1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
HOÀNG THU HUYỀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO
CHƢƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Từ Đức Văn
HÀ NỘI - 2011
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH
Ban giám hiệu
CB
Cán bộ
CBQL
Cán bộ quản lý
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CSVC
Cơ sở vật chất
ĐHQG
Đại học Quốc gia
GD
Giáo dục
GD&ĐT
Giáo dục và đào tạo
GV
Giáo viên
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
HS
Học sinh
KTĐG
Kiểm tra đánh giá
KT&KĐCLGD
Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục
QL
Quản lý
QLGD
Quản lý giáo dục
SGK
Sách giáo khoa
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh trường THPT Bình Gia
31
Bảng 2.2: Quy mô trường lớp, giáo viên, học sinh trường THPT
Pác Khuông
32
Bảng 2.3: Điểm tuyển sinh vào lớp 10 của hai trường THPT huyện
Bình Gia, Lạng Sơn. (Tổng điểm thi 3 môn trong đó Toán, Văn nhân đôi)
32
Bảng 2.4: Xếp loại học lực của học sinh trường THPT Bình Gia
33
Bảng 2.5: Xếp loại học lực của học sinh trường THPT Pác khuông
33
Bảng 2.6: Đội ngũ GV tiếng Anh hai trường THPT huyện Bình Gia,
Lạng Sơn năm học
35
Bảng 2.7: Đội ngũ GV tiếng Anh năm học 2008-2009 và 2009-2010
chia theo trình độ, độ tuổi, tuổi nghề, giới tính
35
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm
đáp ứng việc giảng dạy tiếng Anh theo chương trình mới
37
Bảng 2.9: Mức độ GV thực hiện các hoạt động dạy học
38
Bảng 2.10: Đánh giá thực trạng, mức độ sử dụng phương pháp,
phương tiện, thiết bị dạy học của GV
39
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ phù hợp của chương trình và sách giáo khoa
tiếng Anh hiện nay với học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa
41
Bảng 2.12: Số HS, HS dân tộc của hai trường THPT huyện Bình Gia
(từ 2006 – 2010)
43
Bảng 2.13: Điểm tuyển sinh vào 10 môn tiếng Anh từ điểm 5 trở lên. (%) .
44
Bảng 2.14: Kết quả học tập môn tiêng Anh của trường THPT Bình
Gia và THPT Pác Khuông từ năm 2006 đến 2008
44
Bảng 2.15: từ năm 2008 đến 2010
44
Bảng 2.16: Kết quả thi đỗ tốt nghiệp môn tiêng Anh của trường THPT
Bình Gia và THPT Pác Khuông từ năm 2006 đến 2010 (%)
45
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát thực trạng về mức độ đạt được các mục
tiêu của chương trình tiếng Anh THPT của HS
47
Bảng 2.18: Kết quả khảo sát thực trạng HS đạt được ở các kỹ năng
48
Bảng 2.19: Kết quả khảo sát
49
5
Bảng 2.20: Kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện chương trình và
SGK tiếng Anh mới của CBQL, GV
51
Bảng 2.21: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học
53
Bảng 2.22: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập của
học sinh hai trường THPT huyện Bình Gia, Lạng Sơn
57
Bảng 2.23: Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học môn tiếng Anh
59
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết
91
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi
92
6
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3
4. Giả thuyết khoa học
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
4
6. Phạm vi nghiên cứu
4
7. Phương pháp nghiên cứu
4
8. Cấu trúc luận văn
5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC, QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TRONG TRƢỜNG PHỔ
THÔNG
6
1.1. Sơ lược về vấn đề nghiên cứu
6
1.2. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
8
1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.
8
1.2.2. Khái niệm hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học
13
1.3. Vị trí, vai trò của việc dạy học tiếng Anh trong nhà trường phổ
thông
16
1.4. Những điểm khác biệt trong việc dạy học, quản lý hoạt động dạy
học tiếng Anh giữa chương trình tiếng Anh cũ và chương trình tiếng
Anh THPT hiện nay
20
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn
tiếng Anh trong trường trung học phổ thông
24
1.5.1. Các yếu tố khách quan
24
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
26
Tiểu kết chương 1
29
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO
CHƢƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH GIA , TỈNH LẠNG SƠN
30
2.1. Khái quát về các trường trung học phổ thông huyện Bình Gia, tỉnh
Lạng Sơn
30
7
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh của các trường THPT
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
34
2.2.1. Thực trạng hoạt động dạy môn tiếng Anh của các trường THPT
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
34
2.2.2. Thực trạng hoạt động học môn tiếng Anh của học sinh các
trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
43
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường
THPT huyện Bình Gia.
