Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học hoàng minh đạo, quận 8 thành phố hồ chí minh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.24 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------***------------

TRẦN THỊ KIM THOA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG MINH ĐẠO,
QUẬN 8 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2015
i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------***------------

TRẦN THỊ KIM THOA

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG MINH ĐẠO,
QUẬN 8 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN XUÂN TẾ

HÀ NỘI - 2015
ii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮTError! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................. Error! Bookmark not defined.
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 7
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu ............................................... 7
3.1. Khách thể nghiên cứu..................................................................................... 7
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 7
4. Giả thiết khoa học ............................................................................................. 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài........................................................................ 8
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................... 8
6.1. Giới hạn về đối tƣợng nghiên cứu.................................................................. 8
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu ..................................................................... 8
6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát gồm 03 nhóm khách thể: ............................. 8
7. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 8
7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết...................................................... 8
7.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn...................................................... 9
7.3. Nhóm phƣơng pháp xử lý số liệu:.................................................................. 9
8. Câu hỏi .............................................................................................................. 9

9. Những đóng góp của đề tài ............................................................................... 9
10. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TIỂU HỌCError! Bookmark not defined.
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .......... Error! Bookmark not defined.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Đạo đức ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Giáo dục đạo đức....................................... Error! Bookmark not defined.

1


1.2.3. Quản lý ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Chức năng quản lý..................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh ở trƣờng tiểu học.......................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu họcError! Bookmark not defined.
1.3.2. Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu họcError! Bookmark not defined.
1.3.3. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu
học Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu họcError! Bookmark not defined.
1.3.5. Nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
tiểu học ................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.4. Hoạt động giáo dục đạo đức với sự phát triển nhân cách của
học sinh tiểu học.................................................. Error! Bookmark not defined.
1.4.1. Đặc điểm lứa tuổi của học sinh tiểu học ... Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức trong việc hình thành
nhân cách phát triển toàn diện cho học sinh tiểu họcError! Bookmark not defined.

1.5. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tiểu họcError! Bookmark n

1.5.1. Lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức Error! Bookmark not defined.

1.5.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đứcError! Bookmark not defi

1.5.3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đứcError! Bookmark no
Kết luận chƣơng 1 ............................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC HOÀNG MINH ĐẠO, QUẬN
8 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Sơ lƣợc về trƣờng tiểu học Hoàng Minh ĐạoError! Bookmark not defined.
2.1.1. Khái quát về địa bàn dân cƣ quận 8 .......... Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Đặc điểm tình hình trƣờng tiểu học Hoàng Minh ĐạoError! Bookmark not defin
2.2. Thực trạng đạo đức của học sinh trƣờng tiểu học Hoàng Minh
Đạo
................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Thực trạng hành vi đạo đức của học sinh . Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Kết quả xếp loại đạo đức của học sinh..... Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức ở trƣờng tiểu học
Hoàng Minh Đạo ................................................. Error! Bookmark not defined.

2


2.3.1. Nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
tiểu học ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Thực trạng thực hiện hình thức, nội dung, biện pháp, nhiệm
vụ giáo dục đạo đức học sinh tiểu học ................ Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Thuận lợi, khó khăn khi tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức

ở trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo .................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo ....................... Error! Bookmark not defined.
2.4.1. Thực trạng mức độ nhận thức tầm quan trọng của biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học
Hoàng Minh Đạo ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Thực trạng thực hiện biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học Hoàng Minh ĐạoError! Bookmark not defined.
2.4.3. Mối quan hệ giữa mức độ nhận thức tầm quan trọng và mức
độ thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho
học sinh trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo, ....... Error! Bookmark not defined.
2.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục đạo cho học
sinh trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo ............... Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo
dục đạo đức học sinh tiểu học ............................. Error! Bookmark not defined.
2.5.2. Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo
dục đạo đức học sinh tiểu học ............................. Error! Bookmark not defined.
2.6. Thành công, hạn chế của công tác quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo, quận 8 thành phố Hồ Chí Minh....................................... Error! Bookmark not defined.
2.6.1. Thành công và nguyên nhân ..................... Error! Bookmark not defined.
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................... Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 2 ............................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU HỌC HOÀNG
MINH ĐẠO, QUẬN 8 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............... .................. 66

