Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận cao học Xã hội hoá truyền hình da sua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.1 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Chủ trương xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình như một bước
ngoặt mở ra thời cơ cũng như thử thách cho những nhà làm truyền hình tại
Việt Nam. Các kênh truyền hình mới liên tiếp ra đời đồng nghĩa với việc
khán giả có thể thoải mái lựa chọn “món ăn” mỗi khi ngồi trước màn hình ti
vi.
Không có gì là khó hiểu khi nói con đường xã hội hoá truyền hình ở
Việt Nam hiện mới chỉ đạt được tiêu chí đa dạng, còn chất lượng chương
trình vẫn điều đáng bàn.
Điểm sơ qua hàng chục game show đang được phát sóng dày đặc hiện
nay, để tìm được game show có chất lượng tốt, để lại ấn tượng đẹp trong
lòng người xem chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Đó là chưa kể những
chương trình cố ý gây "sốc" với nội dung không phù hợp với văn hoá người
Việt và các spot quảng cáo xuất hiện liên tục khiến người xem phải ngán
ngẩm chuyển kênh.
Câu hỏi đặt ra, quyền lợi của người xem được đặt ở đâu trong thước đo
này? Có phải thuộc về khoản thu từ các đơn vị tài trợ được đổ vào hàng loạt
cho các món ăn tinh thần mà người xem được giao quyền chủ động?
Câu trả lời nằm ở sự nhận thức đúng đắn mục đích của việc xã hội hoá
sản xuất chương trình truyền hình là như thế nào trong thời kỳ mà ở đó sự
cạnh tranh lành mạnh, sáng tạo sẽ thắng lối làm ăn cẩu thả.

1


NỘI DUNG
1. Khái niệm
1.1. Xã hội hóa
Xã hội hóa là khái niệm của nhân loại học và xã hội học được định
nghĩa trong quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời. Nói một cách khác,
đó chính là quá trình con người liên tục tiếp thu văn hóa vào nhân cách của


mình để sống trong xã hội như là một thành viên.
Một quan niệm khách mà những năm gần đây ở Việt Nam thường được
dùng để chỉ sự quan tâm, đóng góp, chung tay của toàn xã hội vào các lĩnh
vực văn hóa, giáo dục, y tế...
1.2. Xã hội hóa truyền hình
Đây không phải là một khái niệm mới trong trong lĩnh vực truyền hình,
quá trình xã hội hoá công tác truyền hình đã diễn ra từ rất lâu đối với các
nước có sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực truyền hình. Theo ông Trần
Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, nghĩa
rộng của quá trình này chính là 'sự tham gia vào quá trình sản xuất
chương trình từ bên ngoài ngành truyền hình'. Tức là trong các khâu sản
xuất, hình thành tác phẩm của một chương trình truyền hình có sự tham của
một hoặc nhiều đơn vị, cơ quan không liên quan đến nhà Đài.
Trong thời đại hiện nay, việc mua bản quyền các chương trình truyền
hình đã trở thành một xu thế chủ yếu, thể hiện tính chuyên nghiệp. Một số
chương trình truyền hình không phải ôm đồm toàn bộ các khâu sản xuất mà
đã có đơn đặt hàng một số các đơn vị tư nhân chuyên làm về một lĩnh vực
nào đó của truyền hình. Vấn đề có tính thời sự trong xã hội hoá hôm nay là
chúng ta có mở rộng hình thức: có một đơn vị bên ngoài bất kể nhà nước, tư

2


nhân có thể đảm nhiệm đứt đoạn, trọn gói một chương trình và đài truyền
hình có thể tiếp nhận phát sóng.
Ngày nay nhiều trẻ em tiếp xúc với truyền hình trước khi được đi học
và hàng ngày truyền hình cung cấp cho một số lượng đông đảo các thành
viên xã hội những thông tin đa dạng và có tác động lớn đến suy nghĩ cũng
như hành vi của họ. Truyền hình mang lại cho con người những kinh nghiệm
xã hội, những mẫu văn hóa mang tính tiêu chuẩn dưới cách nhìn phổ biến.

Các thành viên của xã hội đều chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau do
những gì mà các phương tiện truyền thông coi trọng hoặc xem nhẹ, đánh giá
tích cực hay tiêu cực. Nó cũng là một kênh quan trọng để phổ biến văn hóa,
giúp cho con người có thể hiểu được những mẫu văn hóa, những nền văn
hóa khác. Truyền hình làm cho các thành viên trong một xã hội gắn kết với
nhau hơn thông qua những mối quan tâm chung, những giá trị chung đặc
biệt là khi có những sự kiện nổi bật như một thảm họa, một vinh quang mà
đội tuyển quốc gia giành được hay một cuộc chiến tranh bùng nổ...
Tuy vậy, truyền hình không mang tính tương tác, khán giả không thể
thảo luận hay bày tỏ thái độ trực tiếp với những người làm ra chương trình.
Vì lý do đó, các vấn đề như quảng cáo, bạo lực, lối sống sa đọa... trên các
phương tiện thông tin đại chúng thường là chủ đề gây tranh cãi. Mặt khác,
nhiều nhà xã hội học, đặc biệt là các lý thuyết gia cho rằng truyền thông thể
hiện ý thức hệ chủ đạo, nó có khuynh hướng thể hiện quyền lợi của phần tử
ưu tú, uy tín với màu sắc thiên vị, trong khi mô tả những người không thừa
nhận hệ thống bằng những từ tiêu cực. Thông qua thời lượng cũng như cách
thức của những gì được chuyển tải qua các phương tiện truyền thông, xã hội
bị ảnh hưởng bởi những khuôn mẫu, giá trị... mà nó thể hiện cũng như quyền
lợi của những nhóm thứ yếu bị xem nhẹ vì họ không nắm giữ các phương
tiện truyền thông.
3


Nhu cầu hưởng thụ văn hoá hiện nay của con người thay đổi một cách
đáng kể! Không ai muốn hưởng thụ văn hoá theo kiểu: Tối tối cả vùng thậm
chí là cả nước coi chung một phim, qua một hoặc hai kênh truyền hình nữa.
Xã hội truyền hình thực sự đã làm cuộc “cách mạng” truyền hình Việt Nam
hiện nay.
2. Thực trạng
Còn nhớ thời kỳ vàng son của VTV, khi mỗi chương trình của nhà đài

này đều để lại một dấu ấn. Khái niệm giờ vàng xuất hiện, hàng loạt những
chương trình như "Hành trình văn hoá" "Chiếc nón kỳ diệu" liên tục nắm
vững vị trí số một trong sự lựa chọn của người xem và những MC lần đầu
tiên xuất hiện trên sóng bỗng chốc trở thành những người được khán giả
hâm mộ không khác gì diễn viên hay ca sĩ.
Trung thành với lối tìm tòi, phát hiện những gương mặt mới, VTV6 và
VTV9 tiếp tục mở ra những chuyên mục mới, trẻ trung, gần gũi và chỉ tập
trung thẳng vào đối tượng thụ hưởng là giới trẻ. Điều này được minh chứng
khá cụ thể khi các kênh truyền hình Yeah1, O2 cũng lần lượt xuất hiện và
HTV liên tục cải tiến HTV Phụ nữ, HTV Gia đình v.v...
Trong khi đó, ra đời khá muộn màng nhưng được đánh giá là kênh
truyền hình hiện nay có nhiều nội dung thuần Việt nhất - kênh truyền hình
VTC9 Let's Việt cho thấy con đường của mình khá khác biệt tuy đó chưa
hẳn là một ý tưởng "có một không hai".
Bắt đầu từ những chương trình khá thú vị và đơn giản như "Chào cờ",
"Thế là người Việt Nam", "Võ đài chiến thắng" hay "Chuyện lý chuyện
tình", VTC9 Let's Việt cho người xem cái nhìn khá mực thước nhưng cũng
không kém phần táo bạo. Sự táo bạo đó được thể hiện khi lần đầu tiên người
xem nhận thấy một bài học đơn giản như việc dừng xe đúng vạch khi đi
đường hay không xả rác nơi công cộng cũng được chắt lọc một cách ý nhị
4


