Đất nước ta đang bước những bước dài trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đạt được những thành tựu quan trọng.
Nền kinh tế thị trường đã tạo nên động lực to lớn nhưng cũng tạo nên nhiều áp
lực không nhỏ bởi những mặt trái của nó. Tôn giáo là một trong những vấn đề
rất nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở từng quốc gia,
dân tộc cũng như trên phạm vi toàn thế giới. Ở nước ta, tôn giáo đang và sẽ tồn
tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Giải quyết
vấn đề tôn giáo nhằm tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, vấn đề tôn
giáo hiện nay đã được Đảng và Nhà nước ta xem xét, đánh giá lại trên quan
điểm khách quan hơn, không xoá bỏ một cách duy ý chí như trước nữa mà nhìn
nhận trên quan điểm phát huy những mặt tích cực, gạt bỏ những mặt tiêu cực
trong các tôn giáo, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, toàn cầu hóa, quốc
tế hóa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay
cần đánh giá xác đáng những tác động của nó đến thế giới quan tôn giáo của một
bộ phận nhân dân, để từ đó phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng
thực hiện mục tiêu ‘dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong
bài thu hoặc ngắn của mình, tác giả muốn tìm hiểu những tác động của quá trình
hội nhập quốc tế tới vấn đề tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước
ta hiện nay.
* Khái quát quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến nay
Hiện nay Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc
và toàn diện hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2015, chúng ta đã có quan hệ ngoại
giao với 185 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) năm 2007 đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khu vực
(ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên
đến cấp độ toàn cầu. Việt Nam đã đảm nhận thành công vị trí Ủy viên không
thường trực Hội đồng bảo an, cơ quan quyền lực hàng đầu của Liên hợp quốc,
nhiệm kỳ 2008 - 2009. Việt Nam cũng đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch
ASEAN trong năm ASEAN 2010. Chặng đường 30 năm đổi mới và hội nhập
quốc tế là một quá trình nỗ lực bền bỉ của đất nước.
Mười năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt
Nam phải đối mặt trước những khó khăn thử thách hết sức nghiêm trọng: nền
kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng gay gắt, an ninh quốc gia bị đe dọa bởi
tình trạng vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, các thế lực đế quốc thù địch xiết
chặt bao vây cấm vận, quan hệ đối ngoại bị thu hẹp. Bởi vậy, bước vào thời kỳ
đổi mới (1986), Việt Nam đứng trước đòi hỏi cấp bách mang ý nghĩa sinh tử là
phải tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế bị bao vây
cô lập về đối ngoại, tiếp tục phát triển đất nước theo con đường đã lựa chọn.
Trong bối cảnh đó, trên phương diện đối ngoại Đảng và Nhà nước Việt
Nam nỗ lực đổi mới tư duy, vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
về“thêm bạn, bớt thù”, mở rộng và đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế,
tìm ra khâu đột phá để thoát vòng bao vây cô lập của các thế lực chống
đối. Sau Đại hội VI, đặc biệt là sau Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (1988) và
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa VI (1989), Việt Nam đã có những điều
chỉnh cơ bản về chính sách đối ngoại. Theo đó, cùng với chủ trương bình thường
hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam coi trọng cải thiện quan hệ với các
nước láng giềng Đông Nam Á, tạo môi trường quốc tế hoà bình, ổn định ở khu
vực, thuận lợi cho phát triển đất nước.
Nhằm thúc đẩy tiến trình mở rộng quan hệ đối ngoại, Đại hội VI của
Đảng nêu chủ trương chiến lược: “mở rộng sự hợp tác và tranh thủ sự ủng hộ
quốc tế”. Trên cơ sở đó và trước những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế
sau sự tan rã của Liên Xô, Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (1992) chính thức
xác định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương
hóa các quan hệ quốc tế.