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý giáo dục đạo đứcError! Bookmark not def
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống............ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.............. Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và thực tiễnError! Bookmark not defined.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3


trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo, quận 8 - Thành phố Hồ Chí MinhError! Bookmark n
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục đạo đức cho cán
bộ quản lý - giáo viên - học sinh và cha mẹ học sinh về tầm quan
trọng của giáo dục đạo đức ................................. Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinhError! Bookmark not defined.
3.2.3. Chỉ đạo giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua các
môn học ............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục
đạo đức cho học sinh ........................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Tổ chức phối hợp các lực lƣợng giáo dục tham gia hoạt động
giáo dục đạo đức cho học sinh ............................ Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Tăng cƣờng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh ................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức ................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề
xuất Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 3 ............................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................. Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ........................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Kiến nghị ......................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 11
PHỤ LỤC ............................................................ Error! Bookmark not defined.


4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mở cửa hội nhập là mở rộng giao lƣu, trao đổi về mọi mặt đối với các
quốc gia, dân tộc trên thế giới và khu vực để học tập, trao đổi kinh nghiệm
góp phần giải quyết mâu thuẫn, thách thức của thời đại để cùng phát triển.
Trong quá trình mở cửa hội nhập, chúng ta không thể tránh khỏi những ảnh
hƣởng tiêu cực. Đó không chỉ là sự ngẫu nhiên mà còn là âm mƣu của các thế
lực thù địch trong và ngoài nƣớc. Vì vậy, trong điều kiện mở cửa, hội nhập,
việc định hƣớng cho sự lựa chọn chuẩn mực đạo đức, lối sống cá nhân là vô
cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ.
Bất kỳ quốc gia nào, dân tộc nào trên thế giới cũng có chuẩn đạo đức
riêng của dân tộc mình. Đạo đức với những chuẩn mực giá trị đúng đắn là
một bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần của xã hội. Đạo đức góp phần
ổn định chính trị, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng một xã hội
“Dân giàu, nƣớc mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong xã hội, sự
khủng hoảng về đạo đức, sự lệch chuẩn, loạn chuẩn đạo đức là một trong
những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng về chính trị - kinh tế - xã
hội. Nhƣ vậy, đạo đức có vai trò quan trọng và có tính quyết định cho sự tồn
vong của mỗi dân tộc, quốc gia. Nhận rõ vai trò quan trọng của đạo đức,
Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động việc “Học tập và làm
theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” để mỗi một công dân Việt Nam nói
chung và mỗi giáo viên, học sinh nói riêng noi theo Bác, tự hoàn thiện bản
thân, sống tốt hơn, sống có ích hơn cho gia đình, xã hội, đất nƣớc góp phần
xây dựng một xã hội hoàn thiện, lành mạnh.
Trong những năm gần đây, vấn đề đạo đức xã hội và cả đạo đức nhà
trƣờng đƣợc nhắc đến rất nhiều trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, mà
nạn bạo lực học đƣờng là mối quan tâm hàng đầu. Giáo dục đạo đức đối với


5


học sinh thì bậc học nào cũng quan trọng, nhƣng bậc tiểu học càng phải đƣợc
quan tâm nhiều hơn. Bởi đây là bậc học bắt đầu hình thành nền tảng giáo dục
một cách có hệ thống mà những hành vi đạo đức đó rất khó thay đổi đối với
những bậc học sau. Chất lƣợng của công tác giáo dục đạo đức đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách học sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: cách
thức tổ chức hoạt động trong nhà trƣờng, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, mối
quan hệ giao tiếp ứng xử, ... nhƣng yếu tố quyết định trực tiếp đến hiệu quả
hoạt động giáo dục đạo đức là quản lý của hiệu trƣởng, ngƣời thủ lĩnh của nhà
trƣờng. Có thể nói rằng việc tăng cƣờng vai trò, năng lực của nhà quản lý
cùng với việc đề ra các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức phù
hợp với bối cảnh, điều kiện khách quan sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng hoạt
động cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng giáo dục nhân cách cho học sinh nói
chung và học sinh tiểu học nói riêng đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học mà
Luật Giáo dục đã xác định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ
sở”. [Điều 27]
Từ thực tiễn công tác của mình, tôi thấy việc tổ chức hoạt động giáo
dục đạo đức ở các trƣờng tiểu học quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh tuy đã đạt
đƣợc kết quả nhất định trong thời gian qua, nhƣng chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm của nhà quản lý nên chƣa đáp ứng, chƣa phát huy hết tác dụng của
hoạt động giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học
sinh tiểu học trƣớc yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Trƣờng Tiểu học Hoàng Minh Đạo thuộc địa bàn phƣờng 5 quận 8 với
tổng diện tích khuôn viên: 5637m2, đƣợc xây dựng từ năm 1974. Qua hơn 40
năm xây dựng, sửa chữa và hoàn thiện, đến nay trƣờng đã có một cơ sở mới

