Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.88 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM VĂN THƢỢNG

MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU BIA VÀ CÁC
VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN TRONG NHÓM SINH VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: thí điểm

HÀ NỘI – 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM VĂN THƢỢNG

MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA VIỆC SỬ DỤNG RƢỢU BIA VÀ CÁC
VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN TRONG NHÓM SINH VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC
Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Mã số: thí điểm

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG HOÀNG MINH
BS. LÂM TỨ TRUNG



HÀ NỘI – 2015

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 10
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 10
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 11
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 12
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................ 12
5. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 13
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 13
7. Giới hạn nghiên cứu .................................................................................. 13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 15
10. Cấu trúc luận văn. ................................................................................... 15
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................... 16
1.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần ............................................................... 16
1.2. Khái niệm rối loạn tâm thần và phân loại ........................................... 18
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 18
1.2.2. Phân loại ............................................................................................... 19
1.3. Khái niệm và phân loại chất gây nghiện .............................................. 21
1.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 21
1.3.2. Phân loại ............................................................................................... 24
1.3.3. Các hình thái sử dụng chất gây nghiện .............................................. 27
1.3.4.Những yếu tố tác động tới trải nghiệm sử dụng chất gây nghiện ...... 28
1.3.5. Tác động và hậu quả từ việc sử dụng chất gây nghiện ...................... 30
1.3.6. Cơ chế và nguyên nhân gây nghiện. ................................................... 31

1.4. Đồ uống có cồn và rƣợu bia ................................................................... 44
1.4.1. Định nghĩa và phân loại ...................................................................... 44
1.4. 2. Một số khái niệm khác liên quan ....................................................... 45
1.4. 3. Tác động của rượu bia và đồ uống có cồn lên cơ thể ....................... 47

3


1.5. Những nghiên cứu về mối tƣơng quan giữa việc sử dụng rƣợu bia và
các vấn đề sức khỏe tâm thần....................................................................... 49
1.5.1. Nghiên cứu ở phương Tây ................................................................... 49
1.5.2.Nghiên cứu ở Việt nam ......................................................................... 53
CHƢƠNG II. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ........... 57
2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu. .................................................... 57
2.2. Công cụ nghiên cứu ................................................................................ 61
2.3. Chiến lƣợc xử lý số liệu .......................................................................... 64
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ................................................ 64
3.1. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên ............ 64
3.2. Thực trạng sử dụng rƣợu bia hiện nay trong nhóm sinh viên .......... 69
3.3. Tƣơng quan giữa việc sử dụng rƣợu bia vơi các vấn đề SKTT......... 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 85

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những lo ngại về mức độ tiêu thụ rượu bia và các vấn đề sức khỏe liên

quan đến việc sử dụng rượu bia trên thế giới ngày càng nhận được nhiều sự
quan tâm. Điều này được được phản ánh trong các chính sách phát triển gần
đây tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các chính sách này hiện mới
chỉ tập trung chủ yếu vào việc giảm những tác hại gây nên về mặt sức khỏe
thể chất, các hành vi bạo lực và chống đối xã hội. Trong khi đó, các vấn đề
sức khỏe tâm thần liên quan đến việc sử dụng ruợu bia vẫn chưa nhận được sự
quan tâm đúng mức.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng: những người sử dụng rượu
bia ở quá mức giới hạn cho phép dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao
hơn so với những người khác. Theo báo cáo được công bố trên Tạp chí của
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (2012): khoảng 50% các cá nhân bị rối loạn tâm
thần nặng có liên quan tới việc lạm dụng thuốc, 7% có liên quan tới việc lạm
dụng rượu và 53% có liên quan tới việc sử dụng ma túy. Trong số tất cả
những cá nhân được chẩn đoán bị bệnh tâm thần, có tới 29 % là lạm dụng
rượu hoặc lạm dụng ma túy [15]. Tại Anh, nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ
trầm cảm và lo âu tăng gấp hai lần ở những người nghiện rượu nặng hoặc có
vấn đề về rượu. Tại Scotland, hơn một nửa số người nhập viện vì cố tình làm
tổn thương bản thân cho biết họ đã uống rượu say ngay trước hoặc trong khi
làm việc đó. Khoảng 15% trong số những trường hợp tự tử là những người
nghiện rượu [18]. Việc uống rượu ở mức độ cao hơn 30 ly tiêu chuẩn mỗi
ngày trong tuần đôi khi có thể gây ra những rối loạn tâm thần nghiêm trọng
cùng với sự phát triển các trạng thái hoang tưởng và ảo giác. Một số nghiên
cứu còn chỉ ra rằng việc lạm dụng bia rượu làm gia tăng 8 lần nguy cơ gặp
phải các rối loạn tâm thần ở nam giới và 3 lần ở nữ giới mà không phụ thuộc
vào việc trước đó cá nhân có bị rối loạn tâm thần hay không [22]. Điều đặc

