua cương lĩnh, đường lối và Nghị

quyết của Đảng trong từng thời điểm, từng Đại hội mà bước đi và cách làm phải
11


dần dần, từng bước một, thận trọng và vững chắc, phải bảo đảm đúng quy luật và
hợp lòng dân, có như vậy mới có thể thể tồn tại được trên cơ sở chắc chắn của
chính mình. Nói như chủ tịch Hồ Chí Minh: “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày
càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” (4 – tr.591).
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng quốc tế của nước ta hiện nay, việc xác
định mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là vấn đề mang tính lý luận và
thực tiễn cấp thiết. Toàn đảng, toàn dân tộc luôn nỗ lực và miệt mài lao động để trả
lời cho câu hỏi làm thế nào và bằng cách nào để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam và rõ ràng, con đường đó sáng sủa hơn theo thời gian, theo nhịp bước phát
triển của đất nước. Tổng kết 30 năm đổi mới, một trong những bài học kinh nghiệm
đầu tiên dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng khẳng định: “trong quá trình
đổi mới phải chủ động, không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
và kinh nghiệm quốc tế phù hợp với Việt Nam(2-tr.7). Trong chuyến thăm Cu Ba
tháng 4/2012, đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đã chia sẻ kinh nghiệm
về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta đối với bạn bè quốc tế: “vấn đề
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là một đề tài lí luận và thực
tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú, phức tạp, có nhiều
cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc,
tổng kết thực tiễn một cách khoa học”(5-tr.4). Cũng chính từ công việc khó khăn,
phức tạp đó mà chúng ta luôn phải đối phó với kẻ thù, lợi dụng những quan điểm
sai trái, khoét sâu vào những khuyết điểm để chống phá sự nghiệp cách mạng của
dân tộc. Đây cũng là vấn đề đặt ra những yêu cầu mới cho việc phê phán các quan
điểm sai trái để bảo vệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Một là, tính khoa học, định hướng và có tổ chức.

Đây là yêu cầu hàng đầu, bởi lẽ sức sống của chủ nghĩa xã hội bắt nguồn từ
bản chất cách mạng và khoa học của nó. Tính khoa học biểu hiện việc sử dụng
12


những nguyên lý, quan điểm mang tính chất chân lý cửa chủ nghĩa Mác – Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh để phản bác lại các luận điệu xuyên tạc. Do đó yêu cầu đặt
ra cần phải sử dụng cả lý luân và thực tiễn, lập luận một cách chặt chẽ, có tính
thuyết phục cao để chống lại và đập tan những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù. Đối
với nước ta hiện nay, sự biểu hiện tính cách mạng và khoa học được thể hiện qua
việc trung thành với chủ nghĩa Mác – Lê nin, giữ vững lập trường giai cấp công
nhân trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù tư tưởng. Cuộc đấu tranh này là gay go vì
phải đương đầu với kẻ thù lắm mưu mô và thủ đoạn. Muốn chiến thắng trong cuộc
đấu tranh này, chúng ta phải nắm rõ và vững vàng về định hướng tư tưởng và có tổ
chức khi hành động.
Khẳng định tính đúng đắn của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
là góp phần xây dựng và tạo nên sự đồng thuận xã hội, thống nhất ý chí trong toàn
Đảng, toàn dân. Mặc dù lợi ích của các giai cấp trong xã hội không phải lúc nào
cũng hài hòa, đồng thuận. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng – người đại diện cho
lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc, con đường đó mới bảo đảm tính
đúng đắn và khoa học, bởi lẽ tất cả mục đích cuối cùng cũng là vì con người, do
con người và cho con người, vì lợi ích con người trong xã hội.
Hai là, việc phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam vừa phải mang tính kịp thời, vừa phải mang tính thường xuyên.
Thực tiễn cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong các thời kỳ
lịch sử của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cho thấy, bất cứ ở đâu, bất cứ
nơi nào có sự hiện diện của lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin là ở đó có sự chống phá
của kẻ thù. Việc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội xét lại là quy luật phát triển của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ngày nay cũng vậy, thậm chí nó còn đặt
ra yêu cầu cao hơn trước sự phát triển mọi mặt của tình hình thế giới. Đối với Việt

