Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Quy hoạch mạng lưới Bãi, Điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn khu vực nội đô lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.93 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN HỒNG CƯỜNG

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI BÃI, ĐIỂM ĐỖ XE CÔNG
CỘNG TRONG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

Hà Nội - Năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN HỒNG CƯỜNG
KHÓA: CH-2009

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI BÃI, ĐIỂM ĐỖ XE CÔNG
CỘNG TRONG KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH SỬ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành: Kỹ Thuật Hạ Tầng Đô Thị


Mã số : 60.58.22
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT HẠ TẦNG ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. LÂM QUANG CƯỜNG

Hà Nội - Năm 2011


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Hà Nội là thủ đô của cả nước đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa
lớn. Trong những năm qua về các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể. Việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải cũng
được chú trọng đầu tư phát triển song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Bên
cạnh đó, việc gia tăng nhanh chóng các phương tiện giao thông đặc biệt là ô tô con và
xe máy đã tạo ra áp lực rất lớn lên hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm cả
điểm đỗ xe, bến bãi đỗ xe và đường giao thông .
Nhu cầu về giao thông tĩnh tăng lên đột biến sau khi Hà Nội mở rộng năm 2008
với sự phát triển bùng nổ của cá phương tiện giao thông. Mặt khác quỹ đất dành cho
giao thông tĩnh trên toàn thành phố đang thiếu trầm trọng cả về số lượng và quy mô
đặc biệt tại khu vực nội đô lịch sử bao gồm địa bàn 04 Quận trung tâm : Hoàn
Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một phần quận Tây Hồ (trong Vành
Đai II là khu vực nội đô lịch sử, hạn chế phát triển, theo định nghĩa trong thuyết
minh đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến
năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg
ngày 26/7/2011) là nơi có mật độ phương tiện tham gia giao thông giao thông cao
đồng thời cũng là nơi tập trung nhiều công trình công cộng, trung tâm thương mại
lớn.
Để góp phần quản lý tốt các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe hiện tại trên địa bàn khu vực

nội đô lịch sử đồng thời rà soát, bố trí lại các điểm, bãi đỗ xe cho hợp lý phù hợp với
sự gia tăng của các phương tiện giao thông cũng như phù hợp với quy hoạch chung
xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 cần rà soát,
quy hoạch mạng lưới điểm, bãi đỗ xe. Do đó việc nghiên cứu “Quy hoạch mạng


lưới Bãi, Điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn khu vực nội đô lịch sử” là rất cần
thiết và là một yêu cầu của thực tiễn khách quan, góp phần giải quyết nhu cầu sử
dụng giao thông tĩnh trên địa bàn khu vực nội đô lịch sử cũng như trên địa bàn toàn
thành phố nói chung.
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài là:
- Rà soát, quy hoạch lại các bãi, điểm đỗ xe hiện có trên địa bàn khu vực nội đô
lịch sử.
- Đề xuất quy hoạch mạng lưới và các loại hình bãi, điểm đỗ xe trên địa bàn khu
vực nội đô lịch sử. Đề xuất các cơ chế, chính sách về quản lý và thu hút vốn để đầu
tư xây dựng các bãi, điểm đỗ xe. Đưa ra danh mục các dự án ưu tiên đầu tư cho từng
giai đoạn đến 2015; đến 2020; đến 2030.
Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe đã đang và sẽ triển khai tại
địa bàn 04 Quận trung tâm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một
phần quận Tây Hồ (trong đường Vành Đai II).
- Phạm vi của đề tài: giới hạn trong địa bàn 04 Quận trung tâm: Hoàn Kiếm, Ba
Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một phần quận Tây Hồ (trong Vành Đai II) và mối
liên hệ với các khu vực xung quanh.
Phương pháp nghiên cứu:
- Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
+ Phân tích, tổng hợp, so sánh.
+ Thu thập tài liệu, điều tra ,đánh giá.

+ Sơ đồ học, bản đồ.
+ So sánh: Để có sự vận dụng linh hoạt và phù hợp vào địa bàn 04 Quận trung
tâm : Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một phần quận Tây Hồ (trong
đường Vành Đai II) thành phố Hà Nội, cần phải có sự tìm hiểu kinh nghiệm ở các
thành phố đã có quy hoạch mạng lưới giao thông tĩnh hoàn thiện. Đặc biệt là các
thành phố có điều kiện phát triển tương đồng với thành phố Hà Nội.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:


Nhu cầu cần có bãi đỗ xe là điều rất thực tế để tránh tình trạng các phương tiện
giao thông cá nhân không có chỗ đỗ, gây tắc nghẽn giao thông, nếu không được giải
quyết sẽ là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Thành
phố. Hiện tại, một số bãi, điểm đỗ xe đã được đề xuất tại các địa điểm như quảng
trường, vườn hoa...trong trung tâm Thành phố. Tuy nhiên, cần có một nghiên cứu
mang tính tổng thể về các vị trí có thể bố trí bãi, điểm đỗ xe trong trung tâm Thành
phố phù hợp với sự phát triển của Hà Nội về không gian cũng như mạng lưới giao
thông, phù hợp với diều kiện tự nhiên và hiện trạng, tuân thủ các yêu cầu về kỹ thuật,
tạo điều kiện áp dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại cho Thành phố. Vì vậy, việc
nghiên cứu “Quy hoạch mạng lưới Bãi, Điểm đỗ xe công cộng trên địa bàn khu
vực nội đô lịch sử” là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo phần nội
dung chính có 3 chương:
- Chương 1 : Hiện trạng hệ thống giao thông và mạng lưới bãi, điểm đỗ xe
công cộng trên địa bàn khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội.
- Chương 2 : Cơ sở khoa học nghiên cứu quy hoạch bãi, điểm đỗ xe công cộng
trên địa bàn khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội.
- Chương 3 : Đề xuất Quy hoạch mạng lưới bãi, điểm đỗ xe công cộng trên địa
bàn khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ MẠNG LƯỚI
BÃI, ĐIỂM ĐỖ XE CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN KHU VỰC NỘI ĐÔ LỊCH
SỬ
1.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Hà Nội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí.


- Hà Nội là thủ đô, trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Nằm ở phía Tây Bắc của
vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,
Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23'



độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh

độ

Đông [12].
- Tiếp giáp với các tỉnh Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà
Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc
Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía
Đông, Hòa Bình và Phú Thọ phía Tây
Hình 1.1: Bản đồ thành phố Hà Nội


[12].
b. Diện tích, dân số.

- Theo số liệu 4/2009, dân số Hà Nội 6.448.837 người. Tổng đất tự nhiên
hiện nay: 3.324,9047 km2. Dân cư phân bố không đều giữa các quận nội thành và
khu vực ngoại thành. Mật độ dân cư trung bình khoảng 1.940 người/km², tại Quận
Đống Đa mật độ lên tới 35.341 người/km². Ngoại thành: Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức
mật độ <1.000 người/km². Mật độ dân số Hà Nội gấp hơn 7 lần so với mức trung
bình của cả nước, gấp đôi mật độ dân số vùng Đồng bằng sông Hồng và là thành phố
có mật độ cao thứ hai trên cả nước. Dân số thành thị là 2.632.087 người, chiếm
40,8%; nông thôn có 3.816.750 người, chiếm 59,2%. Dân số nam là 3.157.995 người,
chiếm 48,97%; số nữ 3.290.842 người, chiếm 51,03%. Tỷ lệ tăng dân số bình
quân/năm trong 10 năm là 2% [12]
Bảng 1.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số thành phố Hà Nội [12]
TT

Quận/huyện

Diện tích (km2)

Dân số

Mật độ (người/km2)

1

Hoàn Kiếm

5,29


178.073

32.703

2

Ba Đình

9,244

228.352

24.703

3

Đống Đa

9,96

352.000

35.341


4

Hai Bà Trưng

5


9,6

378.000

25.802

Hoàng Mai

41,041

216.277

5.232,8

6

Long Biên

60,38

170.706

2.827,2

7

Cầu Giấy

12,04


147.000

12.209,3

8

Thanh Xuân

9,11

185.000

20.307,4

9

Tây Hồ

24

115.163

4.798,5

10

Hà Đông

47,91


181.831

3.795,3

11

TX Sơn Tây

113,47

198.687

1.751

12

18 Huyện

2.982,8

4.097.748

1404,0

3.324,9

6.448.837

1.939


Tổng

2

- Trong tổng số 3.348,5 km đất tự nhiên toàn thành phố, diện tích đất ngoại
thành chiếm 93% và nội thành chỉ có 7% (diện tích đất nội thành là 233,55 km 2). Đất
đai phân bố theo mục đích sử dụng như sau:
+ Đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp:

chiếm khoảng 54%

+ Đất chuyên dùng:

chiếm khoảng 20%

+ Đất ở đô thị và đất ở nông thôn:

chiếm khoảng 10%

+ Đất chưa sử dụng và đất sông suối, núi đá: chiếm khoảng 16%
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu sử dụng đất thành phố Hà Nội [8]

c. Địa hình-Địa chất
- Địa hình:
+ Thủ đô Hà Nội có 3 dạng địa hình cơ bản là: Vùng đồng bằng, vùng
trung du, đồi núi thấp và vùng núi cao. Địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc xuống
Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước



biển. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ
Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh
Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m.
+ Địa hình Hà Nội có ảnh hưởng nhiều tới việc bố trí mạng lưới giao thông.
Thành phố bị chia cắt bởi hệ sống sông, ngòi nên trong tương lai sẽ phải xây dựng
nhiều cầu lớn vượt sông.
- Địa chất: Khu vực Hà Nội có cấu trúc địa chất khá phức tạp, thuộc các đới
Sông Hồng, Ninh Bình và vùng trũng Hà Nội của miền uốn nếp Bắc Việt Nam. Tham
gia vào cấu trúc có các loại đá biến chất, trầm tích, magma tuổi từ Paleoproterozoi
đến Đệ Tứ [8]
d. Khí hậu-Thuỷ Văn
- Khí Hậu:
+ Khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu trong
năm: mùa nóng và mùa lạnh.. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, tháng
7 và tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 7. Hướng gió thịnh
hành là Đông Bắc.
+ Nhiệt độ trung bình ở vùng đồng bằng khoảng 23oC ÷ 24oC, miền núi
vào khoảng 21oC ÷ 22,8oC.
+ Nằm trong vùng Bắc Bộ, Hà Nội thường chịu ảnh hưởng của nhiều cơn
bão xuất phát từ biển. Các trận úng lụt lịch sử cơ bản đều do ảnh hưởng của bão, hoặc
trực tiếp hoặc gián tiếp do mưa lớn và bão [8].
- Thuỷ Văn:
+ Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn
của miền Bắc. Ngoài ra Hà Nội còn có rất nhiều sông ngòi, ao hồ như sông Nhuệ,
sông Đáy, sông Tô Lịch, sông Lù, sông Sét, sông Bùi, sông Đuống, sông Cà Lồ,
v.v.... và hệ thống hồ ao chằng chịt. Chảy qua trung tâm Thủ đô Hà Nội là sông
Hồng, chiều dài 163 km chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên
đất Việt Nam.



