Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT HƯƠNG I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 77 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau bốn tuần thực tập tại nhà máy, chúng em luôn cố gắng vận dụng tất cả
các kiến thức mà mình đã học ở trường vào thực tiễn. Chúng em đã được tìm
hiểu và tiếp thu thêm các kiến thức mới và tiếp xúc với các trang thiết bị tại nhà
máy. Tuy còn những hạn chế cần phải học tập và phát huy hơn nhưng chúng em
tin rằng mình sẽ đủ sức trở thành một người công nhân của ngành và hoàn thành
tốt những nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.
Qua kì thực tập cũng như để hoàn thành bài báo cáo này, em xin chân thành
cảm ơn Ban Giám Hiệu và tập thể thầy cô ở trường đã hết lòng quan tâm, giảng
dạy và giúp đỡ em. Về phía đơn vị thực tập em xin chân thành cảm ơn.
Ban Quản Lý Hạ Tầng KCN VIỆT HƯƠNG I cùng các anh chị tại “NHÀ
MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT HƯƠNG I”, đã tạo
điều

kiệntốt cũng như cung cấp các số liệu cần thiết cho chúng em trong thời

gian thực tập.
Chúng em xin chân thành cảm ơn tập thể anh, chị của nhà máy đã động viên
dìu dắt, giúp đỡ cũng như truyền lại cho chúng em những kinh nghiệm quý báu!
Chúng em xin chân thành Cảm Ơn!

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1


Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 1
Thời gian thực tập và hình thức thực tập................................................................ 2
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................... 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển KCN Việt Hương I ....................................... 3
1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Việt Hương I................................. 3
1.3. Cơ cấu sử dụng đất ........................................................................................... 4
1.4.Tình hình hoạt động của KCN Việt Hương I.................................................... 4
1.5. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 6
1.5.1. Đặc điểm địa hình ......................................................................................... 6
1.5.2. Điều kiện khí hậu .......................................................................................... 7
1.5.2.3.Độ ẩm không khí ......................................................................................... 7
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ ......................................... 8
2.1 Nguồn phát sinh nước thải và biện pháp xử lý. ................................................ 8
2.1.1 Nguồn phát sinh. ............................................................................................ 8
2.1.2. Biện pháp xử lý ........................................................................................... 12
2.2. Đặc điểm, thành phần, tính chất nước thải..................................................... 12
2.3. Ảnh hưởng của nước thải của KCN đến môi trường...................................... 13
2.4.Một số phương pháp xử lý nước thải ............................................................. 14
2.4.1. Phương pháp xử lý lý học ........................................................................... 14
2.4.2. Phương pháp xử lý hóa lý ........................................................................... 16
2.4.3. Phương pháp xử lý sinh học ........................................................................ 19
ii


CHƯƠNG III KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................... 22
3.1. Quy trình công nghệ nhà máy xử lý nước thải tập trung KCNViệt Hương I . 22
3.1.1. Nguồn gốc ................................................................................................... 22
3.1.2.Đặc tính của nước thải ................................................................................. 22
3.1.3.Thành phần tính chất nước thải KCN Việt Hương I .................................... 23

3.1.4. Hệ thống xử lý nước thải của KCN Việt Hương I ...................................... 29
3.1.5. Các công trình đơn vị và các thông số thiết kế ........................................... 37
3.1.5.1. Song chắn rác (SCR) ................................................................................ 37
3.1.5.2.Hố thu gom ................................................................................................ 37
3.1.5.3.Bể điều hòa ................................................................................................ 38
3.1.5.4. Bể Aerotank ............................................................................................. 39
3.1.5.5. Bể lắng 1 .................................................................................................. 39
3.1.5.6. Bể keo tụ- tạo bông .................................................................................. 40
3.1.5.7. Bể lắng 2 .................................................................................................. 40
3.1.5.8.Bể khử trùng .............................................................................................. 41
3.1.5.9. Bể điều chình pH 1................................................................................... 42
3.1.5.10. Bể phản ứng 1 và bể phản ứng 2 ............................................................ 42
3.1.5.11. Bể điều chỉnh pH 2................................................................................. 43
3.1.5.12. Bể tạo bông ............................................................................................ 43
3.1.5.13. Bể lắng hóa lý ........................................................................................ 43
3.1.5.14. Bể chứa nước trung gian ........................................................................ 44
3.1.5.15. Bể chứa bùn............................................................................................ 44
3.1.5.16. Sân phơi bùn .......................................................................................... 44
3.2. Cáchvận hành hệ thống xử lý nước thải ......................................................... 45
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 46
4.1. Kết luận và nhận xét ....................................................................................... 46
4.1.1.Một số sự cố có thể gặp và cách khắc phục ................................................. 46
4.1.2. Đánh giá hiện trạng các công trình của hệ thống ........................................ 48
4.1.3. Đánh giá máy móc trang thiết bị ................................................................. 50
4.1.4. Đánh giá hóa chất sử dụng trong quy trình xử lý nước thải ....................... 52
iii