Nam chúng ta hiện nay trước tiên cần uốn nắn những nhận thức mơ hồ, sai lệch có
thể mới phát sinh đâu đó, kịp thời cung cấp thông tin để người dân nhận thức sâu
sắc rằng, đạt được những thành tựu như hiện nay là tổng hợp của nhiều yếu tố,
13


nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất đó chính là sự lãnh đạo của Đảng cộng
sản Việt Nam.
Đất nước ta đang đứng trước những vận hội và thời cơ lớn, nhưng cũng phải
đối mặt với những khó khăn thách thức không nhỏ với chủ nghĩa xã hội. Thực tế đó
đang diễn ra và tác động đan xen phức tạp, vì vậy cần có sự thống nhất trong hành
động, chống lại mưu toan chống và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Đó phải là việc làm thường xuyên, gắn liền với những
nhiệm vụ chiến lược của đất nước. Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội xét lại cũng
phê phán các quan điểm sai trái về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
hiện nay là cuộc đấu tranh vừa mang tính dân tộc vừa mang tính quốc tế. Một mặt
nó bảo đảm cho con đường luôn rõ ràng sáng sủa ở trong đất nước, vừa góp phần
bổ sung kinh nghiệm cho phong trào nói chung. Sự thành công của mỗi dân tộc
cũng là góp phần vào sự nghiệp chung của nhân loại. Điều đó luôn khẳng định cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới mà ngay từ khi ra đời Đảng
ta đã xác định.
Ba là, phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam hiện nay vừa có tính chuyên nghiệp, vừa có tính nhân dân, đại chúng.
Kẻ thù chống lại chủ nghĩa Mác – Lê nin là một đội ngũ chuyên nghiệp, đặc
biệt ngày nay chúng sử dụng mọi thành tựu của khoa học và công nghệ để xuyên
tạc, chống phá con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chúng ta cũng cần
bảo vệ cái đúng của mình một cách thực sự chuyên nghiệp, tạo nên cán cân so sánh
vững chắc đối với kẻ thù. Có như vậy việc phê phán, đấu tranh của chúng ta mới
thực sự có hiệu quả.
Trong dòng chảy của lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,

chúng ta nhận thấy rằng, để chiến thắng những luận điệu của chủ nghĩa cơ hội xét
lại, bên cạnh những luận bút chiến sắc bén của các lãnh tụ, còn có sự ủng hộ của
đông đảo giai cấp công nhân, quần chúng người lao động. Suy cho cùng, sự nghiệp
cách mạng là của quần chúng nhân dân. Hiện nay quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ
14


quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng luôn phải tuân theo quy luật đó, phải “lấy
dân là gốc”, đoàn kết tập hợp lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Vì vậy, chúng ta cần tạo ra những dư luận xã hội rộng rãi, lên án những hành
vi, tư tưởng phá hoại chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
nhà nước, phê phán công khai các quan điểm sai trái. Để khi mọi người hiểu chủ
nghĩa xã hội mang lại lợi ích thiết thực, trực tiếp cho mỗi người dân, thì người ta sẽ
bảo vệ nó bằng nhiều biện pháp, sáng tạo và từ đó sẽ tất yếu hình thành một “hệ
miễn dịch” trước những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù.
Bốn là, Việc phê phán các quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội là sự kết hợp đấu tranh trên nhiều phương diện, bằng nhiều phương tiện.
Xuất phát từ sự đa dạng của xã hội thông tin hiện nay, kẻ thù chống phá
nước ta trên tất cả các phương diện và bằng mọi hình thức có thể. Từ báo chí, phát
thanh truyền hình, đến mạng internet và len lỏi vào trong từng ngóc ngách, đến
từng nhà, từng người. Chúng ta cũng phải hình thành một trận tuyến nhiều nghành,
nhiều cấp, nhiều cơ quan tham gia đấu tranh phản bác. Việc đấu tranh phê phán các
quan điểm sai trái không chỉ đơn thuần là việc chính của cơ quan báo chí, những
người làm trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội mà là sự nghiệp của cả hệ thống chính
trị, của Đảng và của dân tộc ta. Đó là yêu cầu cần thiết luôn được đặt ra.