+ Phân lũ cho sông Hồng là sông Đáy, trận lũ tháng 8/1932. Khi đập Đáy được
xây dựng (1937), công trình này đã giải cứu tích cực cho Thủ Đô Hà Nội trong những
năm lũ lớn như năm:1932, 1940, 1945, 1947 và 1971. Sông Đáy hiện đang là nguồn
cung cấp nước chính cấp cho các huyện sản xuất nông nghiệp phía Tây thành phố [8].
1.1.2. Hiện trạng về kinh tế-xã hội
a. Hiện trạng về kinh tế:
- Tổng sản phẩm quốc nội GDP của Hà Nội năm 2008 đạt 178.535 tỷ đồng
(theo giá thực tế), chiếm gần 50% GDP của vùng Đồng Bằng sông Hồng và vùng
KTTĐ Bắc Bộ, chiếm hơn 12% GDP của cả nước. Tổng GDP của Hà Nội đứng thứ 2
của cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007
đạt 21,6 triệu đồng/người; năm 2008 trong bối cảnh chung của toàn cầu bị khủng
hoảng kinh tế nhưng của Hà nội vẫn tăng, ước đạt 28,1 triệu đồng/người(giá thực tế).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung năm 2008 10,6%, bị sụt giảm so với 2 năm trước
đó (12,5% năm 2007). Năm 2009 tổng sản phẩm nội địa bị giảm mạnh, chỉ tăng
6,67% so với năm 2008, trong đó ngành công nghiệp tăng 6,85%, các ngành dịch vụ
tăng 7,43%, ngành nông-lâm-thủy sản tăng 0,08%.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Thủ đô giai đoạn 2001 – 2008 là
11,3%, gấp 1,5 lần cả nước. Trong đó, ngành dịch vụ tốc độ tăng trưởng trung bình
khoảng 10,9% (đóng góp cho tăng trưởng là 49,9%); tốc độ tăng trưởng của ngành
công nghiệp – xây dựng khoảng 13,8% (đóng góp cho tăng trưởng là 47,4%); tốc độ
tăng trưởng của ngành nông, lâm, thủy sản khoảng 3,3% (đóng góp cho tăng trưởng
2,7%) [12].
Bảng 1.2: Tốc độ tăng trưởng và mức đóng góp của các ngành vào tăng
trưởng giai đoạn 2001 – 2010 [12]
Chỉ tiêu

2001 - 2005 Năm 2006 Năm 2008 Năm 2009 KH 2010 2006 - 2010

1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%)


11,0

12,2

10,6

6,7

9,0

10,2

- Nông, lâm, thủy sản

4,1

1,3

1,6

0,1

2,0

1,6

- Công nghiệp - xây dựng

13,4


17,2

11,9

6,9

10,0

12,1

- Dịch vụ

10,7

10,3

10,9

7,4

9,0

9,9

2. Đóng góp cho tăng trưởng GDP (%)

100

100


100

100

100

100

- Nông, lâm, thủy sản

4,1

0,9

1,1

0,1

1,5

1,2


- Công nghiệp - xây dựng

45,2

55,3

46,8


43,8

47,4

48,7

- Dịch vụ

50,7

43,8

52,1

56,1

51,1

50,1

b. Văn hoá-thể dục thể thao
- Hệ thống các công trình văn hóa, bao gồm: Nhà văn hoá, Thư viện (Gồm
cả trường đại học và viện nghiên cứu); Rạp chiếu phim; Nhà hát; Bảo tàng; Triển
lãm; Cung thiếu nhi; Rạp xiếc; Nhà lưu niệm; Hệ thống quảng trường và công trình
biểu tượng công cộng...
c. Giáo dục
Bảng 1.3: Hiện trạng quy mô đào tạo [12]
T
1T


2

3
4

Hạng mục
Khối Giáo dục đại học
Trường Đại học – học viện
Trường cao đẳng
Khối phổ thông
Khối trường PTTH
Khối trường THCS
Khối trường Tiểu học
Khối trường mầm non
Trường khác
Tổng cộng

Số trường
79
54
25
1,726
352
645
729
332

Số lớp
0


2,137

27,618
5000
9401
13217
6301

Cán bộ – giáo viên
20,659
17572
3087
37,862
13523
22422
1917
3723

Học sinh – sinh viên
660,742
534473
126269
983,141
226058
347179
409904
166339

Diện tích đất

432
406
26
1,536
187.8
370
978
114

33,919

62,244

1,810,222

2,082

d. Y tế
Bảng 1.4: Tổng hợp các số liệu hiện trạng hệ thống cơ sở khám chữa bệnh trên địa
bàn Hà Nội [12]
Danh mục