đưa lên màn ảnh thông qua những tình tiết thực nhưng không mang nặng
tính giáo điều.
Đầu tư và sinh lãi là bài toán mà bất kể doanh nghiệp nào cũng nghĩ đến
khi bắt đầu thử sức và ít ai biết, đầu tư truyền hình yếu tố rủi ro không thể
kiểm soát bằng mức vốn mà chính là từ những khán giả đang cầm điều khiển
mỗi ngày trước tivi.
Sẽ đến lúc những vị khán giả không thể chấp nhận các chương trình hời

hợt, thiếu chiều sâu cũng như yếu kém về mặt chuyên môn và khi ấy người
ta cần tìm đến ý nghĩa cốt lõi của một chương trình, dù đó có thể chỉ là mục
điểm tin hay giới thiệu một gương mặt sáng.
Đã đến lúc những chương trình như "Vượt lên chính mình", "Ngôi nhà
mơ ước" hay "Những mảnh ghép cuộc đời" sẽ níu giữ mắt, cảm xúc của
khán giả để tư thế của các đơn vị tài trợ không chỉ đến để đặt một cái logo
mà đến với cương vị hỗ trợ nhà sản xuất đem lại những chương trình ý nghĩa
thực sự cho công chúng xem đài.
Hơn bao giờ hết, các nhà đài phải xem khán giả là những vị vua để
phục vụ họ bằng cả sự tận tụy và mong muốn phát triển công cuộc xã hội
hoá sản xuất chương trình truyền hình để công cuộc ấy không chỉ mạnh về
lượng mà còn ổn về chất bởi một chương trình kém chất lượng thì "vua"
chính là người đào thải nó trước tiên.
2.1. Khán giả có nhiều “món” để chọn
Hiện nay dù đã có nhiều đài truyền hình với rất nhiều kênh truyền hình,
nhưng số lượng này chưa ngừng lại. Trong kế hoạch quy hoạch các kênh
truyền hình, VTV, HTV, VTC tới đây sẽ còn ra thêm nhiều kênh mới. Vấn
đề kỹ thuật vẫn là phạm trù rối rắm với khán giả xem đài và là “cuộc chiến”
ngầm của các đài truyền hình. Kênh mới sẽ phát theo kỹ thuật số, cáp hay
analog là một vấn đề “sống còn” với nhà đài vì nó quyết định kênh ấy dễ hay
5


khó “thu hút” được “đối tác” qua đó thu hút quảng cáo? Nếu phát analog, thì
toàn bộ người dân có ti vi trong nhà đều có thể xem được; còn phát kỹ thuật
số hay cáp buộc khán giả phải mất một khoản tiền để mua set-top-box, đầu
thu kỹ thuật số hoặc mất tiền thuê bao hàng tháng.
Tư nhân tham gia kinh doanh truyền hình muốn lấy lại vốn nhanh, kiếm
lời nhanh thì phải có nhiều quảng cáo trên kênh của mình. Nhưng doanh
nghiệp chỉ quảng cáo trên kênh nào có nhiều người xem. Thế cho nên, hầu

hết, các đơn vị tham gia kinh doanh truyền hình đều muốn kênh của mình
phát analog. Bởi vậy, mới xảy ra tình trạng VTC là một kênh truyền hình
được thành lập nhằm mục đích thí điểm và phát triển truyền hình kỹ thuật số
nhưng trong một thời gian dài VTC phát tới 14 kênh truyền hình analog.
Việc cấp phép mở thêm các kênh truyền hình hiện nay cũng thiếu đồng
bộ. Nhiều khi Bộ Thông tin Truyền thông đồng ý cho phép ra thêm kênh mà
chưa tham khảo hoặc thông qua ý kiến cơ quan chủ quản của đơn vị đó. Cấp
phép khi chưa xem xét đến năng lực tài chính, nhân sự, trang thiết bị, khả
năng quản lý đã dẫn đến việc tổ chức thực hiện yếu kém, buông lỏng kiểm
soát, giao quyền quản lý thực tế cả về nội dung lẫn cơ sở hạ tầng cho đối tác.
Đó cũng chính là lý do dẫn đến chất lượng chương trình không đạt yêu cầu,
thậm chí sai nội dung và tiêu chí đã được quy định.
Nhu cầu của công chúng hiện đại đòi hỏi truyền hình không chỉ là nhà
cung cấp thông tin mà còn phải tích cực hơn trong xã hội hóa các loại hình
chương trình, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của nhiều tầng
lớp trong xã hội. Vậy trong tương lai truyền hình sẽ phát triển theo xu hướng
nào để khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy mạnh mẽ của các loại
hình truyền thông hiện đại?
Chúng ta đang sống trong một thế giới có đặc điểm nổi bật là sự bùng
nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Thông tin đã xen vào mọi lĩnh vực, chi
6