Chủ trương chiến lược của Đại hội VII tiếp tục được Đại hội VIII khẳng
định, bổ sung và đến Đại hội IX phát triển thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là
đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình độc
lập và phát triển”. Như vậy, quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng đã đưa
đến việc xác lập những nội dung, tính chất cơ bản trong đường lối đối ngoại từ
“rộng mở”, “là bạn” đến “đa dạng hóa, đa phương hoá quan hệ quốc tế” và
“sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy”. Đây là sự thể hiện tinh thần độc lập tự chủ,
sáng tạo, kiên định về nguyên tắc và linh hoạt về sách lược, gắn kết mục tiêu
cách mạng và định hướng phát triển đất nước vào những xu thế phát triển của
thời đại. Với sự điều chỉnh chính sách đối ngoại như đã nêu, Việt Nam đã từng
bước phá được thế bị bao vây cấm vận, hóa giải tương đối thành công những khó
khăn, bất cập trong quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc
tế, hội nhập ngày càng chủ động, tích cực và sâu rộng với khu vực và thế giới.
Có thể nói rằng, trong những thắng lợi to lớn và toàn diện của sự nghiệp
đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Ðảng ta suốt ba mươi
qua, không thể không kể đến những thắng lợi của sự nghiệp ấy về tư duy lý
luận, đường lối và chính sách tôn giáo.
* Một số vấn về nhận thức và chính sách với công tác tôn giáo hiện nay.
Kể từ khi có Nghị quyết 24/NQ/TƯ ngày 16-10-1990 của Bộ Chính trị (khóa
VI) về "Tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới", lần đầu tiên trong
lịch sử Ðảng ta, vấn đề tôn giáo được nhìn nhận, xem xét với tư duy mới, nhận
thức mới. Không chỉ có những luận điểm có "tính đột phá" trong nhận thức,
Ðảng và Nhà nước ta còn có hàng loạt chính sách đổi mới về tôn giáo, góp phần
quyết định tạo ra sự ổn định và có nhiều điểm sáng trong đời sống ở nước ta,
giải quyết tốt hơn mối quan hệ Ðạo - Ðời.
Tuy nhiên để tiếp tục sự nghiệp đổi mới cũng như tiếp tục đổi mới tư duy về
tôn giáo và công tác tôn giáo, trước mắt, chúng ta cần nhìn nhận tôn giáo trong
bối cảnh hội nhập quốc tế một số vấn đề cơ bản.
Thứ nhất, chúng ta đã thừa nhận tôn giáo còn là một thực tại xã hội,
thậm chí nó có thể đồng hành lâu dài với dân tộc và với chủ nghĩa Xã hội.
Bản thân nước ta, với ý thức hệ khác biết với các nước khác, cũng đang
hòa mình cùng với dòng chảy của thế giới đương đại để thích ứng, tồn tại và
phát triển. Vì vậy, với tính cách là một "thực thể xã hội", tôn giáo có thể thích
ứng với chủ nghĩa xã hội. Khi các giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo được đặt
trong khuân khổ của văn hóa dân tộc, một mặt đã thừa nhận sự đa dạng của văn
hóa dân tộc, mặt khác tạo thêm con đường đoàn kết dân tộc. Vì vậy, chúng ta
khai thác tốt các giá trị đạo đức của tôn giáo là cách tốt nhất cho người tôn giáo
thuận tiện hơn trong quá trình tìm về cội nguồn dân tộc. và hơn bao giở hết phải
tạo cho nó khả năng tham gia tích cực hơn vào một số lĩnh vực xã hội thích hợp,
đóng góp vào việc xây dựng phát triển đất nước và thỏa mãn nhu cầu của đời
sống tôn giáo.
Ăng-ghen đã nói mọi sự phát triển không có định hướng đúng đều để lại
phía sau một bãi hoang mạc. Tôn giáo là một bộ phận trong xã hội loài người nó
có một số mặt tốt như đạo Phật quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo...,
Thiên Chúa giáo răn dậy các tín đồ của mình phải sống lương thiện đó là những
ưu điểm mà con người cần phát huy. Dưới chủ nghĩa xã hội, chúng ta không thể
một sớm một chiều gạt bỏ tôn giáo ra khỏi tâm thức của một bộ phận quần
chúng nhân dân, mà cần phải phát huy những giá trị tốt đẹp của nó một cách cao
nhất để tập trung vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội. Trong cuộc Tổng tuyển
cử bầu ra các đại biểu của Quốc hội khoá I, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:
"Hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công
dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi
giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó"1.
