Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Nghiên Cứu Một Số Giải Pháp Chuẩn Bị Kỹ Thuật Phòng Tránh Lũ Quét Cho Thành Phố Yên Bái Tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.07 MB, 122 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-----------------------

ĐỖ ĐỨC HỮU
KHÓA: 2009 - 2011

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP
CHUẨN BỊ KỸ THUẬT PHÒNG TRÁNH LŨ QUÉT
CHO THÀNH PHỐ YÊN BÁI – TỈNH YÊN BÁI
CHUYÊN NGÀNH: KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ
MÃ SỐ: 60.58.22

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. PHẠM TRỌNG MẠNH

Hà Nội, năm 2011


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................4
NỘI DUNG............................................................................................................... 6


CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ CHUẨN BỊ KỸ THUẬT PHÒNG TRÁNH LŨ
QUÉT TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI.................................................................................6
1.1 Khái niệm về lũ quét:...............................................................................................6
1.1.1 Định nghĩa lũ quét.............................................................................................6
1.1.2 Đặc điểm của lũ quét.........................................................................................6
1.2 Giới thiệu chung về thành phố Yên Bái:..................................................................7
1.2.1. Các điều kiện tự nhiên:.....................................................................................7
1.2.2 Hiện trạng kinh tế xã hội:................................................................................11
1.2.3 Hiện trạng Hạ tầng kỹ thuật............................................................................14
1.2.4 Tình hình đô thị hóa và các hoạt động phá vỡ bề mặt tự nhiên .....................20
1.3 Thực trạng lũ quét tại khu vực miền núi phía Bắc.................................................23
1.3.1 Thực trạng chung.............................................................................................23
1.3.2 Diễn biến và tình hình thiệt hại do lũ quét hàng năm......................................24
1.3.3 Thực trạng một số trận lũ quét điển hình tại khu vực miền núi phía Bắc.......27
1.3.4 Sơ đồ tai biến lũ quét khu vực Tây Bắc bộ.....................................................31
1.4 Thực trạng lũ quét tại Yên Bái...............................................................................31
1.4.1 Thực trạng một số trận lũ quét điển hình tại Yên Bái.....................................31
1.4.2 Thực trạng công tác phòng tránh lũ quét tại Yên Bái.....................................36
CHƯƠNG II.....................................................................................................................38
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÒNG TRÁNH LŨ QUÉT Ở THÀNH PHỐ
YÊN BÁI, TỈNH YÊN BÁI.............................................................................................38
2.1 Sự hình thành và phân loại lũ quét.........................................................................38
2.1.1 Sự hình thành lũ quét.......................................................................................38
2.1.2 Phân loại lũ quét..............................................................................................41
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành lũ quét:........................................43
2.1.4 Chỉ tiêu phân loại và tiêu chuẩn đánh giá lũ quét...........................................50
2.2 Nguyên nhân của sự gia tăng lũ quét trong những năm gần đây...........................53
2.2.1 Các nguyên nhân tự nhiên...............................................................................53
2.2.2 Các nguyên nhân do hoạt động của con người................................................57
2.3 Kinh nghiệm phòng tránh lũ quét...........................................................................61

2.3.1 Kinh nghiệm từ các giải pháp công trình........................................................61
2.3.2 Kinh nghiệm từ các giải pháp phi công trình..................................................62
2.3.3 Ưu nhược điểm của các biện pháp phòng tránh lũ quét..................................64
2.4 Dự báo các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét cho TP Yên Bái............................68
2.4.1 Cơ sở lý luận của việc dự báo nguy cơ xảy ra lũ quét.....................................68
2.4.2 Thành lập bản đồ nguy cơ Tai biến lũ quét cho Thành phố Yên Bái..............71
CHƯƠNG III....................................................................................................................74
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT PHÒNG TRÁNH LŨ CHO
THÀNH PHỐ YÊN BÁI – TỈNH YÊN BÁI...................................................................74
3.1 Quan điểm và định hướng cho sự an toàn đô thị....................................................74
3.1.1 Các quan điểm ứng phó với tai biến lũ quét:...................................................74
3.1.2 Quan điểm và định hướng phát triển bền vững cho TP Yên Bái....................74
3.2. Phân vùng các lưu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét.................................................75
3.2.1 Các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét sườn dốc............................................75
3.2.2 Các lưu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét nghẽn dòng........................................78
3.2.3 Giải pháp phòng tránh và ứng phó cho từng vùng trong lưu vực...................80
3.3 Giải pháp về quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh lũ quét.............................83


3
3.3.1 Lựa chọn đất đai xây dựng đô thị:...................................................................83
3.3.2 Quy hoạch trị thủy các sông suối chính chảy qua đô thị.................................85
3.3.3 Quy hoạch thiết kế các công trình cầu, cống hợp lý.......................................88
3.4 Giải pháp điều tiết lưu lượng lũ..............................................................................89
3.4.1 Xây dựng hồ chứa điều tiết lũ.........................................................................89
3.4.2 Xây dựng các đập tràn điều tiết, làm chậm lũ.................................................91
3.4.3 Phân dòng lũ....................................................................................................93
3.4.4 Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước....................................94
3.5 Giải pháp chống xói mòn, sạt lở.............................................................................94
3.5.1. Tăng cường lớp thảm thực vật........................................................................95

3.5.2 Gia cố mái kè sườn dốc...................................................................................95
3.5.3 Biện pháp kỹ thuật thủy lợi chống xói mòn sườn dốc.....................................97
3.5.4 Xây dựng đê, tường chắn lũ quét....................................................................98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................100
KẾT LUẬN:...................................................................................................................100
KIẾN NGHỊ:..................................................................................................................101