phối và làm thay đổi phương thức vận hành, quản lý một số hoạt động xã
hội. Các phương tiện thông tin đại chúng trong đó có truyền hình đều đã và
đang phát triển nhanh chóng, vượt xa sự hình dung của nhiều người.
Ở Việt Nam, cách đây khoảng 10 năm, ít người thấy trước được rằng,
sau đổi mới một bước cơ chế quản lý, báo chí lại có bước lớn mạnh như vừa
qua, và những năm tới chắc chắn còn có sự tăng trưởng nữa. Bởi vì, tính
bình quân sự tiêu dùng báo chí của nhân dân ta vẫn còn ở mức thấp so với

các nước trong khu vực và trên thế giới. Dư địa vẫn còn khá rộng để cho báo
chí phát triển. Đấy là chưa tính đến sự xã hội của Internet, và báo mạng điện
tử, hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng tin học đang diễn ra trên quy mô toàn
cầu. Trong chúng ta không phải ai cũng có thể hình dung rõ rệt diện mạo và
nhất là cơ chế hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng trong
thời gian tới như thế nào. Nhưng có một điều chắc chắn là mỗi người đều
phải tự mình nhìn lại và tự mình điều chỉnh các suy nghĩ truyền thống quen
thuộc từ trước đến nay.
2.2. Khó quản lý
Hầu hết các đài truyền hình lớn trên cả nước đều có vài kênh, như:
VTV, VTC, HTV, BTV, ĐN…, chưa kể số lượng kênh trên truyền hình cáp:
HTVC, SCTV, VCTV... đã được nhà nước khuyến khích, cho phép xã hội
hóa. Bây giờ đầu tư kinh doanh sóng truyền hình được xem vừa thức thời,
khuếch trương thanh thế, vừa chứng tỏ “đẳng cấp” doanh nghiệp. Trên thực
tế, với danh nghĩa xã hội hóa truyền hình, đã có rất nhiều kênh truyền hình
do các đơn vị tư nhân thực hiện toàn bộ nội dung phát sóng. Ai trong nghề
cũng biết: HTV1 là của Công ty Vân Thanh Long, HTV2 của Đất Việt,
HTV3 của Trí Việt Media, YAN TV (SCTV) của Quỹ đầu tư IDG, VBC
(VTC5) của Tập đoàn Tân Tạo, Today TV (VTC7) của Công ty cổ phần
7


Quốc tế truyền thông IMC (với các cổ đông Habubank, Tân Hiệp Phát, bánh
Kinh Đô…), LesViet (VTC9) của Lasta…
Còn rất nhiều các công ty nhỏ hơn không đủ khả năng mua nguyên
kênh thì mua giờ phát sóng. Hình thức mua bán cũng tùy từng đài truyền
hình. Phương thức phổ biến nhất hiện nay là đơn vị kinh doanh nộp cho đài
truyền hình một khoản tương đương một năm khai thác (do hai bên thỏa
thuận), phần nội dung đơn vị tự lên kế hoạch, khung chương trình sau đó
đưa đài duyệt. Chính vì giao kênh cho tư nhân kinh doanh, nên bản chất, tiêu

chí kênh cũng vì đó biến hóa theo thời gian. Thời gian qua, có nhiều kênh
truyền hình đã bị Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM rà soát, thanh tra,
kiểm tra buộc ngưng phát sóng vì không có giấy phép hoặc sai giấy phép.
Điển hình có: VTC phải ngưng 3 kênh truyền hình không phép, một
kênh phải điều chỉnh lại phát đúng tần số; HTV2 phải trở về đúng là kênh
thể thao (như trong giấy phép), không được chiếu phim và các chương trình
games; buộc SCTV phải ngưng phát 29 kênh không có giấy phép… Hầu hết
các kênh truyền hình đều vi phạm phát quảng cáo sai quy định và phát vượt
quá số lần, vượt quá thời lượng trong một chương trình. Đó là chưa kể nội
dung một số quảng cáo không phù hợp, kém thẩm mỹ. Chính vì mặt bằng
chung hiện nay của truyền hình có nhiều tư nhân tham gia nhưng thiếu quản
lý chặt chẽ, nên nói nhiều kênh truyền hình đang bị tư nhân hóa cũng không
quá lời.
2.3. Vi phạm bản quyền
Vì có nhiều tư nhân tham gia kinh doanh truyền hình nhưng không có
chuyên môn, kinh nghiệm, lại muốn có chương trình lấp đầy sóng và muốn
thu hồi vốn nhanh, nên hầu hết các đơn vị kinh doanh truyền hình đều chọn
phương án: mua chương trình, mua phim về phát. Rất ít đơn vị tự mình sản
8