50
2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động dạy môn tiếng Anh ở các trường
THPT huyện Bình Gia.
50
2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động học môn tiếng Anh của học sinh ở
các trường THPT huyện Bình Gia.
56
2.3.3. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và công tác quản lý cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn tiếng Anh
58
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh
theo chương trình đổi mới tại các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh
Lạng Sơn
60
Tiểu kết chương 2
62
Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾNG ANH ĐÁP ỨNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI Ở CÁC
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH GIA,
TỈNH LẠNG SƠN
63
3.1. Một số nguyên tắc chỉ đạo đề xuất các biên pháp quản lý hoạt động
dạy học môn tiếng Anh
63
3.2. Các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở
các trường trung học phổ thông huyện Bình Gia.
64
3.2.1. Nâng cao nhận thức của học sinh và các lực lượng có liên quan
về tầm quan trọng của môn tiếng Anh và việc dạy học tiếng Anh theo
chương trình đổi mới.
64
3.2.2. Nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động dạy tiếng Anh của
đội ngũ giáo viên
67
3.2.3. Nhóm biện pháp tăng cường quản lý hoạt động học tiếng Anh của
học sinh
81
8
3.2.4. Nhóm biện pháp tăng cường đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu
quả cơ sở vật chất, thiết bị phương tiện dạy học môn tiếng Anh
87
3.3. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
90
Kết luận chương 3
93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
94
1. Kết luận
94
2. Khuyến nghị
95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
97
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định mục
tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là: “Đưa
đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật
chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ
bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa… Để đạt được
mục tiêu trên, giáo dục đào tạo và khoa học - công nghệ có vai trò quyết
định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết”.
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010 đã chỉ ra sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng động của các
nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang làm cho việc rút ngắn
khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện thực hơn và
nhanh hơn. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát nền
kinh tế - xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ,
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai
trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng
lực của các thế hệ hiện nay và mai sau.
Ngoại ngữ đặc biệt là Tiếng Anh có vai trò và vị trí quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Nói chung,
không những vì biết ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật
cao nhằm đáp ứng các quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà
biết ngoại ngữ còn là một năng lực cần thiết đối với mọi người nói chung,
người Việt Nam nói riêng trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá.
Do tầm quan trọng của môn Tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc
dân nên trong những năm gần đây quy mô dạy và học Tiếng Anh ngày càng
phát triển. Mục tiêu dạy và học tiếng Anh phổ thông là giúp học sử dụng
được tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng
2
nghe, nói, đọc, viết. Học sinh có được kiến thức cơ bản tương đối hệ thống
và hoàn chỉnh về ngôn ngữ tiếng Anh phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí
lứa tuổi ở từng cấp học.
Bắt đầu từ năm học 2006 – 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai
chương trình và sách giáo khoa phân ban ở THPT trong đó có môn Tiếng
Anh. Chương trình tiếng Anh phân ban mới gồm chương trình chuẩn dành
cho Ban Khoa học tự nhiên và Ban cơ bản và chương trình nâng cao cho Ban
Khoa học xã hội và nhân văn.
Nét nổi bật trong chương trình SGK mới là những thay đổi quan
trọng đến quan điểm dạy và học, đến mục tiêu, nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh; vì vậy việc dạy và học tiếng Anh và công tác quản lý hoạt động
dạy học bộ môn tiếng Anh phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của chương
trình và SGK mới.
Quản lý việc dạy và học tiếng Anh theo chương trình đổi mới có ý
nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả đào tạo trong nhà trường
phổ thông. Quản lý tốt sẽ giúp giáo viên và học sinh làm việc hiệu quả trong
từng khâu của quá trình dạy và học, như việc xây dựng kế hoạch năm học
của bộ môn, của cá nhân giáo viên, kế hoạch dự giờ thăm lớp, việc chỉ đạo
ra đề thi , kiểm tra đánh giá, các hình thức ngoại khoá bộ môn, hội thảo, biện
pháp khắc phục những ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, tiếng địa phương trong
việc học ngoại ngữ của học sinh. Các biện pháp này nhằm tác động trực tiếp
đến người dạy và người học để học kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy và
học đáp ứng các yêu cầu của mục tiêu giáo dục đề ra.