5


biệt là các con số thống kê ở trên lại thường được đề cập nhiều hơn ở nhóm

đối tượng thanh niên, đặc biệt là đối tượng sinh viên đại học (Goddar, 2006,
Pincock, 2003, Phillips, Thompson, và Nicholls, 2003; Gill, 2002).
Tại Việt Nam, nghiên cứu tại Tp. Hồ Chí Minh cho thấy có tới 25,5%
những người trong độ tuổi từ 18 đến dưới 28 uống rượu bia “trên ba
lần/tuần”, 13% uống “ba lần/tuần” và 11,9% “hai lần/tuần”. Trong đó 55,7%
đối tượng khảo sát uống từ 3 lít trở lên và 11,9% uống từ 2-3 lít trong ngày
[4]. Vũ Thị Minh Hạnh nhận định: “Nhiều loại bệnh hiện nay liên quan đến
việc sử dụng rượu bia như loạn thần do sảng rượu… đã gia tăng ở mức độ
đáng lo ngại” [36]. Trong khi đó, các nghiên cứu đánh giá về mối tương quan
giữa hai vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn hết sức mờ nhạt. Điều này có thể dẫn
đến những thiếu sót trong việc xác định và xây dựng mô hình điều trị cho
những bệnh nhân có rối loạn liên quan tới việc sử dụng rượu và các chất ma
túy khác.
Từ thực tế đó, nghiên cứu này được triển khai nhằm tiến hành những đánh
giá cơ bản về mối liên hệ giữa việc sử dụng rượu bia ở sinh viên và các vấn
đề về sức khỏe tâm thần trong nhóm này nhằm gia tăng những kiến thức và
hiểu biết cơ bản về thực trạng của vấn đề, đồng thời đánh giá những tác hại có
thể có về mặt sức khỏe tâm thần từ việc sử dụng rượu bia của sinh viên hiện
nay. Trên cơ sở đó, nhằm giúp những nhà hoạt động trong công tác lâm sàng,
những nhà hoạch định chính sách và các tổ chức xã hội có định hướng trong
công tác phòng ngừa, can thiệp và điều trị nhằm làm giảm tác hại liên quan
đến việc sử dụng rượu bia, nâng cao vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng
đồng nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá về mối tương quan giữa việc sử dụng bia rượu và các vấn đề sức
khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên trên địa bàn Hà Nội, qua đó đề xuất một
số giải pháp nhằm hạn chế những nguy cơ và tác hại từ việc sử dụng rượu bia
trong nhóm này.

6



3.Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về sức khỏe tâm thần và chất gây
nghiện hiện nay và mối quan hệ giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề
sức khỏe tâm thần.
3.3. Khảo sát và đánh giá mức độ nguy cơ từ việc sử dụng rượu bia trong
nhóm sinh viên trên địa bàn Hà Nội.
3.4. Khảo sát và đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh
viên trên địa bàn Hà Nội.
3.5. Phân tích và đánh giá về mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia
và các vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên này.
3.7. Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những nguy cơ và tác hại từ việc
sử dụng rượu bia của sinh viên.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học thuộc các nhóm ngành Khoa học
Xã hội, Văn hóa – Nghệ thuật, Kinh tế và Kỹ thuật trên địa bàn Hà Nội.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe tâm
thần trong các nhóm sinh viên này.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Việc sử dụng ruợu bia của sinh viên hiện nay ở mức độ như thế nào?
- Các sinh viên này hiện có đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe tâm thần
hay không?
- Có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức khỏe
tâm thần ở trong nhóm này không?
6. Giả thuyết khoa học
Có một mối tương quan chặt chẽ giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn để
sức khỏe tâm thần ở trong nhóm sinh viên hiện nay. Theo đó, những sinh viên


7


sử dụng rượu bia ở mức độ lạm dụng và phụ thuộc thường gặp nhiều vấn đề
về sức khỏe tâm thần hơn so với nhóm sinh viên còn lại.
7. Giới hạn nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào nhóm đối tượng sinh viên thuộc các khối ngành
Xã hội, Nghệ thuật, Kinh tế, Kỹ thuật và Sư phạm trên địa bàn Hà Nội. Trong
đó, chúng tôi lựa chọn ra một số trường tiêu biểu đại diện cho mỗi nhóm
ngành, gồm: Đại học Y Hà Nội (Khối ngành Y-Dược), Đại học Khoa học Xã
hội & Nhân văn (Khối ngành Khoa học Xã hội), Đại học Sân Khấu Điện Ảnh
(Đại diện cho khối ngành Văn hóa-Nghệ thuật), Đại học Bách Khoa (Đại diện
cho khối ngành Kỹ thuật), Đại học Ngoại Thương (Đại diện cho khối ngành
Kinh tế), Đại học Sư phạm Hà nội (Đại diên cho khối ngành Sư phạm).
Trong mỗi nhóm ngành đào tạo, lựa chọn ngẫu nhiên từ 30-50 sinh viên
bao gồm cả nam và nữ trong độ tuổi từ 18-24 và không giới hạn phạm vi năm
học.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu về mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các vấn đề
sức khỏe tâm thần thông qua các công trình nghiên cứu đã được công bố trên
các tạp chí khoa học, các tài liệu, ấn phẩm đã xuất bản, hệ thống website và
tài liệu thư viện trực tuyến.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Các số liệu thống kê được sử dụng trong luận văn chủ yếu được tổng hợp
và phân tích từ bảng hỏi chuẩn hóa.
Hai công cụ đo lường chính là bảng sàng lọc nguy cơ từ việc sử dụng rượu
bia“The Alcohol Disorders Identification Test” (AUDIT) của tổ chức Y Tế
Thế Giới (WHO) và bản tự sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần “Adult Self

Report” (ASR) dành cho người trưởng thành từ 18 – 65 tuổi của
T.Achenbach.
8.3. Phương pháp xử lý thông tin

8


Sử dụng các phương pháp xử lý số liệu thống kê để bổ trợ, bổ sung việc xử
lý kết quả thông qua phần mềm xử lý số liệu SPSS.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lý luận
Đánh giá thực trạng nguy cơ từ việc sử dụng rượu bia và các vấn đề sức
khỏe tâm thần trong nhóm sinh viên hiện nay trên địa bàn Hà Nội.
Góp phần làm sáng tỏ mối tương quan giữa việc sử dụng rượu bia và các
vấn đề sức khỏe tâm thần trong nhóm này.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đây là luận văn đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về mối tương quan giữa
các vấn đề sức khỏe tâm thần với việc sử dụng rượu bia của sinh viên. Kết
quả nghiên cứu có thể là tài liệu cung cấp thêm thông tin và cơ sở giúp giúp
những nhà hoạt động trong công tác lâm sàng, những nhà hoạch định chính
sách và các tổ chức xã hội có định hướng trong công tác phòng ngừa, can
thiệp và điều trị nhằm làm giảm những tác hại liên quan đến việc sử dụng
rượu bia và nâng cao vấn đề sức khỏe tâm thần trong cộng đồng nói chung.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả nghiên cứu