Việc thực hiện các chính sách tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội và trong tình
hình hiện nay cần luân găn chặt và quan tâm đến quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo của cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của cá nhân phải luôn gắn chặt với yêu cầu chung của xã hội, với lợi ích
chung của Tổ quốc và dân tộc nhằm đảm bảo cho quyền lợi cá nhân có điều kiện
được thực thi. Người nói: "Chính phủ cùng toàn thể đồng bào Việt Nam kiên
quyết chiến đấu, tranh quyền thống nhất và độc lập cho nước nhà để cho văn hoá
cũng như chính trị, kinh tế, tín ngưỡng, đạo đức đều phát triển tự do”. Tự do tín
ngưỡng, tôn giáo phải gắn liền với độc lập tự do của Tổ quốc, dân tộc. Công tác
tôn giáo hiện nay trước hết và cơ bản vẫn là công tác vận động quần chúng và
song song với đó là kiên quyết lên án những âm mưu, hoạt động núp bóng tôn
1
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 9
giáo nhằm trục lợi, trái với lợi ích của Tổ quốc, dân tộc. Theo Người, Đạo - Đời
phải luôn gắn chặt với mục tiêu chung của dân tộc là độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội.
Đảng và Nhà nước ta đã có những nhận định mang tính khách quan, khoa
học về tôn giáo, xác định tôn giáo còn tồn tại lâu dài và có một số giá trị đạo đức
phù hợp với lợi ích của toàn dân, với công cuộc xây dựng xã hội mới và do vậy,
cần phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo. Điều này có
ý nghĩa quan trọng trong việc họach định chính sách tôn giáo, bảo vệ và tu tạo
các di sản văn hóa tôn giáo.
Việc tìm hiểu, chỉ ra chân giá trị của các tôn giáo còn có ý nghĩa nhất định
trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi mà chúng ta cần phải huy động mọi
nguồn lực tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, trong đó có vấn đề quan trọng là củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và
kế thừa, phát huy những "hạt nhân hợp lý', những giá trị văn hóa đạo đức trong
tôn giáo vào việc xây dựng nền đạo đức mới, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc. Đặc biệt cần nhận thức đúng đắn và khai thác đa dạng những giá trị
đạo đức của tôn giáo.
Có quan điểm cho rằng, đạo đức tôn giáo không chứa đựng những yếu tố
tích cực, tiến bộ, mà hoàn toàn đối lập với đạo đức trần thế, không thể áp dụng
vào đời sống hiện thực. Quan điểm khác lại cho rằng, tôn giáo không có đạo đức
riêng, đạo đức tôn giáo chỉ là sự vay mượn đạo đức chung của nhân loại và mỗi
tôn giáo có thể nhấn mạnh điểm này hay điểm khác. Trước khi phân tích vai trò
của đạo đức tôn giáo đối với đời sống xã hội...
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội và ý thức xã hội cũng có tính độc
lập tương đối của nó. Trong quá trình phát triển, các hình thái ý thức xã hội có
sự giao lưu, kế thừa và ảnh hưởng lẫn nhau. Như vậy, ý thức tôn giáo không bao
giờ tồn tại một cách biệt lập với các hình thái ý thức khác, như đạo đức, thẩm
mỹ, chính trị, pháp luật... Giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại và ảnh
hưởng lẫn nhau, tạo ra sự phong phú của mỗi hình thái ý thức xã hội. Trong ý
thức tôn giáo không thể không có những yếu tố của tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ,
văn hóa... và trong điều kiện xã hội có giai cấp, nó còn có cả những yếu tố chính
trị, đảng phái nữa. Tôn giáo không thể tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm
trong lịch sử của các dân tộc khác nhau trên thế giới, nếu như bản chất của nó
chỉ bao gồm những sai lầm, ảo tưởng và tiêu cực. Trong Phát hiện Ấn Độ,
J.Nehru đã viết: "Rõ ràng là tôn giáo đã đáp ứng một nhu cầu trong tính chất con
người và đa số người trên thế giới đều không thể không có một dạng tín ngưỡng
nào đó... Tôn giáo đã đưa ra một loại giá trị cho cuộc sống con người, mà dù
một số chuẩn mực ngày nay không còn được áp dụng, thậm chí còn tai hại,
nhưng những chuẩn mực khác vẫn còn là cơ sở cho tinh thần và đạo đức".
Bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức
nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của các tín đồ. Đa số các tôn giáo
đều tuyên bố về giá trị tối cao của các lực lượng siêu nhiên (Thượng đế, Chúa
trời, Thần thánh) và mọi giá trị khác phải lấy đó làm chuẩn. Thực tế cho thấy,
quan niệm đạo đức của hầu hết mọi tôn giáo, ngoài những giá trị đặc thù bảo vệ
niềm tin tôn giáo thiêng liêng, còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang
tính nhân loại, như sống hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, nhân ái, hướng tới cái
thiện, tránh xa điều ác... Trong Khoa học và tôn giáo, Bertrand Russeli cho rằng,
một tôn giáo lớn bao giờ cũng có hệ thống tín điều, hệ thống đạo đức và giáo
hội. Người theo tôn giáo không phải sống thế nào cũng được, mà phải sống theo
những khuôn phép đạo đức hợp với tín điều của tôn giáo mình, hành động
không phải chỉ là thực hành một số hình thức nghi lễ, mà còn phải sống theo
những quy tắc đạo đức nhất định. Vì vậy, đương nhiên, một số nội dung của đạo
đức trở thành bộ phận cấu thành nội đung của tôn giáo.
Vấn đề trung tâm của Phật giáo là “diệt khổ" để hướng đến giải thoát,
chứng được Niết bàn. Muốn đạt được điều đó, con người không chỉ cần có niềm
tin tôn giáo, mà còn cần cả sự phấn đấu nỗ lực của bản thân bằng cách thực hành
một đời sông đạo đức. Từ đó, Phật giáo đã đưa ra những chuẩn mực đạo đức rất
cụ thể để con người tu tập, phấn đấu. Trong đó, phổ biến nhất là Ngũ giới
(không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống
rượu) và Thập thiện (ba điều thuộc về thân: không sát sinh, không trộm cắp,
không tà dâm, ba điều thuộc về ý thức: không tham lam, không thù hận, không
si mê, bốn điều thuộc về khẩu: không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai
chiều, không ác khẩu). Những chuẩn mực này, nếu lược bỏ màu sắc mang tính
chất tôn giáo sẽ là những nguyên tắc ứng xử phù hợp giữa người với người, rất
có ích cho việc duy trì đạo đức xã hội.
Trong đạo đức Kitô giáo, giới răn yêu thương được xem là nền tảng. Con
người trước hết phải yêu Thiên Chúa rồi yêu thương đến bản thân mình. Đây là
cơ sở để thực hiện tình yêu tha nhân. Kinh thánh khuyên con người phải yêu
chồng vợ, cha mẹ, con cái, anh em, làng xóm, cộng đồng... Những điều mà Kinh
thánh răn cấm cũng rất cụ thể: không giết người, không lấy của người, không
nói sai sự thật, không ham muốn chồng hoặc vợ của người, không làm chứng giả
để hại người... Ngoài ý nghĩa đức tin vào cái siêu nhiên (Thượng đế, Chúa),
những chuẩn mực, quy phạm đạo đức ấy là những quy phạm đạo đức rất cụ thể
hướng con người đến điều thiện, tránh xa điều ác.
Phải nói rằng, tôn giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ
thể của cuộc sống thế tục và ít nhiều mang giá trị có tính nhân văn. Trên thực tế,
những giá trị, chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo có ý nghĩa nhất định trong
việc duy trì đạo đức xã hội. Do vậy, có thể khẳng định rằng, "trong hệ thống
những giá trị chuẩn mực tôn giáo, ngoài những điều khuyên răn cấm đoán tạo
nên nội dung riêng của đạo đức tôn giáo, còn có những điều khuyên răn cấm
đoán không hề có nội dung tôn giáo, mà là biểu hiện của các mối quan hệ thuần
tuý trần thế”.
Qua việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta có thể
khẳng định rằng, khi bàn về tôn giáo, các nhà kinh điển đã đề cập đến vấn đề
đạo đức tôn giáo, trong đó, các ông không chỉ phê phán mặt tiêu cực, mà còn chỉ
ra một số ý nghĩa tích cực của đạo đức tôn giáo, điều đó tạo nên nét tương đồng
có tính chất tương đối của những giá trị đạo đức tôn giáo và chủ nghĩa xã hội.