Trong quá trình dạy học và quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh,
chúng tôi nhận thấy công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh của
các trường THPT huyện Bình Gia, Lạng Sơn còn nhiều bất cập. Việc quản lý
hoạt động dạy học còn buông lỏng, cán bộ quản lý chưa nắm rõ được đặc thù
3
của bộ môn quan trọng này nên sự đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
việc dạy và học tiếng Anh chưa được chú trọng do vậy chưa đáp ứng yêu
cầu của việc dạy và học bộ môn theo chương trình sách giáo khoa mới. Xuất
phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn
tiếng Anh theo chương trình đổi mới tại các trường trung học phổ thông
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ
quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực
trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy
học môn học này ở các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình đổi mới
tại các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương
trình đổi mới tại các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
4. Giả thuyết khoa học
Dạy học môn tiếng Anh theo chương trình đổi mới ở các trường THPT
huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn còn có nhiều hạn chế. Nếu đề xuất và áp
dụng một cách đồng bộ, linh hoạt các biện pháp quản lý thì việc dạy học
môn tiếng Anh theo chương trình đổi mới sẽ được nâng cao chất lượng hiệu
quả, đáp ứng thực hiện đổi mới chương trình THPT nói chung, tiếng Anh nói
riêng trong giai đoạn hiện nay.
4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở các
trường trung học phổ thông;
- Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức dạy học môn tiếng Anh theo chương
trình đổi mới ở các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Phân
tích những ưu điểm và nhược điểm trong công tác tổ chức và quản lý hoạt
động này;
- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo
chương trình đổi mới ở các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn và
khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại hai trường trung học phổ thông huyện
Bình Gia tỉnh Lạng Sơn: Trường trung học phổ thông Bình Gia và trường
trung học phổ thông Pác Khuông.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Sưu tầm sách, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát các hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh các
trường trung học phổ thông huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
- Phỏng vấn ý kiến của phụ huynh học sinh.
- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm quản lý.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
- Thống kê, phân tích và xử lý số liệu thu thập được rút ra kết luận.
5
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về dạy học, quản lý hoạt động dạy học tiếng
Anh trong trường phổ thông
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy
học môn tiếng Anh theo chương trình đổi mới ở các trường THPT huyện
Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh đáp ứng
chương trình đổi mới ở các trường THPT huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH TRONG TRƢỜNG PHỔ THÔNG
1.2. Sơ lƣợc về vấn đề nghiên cứu
Từ đầu những năm 1980 đến năm 2005, ở trung học phổ thông tồn tại
hai bộ chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh; chương trình hệ 3 năm
(được học từ lớp 10) và chương trình hệ 7 năm (được học từ lớp 6). Chường
trình hệ 3 năm được thiết kế theo tình huống, một đường hướng biên soạn
chương trình giảng dạy thịnh hành vào những năm 1970 của thế kỷ trước ở
Tây Âu, lấy thực hành khẩu ngữ, đặc biệt là kỹ năng nói làm trọng tâm;
chương trình hệ 7 năm được thiết kế chủ yếu dựa vào ngữ pháp, lấy đọc và
các bài tập về từ vựng ngữ pháp làm trọng tâm. Qua hai thập niên được đưa
vào sử dụng, hai bộ chương trình đã có những đóng góp rất đáng kể vào sự
nghiệp dạy và học tiếng Anh ở trường THPT Việt Nam.
Tuy nhiên trước nhu cầu sử dụng tiếng Anh ngày càng cao của xã hội
Việt Nam hiện đại, trước nhu cầu phải tiếp thu nhiều hơn, nhanh hơn những
tri thức khoa học và công nghệ từ các nước công nghiệp tiên tiến và nhất là
khi Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, hai bộ chương trình 3
năm và 7 năm (gọi tắt là chương trình cũ) bộc lộ nhiều nhược điểm: cả hai
bộ chương trình đều không chú ý thoả đáng đến kiến thức ngôn ngữ (ngữ
âm, ngữ pháp, từ vựng) và các kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết);
chương trình 3 năm quá dễ đối với học sinh, chương trình 7 năm hầu như
không quan tâm đến các kĩ năng giao tiếp.