15


2. Nhận diện những quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam hiện nay.
Mục đích của các thế lực phản động, cơ hội xét lại hiện nay là làm cho người
Việt Nam hoài nghi về thành quả cách mạng, nhìn vào thực tại xã hội chỉ thấy toàn
bất ổn, bế tắc và cho rằng mọi vấn đề đều do sự lựa chọn sai lầm con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội. Từ đó vào chủ nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam, gieo rắc tâm lý hoài nghi, bất bình trong xã hội, nhen nhóm sự chống
phá đòi thay đổi chế đội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc biệt gần đây, trước
thềm Đại hội XII của Đảng, các thế lực ra sức tuyên truyền, chống phá, nhất là về
công tác cán bộ, nhân sự, đưa ra những lời bình luận phiếm diện, xuyên tạc, phủ
nhận lịch sử để làm bàn đạp tạo nên những xáo động về chính trị tinh thần trong
đời sống xã hội.
Các thế lực chống phá cách mạng nước ta vận dụng những lý thuyết hệ tư
tưởng tư sản, lý thuyết chống cộn, hậu tư sản, thuyết hội tụ, thuyết các nền văn
minh và lý luận xã hội dân chủ hiện đại để chống phá, soi mói con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của nước ta. Những hoạt động đó chủ yếu thông qua lực lượng là
những cá nhân vốn mang trong mình quan điểm thực dụng, cơ hội về chính trị,
mang nặng chủ nghĩa cá nhân, phủ nhận xu thế xã hội hóa của xã hội hiện đại.
Chúng cắt xén chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí minh về độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, cho rằng thời đại ngày nay là thời đại của lợi ích
quốc gia dân tộc, rằng vấn đề giai cấp và lợi ích giai cấp dường như đang mờ đi và
nhường chỗ cho lợi ích quốc gia dân tộc. Họ đang cố tình lảng tránh một thực tế dù
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chủ thể đại diện cho lợi ích quốc gia dân tộc
bao giờ cũng là một trong hai giai cấp cơ bản “giai cấp tư sản hoặc giai cấp công
nhân”. Quan điểm của hai giai cấp ấy sẽ quy định tính chất giai cấp của vấn đề dân
tộc hiện đại.

16


Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, là người lãnh đạo quá trình phát

triển của các dân tộc trong thời đại ngày nay – Thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội
trên toàn thế giời. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quy luật của thời
đại ngày nay. Chính vì vậy, phê phán các quan điểm phủ nhận đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta hiện nay, chúng ta cần có thái độ dứt khoát, vạch ra, chỉ ra cái sai trái,
để tỏ thái độ không đồng tình hoặc lên án. Trong cuộc đấu tranh này cần quán triệt
rõ tinh thần của Lê nin: không có hệ tư tưởng trung gian, chỉ có hệ tư tưởng tư sản
và hệ tư tưởng vô sản. Mọi sự coi nhẹ hệ tư tưởng vô sản có nghĩa là tăng cường hệ
tư tưởng tư sản. Hiện nay chủ ta cần nhận diện rõ các quan điểm phủ nhận con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay tập trung vào một số nội dung
cụ thể đó là:
2.1. Xuyên tạc nhằm tiến tới phủ nhận, xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minhvới tư cách là nền tảng lí luận, tư duy về con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Kẻ thù ra sức công kích chúng ta cho rằng, chủ nghĩa Mác – Lê nin đã lỗi
thời, chỉ là sự phù hợp với thế kỷ XIX và “trào lưu cộng sản đã hoàn thành sứ
mệnh lịch sử…trong đó có thành quả giành quyền tự quyết cho nhiều dân tộc bị áp
bức” (6-tr.1001). và “cùng với thời gian, những dự kiến của Mác về tương lai càng
bị xem là những viễn tưởng mờ mịt” (8-tr.45). Những người cơ hội chủ nghĩa rêu
rao một cách vô nguyên tắc rằng: “không ai đọc và hiểu Mác, Ăng ghen bằng
người Đức, không ai đọc và hiểu Lê nin bằng người Nga. Tại sao ở những nuuowcs
đó họ đã từ bỏ tư tưởng của các ông không một chút hối tiếc, còn Việt Nam lại
không xây dựng đất nước theo chủ nghĩa dân tộc của chính mạng mà lại theo đuổi ý
thức hệ cộng sản” (12-tr.6). Chúng xuyên tạc, làm lệch lạc cách hiểu công cuộc đổi
mới ở nước ta hiện nay và cho rằng “thực chất công cuộc đổi mới của chúng ta là
dám phá bỏ những luận điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Đó là đấu

