Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng thông tin của công ty cổ phần Netnam tại khu vực Hà Nội trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.46 KB, 35 trang )

Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT TỚI HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DỊCH VỤ THIẾT KẾ CỔNG THÔNG TIN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NETNAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạm phát là vấn đề nan giải và nhức nhối trong bất kỳ nền kinh tế nào. Lạm phát là
hiện tượng tăng giá hàng loạt của hầu hết các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ làm chất lượng
của người lao động và người tiêu dùng giảm xuống. Cho dù thu nhập danh nghĩa có tăng
lên chút ít nhưng không đủ để bù đắp cho mức tăng giá cả hàng hóa. Còn với các doanh
nghiệp, họ luôn phải đau đầu trước ảnh hưởng của lạm phát khi mà giá trị của đồng tiền
ngày một suy giảm.
Trong những năm gần đây, tình hình lạm phát ở Việt Nam diễn biến khá phức tạp.
Mặc dù GDP năm 2010 ghi dấu ấn khả quan với tăng trưởng liên tục tăng sau các quý của
năm và đến quý 4/2010 ước đạt 7,34%, tuy nhiên lạm phát tăng 11,75%, lãi suất tăng cao
trở lại sau điều chỉnh lãi suất cơ bản, và thị trường ngoại hối, vàng, chứng khoán chưa ổn
định đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế.
Công ty cổ phần Netnam cũng như các doanh nghiệp khác cũng không nằm ngoài
tác động của lạm phát. Là một ngành tuy còn khá non trẻ nhưng được đánh giá là khá
phát triển. Nhưng tình hình kinh tế với nhiều biến động như hiện nay, ngành công nghệ
thông tin nói chung và dịch vụ kinh doanh thiết kế cổng thông tin nói riêng gặp rất nhiều
khó khăn. Giá cả các dịch vụ liên quan tăng cao, lạm phát phi mã, lãi suất tăng vọt, tình
hình kinh tế vĩ mô hết sức khó khăn làm cho hoạt động kinh doanh của công ty cũng bị
ảnh hưởng đáng kể. Các doanh nghiệp đang hết sức đau đầu với bài toán lạm phát vô
cùng nan giải nên sự quan tâm của họ với các dịch vụ internet như quảng cáo, quản trị
mạng… hay thiết kế cổng thông tin cũng phần nào hạn chế. So với các ngành hàng, mặt
hàng thiết yếu thì tính quan trọng của ngành công nghê thông tin nói chung và các dịch vụ
mà Netnam cung ứng và điển hình là thiết kế cổng thông tin là ít hơn, nên sự quan tâm từ
chính phủ cũng ít hơn, thêm vào đó do là ngành còn khá non trẻ nên sự chống chọi tự
chính bản thân ngành với lạm phát yếu hơn nên ảnh hưởng của lạm phát là không nhỏ.


1.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian thực tập, em phần nào đã nhận thức được ảnh hưởng của lạm phát
tới nền kinh tế nói chung và công ty cổ phần Netnam nói riêng và đặc biệt là hoạt động
kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng thông tin. Xuất phát từ thực tiễn đặt ra cần giải quyết và
dưới sự giúp đỡ của các thầy cô ở bộ môn kinh tế vĩ mô định hướng đề tài, em đã lựa
1 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
chọn đề tài: “Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng
thông tin của công ty cổ phần Netnam tại khu vực Hà Nội trong giai đoạn hiện nay”.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu.
- Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về lạm phát, và ảnh hưởng
của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng thông tin nói riêng.
- Thứ hai, phân tích các tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh dịch vụ
thiết kế cổng thông tin của công ty cổ phần Netnam trong giai đoạn hiện nay.
- Thứ ba, đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát
đến hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
1.4. Phạm vi nghiên cứu.
- Theo không gian: xem xét ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế Việt Nam và
hoạt động của công ty Netnam
- Theo thời gian: đề tài sẽ tập trung vào phân tích ảnh hưởng của lạm phát trong
thời gian 2006 - nay.
- Theo nội dung: nói về ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh dịch vụ
thiết kế cổng thông tin của công ty cổ phần Netnam.
1.5. Một số lý luận cơ bản về lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động
kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng thông tin.
1.5.1. Một số lý luận cơ bản về lạm phát.
1.5.1.1. Khái niệm và phân loại lạm phát.
Khái niệm lạm phát.
Lạm phát là vấn đề không hề xa lạ, hầu hết ai trong chúng ta đều chứng kiến hay

trải qua thời kỳ lạm phát ở những mức độ khác nhau. Nhưng để hiểu chính xác về nó thì
không phải dễ. Ngay cả những nhà kinh tế học cũng có những quan điểm khác nhau về
định nghĩa lạm phát.
Marx cho rằng: “lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá lố”. Lênin cũng có khái
niệm tương tự: “lạm phát là sự thừa ứa tiền giấy trong lưu thông”. Tuy nhiên loại lạm phát
này không giải thích được hiện tượng chi phí đẩy do loại lạm phát này vẫn có thể xảy ra
trong khi cung tiền tăng ổn định.
Đến thập niên 1960 Miton Friedman khẳng định lại rằng: “Lạm phát bao giờ và ở
đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Quả thật, lạm phát có liên quan đến tiền tệ nhưng
không nhất thiết là mọi cuộc lạm phát đều có nguồn gốc từ lượng tiền cung ứng cho nền
kinh tế (như cú sốc dầu mỏ năm 1973 – 1974 và 1979 – 1980), hoặc xuất phát từ sự sụt
giảm trong tổng cung của bản thân nền kinh tế đó.
Vì vậy, không nên định nghĩa lạm phát từ một khía cạnh của nó là khía cạnh tiền tê.
2 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
Chúng ta sử dụng khái niệm lạm phát được nhiều người ưa thích hơn:
“Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời
gian nhất định”. Thời gian nhất định ở đây tùy thuộc vào khoảng thời gian được chọn để
tính tỷ lệ lạm phát: hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
Mức giá chung là mức giá trung bình chung của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Mức giá
chung này được đo bằng chỉ số giá.
Thước đo về lạm phát.
Muốn đánh giá mức độ lạm phát thì ta dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát
là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của giá cả ở một thời điểm nào đó so với
thời điểm trước.
Nếu lấy chỉ số giá là tỷ lệ thay đổi giá so với thời điểm gốc thì tỷ lệ lạm phát được
tính theo công thức sau:
Chỉ số giá thời điểm (t) – Chỉ số giá thời điểm (t-1)
Tỷ lệ lạm phát thời điểm (t) =
Chỉ số giá thời điểm (t-1)

Nếu lấy chỉ số giá là tỷ lệ thay đổi so với thời điểm trước thì tỷ lệ lạm phát được tính
theo công thức sau:
Tỷ lệ lạm phát thời điểm (t) = Chỉ số giá thời điểm (t) – 100
Hai thước đo thông dụng để phản ánh tổng quát là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số
điều chỉnh (GDP).
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một tỷ số phản ánh giá của hàng hóa trong nhiều
năm khác nhau so với giá của hàng hóa đó trong năm gốc và được tính theo công thức:
CPI =
pq
pq
ii
i
t
i
00
0


