Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quản lý hoạt động dạy học tiếng anh có yếu tố nước ngoài theo chương trình liên kết tại các trường tiểu học trên địa bàn quận hoàn kiếm – hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.5 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN NGUYỆT NGƢ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH
CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI THEO CHƢƠNG TRÌNH
LIÊN KẾT TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN NGUYỆT NGƢ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH
CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI THEO CHƢƠNG TRÌNH
LIÊN KẾT TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN KIẾM – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Hoàn


HÀ NỘI – 2016


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................ Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂNError! Bookmark not defin
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC TIẾNG ANH CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI THEO CHƢƠNG
TRÌNH LIÊN KẾT TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌCError! Bookmark not defined.
1.1. Tổng quan nghiên cứu của vấn đề .............. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài ...................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Nghiên cứu trong nƣớc .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Những khái niệm cơ bản trong quản lý ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Quản lý .................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Quản lý giáo dục .................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học .................... Error! Bookmark not defined.
1.2.5. Liên kết đào tạo trong giáo dục ....... ……………..…………………23
1.3. Dạy học ngoại ngữ trong Chƣơng trình liên kết đào tạo Ngoại ngữ

theo “Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020” của Bộ Giáo dục và Đào tạoError! Bookmark
1.3.1. Tổng quan về “Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020” của Bộ Giáo dục và
Đào tạo .............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Vài nét về mô hình liên kết đào tạo Ngoại ngữ có yếu tố nƣớc ngoài
và yêu cầu đối với nhà quản lý ........................ Error! Bookmark not defined.
1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc dạy học tiếng Anh cho học sinh


trong trƣờng tiểu học công lập trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà NộiError! Bookma
1.4.1. Yếu tố khách quan.................................. Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Yếu tố chủ quan...................................... Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................. 57
1


CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾNG ANHCÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI THEO CHƢƠNG TRÌNH
LIÊN KẾT TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
HOÀN KIẾM, HÀ NỘI ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Khái quát chung về các trƣờng tiểu học trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội ....................................................... Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội quận Hoàn Kiếm, Hà NộiError! Bookmark not defin

2.1.2. Đặc điểm các trƣờng tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà NộiError! Boo

2.1.3. Đặc điểm các trung tâm ngoại ngữ có yếu tố nƣớc ngoàiError! Bookmark not d
2.1.4. Khái quát hoạt động khảo sát................ Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học Tiếng Anh có yếu tố nƣớc ngoài theo
chƣơng trình liên kết tại các trƣờng Tiểu học trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm,Hà Nội ........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Thực trạng mục tiêu dạy học Tiếng Anh có yếu tố nƣớc ngoài theo
chƣơng trình liên kết tại các trƣờng Tiểu học Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Về thực hiện nội dung chƣơng trình liên kết đào tạo Ngoại ngữ có
yếu tố nƣớc ngoài ở các trƣờng tiểu học ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Thực trạng về sự phối hợp quản lý CSVC-TTB dạy học tiếng Anh
theo chƣơng trình liên kết có yếu tố nƣớc ngoàiError! Bookmark not defined.

2.2.4. Đội ngũ giáo viên ................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chƣơng trình
liên kết có yếu tố nƣớc ngoài tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Lập kế hoạch hoạt động dạy học tiếng Anh theo chƣơng trình liên kết
có yếu tố nƣớc ngoài tại các trƣờng tiểu học.. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Tổ chức triển khai hoạt động dạy học tiếng Anh theo chƣơng trình
liên kết có yếu tố nƣớc ngoài tại các trƣờng tiểu họcError! Bookmark not defined.
2.3.3. Công tác chỉ đạo, lãnh đạo triển khai hoạt động dạy học tiếng Anh

theo chƣơng trình liên kết có yếu tố nƣớc ngoài tại các trƣờng tiểu họcError! Bookma
2