17


tranh giai cấp…chúng ta phản bội lại chủ nghĩa Mác – Lê nin trong thời kỳ đổi mới

này, cho nên mới được như ngày nay.( 9- tr1).
Đây là những luận điệu hết sức nguy hiểm và thâm độc của những người vốn
là “con lạc cháu hồng”, thực chất chúng phủ định chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trong xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chúng
dựa vào công cuộc đổi mới để cắt nghĩa những thay đổi và phát triển của Việt Nam
trong thời gian qua và tách rời chủ nghĩa Mác – Lê nin. Thực tế chúng ta thấy rõ,
công cuộc đổi mới ở nước ta tuy là bước đầu, nhưng đạt được những thành tựu hết
sức quan trọng. Điểm mới là ở chỗ những vấn đề lí luận trên các phương diện của
đời sống xã hội được đặt ra dựa trên những chế ước tất yếu của nền kinh tế thị
trường và yêu cầu nghiêm ngặt của định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tư duy của Đảng ta trong quá trình đổi mới luôn đặt ra những vẫn đề lý luận
mang tính chất cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê nin trong quá trình lãnh đạo để
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và tình hình quốc tế. Đó là việc chuyển đổi từ cơ
chế thị trường sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hóa hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức và bảo về
tài nguyên môi trường, từ việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đến xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ nhận thức về chủ
nghĩa tư bản một cách phiếm diện, cực đoan sang tư duy biện chứng, coi đó là một
“mặt đối lập” của chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, từ cái căn bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
từ lí luận và thực tiễn 30 năm đổi mới đã tạo cho đất nước ta những thành quả to
lớn như ngày hôm nay. Đổi mới không xa rời nguyên lý nền tảng của chủ nghĩa
Mác – Lê nin là nguyên nhân và cũng là động lực tạo nên sức đột phá của tư duy
đổi mới.
2.2. Phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo
của Đảng cộng sản, tán dương đa nguyên, đa đảng.

18



Những quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
xuyên tạc, cho rằng xác định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chỉ nhằm thu
hút những người lao động cần lao chứ không phải do điều kiện khách quan mang
lại. Nó chỉ phát huy tác dụng thời kỳ đầu cách mang, không hợp với giai đoạn sau
nên tất yếu sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
sụp đổ, các thành phần phản động, chủ nghĩa cơ hội lớn tiếng đòi Đảng phải mạnh
mẽ cải tổ, dũng cảm đổi mới, xóa bỏ “Đảng trị”, xây dựng xã hội trên cơ chế dân
chủ đa nguyên. Cho rằng chủ nghĩa xã hội là mâu thuẫn dân tộc với thời đại: “cái
cũ, tức chủ nghĩa xã hội là mô hình do Đảng cộng sản chủ trương. Cái mới là cái
đòi hỏi của dân tộc và của thời đại. Hai cái mới và cũ đó mâu thuẫn nhau một cách
toàn diện, trong đó cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa vai trò độc tôn của Đảng cộng
sản với tính chất dân chủ, đa nguyên của xã hội mới” ( 6 – tr.65)
Để tán dương đa nguyên, đa đảng, những người cơ hội đưa ra lý lẽ: tương
ứng với nền kinh tế đa thành phần phải là nền chính trị đa nguyên và đa đảng lãnh
đạo thì mới có tự do. Họ lý giải: “với sự phục hồi của một xã hội công dân…khi xã
hội giàu lên và phân hóa ra thì tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành một hệ thống chính
trị đa nguyên (7-tr.10). Năm 2013, chúng ta tiến hành tổ chức lấy ý kiến rộng rãi
trong xã hội đóng góp đối với dự thảo hiến pháp xung quanh vai trò lãnh đạo của
Đảng cộng sản. Ngày 22/3/2013, trong bản “dự thảo Hiến pháp mới” của nhóm
nhân sĩ trí thức kiến nghị nhiều “điểm mới”, trong đó có phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng và đưa ra quan điểm “được tự do thành lập các đảng phái, tổ chức chính
trị” (10-tr.2)…
Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân nước ta gắn liền với việc giải quyết nhiệm vụ lịch sử đặt ra đó chính là vấn đề
giai cấp và dân tộc. Cùng với cả dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam, dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam – Người đại diện cho lợi ích dân tộc và lợi
ích giai cấp công nhân đã từng bước thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Con
19