Trung ương, Bộ ngành

Thành phố

32 (Bệnh viện, viện NC thuộc
Số cơ sở khám chữaBộ Y tế)
38 bệnh viện
bệnh

14 (Bệnh viện thuộc các bộ
ngành)

Số giường bệnh

Diện tích (ha)

7.710 giường (Bệnh viện,
viện NC thuộc Bộ Y tế)
3.270 giường (Bệnh viện
thuộc các bộ ngành)

Xã/
Quận/ huyện/thị
phường/thị

trấn

Tư nhân
19 bệnh viện đang
hoạt động

29 trung tâm y tế 575 trạm y tế
20 bệnh viện dự
kiến
540 giường đang
hoạt động

6.317 giường


74,03 ha (Bệnh viện, viện NC
thuộc Bộ Y tế)
63,91 ha

115 giường

1.440 giường dự
kiến

2,15 ha (Trung
tâm y tế có
giường bệnh)

4,75 ha đang hoạt
động
62,46 ha dự kiến


e. Vận tải
- So với năm 2007, trên địa bàn thành phố, khối lượng hàng hoá vận chuyển
tăng 25,8%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 10,3%, doanh thu vận chuyển
hàng hoá tăng 36,4%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 16,5%, khối lượng
hành khách luân chuyển tăng 17,7%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 28,6%.
- Mạng lưới xe buýt hiện có 79 tuyến (trong đó 49 tuyến có trợ giá và 14
tuyến xe buýt không trợ giá; 16 tuyến buýt xã hội hóa); Vận tải hành khách liên tỉnh
hiện có 464 tuyến xuất phát từ các bến xe đi đến các tỉnh, thành trong cả nước, đã tổ
chức điều chỉnh luồng tuyến các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đi theo các tuyến
đường vành đai để vào các bến xe nhằm giảm sự chồng chéo tuyến do phải đi qua
khu nội thành; Vận tải khách bằng xe taxi: trên địa bàn thành phố có 98 doanh nghiệp
hoạt động với trên 9.000 xe taxi [13].

1.2. Hiện trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.2.1. Giao thông đường bộ
- Mạng lưới đường bộ của
Thủ đô Hà Nội bao gồm: quốc lộ

Vĩnh Phúc

Sóc Sơn

hướng tâm, các đường vành đai,
các trục chính đô thị và các

Đông Anh

Sơn Tây

đường phố.

Gia Lâm

Hòa Lạc

- Sở GTVT Hà Nội
quản lý 895 tuyến đường với

Xuân Mai

chiều dài 1.583 km gồm: các
tuyến đường trục hướng tâm,


Hòa Bình

tuyến đường vành đai, tuyến phố

Phú Xuyên

chính đô thị, đường phố khu vực
Hà Nam

và đường ngoài đô thị.
- Đường quốc lộ do
Trung ương ủy thác quản lý: 6

Hình 1.2: Hiện trạng mạng lưới GT TP Hà Nội
Nội

tuyến với chiều dài khoảng 215,8km (gồm: QL32, QL23, QL 2C, QL 2, QL21B và
QL 6).


Bảng 1.5: Hiện trạng mạng lưới đường thành phố Hà Nội [13]
TT

1
2
3
4

Loại đường
Hà Nội 2009

Trong đó:
Quốc lộ
Đường tỉnh
Đường huyện
Đường đô thị

Chiều dài (km)
3.974
331,6
461,6
2.450
730,8

Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ các loại đường và kết cấu mặt đường [13]
Tuy nhiên, mạng lưới đường của

TP Hà Nội vẫn mang đậm nét đặc trưng của các đô thị Việt Nam, cụ thể là:
+ Quỹ đất giành cho giao thông đường bộ là thấp. Mạng lưới phân bố
không đồng đều.
+ Các tuyến nội đô: chưa hoàn chỉnh, thiếu đường nối giữa các trục chính
quan trọng, đặc biệt là các khu dân cư cũ, thiếu sự quản lý chặt chẽ theo quy hoạch.
+ Các QL hướng tâm: xu hướng "phố hoá" các QL như: QL 1A, QL6, QL3,
QL5, QL32… gây nguy cơ mất an toàn và ùn tắc GT.
+ Đa số đường đô thị mặt cắt ngang hẹp, từ 7m ÷ 11m.
+ Mạng đường bộ có nhiều giao cắt, chủ yếu giao cắt đồng mức.
+ Chưa có sự phối hợp tốt giữa quản lý xây dựng các công trình giao thông
và đô thị.
+ Xu thế phát triển đô thị hướng Tây và Tây Nam làm tăng mật độ dân cư,
nhu cầu đi lại lớn gây ùn tắc thường xuyên tại các đường trục chính.