Khi mới ra đời, hầu hết các tôn giáo đều phản ánh khát vọng tự do, bình
đẳng của người lao động. C.Mác đã khẳng định: "Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa
là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo
nàn hiện thực ấy". Con người bất lực, không kiếm tìm được hạnh phúc nơi trần
thế và đành phải tìm hạnh phúc ấy nơi Thiên đường. Tôn giáo đã gieo vào họ
mềm tin ở sự cứu vớt, giải thóat của các đấng siêu nhiên. Ph.Ăngghen đã nghiên
cứu lịch sử tôn giáo, đặc biệt là lịch sử Thiên chúa giáo và chứng minh rằng, sự
xuất hiện của tôn giáo này là phản ứng chống lại sự bất công và tàn bạo của chế
độ nô lệ. Tương tự như vậy, Phật giáo nguyên thuỷ là khát vọng của quần chúng
phản kháng lại sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt của xã hội ấn Độ cổ đại.
Thiên chúa giáo kêu gọi tình yêu thương giữa con người với con người, Phật
giáo chủ trương bình đẳng, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha. Ngoài ra, chúng ta còn có
thể nêu lên những nét tích cực của nhiều tôn giáo khác, khi các tôn giáo này xây
dựng mối quan hệ yêu thương giữa người với người, hướng con người vào
những việc thiện, biết giữ gìn đạo đức và xa lánh những điều ác.
Nhận thức những giá trị đạo đức và văn hóa của tôn giáo một cách biện
chứng mới có cơ sở để hoạch định các chính sách đúng đắn về tôn giáo. Về
chính sách của Đảng Cộng sản đối với tôn giáo, Lênin luôn nhắc nhở rằng,
không được đối xử với tôn giáo một cách thô bạo, không được công khai tuyên
chiến với tôn giáo, cần phải gắn việc phê phán tôn giáo với vận động quần
chúng, đưa họ tham gia vào các họat động thực tiễn nhằm xây dựng "thiên
đường trên trái đất".
Như vậy, có thể khẳng định rằng, có một đạo đức tôn giáo và đạo đức ấy
mang tính đặc thù, đồng thời, có sự giao thoa giữa những giá trị đạo đức chung
toàn nhân loại với đạo đức tôn giáo. Tuỳ theo hoàn cảnh ra đời và những điều
kiện lịch sử cụ thể, tư tưởng đạo đức trong mỗi tôn giáo có những nét đặc thù
riêng biệt. Ngoài mặt hạn chế, đạo đức tôn giáo cũng có một số giá trị nhất định
trong đời sống xã hội, là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền
đạo đức xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta luôn quan tâm tới nhu cầu và đời sống tinh thần của đồng bào có đạo,
một mặt thể hiện sự tôn trọng, một mặt tạo nên chất keo dính kết để các tôn giáo
luôn đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
cũng như sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Đại hội IX, Đảng ta khẳng định: “phát huy những giá trị tốt đẹp về văn
hoá, đạo đức của tôn giáo ” 2 Đại hội X, XI, XII, Đảng ta tiếp tục bổ sung: “phát
huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”3để chỉ rõ hơn tinh
2
3
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG. H, 2001 tr 128
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG. H, 2016 tr 165
thần, cần tôn trọng và phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá đạo đức của
mỗi tôn giáo cụ thể. Điều đó cũng thể hiện dưới chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn
song hành phát triển.