4.1.5. Đánh giá về phương pháp ........................................................................... 53
4.1.5.1. Xử lý bằng phương pháp cơ học .............................................................. 53

4.1.5.2. Xử lý bằng phương pháp hóa lý ............................................................... 54
4.1.5.3. Xử lý bằng phương pháp sinh học ........................................................... 55
4.1.5.4. Xử lý bùn cặn ........................................................................................... 55
4.1.6. Đánh giá chất lượng nước đầu ra. ............................................................... 55
4.1.7. Đánh giá công tác vận hành, bảo trì, bảo dưỡng ......................................... 58
4.2. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 59
4.2.1. Kết luận ....................................................................................................... 59
4.2.2. Kiến nghị ..................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 61
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 62

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nhu cầu oxi sinh học

BOD (NOS)

Biological Oxyzen Demand

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

COD

Chemical Oxyzen Demand

Nhu cầu oxi hóa học


DO

Demand Oxygen

Lượng oxi hòa tan

H2 O2

Hydro peoxit

KCN

Khu công nghiệp

NaOH

Kiềm

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SCR

Song chắn rác

SS

Suspended Solid


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

XLNTTT

Xử lý nước thải tập trung

Chất rắn lơ lửng

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng1.1 Cơ cấu sử dụng đất trong KCN Việt Hương I ......................................... 4
Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở
trong khu công nghiệp Việt Hương I ...................................................................... 8
Bảng 2.2 Các phương pháp xử lý lý học .............................................................. 14
Bảng 2.3 Các phương pháp xử lý hóa lý .............................................................. 16
Bảng 3.1 Khối lượng chất bẩn có trong NTSH, g/người. ngày ............................ 23
Bảng 3.2 Thành phần tính chất nước thải của 54 công ty trong KCN Việt Hương
............................................................................................................................... 24
Bảng 3.3 Thông số thiết kế hố thu gom .............................................................. 38
Bảng 3.4 Thông số thiết kế bể điều hòa ............................................................. 38
Bảng 3.5 Thông số thiết kế bể Aerotank ............................................................ 39
Bảng 3.6 Thông số thiết kế bể lắng 1 ................................................................. 40
Bảng 3.7 Thông số thiết kế bể keo tụ- tạo bông ................................................. 40
Bảng 3.8 Thông số thiết kế bể lắng 2 .................................................................. 41
Bảng 3.9 Thông số thiết kế bể khử trùng ........................................................... 41

Bảng 3.10 Thôngsố thiết kếđiều chỉnh pH 1 ....................................................... 42
Bảng 3.11 Thông số thiết kế của bể phản ứng 1 và 2 .......................................... 42
Bảng 3.12 Thông số thiết kế của bể điều chỉnh pH 2 ........................................... 43
Bảng 3.13 Thông số thiết kế của bể tạo bông ....................................................... 43
Bảng 3.14 Thông số thiết kế của bể lắng hóa lý ................................................... 44
Bảng 3.15 Thông số thiết kế của bể chứa nước trung gian .................................. 44
Bảng 3.16 Thông số thiết kế bể chứa bùn ............................................................ 44
Bảng 3.17 Thông số thiết kế sân phơi bùn ........................................................... 45
Bảng 4.1 Sự cố có thể gặp và cách khắc phục ...................................................... 46
Bảng 4.2 Đánh giá hiện trạng các công trình của hệ thống .................................. 48
Bảng 4.3 Đánh giá hiện trạng các công trình của hệ thống .................................. 50
Bảng 4.4 Đánh giá hóa chất sử dụng .................................................................... 52
Bảng 4.5 Thông số và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi xử
lý ............................................................................................................................ 56

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Việt Hương I ......................... 3
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung KCN Việt Hương I. .......... 29
Hình 3.2 Sơ đồ quá trình tạo bông cặn ................................................................. 36
Hình p1 Hồ lược rác ............................................................................................ 62
Hình p2 Bể điều hòa ............................................................................................ 62
Hình p3 Bể Aerotank .......................................................................................... 63
Hình p5 Bể keo tụ - tạo bông .............................................................................. 64
Hình p4 Bể lắng 1 ................................................................................................ 63
Hình p7 Bể khử trùng ........................................................................................... 65
Hình p6 Bể lắng 2 ................................................................................................ 64
Hình p8 Bể chứa bùn ............................................................................................ 65