- Những tồn tại kể trên của mạng lưới đường bộ thành phố đang là nguyên
nhân chính gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông hiện xảy ra thường xuyên ở Hà
Nội, không chỉ trong giờ cao điểm mà có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào
trên địa bàn nội đô TP Hà Nội.
1.2.2. Giao thông đường sắt
- Mạng lưới đường sắt:
Bảng 1.6: Hiện trạng các tuyến đường sắt ở Hà Nội [13]
TT

Tuyến/đoạn

Dài
(km)

Khổ đường
(mm)

Số
Điểm giao
ga cắt đồng mức

Cầu
ĐS

20,5

1000

3


25

1

1

Hà Nội – TPHCM

2

Gia Lâm – Hải Phòng

20

1000

3

6

1

3

Hà Nội – Lạng Sơn

20

1000/1435


1

10

2

4

Đông Anh – Thái Nguyên

30

1000/1435

3

5

2

5

Hà Nội – Lào Cai

15

1000

3


10

2

6

Các tuyến vành đai (phía Tây)

10

1000/1435

4

6

8

- Năm tuyến chính đi qua thành phố 4 tuyến ở Bắc sông Hồng và 1 tuyến ở
Nam sông Hồng.
- Đường sắt vành đai: Đường sắt vành đai Hà Nội gồm 3 tuyến được quy
hoạch theo dạng hình khuyên, nối các tuyến hướng tâm với nhau, gồm nhánh phía
Tây và nhánh phía Đông:
- Đánh giá chung: Tại Hà Nội, hiện chưa có đường sắt đô thị. Hiện nay đang
triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị như Hà Đông – Cát Linh, các ga, trạm
trung chuyển hành khách đang được xây dựng.
1.2.3. Giao thông đường thủy
- Hà Nội có 2 hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
- Có 09 con sông với chiều dài gần 300 km (sông Hồng, sông Đuống,

sông Cầu và sông Cà Lồ, sông Đà, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ).
- Hiện tại sông Hồng, sông Đuống có các tuyến vận tải thủy chính từ Hà Nội
đi Việt Trì (75km), Hoà Bình (150km), Hải Phòng (145km) và Thái Bình (118km).


- Các tuyến GT thuỷ khu vực Hà Nội, chủ yếu tập trung trên sông Hồng và
sông Đuống, là các tuyến tự nhiên, không ổn định. Hiện nay chưa khai thác được
tiềm năng VT hàng hoá, hành khách của các tuyến này [8].
1.2.4. Giao thông hàng không
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 03 sân bay: Nội Bài, Gia Lâm, Bạch Mai.
- Sân bay Nội Bài: Là sân bay quốc tế lớn nhất miền Bắc. Năm 2009, sân bay
Nội Bài đã phục vụ được gần 10 triệu lượt khách. Hiện tại đang tiếp tục được đầu tư
nâng cấp nhà ga T2.
- Sân bay Gia Lâm: Hiện chỉ phục vụ dịch vụ vận tải nội địa, quốc phòng với
các máy bay nhỏ.
- Sân bay Bạch Mai: Là sân bay chuyên dùng cho quân sự của Quân chủng
Phòng không-Không quân [13].
1.2.5. Phương tiện vận tải
- Theo công an TP Hà Nội tính đến 12/2009, trên địa bàn Hà Nội có:
+ Xe ô tô: 302.293 chiếc các loại (trong đó: trên 13.000 xe taxi)
+ Xe máy 3.649.315 chiếc;
+ Xe đạp khoảng 1.000.000 chiếc;
+ Xích lô 300 xe.
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu phương tiện tính đến tháng 12/2009 [13].

Biểu đồ 1.4: Mức tăng trưởng phương tiện giao thông từ 2002 - 2008 [13]


1.2.6. Tổ chức và quản lý giao thông
a. Mô hình quản lý

- Theo mô hình quản lý giao thông hiện nay, UBND thành phố Hà Nội giao
nhiệm vụ cho các đơn vị chủ yếu dưới đây cùng trách nhiệm phối hợp với nhau trong
công tác quản lý đô thị . Trong đó, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
từng đơn vị, mà vai trò của các đơn vị đến công tác quản lý đô thị và quản lý giao
thông đô thị cũng khác nhau. Mỗi một đơn vị đều có trách nhiệm đảm đương một
phạm vi quản lý đô thị khá lớn. Tuy nhiên, trong số các đơn vị cùng có trách nhiệm
trên, trong thực tế thấy nổi bật rõ vai trò của các đơn vị về từng mặt trong quản lý
giao thông đô thị như sau
+ Chịu trách nhiệm chung về xây dựng và quản lý hệ thống đường xá, vận
tải đô thị là thuộc Sở GTVT Hà Nội.
+ Chịu trách nhiệm chung về xây dựng và quản lý hệ thống đường xá, quy
hoạch đường đỏ chỉ giới,... là thuộc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội
+ Chịu trách nhiệm về giao dịch, gọi vốn đầu tư và lo thủ tục phê duyệt các
nguồn kinh phí phí đầu tư là thuộc về Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội


+ Chịu trách nhiệm về giữ gìn trật tự ATGT đô thị, xử phạt các hành vi vi
phạm Luật Giao thông đường bộ và điều hành giao thông là thuộc về Phòng CSGT
trực thuộc Công an TP Hà Nội.
+ Chịu trách nhiệm về quản lý đất đai và môi trường là thuộc về Sở Tài
nguyên-Môi trường Hà Nội.
- Nói chung, liên quan mật thiết đến quản lý giao thông Hà Nội, về thực chất
là trách nhiệm chủ yếu của Sở GTVT Hà Nội và Công an Hà Nội. Các đơn vị liên
quan đến giao thông đô thị một cách gián tiếp thông qua chức năng quản lý mặt bằng,
tiền vốn và đất đai, đó là Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài
nguyên – Môi trường .


UBND HÀ NỘI


BỘ GTVT

CA TP Hà
Nội
Phòng CSGT
BQLDA
trực thuộc

Sở GTVT

Các ban
quản lý
dự án

Các ban
QLDA quận,
huyện

TCT Vận
tải Hà Nội

Tổng
cục
ĐB

Cục
chuyên
ngành

Các

ban
QLDA

Trung tâm
QL & điều
hành GTĐT

Phòng QLĐT
quận, huyện

Hình 1.3: Mô hình quản lý GTVT của thành phố Hà Nội [13]
b. Tổ chức quản lý giao thông
- Tổ chức và Quản lý giao thông ở Hà Nội hiện nay cũng là một điểm yếu
của GTVT đô thị, làm hạn chế sử dụng hiệu quả không gian đường cũng như cải
thiện mức độ an toàn và sự tiện nghi. Ý thức người tham gia giao thông (gồm cả
người điều khiển xe ô tô, xe con, xe đạp và người đi bộ) không tuân thủ nghiêm luật
lệ giao thông và việc thực thi luật lệ giao thông hiện vẫn còn yếu. Một tình trạng phổ
biến nữa là thiếu các công trình và kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp.
- Tổ chức giao thông, tổ chức thực hiện phân làn một số tuyến đường: Bắc
Thăng Long – Nội Bài – Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng; Trần Duy Hưng – Nguyễn
Chí Thanh – Liễu Giai (đến Đội Cấn); Kim Mã (đoạn từ Voi Phục đến Bễn xe Kim
Mã); Giải Phóng – Lê Duẩn (đoạn từ Pháp Vân đến Cửa Nam); Trần Khát Chân –
Đại Cồ Việt; Phố Huế - Hàng Bài – xung quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm – Bà Triệu;
đường Trần Phú (Hà Đông) – Nguyễn Trãi – Tây Sơn (đoạn từ Cầu Hà Đông đến ngã
tư Chùa Bộc – Thái Hà).
- Việc tổ chức và quản lý giao thông ở Hà Nội bao gồm: hệ thống tín hiệu
điều khiển giao thông tại các tuyến phố, hệ thống giám sát, các quy định giao thông,


kiểm soát giao thông và phân luồng giao thông. Chương trình quản lý giao thông của

TP Hà Nội hiện nay vẫn còn đơn giản và phụ thuộc vào công nghệ thô sơ, mặc dù
Trung tâm kiểm soát giao thông đã được xây dựng với quy mô nhất định nhưng vẫn
còn nhỏ và chưa hiện đại xứng tầm thủ đô Hà Nội. Sắp tới Hà Nội tiếp tục triển khai
tiếp trung tâm điều hành giao thông tại điểm đỗ xe Cát Linh (bến xe Cát Linh cũ).
Ngoài ra, công tác quản lý nhu cầu giao thông cũng còn nhiều hạn chế, thiếu các tính
toán khoa học cần thiết trong việc tổ chức giao thông và phân luồng giao thông.
- Giải pháp tổ chức giao thông hiện tại đang duy trì của Hà Nội rất cụ thể,
như: bổ sung, duy trì các vạch sơn, gờ giảm tốc, đèn cho người đi bộ ở các tuyến
đường, phố có đủ điều kiện, có lưu lượng giao thông lớn, nhiều nút giao cắt…(như:
Nút Hầm Kim Liên; Nút Cầu Giấy; Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Khuất Duy Tiến;
Phạm Hùng - Mễ Trì; Phạm Hùng – Tôn Thất Thuyết (Cổng bến xe Mỹ Đình); Khu
vực vườn hoa Hàng Đậu; Trần Bình Trọng – Trần Nhân Tông; Nguyễn Thị Định –
Lê Văn Lương; Nút Kim Liên – Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch; Gầm cầu vượt Ngã Tư
Sở; Trường Chinh – Tôn Thất Tùng).
- Tăng cường hệ thống báo hiệu giao thông (vạch sơn phân làn, vạch dừng,
vạch người đi bộ qua đường…), hệ thống thông tin hướng dẫn trên các tuyến đường
chính, vành đai.
1.3. Hiện trạng mạng lưới điểm đỗ xe, bãi đỗ xe trên địa bàn khu vực nội đô lịch sử,
Thành phố Hà Nội
1.3.1. Tổng quan khu vực nội đô lịch sử, Thành phố Hà Nội
- Khu vực nội đô lịch sử (được giới hạn hữu ngạn sông Hồng đến đường
vành đai 2 bao gồm địa bàn 04 Quận trung tâm : Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai
Bà Trưng và một phần quận Tây Hồ): Là khu vực hạn chế phát triển. Cải tạo, xây
dựng, tổ chức sắp xếp lại các chức năng sử dụng đất, để gìn giữ phát huy các giá trị
đô thị lịch sử, phát triển, bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật
[8].