khang trang, sạch đẹp. Tuy có mặt bằng thoáng mát, tọa lạc trên trục đƣờng
chính của quận, nhƣng vẫn chƣa thu hút các đối tƣợng học sinh thƣờng trú
trên địa bàn theo học. Đa phần học sinh theo học tại trƣờng là dân nhập cƣ,

6


thuộc diện tạm trú, chỗ ở không ổn định, cha mẹ vì kế mƣu sinh ít quan tâm
đến việc học nên bản thân các em chƣa thể hiện ý thức cao trong học tập. Bên
cạnh đó vì trình độ dân trí của gia đình thấp nên học sinh bị tiêm nhiễm các
thói hƣ tật xấu của gia đình nhƣ: nói tục, chửi thề, đánh nhau, mê chơi
game,… do đó việc giảng dạy và giáo dục tại trƣờng gặp nhiều khó khăn, bất
cập.
Làm thế nào để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động giáo dục đạo
đức ở trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo nói riêng và các trƣờng tiểu học, quận
8 - thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các cấp quản lý cần những biện pháp
chỉ đạo, tổ chức gì để hoạt động này có hiệu quả? Điều này cần có khảo sát,
nghiên cứu lý luận và thực tiễn để có cơ sở khoa học giải quyết vấn đề.
Chính trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo, quận 8 - thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ khoa
học quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và phân tích thực trạng hoạt động giáo
dục đạo đức và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trƣờng tiểu học, đề xuất
biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục đạo đức ở
trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục đạo đức học sinh tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học
Hoàng Minh Đạo, quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh.
4. Giả thiết khoa học
Thực tế công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở các trƣờng tiểu
học quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh tuy đạt đƣợc nhiều kết quả nhất định,

7


nhƣng vẫn còn những hạn chế, bất cập trƣớc yêu cầu đổi mới căn bản và toàn
diện giáo dục hiện nay. Đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục đạo đức phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể của trƣờng tiểu học thì sẽ nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục
đạo đức nói chung và chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học nói
riêng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
tiểu học.
5.2. Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt động
giáo dục đạo đức ở trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo, quận 8 - thành phố Hồ
Chí Minh.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trƣờng tiểu
học Hoàng Minh Đạo, quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện
nay.
Khảo nghiệm biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trƣờng tiểu
học Hoàng Minh Đạo, quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện
nay.
6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo, quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh.
6.3. Giới hạn về khách thể khảo sát gồm 03 nhóm khách thể:
- Nhóm 1: Cán bộ quản lý trƣờng tiểu học.
- Nhóm 2: Giáo viên.
- Nhóm 3: Phụ huynh học sinh và học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

8


Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, phân loại tài liệu nhằm tìm hiểu và
xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp phỏng vấn.
- Phƣơng pháp điều tra.
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phƣơng pháp quan sát, …
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu:
Sử dụng các công thức toán thống kê nhƣ số trung bình cộng, hệ số
tƣơng quan, ... để định lƣợng kết quả nghiên cứu.
8. Câu hỏi
8.1. Hoạt động giáo dục đạo đức trong trƣờng tiểu học nhƣ thế nào? Đạt mức
độ nào?
8.2. Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức phù hợp với hoàn cảnh của nhà trƣờng, với đổi mới giáo dục thì có nâng
cao đƣợc chất lƣợng giáo dục đạo đức cho học sinh?
9. Những đóng góp của đề tài

