Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

内定 VÀ MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.33 KB, 3 trang )

内定 VÀ MỘT SỐ CÂU HỎI LIÊN QUAN
内定 LÀ GÌ?
Ở Nhật, khi bạn đi xin việc và được công ty nhận vào làm, họ sẽ gửi bạn một gi ấy t ờ
gọi là 内定通知書. Cái này là thông báo việc bạn đã được nhận vào làm ở cty mà b ạn
ứng tuyển.
Tuỳ vào từng công ty mà nội dung của cái 内定 này cụ thể đến đâu. Có công ty chỉ ghi
việc họ sẽ nhận bạn, có công ty ghi chi tiết cả các điều kiện làm việc như : ti ền lương, vị
trí bạn đảm nhận, ngày sẽ bắt đầu làm.
Thông thường, đi kèm với thông báo này sẽ là 1 giấy khác gọi là 内定承諾書, tức là
giấy họ gửi và yêu cầu bạn kí xác nhận vào sau khi đã suy nghĩ kĩ và quy ết định s ẽ
nhận offer của họ.
内定 được gửi ngay khi công ty quyết định tuyển bạn, nhưng có thể gần 1 năm sau b ạn
mới chính thức đi làm.

� TÍNH PHÁP LÝ CỦA CÁC GIẤY TỜ LIÊN QUAN TỚI 内定
Tất cả các giấy tờ liên quan đến 内定 đều KHÔNG CÓ BẤT KÌ MỘT GIÁ TRỊ NÀO VỀ
MẶT PHÁP LÝ.
Khác với hợp đồng lao động ( 雇用契約書) - thường được soạn thảo và ký ngay trước
thời điểm bạn vào công ty và có tính ràng buộc về mặt pháp lý, tất c ả các gi ấy tờ liên
quan tới 内定 - dù có đủ dấu của công ty hay chữ ký/con dấu của bạn, th ật ra ch ẳng có
bất kì một ý nghĩa nào về mặt pháp lý cả.
Thực chất nó chỉ là một lời hứa giữa bạn và công ty được thể hiện bằng văn bản. Cũng
tương tự như bản cam kết bạn viết cho mẹ hồi bé, hứa rằng con sẽ thế nọ thế kia ý.
HẾT.
À, hoặc diễn giải dễ hiểu hơn thì cũng giống như đám cưới ý :D. Khi 1 cặp lấy nhau thì
cái giấy đăng ký kết hôn ra phường làm thủ tục mới có giá trị pháp lý, chứ còn cái đám
cưới dù hoành tráng đến đâu cũng chả có tí giá trị pháp lý nào �. Anh chị nào lấy nhau
mà chỉ làm đám cưới ko thì lúc bỏ nhau cũng ko phải ra toà gi ải quy ết gì c ả, vì v ề m ăt
pháp luật có phải vợ chồng đâu. Dù bà con xóm ph ố họ hàng ai c ũng công nh ận 2 b ạn
là vc.
Vì vậy, nếu sau khi đã ký vào giấy đồng ý nhận 内定 và nộp lại cho phía công ty, nhưng


bạn lại tìm được công việc tốt hơn, hoặc muốn học lên tiếp nên ko muốn làm vi ệc ở chỗ


cty đó nữa và bạn từ chối... Thì bạn chắc chắn sẽ ko gặp bất cứ rắc rối nào về mặt
pháp lý như phải đền bù, bị phạt tiền, v.v... cả.
Thực chất, công ty họ yêu cầu bạn kí vào giấy đó vì muốn bạn xác thực lại ý chí mu ốn
vào cty của bạn rõ ràng. Con người khi phải đặt bút kí cái gì đó thì luôn c ẩn tr ọng suy
nghĩ hơn là chỉ nói mồm mà. Cũng giống như yêu nhau thì d ễ b ỏ chứ dù chưa đki k ết
hôn mà đã tổ chức đám cưới rồi thì lúc bỏ cũng phải nghĩ lên nghĩ xuống ý mà �.
Rắc rối duy nhất bạn gặp phải khi bỏ naitei đã nhận trc đó là b ạn có th ể s ẽ phá đi m ối
quan hệ giữa bạn với công ty, làm mất uy tín của chính b ạn, làm ảnh hưởng đến quy ết
định tuyển dụng của cty đối với những SV khác học cùng trường ho ặc cùng là ng ười
VN như bạn,v.v.. Nói chung là những vấn đề về kiểu "cắn rứt lương tâm"