đường ấy có lộ trình rõ ràng: “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Nó đã hoàn
thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, bước đầu giải phóng xã hội và giải phóng con
người. Lộ trình ấy ngày hôm nay vẫn tiếp tục với sự nghiệp đổi mới đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy còn không ít gian nan, phức tạp. Nhưng nhận
thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã rõ về cơ bản và đã được những thành
tựu trong thực tiễn xác nhận tính đúng đắn. Thực chất kẻ thù phủ nhận sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
và theo đó phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và những ý đồ đó đã bị
vạch trần.
2.3. Bác bỏ khả năng định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế thị
trường, phủ nhận chế độ sở hữu công hữu, tán dương tư hữu.
Cho rằng Đảng cộng sản chỉ vì lợi ích của Đảng và thiểu số người giàu có
trong xã hội, sẽ không bảo đảm được lợi ích đa số người dân nếu không thực hiện
được dân chủ đa nguyên. Kẻ thù lý sự thực hiện kinh tế thị trường mà Đảng lãnh
đạo không khác gì “đầu Ngô mình Sở” và ngụy biện “đối với nền văn minh mới thì
ta chỉ lọc ra để xài cái phần hữu ích nhất là kinh tế thị trường và làm bạn với tất cả
mọi người…còn cái bất lợi cho mình là dân chủ đa nguyên thì vứt bỏ…làm kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính là đứa con lai láu cá đó (7-tr.9)
Chúng ta thừa nhận sự phức tạp, tính 2 mặt của nền kinh tế thị trường, cũng
như những điểm còn yếu kém, vụng về trong quản lý kinh tế vĩ mô. Đó cũng là
những bước đầu khó tránh khỏi, thậm trí ở các nước tư bản có nền kinh tế thị
trường phát triển lâu đời như Mỹ, Anh, Tây Ba Nha, Pháp…có lúc vẫn còn đang
lung túng khi đối phó với khủng hoảng, Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên không thể phủ nhận những thành công của đất nước ở những vấn đề xã
hội lớn như: Phát triển kinh tế vĩ mô, xóa đối giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách
phát triển giữa các vùng và các nhóm xã hội…những thành tựu đó được cả thế giới
công nhận trong 30 năm đổi mới qua.
20



Hiện nay chúng ta đang tập trung trọng điểm “hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, với những kinh nghiệm có được ban đầu, với
sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước và sự ủng hộ của nhân dân, nhất định chúng ta sẽ
thu được những thành quả lớn hơn nữa, năng lực tổ chức, quản lý nền kinh tế thị
trường chắc chắn sẽ ngày càng hoàn thiện hơn.
2.4. Xuyên tạc quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt
nam, xuyên tạc động lực phát triển đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Những người chống đối chỉ dựa vào thực tế sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu
mà không tính đến yếu tố lịch sử cụ thể. Cho rằng quyền tự do dân chủ trong xã hội
Việt Nam không được thực hiện, Đảng sẽ can thiệp bất cứ lúc nào khi cần thiết, nên
các giai tầng thủ thế cho riêng mình, đừng đóng góp vì sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Họ xuyên tạc ở Việt Nam Đảng, Nhà nước can thiệp quá nhiều lĩnh
vực nên thiếu đi tính độc lập để phát huy dân chủ, họ rêu rao kêu gọi: “đấu tranh
cho một nền pháp luật dân chủ, không cho phép Đảng tùy tiện can thiệp vào các
hoạt động kinh tế cũng như đấu tranh đòi hỏi được tự do báo chí để xây dựng xã
hội có điều kiện kiểm soát được những hành động của Nhà nước…không có pháp
luật cũng như không có tự do cọ sát những tư tưởng khác nhau thì cũng không thể
phát triển (7-tr.12). Họ cho rằng động lực mới của xã hội hiện nay là: “mục tiêu xã
hội, nội dung cuộc sống..mới là sự lựa chọn thực sự của nhân loại tiến bộ. Cần luận
thuyết mới cho Việt Nam, phát triển không cần tên xã hội là gì, chỉ đạt mục tiêu
cuộc sống giàu mạnh là được và phải theo cơ chế tam quyền phân lập” (11-tr104)