- Chỉ số điều chỉnh (GDP) : là loại chỉ số có mức độ bao phủ rộng nhất. Nó bao
gồm tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nền kinh tế và trọng số tính toán
được điều chỉnh tùy thuộc vào mức độ đóng góp tương ứng của các loại hàng hóa và dịch
vụ vào giá trị gia tăng và được tính theo công thức:
GDP =
pq
pq
ii
t
i
t
i

t
0


Trong đó:
q
i
là lượng hàng hóa,
p
i
là giá các mặt hàng, t là năm hiện hành, 0 là năm
gốc.
3 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
Phân loại lạm phát.
Có nhiều cách để phân loại lạm phát nhưng dựa vào tỷ lệ lạm phát các nhà kinh tế thường
chia thành 3 loại: lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.
 Lạm phát vừa phải (moderate inflation): Là loại lạm phát môt con số, tỷ lệ giá
thấp, dưới 10%. Trong điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tăng chậm, thường xấp
xỉ bằng mức tiền lương hoặc cao hơn chút ít. Do vậy giá trị tiền tệ tương đối ổn
định, tạo thuận lợi cho môi trường kinh tế xã hội, tác hại của lạm phát này không
đáng kể.
 Lạm phát phi mã (high inflation): là loại lạm phát hai hay ba con số. Lạm phát phi
mã thường có tỷ lệ lạm phát trong khoảng 10% ≤ g
p
< 200%. Một khi lạm phát này
trở lên vững chắc thì sẽ gây ra nhiều biến dạng trong nền kinh tế.
 Siêu lạm phát (hyper inflation): là loại lạm phát có tỷ lệ lạm phát vào khoảng g
p


200%. Siêu lạm phát có sức phá hủy mạnh toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và
thường đi kèm với suy thoái nghiêm trọng.
1.5.1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát.
 Lạm phát cầu kéo (lạm phát do cầu)
Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng trong lúc tổng cung không thay đổi hoặc
khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung. Lúc này, một lượng tiền lớn được dùng để mua
một lượng hàng hóa ít ỏi sẽ tạo ra hiện tượng tăng giá. Chênh lệch giữa cung và cầu (về
sản lượng lương thực) càng lớn thì giá tăng càng nhiều.
Tổng cầu: AD = C + I + G + X - M.
Đó là do các thành phần chi tiêu gia tăng (bao gồm các yếu tố về C, I, G, X) làm
cho tổng cầu AD tăng, sản lượng tăng ít, còn giá tăng nhiều. Kết quả là gây ra lạm phát
(hình 2.1).
Hình 1.1: Lạm phát do cầu kéo
4 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
Mô hình:
Ban đầu nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng ở E (P ; Y = Y )
Khi Chính phủ sử dụng CSTK mở rộng hoặc do đầu tư tăng mạnh

AD tăng

AD’
Trạng thái cân bằng mới được xác định tại E’(P’; Y’)
Nền kinh tế có tăng trưởng (Y’ > Y = Y ) nhưng tốc độ tăng giá (P’ > P ) hay lạm phát lớn
hơn tốc độ tăng trưởng → Cầu kéo giá.
 Lạm phát chi phí đẩy ( Lạm phát do cung)
Loại lạm phát này xảy ra khi chi phí sản xuất gia tăng hoặc khi năng lực sản xuất của
quốc gia giảm sút.
Khi giá đầu vào tăng (nguyên vật liệu như: xăng dầu, điện nước…; tiền lương, tiền
công tăng) làm cho tổng cung AS giảm và dẫn đến giá tăng gây ra lạm phát. (hình 2.2)

Mô hình:
Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại E (P , Y = Y )
Giả sử chi phí đầu vào tăng → AS giảm → AS’ .
Trạng thái cân bằng mới được xác định tại E’(P’; Y’)
Đây chính là hình ảnh của nền kinh tế suy thoái (Y’ < Y = Y ; P’ > P ) nhưng không
có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp.
Hình 1.2: Lạm phát do chi phí đẩy
 Lạm phát dự kiến (lạm phát quán tính).
Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong
tương lai. Tỷ lệ này thường được đưa vào các hợp đồng kinh tế, các kế hoạch hay là các
thỏa thuận.
Khi dự kiến được trước những biến động của P’, ngoài hoạt động kinh tế có thể
5 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
được điều chỉnh lại cho hợp lý như điều chỉnh mức lãi suất danh nghĩa, tiền công danh
nghĩa, giá trong hợp đồng kinh tế cũng phải được điều chỉnh lại.
Mô hình:
Khi P đầu vào ↑ làm cho tổng cung AS giảm (AS → AS
1
→ AS
2
). Khi đó, Chính phủ
phải áp dụng các biện pháp để điều chỉnh và làm tăng tổng cầu AD với cùng một tốc độ
(AD → AD
1
→ AD
2
). Lúc này, giá tăng một cách đều đặn từ P
0
→ P

1
→ P
2
với mức sản
lượng Y không đổi (hình 2.3)
Khi thu nhập tăng → LP ↑ và MS ↑ (MS > LP thì lạm phát xảy ra). Nếu LP = MS
thì sẽ không gây ra lạm phát.
Hình 1.3: Lạm phát dự kiến.
1.5.1.3. Tác động của lạm phát đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng thông tin nói riêng.
 Tác động của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
 Đối với sản lượng và việc làm
Đi đôi với sự tăng giá cả, sản lượng quốc gia có thể giảm xuống, tăng lên hoặc
không thay đổi.
Nếu lạm phát do cung gây ra thì sản lượng bị giảm sút, nền kinh tế vừa có lạm phát
vừa bị suy thoái. Nếu lạm phát do cầu gây ra thì sản lượng có thể tăng lên nhưng thực
chất chỉ là sự tăng sản lượng đến sản lượng tối ưu mà giá vẫn tăng lên còn gọi là lạm phát
thuần: giá cả tăng lên chứ sản lượng không tăng. Nếu lạm phát do cả cầu lẫn cung thì tùy
theo mức độ dịch chuyển của cung và cầu mà sản lượng có thể tăng hoặc giảm.
 Đối với phân phối lại thu nhập.
Tác động của lạm phát đối với việc phân phối lại thu nhập phụ thuộc vào kết quả
dự tính tỷ lệ lạm phát; tính linh hoạt của tiền lương; sự chênh lệch về tốc độ tăng giá giữa
các loại hàng hóa dịch vụ. Một số hướng phân phối lại điển hình:
6 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
- Giữa người vay và người cho vay: lạm phát giúp cho một phần thu nhập được
chuyển từ người này sang người khác  sự phân phối lại thu nhập do lạm phát gây ra.
- Giữa người hưởng lương và người trả lương.
- Giữa người mua và người bán tài sản chính.
- Giữa người mua và người bán tài sản hiện vật.