- Về mặt lý luận: hệ thống và làm sáng tỏ thêm lý luận về quản lý giáo
dục đạo đức của hiệu trƣởng trƣờng tiểu học.
- Về mặt thực tiễn: phát hiện thực trạng đạo đức, giáo dục đạo đức và
quản lý giáo dục đạo đức học sinh tiểu học. Đề xuất các biện pháp quản lý
giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh.
10. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài Phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục tài
liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học
sinh tiểu học
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức và quản lý hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo, quận 8

9


- thành phố Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trƣờng tiểu học Hoàng Minh Đạo, quận 8 - thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Đặng Quốc Bảo (1998), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trƣờng
CBQL Giáo dục và Đào tạo TW1- Hà Nội


2.

Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý. Nxb Thống kê Hà Nội.

3.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ trường Tiểu học. Hà Nội.

4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) Chiến lược phát triển giáo dục 20102015. NXB Giáo dục, Hà Nội

5.

Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hà Nội (2002). NXB Giáo
dục.

6.

Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Những quan điểm
giáo dục hiện đại. Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia, Hà Nội.

7.

Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học
quản lý, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội.

8.


Phạm Khắc Chương (2002), Rèn luyện ý thức công dân. NXB ĐHSP

9.

Phạm Khắc Chương - Hà Nhật Thăng (1998), Đạo đức học. NXB
Giáo dục Hà Nội.

10.

Nguyễn Thị Doan (1996), Các học thuyết quản lý. NXB Chính trị
Quốc gia.

11.

Dự án phát triển giáo viên tiểu học (2006), Đạo đức và phương pháp
giáo dục ở tiểu học. NXB Giáo dục, Hà Nội.

12.

Vũ Bá Hòa, Góp phần xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích
cực. NXB Giáo dục.

13.

Đặng Vũ Hoạt (1984), Những vấn đề giáo dục học. NXB Giáo dục, Hà
Nội.

14.

Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Hữu Hợp (1998), Giáo trình phương pháp

dạy học môn đạo đức ở Tiểu học. NXB Giáo dục, Hà Nội.

11


15.

Nguyễn Hữu Hợp - Nguyễn Dục Quang (1995), Công tác giáo dục
đạo đức ở trường tiểu học. NXB Giáo dục, Hà Nội.

16.

Bùi Văn Huệ - Phạm Hạnh Mai - Nguyễn Xuân Thức (2008), Tâm lí
học tiểu học. NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.

17.

Nguyễn Sinh Huy (1996), Một số vấn đề cơ bản về giáo dục Tiểu học.
NXB Giáo dục.

18.

Trần Hậu Kiểm (1997), Đạo đức học. NXB Giáo dục, Hà Nội.

19.

Trần Hậu Kiểm (1997), Giáo trình đạo đức học. NXB chính trị quốc
gia.

20.


Trần Hậu Kiểm - Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình khoa học
quản lý và quản lý giáo dục đại cương. NXB Đại học sƣ phạm, Hà Nội.

21.

Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tâm lý học giáo dục. NXB Đại học Quốc
gia, Hà Nội.

22.

Luật Giáo dục (2005), NXB Giáo dục, Hà Nội.

23.

Hồ Chí Minh (1997), Về vấn đề giáo dục. NXB Giáo dục.

24.

Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục đạo đức. NXB Hà Nội.

25.

Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học, những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Viện KHGD Việt Nam, Hà Nội.

26.

Hà Nhật Thăng (1998), Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - nhân văn.
NXB Giáo dục, Hà Nội.


27.

Hà Nhật Thăng (2002), Thực hành tổ chức hoạt động giáo dục đạo
đức ở trường Tiểu học. NXB Giáo dục, Hà Nội.

28.

Hoàng Minh Thao - Hà Thế Truyền (2003), Quản lý giáo dục tiểu
học theo định hướng CNH, HĐH. NXB Giáo dục, Hà Nội.

29.

Macarenco.A.C, Giáo dục trong thực tiễn. NXB Thanh niên, Hà Nội.

30.

Mạc Văn Trang (1983), Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp
nhỏ. NXB Giáo dục, Hà Nội.

12



×