Tuy nhiên phát triển đến bao giờ và như thế nào thì cần phải phụ thuộc
vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể và phải đi về nghiên cứu lý luận gốc về bản chất
của tôn giáo chúng ta mới có cái nhìn toàn diện. Tôn giáo dường như sẽ mất dần
đi chỗ đứng của mình, điều đó là tất nhiên bởi theo qui luật của sự phát triển thì
cái cũ sẽ bị thay thế bởi cái mới phát triển hơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và
quốc tế hóa hiện nay, tôn giáo có sự phát triển hết sức đa dạng, phức tạp. Con
người càng ngày càng phát triển và dưới sức mạnh của khoa học công nghệ thì
con người ngày nay đã có những nhận thức đầy đủ về thế giới và họ có thể cải
biến tự nhiên cũng như xã hội bằng khả năng và theo ý muốn của mình. Nhìn
nhận sự tồn tại của tôn giáo dưới chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa,
quốc tế hóa và đặc điểm của những điều kiện lịch sử, truyền thống, phong tục,
văn hóa ở nước ta hiện nay cần có cách nhìn khách quan, tránh phiến diện, áp
đặt theo những khuân mẫu và nguyên tắc về chính sách. Điều quan trọng nhất là
phát huy những giá trị của nó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Hai là: Trong bối cảnh Toàn cầu hóa, hiện đại hóa, mọi tôn giáo đều có
khuynh hướng trở thành "tôn giáo xã hội", thích ứng và hội nhập xã hội ngày
càng cao.
Quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa đã tạo ra một “thị trường tôn giáo
mới” không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Sự đa dạnh của các nền văn
hóa, của con người đã tạo nên những siêu thị tâm linh mà ở đó người ta có thể tự
do lựa chọn một hay nhiều món hàng tinh thần mà mình muốn. Thực tế trong xã
hội chúng ta cũng có thể dễ dàng quan sát và nhận thấy ngày càng có nhiều
người từ bỏ quan điểm độc đoán bằng cách chấp nhận có một tôn giáo khác
ngoài tôn giáo của họ và tôn giáo đó cũng có chân lý của nó. Những hiện tượng
tôn giáo mới, đạo lạ ngày càng xuất hiện nhiều. Nếu như trước kia việc xuất
hiện tôn giáo gắn với lịch sử các cuộc bành trướng thực dân, thì ngày nay xu thế
toàn cầu hóa dường nhưn đang vượt qua tầm kiểm soát của nhà nước và vượt lên
trên đường biên giới, lãnh thổ để thiết lập một bản đồ địa – tôn giáo.
Ở Việt Nam, các tổ chức tôn giáo dù đã có tư cách pháp nhân (Hiện đã
có 14 tôn giáo và 37 tổ chức tôn giáo được công nhận với khoảng 25 triệu
người (chiến hơn 27% dân số), 83000 chức sắc, nhà tu hành, 250000 chức việc,
46 cơ sở đào tạo chức sắc, 25000 cơ sở thờ tự trong cả nước) vẫn chưa thật sự
được coi như những "tổ chức xã hội" thông thường về mặt dân sự, và chưa thật
hòa nhập vào các lĩnh vực hoạt động như giáo dục, y tế, từ thiện, kinh tế... với tư
cách một chủ thể pháp nhân. Mức độ được tham gia hiện nay của các tôn giáo là
vẫn còn khiêm tốn. Ðiều này khiến Luật pháp về Tôn giáo ở Việt Nam còn có
những điểm khác với thông lệ quốc tế.
Dù điều này là phức tạp, nhiều trở lực xã hội và tâm lý, nhưng đây là con
đường hiệu nghiệm để chứng tỏ Ðảng và Nhà nước ta thực sự tạo cho tôn giáo
một đời sống xã hội bình thường, tôn giáo là việc tư nhân và các tổ chức tôn
giáo phải được xem là "các tổ chức xã hội đặc biệt" như những hiệp hội... theo
lối nhìn của nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay,
tôn giáo nước ta đã và đang có những biến đổi, những tác động sâu sắc, mới mẻ
trên mọi phương diện.
Muốn tiếp tục đổi mới tư duy về vấn đề tôn giáo phải thích ứng hơn nữa
với điều này. Cần khắc phục lối nhìn tôn giáo "kiểu thế kỷ 19 đầu 20" trong đó
thường đồng nhất tôn giáo và chính trị. Tư duy về tôn giáo hiện nay cần mở
rộng hơn, hướng đến những phương diện nhân văn, văn hóa và tâm linh của con
người ("Sự trở lại của tâm thức tôn giáo". Hơn thế nữa, còn phải thấy được
những loại hình tôn giáo mới chưa từng có: những "tôn giáo cá thể", "tôn giáo
của những niềm tin song song"... Những hiện tượng mới này ít nhiều phản ánh
sự đòi hỏi của yêu cầu dân chủ hóa trên bình diện toàn cầu, trong đó có lĩnh vực
tôn giáo.