Từ những năm 1990, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến việc
đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và THPT nói riêng. Kết
quả của những mối quan tâm sâu sát này được thể hiện qua quyết định cho
biên soạn lại chương trình và SGK mới cho các môn học trong trường phổ
thông trong đó có tiếng Anh.
7
Chương trình và SGK tiếng Anh mới đòi hỏi sự thay đổi toàn diện quá
trình dạy học, bao gồm những thay đổi về quan điểm dạy học, về mục tiêu,
nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy và học cũng như đổi mới cách
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Vì vậy để hoạt động dạy học và
quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình mới một cách
có hiệu quả cũng đã được các cấp quản lý chú trọng nhằm đáp ứng nhu cầu
học tập ngày càng cao của toàn xã hội.
Trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới
chương trình dạy học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông, trong đó có
trường THPT. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: “Đổi mới
phương pháp dạy tiếng Anh ở trường Trung học phổ thông Việt Nam” của
nhóm tác giả Hoàng Văn Vân, Nguyễn Thị Chi, Hoàng Thị Xuân Hoa;
“Cẩm nang dạy và học tiếng Anh Trung học phố thông” của nhóm tác giả
Nguyễn Quốc Tuấn, Lê Văn Canh, Nguyễn Thị Mai Hoa, Hoàng Thị Xuân
Hoa, Đỗ Tuấn Minh, Nguyễn Huyền Minh, Lương Quỳnh Trang; “ Những
vấn đề cơ bản ề dạy hoc ngoại ngữ” Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội của trường
Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hoạt động dạy và học tiếng Anh theo chương trình mới trong các
trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Bình Gia nói
riêng chưa đáp ứng được mục tiêu của môn học, chất lượng học tập môn học
của HS rất thấp, một số nguyên nhân chính dẫn đế chất lượng thấp của bộ
môn tiếng Anh tại các trường này là: Hoạt động dạy học, quản lý hoạt động
dạy học của cán bộ quản lý, giáo viên và HS chưa bắt kịp với chương trình
mới, 95% HS là người dân tộc thiểu số cư trú tại các xã vùng sâu vùng xa,
khả năng giao tiếp rất hạn chế cộng với thói quen giao tiếp bằng tiếng dân
tộc (tiếng mẹ đẻ) của HS, nhận thức của cộng đồng dân cư, phụ huynh HS,
bản thân HS về môn học chưa đúng đắn dẫn đến thiếu động cơ để học tập bộ
môn này. Vấn đề đặt ra ở đây là cần đổi mới cách thức quản lý hoạt động
8
dạy học tiếng Anh tại các trường phổ thông trên địa bàn huyện Bình Gia,
tỉnh Lạng Sơn để đáp ứng chương trình mới và từng bước năng cao chất
lượng dạy học.
1.2. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.
1.2.1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất và lâu
đời nhất của con người. Sử gia Danniel A. đã nhận xét rằng: “Quản lý cũng
xưa cũ như chính con người vậy”. Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ
cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý để tổ chức hoạt động và đạt
được mục đích của mình. Vậy quản lý là gì? Có nhiều quan điểm khác nhau
về quản lý tùy thuộc vào các cách tiếp cận, góc độ nghiên cứu và hoàn cảnh
xã hội, kinh tế, chính trị. Có thể điểm qua một số khái niệm đó như sau:
K.Markx: "Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo
để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung
phát sinh từ sự vân động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của
những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy
mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng". [20, tr.480].
K.Markx đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt động để điều
khiển lao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quán trình
phát triển của loài người. Quản lý đã trở thành một hoạt động phổ biến, mọi
nơi mọi lúc, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ có liên quan đến mọi người. Đó là một
hoạt động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và
hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung.
Khái niệm quản lý là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực, các
nhà quản lý kinh tế thiên về quản lý nền sản xuất xã hội, các nhà luật học
thiên về quản lý nhà nước. Cho nên khi đưa các định nghĩa về quản lý, các
9
tác giả thường gắn với các loại hình quản lý cụ thể hoặc phụ thuộc nhiều vào
lĩnh vực nghiên cứu của mình, từ đó các tác giả đưa ra theo nhiều cách tiếp
cận khác nhau.