Hình 1.4: Giới hạn khu vực nội đô lịch sử Thành phố Hà Nội
Bảng 1.7: Diện tích, dân số và mật độ dân số khu vực nội đô lịch sử thành phố

Hà Nội [12]
TT

Quận/huyện

Diện tích (km2)

Dân số

Mật độ (người/km2)

1

Hoàn Kiếm

5,29

178.073

32.703

2

Ba Đình

9,244

228.352

24.703


3

Đống Đa

9,96

352.000

35.341

4

Hai Bà Trưng

9,6

378.000

25.802

5

Tây Hồ

24

115.163

4.798,5


6

Tổng

58,094

1.251.588

21.544


1.3.2. Hiện trạng mạng lưới giao thông khu vực nội đô lịch sử
- Mặt cắt ngang đường tương đối là hẹp. Đa số các đường phố có bề rộng
lòng đường từ 7m ÷ 11m, chỉ có khoảng 12% đường có chiều rộng lớn hơn 12m. Khả
năng mở rộng đường nội đô Hà Nội là rất khó khăn do vướng mắc trong giải phóng
mặt bằng, chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn và khó khăn trong công tác tái định cư
điển hình là các dự án: đoạn đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa, dự án cầu vượt Ngã Tư
Sở…

- Tại các khu vực, vỉa hè trên các tuyến phố thương mại thường xuyên bị
chiếm dụng làm chỗ để xe hoặc buôn bán, không còn chỗ cho người
đi bộ.
họa một
- Mạng Hình
đường1.5:
bộ Minh
có nhiều
giaosốcắttuyến
(khuphố

vựchẹp
phía trong vành đai 2: bình
quân 380m-400m có một giao cắt). Các nút giao thông quan trọng hiện tại đều là nút
giao đồng mức, hiện mới chỉ có 04 nút giao thông khác mức được xây dựng xong và
một số nút đang được triển khai xây dựng như: nút giao Kim Liên, Ngã Tư Vọng,
Ngã Tư Sở. Việc sử dụng đèn tín hiệu giao thông hoặc bố trí các đảo tròn tại các ngã
tư không đáp ứng được năng lực thông qua, gây ùn tắc (thống kê mới nhất cho thấy
trên địa bàn khu vựchiện có 89 nút đèn tín hiệu điều khiển giao thông).
- Quỹ đất dành cho giao thông đường bộ của khu vực là quá thấp (chiếm
khoảng 4,8% diện tích đất đô thị), trong khi đó mật độ dân cư cao, mật độ người tham
gia giao thông quá lớn.
Biểu đồ 1.5: Tỷ lệ diện tích đất giao thông (%) tại các quận trung tâm [13]


4,02%

1,83% 0,43%

6,88%

Ba §×nh
Hoµn KiÕm
Hai Bµ Tr ng

3,36%

§èng §a
T©y Hå
1,37%


CÇu GiÊy
Thanh Xu©n

5,92%
5,06%

11,85%

Hoµng Mai
Long Biªn

- Các công trình phục vụ giao thông đô thị thiếu: các đầu mối giao thông
khác mức; cầu, hầm cho người đi bộ, đặc biệt là bến bãi đỗ xe, chủ yếu các điểm đỗ
xe tận dụng lòng hè đường có 139 điểm đỗ với tổng diện tích 75.634,85 m2. Diện
tích bãi đỗ xe quá nhỏ so với nhu cầu và các điểm phân bố không đều, đặc biệt thiếu
ở khu vực trung tâm diện tích trung bình 544 m2/ 1 điểm đỗ, (điểm nhỏ nhất 50m2,
lòng đường Hàng Trống)
- Tổ chức giao thông, phân luồng, phân làn còn chưa hợp lý làm giảm sút
công suất của đường và phố.
- Các phương thức vận tải bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng
không... hoạt động thiếu sự kết nối thống nhất, thông qua các trung tâm tiếp vận đa
phương thức nên không những ít hỗ trợ mà còn làm cản trở lẫn nhau. Vận tải bằng
đường sắt hầu như không có vai trò gì trong vận tải nội đô.
- Không kiểm soát được phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt xe máy
ngày càng tăng, làm tăng thêm ùn tắc giao thông và khó khăn trong công tác quản lý
đô thị hiện nay.
- Chưa có sự phối hợp tốt giữa quản lý xây dựng các công trình giao thông
và đô thị. Sự phối hợp quản lý giữa ngành giao thông và quy hoạch đô thị chưa có sự
phối hợp chặt chẽ. Việc đường vừa làm xong lại đào còn phổ biến gây tốn kém, cản
trở giao thông và ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng gây bức xúc trong dư luận

- Vành đai 2: Có chiều dài là 38,4 km Bắt đầu từ dốc Minh khai - Ngã tư
Vọng - Ngã tư Sở - Đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Lạc Long Quân - đê Nhật Tân
và vượt sông Hồng từ vị trí xã Phú Thượng sang xã Vĩnh Ngọc, qua Đông Hội, Đông
Trù, Quốc lộ 5, theo quy hoạch vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh
Khai. Hiện tại đường hẹp chỉ có 1-2 làn đường chưa được cải tạo nâng cấp.
- Xe tải bị cấm hoạt động trong khu vực xung quanh đường vành đai 2. Từng
khoảng thời gian khác nhau sẽ được quy định cho từng loại phương tiện cụ thể được


phép lưu hành. Tín hiệu giao thông thể hiện lệnh cấm được lặp đặt tại đầu đường dẫn
vào khu phố cấm.
Bảng 1.8: Quy định xe tải hoạt động trong phạm vi đường vành đai 2 [13]
TT

Loại phương tiện

Giờ cấm hoạt động

1

Xe tải (dưới 1,25 tấn) và xe buýt

06:30 – 08:30

2

Xe tải (1,25-2,5 tấn)

06:00 – 20:00


3

Xe tải (2,5-10 tấn) và xe xây dựng

06:00 – 21:00

4

Xe tải (10 tấn trở lên) và xe moóc

Cả ngày

16:30 – 20:00

Hình 1.6: Hiện trạng giao thông khu vực nội đô lịch sử Thành phố Hà Nội [8]
1.3.3. Hiện trạng mạng lưới bãi, điểm đỗ xe khu vực nội đô lịch sử
- Hiện nay, nhu cầu đỗ xe ở các quận trung tâm như: Ba Đình, Hoàn Kiếm,
Hai Bà Trưng, Đống Đa... đã tăng nhanh chóng do tập trung quá nhiều các trung tâm
thương mại, các khu hành chính, các tòa nhà văn phòng cao tầng dẫn đến tình trạng


lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vi phạm các qui định về an toàn giao thông trật tự xảy
ra thường xuyên và lực lượng chức năng không đủ lực lượng để xử lý hết các trường
hợp vi phạm.
- Trên địa bàn toàn thành phố, số lượng bãi đỗ xe, điểm đỗ xe có
diện tích lớn chỉ chiếm khoảng 10% tổng số vị trí đỗ xe nằm trong khu vực nội thị.
Đa số là các điểm đỗ tạm thời sử dụng hè phố, lòng đường có diện tích nhỏ.
- Hiện trạng mạng lưới điểm đỗ, bãi đỗ xe tại các khu vực các quận khu vực
trung tâm TP Hà Nội là một vấn đề nóng, gây nhiều bức xúc do thường xuyên gây ra
các tình trạng ùn tắc giao thông, mất ATGT, lộn xộn ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

- Ngoài hệ thống điểm đỗ xe công cộng hiện có, do Thành phố chưa đủ diện
tích đỗ xe do vậy, trong thực tế đã phát sinh khoảng 80 điểm trông giữa xe của các tổ
chức cá nhân tận dụng khai thác trên các diện tích đất lưu không, sân trường, bệnh
viện, trụ sở, kho tàng ... để trông giữ xe tự phát nhưng thiếu sự kiểm soát của Nhà
nước đã dẫn đến tình trạng mất trật tự trị an xã hội, gây ách tắc giao thông.
- Tỷ lệ của các bãi đỗ vỉa vè và lòng đường là 10-15% còn phần nhu cầu còn
lại do các bãi đỗ trong khuôn viên và ngoài trời công cộng hay tư nhân đáp ứng.

Hình 1.7: Các điểm dừng, đỗ xe vi phạm tại khu vực nội đô lịch sử
Bảng 1.9: Hiện trạng bãi, điểm đỗ xe trên địa bàn khu vực nội đô lịch sử [13]
TT

Quận, huyện

Ô tô
Số điểm đỗ,
bãi đỗ

1
2
3
4
5

05 quận nội thành
Hoàn Kiếm
Ba Đình
Hai Bà Trưng
Đống Đa
Tây Hồ


144
121
106
77
20

Diện tích
18.317,00
71.320,40
22.304,22
11.655,68
1.551,60

Xe máy
Số điểm đỗ,
Diện tích
bãi đỗ
177
102
137
82
11

12.546,8
5417
4762
3034
515



Biểu đồ 1.6: So sánh mật độ bãi, điểm đỗ xe giữa các quận Hà Nội [13]

Biểu đồ 1.7: So sánh diện tích bãi, điểm đỗ xe giữa các quận Hà Nội [13]

- Bến xe Lương Yên:
+ Bến xe Lương Yên do Công ty lương thực cấp 1, Tổng công ty lương
thực miền Bắc quản lý. Nằm trên đường Nguyễn Khoái (vành đai 2), quận Hai Bà
Trưng cách trung tâm thủ đô Hà Nội 1 km. Diện tích bến: 11.400 m 2. Bến xe khách
Lương Yên hàng ngày sẽ có xe khách đi các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,
Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Phú Thọ và Thanh Hoá, Nghệ An, Hải Phòng... với
số lượng bình quân 730 lượt xe/ngày đêm (gồm cả xe khách và xe buýt kế cận, buýt
nội đô). Bến xe Lương Yên là bến xe loại 3, có thể vận chuyển 3.000 - 5.000 hành
khách/ngày đêm.
+ Bến xe Lương Yên không nằm trong Quy hoạch mạng lưới điểm đỗ xe
và bãi xe công cộng trên địa bàn thành phố theo quyết định số 165/2003/QĐ-UB
ngày 02/12/2003 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch điểm đỗ


xe và bãi đỗ xe TP. Hà Nội, nhưng trong thời gian chờ đầu tư bến xe mới thì UBND
TP Hà Nội đã cho bến hoạt động có thời hạn để góp phần giảm tải các bến xe Gia
Lâm và Giáp Bát.

Hình 1.8: Một số bãi đỗ xe ngầm hiện trạng tại khu vực nội đô lịch sử


×