Hình p9 Bể điều chỉnh pH 1 ................................................................................. 66
Hình p10 Bể phản ứng 1 ...................................................................................... 66
Hình p11 Bể phản ứng 2 ...................................................................................... 67
Hình p12 Bể điều chỉnh pH 2 ............................................................................... 67
Hình p13 Bể tạo bông .......................................................................................... 68
Hình p14 Bể lắng ................................................................................................. 68
Hình p15 Bồn lọc áp lực ...................................................................................... 69
Hình p16 Bể đựng hóa chất 1 ............................................................................... 69
Hình p 17 Bể đựng hóa chất 2 .............................................................................. 70
Hình p18 Mương thoát nước và Camera .............................................................. 70

vii


MỞ ĐẦU
 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất
nước, ngành công nghiệp Việt Nam đã có những tiến bộ không ngừng cả về số
lượng các nhà máy cùng chủng loại các sản phẩm và chất lượng ngày càng được
cải thiện, đóng một vai trò đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh những
tác động tích cực do ngành công nghiệp mang lại thì cũng phải kể đến những tác
động tiêu cực, trong đó, nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh hoạt
là một nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường
sống và sức khỏe của conngười.
Trong KCN có nhiều nhà máy hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất,
khối lượng và tính chất của nước thải khá phức tạp vì vậy nước thải sinh hoạt và
công nghiệp. Đặc biệt là ngành công nghiệp hóa chất từ KCN gây ra ô nhiễm
nặng nề đối với môi trường nước và ngày càng trở thành vấn đề cấp bách mang
tính xã hội và chính trị cộng đồng.
Việc xử lý loại nước thải trên là rất quan trọng trước khi thải ra môi

trường. Nên nhà máy xử lý nước thải là một phân khu không thể thiếu đối với
mỗi KCN. Nhận định được điều đó, công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước
thải đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ nước phát sinh của các doanh nghiệp trong
KCN VIỆT HƯƠNG I.
Sau thời gian thực tập em đã hoàn thành bài báo cáo với đề tài: “Quy trình
công nghệ của nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN VIỆT HƯƠNG I”. Bài báo
cáo thực tập của em còn nhiều thiếu sót kính mong quý thầy(cô) và các anh chị
đóng góp ý kiến để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
 Mục tiêu nghiên cứu
Thu thập số liệu, thông số thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy.
Học hỏi kinh nghiệm thực tế về cách vận hành, cách bố trí công trình và quy trình
xử lý nước thải, cách khắc phục sự cố xảy ra của nhà máy xử lý nước thải tập
trung KCN Việt Hương I.

1


Đánh giá hệ thống xử lý nước thải KCN Việt Hương I từ đó đánh giá hiệu
quả hoạt động của hệ thống xử lý nước đạt tiêu chuẩn loại A (QCVN
24:2009/BTNMT) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
 Thời gian thực tập và hình thức thực tập
-

Tuầ n 1 ( từ ngày 9/5/2016 đến ngày 14/05/2016) : Khảo sát hệ thống xử lý
nước thải và quy trình xử lý. Cách vận hành

-

Tuần 2 (từ ngày 16/5/2016 đến ngày 21/05/2016): Pha chế hoá chất xử lý chất
thải sau khi đi qua hệ thống xử lý nước thải


-

Tuần 3 (từ ngày 23/5/2016 đến ngày 27/5/2016): Nô ̣p báo cáo kế t quả thực tâ ̣p.

2


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển KCN Việt Hương I
 Khu công nghiệp Việt Hương I được hình thành vào tháng11 năm 1996 theo
quyết định số 2/GP- ĐTTN của Bộ Kế Hoạch Điện Tư.
 Quyết định quy hoạch chi tiết khu công nghiệp : số 161/BXD-KTQH do Bộ
xây dựng cấp ngày 05/04/19997
 Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Việt Hương I
 Địa chỉ trụ sở chính:Đại lộ Bình Dương, Phường Thuận Giao, Thị xãThuận
An, tỉnh Bình Dương
 Điện thoại : ( 84.0650) 3755980 – 3754870
 Fax : (84.0650) 3754989
1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Việt Hương I

Tổng Giám Đốc

P.Tổng Giám Đốc

Phòng tổ chức
nhân sự

Tổ Bảo
Vệ


Kế Toán Trưởng

Phòng kế toán tào
vụ, vật tư

Đội
xe

Đội xây
dựng I

P. Tổng Giám Đốc

Giám sát thi công
BQL-CT

Phòng thiết kế dự
toán

Đội xây
dựng II

Đội xây
dựng
III

Hình1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Việt Hương I
 Phòng tổ chức nhân sự: đảm bảo cho các bộ phận, cá nhân trong công ty thực
hiện đúng chức năng, nhiệm vụ.Ngoài ra còn đảm bảo tuyển dụng và phát triển

đội ngũ cán bộ nhân viên theo chiến lược phát triển của công ty.