Theo từ điển tiếng việt: “Quản lý là tổ chức và điều hành các hoạt
động theo những yêu cầu nhất định” [25, tr.789]
Như F.W Taylor đã định nghĩa: “ Quản lý là biết được chính xác điều
bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công
việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”
Theo Mary Parker Follette thì quản lý là một nghệ thuật khiến cho
công việc của mình thông qua những người khác.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có mục đích, có
kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là
khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến" [22, tr.35].
"Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể
quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ
chức nhằm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [18, tr.1].
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình có
định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tác
động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục
tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong
muốn” [21, tr.17]
Từ các định nghĩa trên chúng ta thấy mặc dù các tác giả có các quan
niệm khác nhau về quản lý nhưng họ đều thống nhất quản lý luôn tồn tại với
tư cách là một hệ thống gồm các yếu tố: chủ thể quản lý (người quản lý, tổ
chức quản lý); khách thể quản lý (người bị quản lý, đối tượng quản lý) gồm
con người, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn tài chính…mục đích hay mục tiêu
chung của công tác quản lý do chủ thể quản lý áp đặt hay do yêu cầu khách
quan của xã hội hoặc do có sự cam kết, thoả thuận giữa chủ thể quản lý và
10
khách thể quản lý. Từ đó nảy sinh các mối quan hệ tương tác với nhau giữa
chủ thể quản lý và khách thể quản lý.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng trong quản lý xã hội.
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các
lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu
phát triển của xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường
xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người;
tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên quản lý giáo dục được
hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trường trong hệ thống
giáo dục quốc dân.
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm quản lý giáo dục là khái
niệm đa cấp (bao hàm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ
của nó đặc biệt là quản lý trường học): "Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm
làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực
hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu
điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục
tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất".[22, tr.23].
Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý giáo dục là tổ chức các
hoạt động dạy học. Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được
các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản
lý được giáo dục, tức là cụ thể hoá đường lối giáo dục của Đảng và biến
đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của nhân dân của đất nước”
[13, tr.71].
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì “Quản lý
giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy
mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu xã hội ngày một cao”
11
Qua các định nghĩa nêu trên ta thấy: Quản lý giáo dục là hệ thống
những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chể thể quản lý
đến tấp thể GV và HS, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường làm cho quá trình này hoạt động để đạt được những mục tiêu dự định.
Trong QLGD, quan hệ cơ bản là quan hệ giữa người quản lý với người dạy
và người học, ngoài ra còn các mối quan hệ khác như quan hệ giữa các cấp
bậc khác, giữa GV với HS, Giữa nhân viên phục vụ với công việc liên quan
đến công tác dạy và học, giữa GV - HS và CSVC phục vụ cho giáo dục.
1.2.1.3. Quản lý nhà trường
Nhà trường là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân,
là cơ sở giáo dục được nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập để
chuyên trách việc đào tạo con người theo yêu cầu của nền kinh tế - xã hội
của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử. Trong hệ thống giáo dục, nhà
trường chiếm giữ một phần quan trọng, chủ yếu. Đa phần các hoạt động giáo
dục đều được thực hiện trong nhà trường, thông qua hệ thống nhà trường.
Quản lý xã hội lấy tiêu điểm là QLGD thì giáo dục phải coi nhà
trường là tâm điểm và quản lý nhà trường phải lấy việc quản lý dạy học là
khâu cơ bản. Một số khái niệm về quản lý nhà trường có thể kể đến như:
"Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản
lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự
trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựg vốn
tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ
là quả trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch
đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới" [22, tr.43].
"Quản lý trường học là lao động của các cơ quan quản lý nhằm tập
hợp và tổ chức lao động của GV, HS và các lực lượng giáo dục khác, cũng
như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để năng cao chất lượng
GD&ĐT trong nhà trường" [29, tr.369].
12
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của
Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối
với ngành giáo dục, với thể hệ trẻ và từng học sinh” [13, 71].
Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những
quy luật chung của quản lý, đồng thời có những nét đặc thù riêng của nó.