4

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Lũ quét là một trong những thảm hoạ tự nhiên gây thiệt hại nặng nề về người
và của đối với nhân loại trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong một
số trường hợp nó có sức tàn phá khủng khiếp và trở thành thảm hoạ tự nhiên, như
trận lũ quét năm 1998 ở thị xã Lai châu (cũ) đã xoá sổ cả bản Mường Lay và khu
vực thị xã. Trong những năm gần đây, hiện tượng lũ quét xảy ra ngày càng phổ
biến và nghiêm trọng đối với các tỉnh miền núi nước ta. Mỗi năm có đến hàng chục
trận lũ quét, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, nhiều người thiệt mạng, nhà cửa và
gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, cuộc sống của người dân vùng lũ bị xáo trộn.
Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái có đặc điểm là địa hình có độ dốc lớn, đô
thị nắm bám theo các triền sông, triền suối, các lưu vực phía trên thượng nguồn
thường bị tình trạng người dân đốt phá rừng và khai hoang bừa bãi, là nơi có nguy
cơ xảy ra lũ quét cao.
Vì vậy khi quy hoạch, xây dựng các đô thị miền núi nói chung và Thành phố
Yên Bái – tỉnh Yên Bái nói riêng thì vấn đề nghiên cứu các giải pháp phòng tránh
lũ quét, lũ bùn đá và phòng tránh trượt lở là nhiệm vụ vô cùng cấp thiết.
Mục đích nghiên cứu
Xác định hiện trạng, nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng và phân vùng dự báo

mức độ nguy hiểm dễ xẩy ra tai biến lũ quét.
Đề xuất biện pháp khắc phục, đưa ra các khuyến cáo và các biện pháp chuẩn bị
kỹ thuật có hiệu quả nhằm phòng tránh, giảm thiểu hậu quả và rủi ro đối với tính
mạng và tài sản, góp phần đảm bảo môi trường sống an toàn và bền vững cho TP
Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Nội dung nghiên cứu:


Nghiên cứu tổng quan về lũ quét, sự hình thành và phân loại lũ quét,

nguyên nhân của sự gia tăng lũ quét ở khu vực miền núi phía Bắc.


Phân tích, đánh giá đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu và

dự báo nguy cơ xảy ra lũ quét của khu vực Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái


Tìm hiểu Các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ quét

gây ra ở Việt Nam và trên thế giới.


5



Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật tổng hợp trong quy hoạch xây dựng

và thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ quét gây ra

cho Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái
Đối tượng và pham vi nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và dự

báo nguy cơ xảy ra lũ quét ở Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái.


Phạm vi nghiêm cứu: Thành Phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái và lấy một

số vị trí đặc biệt để nghiên cứu, đưa ra giải pháp cụ thể.
Phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập và nghiên cứu tài

liệu, số liệu thực tế về lũ quét và đặc điểm, điều kiện hình thành lũ quét ở TP Yên
Bái, tỉnh Yên Bái, từ đó đánh giá chung.


Phương pháp kế thừa: Kế thừa những lý luận khoa học của các tài

liệu, các công trình khoa học của các tác giả đi trước.


Phương pháp xử lý thông tin: Tổng hợp, phân tích và xử lý các thông

tin được thu thập làm cơ sở lý luận cho đề tài



Phương pháp thực địa: Điều tra, khảo sát thực địa hiện trạng địa hình

TP Yên Bái và khu vực lân cận.
Cấu trúc đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị,cấu trúc đề tài nghiên cứu gồm 3
chương.


Chương I. Thực trạng chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh lũ quét tại

Thành phố Yên Bái


Chương II. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu Chuẩn bị kỹ

thuật phòng tránh lũ quét ở Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái.


Chương III. Đề xuất một số giải pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh

lũ quét cho Thành phố Yên Bái – tỉnh Yên Bái.


6

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG VỀ CHUẨN BỊ KỸ THUẬT PHÒNG
TRÁNH LŨ QUÉT TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI
1.1 Khái niệm về lũ quét:

1.1.1 Định nghĩa lũ quét
Lũ quét là hiện tượng thiên tai, xảy ra khi có các nhân tố như: thời tiết có mưa
với cường độ cao trên khu vực địa hình có độ dốc lớn, điều kiện lớp thảm thực vật
thưa thớt, độ ổn định của các lớp đất mặt kém sẽ tạo điều kiện tập trung, hình thành
dòng chảy dồn vào các sông suối thuận lợi, làm cho lượng nước tích tụ ngày càng
nhanh và tạo ra thế năng rất lớn từ đó hình thành lũ quét
Lũ quét thường là những trận lũ lớn, xảy ra bất ngờ, tồn tại trong thời gian
ngắn, dòng chảy xiết và có sức tàn phá rất lớn trong phạm vi hẹp, cuốn theo mọi
chướng ngại vật trên dòng chảy tập trung của lưu vực.
1.1.2 Đặc điểm của lũ quét
Có thể tổng hợp các đặc tính của lũ quét như sau:
* Tính bất ngờ:
Thời gian từ khi xuất hiện đến khi kết thúc, lũ quét diễn biến rất nhanh
(thường chỉ từ 1h đến 3h sau khi có mưa lớn), đặc biệt là đối với loại lũ quét nghẽn
dòng có thể gây ra sóng lũ cao đột ngột. Mặt khác, lũ quét thường xảy ra ở vùng núi
hiểm trở, việc đi lại đo đạc, thu thập tài liệu khó khăn, do vậy với các phương pháp
thính toán dự báo thông thường khó có thể dự báo một cách có hiệu quả. [9]
* Tính xảy ra trong thời gian ngắn:
Từ lúc bắt đầu có mưa đến lúc kết thúc, lũ quét thường không kéo dài quá 1
ngày (trận lũ 27/6/1990, 27/7/1991 ở Nậm Lay, 27/7/1991 tại Nậm Pàn, Nậm Na
chỉ từ 1h đến 3h ). Lũ quét ở suối Quận Cậy, tại Phúc Thuận Phổ Yên tỉnh Bắc Thái
xảy ra lúc 23h45' ngày 20/10/1969, kết thúc lúc 1h ngày 21/10/1969, trận lũ này có
đường quá trình mực nước lũ lên và xuống rất dốc.
* Tỷ lệ vật chất rắn trong lũ quét rất lớn:


7

Lượng chất rắn thường chiếm từ 3 đến 10% lượng lũ. Tổng lượng lũ quét
thường tăng từ 1,1 đến 1,2 lần lượng nước lũ đã sinh ra nó. Có thể nói nước lũ quét

là pha trung gian giữa vật thể lỏng và vật thể rắn nên ngoài sự phá hoại do lưu tốc
của dòng lũ gây ra hiện tượng xói mà còn làm bồi lắng đá cát sỏi trên dọc đường lũ
đi qua.
* Tính khốc liệt.:
Do lũ có lưu lượng lớn và dòng chảy xiết, đặc biệt là khi nước lũ tích tụ tạo ra
sóng lũ lớn đột ngột nên có thế năng rất lớn, các vật thể rắn chuyển động va đập làm
cho lũ quét có sức tàn phá lớn các công trình, cuốn đi mọi vật cản trên đường
chuyển động của nó. [9]
1.2 Giới thiệu chung về thành phố Yên Bái:
1.2.1. Các điều kiện tự nhiên:
a. Vị trí địa lý:
Thành phố Yên Bái là đô
thị miền núi phía Bắc, Tây
Bắc Việt Nam, có tọa độ
21o40' đến 21o46' vĩ độ Bắc,
104o50'08" đến 104o58'15" độ
kinh Đông. [17]
Thành phố Yên Bái:
- Phía Đông giáp huyện
Yên Bình.
- Phía Bắc, Tây, Nam giáp

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí TP Yên Bái

huyện Trấn Yên.
Yên Bái cách Hà Nội 156km về phía Bắc và cách cửa khẩu Lào Cai 140km về
phía Nam.


8


b. Đặc điểm địa hình:
Địa hình đa dạng và bị chia cắt bởi sông Hồng là sông lớn nhất miền Bắc và
các dãy đồi bát úp với độ dốc sườn đồi lớn, xen kẽ là các khe tụ thuỷ và các dải
ruộng hẹp.
- Địa hình thung lũng: Nằm xen kẽ giữa các đồi, núi kéo dài theo thung lũng
suối, chiều rộng dải đất rất hẹp, có cao độ từ 28m-35m.
- Địa hình đồng bằng: Là các dải ruộng dưới chân đồi, núi, dọc hai bờ sông
Hồng, có cao độ từ 28m-50m.
- Địa hình đồi núi: Chiếm phần lớn diện tích của Thành phố Yên Bái, có độ
dốc lớn, cao độ nền >60m, bao gồm các dãy đồi và núi kéo dài theo hướng Tây
Bắc- Đông Nam, độ dốc nền >10%. [17]
c Đặc điểm khí hậu:
Yên Bái có đặc trưng khí hậu vùng Tây Bắc nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh
hưởng nhiều của địa hình.
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm: 22,7oC.
- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 27,5oC.
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 20,05oC.
* Mưa:
- Lượng mưa trung bình năm: 2057mm.
- Lượng mưa năm cao nhất: 2705mm.
- Lượng mưa năm thấp nhất: 1462mm.
- Lượng mưa ngày lớn nhất: 349mm (6-9-1973).
- Số ngày mưa trung bình năm: 194 ngày.
Mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9.
* Nắng:
Tổng số giờ nắng trong năm: 1369h.



9

Do bị ảnh hưởng của địa hình nên vào những ngày nắng khí hậu ở Thành phố
rất oi bức.
* Lượng bốc hơi:
Lượng bốc hơi trung bình năm là 263mm.
- Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối trung bình: 86%
Độ ẩm tương đối thấp nhất: 30%
* Gió:
Hướng gió chính là Tây Bắc, Đông và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình
1,6m/s, tốc độ lớn nhất 27m/s.
* Giông:
Tổng số ngày có giông trung bình năm là 100,2 ngày. [17]
d. Thuỷ văn.
Chảy qua Thành phố có sông Hồng và một số suối nhỏ.
* Sông Hồng:
- Là sông lớn chảy từ Lào Cai về và gần như chia đôi diện tích nghiên cứu đô
thị Yên Bái. Lưu lượng lớn nhất 8400m3/s, tốc độ max= 3,02m/s.
- Lưu lượng nhỏ nhất 95m3/s, tốc độ min= 0,62m/s.
- Biên độ dao động mực nước năm nhiều nhất 7,53m, năm ít nhất 5,06m.
Nước sông Hồng rất đục, nước mềm, rất bẩn về phương diện vi sinh. Sau đây là một
số đặc trưng của sông Hồng.
Bảng 1.1 Mực nước ứng với tần suất sông Hồng tại Yên Bái:
P (%)
1
10
20
H (m)
34,92

33,2
32,2
(Nguồn: Quy hoạch chung xây dựng TP Yên Bái đến năm 2020)
* Các nhánh sông suối khác:

90
31,0


10

Ngoài ra có một số suối, ngòi nhỏ nằm rải rác khắp Thành phố đổ ra sông
Hồng
- Ngòi Hiển Dương: Flv =18,5 km2 ; Q = 2m3/s.
- Ngòi Âu Lâu: B = 40m ; Q =150 l/s.
- Ngòi Yên Ninh: B =3m ; Q =70l/s.
- Ngòi Yên Thịnh: B =12m ; Q = 40 l/s.
- Ngòi Đại Đồng: B =2m ; Q =40 l/s.
Chất lượng nước các suối kém, nước dạng mềm.
+ Các hồ:
- Hồ Nguyễn Thái Học: Là hồ gắn với công viên Yên Hoà diện tích 10.000
m2. Chiều sâu hồ 3,3m. Ngoài ra còn có một số hồ nằm ở trong các phường. [17]
e. Địa chất:
Khu vực Thành phố Yên Bái nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 8 (Theo
tài liệu dự báo phân vùng động đất của Viện khoa học trái đất).
- Địa chất kiến tạo:
- Theo tài liệu nghiên cứu địa chất đô thị khu vực Yên Bái có nhiều đứt gãy
địa chất gọi là hệ thống đứt gãy sông Hồng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo ra
địa hình sông Hồng được lấp đầy trầm tích Neogen và Đệ tứ.
- Các đứt gãy theo hướng Tây Nam và Đông Nam là những đứt gãy nhỏ lông

chim tạo cho địa hình thành khối tảng.
- Các đứt gãy đó tạo nên các khu vực nứt, trượt lở đồi núi ảnh hưởng đến xây
dựng và mọi hoạt động của con người.
- Địa chất khoáng sản:
Có đá hoa, đất sét, cao lanh làm vật liệu xây dựng, tập trung chủ yếu nằm ở
huyện Yên Bình hiện nay tỉnh đã xây dựng nhà máy xi măng tại xã Đại Đồng.
- Địa chất công trình:
Theo tài liệu địa chất có cấu tạo như sau:


11

- Đất có nguồn gốc trầm tích: có các lớp cấu tạo bằng cát, cát pha sét hoặc sét,
sét pha, lớp dưới có lẫn sỏi sạn, đến lớp đá gốc. Phân bố dọc hai bờ sông Hồng một
số khu vực ao hồ: lớp trên là bùn có lẫn xác động thực vật (mùn).
- Đất có nguồn gốc phong hoá: có các lớp cấu tạo: sét pha lẫn sỏi sạn, dăm
sạn lẫn đất đá phân bố theo các sườn đồi, núi, lớp dưới là đá gốc, hoặc đá biến chất.
Nhìn chung, các lớp đất đá khu vực có khả năng chịu tải tốt. Khu vực Thành
phố đã xây dựng nhiều nhà cao tầng trong nhiều năm tương đối ổn định.
- Địa chất thuỷ văn:
- Tầng chứa nước lỗ hổng:
Phân bố dọc theo hai bờ sông Hồng ở Tuy Lộc - Bái Dương, tả ngạn sông
Hồng, Âu Lâu, chiều dày lớp nước từ 1m - 11,1m ở độ sâu tầng chứa 3,2m - 12,8m.
Diện phân bố hẹp có sự thay đổi hướng, lưu lượng 0,6-3,89l/s.
- Tầng chứa nước khe nứt:
Phân bố rộng 1,5km - 2km, chiều dày tầng chứa 1000m, giàu nước, nằm sâu
dưới mặt đất chừng 2-3m, lưu lượng từ 0,1 - 9,37l/s. Có khả năng cung cấp cho dân
sinh và sản xuất công nghiệp. [17]
f. Nhận xét các điều kiện tự nhiên:
Qua các tài liệu tự nhiên và địa chất cho thấy khu vực Yên Bái chịu nhiều ảnh

hưởng của các yếu tố:
- Động đất ở cấp cao, cấp 8.
- Địa hình bị chia cắt do núi.
- Ảnh hưởng hoạt động địa chất gây ra các hiện tượng nứt đất, lở núi...
- Mưa lũ làm ngập lụt xói lở bờ sông, xói lở sườn núi do lũ. [17]
1.2.2 Hiện trạng kinh tế xã hội:
a. Hiện trạng cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng: Giảm tỷ trọng nông lâm
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng, dịch vụ thương mại. Tốc độ tăng


12

trưởng kinh tế năm 2002 là 12,68% ; năm 2005 là 13%. Thu nhập đầu người đạt
10,6 triệu đồng/năm, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2004.
* Công nghiệp, TTCN:
- Nhiều cơ sở sản xuất sau khi được đầu tư, đổi mới công nghệ đã phát huy
được hiệu quả như Nhà máy sứ, Nhà máy xi măng, Công ty chè, Nhà máy gạch
tuynel, Công ty chế biến lâm sản xuất khẩu, Xí nghiệp may xuất khẩu...
* Dịch vụ- Thương mại, du lịch:
Là trung tâm Tỉnh lỵ nên ngành thương mại- dịch vụ đã có bước chuyển dịch
khá mạnh, đa dạng với nhiều thành phần kinh tế.
* Nông, lâm nghiệp:
Sản xuất nông- lâm nghiệp thành phố tiếp tục phát triển ổn định, cơ cấu
chuyển dịch đúng hướng. Diện tích lúa gieo cấy cả năm 2005 đạt 532,4 ha. Tổng
diện tích cây rau, đậu cả năm 2005 đạt 207,3 ha. Diện tích hoa phân tán năm 2005
trên địa bàn hiện có là 5,3 ha; diện tích trồng hoa công nghệ cao là 4,5 ha đã và
đang cho thu hoạch với số lượng hoa lớn và có giá trị kinh tế cao. Bước đầu đã hình
thành vùng trồng rau ở xã Tuy Lộc với diện tích 20 ha.
* Kinh tế nội thị:

Trên 90% cơ sở hạ tầng kinh tế của Thành phố Yên Bái tập trung ở nội thị
như: cụm công nghiệp, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh, cụm
bách hoá tổng hợp, hệ thống dịch vụ và thương mại... song chưa được hình thành rõ
nét và phân khu hợp lý, chưa có được các trung tâm mạnh về kinh tế trong từng lĩnh
vực. Kinh tế nội thị chủ yếu là sản xuất CN, TTCN, dịch vụ và một phần nông lâm
nghiệp. [17]
b. Hiện trạng dân số, lao động:
Theo niên giám thống kê năm 2004, dân số trung bình thành phố Yên Bái năm
2004 là: 78.041 người, trong đó dân số nội thị: 65.219 người, dân số ngoại thị:
12.822 người.