3


 Phòng kế toán, tài vụ: quản lý, điều hành công tác kinh tế, tài chính và kế toán,
thanh toán quyết toán của chi phí hoạt động, nâng cấp khu công nghiệp.
 Phòng kế hoạch và đầu tư: mời thầu và xây dựng chiến lược quy hoạch,kế
hoạch phát triển khu công nghiệp dài hạn.
 Phòng giám sát thi công và quản lý chất lượng công trình: xây dựng, quản lý cơ
sở hạ tầng.
1.3. Cơ cấu sử dụng đất
Khu công nghiệp Việt Hương I có tổng diện tích 36,064 ha, được chia làm ba
khu A,B và khu C với tổng số 54 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động.
Ban giám đốc công ty cổ phần Việt Hương I đã xét duyệt đầu tư 56,5 tỉ đồng để
xây dựng một KCN hiện đại với đầy đủ hệ thống cấp điện, cấp nước và thoát nước, hệ
thống cơ sở hạ tầng và đường giao thông, nhà máy xử lý nước thải công suất 1500 m3/
ngày đêm để xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh trong KCN.
Bảng1.1 Cơ cấu sử dụng đất trong KCN Việt Hương I
STT

Danh mục đất sử dụng

Diện tích (ha)

1

Đất xây dựng nhà máy

25,0638


2

Đất cho đường giao thông

5,0844

3

Đất cây xanh tập trung

2,9160

4

Đất công trình công cộng

2,3935

5

Đất xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ

0,6018

thuật
1.4.Tình hình hoạt động của KCN Việt Hương I
1.4.1.Tình hình hoạt động
Hiện nay KCN Việt Hương I được xây dựng trên diện tích 45,62 ha và được
chia làm ba khu : khu A,khu B, khu C với tổng số 54 doanh nghiệp đến từ các nước

gồm: Đài Loan, Hồng Kông , Nhật,… đang hoạt động sản xuất với các nghành nghề
gia công sản xuất may mặc, giày dép, và phụ liệu giày, thực phẩm… đã làm cho tốc
độ phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa khá nhanh.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt Hương I đã xây dựng nhà máy xử lý
nước thải tập trung có khả năng xử lý nước thải cho toàn bộ các công ty trong KCN,
4


công suất xử lý cho các nhà máy xử lý nước thải là 1000m3 /ngày đêm , hiện nay thì
được nâng cấp lên 1500m3/ ngày đêm
 Chi phí hóa chất
Chi phí hóa chất cho một năm:
 Clorine vào bể khử trùng là:
7,5kg/ngày x 365x33000 vnđ= 90.337.500vnđ/năm.
 Lượng NaOH cho vào bể keo tụ:
30kg/ngày x 365x 12.000= 54.750.000vnđ/năm.
 PAC cho vào bể keo tụ:
75kg/ngày x 365x 12.000= 328.500.000vnđ/năm
 Polymer cho vào bể keo tụ- tạo bông:
0,7kg/ngày x 365x 100.000= 27.375.000vnđ/năm
 Lượng ure cho vào bể Aerotank:
0,75kg/ngày x 365x 8000= 2.190.000vnđ/năm
=>Tổng chi phí hóa chất là:
486.727.500vnđ/năm= 40.560.625vnđ/tháng= 1.352.020vnđ/ngày
 Chi phí nhân công
-

1 Quản lý: lương 10.000.000 VNĐ/tháng

-


2 Kỹ sư môi trường: lương 5.000.000 VNĐ/tháng

-

2 Kỹ sư điện: lương 5.000.000 VNĐ/tháng

-

3 Công nhân: lương 3.000.000 VNĐ/tháng

 Tổng chi phí công nhân: 39.000.000 VNĐ/tháng
 Chi phí điện
-

Điện được tiêu thụ cho máy bơm nước, máy bơm bùn, máy thổi khí,
điện thắp sáng...

-

Tổng chi phí điện cho một ngày:
5


1500vnđ/kg x 500kg/ngày = 750.000VNĐ
-

Tổng chi phí điện cho một tháng:
750.000/kg x 30kg/ngày = 22.500.000VNĐ


1.4.2.Nhu cầu sử dụng điện- nước
1.4.2.1. Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện mà KCN đang sử dụng được lấy từ mạng lưới điện quốc gia. Hiện
nay, nhu cầu sử dụng điện của KCN khoảng 832.000 Kwh/tháng
Trong đó:
 Điện sử dụng trong văn phòng 2400 Kwh
 Điện sử dụng cho trạm xử lý nước thải tập trung khoảng 14600 Kwh
 Điện sử dụng phục vụ toàn KCN 815.000 Kwh
1.4.2.2.Nhu cầu sử dụng nước
Hiện nay các nhà máy trong KCN đều sử dụngnước từ Xí nghiệp cấp nước Thủ
Dầu Một. Trong quý I, lượng nước sử dụng khoảng 835 m3/ngày đêm.
Lượng nước sử dụng phục vụ cho văn phòng KCN và trạm xử lý nước thải tập
trung 20 m3/ngày đêm.
Tổng lượng nước cấp sử dụng cho toàn KCN khoảng 855m3/ ngày đêm.
1.5. Điều kiện tự nhiên
1.5.1. Đặc điểm địa hình
Khu công nghiệpViệt Hương I có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ
0-3o hướng dốc chung từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình là 20m ( so với mực
nước biển), điểm cao nhất là 82m. Có thể chia huyện Thuận An thành 2 vùng khác
nhau.
Vùng địa hình đồi thoải có độ cao trung bình 26-30m so với mực nước biển.
Vùng này bao gồm các xã Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú, An Bình, Tân Đồng
Hiệp, Đông Hòa, Tân Bình.
Vùng địa hình thấp có độ cao trung bình 10-15m. Vùng này gồm các xã nằm
ven sông Sài Gòn như An Sơn , An Thành, Hưng Định,Bình Nhâm….
KCN Việt Hương I có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc thoải từ hướng
Đông Bắc xuống Tây Nam.
6