Quản lý nhà trường khác với các quản lý xã hội, được quy định bởi bản chất
bản chất lao động sư phạm của người giáo viên, bản chất quá trình dạy học,
giáo dục. Trong đó mọi thành viên trong nhà trường vừa là đối tượng quản lý
vừa là chủ thể tự hoạt động của bản thân mình. Sản phẩm tạo ra của nhà
trường là nhân cách của người học sinh được hình thành trong quá trình học
tập, tu dưỡng rèn luyện và phát triển theo yêu cầu của xã hội và được xã hội
thừa nhận.
Mục đích của quản lý nhà trường là: đưa nhà trường từ trạng thái đang
phát triển lên một trạng thái phát triển mới có chất lượng ngày càng cao,
bằng phương thức khai thác phát triển và định hướng các nguồn lực giáo dục
vào việc tăng cường các hoạt động của nhà trường, để nâng cao chất lượng
quá trình giáo dục.
Nội dung công tác quản lý nhà trường phổ thông bao gồm:
+ Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường nhằm phục vụ tốt nhất cho
việc giảng dạy, học tập và giáo dục học sinh.
+ Quản lý hoạt động tài chính của nhà trường theo đúng nguyên tắc của nhà
nước và của ngành giáo dục. Biết khai thác các nguồn lực, biết sử dụng tài
chính vào đúng mục đích để xây dựng cơ sở vật chất , mua sắm thiết bị phục
vụ các hoạt động giáo dục và dạy học có hiệu quả.
+ Quản lý, chỉ đạo đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên thực hiện tốt
các nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục. Xây dựng tập thể sư phạm thành một
tập thể vững mạnh, đoàn kết nhất trí, gương mẫu và hợp tác tương trợ, tạo
thành một phong trào thi đua phấn đấu liên tục trong nhà trường, thầy dạy
tốt, trò học tốt; tất cả đều hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.
13
+ Tổ chức, chỉ đạo các tổ chuyên môn, tổ chủ nhiệm thực hiện chương trình
giáo dục một cách nghiêm túc. Trong quản lý giáo dục hai nội dung quan
trọng nhất là quản lý chuyên môn giảng dạy và quản lý các hoạt động giáo
dục học sinh. Quản lý giảng dạy là quản lý việc thực hiện nội dung chương
trình kế hoạch năm học, thời khoá biểu, quản lý đổi mới phương pháp giảng
dạy và học tập có chất lượng. Biện pháp quản lý là theo dõi sát sao mọi công
việc, kiểm tra, thanh tra kịp thời để uốn nắn đưa vào nề nếp…Tổ chức tốt
công tác tự kiểm tra ở các bộ phận chức năng, các tổ chuyên môn.
+ Quản lý việc học tập tu dưỡng của HS theo các quy chế của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Tổ chức các hoạt động giáo dục giúp học sinh phấn đấu trở thành
những công dân ưu tú. Quản lý HS bao hàm quản lý thời gian, QL hoạt động,
đổi mới phương pháp học tập, quản lý tinh thần thái độ, ý thức tham gia các
hoạt động giáo dục trong nhà trường.
+ Tổ chức tốt môi trường giáo dục trong nhà trường và địa phương. Khai
thác các nguồn lực giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng
giáo dục, của các cơ quan, đoàn thể, hội cha mẹ học sinh ở địa phương. Tiến
hành công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương.
Tóm lại, Quản lý nhà trường là một công việc vừa có tính khoa học
vừa có tính nghệ thuật, trong trường phổ thông có Ban giám hiệu và các bộ
phận chức năng, quản lý có vai trò quyết định sự thành bại trong các hoạt
động của nhà trường. Quản lý nhà trường phải thực hiện đầy đủ các nguyên
tắc, có nội dung, phương pháp khoa học và phù hợp với điều kiện cụ thể của
nhà trường và luôn chú trọng đổi mới công tác quản lý giáo dục để quản lý
có hiệu quả các hoạt động trong nhà trường.
1.2.2. Khái niệm hoạt động dạy học, quản lý hoạt động dạy học
1.2.2.1. Khái niệm hoạt động dạy học
Theo tác giả Phạm Minh Hạc "Dạy học thực hiện chức năng xã hội,
nhằm truyền đạt và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích lũy được,
nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá
nhân".