13

Tỷ lệ dân số tự nhiên là của toàn Thành phố là: 0,83%. Tỷ lệ tăng dân số cơ
học là: 0,5%. [17]
Nhận xét:-Biến động dân số TP Yên Bái tăng qua các năm không đáng kể.
Điều đó chứng tỏ công tác KHHGĐ ở thành phố hoạt động có hiệu quả. Tăng cơ
học không nhiều, sức thu hút của Thành phố về mọi mặt chưa cao.
Bảng 1.2 Hiện trạng phân bố đất đai và dân cư của Thành phố Yên Bái.
Dân số Diện tích Diện tích đất Diện
Mật độ cư
(1000 đất tự
chuyên dùng tích đất trú netto
TT Tên phường, xã
người) nhiên (ha) (ha)
ở (ha) (ng/ha đất
ở)
I Nội thị
65.219 2.095,5

412
292
223
1 Phường
Nguyễn 7.267
133,0
41,15
25,14
289
phúc
2 Phường Hồng Hà 9.955
111,5
34,36
28,79
346
3 Phường Thái Học 12.790 176,5
70,5
51,54
248
4 Phường Yên Ninh 9.767
642,5
78,41
40,03
244
5 Phường Minh Tân 7.574
215,0
30,66
44,13
172
6 Phường Đồng Tâm 10.120 415,5

93,49
60,96
166
7 Phường Yên Thịnh 7.746
401,5
63,53
41,88
185
II Ngoại thị
12.822 3.706,5
446,53
55,19
232
1 Xã Tuy Lộc
4.109
562,5
151,09
18,3
225
2 Xã Nam Cường
2.540
375,0
117,25
9,95
255
3 Xã Minh Bảo
3.051
1675,0
132,74
13,76

222
4 Xã Tân Thịnh
3.122
1094,0
45,45
13,18
237
Tổng cộng
78.041 5.802,0
859
348
224
(Nguồn: Phòng thống kê, địa chính UBND Thành phố Yên Bái)
c. Hiện trạng sử dụng đất:
Diện tích đất tự nhiên toàn thị xã là 5.802,5 ha, trong đó đất tự nhiên nội thị là
2.095,5 ha. Trong khu vực nội thị, tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 1002,2 ha.
[17]. Bản hiện trạng sử dụng đất TP Yên Bái (xem phụ lục 1.1)
d. Hạ tầng xã hội:
* Nhà ở:
Nhà ở do nhà nước quản lý chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là nhà ở do dân tự xây
dựng, 90% dân số nội thị đã có nhà xây.


14

Tổng diện tích nhà ở trong nội thị khoảng 536.760 m 2, trong đó: nhà 1-2 tầng
là 489.960 m2 và nhà trên 3 tầng là: 46.800 m2.
Diện tích nhà ở bình quân khoảng 6,8m2/người. [17]
* Công trình công cộng:
+ Toàn Thành phố có 17 cơ sở khám chữa bệnh, tổng số giường bệnh là 500

giường, 52 trường từ mẫu giáo đến PTTH, có 2 rạp chiếu bóng được xây dựng ương
đối hoàn chỉnh quy mô 1000, có nhà văn hoá trung tâm và sân vận động ngoài trời
sức chứa 15.000 người, có cung thiếu nhi có thể đáp ứng nhu cầu vui chơi, luyện
tập cho từ 5000 đến 6000 em. [17]
* Công trình thương mại, dịch vụ:
+ Tất cả các phường đều có chợ khu vực với tổng diện tích là 1ha.
+ Hệ thống thương mại của Thành phố đã hình thành mạng lưới hoàn chỉnh, đa
dạng, phong phú.
+ Thành phố hiện có 1 công viên 8 ha, 2 vườn hoa 1,8 ha, dự án Điều chỉnh
quy hoạch chi tiết công viên Yên Hoà với diện tích 50 ha, trong đó mặt nước 3 ha.
Cách trung tâm Thành phố 8km về phía Nam có khu du lịch Hồ Thác Bà, đây là
khu du lịch có nhiều tiềm năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. [17]
1.2.3 Hiện trạng Hạ tầng kỹ thuật.
a) Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:
* Hiện trạng nền:
- Khu vực nội thị có mật độ xây dựng cao và khá ổn định về nền vì vậy khi xây
dựng chỉ cải tạo nền công trình sao cho cốt nền công trình cao hơn cốt đường
0,50m.
- Thành phố Yên Bái với địa hình tự nhiên gồm: Các đồi bát úp, xen kẽ là các
thung lũng hẹp và dải đồng bằng ven sông Hồng. Nhìn chung quỹ đất thuận lợi xây
dựng và phát triển đô thị là rất hạn chế, địa hình có mấy dạng sau:
+ Địa hình núi, đồi ở độ cao 50-150m, có độ dốc lớn i>20% không thuận lợi
cho xây dựng phải san phá tạo mặt bằng xây dựng lớn.


15

+ Địa hình thung lung lũng hẹp có cao độ 34-40m, có độ dốc i≤10% thuận lợi
cho xây dựng
+ Địa hình ven sông có cao độ 31-32m thường bị ngập lụt với các tần suất như

đã ở phần thuỷ văn, khi xây dựng phải đắp nền 1-2m . [17]
Hình 1.2 Ảnh hiện trạng nền TP Yên Bái

(Nguồn: Tác giả)
* Hiện trạng thoát nước mưa:
Toàn thành phố có hệ thống thoát nước chung (nước mưa và nước thải sinh
hoạt) theo mạng đường giao thông của thành phố. Hầu hết các đường trong nội thị
mặt đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng có làm hè và bó vỉa, hai bên đường


16

đều có mương thoát nước xây nắp đan bê tông cốt thép dẫn ra suối và các hồ, còn
lại các đường đất mương hai bên là mương đất. [17]
* Đánh giá hiên trạng đất xây dựng:
+ Căn cứ vào bản đồ địa hình, điều kiện thuỷ văn và các điều kiện tự nhiên
đánh giá quỹ đất như sau.
+ Đất loại Ia: Đất đã xây dựng diện tích F=1027,3ha, chiếm 17,70%.
+ Đất loại I: Xây dựng thuận lợi, có cao độ nền 34-40, độ dốc i ≤10%, không
ngập úng. Diện tích F=1096,2ha, chiếm 18,89%.
+ Đất loại II: Xây dựng ít thuận lợi, có cao độ 31,5- 32m nằm ven sông,
thường bị ngập lụt với tần suất P=20%, khi xây dựng phải đắp nền, H đắp=1-2m:
Diện tích F=46ha, chiếm 0,80%.
+ Đất xây dựng ít thuận lợi do độ dốc ven sườn núi 10%< i < 20%, phải san
phá tạo mặt bằng xây dựng lớn. Diện tích F=1276,44ha, chiếm 22%.
Đất loại III: Xây dựng không thuận lợi do độ dốc quá lớn i>20% và có tai biến
địa chất : nứt, trượt, xói, lở. Diện tích F=1751ha, chiếm 30,18%.
+ Mặt nước diện tích F=605,7ha, chiếm 10,43%.[17]
b) Hiện trạng giao thông:
* Giao thông đối ngoại:

Thành phố Yên Bái nằm giữa cung đường từ Hà Nội đi Lào Cai, có đầy đủ 4
loại hình giao thông đối ngoại bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thuỷ (Sông
Hồng) và đường hàng không.
- Đường bộ:
+ Quốc lộ 70 nằm ở phía Đông của thành phố Yên Bái chạy dọc theo ven hồ
Thác Bà tiêu chuẩn đường cấp 4 miền núi, xây dựng đồng bộ hệ thống mặt đường
đá nhựa và công trình với tải trọng H10 – H13.


17

+ Quốc lộ 32C nằm phía Tây của thành phố, dọc theo ven hữu ngạn sông
Hồng.
+ Quốc lộ 37 nối liền thành phố Yên Bái - Tuyên quang - Sơn La đường cấp
IV miền núi.
- Bến bãi đỗ xe:
+ Hiện tại trong thành phố Yên Bái có 1 bến xe liên tỉnh có diện tích ~3200
m2, lưu lượng xuất nhập xe từ 95-100 xe/ngày. Ngoài ra thành phố Yên Bái chưa có
bãi xe tập trung lớn nào, hầu hết các điểm đỗ xe đều nhỏ lẻ và tự phát.
- Đường sắt:
+ Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đoạn chạy qua thành phố Yên Bái có
tổng chiều dài ~ 9 km, khổ lồng 1 m. Ga Yên Bái có diện tích ~ 28900 m 2 bao gồm
hệ thống nhà chờ, nhà làm việc.
- Đường thủy:
+ Tuyến đường thuỷ Lào Cai - Hà Nội đi qua địa phận thành phố Yên Bái dài
~ 12 km.
+ Thành phố Yên Bái có 2 cảng gồm cảng Văn Phú và cảng Yên Bái. Cảng
Văn Phú chuyên chở các loại mặt hàng lâm sản và phục vụ nhà máy sứ Yên Hà
công suất 0,2 triệu tấn/năm. Cảng Yên Bái vận tải hành khách và hàng hóa với công
suất 0,5 triệu tấn/ năm. Ngoài ra còn có bến thuyền Âu Lâu chuyên chở hành khách.

- Sân bay:
Sân bay Yên Bái là sân bay quân sự cấp II đủ điều kiện để máy bay hạng
trung, hạng nhẹ lên xuống như A320, AN 26 bảo vệ khu vực Tây Bắc của tổ quốc.
Hệ thống đường băng dài 2,2 km, bãi đỗ phù hợp máy bay quân sự hạng trung. Hệ
thống đài chỉ huy viễn thông điều khiển bay do Bộ quốc phòng quản lý. Hiện tại sân
bay Yên Bái có điều kiện thuận lợi, có thể nâng cấp trở thành sân bay hỗn hợp gồm
quân sự và ga hàng không dân dụng của cả khu vực các tỉnh Yên Bái, Lào Cai,
Tuyên Quang, Hà Giang.


18

* Giao thông nội thị
- Mạng lưới đường:
Mạng lưới đường thành phố Yên Bái được tổ chức chủ yếu dựa theo địa hình
tự nhiên, với khu vực là khu nội thị và khu trung tâm km5.
+ Khu vực nội thị hiện tại ngoài đường Nguyễn Thái Học đã được xây dựng
theo quy hoạch còn lại các đường trong thành phố đều manh mún chưa có quy
hoạch đồng bộ. Quy mô mặt cắt các tuyến đường còn nhỏ từ 12-24 m, chiều rộng
vỉa hè còn nhỏ chưa đủ chiều rộng cho người đi bộ. Khu vực nội thị được nối với
khu trung tâm qua đường Cao Thắng và Đinh Tiên Hoàng.
+ Khu trung tâm đã được đầu tư nâng cấp, chiều rộng các tuyến đường từ 1817 m, mặt đường rải bê tông nhựa. [17]
- Chất lượng đường:
Tổng chiều dài mạng đường nội thị thành phố Yên Bái ~89 km trong đó có
20,7 km mặt được rải bê tông nhựa, 35,7 km mặt đường rải nhựa, 2,5 km đường bán
thấm nhập nhựa, 13,9 km đường bê tông xi măng, 16,2 km đường cấp phối đất đá.
c) Hiện trạng cấp nước:
* Nhà máy nước mặt Yên Bái:
- Nhà máy nước mặt Yên Bái được xây dựng từ năm 1962 có công suất
2400m3/ngđ, đến năm 1982 mở rộng nâng công suất lên 10.000 m3/ngđ. Diện tích

nhà máy nước 1ha.
* Nhà máy nước Yên Bình:
Nhà máy nước Yên Bình được đưa vào hoạt động 1/2002, công suất 12.000
m3/ngđ hiện tại đang khai thác với công suất 5.000m3/ngđ do nhu cầu dùng nước
của thành phố ít. Diện tích nhà máy nước 2ha.
*Mạng lưới cấp nước:


19

Mạng lưới cấp nước gồm các tuyến ống D100mm- D400mm. Tổng chiều dài
đường ống cấp nước là 29290m, tổng chiều dài đường ống cấp nước thô là 8.700m
ống d300mm và 4.200m ống d400mm.
Hiện có 2 đài nước với dung tích tổng cộng là 1000m3.
Trạm bơm tăng áp cách nhà máy nước Yên Bái 3,5km có công suất
Q=175m3/h. [17]
d) Hiện trạng thông tin liên lạc:
- Thành phố Yên Bái đã hoà mạng quốc gia và quốc tế, tất cả các xã, phường,
cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn đều có điện thoại.
- Tổng số máy điện thoại hiện có: 3.062 máy đạt tỷ lệ 3,82 máy/100 dân.
- Hệ thống bưu chính: Thành phố Yên Bái hiện có 4 bưu cục, tất cả các cơ
quan, đơn vị trên địa bàn đã có báo trong ngày. [17]
e) Hiện trạng cấp điện:
* Nguồn điện:
Nguồn điện cung cấp cho Thành phố Yên Bái do mạng lưới Quốc gia cung
cấp qua các trạm biến áp sau:
+ Trạm 110/110kv Yên Bái công suất 1x125MVA.
+ Trạm 110/35/10 - 22 KV (trạm Km9).
- Nguồn điện cung cấp cho Thành phố Yên Bái hiện nay tương đối đảm bảo,
được cung cấp từ hai nguồn chính là nhà máy thuỷ điện Thác Bà và trạm 220KV

Yên Bái. [17]
f) Hiện trạng thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
- Hiện trạng hệ thống thoát nước bẩn của thành phố Yên Bái là hệ thống thoát
nước chung (thoát chung cả nước bẩn và nước mưa). Trên các trục đường chính
trong thành phố, hệ thống mương xây nắp đan đã được đầu tư xây dựng khá kiên
cố. Còn lại trên các tuyến đường khác chỉ là các tuyến mương hở, rãnh đất.


20

- Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất chưa được xử lý
hoặc xử lý không đạt yêu cầu được xả vào hệ thống thoát nước chung gây nên tình
trạng ô nhiễm môi trường. [17]
1.2.4 Tình hình đô thị hóa và các hoạt động phá vỡ bề mặt tự nhiên .
Trong những năm gần đây tình hình đô thị hóa tại thành phố Yên Bái phát
triển ở mức cao, hàng loạt các khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến bề mặt tự nhiên và môi trường sinh thái. [17]
Bảng 1.3 Dự báo dân số thành phố Yên Bái.
HIỆN ĐỒ ÁN ĐIỀU
HIỆN TRẠNGCHỈNH QH GIAI
ĐV
ĐOẠN 2004STT
DANH MỤC
TRẠNG 2004
TÍNH
2020
1999
2010
2020
A

.Tỷ lệ tăng dân số TB toàn TP %
0,88
1,33
6,51
4,31
.Tỷ lệ tăng dân số TB nội thành %
5,16
4,64
Trong đó:
a
Tỷ lệ tăng tự nhiên TB toàn TP %
0,88
0,83
0,78
0,71
Nội thành
%
0,80
0,65
0,60
0,53
b
.Tỷ lệ tăng cơ học TB toàn TP %
0,50
3,64
3,60
Nội thành
%
0,01
2,04

3,34
c
.Tỷ lệ tăng dân số do đô thị %
2,09
0,00
hóa từ các xã lân cận
Nội thành
2,52
0,77
B
Dân số gia tăng do đô thị hóa người
20.000
từ các xã lân cận
Nội thành
người
13.000 13.000
C
Quy mô dân số toàn thành phố người 70.623 78.041 130.000 200.000
1
. Nội thành
người 59.306 65.219 110.000 175.000
2
. Ngoại thành
người 11.317 12.822 20.000 25.000
D
Tỷ lệ % nội thành so với %
84,0
83,6
84,6
87,5

toànTP
(Nguồn: Quy hoạch điểu chỉnh Thành phố Yên Bái)
Các dự án ĐTXD chủ yếu trên địa bàn TP Yên Bái (xem phụ lục 1.2)
* Tổng diện tích đất xây dựng đô thị:
- Năm 2010 là 1760,8 ha - bình quân 160,1 m2/người, trong đó đất dân dụng là
1145,7 ha - bình quân 104,2 m2/người;


21

- Năm 2020 là 2737 ha - bình quân 156,4 m2/người, trong đó đất dân dụng là 1772
ha - bình quân 101,3 m2/người. [17]
Tổng hợp cân bằng đất quy hoạch xây dựng đô thị (xem phụ lục 1.3)


22

Hình1.3 Sơ đồ quy hoạch chung Thành phố Yên Bái đến năm 2020


23

1.3 Thực trạng lũ quét tại khu vực miền núi phía Bắc
1.3.1 Thực trạng chung
Vùng núi phía Bắc được giới hạn về phía Bắc bởi đường biên giới Việt-Trung.
Phía đông nam trông ra vịnh Bắc Bộ. Phía nam tiếp giáp với vùng đồng bằng sông
Hồng.
Đây là vùng núi và trung du với nhiều khối núi và dãy núi đá vôi hoặc núi đất.
Phía đông thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần
lượt từ Đông sang Tây là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

Vùng núi phía Bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông
Thao, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông
Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc
Giang, sông Kỳ Cùng thuộc hệ thống sông Kỳ Cùng – Bằng Giang. Với 3/4 diện
tích là núi, đồi, có nhiều dãy núi cao ở phía Tây, đặc biệt dãy Hoàng Liên Sơn, chạy
dọc theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, ở phía Đông lại có những dãy núi cao chạy
theo hình cánh cung, đồng thời có nhiều con sông, suối bắt đầu nguồn từ núi cao đổ
xuống phía đồng bằng làm cho địa hình của Đông Bắc chia cắt phức tạp. Đất đai bị
chia cắt, manh mún, không liền khoảnh, gây khó khăn lớn cho việc hình thành vùng
sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn. Việc đi lại của dân cư và giao lưu kinh tế
giữa vùng này với vùng khác, đặc biệt là giữa các địa phương trong vùng, nhất là ở
vùng cao, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn. Đông Bắc còn là vùng có những trung
tâm mưa nhiều nhất nhì cả nước, cộng với địa hình dốc nên dễ gây ra tình trạng lũ
quét, lở đất đá,...
Theo số liệu thống kê do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, từ năm 1990
đến năm 2004, các khu vực miền núi trong cả nước đã liên tục xảy ra các trận lũ
quét lớn ảnh hưởng đến các vùng dân cư, làm 965 người chết và mất tích, 628
người bị thương, làm đổ, trôi 13.280 nhà, ngập và hư hỏng 114.849 nhà, phá huỷ
hàng nghìn ha đất canh tác và nhiều hệ thống công trình giao thông thuỷ lợi. Chỉ
tính riêng năm 2004, các trận lũ quét tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã làm 53 người
chết và mất tích, thiệt hại vật chất gần 100 tỷ đồng. [11]