xuất chương trình. Hiện nay, bản quyền cho truyền hình quảng bá và truyền
hình cáp, kỹ thuật số (truyền hình trả tiền) khác nhau.
Với truyền hình quảng bá, không bị cạnh tranh, giá bản quyền thường
“mềm”. Một phim mua bản quyền phát trên truyền hình quảng bá, thường
quy định phát 2 lần trong một hoặc 2 năm. Nhưng vì nhiều kênh, nhiều đài
muốn có phim, có chương trình lấp sóng và chỉ mua giá rẻ, nên nhiều đơn vị
bán một phim cho 5, 6 đài (kênh). Người mua không kiểm tra kỹ lưỡng
chuyện bản quyền, người bán vì mong kiếm lợi nhiều nên nhắm mắt làm
liều. Nếu bị phát hiện mới ngưng. Còn bản quyền phim, chương trình cho

truyền hình cáp hoặc kỹ thuật số rất mắc, khó có đài truyền hình nào mua
được.
Bởi lẽ, nước ngoài đã có những kênh chuyên khai thác phát sóng từng
thể loại và dành cho đối tượng khán giả riêng như HBO, Cinemax,
Starmovie – chuyên phát phim điện ảnh của Hollywood; AXN chuyên phát
phim bộ hành động; Disney – thiếu nhi và gia đình; ESPN – thể thao;
Discovery – khám phá, khoa học, chuyện lạ đó đây… Truyền hình cáp và kỹ
thuật số của mình không thể đủ tiền cạnh tranh với các kênh này để mua bản
quyền phát sóng. Hiểu rõ điều đó, nên phần đông các đài cứ mua đại phim,
chương trình từ các đơn vị cung cấp, sau đó phát theo kiểu “nhắm mắt, mở
mắt”. Nếu bị phát hiện thì ngưng.
Trước đây, đã có trường hợp, một kênh truyền hình cáp phải ngưng
phát một phim đang rất ăn khách, vì bị chủ sở hữu nhắc nhở chuyện bản
quyền. Hiện kênh VTCHD2 chuyên phát sóng những phim Hollywood mới,
mà người trong nghề cho rằng, đó đều là những phim mình chưa thể có bản
quyền phát sóng, nhất là phát trên truyền hình kỹ thuật số.
Nói như ông Mai Quốc Chính - Tổng Giám đốc công ty cổ phần truyền
thông đa phương tiện Latasa (đơn vị vừa liên kết với Truyền hình cáp VTC
9


cho ra đời kênh truyền hình VTC9 Let's Việt): "Không cần đợi đến nhà tài
trợ cắt hợp đồng hay ngừng không hợp tác mà chỉ cần sản xuất ra một
chương trình kém chất lượng thì chính khán giả sẽ là người đào thải nó trước
tiên".
3. Vấn đề đặt ra
Đứng trước yêu cầu của sự phát triển, xu hướng xã hội hóa hoạt động
quản lý cũng là một đòi hỏi tất yếu đối với truyền hình hiện đại. Xét trên cả
hai phương diện quản lý nội dung và quản lý con người đều có thể thấy rõ
được xu hướng này.

Về mặt quản lý nội dung, là một cơ quan thông tin đạic húng, đặt dưới
sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, và hoạt động theo những quy định của
pháp luật, tất cả các sản phẩm truyền hình đều cần được quản lý thống nhất
về mặt nội dung. Tuy nhiên, quản lý nội dung không đồng nghĩa với việc
phải quản lý tất cả các công đoạn làm ra sản phẩm truyền hình. Và càng
không có nghĩa hoạt động quản lý của truyền hình không thể tham gia vào
tiến trình xã hội hóa.
Để truyền hình phát triển, đi cùng với yêu cầu đảm bảo tính định
hướng, tính tư tưởng trong từng sản phẩm, nhất định các công đoạn sản xuất
chương trình truyền hình phải được chuyên môn hóa cao, phân công lao
động chặt chẽ và giảm bớt được chi phí đầu vào, tiết kiệm thời gian và hạ
giá thành sản phẩm. Điều này đòi hỏi truyền hình luôn phải cân nhắc nhiều
hơn với các phương án đầu tư cho hoạt động tác nghiệp của mình. Và sẽ
không có một lý do nào khiến các nhà quản lý truyền hình có thể từ chối
khai thác các nguồn chương trình đảm bảo được yêu cầu về nội dung, kỹ
thuật và cả giá thành hạ do xã hội cung cấp. Trước những toan tính về mặt
lợi ích, hiển nhiên truyền hình sẽ buộc phải nghĩ nhiều đến việc có thể giao,
khoán, mua, trao đổi một công đoạn nào đó trong quy trình sản xuất cho một
10