14
HĐDH giúp người học lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân
cách của người học. Vai trò chủ đạo của HĐDH được biểu hiện với ý nghĩa
là tổ chức và điều khiển hoạt động học của người học, giúp người học nắm
được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ.
Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm chi phối tất cả các hoạt
động khác trong nhà trường, là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp
học sinh lĩnh hội tri thức của loài người.
Hoạt động dạy học làm cho học sinh nắm vững tri thức khoa học một
cách có hệ thống cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập,
lao động và đời sống. Hoạt động này làm phát triển tư duy độc lập sáng tao,
hình thành những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của học sinh,
hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, lòng yêu tổ quốc, yêu CNXH,
đó chính là động cơ học tập trong nhà trường và định hướng hoạt động của
học sinh.
Vì vậy, có thể nói hoạt động dạy học trong nhà trường đã tô đậm chức
năng xã hội của nhà trường. Hoạt động dạy học là đặc trưng nhiệm vụ của
nhà trường và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các
hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.
1.2.2.2. Quản lý hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là quản lý một quá trình xã hội, một quá
trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố
cấu trúc như: Mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung DH, phương pháp
DH và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học,
hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học để điều
chỉnh cho hiệu quả ngày càng tốt hơn.
Quản lý hoạt động dạy học là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ
bản sau đây:
- Cụ thể hóa mục tiêu dạy học qua các nhiệm vụ DH nhằm nâng cao
tri thức, kỹ năng, bồi dưỡng thái độ và hình thành phát triển những năng lực,
phẩm chất tốt đẹp cho người học.
15
- Quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung DH. Nội dung DH phải
đảm bảo bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người học
cần phải nắm vững trong quá trình DH.
- Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên (Soạn giáo án, chuẩn bị
đồ dùng DH, lên lớp, kiểm tra HS học tập).
- Quản lý hoạt động học tập của học sinh (nền nếp, thái độ, kết quả
học tập)
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy học.
1.2.2.3. Nội dung quản lý hoạt động dạy học
* Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
Quản lý hoạt động giảng dạy bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy (nội dung, tiến trình)
- Quản lý giờ lên lớp và vận dụng PPDH, sử dụng phương tiện dạy học.
- Quản lý việc thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá chất lượng.
- Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên.
- Quản lý việc lập kế hoạch của giáo viên.
- Quản lý việc tự học, tự bồi dưỡng của GV.
* Quản lý hoạt động học của học sinh
Quản lý hoạt động học tập của người học là quản lý việc thực hiện các
nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của người học trong suốt quá trình
học tập. Người học vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể quản lý.
Trong quản lý hoạt động học tập của người học cần lưu ý tính phức
tạp và tính trừu tượng về sự chuyển biến trong nhân cách do tác động đồng
thời của nhiều yếu tố chủ thể và khách thể làm cho kết quả học tập của họ bị
hạn chế.
Quản lý hoạt động học tập có nội dung, yêu cầu cụ thể, vì vậy cần phải
tăng cường việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động học tập của người học và
hoạt động giảng dạy của người thầy.
16
* Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy học
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ
dạy và học đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ dạy và học.
- Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất - kỹ thuật trong dạy và học.
- Tổ chức quản lý tốt cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nhà trường.
Nội dung quản lý CSVC, trang thiết bị, phương tiện - kỹ thuật phục vụ
hoạt động dạy học trong nhà trường thực chất là quản lý các việc sau:
- Xây dựng nội dung và kế hoạch, nguồn kinh phí trang thiết bị, phương tiện
- kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học.
- Quản lý việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật.
- Quản lý các trang thiết bị phục vụ dạy học (trường, lớp, bàn, ghế, bảng )
hoạt động phòng bộ môn, phòng chức năng, thư viện trường học với các sách
báo, tài liệu tham khảo.
1.3. Vị trí, vai trò của việc dạy học tiếng Anh trong nhà trƣờng phổ
thông
1.3.1. Vị trí, vai trò của việc dạy học tiếng Anh trong nhà trường phổ
thông
Ngoại ngữ có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và
đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Nói chung, không những vì biết
ngoại ngữ là yêu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao nhằm đáp ứng các
quy trình công nghệ thường xuyên được đổi mới, mà biết ngoại ngữ còn là
một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam hiện đại.