Chúng ta thấy rằng, các thế lực thù địch chống phá, phủ nhận con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nhiều mặt, song thường tập trung vào những vấn
đề cốt lõi của tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là sự chống phá quy mô và
thâm hiểm vào những biện pháp cơ bản trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, tư
tưởng. Những quan điểm sai trái trên đều có những điểm chung đó là hướng đến
mục tiêu thay đổi vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, thay đổi tính chất xã hội chủ
21



nghĩa của Nhà nước ta để đạt đến mục đích thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
nam. Nhận diện rõ hình thức tồn tại, thủ đoạn của những tư tưởng chống phá, quan
điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là cần thiết để chúng ta có đối
sách xử lý kịp thời trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước hiện nay, chúng ta tiến hành
đấu tranh chống lại các quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện
nay gắn liền với quá trình đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội. Những khó khăn
thách thức ban đầu của quá trình ấy cũng đã khiến nhiều người không khỏi băn
khoăn. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhận định: “trong hàng ngũ cách mạng
cũng có người bi quan dao động…quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô, các
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lê nin. Từ đó
họ cho rằng chúng ta đã chọn sai lầm và đi theo con đường khác” (5-tr.4).
Cùng với đó, công tác lý luận tư tưởng của chúng ta có lúc thiếu sắc bén, linh
hoạt để có sức thuyết phục, việc phê phán, phản bác các quan điểm sai trái còn có
những biểm hiện dao động, hiệu quả chưa cao. Chúng ta chưa tập hợp được tất cả
những trí tuệ, tận tâm, tận lực của số đông những người làm côn tác tư tưởng lí luận
nên hiệu quả còn hạn chế và có lúc chưa làm chủ được tình hình trong cuộc đấu
tranh này. Thêm vào đó, thực tiễn xã hội cũng còn nhiều điều bất cập đã khiến cho
những người từng là đồng chí đồng đội của chúng ta lại trở thành những người nhẹ
dạ cả tin hùa theo những luận điệu sai trái và đi đến sai lầm. Đầu tiên họ nghi ngờ
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, rồi đến một lúc nào đó
công kích, phản bác rồi trở thành lực lượng chống đối…vì vậy, từ tất cả những nội
dung trên, có thể khẳng định rằng, hơn lúc nào hết, chúng ta muốn chiến thăng
trong “cuộc chiến không có tiếng súng” này vũ khí phê phán luôn phải được mài
sắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
22



1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
CTQG, Hà Nội, 2011
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, Tài
liệu sử dụng tại Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, tháng 2/2015
3. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát-cơ-va, 1981, tập 30
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 10
5. Nguyễn Phú Trọng: Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội –
nhìn từ thực tiễn Việt Nam, tạp chí Cộng sản số 835, tháng 5/2012
6. Hà Sỹ Phu: Chia tay ý thức hệ)
/>tid=2qtqv3m323n2n1n31n343tq83a3q3m3237nvn)
7. Lữ Phương, Xã hội công dân
(o/luphuong-xahoicongdan.htm)
8.

Lữ

Phương,

/>
Ngày

11/4/2005
9. Lý Đại Nguyên, Chính đảng viên cộng sản Việt Nam đòi bỏ chủ nghĩa Mác – Lê
nin: (l ngày 06/4/2010
10. www.viet-studies.info/kinhte/DuThaoHienPhap.pdf
11. Cần luận thuyết thích hợp cho Việt Nam
phát triển mạnh
12. Đừng tiếc nối những gì mà loài
người đã loại bỏ đi


23



×