Với các tôn giáo lớn đã trở thành truyền thống, chúng ta cũng cần nghiên
cứu các khuynh hướng thần học mới tiến bộ, khai thác những mặt tích cực của
nó, đồng thời hạn chế đi đến loại bỏ xu hướng lợi dụng tôn giáo vào các mưu đồ
chính trị thù địch: khuyến khích xu hướng Thế tục hóa đi liền với sự cảnh giác
trước xu thế Giải thế tục.
Ba là: Luôn luôn quan tâm phát triển kinh tế khi thực hiện các chính sách về
tôn giáo.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn thiếu bền vững, cơ cấu kinh tế chậm
chuyển dịch theo hướng hợp lý và hiệu quả. Trong lúc đời sống kinh tế thế giới
không ngừng vận động nhanh chóng, mang tính đột phá và linh hoạt, ta hội nhập
nhưng phát triển dàn trải chưa chú vào những khâu trọng tâm. Đồng thời, nguồn
lực đầu tư cho hội nhập và phát triển cũng hạn chế, năng lực cạnh tranh tổng hợp
của Việt Nam (năm 2013,2014) chỉ xếp 70/148, khả năng tích lũy vốn, nhân lực và
tiến bộ công nghệ còn khiêm tốn, năng xuất lao động chưa cao.
Ba mươi năm nỗ lực miệt mài nhưng dường như chúng ta đã ‘‘lỡ hẹn’’
so với mục tiêu phấn đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra. Sự kém
hiệu quả của nền kinh tế tạo nên những nhân tố gây bất an cho cơ thể xã hội. Sự tụt
hậu, nghèo nàn, chậm phát triển về kinh tế là nguyên nhân vừa sâu xa, vừa cơ bản
và trực tiếp nhất khiến bất kỳ dân tộc nào cũng phải đối mặt với hiểm họa rơi vào
vòng lệ thuộc nước ngoài trên nhiều phương diện trong đó có cả phương diện văn
hóa, tư tưởng và ngay cả đời sống tôn giáo.
Sự phát triển kinh tế được coi là yếu tố hàng đầu quyết định sức mạnh
tổng hợp quốc gia. Không thể giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nếu
như chỉ có một nền kinh tế yếu ớt, thiếu bền vững. Xét trên phương diện đời sống
tôn giáo trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay thì khi kinh tế càng mạnh, ta
càng có nhiều điều kiện hơn để đầu tư vào thực hiện các chính sách xã hội, phát
triển cơ sở hạ tầng, để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tạo nền
tảng phát triển xã hội bền vững trong đồng bào có đạo.
Vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, nhiệm vụ xây dựng, phát
triển kinh tế ở nước ta càng phải thực sự được đặt cao là trọng tâm hàng đầu. Sức
mạnh kinh tế được thể hiện trước hết ở thực lực, tiềm năng và cơ cấu hiện đại của
nền kinh tế. Ưu tiên số 1 trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay là đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Phát triển kinh tế gắn chặt với phát triển văn hoá và bảo vệ môi trường;
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển. Đây là một yêu
cầu tất yếu đặt ra nhằm giữ vững độc lập dân tộc và định hướng chủ nghĩa xã hội,
tránh nguy cơ chệch hướng trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay và trong toàn
bộ quá trình đổi mới nói chung. Kinh tế có phát triển thì đời sống tinh thần mới
phong phú, nói cách khác thì ‘’đói phần xác thì cũng nhếch nhác phần hồn, no
cơm ấm áo thì xác hồn đều vui”
Bốn là” giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước và các giáo hội, quán
triệt và thực hiện tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
Trong những năm qua chúng ta có rất nhiều thành tựu về vấn đề này do chỗ
Ðảng ta trên nền tảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm chắc đặc điểm dân tộc, yếu
tố dân tộc của cách mạng Việt Nam, tránh được phần lớn những sai lầm, thiếu
sót về vấn đề tôn giáo trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Ðặc biệt từ 1990 đến nay, lần đầu tiên Ðảng ta đã chuyển nhận thức công tác
tôn giáo từ phạm trù nội chính, qua phạm trù công tác dân vận, tạo nên một cục
diện mới, được đồng bào các tôn giáo (xuất hiện cụm từ "đồng bào có đạo") đón
nhận, tạo nên bầu không khí phấn khởi, thuận lợi hơn cho quan hệ Nhà nước với
các tổ chức tôn giáo.