1.5.2. Điều kiện khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng khí hậu vùng
Đông Nam Bộ và ảnh hưởng khí hậu chung của tỉnh Bình Dương gồm hai mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô.
1.5.2.1.Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến quá
trình chuyển hóa và phân tán các chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí
càng cao thí tốc độ các phản ứng hóa học xảy ra càng nhanh và thời gian lưu tồn các
chất ô nhiễm càng nhỏ. Sự biến thiên giá trị nhiệt độ sẽ ảnh hưởng tới quá trình trao
đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.
1.5.2.2.Chế độ mưa
Chế độ mưa cũng bị ảnh hưởng bởi chất lượng không khí khi rơi mưa sẽ cuốn
theo nó lượng bụi và các chất ô nhiễm có tổng khí quyển cũng như các chất ô nhiễm
trên mặt đất, nơi mà nước mưa sau khi rơi chảy qua.
Vùng không khí bị ô nhiễm nhiều sẽ khiến nước mưa sạch trở nên bẩn. Tùy
thành phần vá tính chất của các chất này mà mức độ tác động đến môi trường đất khác
nhau.
1.5.2.3.Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự
nhiên ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chuyển hóa và phát tán các chất ô nhiễm trong
khí quyển đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động.

7


CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
2.1 Nguồn phát sinh nước thải và biện pháp xử lý.
2.1.1 Nguồn phát sinh.
Nước thải sinh ra từ hoạt động của khu công nghiệp Việt Hương I bao gồm
nước thải công nghiệp từ sản xuất, nước thải sinh hoạt của công nhân, trong ký túc xá

của công nhân.
Nước thải sản xuất phát sinh từ nhiều ngành nghề hoạt động khác nhau nên
thành phần ô nhiễm cũng rất đa dạng: ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, độ màu, dầu mỡ, kim
loại nặng,… Trong đó, lượng nước thải phát sinh từ các nhà máy dệt nhuộm là nhiều
nhất, lượng phát sinh khoảng 500-900 m3/ngày.
Nước thải sinh hoạt hằng ngày của công nhân làm việc trong cả nhà máy, khu
vực ký túc xá,… Các thông số đặc trưng như: COD, BOD, SS, N tổng, P tổng,
coliform, dầu mỡ động thực vật,… lượng phát sinh hằng ngày khoảng 500m3/ngày.
Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của các
cơ sở trong khu công nghiệp Việt Hương I
NƯỚC
THẢI
(XỬ LÝ
m3/ ngày
đêm)

KHÍ THẢI
( NGUỒN
GÂY Ô
NHIỄM)

NGUỒN Ô NHIỄM
( NƯỚC THẢI)

STT

TÊN DOANH
NGHIỆP

1


CTY TNHH
OCTOBER

2

CTY TNHH
HAOSI

3

CTY TNHH
NHỰA CHÍNH
HIỆP

4

CTY TNHH
ASIA PAINT
VN

14,33

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

5

CTY TNHH SX
ĐẾ GIÀY

KOTEC

3,84

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải
Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

6,8

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

8

GHI
CHÚ


Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

6

CTY TNHH
NHỰA CHIN

LI

296,51

7

CTY TNHH
PHÚ KHẢI

1,41

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

8

CTY TNHH
TÂN KIM LÝ

3,73

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

9

CTY TNHH
YOUNG WOO
VINA


85,15

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

Khí thải lò
hơi( Công
Khí thải và nước thải
suất 1,5 tấn/
giờ

7,1

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

10

CTY TNHH
TÚI XÁCH SÀI
GÒN

8,95

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

11

CTY TNHH

SUNDIA

7,32

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

12

CTY TNHH
NGHÊNH
PHONG

16

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

13

CTY TNHH YI
ZHAN

7,72

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

14


CTY TNHH
TAUNG
LIANG

0,15

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

15

CTY TNHH
HERKUANG

363,1

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

16

CTY TNHH
HOẰNG VŨ

17

CTY TNHH
TOUNG
LOONG


203,8

18

CTY TNHH
TÓC XINH

1,11

19

CTY TNHH
KOREAFOAM

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải
+ Khí thải
lò hơi(công
Khí thải và nước thải
suất 4,5 tấn
/ giờ)
Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải
Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải
9