� TỪ CHỐI / HUỶ NAITEI
Tuy nhiên, ko phải vì nó ko có ràng buộc gì về mặt pháp lý mà mình có th ể c ứ nh ận r ồi
huỷ bừa phứa ko cân nhắc gì được. Vì như mình đã nói đấy, nó ảnh hưởng đến uy tín
của bạn. Bạn có dám chắc sau này khi đi làm bạn sẽ ko gặp lại cty mà mình đã b ỏ
naitei trong vai trò là đối tác ko???
Hơn nữa, khi bạn nhận naitei tức là cty đã dự tính bạn sẽ vào làm. Tức là h ọ s ẽ ng ừng
tuyển vị trí đó ---> khi bạn đột ngột huỷ sẽ gây phiền cho họ rất nhi ều.
Thông thường sau khi nhận được naitei sẽ có 1 số tình huống như sau :
- Đó đúng là cty bạn ao ước --> bạn nhận luôn rồi đến ngày là đi làm.
Trường hơp tốt đẹp này thì thôi ko nói làm gì �.
- Bạn ứng tuyển nhiều công ty và chưa nhận được naitei từ cty nào khác. Nhưng cty
này bạn chưa ưng lắm.
Hoăc: Bạn ko đang ứng tuyển cty nào khác cả, nhưng điều kiện làm vi ệc,v.v,.. của cty
đó bạn chưa ưng lắm
---> Bạn chưa đưa ra ngay được quyết định có nhận naitei hay ko.
Trong trường hợp này, nhiều bạn thực tế chọn 2 cách :


�Một là cứ dằn dứ mãi ( đối với các cty ko đưa ra thời hạn cho việc trả lời
�Hai là cứ nhận bừa cho chắc đã rồi tính sau.


Hai cách này về cơ bản thì đảm bảo chắc chắn 1 phương án dự phòng cho mình,
nhưng như mình nói ở trên, nó khá ảnh hưởng đến cty.
Vì thế, nếu còn nhiều băn khoăn về điều kiện, hoặc muốn chờ thêm cơ hội khác, các
bạn cứ thẳng thắn trao đổi với cty là mình còn băn khoăn điều này, ho ặc chờ kết qu ả
nốt cty kia rồi mới quyết định.
Nhiều bạn sợ khi mình nói thế họ sẽ huỷ naitei của mình �. Không không, tin mình đi,
hầu như ko cty nào họ huỷ đâu. Việc cần thêm thời gian để cân nhắc trc khi tr ả lời là
việc rất bình thường ở Nhật. Và bạn trả lời thẳng thắn như vậy càng thể hi ện b ạn tôn
trọng họ.
Mình từng phụ trách tuyển dụng ở 1cty của Nhật nên mình biết, th ật ra deadline tr ả l ời
naitei chỉ mang tính tương đối, để bên nhân sự kiểm soát đc tình hình thôi. Còn n ếu
ứng viên băn khoăn cần thêm thời gian thì hoàn toàn có thể kéo dài được �.
Nếu sau khi trao đổi và cân nhắc kĩ mà bạn thấy ko phù hợp thì cứ từ ch ối, đừng ng ại.
Quyền lựa chọn là ở bạn mà.
- Trường hợp cuối cùng là khi nhận naitei bạn đã cân nh ắc kĩ và quyết định nh ận,
nhưng sau đó có 1 cơ hội khác đến và bạn huỷ naitei với cty cũ.
Thật ra về hậu quả thì nó ko khác mấy so với trường hợp 2. Tuy nhiên nó khác là khi
nhận naitei thì bạn đã thẳng thắn trao đổi với họ mọi vấn đề, và ko ngh ĩ là s ẽ có c ơ h ội
tốt như thế đến với mình sau đó.
Chẹp, trong TH này thì mình theo trường phái ủng h ộ việc b ạn ch ọn công vi ệc nào b ạn
thấy thích hơn. Vì dù gì, nó cũng là quyết định ảnh hưởng đến cuộc đời b ạn mà �.
Tuy vậy, nhớ gọi điện trình bày rõ lý do và xin lỗi thật chân thành nhé.




×