24

Qua điều tra hiện trạng lũ quét của vùng núi phía Bắc cho thấy lũ quét đã gây
không ít khó khăn cho sản xuất phát triển kinh tế của các vùng, tuy nhiên việc
nghiên cứu về lũ quét chưa được chú trọng đến.
- Chưa xây dựng được bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét chi tiết cho từng cấp
lưu vực sông, từng vùng (tối thiểu là bản đồ tỷ lệ 1:50.000) để giúp các nhà quản lý

cấp Trung ương và địa phương (tỉnh, huyện) lập quy hoạch sơ tán dân cư khỏi các
vùng nguy hiểm và ảnh hưởng do lũ, lũ quét.
- Về cơ bản, nước ta chưa có hệ thống cảnh báo lũ quét. Sự chậm trễ này do
nhiều nguyên nhân có thể kể đến:
+ Chưa thiết lập được hệ thống thu thập số liệu cơ bản đủ để phục vụ cảnh báo
xác định quan hệ mưa đỉnh lũ cho từng vùng, tình hình mặt đệm để xác định
ngưỡng mưa sinh lũ quét, dự báo tiến triển của các hình thế thời tiết gây mưa lớn….
+ Thiếu các thiết bị cung cấp dữ liệu cho cảnh báo và thông tin trở lại cho
cộng đồng dân cư cho phòng tránh.
+ Chưa cảnh báo được các hình thế thời tiết gây mưa lớn và các hình thế thời
tiết đặc thù hình thành ở các kiểu địa hình khác nhau. Nguyên nhân này chủ yếu do
chưa có công nghệ đủ mạnh (phân tích ảnh vệ tinh, mạng lưới hệ thống radar hiện
tại chưa phủ kín, tính năng kỹ thuật chưa thích hợp để thu thập sớm thông tin diễn
biến mây cho các khu vực miền núi). [7,9]
1.3.2 Diễn biến và tình hình thiệt hại do lũ quét hàng năm
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, diễn biến lũ
quét trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2007 trên toàn quốc như
sau:
+ Năm 1990, có 04 trận lũ quét đã xảy ra tại các tỉnh: Lai Châu (cũ), Bắc Cạn,
Thái Nguyên, Bình Định, Đắc Lắc làm 147 người chết, 218 người bị thương, 1039
nhà bị đổ trôi.
+ Năm 1991, có 04 trận lũ quét đã xảy ra tại các tỉnh: Lai Châu (cũ), Sơn La,
Hòa Bình, Quảng Bình làm 21 người chết, 14 người bị thương, 9 người mất tích,
372 nhà bị đổ trôi, 928 nhà bị hư hại.


25

+ Năm 1992, có 08 trận lũ quét đã xảy ra tại các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai,
Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Thuận làm 46 người chết, 29

người bị thương và mất tích, 54 nhà bị đổ trôi, 180 nhà bị hư hại.
+ Năm 1993, có 08 trận lũ quét đã xảy ra tại các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình, Phú Yên, Bình Thuận làm 59 người chết, 17 người
bị thương, 34 nhà bị đổ trôi, 45 nhà bị hư hại.
+ Năm 1994, có 08 trận lũ quét đã xảy ra tại các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai
Châu, Quảng Ninh, Kon Tum, Bình Thuận, Lạng Sơn, Ninh Thuận làm 37 người
chết, 46 người bị thương, 429 nhà bị đổ trôi.
+ Năm 1995, có 11 trận lũ quét đã xảy ra tại các tỉnh: Gia Lai, Thanh Hóa, Hà
Giang, Vĩnh Phúc, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái, Bình Thuận, Ninh Thuận
làm 10 người chết, 2 người bị thương, 470 nhà bị đổ trôi.
+ Năm 1996, có 15 trận lũ quét đã xảy ra tại các tỉnh: Thái Nguyên, Bình
Thuận, Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lai Châu làm 116
người chết, 29 người bị thương, 407 nhà bị đổ trôi.
+ Năm 1997, có 14 trận lũ quét đã xảy ra tại các tỉnh: Lai Châu, Hà Giang,
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Yên Bái, Bình Phước, Bình Thuận, Kiên
Giang, Điện Biên, Bắc Cạn, làm 16 người chết, 28 người bị thương, 225 nhà bị đổ
trôi.
+ Năm 1998, có 15 trận lũ quét đã xảy ra tại các tỉnh: Lâm Đồng, Lai Châu,
Lào Cai, Lạng Sơn, Yên Bái, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Tuyên Quang,
Hà Giang, Kiên Giang, làm 22 người chết, 9 người bị thương, 268 nhà bị đổ trôi.
+ Năm 1999, có 14 trận lũ quét đã xảy ra tại các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Bình
Thuận, Lào Cai, Cao Bằng, Phú Thọ, Bắc Cạn, Đồng Nai, Lâm Đồng, Đắk Lắk,
Quảng Ninh làm 55 người chết, nhiều người bị thương, 2001 nhà bị đổ trôi.
+ Năm 2000, có 6 trận lũ quét đã xảy ra tại các tỉnh: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Yên
Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu làm 97 người chết, 27 người bị thương, 129
nhà bị đổ trôi.


×