20


CTY TNHH
KUMKANG

3

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

21

CTY TNHH
DUY MỸ

12,33

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

22

CTY TNHH
DERCHANG

4,86

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

23


CTY TNHH
PAIFUNG

15

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

24

CTY TNHH
NHỰA NHÃ
CHÁNH

3,81

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

25

CTY TNHH
NEIKEN
SWITCHANGG
EAR VN

26

CTY TNHH
JOOCOVINA


Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

16,9

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

16,8

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

27

CTY TNHH
thực phẩm thuần
chay AMLA

28

CTY TNHH
SƠN LONG
BẢO

16,94

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải


29

CTY TNHH
VIỆT HOA

6,43

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

30

CTY TNHH
ALOVEN
WORLD

6,92

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

31

CTY TNHH
RAVEN SEAL

5,07

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ

yếu là nước thải

32

CTY TNHH
FUDA

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

13,2

+Khí thải lò
hơ(
công
Khí thải và nước thải
suất lò hơi
1,8 tấn/ giờ)
10


33

CTY TNHH
MINH CHIÊU

34

CTY TNHH
KUAI YIN

WANG

35

CTY TNHH
COSMOS

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

7,78
5,16

+Khí thải từ
Khí thải và nước thải
lò hơi
Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

181,8

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

36

CTY TNHH
SRITHAI

37


CTY TNHH
SPKD NEW –
ONE BRAND

2,18

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

38

CTY TNHH
KARBOW
TECH

0,55

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

14,33

Đang
Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ di dời
yếu là nước thải
trả
xưởng

CTY TNHH

FANNY

5,72

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

CTY TNHH
MẶT TRỜI
VIỆT

8,11

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

41

CTY TNHH
JMCAPS

51,53

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

42

CTY TNHH
HỒNG THÁI


22,46

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

43

CTY TNHH
DAIKYO

3,47

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

44

CTY TNHH
FUHUA

0,61

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

39

CTY TNHH
KPACK

CTY TNHH
nhựa cao su và
điện tử Sài Gòn

40

11


45

CTY TNHH
SWEET
HOUSE

4,18

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

46

CTY TNHH
XIANG YOU

2

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải


47

CTY TNHH
PLAYVINA

4,76

Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

48

CTY TNHH
CHUNG AN

454,8

49

CTY TNHH
MING KUAN

5,41

50

CTY TNHH
EVERWIN

6,18


51

CTY TNHH UP
STATE
ENTERPRISES

7,26

52

CTY TNHH MDEC

1,41

53

CTY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ VẬN
TẢI HẢI YẾN

54

CTY TNHH EPLUS FOAM

+Khí thải lò
Khí thải và nước thải
hơi
Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

+Khí thải lò
Khí thải và nước thải
hơi
+Khí thải lò
hơi
Khí thải và nước thải
Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải
Chỉ thuê làm văn phòng
Nguồn ô nhiễm phát sinh chủ
yếu là nước thải

 Ghi chú: Lưu lượng nước thải của các doanh nghiệp được tính từ khối lượng
nước thải tháng 3.
2.1.2. Biện pháp xử lý
Nước thải của doanh nghiệp sẻ được xử lý sơ bộ sau đó đưa về nhà máy xử lý
nước thải tập trung rồi được xử lý để đảm bảo đạt loại A, QCVN 40:2011/BTNMT.
Nước thải sinh hoạt từ các doanh nghiệp hoạt động trong KCN và các khu ký
túc xá của công nhân sau khi được thu vào bể tự hoại của từng nhà máy sẽ được dẫn
theo đường cống thoát chung chảy về nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công
nghiệp.
2.2. Đặc điểm, thành phần, tính chất nước thải.
Trong số các nhà máy có lượng nước thải và hệ thống xử lý nước thải của KCN

12


thì nước thải từ ngành dệt nhuộm là chủ yếu, tiếp theo là nước thải sinh hoạt.
Nước thải gây hại cho môi trường của KCN gồm hai loại chính:
Ô nhiễm môi trường do nước nhiễm bẫn vô cơ : chủ yếu là các loại cặn lắng