- Giữa các doanh nghiệp với nhau.
- Giữa Chính phủ và dân chúng.
Việc phân phối lại thu nhập do lạm phát xảy ra theo hướng chuyển bớt thu nhập từ
những người nắm các yếu tố có giá tăng chậm sang những người nắm các yếu tố giá tăng
nhanh hơn so với tỷ lệ lạm phát. Mức độ phân phối lại còn phụ thuộc ít nhiều vào: Mức
độ chênh lệch về tốc độ giá của các loại hàng hóa, các yếu tố sản xuất, các loại tài sản.
Chênh lệch càng cao thì phân phối lại càng nhiều.
 Đối với cơ cấu kinh tế.
Lạm phát có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế do giá các loại hàng hóa không thay
đổi theo cùng một tỷ lệ. Những ngành có giá tăng nhanh sẽ tăng tỷ trọng trong tăng
trưởng:
Do giá tăng nhanh, làm tăng giá trị sản lượng tính theo giá hiện hành.
Do giá một số ngành tăng nhanh, nguồn sản xuất sẽ chảy về ngành đó, làm tăng
sản lượng thực của ngành. Đồng thời lúc đó sản lượng của các ngành khác có thể giảm
xuống. Kết quả là tỷ trọng của ngành có giá cao hơn sẽ cao hơn, tỷ trọng của các ngành
khác sẽ thấp hơn, cho dù tính giá hiện hành hay giá cố định.
 Đối với hiệu quả kinh tế.
Lạm phát có thể tạo ra một số tác động làm cho việc sử dụng nguồn lực trở nên
lãng phí hơn, đó là:
- Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá: giá là tín hiệu quan trọng để giúp cho người
mua có được quyết định tối ưu. Trong thời kỳ lạm phát cao, giá thay đổi quá nhanh làm
cho mọi người không kịp nhận biết mức giá tương đối giữa các loại hàng hóa thay đổi
như thế nào. Vì vậy, quyết định mua mặt hàng này hay mặt hàng khác, mua nhiều hay ít
có khi không còn đúng với quyết định tối ưu.
- Lạm phát làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền tệ.
Khi lạm phát xảy ra, càng giữ nhiều tiền mặt trong tay càng trở nên “nghèo” đi, do giá trị
đồng tiền bị giảm sút. Do đó, mà mọi người giữ ít tiền bạc, muốn gửi tiền ngân hàng 
mất thời gian đi lại, hoặc có thể mua dự trữ một số mặt hàng có thể cất giữ tốt  không
thể làm những việc khác có ích hơn.
- Lạm phát làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá. Chi phí này còn được gọi là “chi

phí thực đơn”. Các doanh nghiệp phải in lại catalouge, in lại thực đơn, phiếu báo giá, sửa
7 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
lại các giá trên các máy tính tiền… Ngoài ra, đối với các công ty lớn, còn phải tốn kém
thời gian, tiền bạc cho các cuộc họp điều chỉnh giá.
 Tác động của lạm phát tới hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng thông
tin của công ty cổ phần Netnam.
Với mức đóng góp vào GDP gần 7%, ngành Công nghệ thông tin và truyền thông
(CNTT-TT) Việt Nam đã trở thành một ngành công nghiệp năng động của đất nước.
Trong 10 năm qua ngành CNTT ở nước ta đã có bước phát triển đột phá, liên tục đạt mức
tăng trưởng 20 – 25%/năm. Ngành CNTT của nước ta được đánh giá là một trong 10
nước có CNTT phát triển nhanh nhất.
Thiết kế cổng thông tin là thực ra là lập các trang web và thiết lập các ứng dụng
trên website cho các doanh nghiệp và một bộ phận người tiêu dùng có nhu cầu. Muốn có
một trang web tức là cần thiết kế cổng thông tin. Chính vì vậy nên tầm quan trọng của nó
là rất lớn trong ngành CNTT nói chung và công ty cổ phần Netnam nói riêng. Tuy nhiên,
lạm phát đã ảnh hưởng không nhỏ tới Netnam nói chung và thiết kế cổng thông tin nói
riêng.
- Trong thời kỳ lạm phát, các doanh nghiệp luôn phải đau đầu trước bài toán làm sao
để kiềm chế lạm phát nên phải thu hẹp quy mô sản xuất, do đó sự quan tâm tới quảng cáo
trên website hay giao dịch trên trang web của công ty cũng giảm đi đáng kể nên các hợp
đồng mới với công ty cũng giảm hẳn. Điều này làm cho doanh thu của công ty cũng sụt
giảm phần nào.
- Lạm phát tất nhiên kéo theo giá cả các loại hàng hóa cũng như dịch vụ có liên quan
tăng cao làm cho chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng cao. Giá cả các
mặt hàng thiết yếu và quan trọng như: xăng, dầu, sắt thép tăng cao khiến các mặt hàng và
dịch vụ khác cũng đồng loạt tăng giá .
- Dĩ nhiên khi mà doanh thu thì tăng ít mà chi phí thì tăng nhiều làm cho lợi nhuận
cũng giảm xuống ngay cả trong khi số lượng hợp đồng với công ty cũng sụt giảm.
Lạm phát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng

rất lớn. Doanh thu thực tế của các công ty hầu hết bị suy giảm trong khi nếu chỉ nhìn vào
số liệu ta cứ ngỡ công ty đang có những bước phát triển nhất định. Lạm phát cũng khiến
mức đầu tư giảm và ảnh hưởng đến phân bổ tài nguyên. Giá trị thị trường suy giảm, cổ
phần hầu như không sinh lãi trong thời kì lạm phát.
1.5.2. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Qua tìm hiểu em thấy chưa có đề tài nào đề cập đến ảnh hưởng của lạm phát tới
công ty cổ phần Netnam và đặc biệt là dịch vụ thiết kế cổng thông tin - dịch vụ đang phát
triển khá nhanh. Và cũng chưa có đề tài nào nêu trên nói về ảnh hưởng của lạm phát trong
và sau cuộc khủng hoảng cuối năm 2008 đầu năm 2009 tới nền kinh tế nói chung và công
8 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
ty cổ phần Netnam nói riêng. Vì vậy, đề tài: “Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh
doanh dịch vụ thiết kế cổng thông tin của công ty cổ phần Netnam tại khu vực Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay” là một đề tài mới, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện
nay. Đề tài này sẽ tập trung làm rõ các nội dung sau:
- Thứ nhất, ảnh hưởng của lạm phát nói chung tới hoạt động sản xuất kinh doanh
của nền kinh tế.
- Thứ hai, ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng
thông tin có gì khác so với các sản phẩm khác.
- Thứ ba, ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
Netnam có gì khác so với các doanh nghiệp khác
9 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DỊCH VỤ THIẾT KẾ CỔNG THÔNG TIN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NETNAM
2.1. Phương pháp hệ nghiên cứu vấn đề
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.

Thu thập dữ liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích
của thu thập dữ liệu (từ các tài liệu nghiên cứu khoa học có trước, từ quan sát và thực hiện
thí nghiệm) là để làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm
ra vấn đề cần nghiên cứu.
2.1.1.1. Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm.
- Nội dung của các câu hỏi của phiếu điều tra phỏng vấn xoay quanh ảnh hưởng của
lạm phát tới tình hình kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng thông tin của công ty cổ phần
Netnam.
- Cách tiến hành: mẫu phiếu điều tra được đưa cho nhân viên của công ty cổ phần
Netnam. Số lượng phiếu phát ra là 20 phiếu, thu về 20 phiếu, 20/20 phiếu hợp lệ.
- Ưu, nhược điểm của phương pháp: Phương pháp này tổng hợp được ý kiến của
nhiều người, thông tin được mở rộng nhiều hơn và có đọ tin cậy cao hơn nhưng tốn nhiều
thời gian, công sức thu thập, xử lý.
2.1.1.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu
- Nội dung của các câu hỏi được tìm hiểu sâu hơn về tình hình của doanh nghiệp
trước những tác động của lạm phát, cách ứng phó của công ty và những biện pháp lâu dài
để phát triển kinh doanh.
- Cách tiến hành: Mẫu phiếu phỏng vấn được phát ra là 10 cho những trưởng, phó
phòng kinh doanh trả lời.
- Ưu, nhược điểm: Ta sẽ hiểu rõ được sâu hơn tình hình của doanh nghiệp nhưng
vẫn còn mang tính chất cá nhân trong các câu trả lời.
2.1.1.3. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Cách thu thập: sử dụng các nguồn dữ liệu trên Internet, tạp chí và đặc biệt là bảng
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Netnam.
- Cách xử lý dữ liệu: từ những kết quả thu được ta chỉ chọn lọc lấy những số liệu
cần thiết phục vụ cho phân tích của đề tài.
2.1.2. Phương pháp xử lý, phân tích, tổng hợp số liệu.
Sau khi thu thập dữ liệu, tổng hợp và chọn lọc được những dữ liệu phù hợp, bắt đầu
10 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp

tiến hành phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng các phương pháp như sau:
- Phương pháp thống kê, so sánh.
- Phương pháp minh họa: bằng các biểu đồ, đồ thị.
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường.
2.2.1. Tình hình chung của kinh tế thế giới và tình hình lạm phát của Việt Nam trong
những năm gần đây.
2.2.1.1. Tình hình chung của kinh tế thế giới trong những năm gần đây.
Năm 2008, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã có những tác động mạnh mẽ tới kinh tế
thế giới. Các chỉ số kinh tế - tài chính, đặc biệt là giá các loại hàng hóa như dầu, gạo, sắt
thép…, đã thay đổi theo cách thức mà không ai có thể dự đoán được chính xác. Quỹ Tiền
tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế toàn cầu trong năm 2008 chỉ tăng trưởng 3,7% so với
5,0% năm 2007, và sẽ chỉ còn 2,2% năm 2009.
Năm 2009, kinh tế thế giới đã có những bước phục hồi nhưng còn rất chậm và còn
nhiều bất cập. Báo cáo về “Những xu hướng lao động toàn cầu” (The global employment
trends) của Văn phòng Lao động Quốc tế ILO (International Labour Office) mới đây dự
đoán số lượng người thất nghiệp trên khắp thế giới có thể đạt ngưỡng 50 triệu người.
Theo dự đoán của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) trong năm 2009,
kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng ở mức 0,5%, mức thấp nhất kể từ sau Đại chiến Thế giới Thứ
Hai.
Theo một số điều tra thì năm 2010 tại một số nền kinh tế bao gồm cả châu Âu cho
thấy tình trạnh suy thoái không còn tiếp tục xấu đi nữa. Kinh tế thế giới bắt đầu tăng
trưởng trở lại nhưng tốc độ tăng trưởng không đồng đều. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,1%, cao hơn so với mức 1,1% của năm
2009, song vẫn thấp hơn nhiều so với các năm trước.Quá trình phục hồi được nhận định
là vẫn chậm và yếu hơn so với các cuộc khủng hoảng trước.
2.2.1.2. Thực trạng tình hình lạm phát ở Việt Nam.
Lạm phát là một căn bệnh thâm niên của nền kinh tế.Qua vài năm gần đây tỷ lệ lạm
phát ở nước ta ngày càng tăng lên nhanh, kể từ năm 1995 tỷ lệ lạm phát đã trở về lạm
phát một con số, và có cả tỷ lệ lạm phát âm. Nhưng với tốc độ tăng trưởng như hiện nay
của nước ta, tỷ lệ lạm phát đã trở nên báo động, đặc biệt là năm 2008, tỷ lệ lạm phát đã

lên đến 2 con số 19,89% so với năm 2007, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Sau
đây là bảng tỷ giá lạm phát của Việt Nam trong một số năm gần đây.
Bảng 2.1: Lạm phát ở Việt Nam qua các năm
Năm
2008 2009 2010 2011
CPI (%) 19.89 6.52 11.75 12.3
11 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
Từ bảng dữ liệu trên ta có biểu đồ thể hiện sự biến động của tỷ lệ lạm phát:
Hình 2.1: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam qua các năm
- Năm 2008:
Lạm phát năm 2008 có sự diễn biến bất thường theo thời gian, từ biểu đồ ta thấy:
lạm phát ở mức rất cao trong 6 tháng đầu năm, điều này là tất yếu khi có sự tác động của
giá cả thế giới tăng cao, so với cùng kỳ năm trước, như giá gạo tăng 88%, giá xăng dầu
tăng 61,5%, giá sắt thép tăng 29,8, giá than tăng 68,4% , kéo theo giá trong nước tăng.
Nhưng từ tháng 7, lạm phát chậm lại, tính chung 6 tháng cuối năm lạm phát chỉ ở mức
0,2%, đặc biệt đã giảm liên tiếp trong 3 tháng cuối năm, một hiện tượng chưa từng xảy ra
từ trước tới nay.
- Năm 2009:
Dư âm của cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình
kinh tế xã hội năm 2009. Lạm phát trong những tháng đầu năm cao hơn so với cuối năm
2008 nhưng giảm dần và ổn định hơn vào những tháng tiếp theo. Chính vì vậy mà tốc độ
tăng sản phẩm trong nước quý I chỉ đạt 3,14%, là quý có tốc độ tăng thấp nhất trong nhiều
năm gần đây; nhưng quý II, quý III và quý IV của năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm
trong nước đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%. Tính chung cả năm 2009,
tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tuy vẫn thấp
hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008, nhưng đã vượt mục tiêu tăng 5% của kế hoạch. Trong
bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm mà kinh tế nước ta đạt
được tốc độ tăng trưởng dương tương đối cao như trên là một thành công lớn.
- Năm 2010:

Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu
và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn
nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm
12 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, trong đó quý I tăng 5,84%; quý II tăng
6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34%. Đây là mức tăng khá cao so với mức
tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra
6,5%.
Nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam trong 3 năm gần đây.
Nguyên nhân gây lạm phát thường chủ yếu xuất phát từ 3 nguyên nhân chính:
- Cung tiền tăng quá mức
- Giá hàng hóa thế giới tăng cao đột ngột
- Sức cầu về hàng hóa trong nước tăng trong khi sản xuất chưa đáp ứng kịp.
Thời gian qua, nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng cung tiền được xem là nguyên nhân
chính gây ra lạm phát ở Việt Nam. Từ năm 2000 đến năm 2009, tín dụng trong nền kinh
tế tăng hơn 10 lần, cung tiền M2 tăng hơn 7 lần, trong khi đó GDP thực tế chỉ tăng hơn 1
lần. Điều này tất yếu dẫn đến đồng tiền bị mất giá.
Hàng năm, đầu tư trong nền kinh tế đều quanh mức 40% GDP. Tỷ lệ đầu tư lớn này
đòi hỏi một mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao để phục vụ nhu cầu đầu tư. Trong
khi đó, tăng trưởng GDP chỉ quanh mức 7%, thậm chí năm 2008 và 2009 chỉ lần lượt đạt
mức 6.19% và 5.32%. Điều này cho thấy chất lượng tăng trưởng, đầu tư và phát triển ở
Việt Nam vẫn cần được tiếp tục cải thiện. Đây là nguyên nhân sâu xa khiến cho lạm phát
luôn ở trong tình trạng chực chờ, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Ngoài nguyên nhân tiền tệ kể trên, chúng ta xem xét những nguyên nhân còn lại xuất
phát từ phía cầu và phía cung hàng hóa. Đây là những nguyên nhân trực tiếp và dễ thấy
nhất. Trong năm 2007, sự bùng nổ của nhu cầu tiêu dùng trong nước đã góp phần làm lạm
phát tăng tốc. Cũng trong khoảng thời gian đó, giá cả của hàng loạt nguyên nhiên liệu như
xăng dầu, sắt thép, và lương thực đều tăng mạnh, kích hoạt cho một đợt tăng giá mạnh mẽ
của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ trong nước. Lạm phát cao nhất tính theo năm đã lên

tới 28% vào tháng 8/2008. Cuối năm 2008, với sự lao dốc của hầu hết các hàng hóa trên
thế giới, lạm phát trong nước cũng được chặn đứng. Lạm phát giảm xuống mức thấp nhất
chỉ còn 1.97% vào tháng 8/2009.
Năm 2010 nền kinh tế phải đối mặt với những nhóm nguyên nhân nội tại và ngoại
lai, tác động về chi phí đẩy và tổng cầu sẽ làm gia tăng áp lực lạm phát. Vì vậy chính sách
tiền tệ phải tương thích với các nhóm nguyên nhân này. Nếu do chi phí đẩy, không được
thắt chặt tiền tệ; ngược lại nếu do tổng cầu tăng, phải thắt chặt tiền tệ.
2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng thông tin ở Việt Nam.
Theo tổng cục thống kê, hiện nay trên thế giới tổng số người sử dụng Internet tính
cho đến tháng 6/2008 là hơn 1,46 tỉ người. Châu Á vẫn là thị trường lớn nhất với 587,5
triệu người (chiếm 39,5%), châu Âu đứng thứ 2 với 384,6 triệu người (26,3%) và Bắc Mỹ
13 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
với 248,2 triệu người (chiếm 17%). Tuy nhiên cho đến nay hầu hết các dịch vụ tốt nhất
trên mạng đều đa phần tập trung ở Mỹ và châu Âu, điều này một phần là do cơ sở hạ tầng
tốt, các luật lệ rõ ràng, các ngành như Logistic, ngân hàng đã phát triển đến mức phù
hợp để đáp ứng yêu cầu của các giao địch thương mại điện tử. Tuy nhiên chúng ta cũng
thấy rõ rằng nếu châu Á khắc phục được những rào cản này sớm, đây sẽ là một thị trường
tiềm năng nhất.
Còn với riêng thiết kế cổng thông tin năm 2008 có 31,5 triệu website mới được tạo
mới. Nếu tính cả blog thì trên Internet hiện tồn tại 186.727.854 số website và blog tính
đến tháng 12/2008.
Một bước tiến đáng kể của CNTT Việt Nam trong năm 2008, đó là các chỉ số đều
tăng qua ngưỡng 3.0, đưa Việt Nam vào tốp giữa dưới của bản đồ CNTT toàn cầu, Phó
Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, ông Lê Trường Tùng nhận định.
Báo cáo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2008 công bố tại hội thảo Vietnam ICT
Outlook 2008 diễn ra ngày 15/7 tại TP.HCM, cho thấy World Bank xếp điểm chỉ số tri
thức (KI) và kinh tế tri thức (KEI) của Việt Nam đạt 3.17 và 3.27, xếp thứ 96 trên 140
quốc gia xếp hạng.
Trong ba chỉ số hình thành thứ hạng CPĐT, chỉ số Web của VN đạt 0.4448, tăng gần

100% so với năm 2005, và chiếm tỉ trọng tăng nhiều nhất so với hai yếu còn lại là hạ tầng
viễn thông và nguồn nhân lực.
Bảng 2.2: Bảng xếp hạng về chính phủ CNTT
Quốc gia
Chỉ số
2008
Chỉ số
2005
Xếp
hạng
2008
Xếp
hạng
2005
Singapore 0.7009 0.8503 23 7
Malaysia 0.6063 0.5706 34 43
Thailand 0.5031 0.5518 64 46
Philippines 0.5001 0.5721 66 41
Brunei Darussalam 0.4667 0.4475 87 73
Viet Nam 0.4558 0.3840 91 105
Indonesia 0.4107 0.3819 106 96
Cambodia 0.2989 0.2969 139 128
Myanmar 0.2922 0.2959 144 129
Timor-Leste 0.2462 0.2512 155 144
Lao 0.2383 0.2241 156 147
Khu vực 0.4290 0.4388
Thế giới 0.4514 0.4267
(Theo tài liệu World Bank)
Một chỉ tiêu được đánh giá khá quan trọng khác là chỉ số sẵn sàng kết nối (NRI),
năm 2008, Việt Nam đã tăng 9 bậc, xếp 73 trên 127 quốc gia. Sở dĩ đánh giá NRI là quan

14 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
trọng vì đây là chỉ số bao gồm nhiều yếu tố phát triển kinh tế như môi trường kinh doanh,
hạ tầng kinh doanh và mức độ ứng dụng CNTT của doanh nghiệp và chính phủ.
Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam năm 2008 chiếm 85%, đã giảm
thêm 3% so với năm ngoái đưa Việt Nam thoát ra khỏi top 9 nước đứng đầu về vi phạm
bản quyền.
Bản báo cáo ICT Outlook 2007 dự đoán số người dùng Internet trong năm 2008 sẽ
đạt 25% dân số. Dự đoán đó có thể xem như chính xác vì tính đến tháng 05/2008, báo cáo
đã ghi nhận con số 23.5%. Tuy nhiên, năm 2009, sẽ khó có một sự tăng đột biến cho Việt
Nam như những năm vừa qua bởi các chỉ số xếp hạng CNNT năm 2009 sẽ càng gắn chặt
với các thông số phát triển kinh tế. Thời gian vừa qua lạm phát đã ảnh hưởng rất lớn đến
nền kinh tế cũng như ngành CNTT nói chung và thiết kế cổng thông tin nói riêng.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành CNTT nói chung, dịch vụ thiết kế cổng
thông tin cũng như công ty cổ phần Netnam nói riêng.
2.2.3.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng
thông tin.
-Môi trường kinh tế.
Các vần đề như tăng trưởng, thu nhập, quốc dân, thất nghiệp ảnh hưởng một cách
gián tiếp đến việc mở rộng thị trường sử dụng dịch vụ. Do ảnh hưởng chung của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, hầu hết các nước và cả Việt Nam đều có mức tăng trưởng chậm
lại. Tình hình lạm phát diễn ra phức tạp, không dễ khắc phục đã gây ảnh hưởng xấu đến
giá cả của các dịch vụ liên quan. Tuy ảnh hưởng không nặng như các ngành sản xuất,
kinh doanh các mặt hàng thiết yếu khác như gạo, xăng dầu, hay sắt thép nhưng công
nghệ thông tin đặc biệt là thiết kế cổng thông tin cũng có những ảnh hưởng nhất định. Các
hợp đồng thiết lập website giảm hẳn, các website đã thiết lập thì sự quan tâm của các
doanh nghiệp cũng giảm đi do họ đang phải đau đầu trước bài toán nan giải lạm phát.
- Môi trường pháp luật, chính trị và các thể chế kinh tế.
Trước tình hình chính trị thế giới đang bất ổn thì Việt Nam có thuận lợi lớn nhất là
một nước ổn định chính trị dưới sự lãnh đạo của chính Đảng duy nhất. Nhìn chung, hệ

thống hành lang pháp luật của nước ta được cải thiện một cách rõ rệt. Pháp luật thông
thoáng hơn dành cho các doanh nghiệp, bên cạnh đó thì trong bối cảnh lạm phát thì nhà
nước cũng chủ trương ưu tiên phát triển CNTT - đó là một thuận lợi lớn cho CNTT nói
chung và thiết kế cổng thông tin nói riêng. Ngoài ra các tiêu chuẩn về kinh doanh, quy
định về cạnh tranh cũng được áp dụng nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng,
minh bạch. Điều này làm cho các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần Netnam nói
riêng có điều kiện để cạnh tranh và phát triển.
- Môi trường văn hóa, xã hội
15 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
Môi trường văn hóa,xã hội là một yếu tố có tác động không nhỏ đến CNTT. Văn hóa
của Việt Nam được phản ánh rất nhiều từ văn hóa trên internet. Chính vì vậy với một nền
văn hóa được ca ngợi rất nhiều như Việt Nam thì cần có những biện pháp để làm cho văn
hóa Internet trở nên trong sạch hơn. Hiện nay giới trẻ với sự buông lỏng từ gia đình đã và
đang làm cho văn hóa Internet trở nên xấu đi. Theo thống kê đến năm 2008, Các phần
mềm gây hại và mã độc lây nhiễm và phát tán nhanh chóng, tăng 468% so với năm 2007.
Các trang website độc hại ngày càng nhiều và lan tràn nhanh chóng. Nhà nước nên có
những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn tình trạng này.
- Môi trường công nghệ.
Công nghệ gắn liền với công nghệ thông tin và đặc biệt là thiết kế cổng thông tin.
Việt Nam là một đất nước đang phát triển nên yếu tố công nghệ cũng chậm phát triển hơn
so với các nước khác. Tuy nhiên với những nỗ lực không ngừng ngành CNTT vẫn có
những bước phát triển đáng khâm phục. Việt Nam đã dần từng bước leo lên những vị trí
cao hơn trên bảng xếp hạng CNTT toàn cầu để dần thực hiện đề án sớm đưa Việt Nam trở
thành nước mạnh về CNTT.
2.2.3.2. Ảnh hưởng của môi trường vi mô đến hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng
thông tin.
- Đối thủ cạnh tranh
Là một ngành còn khá non trẻ so với một số ngành hàng thiết yếu khác tuy nhiên với
sự quan tâm đặc biệt gần đây của Chính phủ thì CNTT ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Đóng góp của CNTT vào GDP cũng tăng dần theo thời gian. Internet ngày càng được phổ
biến sâu rộng tới người dân nên nhu cầu sử dụng là rất lớn, mà thiết kế cổng thông tin là
yếu tố hàng đầu. Do đặc thù của ngành nên việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngoài là rất ít nên đối thủ cạnh tranh cũng được hạn chế phần nào. Hiện nay ngoài
Netnam còn có khá nhiều công ty khác cũng kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng thông tin
khác như: FPT, VNPT và cả Viettel. Sức cạnh tranh từ các công ty này là rất lớn nên
Netnam cần có những biện pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh, thu hút khách hàng và mở
rộng thị trường.
-Khách hàng
Khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp và với sự phổ biến của Internet
như hiện nay thì còn có một bộ phận nhỏ là người tiêu dùng muốn lập các website, blog
cá nhân nhằm phục vụ mục đích giải trí. Với tình hình tài chính như hiện nay thì việc kinh
doanh dịch vụ thiết kế cổng thông tin cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Không chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ lạm phát nhưng chính vì lạm phát mà các doanh nghiệp phải bận tâm
đến nhiều vấn đề khác quan trọng hơn là vấn đề quảng cáo hay quản trị mạng của công ty.
Mức chi tiêu hạn chế do thất nghiệp và thua lỗ cũng làm cho những hợp đồng với công ty
16 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
ngày càng sụt giảm. Do vậy công ty cần có những biện pháp nhằm mở rộng thị trường để
tăng lợi nhuận cho công ty.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập về ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt
động kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng thông tin của công ty cổ phần Netnam.
2.3.1. Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp.
2.3.1.1. Kết quả từ phiếu điều tra.
Câu hỏi 1: Tình hình lạm phát ở nước ta thời gian qua có ảnh hưởng tới hoạt động kinh
doanh của công ty Ông/bà
Trả lời Số phiếu Phần trăm
Có 20/20 100
Không 0/20 0
Câu hỏi 2: Nếu có, xin Ông/bà cho biết mức độ ảnh hưởng

Trả lời Số phiếu Phần trăm
Rất nhiều 5/20 25
Nhiều 15/20 75
Không ảnh hưởng 0/20 0
Câu hỏi 3: Theo Ông/bà lạm phát có ảnh hưởng mạnh nhất đến vấn đề nào trong hoạt
động kinh doanh của công ty
Trả lời Số phiếu Phần trăm
Chi phí các dịch vụ liên quan 12/20 60
Khả năng huy động vốn 2/20 10
Khả năng tiêu thụ dịch vụ 6/20 30
Khác 0/20 0
Câu hỏi 4: Trong thời kỳ lạm phát cao diễn ra thì các hợp đồng với công ty có bị ảnh
hưởng không
Trả lời Số phiếu Phần trăm
Ảnh hưởng rất lớn 6/20 30
17 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
Ảnh hưởng vừa phải 8/20 40
Ít ảnh hưởng 6/20 30
Không ảnh hưởng 0/20 0
Câu hỏi 5: Việc huy động vốn của công ty Ông/bà trong thời kỳ này chịu sự tác động như
thế nào bởi lạm phát
Trả lời Số phiếu Phần trăm
Ảnh hưởng rất lớn 7/20 35
Ảnh hưởng vừa phải 8/20 40
Ít ảnh hưởng 5/20 25
Câu hỏi 6: Công ty của Ông/bà ứng phó như thế nào trước tình hình lạm phát diễn biến
phức tạp như hiện nay
Trả lời Số phiếu Phần trăm
Cắt giảm công nhân 8/20 40

Thay đổi chiến lược ngắn hạn 12/20 60
Không ứng phó 0/20 0
Khác (nêu cụ thể) 0/20 0
Câu hỏi 7: Khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác trong ngành ở thời kỳ
này như thế nào
Trả lời Số phiếu Phần trăm
Khả năng cạnh tranh cao 7/20 35
Khả năng cạnh tranh bình thường 13/20 65
Khả năng cạnh tranh kém 0/20 0
Câu hỏi 8: Theo Ông/bà các chính sách của Chính phủ nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm
phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả như thế nào
18 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
Trả lời Số phiếu Phần trăm
Rất hiệu quả 5/20 25
Hiệu quả 11/20 55
Bình thường 4/20 20
Chưa hiệu quả 0/20 0
Từ kết quả tổng hợp trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:
100% ý kiến cho rằng lạm phát có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công
ty. Do vậy công ty cần có những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty.
Mức độ ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty. 25% cho
rằng lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty còn lại 75%
cho rằng có ảnh hưởng không nhiều. Điều này cho thấy lạm phát có tác động không nhỏ
tới công ty
Trong quá trình kinh doanh, 60% ý kiến cho rằng lạm phát có ảnh hưởng lớn nhất
tới chi phí các dịch vụ liên quan, tiếp đến là khả năng tiêu thụ dịch vụ (30%), còn lại một
số ít (10%) cho rằng lạm phát ảnh hưởng mạnh nhất tới khả năng huy động vốn
Tất cả các ý kiến cho rằng các hợp đồng với công ty đều chịu ảnh hưởng bởi lạm

phát. Trong đó, 30% cho rằng các hợp đồng với công ty chịu ảnh hưởng rất lớn từ lạm
phát, 40% cho rằng bị ảnh hưởng vừa phải còn lại 30% cho rằng ít ảnh hưởng.
Việc huy động vốn trong thời kỳ lạm phát cao chịu ảnh hưởng của lạm phát, đó là
ý kiến của tất cả các nhân viên công ty. Trong đó, 35% cho rằng việc huy động vốn của
công ty thời kỳ này chịu ảnh hưởng rất lớn từ lạm phát, 40% cho rằng ảnh hưởng vừa
phải còn lại 25% cho rằng ít ảnh hưởng.
Ứng phó của công ty trước tình hình lạm phát diễn biến phức tạp như hiện nay
theo 60% số phiếu chọn đó là thay đổi chiến lược ngắn hạn còn lại 40% số phiếu cho rằng
nên cắt giảm công nhân.
Các ý kiến đa phần đều lạc quan về khả năng cạnh tranh của công ty, trong đó 35%
số phiếu cho rằng khả năng cạnh tranh của công ty là cao so với các đối thủ trong ngành
còn lại 65% cho rằng khả năng cạnh tranh là bình thường
Về hiệu quả các chính sách của Chính phủ nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát
tới hoạt động sản xuất kinh doanh, đa số các ý kiến đều cho rằng hiệu quả với 55%, 25%
cho rằng rất hiệu quả còn lại 20% cho rằng hiệu quả bình thường.
19 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
2.3.1.2. Kết quả từ phiếu phỏng vấn chuyên sâu.
Theo kết quả từ phiều phỏng vấn chuyên sâu thì tất cả các ý kiến đều cho rằng khó
khăn là không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty như: lạm
phát tăng cao làm chi phí các loại hàng hóa và dịch vụ tăng cao hay khả năng huy động
vốn chậm và lượng vốn huy động ít hơn làm hiệu quả kinh doanh của công ty sụt giảm.
Bên cạnh đó việc phải thu hẹp qui mô kinh doanh khiến công ty bắt buộc phải cắt giảm
nhân viên.
Trước tình hình lạm phát diễn biến khó lường như hiện nay thì các ý kiến cho rằng
công ty có những ứng phó như thay đổi chiến lược ngắn hạn như sử dụng hiệu quả nguồn
vốn ứng dụng công nghệ mới nhằm giảm giá thành dịch vụ hay cắt giảm nhân viên để
giảm bớt chi phí. Những ứng phó đó của công ty đã hạn chế được phần nào tác động tiêu
cực của lạm phát tới hoạt động kinh doanh của công ty làm doanh thu và lợi nhuận của
công ty trong giai đoạn khủng hoảng vẫn có những kết quả không quá tồi tệ.

Theo đa số các ý kiến thì trong thời kỳ lạm phát tăng cao thì Chính phủ đã có
những biện pháp hiệu quả nhằm hạn chế ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế nói
chung và công ty nói riêng, trong đó có tới 40% cho rằng các biện pháp đó là rất hiệu quả
và 50% cho rằng hiệu quả. Có những ý kiến như vậy bởi các chính sách của Chính phủ
làm cho môi trường kinh doanh ổn định, nguồn vốn huy động thuận lợi hơn, linh động
hơn làm cho công ty trong thời kỳ lạm phát vẫn có những bước phát triển nhất định.
2.3.2. Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp.
2.3.2.1. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Netnam trong
những năm gần đây.
Những năm gần đây ngành CNTT đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Tuy
nhiên với một ngành công nghiệp có thể nói là non trẻ tại Việt Nam thì sự phát triển đó
vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời kỳ công nghệ đang phát triển
mạnh mẽ như ngày nay. Hiện nay ở nước ta có khá nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
Internet lớn như: FPT Telecom, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT, công ty
viễn thông Viettel… tuy nhiên công ty cổ phần Netnam là doanh nghiệp đầu tiên cung
ứng Internet và các dịch vụ liên quan, cộng với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán
bộ công nhân viên công ty nên Netnam đã có những bước tiến mạnh mẽ. Qua tìm hiểu và
thu thập dữ liệu từ phòng kinh doanh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty như sau:
Bảng 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Netnam.
Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung Năm Tăng/giảm (%)
2008 2009 2010 09/08 10/09
Tổng doanh thu 35.000 50.200 54.000 43.42 7.56
20 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
Chi phí 33.100 47.400 50.500 43.2 6.54
Lợi nhuận trước
thuế
1.900 2.800 3.500 47.36 25
Nộp ngân sách 900 1.200 1.400 33.33 16.67