Hiện nay, vấn đề then chốt để tiếp tục đổi mới về tôn giáo là phải đặt mối
quan hệ này trong vấn đề nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bình thường
hóa và pháp trị. Càng làm tốt điều này đời sống tôn giáo càng ổn định vững chắc
và xây đắp hơn đại đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Cần tiếp tục hoàn thiện luật pháp
tôn giáo, triển khai có hiệu quả hơn đường lối chính sách đổi mới của Ðảng,
Nhà nước ta nhằm tạo ra sự thông thoáng, cởi gỡ những ách tắc của công tác tôn
giáo và trong các quan hệ quốc tế.
Trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện tốt các chủ trường, chính sách của
Đảng, Nhà nước về công tác tôn giáo cần phải.
Quán triệt sâu sắc quan điểm đổi mới của Đảng ta về công tác tôn
giáo.:"Đồng bào các tôn giáo là bộ phận cấu thành của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc… Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là điểm
tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc". Đồng thời, cần khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái, hướng
thiện… trong các tôn giáo và tuyên truyền, giáo dục, khắc phục mê tín dị đoan,
chống việc lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng thực hiện ý đồ chính trị xấu. Với tinh
thần đổi mới, Đảng và Nhà nước ta xác định: tôn giáo còn tồn tại lâu dài, còn là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; tôn giáo có những giá trị văn hoá,
đạo đức tích cực phù hợp với xã hội mới; đoàn kết, tập hợp rộng rãi lực lượng
cách mạng, trong đó có một bộ phận quan trọng là đồng bào các tôn giáo. Công
tác tôn giáo vừa quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng,
vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng. Nội
dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Làm tốt
công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh
đạo.
Thực hiện tốt nhiệm vụ, công tác tôn giáo hiện nay, trong đó tập trung
thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh
tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Đẩy mạnh
phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống "tốt đời đẹp đạo" trong quần
chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về tôn giáo. Phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác phối
hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn
giáo, dân tộc để phá hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ. Hướng dẫn các tôn
giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và
Nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Nhà
nước ta. Xây dựng, bồi dưỡng lực lượng cốt cán, đảng viên có đạo trong tín đồ,
chức sắc, chức việc, nhà tu hành của từng tôn giáo. Tổng kết việc thực hiện các
chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo, tăng cường nghiên cứu cơ
bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng
và thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo trước mắt và lâu dài.
Đổi mới phương pháp vận động quần chúng tín đồ là phải thông qua việc
thực hiện thật tốt chính sách kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, luật pháp,
đảm bảo lợi ích vật chất, tinh thần cả phần đời, phần đạo cho tín đồ, chức sắc.
Khi xử lý vấn đề tôn giáo cần tuân thủ bốn quy cách quan trọng sau: Một là, "có
lý", tức là giải quyết vấn đề tôn giáo phải rất thuyết phục, không được dùng
mệnh lệnh hành chính đơn thuần, không ức hiếp quần chúng… Hai là, "đúng
luật", tức là khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải căn cứ theo luật: luật pháp nhà
nước và luật đạo (luật đã được nhà nước thừa nhận), khi có mâu thuẫn thì đặt
luật nhà nước lên trên. Ba là phải được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ,
nghĩa là phải lấy quan điểm quần chúng để xử lý. Nếu đại đa số quần chúng
không đồng tình thì cần tăng cường biện pháp giáo dục, chưa nên tiến hành
những biện pháp hành chính cứng rắn khi quần chúng nhân dân chưa thông suốt;
cần tranh thủ đông đảo quần chúng, cô lập những phần tử xấu. Bốn là thống nhất
đồng bộ giữa ba bộ phận: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận và các
đoàn thể vận động quần chúng nhân dân; ba biện pháp: biện pháp hành chính,
biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục.