Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Đánh giá sự sinh trưởng và sức đề kháng của gà f1 (mía x lương phượng) tại trại giống gia cầm thịnh đán thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 42 trang )

42

TRNG I HC NễNG LM THI NGUYấN
KHOA CHN NUễI TH Y

BO CO KT QU
TI NGHIấN CU KHOA HC CP TRNG
M S: SV2012 - 57

Tờn ti:
ĐáNH GIá Sự SINH TRƯởNG Và SứC Đề KHáNG
CủA Gà F1 (MíA X LƯƠNG PHƯợNG) TạI TRạI GIốNG GIA CầM
THịNH ĐáN - THàNH PHố THáI NGUYÊN

Ch nhim ti
Lp
Khoa
Giỏo viờn hng dn
Nhng ngi tham gia

: Ng Cụng Dng
: 42 - CNTY
: Chn nuụi Thỳ y
: ThS. Nguyn Thu Trang
: Lờ c Anh
Ng Cụng Dng
Dng Th Hin
Nguyn Mnh Tng

Thỏi Nguyờn - 2013



36

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường, nghiên cứu khoa học
là khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để
cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế
nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau thời gian tiến hành nghiên
cứu khoa học, để hoàn thành được bản báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản
thân, chúng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của các cơ quan,
các cấp lãnh đạo và các cá nhân, chúng tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và
kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trước tiên, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa,
chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới Trại giống gia cầm Thịnh Đán - thành phố Thái
Nguyên, đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian tiến hành đề tài.
Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Nguyễn
Thu Trang - Bộ môn Vi sinh vật - Giải phẫu - Bệnh lý, Khoa Chăn nuôi Thú
y, đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn
thành đề tài.
Chúng tôi cũng xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo, các vị Hội
đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 03 năm 2012
TM nhóm Sinh viên

Ngọ Công Dũng



37

DANH MỤC VIẾT TẮT
Cs
PI
TCVN
TTTA
Ss

: Cộng sự
:Chỉ số sản xuất (Peformance - Index)
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Tiêu tốn thức ăn
: Sơ sinh


38

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ........................................................... 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2
1.3. Mục tiêu của đề tài............................................................................................ 2
2. Tổng quan tài liệu ................................................................................................ 2
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................. 2
2.1.1. Khả năng sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng ......... 2
2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của gà ............................................. 4

2.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt ..................................................................... 7
2.1.4. Khả năng chuyển hoá và sử dụng thức ăn .................................................... 11
2.2. Một vài nét về gà thí nghiệm........................................................................... 12
2.2.1 Nguồn gốc, đặc điểm gà Lương Phượng ....................................................... 12
2.2.2. Nguồn gốc, đặc điểm gà Mía ...................................................................... 12
2.2.3. Đặc điểm gà lai F1 (Mía x Lương Phượng) ............................................... 13
2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................... 13
2.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước.................................................................. 13
2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................. 14
3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu .............................................. 15
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 15
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 15
3.3. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 15
3.3.1. Nội dung nghiên cứu:................................................................................... 15
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi. ............................................ 15
3.3.2.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà....................................................... 15
3.3.2.2. Phương pháp làm tiêu bản máu ................................................................. 17
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 18
4. Kết quả và phân tích kết quả .............................................................................. 19
4.1. Thực hiện quy trình chăm sóc gà F1(Mía x Lương Phượng) ........................... 19
4.1.1 Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà .......................................................... 19


39

4.1.3 Công tác thú y và vệ sinh phòng bệnh ........................................................... 20
4.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng và sức đề kháng của gà F1(Mía x Lương
Phượng)................................................................................................................. 23
4.2.1 Tỷ lệ nuôi sống ............................................................................................. 23
4.2.2 Thực hiện quy trình làm tiêu bản máu gà. ..................................................... 24

4.2.3 Khả năng sinh trưởng.................................................................................... 26
4.2.4. Tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng ........................................................... 30
4.2.5 Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng ........................................ 31
4.2.6. Chỉ số sản xuất PI (Performance -Index) ...................................................... 31
4.2.7. Hạch toán chi phí. ........................................................................................ 32
5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 33
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 33
5.2. Tồn tại ............................................................................................................ 33
5.3. Đề nghị ........................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 34


40

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà lai F1 ................................................................. 24
Bảng 4.2: Sinh trưởng tích lũy của gà khảo nghiệm (g/con) ................................... 27
Bảng 4.3: Sinh trưởng tương đối của gà khảo nghiệm (%) ..................................... 28
Bảng4.4: Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày)... 29
Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (Kg) .............................................. 30
Bảng 4.6 : Tiêu tốn năng lượng trao đổi / kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm qua
các tuần tuổi Kca ME/kg ............................................................................... 31
Bảng 4.7: Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm.......................................................... 32
Bảng 4.8: Chi phí trực tiếp cho 1 kg khối lượng gà xuất bán (đ/kg) ...................... 32

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang


Hình 4.1. Tiêu bản máu gà (độ phóng đại 10 x 40) ................................................ 26
Hình 4.2. tiêu bản máu gà (độ phóng đại 10 x 40).................................................. 26


41

TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Đánh giá sự sinh trưởng và sức đề kháng của gà F1
(Mía x Lương Phượng) tại Trại giống gia cầm Thịnh Đán - Thành phố
Thái Nguyên’’.
Mã số : SV2012 - 57
Chủ nhiệm đề tài: Ngọ Công Dũng
Thời gian thực hiện: 02/2012 - 02/2013
Địa điểm thực hiện: Tại Trại giống gia cầm Thịnh Đán - Thành phố
Thái Nguyên
1. Mục tiêu của đề tài:
- Thực hiện được quy trình chăm sóc gà F1 (Mía x Lương Phượng)
- Thực hiện được quy trình làm tiêu bản máu.
- Biết được khả năng sinh trưởng và sức đề kháng của gà F1 (Mía x Lương
Phượng), giúp cho các nhà công tác giống và người chăn nuôi có hướng lai tạo
phù hợp và quy trình nuôi dưỡng hợp lý nhằm nâng hiệu quả kinh tế.
2. Kết quả nghiên cứu chính đã đạt được:
Từ những kết quả thu được qua quá trình theo dõi đàn gà thí nghiệm từ
0 - 10 tuần tuổi, chúng tôi có những kết luận sơ bộ như sau:
• Tỷ lệ nuôi sống của gà F1 (Mía x Lương Phượng) tương đối cao (lúc
10 tuần tuổi đạt 96,67%).
• Qua quan sát tiêu bản máu chúng tôi nhận thấy số lượng lâm ba cầu
nhiều hơn bạch cầu trung tính, có thể kết luận rằng khả năng đề kháng của gà
lai F1 (Mía x Lương Phượng) là rất cao.
• Khối lượng của gà thí nghiệm nuôi đến 10 tuần tuổi đạt: 2192,00g

(con trống); 1900,30 (con mái) và trung bình cả trống và mái là 2046,18g.
• Sinh trưởng tuyệt đối bình quân cả giai đoạn của gà thí nghiệm đạt : 28,66g
• Tiêu tốn thức ăn/kg tăng dần qua các tuần tuổi (ss là 1,40kg, 10 tuần
tuổi là 2,76kg).
• Tiêu tốn năng lượng trao đổi bình quân cho 1kg tăng khối lượng cộng
dồn của gà thí nghiệm là 8414,27KcalME.
• Chỉ số sản xuất của gà F1(Mía x Lương Phượng) tăng dần qua các
tuần, cao nhất ở tuần 7, sau đó giảm dần.
• Nuôi gà F1 (Mía x Lương Phượng) đạt hiệu quả kinh tế cao.


1

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
của nước ta. Để phát triển nền nông nghiệp toàn diện, ngoài trồng trọt, chăn
nuôi chiếm vị trí không nhỏ trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nâng
cao đời sống của người dân. Chăn nuôi không những góp phần làm tăng thu
nhập, tận dụng nguồn lao động thừa, còn là một nguồn lợi không nhỏ cho bất
cứ một quốc gia nông nghiệp nào.
Ở Việt Nam ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng
đã có từ lâu nhưng quy mô còn nhỏ lẻ. Trong những năm gần đây, ngành chăn
nuôi gia cầm phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Nó không những
đáp ứng được nhu cầu trong nước, mà còn xuất khẩu sang nước ngoài. Chăn
nuôi gia cầm có ý nghĩa kinh tế lớn vì nó có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu
về các loại sản phẩm như trứng, thịt có giá trị dinh dưỡng cao (có tỷ lệ protein
cao và đầy đủ các axit amin thiết yếu). Ngoài ra nó còn cung cấp phân bón
cho ngành trồng trọt và cung cấp một số sản phẩm phụ như lông cho ngành

công nghiệp nhẹ.
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thì thành tựu khoa học mới được áp
dụng nhiều vào trong sản xuất như góp phần cải tạo giống như nhập một số giống
gà mới: Tam Hoàng. Lương Phượng, Kabia, Hybro… Để góp phần phát triển kinh
tế và cải thiện đời sống của người dân. Bên cạnh đó còn tạo một số tổ hợp lai với
các giống gà nội nhằm khai thác triệt để nguồn gen vốn có.
Hiện nay nước ta đã tạo được tổ hợp lai gà thương phẩm (Mía x Lương
Phượng) có thể nuôi theo hướng công nghiệp và có thể theo hình thức bán
chăn thả phù hợp với vùng nông thôn, miền núi của nước ta.
Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên đã đưa gà này nuôi tại trại giống
gà Thịnh Đán. Để có thêm cơ sở khoa học cho việc đánh giá khả năng sinh trưởng
và phát triển của gà tại thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh
giá sự sinh trưởng và sức đề kháng của gà F1 (Mía x Lương Phượng) tại Trại
giống gia cầm Thịnh Đán - Thành phố Thái Nguyên’’


2

1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Có thêm luận cứ khoa học về khả năng sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống
của gà lai F1 (Mía x Lương Phượng)
- Đánh giá khả năng sản xuất của gà lai F1 (Mía x Lương Phượng) về
phương thức nuôi thích hợp trong sản xuất đại trà.
- Từng bước hoàn thiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng để phát huy hết
tiềm năng của con giống.
- Bản thân là sinh viên được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Thực hiện được quy trình chăm sóc gà F1 (Mía x Lương Phượng)
- Thực hiện được quy trình làm tiêu bản máu.
- Biết được khả năng sinh trưởng và sức đề kháng của gà F1 (Mía x Lương

Phượng), giúp cho các nhà công tác giống và người chăn nuôi có hướng lai tạo
phù hợp và quy trình nuôi dưỡng hợp lý nhằm nâng hiệu quả kinh tế.
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khả năng sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng
Khái niệm về sinh trưởng
* Khái niệm
Theo Dương Mạnh Hùng (2004) [4], sinh trưởng là quá trình tích luỹ
các chất do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, chiều
ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở đặc
tính di truyền từ thế hệ trước. Thực chất của sinh trưởng là sự tăng trưởng và
sự phân chia của các tế bào trong cơ thể. Sự sinh trưởng của con vật được tính
từ lúc trứng được thụ tinh cho đến khi cơ thể được trưởng thành.
Đối với gia cầm, quá trình sinh trưởng là quá trình tổng hợp của sự tăng
lên về kích thước, số lượng tế bào và thể dịch trong mô bào ở giai đoạn đầu của
phôi. Ở giai đoạn sau khi nở, sinh trưởng là sự lớn dần của các mô. Trong một số
mô, sinh trưởng là sự tăng lên của kích thước tế bào. Giai đoạn sinh trưởng của
gà được chia ra làm hai thời kỳ: thời kỳ gà con và thời kỳ gà trưởng thành.
Khả năng sinh trưởng của gia cầm được biểu hiện qua khối lượng cụ
thể của từng cá thể hoặc đại diện cho một dòng, giống. Đây là một chỉ tiêu có


3

ý nghĩa rất lớn. Các yếu tố về giống, dòng có ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng và cho thịt của gia cầm. Trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng và
chăm sóc, mỗi giống có khả năng sinh trưởng là khác nhau. Ngoài ra, sinh
trưởng còn phụ thuộc vào tính biệt.
Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và của gà nói riêng chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, dinh dưỡng, tuổi, tính biệt,

hướng sản xuất và các điều kiện chăn sóc nuôi dưỡng khác.
Các yếu tố giống như: giống, dòng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng ở
gia súc, gia cầm. Trong cùng một điều kiện chăn nuôi, các giống khác nhau có
khả năng sinh trưởng khác nhau. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân
(1998)[3], cho biết gà con ở 40 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 10 lần so với
lúc 01 ngày tuổi, trong khi đó để tăng gấp 10 lần khối lượng lúc 01 ngày tuổi
vịt con chỉ cần có 20 ngày. Các tác giả cũng cho biết sự khác nhau về khối
lượng giữa các loại hình sản xuất: Giống gà hướng thịt có khối lượng nặng
gấp 2 lần giống gà hướng trứng, giống gà kiêm dụng nặng hơn giống gà
hướng trứng từ 30 - 40%.
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn do tính
biệt quy định, trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái: ở
gà hướng thịt giai đoạn 60- 70 ngày tuổi con trống nặng hơn con mái 180 250g (theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998)[3]).
* Phương pháp đánh giá sinh trưởng
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, để đánh giá
khả năng sinh trưởng, người ta sử dụng hai chỉ số đó là: sinh trưởng tương đối
và sinh trưởng tuyệt đối.
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cơ
thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát (TCVN 2 - 39 - 77) [10]. Sinh
trưởng tuyệt đối thường tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Giá trị sinh
trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
Sinh trưởng tương đối là tỉ lệ phần trăm tăng lên về khối lượng kích thước
và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN 2 - 40 - 77)
[11]. Gà còn non có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.


4

2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của gà
* Ảnh hưởng của dòng giống

Bằng thực nghiệm, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được rằng:
Trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, các giống khác nhau có khả
năng sinh trưởng khác nhau. Sinh trưởng của giống gà chuyên thịt nhanh hơn
giống gà chuyên trứng. Ngoài ra, hướng sản xuất cũng ảnh hưởng tới khả
năng sinh trưởng của gia cầm..
* Ảnh hưởng của tính biệt
Trong cùng một giống, khả năng sinh trưởng của các cá thể là khác
nhau, sự khác nhau giữa con đực và con cái là khá rõ. Theo Nguyễn Duy
Hoan và cs (1999) [3], tốc độ sinh trưởng của con đực non cao hơn con cái.
Gà trống, ngỗng đực, vịt đực, gà phi đực nặng hơn con cái cùng loài, cùng
tuổi là 25 - 30%. Mỗi giống đều có khối lượng đặc trưng cho con đực và con
cái, mặc dù có sự khác nhau khá lớn giữa các cá thể. Các nhà di truyền học
kết luận rằng, sự khác nhau về khối lượng giữa con đực và con cái là do tổ
hợp gen liên kết với giới tính quy định.
Khối lượng sống của gia cầm còn khác nhau theo tuổi, thường tăng vào
năm đầu tiên; chỉ lúc thay lông thì khối lượng mới giảm xuống.
Như vậy, khối lượng sống của gia cầm khác nhau theo loài, tính biệt,
giống, tuổi và cá thể.
* Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau
gây nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô
này với mô kia. Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng
mà còn làm biến động di truyền về sinh trưởng.
Lê Hồng Mận và cs (1993) [5] cho biết nhu cầu protein thích hợp của gà
Broiler đã được xác định, các tác giả nhấn mạnh tỷ lệ giữa năng lượng và
protein trong thức ăn cũng rất quan trọng, để phát huy được khả năng sinh
trưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm
giữa protein, axit amin và năng lượng. Ở gà Broiler một phần năng lượng dùng
để duy trì, một phần để tăng khối lượng. Những cá thể nào có tốc độ sinh
trưởng nhanh thường tiêu tốn thức ăn ít hơn, tỷ lệ protein cao hợp lý sẽ giúp

cho trao đổi chất được tăng cường, dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.


5

Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành trong chăn nuôi gà Broiler nên bất cứ
yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại hiệu quả kinh
tế cao cho ngành chăn nuôi gà Broiler. Do đó, để nâng cao năng suất cho ngành
chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì một
trong những vấn đề cơ bản là lập ra những khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân
đối, trên cơ sở tính toán nhu cầu trong từng giai đoạn nuôi.
* Ảnh hưởng của chăm sóc
Bên cạnh những yếu tố nêu trên thì sinh trưởng của gà còn chịu ảnh
hưởng của yếu tố môi trường như chăm sóc, nuôi dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ
thông thoáng, mật độ nuôi.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ
Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [5] thì nhiệt độ chuồng nuôi
gà sau 28 ngày thích hợp là 18 - 200C. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu
năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của gà Broiler, do vậy tiêu thụ
thức ăn của gà chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường. Trong điều
kiện nhiệt độ khác nhau thì mức độ tiêu tốn thức ăn của gà cũng khác nhau.
Theo Cerniglia và cs (1983) [12] thì nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 10C
tiêu thụ năng lượng của gà biến đổi tương đương 2kcal, mà nhu cầu về năng
lượng và các chất dinh dưỡng khác cũng bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
Theo Wash Burn, K.Wetal (1992) [13] cho biết nhiệt độ cao làm gà
sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn ở các khu vực chăn
nuôi gà Broiler công nghiệp vùng khí hậu nhiệt đới. I.Nir (1992) [15] qua
nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trường 350C, ẩm độ tương đối 66%
đã làm giảm quá trình tăng khối lượng cơ thể 30 - 35% ở gà trống, 20 - 30% ở
gà mái so với điều kiện về khí hậu thích hợp. Thông thường khi nhiệt độ cao

khả năng ăn của gia cầm giảm. Để khắc phục điều này đảm bảo khả năng sinh
trưởng của gà người ta đã sử dụng thức ăn cao năng lượng, tất nhiên trên cơ
sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng như axit amin/ ME và tỷ lệ khoáng, vitamin
trong thức ăn cần phải cao hơn để đảm bảo dinh dưỡng mà gà tiếp nhận được
không thấp hơn nhu cầu của chúng.
Do đó, trong điều kiện khí hậu ở nước ta, tùy theo mùa vụ, căn cứ vào
nhiệt độ của từng giai đoạn mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP cho phù


6

hợp để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung
và gà thịt nói riêng.
* Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng
Ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia cầm.
Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc
làm ảnh hưởng xấu tới gà, đặc biệt là NH3, do vi khuẩn phân hủy axit uric
trong phân và chất độn chuồng làm tổn thương đến hệ hô hấp của gà, tăng khả
năng nhiễm bệnh cầu trùng, Newcastle, CRD dẫn tới làm giảm khả năng sinh
trưởng của gà.
Độ thông thoáng trong chăn nuôi có vai trò quan trọng trong việc giúp
gà đủ O2, giảm CO2 và các chất độc khác. Thông thoáng làm giảm ẩm độ,
điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi từ đó hạn chế bệnh tật. Nhưng không khí
trong chuồng ở điều kiện nhất định có chứa các tác nhân có hại cho gia cầm.
Trong chăn nuôi, nếu chuồng trại không thông thoáng thì trong chuồng nuôi
sẽ có các loại khí độc như CO2, H2S, NH3, CH4... các chất này sẽ kích thích
niêm mạc đường hô hấp, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công đường
hô hấp của gia cầm.
Tốc độ gió lùa và nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới tăng khối lượng
của gà, gà con nhạy cảm hơn gà trưởng thành. Đối với gà lớn cần tốc độ lưu

thông không khí lớn hơn gà nhỏ.
* Ảnh hưởng chế độ chiếu sáng
Gà rất nhạy cảm với chế độ chiếu sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là vấn
đề cần được quan tâm.
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [3] thì với gà Broiler
giết thịt sớm (38 - 42 ngày tuổi) thời gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu
24/24h, cường độ chiếu sáng 20lux/m2, ngày thứ 4 đến kết thúc thời gian
chiếu sáng giảm còn 23/24h, cường độ chiếu sáng còn 5lux/m2.
* Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt
Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu
quả cao, mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2,
H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển ảnh hưởng tới khả năng tăng khối


7

lượng và sức khỏe của đàn gà, gà dễ bị cảm nhiễm với bệnh tật, tỷ lệ đồng đều
thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi.
Do vậy tùy theo mùa vụ, tuổi, giống, hướng sử dụng vật nuôi mà có
mật độ nuôi nhốt thích hợp đảm bảo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tối ưu
cho vật nuôi.
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [3] cho biết: Khi gà dưới
3 tuần tuổi mật độ nuôi nhốt (nuôi úm) 20 - 30 con/m2 nền chuồng, giảm dần đến
mật độ 7 - 10 con/ m2 nền chuồng, tùy theo mùa vụ và khối lượng xuất bán.
* Ảnh hưởng của nước uống
Nước là thành phần quan trọng vì nước tham gia quá trình trao đổi chất
trong cơ thể và tham gia vào thành phần của mô bào, ngoài ra nước còn là một
thành phần cung cấp dinh dưỡng cho gia cầm. Chính vì vậy nước uống bị
nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh, các loại hóa chất, các chất độc hại do quá
trình phân giải các chất hữu cơ là nguyên nhân thường trực gây ra các biến

loạn tiêu hóa và các dịch bệnh ở gia cầm.
2.1.3. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt
*. Nhu cầu về Protein và axit amin
Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất trong cơ thể động vật nói
chung và của gia cầm nói riêng. Protein có những đặc tính mà không có ở bất
kỳ hợp chất hữu cơ nào. Những đặc tính này đảm bảo chức năng của protein
như chất biểu hiện của sự sống. Khác với cấu trúc của gluxit và lipit trong cấu
trúc của protein bao giờ cũng chứa Nitơ (16%). Một số còn chứa một lượng
nhỏ Lưu huỳnh (S), Photpho (P) và một số vi lượng khác như Sắt (Fe), Kẽm
(Zn), Đồng (Cu)...
Cũng giống như các vật nuôi khác gia cầm không thể tự tạo ra protein từ
gluxit và lipit, mà phải lấy protein từ thức ăn vào với số lượng và chất lượng hợp lý.
Axit amin là những nguyên liệu cơ bản, xây dưng lên phân tử protit
phức tạp. Hiện nay đã phát hiện trên cơ thể gia cầm có 23 - 24 loại axit
amin được phân làm 2 nhóm:
- Nhóm axit amin thay thế: ở gia cầm cơ thể có thể tổng hợp được 13-15 axit
amin từ sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi axit amin, axit béo và từ hợp
chất chứa nhóm amino. Những axit amin tổng hợp được trong cơ thể gọi là axit


8

amin thay thế. Các axit amin thay thế trong cơ thể gia cầm đó là: Alanin,
Asparaginin, Aspastic, xystein, axit glutamic, glyxin, hyđroprolin, serin, sitrulin,
tyrozin, xystin, hyđroxy lizin. Các axit này có thể không thể cần thiết cung cấp qua
thức ăn nhưng nó cũng rất quan trọng đối với cơ thể động vật.
- Nhóm axit amin không thay thế: Những axit amin mà cơ thể không tự tổng
hợp được mà phải cung cấp chúng qua thức ăn, gọi là axit amin không thay thế hay
axit amin thiết yếu. Nhóm này gồm 10 axit amin là: arginin, lyzin, histidin, lơxin,
izlơxin, valin methionin, treonin, triptophan, phenylalamin.

Protein sau khi được thủy phân tạo ra các axit amin nhờ men tiêu hóa,
axit amin được hấp thu vào máu qua hệ thống mao mạch vì thế có sự tăng nitơ
amin trong huyết tương sau khi gia cầm ăn thức ăn. Mô bào không dự trữ axit
amin tự do mà nó được trao đổi qua sự tổng hợp theo nhu cầu cần thiết về
protein. Axit amin dư thừa sẽ được phân hủy (theo Fuller (1988)[14]). Protein
dự trữ một lượng nhỏ trong gan và trong cơ thể, là nguồn dự trữ không ổn
định. Lượng này sẽ được huy động để cung cấp axit amin nếu trong thức ăn
nghèo protein. Sự tổng hợp protein chỉ tiến hành sau khi đã thu nhận được
những thành phần cơ bản của protein là axit amin.
* Nhu cầu của gà thịt đối với protein.
Đối với gia cầm chất lượng thức ăn nói chung và chất lượng protein nói
riêng giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Các nhà khoa học đã khẳng định rằng
dinh dưỡng protein có vai trò bậc nhất trong chăn nuôi gia cầm. Để đảm bảo
các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật trong chăn nuôi gia cầm thì một trong những
vấn đề cơ bản là phải lập ra được những khẩu phần nuôi dưỡng cân đối nhất,
phù hợp nhất theo nhu cầu protein cho phát triển cơ thể, chủ yếu là để phát
triển mô cơ, mô xương...do vậy nhu cầu protein cho gà thịt là tương đối cao.
Nhu cầu protein cho gà thịt bao gồm: cho duy trì, cho tăng khối lượng (thịt, lông).
Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998) [3] thì nhu cầu protein
cho gà thịt được tính theo công thức sau:
- Nhu cầu duy trì:
Nhu cầu protein duy trì (g) = (0,0016xW)/0,15
Trong đó:
+ 0,0016: Nhu cầu protein (g) cho nhu cầu duy trì 1 gam khối lượng cơ thể


9

+ 0,55: Hiệu xuất sử dụng protein trong khẩu phần
+ W: Khối lượng cơ thể (g).

- Nhu cầu protein cho sinh trưởng:
Nhu cầu protein cho sinh trưởng (g) = (0,18x∆w)/0,55
Trong đó:
+ ∆w: Khối lượng tăng (g)
+ 0,18: Hàm lượng protein có trong thịt
+ 0,55: Hiệu xuất sử dụng protein trong khẩu phần.
- Nhu cầu protein cho mọc lông:
Thông thường dưới 4 tuần tuổi, bộ lông gia cầm chiếm 4% khối lượng cơ
thể. Khối lượng lông tăng dần lên và đạt 7% ở 4 tuần tuổi, sau đó tỷ lệ này
được giữ nguyên và ổn định. Nhu cầu protein hàng ngày cho sự mọc lông được
tính như sau:
Nhu cầu protein cho mọc lông = (0,04 hoặc 0,07x0,82)/0,55
Trong đó:
+ 0,04 hoặc 0,07: Tỷ lệ lông so với cơ thể
+ 0,82: Tỷ lệ protein ở lông
+ 0,55: Hiệu xuất sử dụng protein trong khẩu phần.
*. Nhu cầu về năng lượng
Năng lượng rất cần thiết để bảo bảo cho các hoạt động sống và tổng
hợp sản phẩm cho cơ thể. Nhu cầu năng lượng cho gà thịt bao gồm: Năng
lượng cho duy trì, năng lượng cho sinh trưởng, năng lượng cho điều tiết thân
nhiệt cơ thể. Đối với gia cầm, năng lượng trên một đơn vị khối lượng lớn hơn
so với các động vật khác có khối lượng lớn. Nhu cầu năng lượng trao đổi của
gia cầm được thể hiện bằng số Kcal hoặc KJ/con/ngày (Smith, 1993 [17]) và
phải cân đối với protein và các chất dinh dưỡng khác. Năng lượng trao đổi
gắn liền với bề mặt cơ thể, không phụ thuộc vào loài động vật và độ lớn của
chúng mà theo một chuẩn mực 1000Kcal ME/m2 bề mặt cơ thể nếu tính bề
mặt cơ thể bằng dm2, các nhà khao học đã phát hiện ra rằng chỉ cần lấy khối
lượng cơ thể (Tính bằng kg) với số mũ là 0,75 (W0,75) được gọi là khối lượng
trao đổi cơ bản. Nhu cầu cho hoạt động bình thường phụ thuộc vào mức độ
hoạt động của con vật.



10

Thông thường nhu cầu năng lượng cho hoạt động chiếm khoảng 50%
so với nhu cầu năng lượng cho trao đổi cơ bản (Singh K.S và Panda, 1988
[16]). Người ta cũng đã xác định được rằng khả năng sử dụng năng lượng trao
đổi trung bình là 82%. Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998)[3]
cho biết: Với nhiệt độ môi trường khác nhau thì nhu cầu năng lượng cho duy
trì cũng khác nhau, mối liên hệ đó được biểu hiện theo phương trình:
Nhu cầu ME duy trì :
KcalME/Kg thể trọng/ngày=W[170 - (2,2 x T0C)]
Trong đó:
+ W: Khối lượng cơ thể (Kg)
+ T0: Nhiệt độ môi trường (0C)
* Nhu cầu về chất khoáng
Chất khoáng là nhóm chất không mang năng lượng song nó là nhóm
chất cần thiết cho gia cầm cũng như các động vật khác.
Cơ thể gia cầm chứa một lượng lớn nguyên tố khoáng, khoảng 3% khối
lượng cơ thể gia cầm cụ thể là: Ca 1%, P 0,6%, K 0,15%, Cl 0,15%, Na 0,1%,
Mg 0,03%, Fe 0,013%, còn những nguyên tố khác chỉ tìm thấy ở dạng dấu
vết. Trong cơ thể, các chất khoáng được tìm thấy ở dạng hợp chất liên kết.
Căn cứ vào hàm lượng các loại chất khoáng có mặt trong cơ thể người ta chia
ra làm hai loại chất khoáng là khoáng đa lượng và khoáng vi lượng.
Khoáng đa lượng là những chất khoáng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ thể
như: Ca, P, Mg, K, Na, Cl, S...
Khoáng vi lượng là những chất khoáng chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ thể
như: Cu, Zn, Fe, I, Co...
Khoáng rất cần thiết cho cấu trúc bộ xương gia cầm, tham gia vào cân
bằng điện giải trong máu. Trong các dịch thể khoáng ở trạng thái hòa tan và

ion đảm bảo cân bằng nội môi. Khoáng là thành phần cấu tạo lên hoocmon,
vitamin, tạo nên trung tâm hoạt động của các loại men xúc tác, điều hòa quá
trình trao đổi chất, có tác dụng thúc đẩy mọi hoạt động sống của gia cầm.
Ví dụ: Fe là thành phần của Hemoglobin và Cytocormes, I là thành
phần của Thyroxine, Cu, Zn, Mn... là yếu tố phụ thiết yếu cho Enzym.


11

Việc thừa hay thiếu chất khoáng so với nhu cầu của cơ thể đều có
những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể gia cầm. Vì vậy cung cấp khoáng đầy
đủ và với tỷ lệ hợp lý trong thức ăn hỗn hợp cho gà có ý nghĩa trong việc đảm
bảo cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường và phát triển bình thường
của cơ thể gia cầm.
* Nhu cầu về Vitamin
Đối với gà nuôi theo phương thức chăn thả hoặc bán chăn thả thì việc
thiếu hụt vitamin ít khi xảy ra, nhưng đối với gà nuôi theo phương thức công
nghiệp thì việc thiếu hụt vitamin là một vấn đề lớn. Vì gà nuôi chăn thả có thể
thu nhận vitamin từ rau cỏ mà chúng ăn được, còn gà nuôi nhốt (công nghiệp)
phụ thuộc hoàn toàn vào lượng thức ăn. Nếu thức ăn thiếu vitamin thì gia cầm
sẽ bị thiếu vitamin. Thiếu vitamin sẽ gây những rối loạn nghiêm trọng trong
quá trình trao đổi chất. Gia cầm rất nhạy cảm với việc thiếu hụt vitamin, chỉ
cần một lượng nhỏ cũng dẫn tới sự giảm sức sản xuất của chúng. Vitamin cần
thiết cho mọi hoạt động sống ở các lứa tuổi khác nhau, nên chỉ với một liều
nhỏ vitamin giúp cho vật nuôi sinh trưởng và phát triển bình thường và nâng
cao sức chống đỡ của cơ thể. Vitamin tham gia cấu tạo của hệ emzym, đóng
vai trò quan trọng trong việc xúc tác các phản ứng oxi hóa, chuyển amin, giúp
chuyển hóa tế bào sinh vật. Nếu thiếu vitamin thì hệ enzym tương ứng không
hình thành, chuyển hóa rối loạn, gia cầm dễ bị nhiễm bệnh. Đối với gà nuôi
nhốt hoàn toàn thì lượng vitamin chúng thu nhận được hoàn toàn phụ thuộc

vào lượng thức ăn chế biến sẵn do con người cung cấp. Vậy việc bổ sung
vitamin tổng hợp được chiết suất từ vi sinh vật vào thức ăn hỗn hợp và việc
bảo quản vitamin trong thức ăn hỗn hợp là rất cần thiết.
2.1.4. Khả năng chuyển hoá và sử dụng thức ăn
Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, việc tạo ra
giống mới có năng suất cao thì chưa đủ mà còn phải tạo ra nguồn thức ăn giàu
dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh lý, phù hợp với mục đích sản xuất của
từng giống, dòng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi.
Tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
quan trọng. Chi phí cho thức ăn thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm.
Do đó giải quyết tốt vấn đề thức ăn không chỉ là yêu cầu kỹ thuật đơn thuần


12

mà còn đảm bảo yêu cầu về hiệu quả kinh tế. Người ta cũng xác định được
tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm phụ thuộc vào tính biệt, môi trường
và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng cũng như tình hình sức khoẻ của gia cầm.
2.2. Một vài nét về gà thí nghiệm
2.2.1 Nguồn gốc, đặc điểm gà Lương Phượng
- Nguồn gốc: Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [3], cho biết: Gà
Lương Phượng là giống gà kiêm dụng lông màu có xuất xứ từ vùng ven sông
Lương Phượng, do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây
(Trung Quốc) lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng
trống địa phương và dòng mái nhập ngoại từ nước ngoài như gà Kakir,
Discan… Gà Lương Phượng được nhập vào nước ta trong những năm gần
đây. Gà Lương Phượng dễ nuôi, tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với điều
kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là thịt thơm ngon nên được nhiều người tiêu
dùng ưa chuộng.
- Đặc điểm: Con mái lông màu vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ,

cánh. Con trống lông sặc sỡ nhiều màu, sắc tía ở cổ, nâu cánh dán ở lưng,
nâu xanh đen ở đuôi. Da, mỏ, chân đều màu vàng. Mào, yếm, tích, tai phát
triển; mào đơn, đỏ tươi; ức sâu nhiều thịt, thịt thơm ngon. Gà thích nghi
cao với nuôi chăn thả và bán chăn thả.
- Chỉ tiêu năng suất gà Lương Phượng:
Khối lượng gà Lương Phượng nuôi thịt đến 12 tuần tuổi là 2,0 - 2,5 kg;
tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng là 3,0 - 3,2 kg. Khối lượng gà vào lúc đẻ:
1,9 - 2,1 kg (gà mái); 2,8 - 3,2kg (gà trống). Sản lượng trứng/ 10 tháng đẻ là
150 - 170 quả/ mái. Tỷ lệ ấp nở 80 - 85% .
2.2.2. Nguồn gốc, đặc điểm gà Mía
Gà Mía có nguồn gốc từ Tùng Thiện, Sơn Tây.
Con trống có màu lông đỏ sẫm xen kẽ lông đen ở đuôi, đùi, lườn, hai
hàng lông cánh chính xanh biếc. Con mái có màu lông vàng nhạt xen kẽ lông
đen ở cánh và đuôi, lông cổ có màu nâu.
Gà Mía là giống gà hướng thịt, có tầm vóc to, ngoại hình thô, đi lại chậm.
Khối lượng lúc trưởng thành gà mái đạt 2,5 - 3,0 kg; gà trống đạt 4,4 kg.
Thời gian đạt khối lượng thịt: 5 tháng. Sản lượng trứng thấp khoảng 55 - 60 quả/


13

năm. Thời gian gà mái bắt đầu đẻ lúc 7 tháng (Nguyễn Duy Hoan và cs, 1998) [3].
2.2.3. Đặc điểm gà lai F1 (Mía x Lương Phượng)
Gà lai F1 giữa trống Mía và mái Lương Phượng là gà lông màu, có khả
năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta, tốc độ sinh trưởng và trao
đổi chất nhanh, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon, hiệu quả kinh
tế lớn, thích hợp với phương thức nuôi nhốt, bán chăn thả, chăn thả.
Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [3], khi nghiên cứu về tổ hợp lai
giữa gà Mía và Lương Phượng đã kết luận: con lai F1 của trống Mía x mái
Lương Phượng ở 12 tuần tuổi đạt trung bình 1633,55g (1821,97g ở con

trống, 1407,45g ở con mái), tỷ lệ nuôi sống từ 94 - 98,3%, tỷ lệ thân thịt
đạt 60,37 - 65,31%.
2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Những năm gần đây, tại các nước có nền kinh tế phát triển như Pháp,
Israel, Trung Quốc. Ngoài việc tạo ra các giống gà công nghiệp cao sản hướng
thịt, hướng trứng người ta còn chú ý đến việc nghiên cứu để tạo ra những
giống gà lông màu có chất lượng thịt thơm ngon.
Ở Israel, Công ty Kabir đã tạo ra giống gà Kabir từ con lai của giống gà
địa phương Sinai có sức chịu nóng cao với gà Whiter Leghorn, Plymouth.
Hiện nay, công ty Kabir đã tạo ra 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông
màu trong đó có 13 dòng nổi tiếng bán ra khắp thế giới là dòng trống K100,
K100N, K400, K400N, K666, K666N, K368 và K66; dòng mái gồm K44,
K25, K123 (lông trắng) và K156 (lông nâu).
Trung Quốc là nước có nghề chăn nuôi gà từ lâu đời nên có một tập
đoàn giống gà địa phương phong phú. Gần đây, Trung Quốc là nước có định
hướng khá rõ ràng về việc bảo tồn quỹ gen gà địa phương và sử dụng chúng
để gây tạo gà có chất lượng thịt thơm ngon. Gà địa phương thường có đặc
điểm sau: Lông vàng hoặc nâu, khối lượng vừa phải, mức độ tăng khối lượng
không cao, thân thịt thường hình chữ nhật, ngực đầy đặn nhưng ít mỡ, da
vàng, thành phần hoá học của cơ thể (Vitamin, axit amin, khoáng) cao, mùi vị
tốt. Để có được những tiêu chí này, Trung Quốc đã tiến hành lai pha máu gà
Broiler nhập nội với giống gà địa phương, sản phẩm cuối cùng là gà lai có tỷ


14

lệ máu gà địa phương cao. Đó cũng là loại sản phẩm có chất lượng thịt ngon,
giá bán cao, nhưng năng suất đã được cải tiến nhiều. Dòng gà lai này được
dùng để sản xuất trực tiếp sản phẩm cuối cùng hoặc dùng làm dòng trống để

tham gia vào các công thức lai tạo khác.
Gà Thạch Kỳ tạp được gây tạo bằng cách cho lai pha máu gà Kabir với
gà Thạch Kỳ (1/8 Kabir + 7/8 Thạch Kỳ). Gà Thạch Kỳ tạp có năng suất tốt
hơn gà Thạch Kỳ thuần nhưng lại có chất lượng thịt không ngon bằng. Từ gà
Thạch Kỳ tạp, các nhà chăn nuôi Trung Quốc đã chọn lọc và nhân giống
thành khoảng 20 loại gà khác nhau như: Tam Hoàng, Ma Hoàng, Lương
Phượng Hoa…
2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã tồn tại khá lâu đời nhưng chủ yếu là
quy mô nhỏ, phân tán, mang tính tự cung, tự cấp với các giống địa phương
được nhiều người ưa chuộng.
Các giống gà địa phương phổ biến ở Việt Nam gồm gà Ri, gà Mía, gà
Đông Cảo, gà Hồ…chúng có đặc điểm chung là chống chịu tốt với khí hậu địa
phương, thịt thơm ngon… nhưng nhược điểm là tầm vóc nhỏ, năng suất thịt
kém, khả năng sinh sản thấp.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [3], gà Ri
sinh trưởng chậm, nuôi từ 1 - 42 ngày tuổi khối lượng bình quân đạt 327,60g
khả tiêu tốn thức ăn là 2,985 kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nuôi sống hai tuần đầu
chỉ đạt 73,80%.
Gà Kabir được nhập nội từ năm 1997, gà có đặc điểm ngoại hình dòng
trống lông màu vàng nâu, vàng hoặc hoa mơ... da, chân, mỏ màu vàng, thịt
mịn, chắc, thơm ngon. Đặc biệt gà thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm, dễ nuôi, ít bệnh tật (theo Nguyễn Thị Hải,1999 [2]).
Theo Nguyễn Khánh Quắc và các cộng sự (1998) [6], cho biết giống gà
Kabir nuôi tại Thái Nguyên như sau: Khả năng sinh trưởng của gà Kabir cao,
lúc 63 tuần tuổi đạt 1783,00g và lúc 91 ngày tuổi đạt 2515,20g. Tỷ lệ thịt xẻ
con trống là 78,03%, con mái đạt 77,52%. Tỷ lệ thịt đùi + ngực là 37,67%,
tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 3,09 kg, tỷ lệ nuôi sống đến 91
ngày tuổi đạt 99%.



15

Theo Nguyễn Văn Đại và cs (2001)[1] đã đưa ra kết luận về ảnh hưởng
của phương thức nuôi nhốt và bán nuôi nhốt đến khả năng sản xuất của gà lai
F1 (♂ Mía x ♀ Kabir) (MK):
- Gà lai F1 - MK có màu lông phong phú, chân, da, mỏ vàng, gà rắn
chắc, ham chạy nhảy.Gà lai có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất ở giai
đoạn 8 - 9 tuần tuổi, đạt 33,92 g/con/ngày ở phương thức nuôi bán chăn thả và
đạt 35,49 g/con/ngày ở phương thức nuôi nhốt.
- Sinh trưởng tương đối cao nhất ở tuần 0 - 1 đạt 67,35% ở phương thức nuôi
bán chăn thả và 67,02% ở phương thức nuôi nhốt, thấp nhất là ở 11 - 12 tuần tuổi
đạt 6,74% ở phương thức bán chăn thả và 6,41% ở phương thức nuôi nhốt.
- Tiêu tốn thức ăn, năng lượng trao đổi và protein thô cho 1 kg tăng
khối lượng gà trong phương thức nuôi bán chăn thả lần lượt là 2,99 kg; 9269
Kcal; 538,2g CP và nuôi nhốt là 2,82 kg; 8742 Kcal; 507,6g CP.
3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trên đàn gà lai thương phẩm F1 (Mía x Lương Phượng) nuôi từ 1 10 tuần tuổi với số lượng 150 con.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 02/2012 - 02/2013
- Địa điểm nghiên cứu: Trại giống gia cầm Thịnh Đán - thành phố
Thái Nguyên
3.3. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu:
- Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà F1 ( Mía x Lương Phượng )
- Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà F1(Mía x Lương Phượng)
- Thực hiện quy trình làm tiêu bản máu gà.
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi.
3.3.2.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà.

* Tỷ lệ nuôi sống
Hàng tuần cân, theo dõi chặt chẽ và ghi chép đầy đủ số lượng gà còn lại
và số lượng gà chết, từ đó tính tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi theo công
thức sau:


16

∑ Số gà nuôi cuối kỳ
x 100
∑ Số gà nuôi đầu kỳ
*. Khả năng sinh trưởng của đàn gà
- Sinh trưởng tích lũy
Sinh trưởng tích lũy: Cân gà trước khi đưa vào thí nghiệm, sau đó tiến hành
cân gà hàng tuần, thời gian vào buổi sáng sớm trước lúc cho gà ăn. Dùng cân có
độ chính xác cao. Từ lúc mới nở đến 3 tuần tuổi dùng cân có độ chính xác 0,1gam.
Từ tuần thứ 4 trở đi gà thí nghiệm được cân bằng cân có độ chính xác 2 - 5gam.
- Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về kích thước, khối lượng vật nuôi trong
khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát.(Theo TCVN - 2 - 39- 77,1997) [11],
sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức:
A = (P2 - P1) / t
Trong đó :
+ A : Tăng khối lượng tuyệt đối (g/con/ngày)
+ P1 : Khối lượng cơ thể gà lần khảo sát trước (g)
+ P2 : Khối lượng cơ thể gà lần khảo sát sau (g)
+ t : Thời gian giữa 2 lần khảo sát (ngày)
- Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ % của khối lượng gà thí nghiệm tăng lên
giữa 2 lần khảo sát. Theo TCVN - 2 - 39 - 77, 1997 [12], sinh trưởng tương

đối được tính theo công thức:
P −P
R % = 2 1 x 100
P +P
2 1
Tỷ lệ sống (%) =

2

Trong đó:
+ R: Sinh trưởng tương đối (%)
+ P1: Khối lượng cơ thể gà lần khảo sát trước (g )
+ P2: Khối lượng cơ thể gà lần khảo sát sau (g)
* Kh ả năng chuyển hóa thức ăn và chi phí thức ăn cho 1kg tăng
kh ối lượng
Hàng tuần cân thức ăn ở các lô thí nghiệm để theo dõi về khối
lượng thức ăn mà gà ăn hết trong tuần từ đó tính:


17

+ Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng :
TTTA/kg tăng trọng =

∑ Thức ăn của lô thí nghiệm trong các giai đoạn
∑ Khối lượng tăng trong các giai đoạn

+ Tiêu tốn Protein thô (CP) g/kg tăng khối lượng:

∑ Protein tiêu thụ trong kỳ(g)

Tiêu tốn CP ( g/kg) tăng khối lượng = ∑ Khối lương gà tăng trong kỳ(kg)
+ Tiêu tốn năng lượng trao đổi (ME)Kcal/kg tăng khối lượng:

∑ Năng lượng tiêu thụ(Kcal)
Tiêu tốn ME Kcal/kg tăng khối lượng = ∑ Khối lượng gà tăng trong kỳ(kg)
+ Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ/kg):
Chi phí thức ăn /kg tăng khối lượng =

∑ Thức ăn tiêu thụ x Giá thành 1kg thức ăn(đ)
∑ Khối lượng gà tăng trong kỳ(kg)

+ Chỉ số sản xuất: Chỉ số sản xuất PI (Performance - Index) tính theo
công thức của Ing J.M.E, Whyte, 1995:
PI =

Tỷ lệ nuôi sông cộng dồn x Sinh trưởng tuyệt đối cộng dồn
TTTA/kg tăng khối lượng cộng dồn

*. Chi phí trực tiếp
Chi phí trực tiếp (đ/kg) =

Tổng chi phi trực tiếp (đ)
Tổng khối lượng gà tăng (kg)

3.3.2.2. Phương pháp làm tiêu bản máu
* Mục đích
- Biết cách làm tiêu bản máu để xem hình thái hồng cầu, xác định được
công thức bạch cầu.
* Chuẩn bị dụng cụ
- Lam kính (phiến kính)

- La men
- Kim trích máu
- Cồn metylic
- Thuốc nhuộm giemsa
- Giá đựng tiêu bản


18

- Đèn cồn
* Tiến hành
- Dùng kim trích máu vào tĩnh mạch cánh của gà khảo nghiệm
- Dùng la men hoặc phiến kính nhúng vào giọt máu vừa chảy ra và đưa lên
một phiến kính khác, nhỏ giọt máu đó vào một đầu phiến kính, sau đó đặt la men
(phiến kính) vào đúng giọt máu vừa nhỏ lên, tạo thành một góc 45˚, đẩy ngược
phiến kính về phía trước. Máu được dàn đều ở khu vực giữa phiến kính.
- Máu phiết kính xong để khô.
- Cố định bằng cồn: Nhỏ 1 - 2 giọt cồn lên giọt máu vừa dàn trên phiến
kính bằng cồn metylic. Để khô hoặc hơ nhẹ trên đèn cồn đến khi khô.
- Nhuộm bằng giemsa: 20 - 30 phút, sau đó rửa nước, thấm khô, hoặc
để lên giá cho khô - soi kính.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn thiện (1997)
và trên phần mềm Minitap 1.4 với các tham số sau:
- Giá trị trung bình cộng ( X ) :
X =

∑F × X
∑F
i


i

(n>30)

i

mx = ±

- Sai số trung bình:

Sx
(n >30)
n

- Độ lệch tiêu chuẩn:

(∑ X )


2

S

X



∑X


2

n −1

- Hệ số biến dị (Cv (%))
S

Cv (%) =

X x 100
X

Trong đó:
X : Số trung bình
n: Dung lượng mẫu
m x : Sai số của số trung bình
Sx : Độ lệch tiêu chuẩn
Xi: Giá trị của mẫu (i = 1, 2, 3...n)

n


×