9


Tài liệu tiếng Anh
11. Fitzgerald A and Dooley B (2013) Alcohol and youth mental health - The
evidence base. Psychiatry Professional, 2 (1). pp. 6-8.
12. Irene Markman Geisner, PhD., Kimberly Mallett, PhD., and Jason
R.Kilmer, PhD.,(2012). An Examination of Depressive Symptoms and
Drinking Patterns in First Year College Students, Issues Ment Health Nurs.
2012 May
13. Ismene L. Petrakis, Gerardo Gonzalez, Robert Rosenheck, and John
H. Krystal (2002) Comorbidity of Alcoholism and Psychiatric Disorders: An
Overview, National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism.
14. Jenkins R. McCulloch A. Parker C. Supporting governments and policy
makers on mental health policy.Geneva: World Health Organization; 1998.
15. Keyes CLM. Scocial well-being. Soc Psychol Quart 1998, 61; 121 – 140.
16. Laurence M.Bindera, et al. (2008). “To Err is Human: “Abnormal”
Neuropsychological Scores and Variability are Common in Healthy Adults”
17. Lucy Burns, Maree Teesson & Michael Lynskey National Drug and
Alcohol Research Centre (2001), The Epidemiology of comorbidity between
alcohol use disorders and mental disorders in Australia, NDARC Technical
Report No. 118
18. Moeller, F.G.; Dougherty, D.M.; Lane, S.D.; et al (1998) Antisocial
personality disorder and alcohol–induced aggression. Alcoholism: Clinical
and Experimental Research 22:1898–1902.
19. Norman E. Zinberg, M.D. Drug, Set, and Setting, The Basis for
Controlled Intoxicant Use (1984), Published by Yale University Press, ISBN
0-300-03110-6.
20. Robert R. Perkinson (2004), Treating Alcoholism: Helping Your Clients
Find the Road to Recovery. ISBN: 978-0-471-65806-1.


10


21. Rockville, MD (2003)Office of Applied Studies. Results from the 2002
National Survey on Drug Use and Health: National findings. Substance
Abuse and Mental Health Services Administration; DHHS Publication No.
SMA 03-3836, NHSDA Series H-22
22. Ryff CD. Happiness is everything, or is it? Explorations on the meaning
of psychological well-being. J Pers Soc Psychol 1989; 57: 1069-1081.
23. Ryff CD, Keyes CLM. The structure of psychological well-being
revisted. J Pers Soc Psychol 1995; 69: 719-727
24. Schuckit, M.A., and Hesselbrock, V. (1994) Alcohol dependence and
anxiety disorders: What is the relationship? American Journal of
Psychiatry151:1723–1734.
25. Slutske WS, Hunt-Carter EE, Nabors-Oberg RE, Sher KJ, Bucholz
KK, Madden PA, Anokhin A, Heath AC (2004). Do college students drink
more than their non-college-attending peers? Evidence from a populationbased longitudinal female twin study, J Abnorm Psychol
26. Thorley. A. Medical responses to problem drinking. Medicine, 3rd series
(1980), 35:1816-1833
27. Tien AY, Anthony JC (August 1990). Epidemiological analysis of
alcohol and drug use as risk factors for psychotic experiences. J. Nerv. Ment.
Dis. 178 (8): 473–80.
28. Wechsler H, Daenport A, Dowdall GW, Moeykens B, Castillo S
(1994), Health and Behavioral Consequences of Binge Drinking in College: A
National Surey of Students at 140 Campuses, Journal of the American
Medical Association.
29. Wechsler H, Dowdall GW, Davenport A, Castillo S (1995) Correlates
of College Student Binge Drinking, American Journal of Public Health.; 85:
921-926.

30. World Health Organisation. Mental disorders (Fact sheet no. 396,
October 2014). Retrieved 13 May 2015.

11


31. World Health Organization. Strengthening Mental Health Promotion.
Geneva, World Health Organization (Fact sheet no. 220), 2001.
Tài liệu Internet
32. />33. />34. />35. />iskOrHeavyDrinking.asp
36.

/>
bia-ruou/593973.html
37. />
12



×