đơn vị kinh tế nghiệp vụ khác (bất kể đơn vị đó là của Nhà nước hay của tư
nhân), hơn là quyết định đầu tư công sức và một khoản kinh phí lớn hơn gấp
nhiều lần để tự làm ra một sản phẩm có chất lượng tương tự.
Trên một bình diện khác, để đảm đương được là một binhcủng tiên
phong trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, có vai trò quyết định trong định
hướng dư luận và hành động của công chúng, tất cả các chương trình truyền
hình đều đứng trước yêu cầu về trí tuệ và tính khoa học. Mỗi luận điểm,
nhận định trong phóng sự, trong bình luận, và trong các thể loại khác của
truyền hình đều ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của toàn xã hội. Và để

đạt đến sự chuẩn xác trong thông tin, đòi hỏi nhất thiết phải có sự tham gia
của tất cả các chuyên gia trên lĩnh vực trong cuộc sống. Trí tuệ, tính khoa
học và mức độ tin cậy của truyền hình chỉ có được khi có sự tham gia ngày
một nhiều hơn của các lực lượng khác trong xã hội.
Việc đầu tư và thường xuyên sử dụng các nhà khoa học,các nhà nghiên
cứu chuyên sâu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội
làm cố vấn cho các chương trình, truyền hình trong thời gian gần đây như
một biểu hiện mang tính tất yếu của xu thế xã hội hóa nguồn lực cho truyền
hình. Trong lao động quản lý, nhất định truyền hình phải quan tâm tới điều
này, từ đó có chính sách thoả đáng để thu hút các nguồn chất xám trong xã
hội phục vụ cho việc đổi mới nâng cao chất lượng chương trình truyền hình.

11


KẾT LUẬN
Ông Đỗ Kim Cuông, nguyên Vụ trưởng Vụ Văn nghệ - Ban Tư tưởng
Văn hoá Trung ương cho rằng: 'Vấn đề xã hội hoá liên quan nhiều đến vấn
đề tiền bạc trong con mắt mọi người, nhưng với nhà quản lý, vấn đề được
nhìn nhận dưới góc độ khác. Thành phần tham gia xã hội hoá không chỉ các
đơn vị nhà nước mà còn có rất nhiều đơn vị tư nhân. Đây là điều đáng
mừng và phù hợp với xu hướng hội nhập trong thời gian tới. Vấn đề là nhận
thức của từng đài và khả năng có thể làm việc này đến đâu'. Như vậy, xu
hướng xã hội hoá đã và đang được rất nhiều thành phần quan tâm. Vấn đề ở
chỗ là chính bản thân các đài truyền hình. Nếu các đài làm được việc là cầm
trịch một cách chủ động, đồng thời nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý thì
xã hội hoá trong truyền hình nhất định thành công.
Việc tham gia của tư nhân vào lĩnh vực văn hoá, văn nghệ đã làm cho
đời sống văn hoá thêm sôi động. Đã đến lúc phải chú trọng đến chất lượng
các chương trình phát sóng trên truyền hình. Hơn nữa, yêu cầu của khán

ngày càng cao. Với nhiều cái để xem, khán giả ngày nay có quyền chọn lọc
cho mình những chương trình yêu thích. Nếu để mất khán giả đồng nghĩa
vớí mất các nhà đầu tư, và như vậy là mất luôn cơ hội để nâng cao chất
lượng chương trình.
Để xã hội hoá thành công, cần phải tận dụng hết các lợi thế ngay bản
thân trong ngành, cũng như huy động tốt các nguồn nhân lực ở bên ngoài.
Các đài truyền hình, trước hết phải làm đầu tàu, hạt nhân để lôi kéo xã hội
vào truyền hình. Các chương trình giải trí, các showgame là lĩnh vực xã hội
hoá truyền hình đầu tiên là phù hợp nhất. Hình thức xã hội hoá cũng tiến
hành từng phần cũng là hình thức phổ biến hiện nay.

12



×