Môn ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng, là môn văn hoá cơ bản,
bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể
thiếu của học vấn phổ thông. Cùng với toán học và tiếng mẹ đẻ, môn tiếng
Anh tạo thành ba môn trụ cột trong chương trình giáo dục phổ thông; vì
một mặt chúng có nhiệm vụ trang bị cho học sinh những tri thức và cơ sở
17
khoa học để nhận biết thế giới khách quan, mặt khác chúng là công cụ giúp
học sinh nắm chắc và nghiên cứu sâu hơn tri thức cơ sở của các chuyên
ngành khác.
Tiếng Anh còn là một công cụ giao tiếp giúp học sinh tiếp thu những
tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và
phong phú trên thế giới và giúp học sinh dễ dàng hội nhập với cộng đồng
quốc tế.
Môn tiếng Anh ở trường phổ thông góp phần phát triển tư duy trong
đó có tư duy ngôn ngữ và hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt. Với đặc trưng
riêng, môn tiếng Anh còn góp phần đổi mới phương pháp dạy học, lồng ghép
và chuyền tải nội dung của nhiều môn học khác. Môn tiếng Anh còn góp
phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực
hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.
1.3.2. Mục tiêu, nội dung chương trình môn tiếng Anh ở trường THPT
1.3.2.1. Mục tiêu chương trình môn tiếng Anh THPT
Mục tiêu dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông là giúp học sinh sử
dụng được tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ phổ thông qua
việc hình thành các kĩ năng giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết trên cơ sở nắm
vững hệ thống ngôn ngữ tiếng Anh cơ bản qua đó tìm kiếm, thu thập thông
tin nhằm nâng cao trình độ văn hoá chung, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và
phát triển tư duy. Nói khác đi, dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông giúp
học sinh:
- Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các
dạng nghe, nói, đọc, viết.
- Có kiến thức cơ bản, tương đối hệ thống và hoàn chỉnh về ngôn ngữ tiếng
Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi.
- Có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của một số
nước nói tiếng Anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước,
18
con người, nền văn hoá và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh; biết tự hào
yêu quí và tôn trọng nề văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình.
- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác , bồi dưỡng phẩm chất
đạo đức, phát triển tư duy và hình thành phương pháp học tập mới.
Mục tiêu cụ thể của việc dạy và học môn tiếng Anh trung học phổ
thông là học hết chương trình THPT, học sinh có khả năng sử dụng kiến thức
tiếng Anh trong phạm vi chương trình về:
Kỹ năng nghe: Nghe hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các đoạn
độc thoại hay đối thoại trong phạm vi các chủ điểm trong chương trình độ
dài của các văn bản là khoảng 120 - 150 từ đối với lớp 10, 150 -180 từ đối
với lớp 11 và 180 - 200 từ đối với lớp 12.
Hiểu được các văn bản với tốc độ tương đối chậm đối với lớp 10,
tương đối gần tự nhiên đối với lớp 11 và gần tự nhiên đối với lớp 12.
Kỹ năng nói: Hỏi - Đáp hoặc trình bày về các nội dung liên quan đến các
chủ điểm trong chương trình. Thực hiện một số chức năng hay nhiệm vụ
thông tin, …đối với lớp 10, bày tỏ sự hài lòng và không hài lòng, tán thành
và phản đối, phân biệt sự kiện thực tế và ý kiến chủ quan,…với lớp 11 và
bày tỏ quan điểm cá nhân, nói về nhu cầu và sở thích, giải thích lí do,…với
lớp 12.
Kỹ năng đọc: Đọc hiểu được nội dung chính và nội dung chi tiết các văn
bản xoay quanh các chủ điểm có trong chương trình với độ dài các văn
bản là khoảng 190 - 230 từ đối với lớp 10, 240 - 270 từ lớp 11 và 290 -
320 từ lớp 12.
Phát triển kĩ năng sử dụng từ vựng: từ điển, ngữ cảnh, …đối với lớp
10, nhận biết được các thành tố ngữ pháp, liên kết văn bản ở lớp 11 và sử
dụng được các ý chính để tóm tắt văn bản ở lớp 12.
Kỹ năng viết: Viết theo mẫu và có gợi ý các văn bản liên quan đến các chủ
điểm đã học hoặc để phục vụ các nhu cầu giao tiếp cá nhân và xã giao đơn