Lợi nhuận sau thuế 1.000 1.600 2.100 60 31.25
Nguồn: Phòng kinh doanh công ty cổ phần Netnam.
Trong 3 năm 2008 – 2010, doanh thu, chi phí, lợi nhuận đều có xu hướng tăng lên cụ
thể là:
 Giai đoạn 2008 – 2009: doanh thu năm 2009 tăng 43,42% so với 2008, trong khi
đó chi phí năm 2009 tăng 43,2% so với 2008 còn lợi nhuận 2009 tăng 47,36% so với
2008
Nguyên nhân: Lạm phát năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 làm cho doanh thu tăng
mạnh, còn chi phí, do ảnh hưởng của lạm phát rất cao ở năm 2008 nên những tháng đầu
năm 2009 chi phí cũng tăng khá cao sau đó mới dần ổn định ở những tháng cuối năm đẩy
tổng chi phí năm 2009 lên khá cao. Chính vì những lý do trên làm cho lợi nhuận năm
2009 cũng tăng cao so với năm 2008.
 Giai đoạn 2009 – 2010: doanh thu năm 2010 tăng 7,56% so với năm 2009, trong
khi đó chi phí năm 2010 tăng 6,54% so với năm 2009 còn lợi nhuận tăng 25%.
Nguyên nhân: Năm 2010, lạm phát vẫn còn diễn biến phức tạp với tỷ lệ lạm phát ở
mức 2 con số (11,75%), cao hơn nhiều so với 2009 nên doanh thu có tăng nhưng tăng ít
hơn so với giai đoạn 2008 – 2009, còn chi phí so với mức tăng doanh thu là 7,56% thì
cũng tăng 6.54% nên lợi nhuận chỉ còn tăng 25% thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn
2008 – 2009. Tuy nhiên so với mức tăng doanh thu và chi phí thì tỷ lệ mức tăng lợi nhuận
giai đoạn 2009 – 2010 cao hơn so với giai đoạn 2008 – 2010, đó là tín hiệu tốt cho công
ty như là dấu hiệu phục hồi trở lại của công ty sau giai đoạn khủng hoảng. Tuy vậy với dự
báo của các chuyên gia thì lạm phát năm 2011 vẫn sẽ tăng cao nên lãnh đạo công ty cần
có những biện pháp kịp thời và phù hợp để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát tới
hoạt động kinh doanh của công ty.
21 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí, lợi nhuân
2.3.2.2. Ảnh hưởng của lạm phát tới hoạt động kinh doanh dịch vụ thiết kế cổng thông tin
của ngành công nghệ thông tin.
a. Ảnh hưởng của lạm phát tới doanh thu.

22 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa doanh thu và lạm phát.
Doanh thu của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng tăng nhanh nhất
là vào năm 2009. Còn tỷ lệ lạm phát thì tăng mạnh vào năm 2008, giảm mạnh vào năm
2009 và lại tăng lên vào năm 2010. Trong 3 năm thì lạm phát ở năm 2009 là thấp nhất nên
doanh thu tăng mạnh vào năm 2009 còn năm 2008 giảm mạnh do tỷ lệ lạm phát cao và
năm 2010 tăng không đáng kể do tỷ lệ lạm phát tăng so với năm 2009. Ta có thể kết luận
lạm phát có ảnh hưởng tới doanh thu.
b. Ảnh hưởng của lạm phát tới chi phí.
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa chi phí và lạm phát
Thông thường khi lạm phát tăng thì chi phí tăng và khi lạm phát giảm thì chi phí
giảm. Điều này hoàn toàn đúng với công ty ở giai đoạn 2009 – 2010, khi mà lạm phát
năm 2010 (11,75%) tăng khá cao so với năm 2009 (6,52%) thì chi phí cũng tăng (47400 tr
50500 tr).
23 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
Còn ở giai đoạn 2008 – 2009 khi lạm phát năm 2009 (6,52%) giảm đi khá nhiều so
với năm 2008 (19,89%) thì chi phí lại tăng (33100tr47400tr). Có nghịch lý này là do lạm
phát cao ở năm 2008 làm cho giá cả các loại hàng hoá tăng cao và sau đó đặc biệt là
những tháng đầu năm 2009 giá cả vẫn chưa có dấu hiệu giảm đáng kể nào làm cho chi phí
cho các dịch vụ liên quan tăng cao khiến tổng chi phí năm 2009 tăng cao. Thêm vào đó,
khi lạm phát giảm công ty lại muốn đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh cũng làm cho
chi phí tăng.
c. Ảnh hưởng của lạm phát tới lợi nhuận.
Hình 2.5: Mối quan hệ giữa lợi nhuận và lạm phát
Lạm phát năm 2009 (6,52%) thấp hơn nhiều so với 2008 (19,89%) còn lợi nhuận
năm 2009 (2800tr) tăng mạnh so với năm 2008 (1900tr) nên ta có thể thấy lạm phát và lợi
nhuận có mối quan hệ tỷ lệ nghịch (ở đây lạm phát giảm thì lợi nhuận tăng).
Còn lạm phát năm 2010 (6,52%) tăng khá cao so với năm 2009 (11.75%), còn lợi

nhuận cũng tăng (2800tr → 3500tr) nhưng chậm hơn so với giai đoạn 2008 – 2009. Ở đây
còn do kinh tế đang trong thời kỳ phục hồi nên chi phí không tăng mạnh như giai đoạn
2008 – 2009 nên lợi nhuận vẫn tăng.
Từ đây ta có thể kết luận lạm phát có ảnh hưởng tới lợi nhuận. Nếu lạm phát tăng
cao thì lợi nhuận có xu hướng giảm và ngược lại.
d. Ảnh hưởng của lạm phát tới lao động
24 Nguyễn Đình Kiên - K43F1
Khoa Kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp
Hình 2.6: Mối quan hệ giữa lạm phát và số lượng lao động.
Qua biểu đồ 2.6 ta thấy: số lượng nhân viên của công ty giai đoạn 2008 – 2010 có
xu hướng tăng lên: 139 người năm 2008, năm 2009 là 142 người và năm 2010 là 150
người
Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến người lao động. Khi lạm phát cao công ty bắt
buộc phải thu hẹp quy mô, phạm vi kinh doanh nên việc cắt giảm nhân viên là điều không
thể tránh khỏi. Chính vì vậy năm 2008 số lượng nhân viên chỉ có 139 và năm 2009 là 142
người do trong thời gian đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng. Năm 2010 ổn định hơn, công
ty bắt đầu mở rộng qui mô, phạm vi kinh doanh nên số nhân viên tăng đến 150 người
Hình 2.7: Mối quan hệ giữa lạm phát và thu nhập của người lao động.
Nhìn vào biểu đồ 2.7 ta thấy thu nhập của người lao động có xu hướng tăng lên.
Tuy nhiên giá trị đồng tiền từng thời điểm là khác nhau nên trong thời kỳ lạm phát cao thu
nhập của người lao động vẫn tăng nhưng giá trị đồng tiền giảm mạnh nên đời sống của
người lao động vẫn khá khó khăn.
CHƯƠNG III:
25 Nguyễn Đình Kiên - K43F1

×