2.3.4. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh có yếu tố
nƣớc ngoài theo chƣơng trình liên kết tại các trƣờng Tiểu học trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ............................... Error! Bookmark not defined.
2.4.5. Thực trạng các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính đáp ứng hoạt động
dạy học tiếng Anh có yếu tố nƣớc ngoài theo chƣơng trình liên kết tại các

trƣờng Tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.Error! Bookmark not defined
2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học
tiếng Anh theo chƣơng trình liên kết có yếu tố nƣớc ngoài tại các trƣờng
tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà NộiError! Bookmark not defined.
2.4.1. Ƣu điểm................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Hạn chế ................................................ Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................. 100
CHƢƠNG 3 : BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG
ANH CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI THEO CHƢƠNG TRÌNH LIÊN
KẾT TẠI CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌCTRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀN

KIẾM, HÀ NỘI ................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh có
yếu tố nƣớc ngoài theo chƣơng trình liên kết tại các trƣờng tiểu học trên
địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ..................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Cơ sở pháp lý .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn........................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh có yếu tố nƣớc ngoài
theo chƣơng trình liên kết tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm, Hà Nội ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Nhóm biện pháp 1 .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Nhóm biện pháp 2 .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Nhóm biện pháp 3: Tăng cƣờng sự phối hợp giữa Ban giám hiệu nhà
trƣờng và ban lãnh đạo trung tâm .................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp ................... Error! Bookmark not defined.
3


3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện phápError! Bookmark no
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm .......................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Nội dung, cách thức khảo nghiệm ........ Error! Bookmark not defined.
3.4.3. Chuẩn đánh giá: Tính điểm trung bình cho các biện pháp đã được
khảo sát, xếp thứ bậc, nhận xét và đưa ra kết luận:Error! Bookmark not defined.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm ............................. Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 141
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 10
PHỤ LỤC ............................................................. Error! Bookmark not defined.

4



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi xu thế hội nhập đang ngày càng phát triển thì mối quan hệ của con
người cũng như sự hợp tác trong công việc không chỉ bó hẹp trong đất nước
Việt Nam mà còn mở rộng ra môi trường quốc tế. Có thể thấy, số lượng bạn
bè quốc tế của thế hệ trẻ Việt Nam trên các trang mạng xã hội tăng lên, một
phần là do ngày càng có nhiều học sinh Việt đi du học. Nhờ có sự đầu tư từ
các tập đoàn và công ty lớn của nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam đang ngày
càng phát triển hơn. Vậy, nếu không có tiếng Anh thì bạn sẽ giao tiếp với bạn
bè quốc tế như thế nào, du học sinh Việt Nam sẽ sống và học tập ra sao tại
một nước nói tiếng Anh? Các công ty Việt Nam sẽ truyền đạt ý tưởng, quan
điểm của mình với các đối tác nước ngoài bằng cách nào? Và còn nhiều dẫn
chứng khác nữa để nói lên vai trò to lớn của tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập
quốc tế.
Tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày từ
việc giao tiếp đến những cơ hội trong học tập, làm việc, mở rộng các mối
quan hệ để hợp tác kinh doanh… Con người cần có tiếng Anh để giao tiếp
được nhiều hơn với những người bạn đến từ các quốc gia khác. Du học sinh
cần phải biết tiếng Anh để có thể hòa nhập và học tập tốt khi đi du học. Các
công ty Việt Nam cần có tiếng Anh để mở rộng sự hợp tác, đầu tư. Và tiếng
Anh là một trong những công cụ hữu hiệu giúp bạn bè năm châu hiểu được
tiếng nói của Việt Nam trong các hội nghị quốc tế quan trọng.
Trong khu vực ASEAN, Singapore nổi lên như một điển hình thành
công về chính sách đa ngôn ngữ, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ chủ đạo.
Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định tạo nên “quyền lực mềm” của
quốc đảo xinh đẹp trong kinh tế và chính trị quốc tế. Người dân Singapore
được đánh giá là có kỹ năng sử dụng tiếng Anh tốt nhất châu Á. Học sinh
Singapore đều được học tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ ngay từ bậc Tiểu học. Nhờ
5



