Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giáo dục phòng tránh đuối nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.71 KB, 4 trang )

TRƯỜNG TRUNG CẤP TÂY SÀI GÒN
KHOA YHCT
LỚP : Y5 - Môn học : Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
Giáo viên : Võ Thị Lình
Học viên : Trương Thị Minh Thư

Bài : Giáo dục phòng tránh đuối nước.
Trong các dịp lễ tết, nhất là vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ tổ chức cho các
em học sinh đi nghỉ mát, tắm biển. Khắp nơi, các bạn học sinh cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở
sông, suối, ao, hồ… thì nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Đôi khi do sự bất cẩn của người
lớn, chỉ một vài phút lơ là không chú ý đến các em nhỏ , thì cũng có thể gây ra những tai nạn thương
tâm. Ta có thể lấy vài ví dụ cụ thể sau :
-

-

Tại xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) xảy ra gần đây. Khi đang tắm cho đứa cháu
tầm 9 tháng tuổi, thấy điện thoại reo, ông T nghĩ cháu đã ngồi vững, hai tay bám chắc vào
chậu nên để cháu ngồi trong chậu quay vào nghe điện thoại. Khoảng 2 phút sau quay ra, ông
T thấy cháu đã úp mặt xuống nước, tắt thở.
Và trường hợp thứ 2: bé Trương Thuý Vy bị “chết đuối trong ca nước”. Theo tường trình của
ông Bùi Văn Đoàn, Trường mầm non tư thục Tuổi Ngọc (thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, Bình
Dương): “Sau khi trẻ ăn xong thì cho các cháu đi vệ sinh. Vài phút sau, cô vào kiểm tra thì
thấy vòi nước đang chảy và phát hiện một cháu bé gục mặt vào ca nhựa múc nước. Trường
đã đưa cháu đi cấp cứu nhưng khi đến viện cháu bé đã chết.

Điều này muốn nói lên là đuối nước không chỉ xảy ra ở biển, sông, suối, ao, hồ, … mà còn có thể
xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trẻ,…v.v…
Vì thế, việc giáo dục tuyên truyền để giúp mọi người hiểu biết về cách phòng và kĩ năng xử trí tai nạn
đuối nước là rất cần thiết.
Đuối nước là gì ? vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong ?


Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu ôxy và các chức
năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói cách khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ
thể bị chìm trong nước.
- Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn
lại chết đuối nhưng phổi không có nước.
- Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất
ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản
xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não
và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi
là chết đuối khô.
-

Một trường hợp khác, tuy không phổ biến như đuối nước, nhưng “ chết đuối trên cạn “ cũng
rất nguy hiểm, có thể xảy ra cho bất kỳ ai, nhất là với trẻ em ở các hồ bơi.
+ 'Chết đuối trên cạn' xảy ra khi bé suýt chết đuối nhưng may mắn được cứu, cơ thể
tưởng không sao, trở lại bình thường, nhưng thực chất một lượng nước uống trong lần chết
hụt đó vẫn đang tích tụ trong phổi... Chất lỏng này tiếp tục tích tụ trong phổi sau khi nạn nhân
được cứu lên và gây ra tình trạng khó thở hoặc không thể thở được.


+ Không giống như chết đuối bình thường, triệu chứng của 'chết đuối trên cạn' không
xuất hiện ngay lập tức. Nạn nhân vẫn có thể thở được với lượng nước ít trong phổi, và nghĩ
rằng mình đã loại bỏ hết nước ra khỏi cơ thể. Trên thực tế, lượng nước đọng trong phổi có
thể lấp khoảng trống chứa ôxy của phổi và làm giảm khả năng ôxy hóa máu khi nó đi qua. Tim
lúc đầu cũng không bị làm chậm nên nạn nhân vẫn đi bộ và nói chuyện được. Thậm chí trong
một số trường hợp, 'chết đuối trên cạn' có thể xảy ra 72 giờ sau khi nạn nhân gặp vấn đề.
Ngoài việc lấp đầy phổi với chất lỏng, 'chết đuối trên cạn' còn khiến cơ thể tiếp xúc với các
hóa chất nếu môi trường nước là một hồ bơi hay bồn tắm nước nóng..
+ Triệu chứng của 'chết đuối trên cạn'
- Khó thở

- Ho dữ dội
- Mệt lả hoặc mệt mỏi một cách bất thường
- Hành vi bất thường liên quan đến chức năng não, chẳng hạn như nói lắp hoặc thiếu
nhận thức.
+Cha mẹ nên làm gì?
Nếu con của bạn biểu hiện một trong bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy gọi ngay
điện thoại cấp cứu hoặc đưa con đến một bệnh viện gần nhất để kiểm tra. Tùy thuộc vào mức
độ nghiêm trọng của tình hình mà con bạn có phải ở lại bệnh viện qua đêm để theo dõi hay
không.
Vì vậy, khi gặp trường hợp đuối nước, cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để
giải phóng đường hô hấp.

Khi gặp một trường hợp đuối nước, chúng ta cần xử trí như thế nào ?

Lưu ý : Cứu người đuối nước là một việc làm vô cùng nguy hiểm, nếu không xử lý đúng cách, có
thể gây tử vong cho cả nạn nhân và người cứu.
-

-

-

-

Nhảy xuống nước cứu người chỉ là giải pháp bất đắc dĩ. Chúng ta không nên vội vàng nhảy
xuống, chúng ta nên quan sát, khi thấy họ yếu hẳn rồi mới lao xuống cứu. Vì, trong giây phút
sinh tử, bản năng sinh tồn của con người rất cao, sẽ khiến họ rất khỏe, lúc này, lực kéo lớn vô
cùng, nạn nhân có khuynh hướng vùng vẫy, níu kéo rất chặt, gây khó khăn cho người cứu và
chỉ cần một chút sơ sẩy thì ngay cả việc biết bơi cũng không thể cứu được mình.
Khi nhảy xuống cứu, tuyệt đối không để tay, chân nạn nhân bấu víu vào người mình. Chúng

ta cũng không nên đối mặt với họ mà nên bơi vòng ra sau lưng người bị nạn. Nếu là con gái
thì nên túm tóc rồi lôi vào bờ, nếu là con trai thì có thể túm lấy quần áo.
Nếu lúc đó, chúng ta đang mặc quần áo trên người thì phải cởi bỏ, tránh trở thành vật để nạn
nhân bám vào đó, lôi kéo chúng ta cùng chìm. Bên cạnh đó, quần áo cởi ra nên kết lại, đưa
cho nạn nhân làm dây kéo, lôi họ vào bờ.
Nếu bơi ra xa cứu thì tốt nhất nên có phao cứu sinh.
Nếu nạn nhân gặp thủy nạn giữa dông, nước chảy xiết, hoặc lúc lũ ống cuốn quá mạnh thì
không nên mạo hiểm lao xuống nước cứu, vì những trường hợp đó là quá nguy hiểm. Cứu
người là việc nên làm, nhưng điều nên làm hơn là phải đảm bảo an toàn cho mình trước.

Cách ứng cứu :
-

-

Khi thấy một người đuối nước, trước hết bạn cần nhanh chóng tri hô lớn cho nhiều người
biết. Cùng với đó, cần nhanh chóng tìm cây sào, mái chèo, dây thừng, phao… để họ bám
vào. Nếu không có vật gì xung quanh, huy động quần áo của mọi người để cột thành dây dài,
quăng cho nạn nhân. Nếu nạn nhân ra xa tầm với, cần một người biết bơi ra cứu nạn nhân.
Tuy nhiên, cần dùng dây buộc người cứu hộ, một đầu cho người trên bờ giữ hoặc buộc vào
cọc neo, cây lớn. Dù họ bất tỉnh hay tỉnh táo cũng không nên ôm nạn nhân. Bạn hãy để họ níu


-

vào hoặc túm áo, buộc dây để có thể kéo họ vào bờ. Nên kết hợp cả sức bơi lẫn sức kéo của
những người còn lại.
Với nạn nhân đuối nước, để tăng thêm thời gian cho người ứng cứu, bạn cần tìm cách 'bơi tự
cứu'. Thay vì vùng vẫy la hết, bạn cần bình tĩnh nhắm mắt, miệng ngậm, nín thở, hạn chế
nước vào phổi. Thả lỏng toàn cơ thể, chân quạt nhẹ để người có thể nhô lên. Khi thoát khỏi

mặt nước, cần nhanh chóng hít một hơi sâu và dài. Thở ra từ từ khi ở dưới nước. Việc này
tăng cơ hội sống sót cho bạn cũng như người ứng cứu.

Cách sơ cứu : cấp cứu tại chỗ là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân, nếu xử trí
chậm, nạn nhân bị thiếu oxy não rất khó cứu sống sau đó.
-

-

-

-

Khi nạn nhân đã lên được bờ, cần nhanh chóng kiểm tra miệng, mũi nạn nhân, nếu phát hiện
dị vật phải móc ra ngay để khai thong đường hô hấp. Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, thay quần
áo cho nạn nhân. Trời lạnh, cần cởi bỏ quần áo ướt, đắp chăn cho nạn nhân, luôn có người
theo dõi thân nhiệt. Dùng khăn móc hết dãi, đờm trong miệng. Sau đó, cho uống cốc chè
nóng hoặc rượu cấp cứu.
Nếu nạn nhân ngưng thở, cần tiến hành ép tim cấp cứu hoặc hô hấp nhân tạo. Đặt nạn nhân
nằm ngửa, bịt mũi nạn nhân rồi hít một hơi thật sâu đưa vào miệng nạn nhân, thở một hơi dài.
Làm như vậy thêm vài lần nữa. Ép tim cấp cứu bằng cách đan hai tay vào nhau, để vào 1/3
xương ức về phía ngực trái, ép khoảng 30 lần. Hai phương pháp này cần tiến hành luân hồi
trong khi đợi nhân viên y tế đến.
Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước, nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, đầu nằm
nghiêng, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì
sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn
nhân phục hồi.
Sau cùng, vẫn phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để đảm bảo sức khoẻ.

Những việc cần chú ý trong quá trình cấp cứu đuối nước :


- Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước: tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm cho
được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v... mà phải bằng mọi cách và khả năng hiểu biết cấp
cứu ngay
- Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc
nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc
làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết rồi! Trong
quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ
thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng
hơn máu).
- Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh bạo vì có thể làm gãy
xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.
Như vậy, với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất,
quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.


Để phòng, chống tai nạn đuối nước cần thực hiện những gì?
1. Đối với trẻ lớn và người lớn:
- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp
nguy hiểm hay không.
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu
thuyền.
- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.
2. Đối với trẻ nhỏ:
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm
công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có
(như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

3. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cũng đưa ra 8 khuyến cáo để các bậc
phụ huynh và các bạn phòng tránh chết đuối cho con em mình, cho các bạn như:
- Không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm
- Không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ nước, hố sâu, hố vôi đang tôi để tránh bị ngã, rơi
xuống hố.
- Nhà ở gần vùng sông nước, ao hồ cần làm cửa chắn và rào quanh nhà.
- Nên nhắc cha mẹ lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng.
- Nhắc cha mẹ làm nắp đậy chắc chắn, an toàn cho giếng, bể nước, chum vại.
- Nên có người lớn đưa đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông
- Nên nhắc người lớn dậy bơi cho các bạn.



×