Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

giáo dục quốc phòng khối 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.01 KB, 59 trang )

Bài 1 :

TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
PHẦN I : Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Về kiến thức :
- Hiểu được những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu được những bài học truyền thống dựng nước và giữ nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh
giặc của dân tộc ta.
2. Về thái độ :
- Bước đầu hình thành ý thức trân trọng với truyền thống dân tộc Việt Nam trong đấu tranh dựng nước
và giữ nước qua các thời kỳ.
- Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc.
- Có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM :
1. Cấu trúc nội dung :
Nội dung của bài gồm có hai phần chính :
I – Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
II – Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
2. Nội dung trọng tâm :
Đi sâu, làm rõ những bài học truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta, vận dụng bài học đó
trong xác định trách nhiệm của thanh niên, học sinh đối với sự nghiệp quốc phòng – an ninh.
III. THỜI GIAN :
- Tổng số : 4 tiết.
- Phân bố thời gian :
+ Tiết 1 : Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
+ Tiết 2 : Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam (tt).
+ Tiết 3 : Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước (mục 1, 2,3
SGK).
+ Tiết 4 : Mục 4,5 ,6 (SGK)
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP :


1


1. Tổ chức :
Giới thiệu bài theo hình thức tập trung.
2. Phương pháp :
a.Giáo viên :
-Phân tích, giảng giải.
- Nêu vấn đề cho học sinh.
b. Học sinh :
Nghe giảng, ghi chép đầy đủ, thảo luận nhóm – tổ – lớp, trao đổi, nghiên cứu tài liệu, làm bài tập do
giáo viên hướng dẫn.
IV. ĐỊA ĐIỂM :
- Phòng học hoặc ngoài sân tập.
V.VẬT CHẤT :
1. Giáo viên :
* Chuẩn bị nội dung :
- Giáo án.
* Chuẩn bị phương tiện dạy học :
- Nghiên cứu tài liệu và đối tượng để vận dụng phương pháp cho phù hợp.
- Nếu có điều kiện thì sử dụng ứng dụng CNTT.
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa, tập, viết.

PHẦN II : NỘI DUNG GIẢNG DẠY
1. Tổ chức lớp học :
- Ổn định lớp.
- Giới thiệu bài :
Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, là bài học đầu tiên trong chương trình môn
học GDQP – An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho HS về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, sẵn sàng

tham gia vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về “Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”.

2


NỘI DUNG – THỜI GIAN
Tiết: 1

PHƯƠNG PHÁP
GV nêu câu hỏi : Các cuộc chiến

VẬT CHẤT

I. Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt tranh giữ nước của dân tộc ta trải
Nam : (40 phút)

qua mấy thời kỳ?

Lịch sử đấu tranh dựng nước và nước của dân tộc -GV : Giới thiệu tóm lược qua thời
Việt Nam có từ khi nhà nước Văn Lang đến nay chia kỳ đầu của lịch sử dân tộc ta.
làm 06 thời kỳ :

nêu câu hỏi : Các em hãy kể câu Tranh ảnh, sơ
truyện giữ nước của nhân dân ta đồ một số trận

1/ Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên :
Nguyên nhân nước ta bị xâm lược từ rất sớm: “Nước


thời kỳ này? Rút ra kết luận của đánh
tiêu
em?
biểu, hình ảnh
-HS : Thời Văn Lang là “Thánh nhân vật điển

ta có vị trí địa chính trị chiến lược của khu vực, tài
nguyên thiên nhiên…”

Văn Lang (Vua Hùng) chống quân Tần

Gióng” → Dân tộc ta đã đánh giặc

(Qua câu chuyện Thánh Gióng)

hình, phim tư

giữ nước rất sớm . Thời Âu Lạc là liệu, que chỉ.
“Trọng Thủy , Mỹ Châu” → Luôn

- Quân thù đã xâm lược nước ta từ rất sớm.
- Dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, đoàn kết

cảnh giác trước những âm mưu thủ

đánh giặc ngoại xâm và đã thắng lợi

đoạn của kẻ thù.

Âu Lạc (An Dương Vương) chống quân Tần (Triệu Đà)


-GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

(Qua câu chuyện An Dương Vương)
- Quân thù có nhiều thủ đoạn, âm mưu
- Ta đã mất cảnh giác và đã bị thất bại
- Dân tộc Việt Nam có tài về quân sự, chế tạo vũ khí…

Gv : Nêu câu hỏi : Nguyên Nhân

2/ Cuộc đấu tranh giành độc lập ( thế kỷ I đến của các cuộc kháng chiến liên tục
thế kỷ X ).

nổ ra? Kể các cuộc kháng chiến tiêu

Nguyên nhân các cuộc kháng chiến liên tục nổ ra:

biểu ?

- Áp bức bóc lột của phong kiến phương bắc.

-HS : nghe, đọc SGK… trả lời câu

- Tinh thần yêu nước, độc lập, tư do, tự chủ của nhân dân ta.

hỏi, ghi chép ý chính.

Các cuộc kháng chiến : Hai Bà Trưng (40-Nhà

-GV nhận xét, bổ sung và kết luận.


Hán-Mã Viện) → Bà Triệu(248-“Hán”-Đông Ngô)
→Lí Bí (542-Nhà Lương) → Triệu Quang Phục
(548-Nhà Lương) → Mai Thúc Loan(722-Nhà
Đường) → Phùng Hưng(766-Nhà Đường) → Khúc
Thừa Dụ(905-Nhà Đường) → Dương Đình Nghệ
(931-Nhà Nam Hán) → Ngô Quyền(938-Nhà Nam
Hán)

GV : nêu câu hỏi : Hãy tóm lược

- Dân tộc ta yêu nước, yêu độc lập, tự do.

các cuộc chiến tranh giữ nước ( từ

- Dân tộc Việt Nam anh hùng và tài thao lược quân sự.

3/ Các cuộc chiến tranh giữ nước ( từ thế kỷ X thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX ) ?
Kể những danh tướng điển hình ?
đến cuối thế kỷ XIX ).
3


NỘI DUNG – THỜI GIAN

PHƯƠNG PHÁP
Rút ra kết luận?

Nguyên nhân nước ta bị xâm lược liên tục: “Nước ta
có vị trí địa chính trị chiến lược của khu vực, tài nguyên


-HS xem SGK, thảo luận, trả lời .

thiên nhiên…”

-GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

Các cuộc chiến tranh giữ nước :
Triều đại
Tiền Lê

Trần
Lê sơ

Tướng
Lê Hoàn
Lý Thường Kiệt
Trần Hưng Đạo
Lê Lợi- Ng. Trãi

Tây Sơn

Nguyễn Huệ

Quân xâm lược
Tống lần I
Tống lần II
Nguyên Mông
Minh
Xiêm

Thanh

-HS ghi.
Năm
981
1075-1077
1258-1288
1418-1427
1785
1789

-Các nghệ thuật đánh giặc : toàn dân đánh giặc,
dựa địa hình địa thế có lợi cho ta bất lợi cho địch,
vườn không nhà trống, tiên phát chế nhân, lấy đoản
binh thắng trường trận, yếu chống mạnh hay đánh bất
ngờ(ít địch nhiều thường dùng mai phục), lúc địch
mạnh ta có thể lui quân để bảo toàn lực lượng – lúc
địch suy yếu ta bất ngờ chuyển sang đòn quyết định
tiêu diệt địch trong một thời gian ngắn.
Tiết 2
4/ Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lật đổ
chế độ nửa phong kiến (thế kỷ XIX – 1945).

GV : Khái quát giai đoạn và nêu câu

Kháng chiến chống Pháp (trước năm 1930) :

hỏi: vì sao các cuộc đấu tranh trước

Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Đinh Công


khi Đảng CSVN ra đời thất bại?

Tráng, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám…→

Khi có Đảng CSVN , đấu tranh có

Thất bại (Vì không có sự lãnh đạo của giai cấp tiên

kết quả ra sao ? Rút ra bài học?

tiến , chưa có đường lối đúng đắn, phù hợp với điều

-HS xem SGK, thảo luận, trả lời .

kiện mới của thời đại).

-GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

Đảng Cộng sản Việt Nam Ra đời 3/2/1930 →

-HS ghi.

CM tháng 8→2/9/1045 ra đời nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa.
5/ Cuộc k/chiến chốngTD Pháp(1945 – 1954).
23/9/1945, Pháp trở lại xâm lược lần 2 Việt Nam.

GV : Khái quát giai đoạn và nêu câu


19/12/1946. Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng

hỏi: Nêu các chiến thắng tiêu biểu

chiến.

của kháng chiến chống td Pháp?

Tiêu biểu :

Nguyên nhân thắng lợi của kháng

.Chiến thắng Việt Bắc – Thu Đông -1947

chiến chống Pháp? Rút ra bài học?

.Chiến thắng Biên Giới -1950

-HS xem SGK, thảo luận, trả lời .

. Chiến thắng Tây Bắc -1952
4

VẬT CHẤT


NỘI DUNG – THỜI GIAN
. Chiến thắng Đông Xuân -1953-1954

PHƯƠNG PHÁP

-GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

. Chiến thắng Điện Biên Phủ -1954

-HS ghi.

VẬT CHẤT

6/ Cuộc k/chiến chống ĐQ Mỹ (1954 – 1975).
Mỹ xâm lược miền Nam lập chế độ bù nhìn Ngô
Đình Diệm. Mỹ đã thực hiện nhiều chiến lược nhưng GV : Khái quát giai đoạn và nêu câu
quân dân ta đã đánh thắng. Tiêu biểu :

hỏi: Nêu các chiến thắng tiêu biểu

.Phong trào đồng khởi (1960).

của kháng chiến chống ĐQ Mỹ?

.Thắng chiến tranh Đặc Biệt (1961-1965)

Nguyên nhân thắng lợi của kháng

.Thắng chiến tranh cục bộ (1965-1968)

chiến chống ĐQ Mỹ? Rút ra bài

.Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh (1965-

học?


1968)” ở miền Nam &

“Chiến tranh phá hoại” ở miền

-HS xem SGK, thảo luận, trả lời .

Bắc.(lần 1: 5/8/1964-1/11/1968 và lần 2: 6/4/1972-

-GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

22/10/1972 & 12 ngày đêm 18/12→ 30/12/1972)

-HS ghi.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về “Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước”.
NỘI DUNG – THỜI GIAN
Tiết : 3

PHƯƠNG PHÁP

VẬT CHẤT

II.Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta GV : Nêu tiêu đề truyền thống. Sau đó, nêu
trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước :
1.Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ
nước. (20 phút)

câu hỏi : Tại sao trong lịch sử dân tộc ta
quá trình dựng nước phải đi đôi với giữ

nước?

Nguyên nhân : Do vị trí chiến lược của -HS xem SGK, thảo luận, trả lời .

Một số hình
ảnh

hoặc

nước ta ở khu vực Đông Nam ÁNạn giặc -GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

đoạn phim để

ngoại xâm lăng là mối đe dọa thường xuyên, -HS ghi..

minh họa cho

nguy hiểm nhất đối với sự tồn tại và phát triển

từng

của dân tộc ta.

thống,

Quá trình dựng nước đi đôi với giữ nước

chỉ…

được thể hiện từ những cuộc kháng chiến đầu

tiên (chống Tần) đến cuộc kháng chiến chống
Mỹ.

=>Vì vậy, đánh giặc giữ nước là nhiệm vụ
thường xuyên, cấp thiết và luôn gắn liền với
nhiệm vụ xây dựng đất nước.
2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít
địch nhiều. (20 phút)

GV: Nguyên nhân có truyền thống “lấy

Nguyên Nhân : Kẻ thù thường là những nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều”?
5

truyền
que


NỘI DUNG – THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
nước lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta GV cho HS so sánh lực lượng trong các
gấp nhiều lần.
Nhà Lí 10 vạn
Nhà Trần 15 vạn
Nhà Tây Sơn 10

thời kỳ và rút ra nhận xét .
Tống 30 vạn
MôngNguyên 50-60 vạn
Thanh 29 vạn


vạn
Pháp, Mỹ hơn ta nhiều lần về kinh tế, quân sự

-HS xem SGK, thảo luận, trả lời và rút ra
nhận xét .
-GV nhận xét, bổ sung và kết luận.

=>Lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều, lấy -HS ghi.

chất lượng cao thắng số lượng đông, tạo sức
mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc, đã
trở thành truyền thống trong lịch sử đấu tranh
giữ nước của dân tộc ta.
3. Truyền thống cả nước chung sức đánh
giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn
-GV đặt vấn đề và nêu : Nguyên nhân ta có

diện. (20 phút).

Nguyên Nhân : Kẻ thù thường là những truyền thống cả nước chung sức đánh
nước lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự hơn ta giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn
diện?

gấp nhiều lần

=> Đoàn kết là sức mạnh vô địch, nên khi
có chiến tranh thì “toàn dân là lính”, “cả
nước chung sức đánh giặc”.


-HS xem SGK, thảo luận, trả lời và rút ra
nhận xét .
-GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
-HS ghi.

Tiết : 4
4.Truyền thống thắng giặc bằng trí thông
minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự độc
đáo. (20 phút)
Nguyên Nhân :

-GV đặt vấn đề và nêu : Nguyên nhân ta có

-Kẻ thù thường là những nước lớn, có tiềm truyền thống thắng giặc bằng trí thông
lực kinh tế, quân sự hơn ta gấp nhiều lần.

minh, sáng tạo, bằng nghệ thuật quân sự

-Người Việt Nam thông minh, sáng tạo, mưu độc đáo?
trí

=>

-HS xem SGK, thảo luận, trả lời .
Dám đánh, biết đánh và biết thắng

-GV nhận xét, bổ sung và kết luận và rút ra

giặc bằng mưu trí và nghệ thuật độc đáo là


nhận xét.

một đặc điểm nổi bật của truyền thống đánh

-HS ghi.

giặc của dân tộc ta
5. Truyền thống đoàn kết quốc tế. (15 phút)
Nguyên Nhân :
6

VẬT CHẤT


NỘI DUNG – THỜI GIAN
PHƯƠNG PHÁP
-Kẻ thù thường là những nước lớn, có tiềm -GV đặt vấn đề và nêu : Nguyên nhân ta có
lực kinh tế, quân sự hơn ta gấp nhiều lần.

VẬT CHẤT

truyền thống đoàn kết quốc tế?

-Dân tộc Việt Nam là dân tộc yêu chuộng -HS xem SGK, thảo luận, trả lời và rút ra
hòa bình

nhận xét.

=> Đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung -GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
đã trở thành truyền thống, là một nhân tố


-GV đưa ra một số dẫn chứng cụ thể (tình

thành công trong sự nghiệp đánh giặc giữ

đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia, sự

nước cũng như trong công cuộc xây dựng và

ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân Liên Xô,

bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Trung Quốc…)
- Có thể dẫn chứng sự kiện Giàn khoan
Hải Dương 981 hoặc cuộc đấu tranh hiện
nay ở Biển Đông và 2 quần đảo của Việt
Nam.

6.Truyền thống một lòng theo Đảng, tin

-HS ghi.

tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng
- GV nêu : Đảng có vai trò như thế nào đối

lợi của CM Việt Nam. (20 phút)

Đây là nhân tố quyết định thắng lợi của CM với CM Việt Nam từ năm 1930 đến nay.
qua các thời kỳ, thể hiện trong lãnh đạo khởi -HS xem SGK, thảo luận, trả lời .

nghĩa vũ trang CM tháng Tám năm 1945 đến -GV nhận xét, bổ sung và kết luận và rút ra
nhận xét.
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
-HS ghi.
 KẾT LUẬN :
- Lịch sử VN trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đầy gian khổ nhưng rất vinh quang.
- Kẻ thù luôn thực hiện những âm mưu, thủ đoạn để xâm lược nước ta.
- Nhân dân Việt Nam có truyền thống đánh giặc giữ nước. Thế hệ trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện lời
dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh : “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ
lấy nước”.
[ Bác Hồ nói với bộ đội (Đại đoàn 308) tại Đền Hùng ngày 19/09/1954 trước khi về tiếp quản Thủ đô].
- Truyền thống cao quý của dân tộc đã và đang được các thế hệ người Việt Nam nhất là thế hệ trẻ ngày
nay giữ gìn, kế thừa, phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN giai đọan mới
giặc giữ nước rất đáng tự hào.

PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG DẠY
1.Giải đáp thắc mắc.
2.Hệ thống lại nội dung bài học :
7


a.Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam.
b.Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
3.Cho câu hỏi để HS ôn tập :
Câu 1 : Nêu tóm tắt quá trình đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt Nam?
Câu 2 : Nêu những truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt nam?
Câu 3 : Trách nhiệm của HS đối với việc phát huy truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Câu 4 : Em hãy kể tên ít nhất 03 địa danh lịch sử và 3 nhân vật anh hùng trong kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ trong địa bàn tỉnh ta?

4. Nhận xét, đánh gía buổi học:
- Sĩ số, thái độ học tập, chấp hành quy chế , kiểm tra vật chất trang bị….
5/Rút kinh nghiệm tiết dạy .
………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………

BÀI 2 :
LỊCH SỬ VÀ TRUYỀN THỐNG
CỦA QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM.

8


PHẦN I : Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Mục đích
a.Về kiến thức :
- Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội và Công an
nhân dân Việt Nam.
- Từ truyền thống anh hùng của LLVT, rút ra những nét cơ bản của nghệ thuật quân sự qua mỗi giai
đoạn.
b. Về thái độ :
- Tự hào với truyền thống vẻ vang trong chiến đấu và xây dựng của Quân đội và Công an NDVN, từ
đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện và trach nhiệm trong học tập cũng như sẵn sàng tham gia vào LL Quân đội
và Công an.
2.Yêu cầu : Tích cực, tự giác, chủ động trong nghiên cứu, học và ghi chép bài,
II. NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM :
1. Cấu trúc nội dung :

Nội dung của bài gồm có hai phần chính :
I – Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam.
II – Lịch sử, truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.
2. Nội dung trọng tâm :
Đi sâu, làm rõ những bài học truyền thống của Quân đội và Công an, từ đó xác định trách nhiệm của
thanh niên, học sinh sẵn sàng tham gia vào Quân đội và Công an.
III. THỜI GIAN :
- Tổng số : 5 tiết.
- Phân bố thời gian :
+ Tiết 1 : Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam.
+ Tiết 2 : Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam (Mục 1, 2, 3 SGK).
+ Tiết 3 : Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam (Mục 4, 5, 6 SGK)
+ Tiết 4 : Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam.
+ Tiết 5 : Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam.
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP :
1. Tổ chức :
9


Giới thiệu bài theo hình thức tập trung, lấy từng tổ học tập để nghiên cứu, thảo luận và giúp nhau
nghiên cứu để hiểu sâu, nắm chắc bài.
2. Phương pháp :
a.Giáo viên :
Thuyết trình, giảng giải, phân tích.
Nêu vấn đề cho học sinh giải quyết.
b. Học sinh :
Nghe giảng, ghi chép đầy đủ, thảo luận nhóm – tổ – lớp, trao đổi, nghiên cứu tài liệu, làm bài tập do
giáo viên hướng dẫn.
IV. ĐỊA ĐIỂM :
- Phòng học.

V.VẬT CHẤT :
1. Giáo viên :
- Giáo án.
- Máy vi tính, đầu chiếu, màn chiếu…(nếu có)
2. Học sinh :
- Sách giáo khoa, tập, viết
- Đọc trước bài học.

PHẦN II : NỘI DUNG GIẢNG DẠY
1. Tổ chức lớp học :
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Tổ chức các hoạt động dạy học :
-Nêu ngắn gọn phần ý định giảng dạy.
- Giới thiệu bài : Bài học về lịch sử, truyền thống của QĐ và CA NDVN nằm trong phần giới thiệu
những hiểu biết chung về QP – AN, góp phần giáo dục toàn diện cho HS về lòng yêu nước, niềm tự hào dân
tộc, sự trân trọng với lịch sử, truyền thống của QĐ và CAND, sẵn sàng tham gia vào LLVT.

10


NỘI DUNG – THỜI GIAN

PHƯƠNG PHÁP

VẬT
CHẤT

A.LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG QUÂN ĐỘI NDVN

I. Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam

* Giáo viên :

Tiết : 1

-Khái quát quá trình hình thành

1.Thời kỳ hình thành : (15 phút)

của QĐND.

Từ năm 1930, luận cương vắn tắt của Đảng : “Quân -Nêu nhiệm vụ cũng như trận
đội công nông”→ luận cương chính trị (10/1930) : “Đội thắng

đầu

tiên

của

Đội

Tự vệ công nông”  Phong trào Xô Viết Nghệ Tỉnh lập VNTTGPQ.
ra : “Đội tự vệ đỏ”,“Xích vệ đỏ”  Khởi nghĩa Nam Kỳ :

-GV nhấn mạnh Hội nghị quân

“Du kích Nam Kỳ”  Khởi nghĩa Bắc Sơn :“Du kích


sự ở Bắc kì.

Bắc Sơn” Khởi nghĩa Ba Tơ :“du kích Ba Tơ” Khởi -Sau khi trình bày xong, nêu
nghĩa Cao- Bắc- Lạng và Hà- Tuyên- Thái : “Đội cứu

một số câu hỏi để giúp HS hiểu

quốc quân 1, 2, 3”.

rõ hơn về thời kỳ hình thành của

Đến ngày 22/12/1944 theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí QĐNDVN.
Minh, “Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân”
được thành lập, đó là thời kỳ hình thành đội quân chủ lực * Học sinh :
đầu tiên của QĐNDVN. Từ đó ngày này trờ thành ngày -Theo dõi SGK.
truyền thống của QĐNDVN (gồm có 34 người ( 3 nữ), -Trả lời các câu hỏi do GV đưa
chia thành 3 tiểu đội. Có 34 khẩu súng đủ loại). Ngay sau ra.
ngày thành lập, Đội đã thắng liền 2 trận phay Khắt và Nà

-Nghe GV khái quát, kết luận và

Ngần; mở đầu truyền thống đánh thắng trận đầu của ghi chép ý chính.
quân đội ta.
- Tháng 4 – 1945, Hội nghị quân sự Bắc kỳ của Đảng
quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang trong cả nước
thành lập Việt Nam Giải phóng quân.
- Trong cuộc cách mạng tháng tám năm 1945, lực
lượng vũ trang của ta tuy chỉ có khoảng 5000 người, vũ
khí rất thiếu và thô sơ  đứng lên giành chính quyền về
tay nhân dân.

2.Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong
02 cuộc kháng chiến chống TD Pháp và ĐQ Mỹ xâm
lược. (25 phút)
a.Thời kỳ kháng chiến chống TD Pháp (1945 – 1954).
* Quá trình phát triển :
- Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam Giải
11

-GV giới thiệu khái quát quá
trình phát triển.

SGK


NỘI DUNG – THỜI GIAN

PHƯƠNG PHÁP

VẬT
CHẤT

phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn.
- Ngày 22-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh -HS nghe và ghi chép ý chính.
số 71/SL về thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.
- Năm 1951, Quân đội quốc gia được đổi tên thành
Quân đội Nhân dân Việt Nam và được gọi cho đến ngày * Giáo viên :
nay.

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu.


=>Thành phần QĐNDVN gồm Bộ đội chủ lực và Bộ Sau đó nêu câu hỏi :
đội địa phương (7/4/1949).

1.Trong kháng chiến chống

* Quá trình chiến đấu và chiến thắng :

TD Pháp, quân đội ta đã tổ

1.Các chiến dịch tiêu biểu : CD Việt Bắc – Thu Đông chức những chiến dịch tiêu biểu
(1947); CD Biên giới (1950); CD Trung du, Đường 18, nào ?
Hà Nam Ninh (1951); CD Hòa Bình (1951); CD Tây Bắc

2.Hãy nêu một số tấm gương

(1952); CD Thượng Lào (1953). Chiến cuộc Đông Xuân chiến đấu anh dũng, hy sinh
(1953 – 1954) mà đỉnh cao là CD Điện Biên Phủ đã kết quên mình của chiến sĩ trong
thúc cuộc kháng chiến chống TD Pháp, đưa nước ta bước giai đoạn này ?
vào giai đoạn CM mới.

=>GV nhận xét, bổ sung và kết

2.Tấm gương tiêu biểu : La Văn Cầu, Bế Văn Đàn, Tô luận :
Vĩnh Diện, Phan Đình Giót….

* Học sinh :

b.Thời kỳ k/chiến chống ĐQ Mỹ xâm lược (1954 –
1975).


-Theo dõi SGK và theo sự hiểu
biết của bản thân trả lời các câu

* Quá trình phát triển :

hỏi do GV đưa ra.

- Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, quân đội ta -Nghe GV nhận xét, kết luận và
bước vào thời kỳ xây dựng, từ chỗ phần lớn chỉ là các đơn ghi chép ý chính.
vị BB, quân đội ta đã được xây dựng, nâng cao trình độ
theo hướng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước

-GV giới thiệu khái quát quá

hiện đại”, hình thành một quân đội gồm nhiều quân trình phát triển.
chủng, binh chủng,…
-HS nghe và ghi chép ý chính.

* Quá trình chiến đấu và chiến thắng :
- Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với những
chiến thắng Ấp Bắc, Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài.
- Chiến công trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đánh

bại 02 cuộc hành quân mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – * Giáo viên :
1967, bẻ gãy cả hai gọng kìm “Tìm diệt” và “Bình định” -GV khái quát những chiến
của quân viễn chinh Mỹ và đặc biệt là thắng lợi trong công của QĐND trong đánh bại
12


NỘI DUNG – THỜI GIAN


PHƯƠNG PHÁP

VẬT
CHẤT

cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968, chiến lược “Chiến tranh đặc
đánh bại ý chí xâm lược của ĐQ Mỹ.

biệt”, “Chiến tranh cục bộ”,

Bị thất bại nặng nề trong CL “Chiến tranh cục bộ” “Việt Nam hóa chiến tranh”…
buộc Mỹ phải đơn phương xuống thang chiến tranh và áp đến cuộc tổng tiến công mùa
dụng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, gây sức ép xuân năm 1975.
quốc tế, hòng buộc chúng ta phải khuất phục. Với truyền * Học sinh :
thống của quân đội anh hùng, quân đội ta đã thực hiện lời -Theo dõi SGK và theo sự hiểu
huấn thị của CT Hồ Chí Minh là : “Đánh cho Mỹ cút” biết của bản thân trả lời các câu
bằng trận Điện Biên Phủ trên không năm 1972, và “Đánh hỏi do GV đưa ra.
cho Ngụy nhào” bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy -Nghe GV nhận xét, kết luận và
mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, ghi chép ý chính.
thống nhất đất nước.
Tấm gương tiêu biểu : Lê Mã Lương, Nguyễn Viết
Xuân, Phạm Tuân…Tất cả những tấm gương đó là niềm
tự hào của QĐNDVN.
c. Thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN :

-GV nêu câu hỏi : Hãy nêu tên

- Sau khi thống nhất đất nước, quân đội ta bước sang các anh hùng trong thời kỳ

thời kỳ mới, thời kỳ cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng kháng chiến chống ĐQ Mỹ ?
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đưa đất nước tiến -HS trả lời.
lên theo con đường độc lập dân tộc và CNXH mà Đảng và -Nghe GV nhận xét, kết luận và
ghi chép ý chính.

Bác Hồ đã chọn.
- Tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân thực sự cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn
thành nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn biên giới lãnh thổ và làm
tròn nghĩa vụ quốc tế.

-GV giới thiệu khái quát quá
trình phát triển.

- Ngày 17-10-1989 theo nguyện vọng của nhân dân cả
nước, Ban Bí thư TW Đảng (khoá VI) quyết định lấy -HS nghe và ghi chép ý chính.
Ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
(22-12-1944) đồng thời là Ngày Hội Quốc phòng toàn
dân.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về “Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam”.

13


NỘI DUNG – THỜI GIAN
Tiết : 2

PHƯƠNG PHÁP

VẬT CHẤT

Một số hình

II.Truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam

- GV giới thiệu, dẫn dắt, nêu

ảnh

hoặc

Gồm 06 truyền thống:

vấn đề:

đoạn

phim

1.Trung thành vô hạn với sự nghiệp CM của Đảng.
(15 phút)

Truyền thống vẻ vang của để minh họa
Quân đội nhân dân Việt Nam cho

Sự trung thành của QĐNDVN được thể hiện :

từng

được thể hiện tập trung nhất, nổi truyền thống,


+ Chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng là độc lập bật nhất qua lời khen của Chủ que chỉ…
dân tộc và CNXH.

tịch Hồ Chí Minh : “Quân đội

+ Mục tiêu, lí tưởng của Đảng trở thành niềm tin, lẽ ta trung với Đảng, hiếu với
sống của QĐNDVN.

dân, sẵn sàng chiến đấu hy

+ Đảng lãnh đạo QĐNDVN theo nguyên tắc “Tuyệt sinh vì độc lập, tự do của Tổ
đối, trực tiếp về mọi mặt”.

quốc, vì chủ nghĩa xã hội,
nhiệm vụ nào cũng hoàn

2.Quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng. (15 thành, khó khăn nào cũng
phút)

vượt qua, kẻ thù nào cũng

+ Được thể hiện ở quyết tâm đánh giặc giữ nước, quyết đánh thắng” [Tài liệu học tập
không sợ hy sinh gian khổ, xả thân vì sự nghiệp CM của chính trị của chiến sĩ mới,
Đảng.

QĐNDVN, NXBQĐ, H 1998,

+ QĐNDVN đã sử dụng nghệ thuật QS của chiến tranh Tr 31, 32] và được nhân dân tin
CM. Đó là nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ chống lớn yêu trao tặng danh hiệu cao quý
của dân tộc, nghệ thuật tranh thời, dùng mưu, lập thế để “Bộ đội cụ Hồ”.

tạo sức mạnh đánh thắng quân thù. Chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ, trong tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân
1975 đã tô thắm thêm truyền thống “Quyết chiến, quyết * Giáo viên :
thắng, biết đánh, biết thắng” của QĐNDVN.

-Khái quát 06 truyền thống của
QĐNDVN. Trong từng bài học

3.Gắn bó máu thịt với nhân dân. (15 phút)

truyền thống, GV phân tích, làm

+ QĐNDVN từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến rõ và lấy sự kiện lịch sử để
đấu.

minh họa, liên hệ trách nhiệm

+ Với chức năng : đội quân chiến đấu, công tác và lao của HS trong việc phát huy
động sản xuất, quân đội ta dã làm nên truyền thống gắn bó truyền thống vẻ vang đó. Cụ thể
máu thịt với nhân dân. Truyền thống đó được thể hiện tập mỗi truyền thống, GV cần làm
trung trong 10 lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật khi quan rõ 3 ý :
hệ với nhân dân của quân nhân.

1.Vì sao có được TT đó?

Tiết : 3

2.Biểu hiện của TT đó như thế
14



NỘI DUNG – THỜI GIAN
4.Nội bộ đoàn kết thống nhất,Kỷ luật tự giác, nghiêm
minh. (15 phút)

PHƯƠNG PHÁP
nào trong xây dựng, chiến đấu

VẬT CHẤT

và trưởng thành?

Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành, quân đội ta

3.Định hướng tư tưởng hiện

luôn giải quyết tốt mối quan hệ nội bộ giữa cán bộ với nay trong sự nghiệp xây dựng
chiến sĩ, giữa CB với CB, giữa CS với CS và giữa lãnh và bảo vệ Tổ quốc?
đạo với chỉ huy “Đoàn kết chặt chẽ với nhau như ruột thịt, - Chia nhóm thảo luận -> nhận
trên tình thương yêu giai cấp, hết lòng giúp đỡ nhau lúc xét và kết luận vấn đề.
thường cũng như lúc ra trận, thực hiện toàn quân một ý * Học sinh :
chí”.

- Theo sự phân công, các nhóm
tiến hành thảo luận, phân tích

5.Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng

từng truyền thống theo gợi ý


quân đội, xây dựng đất nước, tôn trọng và bảo vệ của

của GV. Sau đó phân công đại

công. (15 phút)

diện trình bày ý kiến thảo luận

Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của của nhóm mình. Các nhóm còn
quân đội ta đã phát huy tốt tinh thần khắc phục khó khăn, lại nghe và bổ sung.
hoàn thành tốt nhiệm vụ cả trong chiến đấu, lao động sản - Nghe và ghi chép ý chính.
xuất và công tác với tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường,
góp phần tô thắm thêm truyền thống dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam.
6.Nêu cao tinh thần quốc tế sản trong sáng, đoàn kết,
thủy chung với bạn bè quốc tế. (15 phút)
+QĐNDVN chiến đấu không những giải phóng dân
tộc mà còn góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế.
+ Trong kháng chiến chống TD Pháp và ĐQ Mỹ liên
minh với quân đội Pathét Lào và Campuchia.

NỘI DUNG – THỜI GIAN
B. LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG CÔNG AN NDVN

PHƯƠNG PHÁP

VẬT CHẤT

1. Lịch sử Công an nhân dân Việt Nam
Tiết : 4


Tranh
-GV khái quát quá trình hình hình

1.Thời kỳ hình thành : (10 phút)
+ Ngày 19 tháng 08 năm 1945 là ngày thành lập
CAND.

thành của CAND.

15

ảnh

nhân vật điển
hình,

-HS nghe và ghi chép ý chính.

ảnh,

phim

tư liệu, que


NỘI DUNG – THỜI GIAN
+ Ở Bắc Bộ thành lập Sở Liêm phóng và Sở cảnh sát,

PHƯƠNG PHÁP


các tình thành lập các Ti Liêm Phóng và Ti Cảnh sát.
+ Bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ thành công ngày Quốc khánh
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2 – 9 – 1945).
2.Thời kỳ xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong
02 cuộc kháng chiến chống TD Pháp và ĐQ Mỹ xâm

* Giáo viên :

lược. (30 phút)

-Giới thiệu khái quát các giai
đoạn xây dựng và trưởng thành.

a.Thời kỳ kháng chiến chống TD Pháp (1945 –
1954).

-Gợi ý, hướng dẫn HS thảo
luận.

+Đầu năm 1947, Nha Công an Trung ương được tổ -Nhận xét, bổ sung và kết luận
chức thành : văn phòng, Ti Điệp báo, Ti Chính trị, Bộ vấn đề.
phận An toàn khu. Ngày 15/01/1950, Hội nghị Công an
toàn quốc xác định CANDVN có 03 tính chất “Dân tộc, * Học sinh :
dân chủ, khoa học”. Ngày 28/02/1950 bộ phận tình báo -Theo dõi SGK và theo sự hiểu
quân đội sáp nhập vào Nha Công an.

biết của bản thân thảo luận trả

+ Trong CD Điện Biên Phủ, Ban Công an tiền phương lời các câu hỏi do GV đưa ra.

được thành lập nằm trong Hội Đồng cung cấp mặt trận, -Nghe GV nhận xét, kết luận và
góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc ghi chép ý chính.
cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ này xuất hiện
nhiều tấm gương dũng cảm như : Võ Thị Sáu (Bà Rịa),
Trần Việt Hùng (Hải Dương), Trần Văn Châu (Nam
Định)...
b.Thời kỳ kháng chiến chống ĐQ Mỹ (1954 – 1975).
+ Giai đoạn 1954 – 1960 : CANDVN góp phần ổn
định an ninh, khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN ở MB, giữ
gìn và phát triển LL ở MN.
+ Giai đoạn 1961 – 1965 : Ở MB, CAND góp phần
đấu tranh chống LL phản CM và tội phạm, BV công cuộc
xây dựng CNXH, đánh thắng CL “Chiến tranh đặc biệt”
của Mỹ. Ở MN, các LL an ninh làm thất bại kế hoạch
dồn dân lập ấp chiến lược của ĐQ Mỹ và tay sai.
+ Giai đoạn 1965 – 1968 : CANDVN giữ gìn an ninh
chính trị, TTATXH, góp phần đánh thắng chiến tranh phá
16

VẬT CHẤT
chỉ.


NỘI DUNG – THỜI GIAN
hoại lần thứ nhất và làm thất bại CL “Chiến tranh cục

PHƯƠNG PHÁP

VẬT CHẤT


bộ” của Mỹ.
+ Giai đoạn 1969 – 1973 : CANDVN giữ gìn an ninh
chính trị, TTATXH, góp phần đánh thắng chiến tranh phá
hoại lần thứ hai và làm thất bại CL “VN hóa chiến
tranh”.
+ Giai đoạn 1973 – 1975 : LLCA (Ban An ninh TW
Cục và Đặc khu Sài Gòn – Gia Định) đã cùng quân và
dân cả nước làm nên chiến thắng trong cuộc Tổng tiến
công nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là CD Hồ
Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn MN, thống nhất
đất nước.
c.Thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH
(từ 1975 đến nay).
-Đổi mới tổ chức họat động làm thất bại mọi âm mưu
và thủ đoạn của các thế lực thù địch, giữ vững ANCT,
TTATXH.
-Trên 60 năm xây dựng và trưởng thành, CANDVN đã
được Nhà nước phong tặng đơn vị AHLLVTND, Huân
chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và những
phần thưởng cao quý khác.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu về “Truyền thống Công an nhân dân Việt Nam”.
NỘI DUNG – THỜI GIAN
Tiết : 5

PHƯƠNG PHÁP

VẬT CHẤT

* Giáo viên :


II/ Truyền thống của CANDVN: (40 phút)

-Khái quát 05 truyền thống của

Gồm có 5 truyền thống :

CANDVN. Trong từng bài học Một số hình

1.Trung thành tuyệt đối với sự nghiệp của Đảng.
+ Chiến đấu vì mục tiêu, lí tưởng của Đảng.

truyền thống, GV phân tích, làm ảnh

hoặc

rõ và lấy sự kiện lịch sử để đoạn

phim

+ Mục tiêu, lí tưởng của Đảng trở thành niềm tin, minh họa, liên hệ trách nhiệm để minh họa
lẽ sống của LLCAND.
của HS trong việc phát huy cho
từng
+ Đảng lãnh đạo CANDVN theo nguyên tắc truyền thống vẻ vang đó. Cụ thể truyền thống,
“Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt”.
mỗi truyền thống, GV cần làm que chỉ…
2.Vì nhân dân phục vụ, dựa vào dân làm việc và
17

rõ 3 ý :



NỘI DUNG – THỜI GIAN

PHƯƠNG PHÁP
1.Vì sao có được TT đó?

chiến đấu.
+Thực hiện phương châm : ‘Cùng ăn, cùng ở,
cùng làm với nhân dân”.

2.Biểu hiện của TT đó như thế
nào trong xây dựng, chiến đấu

+Lấy sự bình yên cuộc sống làm mục tiêu phục và trưởng thành?
vụ và lấy sự gắn bó phối hợp cùng nhân dân để hoàn
thành nhiệm vụ.

3.Định hướng tư tưởng hiện
nay trong sự nghiệp xây dựng

3.Độc lập, tự chủ, tự cường và tiếp thu vận dụng

và bảo vệ Tổ quốc?

sáng tạo những kinh nghiệm bảo vệ an ninh, trật

- Chia nhóm thảo luận -> nhận

tự và những thành tựu khoa học – công nghệ phục


xét và kết luận vấn đề.

vụ công tác và chiến đấu.

* Học sinh :

+Tinh thần : “Người Việt Nam phải tự giải phóng
lấy mình, tự cứu mình trước khi chờ cứu”.

- Theo sự phân công, các nhóm
tiến hành thảo luận, phân tích

+ Vận dụng sáng tạo những thành tựu khoa học – từng truyền thống theo gợi ý
công nghệ để hoàn thành nhiệm vụ moat cách có của GV. Sau đó phân công đại
hiệu quả nhất.

diện trình bày ý kiến thảo luận
của nhóm mình. Các nhóm còn

4.Tận tụy trong công việc, cảnh giác, bí mật, mưu
trí, sáng tạo, dũng cảm, kiên quyết, khôn khéo

lại nghe và bổ sung.
- Nghe và ghi chép ý chính.

trong chiến đấu.
Bời vì kẻ thù và bọn tội phạm rất tinh vi và xảo
quyệt.
5.Quan hệ hợp tác quốc tế trong sáng, thủy

chung, nghĩa tình.
+Trong kháng chiến chống TD Pháp và ĐQ Mỹ
đã phối hợp với công an Lào và Campuchia.
+Phòng chống tội phạm xuyên quốc gia.

PHẦN III : KẾT THÚC GIẢNG DẠY
1.Giải đáp thắc mắc.
2.Hệ thống lại nội dung bài học :
A.Lịch sử, truyền thống của QĐNDVN.
I. Lịch sử QĐNDVN.
18

VẬT CHẤT


II. Truyền thống QĐNDVN.
A.Lịch sử, truyền thống của CANDVN.
I. Lịch sử CANDVN.
II. Truyền thống CANDVN.
3.Cho câu hỏi để HS ôn tập :
Câu 1 : Trình bày quá trình hình thánh, xây dựng và trưởng thành của QĐNDVN?
Câu 2 : Trình bày quá trình hình thánh, xây dựng và trưởng thành của CANDVN?
Câu 3 : Nêu truyền thống vẻ vang của QĐNDVN?
Câu 4 : Nêu truyền thống vẻ vang của CANDVN?
4. Nhận xét, đánh gía buổi học:
- Sĩ số, thi độ học tập, chấp hành quy chế , kiểm tra vật chất trang bị….
5/Rút kinh nghiệm tiết dạy .
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Bài 3 : ĐỘI

NGŨ TỪNG NGƯỜI KHÔNG SÚNG

I-Mục đích-Yêu cầu :
1.Mục đích :
-Về kiến thức : Hiểu được các động tác đội ngũ từng người không có súng trong Điều lệnh Đội ngũ
của Quân đội nhân dân Việt Nam.
-Về kĩ năng : thực hiện được các động tác đội ngũ từng người không có súng.
-Về thái độ :
+Tự giác luyện tập để thành thạo các động tác đội ngũ từng người không có súng.
+Có ý thức tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.Yêu cầu : tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập.

II-Cấu trúc nội dung và phân bố thời gian
1.Cấu trúc nội dung
Nội dung của bài bao gồm 10 động tác :
1.Động tác nghiêm.
2.Động tác nghỉ.
19


3.Động tác quay tại chổ.
4.Động tác chào.
5.Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đi đều.
6.Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân.
7.Động tác giậm chân chuyển thành đi đều.
8.Động tác tiến lùi, qua phải, qua trái.

9.Động tác ngồi xuống, đứng dậy.
10.Động tác chạy đều, đứng lại.
2.Nội dung trọng tâm
Động tác quay tại chổ.
Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đi đều.
3.Phân bố thời gian :
- Tổng số 4 tiết
T1 : -Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chổ và chào.
T2 : -Động tác đi đều, đứng lại, đổi chân khi đi đều.
-Động tác giậm chân, đứng lại, đổi chân khi đang giậm chân.
-Luyện tập
T3 : - Động tác tiến lùi, qua phải, qua trái
-Động tác chạy đều, đứng lại
T4 : Luyện tập (chú ý vào Động tác giậm chân chuyển thành đi đều)

III-Chuẩn bị
1.Giáo viên
-Nghiên cứu bài 3 trong SGK & SGV
-Phổ biến cho HS những nội dung cần phải chuẩn bị trước buổi học
-Kiểm tra sân tập đảm bảo cho lên lớp..
-Thục luyện, giảng thử, rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp giảng dạy luyện tập.
2.Học sinh
-Đọc trước bài 3 trong SGK.
-Chuẩn bị SGK, vở ghi, bút,…
-Chuẩn bị tốt tâm lí, trang phục, vật chất theo quy định của giáo viên.

IV-Tiến trình dạy học:
PHẦN LÝ THUYẾT
Nội dung – thời gian


Phương pháp

20

Vật
chất


Tiết 1
Hoạt động 1 :
I.GIỚI THIỆU
NGHIÊM :

ĐỘNG

TÁC

-Giới thiệu động tác :2 Phút
+Ý nghĩa động tác
+Khẩu lệnh :
+Động tác :
-Luyện tập : cùng luyện tập với các động tác,
nghiêm, nghỉ, quay tại chổ, và chào.

Hoạt động 2 :
II. GIỚI THIỆU ĐỘNG TÁC
NGHỈ:
-Giới thiệu động tác :2 Phút
+Ý nghĩa động tác
+Khẩu lệnh :


+Động tác :
-Luyện tập : cùng luyện tập với các
động tác, nghiêm, nghỉ, quay tại chổ,
và chào.
Hoạt động 3 :
III. GIỚI THIỆU ĐỘNG TÁC QUAY
TẠI CHỔ:
-Giới thiệu động tác :2 Phút
+Ý nghĩa động tác
+Khẩu lệnh :
+Động tác :
-Luyện tập : cùng luyện tập với các động tác,
nghiêm, nghỉ, quay tại chổ, và chào.

Tổ chức chuẩn bị giảng dạy :
-GV ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, vật chất,
phổ biến quy định về sử dụng súng, kiểm tra
bài cũ (nếu có ) mỗi tiết, phổ biến kế hoạch
giảng bài.
Cán sự báo cáo sĩ số trang phục của lớp.
-từ buổi thứ hai , GV không phổ biến kế
hoạch giảng dạy mà chỉ nêu nội dung và
thời gian buổi học.
Giới thiệu bài học : GV tập trung làm rõ vị
trí của bài trong chương trình.
Khi dạy, GV nêu ý nghĩa của các động tác
Gv đặ câu hỏi cho HS phát biểu ý nghĩa của
động tác.
GV làm mẫu theo 2 bước :

-Bước 1 : Hô khẩu lệnh và làm nhanh động
tác.
-Bước 2 : làm chậm, phân tích
HS trả lời câu hỏi, ghi những nội dung cần
thiết và khi tập thì thực hiện theo giáo viên
làm mẫu.
GV cho lớp tập luyện chung
Sau đó, chia lớp thành các tổ hoặc tiểu đội
do tiểu đội trưởng hoặc tổ trưởng duy trì.
HS tự nghiên cứu bằng cách xem SGK.
GV theo dõi, sửa sai khi tiểu đội tập hoặc tổ
tập. Nếu sai nhiều thì GV tập hợp lớp lại và
thống nhất lại
Cũng cố : Hs thực hiện 1 – 2 HS cho HS
nhận xét . GV chốt lại, nhận xét chung cả
tiết học

Hoạt động 4 :
IV. GIỚI THIỆU ĐỘNG TÁC CHÀO:
--Giới thiệu động tác :2 Phút
+Ý nghĩa động tác
+Khẩu lệnh :
+Động tác :
-Luyện tập : cùng luyện tập với các động tác,
nghiêm, nghỉ, quay tại chổ, và chào.

21

Tranh
đội

ngũ
từng
người
không
súng.


Tiết 2 :

Hoạt động 5 :
V.GIỚI THIỆU ĐỘNG TÁC ĐI
ĐỀU, ĐỨNG LẠI, ĐỔI CHÂN KHI
ĐANG ĐI ĐỀU
-Giới thiệu động tác :2 Phút
+Ý nghĩa động tác
+Khẩu lệnh :
+Động tác :
-Luyện tập : cùng luyện tập với các động tác,
nghiêm, nghỉ, quay tại chổ, và chào.

Hoạt động 6 :
VI.GIỚI THIỆU ĐỘNG TÁC
GIẬM CHÂN, ĐỨNG LẠI, ĐỔI
CHÂN KHI ĐANG ĐI ĐỀU

Khi dạy, GV nêu ý nghĩa của các động tác
Gv đặ câu hỏi cho HS phát biểu ý nghĩa của
động tác.
GV làm mẫu theo 2 bước :
-Bước 1 : Hô khẩu lệnh và làm nhanh động

tác.
-Bước 2 : làm chậm, phân tích
HS trả lời câu hỏi, ghi những nội dung cần
thiết và khi tập thì thực hiện theo giáo viên
làm mẫu.
GV theo dõi, sửa sai khi tiểu đội tập hoặc tổ
tập. Nếu sai nhiều thì GV tập hợp lớp lại v à
thống nhất lại

-Giới thiệu động tác :2 Phút
+Ý nghĩa động tác
+Khẩu lệnh :

Tranh
đội
ngũ
từng
người
không
súng

+Động tác :
-Luyện tập : cùng luyện tập với các động tác,
nghiêm, nghỉ, quay tại chổ, và chào.

Hoạt động 7 :
VII.GIỚI THIỆU ĐỘNG TÁC
GIẬM CHÂN CHUYỂN THÀNH ĐI
ĐỀU VÀ NGƯỢC LẠI


Cũng cố : Hs thực hiện 1 – 2 HS cho HS
nhận xét . GV chốt lại, nhận xét chung cả
tiết học

-Giới thiệu động tác :2 Phút
+Ý nghĩa động tác
+Khẩu lệnh :
+Động tác :
-Luyện tập : cùng luyện tập với các động tác,
nghiêm, nghỉ, quay tại chổ, và chào.
Tiết 3 :

Hoạt động 8 :
VIII.GIỚI THIỆU ĐỘNG TÁC
TIẾN, LÙI, QUA PHẢI, QUA TRÁI
-Giới thiệu động tác :2 Phút
+Ý nghĩa động tác
+Khẩu lệnh :
+Động tác :
-Luyện tập : cùng luyện tập với các động tác,
nghiêm, nghỉ, quay tại chổ, và chào.

Hoạt động 9 :
XI.GIỚI THIỆU ĐỘNG TÁC
NGỒI XUỐNG, ĐỨNG DẬY
-Giới thiệu động tác :2 Phút
+Ý nghĩa động tác
+Khẩu lệnh :
+Động tác :
-Luyện tập : cùng luyện tập với các động tác,


Khi dạy, GV nêu ý nghĩa của các động tác
Gv đặ câu hỏi cho HS phát biểu ý nghĩa của
động tác.
GV làm mẫu theo 2 bước :
-Bước 1 : Hô khẩu lệnh và làm nhanh động
tác.
-Bước 2 : làm chậm, phân tích
HS trả lời câu hỏi, ghi những nội dung cần
thiết và khi tập thì thực hiện theo giáo viên
làm mẫu.
GV theo dõi, sửa sai khi tiểu đội tập hoặc tổ
tập. Nếu sai nhiều thì GV tập hợp lớp lại và
thống nhất lại

22

Tranh
đội
ngũ
từng
người
không
súng.


nghiêm, nghỉ, quay tại chổ, và chào.