trong quá trình rửa nguyên liệu, một số mang tính chất axit hay kiềm trong quá trình
làm sạch kim loại, ngoài các nguồn nước thải sinh ra từ nhà máy, còn có nhiều nước
thải sinh ra từ hệ thống xử lý hơi và khí thải. Nước thải nhiễm các chất vô cơ chủ yếu
là nước thải độc hại, rất khó phát hiện vì chúng không sinh ra mùi và có loại không
màu.
Ô nhiễm môi trường do nước thải nhiễm bẫn hữu cơ : nước thải nhiễm bẫn
hữu cơ thường rất đặc trưng và dễ phát hiện. Chúng thường có thời gian phân hủy
ngắn và sinh ra mùi hôi lan tỏa xung quanh. Mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc nhiều vào
công nghệ sản xuất, chế biến nguyên liệu và nguồn nguyên vật liệu.
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nặng nề trên các con sông như sông Đồng Nai và
sông Sài Gòn đang được gia tăng do lượng nước thải và rác thải từ người dân và các
khu công nghiệp đổ ra sông chưa qua xử lý. KCN Việt Hương I nằm trên lưu vực sông
Sài Gòn nên tất cả lượng nước thải tại KCN sẽ được thải ra nguồn tiếp nhận là con
sông này. Vì vậy, mỗi nhà máy trong KCN phải được lắp đặt trạm xử lý nước thải
riêng để loại trừ các chất độc hại từ các khâu sản xuất của nhà máy. Sau khi nước thải
từ các nhà máy đã được xử lý sơ bộ sẽ được đưa về nhà máy xử lý tập trung của toàn
KCN để đảm bảo loại bỏ triệt để các chất độc hại có trong nước trước khi thải ra
nguồn tiếp nhận.
Dựa trên công nghệ sản xuất của mỗi nhà máy để xác định chính các thành
phần, tính chất nước thải của nhà máy đó. Từ đó, đưa ra công nghệ xử lý thích hợp
cho từng nhà máy để đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải.
2.3. Ảnh hưởng của nước thải của KCN đến môi trường.
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường
do chất thải,nước thải và khí thải công nghiệp. Nếu không được giải quyết tốt sẽ gây
ra thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, tác động nghiêm trọng đến
đời sống, sức khỏe cộng đồng hiện tại và tương lai, phá hoại những thành tựu về công
nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta nói chung.
13



Nguồn nước thải tại KCN Việt Hương I cũng là một trung những vấn đề lo
ngại của xã hội nếu như không được xử lý trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt, nước
thải chưa được xử lý của các công ty xả thải trực tiếp ra môi trường gây thiệt hại
không nhỏ tới hoạt động sản xuất của con người và sinh vật. Đối với một KCN thì
thành phần và tính chất nước thải của mỗi nhà máy, xí nghiệp đều mang một nét đặc
trưng riêng về nồng độ, lưu lượng cũng không ổn định do vậy rất khó xử lý.
2.4.Một số phương pháp xử lý nước thải
2.4.1. Phương pháp xử lý lý học
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng.Để tách các
chất này ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các biện pháp cơ học như lọc qua song
chắn rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới có tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm và
lọc. Tùy theokích thước, tính chất lý hóa, lưu lượng nước thải và mức độ làm sạch
mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.
Bảng 2.2 Các phương pháp xử lý lý học
Các cách xử lý lý học

Nội dung
Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý trước hết
phải qua song chắn rác. Tại đây các thành phần có
kích thước lớn như giẻ, rác, vỏ đồ hộp,bao nilon…
được giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống
hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng nhằm đảm
bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ
thống xử lý nước thải.
Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác
được phân thành loại thô, trung bình và mịn. Song
chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60100mm. Song chắn rác mịn có khoảng cách giữa các

Song chắn rác


thanh từ 10-25mm. Theo hình dạng có thể phân
thành song chắn rác và lưới chắn rác. Song chắn rác
cũng có thể đặt cố định hoặc di động.
Song chắn rác được làm bằng kim loại, đặt ở
14


cửa vào con kênh, nghiêng một góc 45o- 60o nếu
làm sạch thủ công hoặc nghiêng một góc 75o -85o
nếu làm sạch bằng máy. Tiết diện của song chắn có
thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Song chắn tiết diện
tròn có trở lực nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắt bởi các
vật giữ lại. Do đó, thông dụng hơn là thanh có tiết
diện hỗn hợp, cạnh vuông góc phía sau và cạnh tròn
phía trước hướng đối diện với dòng chảy.
Vận tốc nước chảy qua song chắn giới hạn
trong khoảng 0,6-1m/s. Vận tốc cực đại giao động
trong khoảng 0,75-1m/s nhằm tránh đẩy rác qua khe
của song. Vận tốc cực tiểu là 0,4m/s nhằm tránh
phân hủy các chất thải rắn.
Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất
vô cơ không tan có kích thước từ 0,2mm đến 2mm ra
khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi
bị cát và sỏi bào mòn, tránh tắt đường ống dẫn và
tránh ảnh hưởng đến công trình sinh học phía sau.
Bể lắng cát có thể phân thành 2 loại : bể lắng
ngang và bể lắng đứng. Ngoài ra, để tăng hiệu quả

Lắng cát


lắng cát, bể lắng cát thổi khí cũng được sử dụng rộng
rãi.
Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang không
được vượt qua 0,3m/s. Vận tốc này cho phép các hạt
cát, các hạt sỏi và các hạt vô cơ khác lắng xuống
đáy, còn hầu hết các hạt hữu cơ khác không lắng và
được xử lý ở các công trình tiếp theo.
Bể lắng có nhiệm vụ lắng cát hạt cặn lơ lửng
có sẵn trong nước thải ( bể lắng đợt 1) hoặc cặn
được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá
trình xử lý sinh học ( bể lắng đợt 2). Theo dòng
15


chảy, bể lắng được phân thành bể lắng ngang và bể
lắng đứng.
Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo
Lắng

phương ngang qua bể với vận tốc không lớn hơn
0,01m/s và thời gian lưu nước từ 1,5-2,5h. Các bể
lắng ngang thường được sử dụng khi lưu lượng nước
thải lớn hơn 15000 m3/ngày. Đối với bể lắng đứng,
nước thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ
dưới lên đến vách tràn với vận tốc từ 0,5-0,6m/s và
thời gian lưu nước trong bể dao động khoảng 45-120
phút. Hiệu suất lắng của bể lắng đứng thường thấp
hơn bể lắng ngang từ 10-20%.
Bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng
kích thước nhỏ bằng cách cho nước thải đi qua lớp

vật liệu lọc.

Lọc cơ học

Thường là xử lý cơ học chỉ là giai đoạn xử lý
sơ bộ trước khi cho qua xử lý sinh học

2.4.2. Phương pháp xử lý hóa lý
Bảng 2.3Các phương pháp xử lý hóa lý

Các cách xử lý hóa lý

Nội dung
Nước thải chứa axit vô cơ và kiềm cần được
trung hòa đưa pH về khoảng 6,5-8,5 trước khi thải vào
nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp
theo. Trung hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều
cách :

Trung hòa

+ Trộn lẫn nước thải axit và nước thải kiềm.
+ Bổ sung các tác nhân hóa học.
+ Lọc nước axit qua vật liệu có tác dụng trung hòa.

16


+ Hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hoặc hấp thụ NH3
bằng axit.

Trong nguồn nước, một phần các hạt thường
tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân tán, kích thước
các hạt thường dao động từ 0,1-10 𝜇𝑚. Các hạt này
thường không nổi cũng không lắng, và do đó tương
đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ số diện
tích bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện
Keo tụ- tạo bông

tượng hóa bề mặt trở nên rất quan trọng.
Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có
khuynh hướng keo tụ do lực hút Vander Waals giũa
các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự kết dính giữa các
hạt ngay khi khoảng cách giũa chúng đủ nhỏ nhờ va
chạm. Sự va chạm xảy ra nhờ chuyển động Brown và
do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên, trường hợp
phân tán cao, các hạt duy trì trạng thái phân tán nhờ
lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có
thể là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp
phụ có chọn lọc các ion trong dung dịch hoặc sự ion
hóa các nhóm hoạt hóa.
Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa
nhờ lực tĩnh điện.Do đó, đểphá tính bền của các hạt
keo cần trung hòa điện tích bề mặt của chúng, quá
trình này gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo tụ đã bị
trung hòa điện tích có thể liên kết với các hạt keo khác
tạo nên bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng hơn và
lắng xuống, quá trình này gọi là quá trình tạo bông.
Phương pháp tuyển nổi được sử dụng để tách
các tạp chất ( ở dạng rắn hoặc lỏng) phân tán không
tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số trường

hợp, quá trình này còn được dùng để tách các chất hòa
17


tan như các chất hoạt động bề mặt. Trong quá trình xử
lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường được dùng để
khử các chất lơ lửng, làm đặc bùn sinh học. Ưu điểm
của phương pháp này là có thể khử hoản toàn các hạt

Tuyển nổi

nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách
sục bọt các khí nhỏ vào pha lỏng. Các bọt khí này sẽ
kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập
hợp bọt khí và cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của
nước, cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt.
Hiệu suất của quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào
số lượng, kích thước bọt khí, hàm lượng chất rắn. Kích
thước tối ưu của bọt khí nằm trong khoảng 15-30𝜇𝑚
(bình thường từ 50-120𝜇𝑚). Khi hàm lượng các hạt
rắn cao, xác suất va chạm và kết dính giữa các hạt sẽ
tăng lên. Do đó, lượng khí tiêu tốn sẽ giảm. Trong quá
trình tuyển nổi, việc ổn định kích thước bọt khí có ý
nghĩa quan trọng.

Phương pháp được dùng rộng rãi để làm sạch
triệt để nước thải khỏi các chất hữu cơ hòa tan không
xử lý được bằng phương pháp khác. Tùy theo bản
chất, quá trình hấp phụ được phân loại thành:

+ Hấp phụ lý học: là quá trình xảy ra nhờ các lực liên
kết vật lý giũa các chất bị hấp thụ và bề mặt chất hấp
thụ như lực liên kết Vander Waals. Các hạt bị hấp phụ

Hấp phụ

vật lý chuyển động tự do trên bề mặt chất hấp phụ và
đây chính là quá trình hấp phụ đa lớp ( hình thành
nhiều lớp phân tử từ trên bề mặt chất hấp phụ)
+ Hấp phụ hóa học: là quá trình hấp phụ không có

18


×