đó, người dân Singapore không chỉ có được kỹ năng ngôn ngữ mà còn mở ra
cánh cửa tới kho tàng di sản giàu có của văn minh thế giới, giúp cho họ có
được những lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Ở Việt Nam, nhu cầu học tiếng Anh tăng nhanh trong 10 năm trở lại
đây, đặc biệt là học tiếng Anh với người nước ngoài. Mức sống của người dân
ngày càng được cải thiện, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, do đó nhiều phụ huynh đã đầu tư cho con em mình học
tiếng Anh với người nước ngoài từ khi còn tiểu học. Tuy nhiên không phải tất
cả gia đình đều có điều kiện gửi con vào học ngoại ngữ tại các trung tâm lớn
hoặc thuê trực tiếp người nước ngoài về nhà dạy. Chính vì vậy, việc đưa yếu
tố nước ngoài vào giảng dạy tiếng Anh trong các trường tiểu học là chủ
trương đúng đắn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi có điều kiện kinh tế phát triển, dân cư
tập trung đông đúc, nhu cầu đầu tư cho con em đi học rất cao, đặc biệt là
ngoại ngữ. Chính vì vậy, phụ huynh không ngần ngại đồng ý cho con học
tiếng Anh theo chương trình liên kết có yếu tố người nước ngoài. Tính đến
năm 2014, 100% các trường tiểu học trên địa bàn quận đã triển khai hình thức
liên kết cho đối tượng học sinh lớp 1, 2. Ở một số trường, khối lớp 3, 4, 5 vẫn
giữ nguyên chương trình tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự kiến đến
năm 2017, 100% các trường sẽ tổ chức học tiếng Anh theo chương trình này
cho cả 5 khối lớp. Việc liên kết đào tạo tiếng Anh có yếu tố nước ngoài được
triển khai với tốc độ nhanh chóng. Điều này đã dẫn tới một số bất cập trong
công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình này như việc
lựa chọn chương trình, quản lý chương trình, hình thức tổ chức dạy học, hình
thức kiểm tra đánh giá chất lượng. Sau một vài năm triển khai, bên cạnh
những phản hồi tích cực là những phản ánh của phụ huynh về đội ngũ giáo
viên và chất lượng học của học sinh. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho một
số phụ huynh không đăng kí cho con theo tiếp chương trình này mà đưa con

đến các trung tâm Anh ngữ có uy tín để học. Nghiên cứu này đi sâu vào thực
6


tiễn việc dạy và học tiếng Anh theo chương trình liên kết có yếu tố nước
ngoài tại một số trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, từ đó
tìm hiểu nguyên nhân và dự kiến mộtsố biện pháp để cải thiện tình hình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy và
học tiếng Anh theo chương trình liên kết có yếu tố nước ngoài ở bậc tiểu học
tại một số trường quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tác giả đề xuất với Ban giám hiệu
nhà trường và ban lãnh đạo trung tâm ngoại ngữ các biện pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết có yếu tố
nước ngoài trong các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài theo chương trình
liên kết được triển khai tại một số trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài theo
chương trình liên kết được triển khai tại một số trường tiểu học trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Nội dung: Biện pháp quản lý của Ban giám hiệu các trường và
trung tâm trong việc dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết có yếu tố
nước ngoài.
4.2. Không gian: một số trường tiểu học công lập trên địa bàn quận
Hoàn Kiếm có tham gia chương trình liên kết dạy tiếng Anh có yếu tố nước
ngoài cho học sinh.
4.3. Thời gian: giai đoạn 2012 – 2015.

5. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay, hoạt động dạy và học tiếng Anh theo chương trình liên kết ở
một số trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đang có nhiều
7


bất cập và còn tồn tại một số hạn chế. Sự phối hợp giữa Ban giám hiệu các
trường và ban lãnh đạo trung tâm ngoại ngữ chưa cao, có đưa ra một số biện
pháp song còn mang tính tức thời và chưa có hệ thống, chưa mang lại hiệu
quả như mong muốn. Vì vậy, nếu việc đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp
và hiệu quả đối với hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết có
yếu tố nước ngoài được thực thi sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
cho nhà trường và cho cộng đồng dân cư.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xác định cơ sở lý luận của việc liên kết đào tạo tiếng Anh và công
tác quản lý việc dạy học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài trong các trường tiểu
học.
6.2. Phân tích thực trạng về việc dạy học và quản lý hoạt động dạy học
tiếng Anh theo chương trình liên kết có yếu tố nước ngoài ở bậc tiểu học tại
một số trường quận Hoàn Kiếm, Hà Nội;
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng của
hoạt động dạy học tiếng Anh ở các trường tham gia chương trình liên kết có
yếu tố nước ngoài trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Là nhóm các phương pháp sử dụng để thu thập các tài liệu liên quan
đến lĩnh vực nghiên cứu: hoạt động dạy học và quản lý dạy học tiếng Anh
trong các chương trình liên kết; các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy và học
tiếng Anh đối với học sinh tiểu học.
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra – khảo sát
- Điều tra bằng bảng hỏi: Gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề liên
quan đến công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình
liên kết có yếu tố nước ngoài. Đối tượng khảo sát là Ban giám hiệu các trường
tiểu học có chương trình liên kết và đại diện các trung tâm ngoại ngữ có yếu
tố nước ngoài liên kết với nhà trường.
8


- Phỏng vấn: Nhằm thu thập những thông tin sâu của các đối tượng
khảo sát về một số vấn đề cốt lõi của đề tài.
7.2.2. Phương pháp thống kê
Với các số liệu thu về được tác giả thực hiện phân tích đưa số liệu vào
các bảng tổng hợp, biểu đồ hóa nhằm làm cho các số liệu dễ nhận dạng hơn,
việc này khiến cho công tác đánh giá cũng như tiến hành so sánh đối chứng
dựa trên các số liệu trước và sau khi thực hiện đề tài được thuận lợi hơn.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài đưa góp phần làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về việc quản lý
hoạt động dạy học tiếng Anh cho học sinh tại các trường tiểu học công lập
theo chương trình liên kết có yếu tố nước ngoài. Từ đó đề xuất một số biện
pháp đối với Ban giám hiệu nhà trường và ban lãnh đạo trung tâm nhằm quản
lý hoạt động này có hiệu quả.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được đưa vào áp dụng cho việc
quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình liên kết có yếu tố
nước ngoài tại các trường tiểu học công lập trên địa bàn quận Hoàn Kiếm,
thành phố Hà Nội và các trung tâm ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài tham gia
chương trình liên kết.
9. Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh có
yếu tố nước ngoài theo chương trình liên kết
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh có yếu tố
nước ngoài theo chương trình liên kết tại các trường tiểu học trên địa bàn
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chương 3. Biện pháp quản lý dạy học tiếng Anh có yếu tố nước ngoài
theo chương trình liên kết tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội.
9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mác-Ăng-ghen toàn tập (1990), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2006), Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
3. M.I. Konzacov (1993), Cơ sở lý luận khoa học QLGD, Trường
CBQLGD và Viện khoa học giáo dục.
4. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về Quản lý giáo dục,
trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
5. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý. NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
6. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và quản lý trường học. Viện
Khoa học giáo dục, Hà Nội.
7. Thủ tướng Chính phủ (2008), Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, “Dạy
và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”.
Hà Nội.
8. Phạm Văn Đại (2012), Quản lí nhà nước cấp tỉnh đối với các cơ sở
giáo dục có yếu tố nước ngoài. Luận án tiến sĩ.
9. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2011), Quản lí giáo dục – Một số vấn đề lí

luận và thực tiễn. Nxb ĐHQG, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Lý luận Quản lí giáo dục. Nxb ĐHQG
Hà Nội.
11. Đặng Xuân Hải (2012), Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường trong
bối cảnh thay đổi. NXB Giáo dục Việt Nam.
12. Phạm Viết Vượng (2012), Giáo dục học. NXB Đại học Sư phạm.

10



×