Hoạt động 10 :
X.GIỚI THIỆU ĐỘNG TÁC

GIẬM CHÂN, ĐỨNG LẠI
-Giới thiệu động tác :2 Phút
+Ý nghĩa động tác
+Khẩu lệnh :
+Động tác :
-Luyện tập : cùng luyện tập với các động
tác, nghiêm, nghỉ, quay tại chổ, và chào.

Cũng cố : Hs thực hiện 1 – 2 HS cho HS
nhận xét . GV chốt lại, nhận xét chung cả
tiết học

PHẦN THỰC HÀNH :
Tiết 4
Hoạt động 11 :
XI. TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
I.Nội dung : ĐỘNG TÁC QUAY CÁC HƯỚNG, GIẬM CHÂN, ĐI ĐỀU .
II.Thời gian : 1 tiết (45 phút)
III.Tổ chức và phương pháp :
- GV chia lớp thành một bộ phận . GV duy trì .
- Sửa sai : cho từng nhóm lên thực hiện chậm theo từng bước có lệnh hô của cán sự
- GV thấy HS sai đâu sửa đó. Các nhóm lần lượt lên thực hiện.
- Khi thực hiên xong bước này, thì GV cho triển khai tập luyện cho các nhóm và cán sự nhóm
duy trì . GV quan sát sửa sai theo sai đâu sửa đó. Nếu sai nhiều thì GV tập hợp lớp lại và thống
nhất lại.
IV.Địa điểm : tại lớp học hoặc sân tập
V.Kí tín hiệu tập :
Tập : khẩu lệnh “bắt đầu tập”
Hết thời gian hoặc muốn dừng tập : khẩu lệnh “thôi tập”


……………………………………………………………
PHẦN KIỂM TRA KẾT THÚC HUẤN LUYỆN
I.Mục tiêu :
- Về Kiến thức : Nắm được nội dung bài
- Về kĩ năng : Đánh giá kết quả tập luyện thực hành của HS, thực hiện đúng theo nội dung GV
yêu cầu, động tác chính xác, phối hợp nhịp nhàng và an toàn.
- Về thái độ : Nghiêm túc trong thực hiện điều lệnh đội ngũ.
II.Nội dung : Các động tác từng người không súng.
III.Cách tính điểm :
- Giỏi : Động tác chính xác, nhịp nhàng, đều , đẹp, đúng theo yêu cầu như về khẩu lệnh và động
tác.
- Khá : Động tác thiếu chính xác, hoặc thiếu nhịp nhàng, hoặc đều và đẹp, đúng theo yêu cầu
.như về khẩu lệnh và động tác . (Nhất là biên độ động tác.)
- Trung bình : Động tác chưa chính xác, chưa nhịp nhàng, đều và đẹp, chưa theo yêu cầu .
- Yếu : Thao tác thiếu chính xác, chậm .
- Kém : Không thực hiện được thao tác.
23


IV.Phương pháp tổ chức :
- GV : quan sát, nhận xét và cho điểm
- HS : Mỗi đợt thực hiện 2 em. Em nào thực hiện yếu kếm thì cho thực hiện lại một lần nữa.
V.Địa điểm – Thời gian
1.Địa điểm : tại lớp hoặc sân tập
2.Thời gian : 45 phút (Kiểm tra học kỳ 1)
VI.Vật chất :
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
…………………………………………………………………………………………………………

24



Bài 4 : ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ
PHẦN 1 : Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.Mục đích :
-Về kiến thức : Học sinh hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ góp phần xây dựng ý thức tổ chức kỉ
luật trong học tập. Nắm vững thứ tự các bước tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội trung đội.
- Về kỹ năng : Học sinh làm được các động tác tập hợp đội hình cơ bản của tiểu đội trưởng, trung đội
trưởng. Biết vận dụng vào trong học tập và sinh hoạt tại trường.
- Về thái độ :
Học sinh xây dựng được ý thức tổ chức kỉ luật, tự giác chấp hành điều lệnh đội ngũ và
các nội quy học tập bộ môn và của trường. .
2. Yu cầu : Tích cực, nghiêm túc trong học tập. Ghi chép và nghiên cứu sách giáo khoa. Tập luyện khẩn
trương, nghiêm túc đúng theo hướng dẫn của giáo viên
II.NỘI DUNG VÀ TRỌNG TÂM
1.Nội dung : Đội hình tiểu đội và đội hình trung đội.
2.Trọng tâm : Đội hình tiểu đội
III.THỜI GIAN VÀ PHÂN BỐ TIẾT DẠY
- Tổng số : 7 tiết
T1 : Đội hình tiểu đội hàng ngang
T2 : Đội hình tiểu đội hàng dọc
T3 : - Tiến lùi, qua phải, qua trái;Giãn đội hình, thu đội hình; Ra khỏi hàng về vị trí.
T4 : Luyện tập : Đội hình tiểu đội hàng ngang, đội hình tiểu đội hàng dọc, tiến lùi, qua phải, qua
trái;Giãn đội hình, thu đội hình; Ra khỏi hàng về vị trí
T5 : Đội hình trung đội hàng ngang
T6 : Đội hình trung đội hàng dọc
T7 : Luyện tập : Đội ngũ tiểu đội, đội ngũ trung đội, hội thao đánh giá kết quả.
IV.TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.Tổ chức :

- Lên lớp : lớp thành một khối .
- Luyện tập : lớp là một trung đội và lớp trưởng và lớp phó là trung đội trường và trung đội phó, tổ là
tiểu đội và tổ trường là tiểu đội trưởng.
- Hội thao : chỉ trả bài cũ một và học sinh ở đầu giờ (nếu có)
2.Phương pháp :
- Giáo viên : giảng giải, thị phạm làm mẫu kết hợp với sử dụng tranh, hỏi đáp, theo dõi luyện tập kết hợp
với sửa sai.
- Học sinh : nghe, quan sát, ghi chép nội dung chính kết hợp nghiên cứu sách giáo khoa, trả lời những
câu hỏi của giáo viên đặt ra, tự luyện tập và luyện tập theo lớp và tổ của mình.
V.ĐỊA ĐIỂM :
Sân tập (sân trường THPT Trần Văn Thành)
VI.VẬT CHẤT
1. Vật chất phục vụ dạy và học : còi, tranh đội ngũ đơn vị
2. Tài liệu : sách giáo khoa GDQPAN10, sách giáo viên GDQPAN10

PHẦN 2 : THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I.TỔ CHỨC GIẢNG BÀI (5 PHÚT/TIẾT)
1. Nhận lớp : Học ở sân trường, Trung đội trưởng (lớp trưởng) tập hợp đội hình trung đội và kiểm tra sĩ
số, trang phục, sách giáo khoa và tập viết… và báo cáo cho giáo viên.
2. Giáo viên phổ biến các quy định
25


×